Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

SKKN Bồi dưỡng công tác dự giờ, thăm lớp cho khối trưởng để nâng cao chất lượng giờ dạy ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.39 KB, 9 trang )




SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


ĐỀ TÀI:
“BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC DỰ GIỜ, THĂM LỚP CHO KHỐI
TRƯỞNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC”
1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số :


1. Tên sáng kiến:
“Bồi dưỡng công tác dự giờ thăm lớp cho khối trưởng để nâng cao chất
lượng giờ dạy giáo viên ở trường Tiểu học.”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý chuyên môn Tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong nhà trường, hoạt động dạy và học là hoạt động đặc thù diễn ra trong suốt
cả năm học. Nó chiếm vị trí trung tâm trong tất cả các hoạt động và trực tiếp quyết
định chất lượng giáo dục của mỗi đơn vị. Muốn chất lượng giáo dục của đơn vị phát
triển thì đòi hỏi công tác giảng dạy của giáo viên phải đạt hiệu quả cao, trong đó công
tác dự giờ thăm lớp là nhân tố quyết định.
Dự giờ thăm lớp là việc làm hết sức quan trọng đối với cán bộ quản lý. Thông


qua dự giờ thăm lớp, cán bộ quản lý kiểm tra nắm được năng lực sư phạm của giáo
viên, đánh giá được thực trạng dạy và học của nhà trường, nhằm phát huy những ưu
điểm, khắc phục những tồn tại, tư vấn thúc đẩy giúp giáo viên nâng cao tay nghề, nâng
cao chất lượng dạy học.
Thực tế hiện nay, trường tiểu học thường có nhiều điểm lẻ, Ban giám hiệu thì ít
người lại phải giải quyết khá nhiều sự vụ, sự việc nên việc dự giờ thăm lớp đôi lúc
thực hiện không đúng theo kế hoạch. Chính vì vậy, bồi dưỡng công tác dự giờ thăm
lớp cho khối trưởng là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, vì đây là lực lượng hỗ
trợ tích cực cho Ban giám hiệu sớm hoàn thành kế hoạch đề ra.
Về ưu điểm: Hàng năm, cán bộ quản lý đều có xây dựng kế hoạch dự giờ thăm
lớp phù hợp với tình hình thực tế đơn vị và thực hiện theo đúng kế hoạch. Lực lượng
khối trưởng nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện tốt việc dự giờ thăm
lớp giáo viên trong tổ khối và đồng nghiệp khác. Đa số giáo viên có tinh thần cầu
tiến, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao tay nghề.
2

Bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một vài hạn chế như sau:
Lực lượng khối trưởng thường xuyên thay đổi và chưa được tập huấn về công
tác dự giờ thăm lớp nên chưa có nhiều kinh nghiệm, việc nhận xét đánh giá giáo viên
còn chung chung, nặng về cảm tính, chưa tư vấn thúc đẩy cho giáo viên sau dự giờ.
Một số giáo viên tay nghề hạn chế, sức phấn đấu chưa cao nên lúng túng trong
việc xác định mục tiêu, phương pháp dạy học, còn làm thay học sinh tạo cho tiết dạy
nặng nề, mất tính hệ thống.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Trang bị cho lực lượng khối trưởng một số kỹ năng về công tác dự giờ thăm lớp
nhằm khắc phục hạn chế nêu trên. Qua đó, từng lúc giúp khối trưởng tự tin trong đánh
giá xếp loại giáo viên, tư vấn thúc đẩy giúp giáo viên nâng cao chất lượng giờ dạy, góp
phần nâng chất lượng dạy và học của đơn vị.
- Nội dung giải pháp:

+ Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
Công tác dự giờ thăm lớp là việc làm thường xuyên của người cán bộ quản lý.
Tuy nhiên, việc đúc kết những kinh nghiệm quản lý để bồi dưỡng kỹ năng công tác
dự giờ thăm lớp cho khối trưởng chính là điểm mới mà tôi nghiên cứu và thực hiện.
Kết quả nghiên cứu và thực hiện tập trung vào những vấn đề trọng tâm như lựa
chọn khối trưởng, xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức dự giờ thăm lớp, kiểm tra
đánh giá, tổ chức tập huấn cho khối trưởng, khối trưởng trải nghiệm thực tế, từng
bước tổng kết rút kinh nghiệm để hoàn thiện bồi dưỡng công tác dự giờ thăm lớp cho
khối trưởng trong trường tiểu học hiện nay.
+ Các bước thực hiện của giải pháp mới. Gồm 5 bước như sau:
1. Lựa chọn lực lượng khối trưởng:
Đầu năm học, cán bộ quản lý lựa chọn lực lượng khối trưởng là người có
phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín trong đơn vị. Tay nghề
khối trưởng phải vững vàng, phải biết sử dụng công nghệ thông tin, nhạy bén trong
công việc và khả năng điều hành tổ chuyