Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ & THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG TƯỜNG CHỐNG THẤM ĐẬP, THI CÔNG BẰNG BIỆN PHÁP ĐÀO HÀO TRONG DUNG DỊCH BENTONITE doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.93 KB, 12 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ & THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG
TƯỜNG CHỐNG THẤM ĐẬP, THI CÔNG BẰNG BIỆN PHÁP ĐÀO HÀO
TRONG DUNG DỊCH BENTONITE
Nguyễn Văn Tăng
Công ty tư vấn XDTL II - HECII

Tóm tắt: Qua thực tế thiết kế, thi công các công trình tường chống thấm ở Dầu
Tiếng, Am Chúa, IaKao, Dương Đông, Easup Báo cáo đã nêu lên một số kinh
nghiệm trong thiết kế tổ chức thi công chọn dây chuyền thiết bị thi công cũng như
giá thành tường chống thấm cho đập thi công bằng biện pháp đào hào trong dung
dịch Bentonite.

Summary: Over design and construction practice of cutoff wall structures such as
Dau Tieng, Am Chua, DaKao, Duong Dong Easup, etc. This report has pointed
out some experiences in the task of design, construction organization, construction
equipment chain selection also cutoff wall cost for dam that constructed by ditch
excavation method in the admixture of bentonite.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
- Qua một số tạp chí, chúng tôi chỉ đã giới thiệu chung về tường chống thấm
(TCT) thi công bằng biện pháp đào hào trong dung dịch bentonite mà chưa thể đề
cập sâu hơn về những vấn đề kĩ thuật liên quan, đặc biệt lĩnh vực thiết kế, lý do
chính là vì tác giả chưa có nhiều số liệu cần thiết.
- Đến nay, từ khi tường chống thấm TCT đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam
(năm 1999) đã trải qua thời gian nhiều năm và nhiều TCT đã được thiết kế & thi
công. Trong số các TCT đó (xem bảng dưới đây) hầu hết do các công ty tư vấn
XDTL trong nước thiết kế, các TCT đều đi vào vận hành tốt.
- Tuy nhiên, trong ngành thủy lợi nói riêng và ngành xây dựng CƠ BẢN nói
chung, chưa có quy định hoặc tài liệu hướng dẫn nào về thiết kế, tổ chức thi công
TCT nên đã phát sinh nhiều điều bất cập, gây khó khăn cho công tác thiết kế,
thẩm định, thẩm duyệt đồ án thiết kế, công tác tổ chức thi công, quản lí chất lượng,
kiểm soát gía thành TCT… Vì vậy, đã đến lúc trong ngành nên có một tài liệu


mang tính chất tổng kết hay hướng dẫn để tạo điều kiện cho việc áp dụng các TCT
được tốt hơn
- Dựa vào kết qủa nghiên cứu về TCT, vào tình hình cụ thể của công tác thiết
kế, thi công của một số TCT đã có, bài viết này muốn ghi nhận và truyền tải một
số kinh nghiệm về lĩnh vực thiết kế TCT, nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng
thiết kế hơn nữa trong các công trình tiếp theo.
Bảng 1: Chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật chính của các TCT đã có ở Việt Nam từ năm
1999 đến nay
TT Công trình Dài
M
Sâu
M
Khối lượng
m
3

Đơn vị
thiết kế
1 Dầu Tiếng:
- H18-H22
- H22-
H33
- Suối Đá


162

350

140




33

39

25



3 630

8 136

2 664

Công ty TVXDTL II
( HECII)
2 Am Chúa M



2 800

( HEC - I)
3 Iakao M

21


3200

( HECI)
5 Dương Đông 331

24

3119

( HECII)
6 Iasup 1 780

21

15 300

( HEC - I)
II. PHÂN LỌAI TCT.
1. Theo chức năng nhiệm vụ của TCT có thể phân ra:
- TCT ở các đập đất hồ chứa, TCT ở các hố móng công trình.
- TCT để chống thấm nền, hay thân, hoặc cả nền & thân công trình.
2. Theo đối tượng chống thấm:
- TCT để chống thấm cho tầng cát hay cát cuội sỏi,
- TCT ở tầng đất , đất đắp có chất lượng kém hay không đều

III. CÁC CHỈ TIÊU KĨ THUẬT CƠ BẢN CỦA TC.
Khi thiết kế TCT cần phải tính toán để xác định các chỉ tiêu cơ bản của TCT là:
kích thước & tính chất cơ lí vật liệu TCT.
1. Chỉ tiêu về kích thước TCT.
- Cấp thiết kế : chọn cùng cấp với công trình có sử dụng kết cấu TCT.

- Chiều sâu TCT: Chỉ tiêu về chiều sâu TCT phải đạt được yêu cầu :
đảm bảo ổn định xói của đối tượng cần sử dụng TCT như đã được nêu trong các
quy quy phạm hiện hành.
Giảm lưu lượng thấm qua công trình, đảm bảo yêu cầu TK.
Chiều dày TCT được xác định theo tính toán, vừa thoả mãn bài toán thấm nêu trên,
vừa có cường độ cao chống phá hoại của áp lực nước và phù hợp với thiết bị sẵn
có ở Việt Nam.

2. Chỉ tiêu về tính chất cơ lí của vật liệu làm TCT.
- Hệ số thấm của TCT: Tham khảo các công trình đã được thiết kế & thi
công ở Việt Nam, hệ số thấm được quy định thỏa mãn yêu cầu chất lượng của
công trình có sử dụng TCT đồng thời cũng cần phù hợp với khả năng chống thấm
của vật liệu làm TCT. Hệ số thấm tối đa không lớn hơn K = 10
–5
cm/s, tối thiểu
không nhỏ hơn K=10
–6
cm/s, nếu chọn yêu cầu thấm lớn hơn K=10
–5
cm/s thì đi
theo đó các chỉ tiêu về cường độ, gradien thấm cho phép nhỏ, nếu chọn hệ số thấm
nhỏ hơn K=10
–6
cm/s thì sẽ khó hơn cho công tác thi công (sẽ có báo cáo riêng).
- Cường độ chịu nén tối thiểu được quy định theo độ chênh áp lực nước
trước và sau tường, các công trình đã thi công thường quy định >1,5kg/cm
2
.
- Gradien xói cho phép: [ Jr ]Trước hết, Gradien xói của vật liệu làm tường
phải thỏa mãn yêu cầu chống xói trong bài tóan tính thấm trong thân đập tùy thuộc

vào chức năng mà TCT đảm nhiệm như lõi chống thấm thân đập hay nền đập.
Hiện nay chưa có tài liệu chính thức nào xác định cụ thể khả năng chống xói (của
TCT đã làm là bao nhiêu. Vì vậy cần được nghiên cứu thêm. Qua thực tế thi công,
Công ty Tư vấn XDTL II đã tiến hành một số thí nghiệm chống xói ngầm,xác định
sơ bộ được [Jr] của TCT đã làm, kết qủa rất khả quan, tuy nhiên chưa phải là kết
qủa chính thức được công nhận – sẽ có báo cáo riêng.
- Dung trọng vữa của TCT: Dung trọng của vữa phụ thuộc vào tổ hợp vật
liệu làm TCT mà tổ hợp vật liệu lại phụ thuộc vào yêu cầu hệ số thấm và cường
độ TCT đã nêu trên.
- Độ nhớt: Độ nhớt của hỗn hợp Bentonite+ nước và độ nhớt của Ximăng +
bentonite+nước+phụ gia được xác định mang tính chất tham khảo ảnh hưởng đến
công tác đào hào và giúp các cán bộ kĩ thuật thi công phát hiện nhanh các bất
thường về vật liệu trong qúa trình thi công. Độ nhớt phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như tỉ lệ vật liệu làm tường, nhiệt độ vật liệu hay ống dẫn trong quá trình thi công,
thời gian từ khi bắt đầu trộn vữa đến lúc lấy mẫu, đặc biệt liên quan đến tỉ lệ pha
trộn phụ gia.
4. THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN QUY MÔ, KÍCH THƯỚC TCT.
4.1. Xác định sự cần thiết phải có TCT.
- Trước hết phải luận cứ một cách chắc chắn sự cần thiết phải làm TCT đối
với các đối tượng được sử lí thấm.
- Xét ít nhất hai hay phương án giải pháp chống thấm khác nhau ngoài biện
pháp làmTCT.
- Nghiên cứu kĩ đối tượng cần sử lí thấm, tìm nguyên nhân và xác định giải
pháp chống thấm chung nhất, sau đó mới nghiên cứu giải pháp chống thấm cụ thể.
- Tính toán kinh tế và nghiên cứu tính ưu việt mang tính tổng quát, sau đó
mới thiết kế chi tiết TCT.
4.2 .Vị trí TCT. Cần chọn các vị trí TCT theo yêu cầu sau:
- Phù hợp với kết cấu công trình chính mà TCT có nhiệm vụ sử lí thấm.
- Hiệu quả chống thấm tốt nhất.
- Tình hình dòng chảy ngầm không phức tạp, cao độ mực nước ngầm không

vuợt qúa cao trình đỉnh tường.
- Các thiết bị nặng có thể đi lại vận chuyển thuận lợi bất cứ thời gian nào.
4.3. Giải các bài tóan về thiết kế TCT.
- Giải bài toán thấm tổng quát công trình, xác định lượng nước thấm, đường bão
hoà, ổn định xói chân công trình và ổn định thân TCT.
- Từ kết qủa trên xác địn: chiều sâu, chiều rộng, chiều dài và yêu cầu vệ hệ số
thấm, cường độ chịu nén, Građien thấm cho phép của TCT.
V. THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG TCT.
5.1. Thí nghiệm xác định tổ hợp cấp phối vật liệu TCT.
Từ yêu cầu chất lượng TCT của thiết kế cần tiến hành thí nghiệm để chọn tổ hợp
vật liệu như sau:
- Chọn nhiều tổ hợp vật liệu ứng với các loại vật liệu như Ximăng, Bentonite
có nguồn sản xuất, chủng loại khác nhau.
- Kiểm tra chỉ tiêu chất lượng so với yêu cầu đã đề ra.
- Tính toán kinh tế và chọn kết quả tối ưu nhất.
- Kết quả này làm cơ sở để quy định chất lượng thi công và nghiệm thu.


5.2. Tính toán, so chọn dây chuyền & thiết bị thi công:
1. Kết cấu tường dẫn.
- Tường dẫn được làm bằng BTCT gồm hai tường song song có khoảng cách hợp
lí, đủ vững chắc nhằm dẫn hướng cho gàu đào được ổn định, kích thước có thể
chọn cao 1m-0.8m, dày 25cm – 30cm.
2. Thiết kế dây chuyền công nghệ.
- Tính toán số lượng dây chuyền công nghệ, mỗi dây chuyền đảm bảo việc
thi công TCT từ khâu ban đầu như sản xuất vữa đến khâu cuối cùng là thi công các
hố đào. Số lượng dây chuyền thiết kế dựa vào khối lượng và tiến độ thi công chủ
đầu tư quy định.
- Tính toán chọn tính năng kĩ thuật thiết bị trong dây chuyền như máy bơm
nước, máy trộn, máy bơm đẩy vữa ra hố đào, dung tích các bể ủ vật liệu đều dựa

vào quy mô mỗi dây chuyền sản xuất.
- Chọn thiết bị trong công đoạn sản xuất vật liệu với công đoạn vận chuyển &
đào hào cho phù hợp, lưu ý tính toán công xuất dự phòng cho các công đoạn.
6. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
6.1.Thí nghiệm hiện trường và thí nghiệm trong phòng.
- Thí nghiệm hiện trường bao gồm thí nghiệm xác định dung trọng vữa, độ
nhớt, phục vụ việc thường xuyên kiểm tra chất lượng TCT. Thí nghiệm này phải
làm liên tục sẽ đảm bảo chất lượng TCT ngay từ khâu đầu.
- Mẫu Thí nghiệm trong phòng được lấy tại các hố đào, tối thiểu mỗi hố đào
một mẫu. Kết quả thí nghiệm của các mẫu là hệ số thấm và cường độ chịu nén, các
kết quả này mang tính pháp lí để nghiệm thu chất lượng TCT.
- Kết cấu mẫu TN trong phòng: Trước đây, ống mẫu để mang về trong phòng
là ống nhựa PVC đường kính trong 8,5cm, chiều dài 18cm, có hai nắp đậy. Khi
mang về phòng TN, mẫu được lấy ra, gia công lại với kích thước mới dài 6cm,
đường kính 8,5cm, sau đó đưa vào khuôn mới chế tạo sẵn, có màng cao su bọc
chống thấm biên. Tuy nhiên, thực tế là do vật liệu làm TCT không có tính dính, rất
dòn, dễ vỡ, dễ chầy xước, khó triệt tiêu được hiện tượng thấm biên, gây kết qủa
TN thấm có sự sai lệch rất lớn. Ở công trường Easup, đã sử dụng loại ống mẫu
mới có đường kính trong và chiều dài đúng như kích thước mẫu của các phòng thí
nghiệm trong nước hiện có. Oáng mẫu được làm bằng PVC nhưng bên trong có
tạo nhiều khe sâu, có lấp mỡ (loại mỡ bôi trơn máy) nhằm ngăn được dòng thấm
biên, kết qủa TN thấm ổn định (Có báo cáo chuyên đề riêng). Khi mẫu đạt thời
gian quy định, chỉ cần tháo nắp, gắn ống dẫn nước vào mẫu làm ngay, không phải
gia công lại.
6.2. Quy định về yêu cầu đảm bảo chất lượng TCT:
- Tường chống thấm được coi là đạt yêu cầu chất lượng khi có trên 90% số
mẫu đạt yêu cầu thiết kế.
- Trong qúa trình thi công không có hiện tượng sạt lở vách hào. Khi có hiện
tượng sạt lở, các nhà tư vấn phải có biện pháp sử lí ngay chỗ sạt và có biện pháp
phòng ngừa sảy ra tiếp theo.

7. TÍNH TOÁN GÍA THÀNH.
a.Tính toán giá thành xây lắp.
- Cấu thành của dự toán xây lắp TCT.
- Đơn gía xây lắp đối với 1m
3
TCT theo hình học đã được Bộ xây dựng duyệt
trước đây chưa bao gồm các thành phần công việc sau:
- Vận chuyển vật tư, thiết bị đến chân công trình.
- Lắp ráp thiết bị , công nghệ thi công như trạm trộn, Xilô ủ vật liệu, ống dẫn vữa,
tháo lắp cẩu…
- Làm đường thi công và công xưởng, lán trại.
- Chi phí điện, nước phục vụ thi công.
b. Đơn gía xây lắp TCT đã được thanh tóan ở các công trình trong nước
trong các năm gần đây.
- Do chưa có hướng dẫn tính tóan giá thành nên các TCT ở thời điểm kháv nhau
được thanh tóan giá trị khác nhau khá nhiều. Tùy từng điều kiện thi công như cự li
vận chuyển, tình hình khó khăn, thuận lợi bố trí mặt bằng công trường hay tổ hợp
vật liệu làm TCT cũng có khác nhau nên giá thành sẽ không hòan tòan như nhau.
- Kết quả đơn gía tổng hợp một số TCT đã được Bộ duyệt, thanh tóan & nghiệm
thu như bảng sau:
TT

Công trình Dài
m
Sâu
m
K.L
m
3


Vốn XL
10
3
Đ
Đơn giá
tổng hợp
Đ/m
3

Năm thi
công
1 Dầu Tiếng:
- H18-H22
- H22-
H33
- Suối Đá


162

350

140



33

39


25



3 630

8 136

2 664



9100

16 370

5 850


2 506 000
2 012 045
2 195 946

1999
2000
2000
2 Am Chúa M




2 800

6 400

2 285 714 2001
3 Iakao M

21

3200

7 500

2 343 750 2003
5 Dương Đông 331

24

3119

5 127

1 643 796 2001
6 Iasup 1 780

21

15 300

27 000


1 764 706 2003
8. LẬP QUY TRÌNH THI CÔNG.
Quy trình thi công TCT là một trong những nội dung quan trọng trong hồ sơ thiết
kế, quy định các chỉ tiêu kĩ thuật thiết kế và hướng dẫn cho các nhà thầu thi công
TCT với chất lượng tốt bao gồm những nội dung chính sau:
- Chủng loại và thành phần tổ hợp vật liệu làm TCT.
- Sơ đồ công nghệ sản xuất gia công vữa và thi công TCT.
- Biện pháp và chỉ tiêu kĩ thuật kiểm tra chất lượng TCT.
- Nêu cụ thể những nội dung chính phải có trong báo cáo hoàn công./.

×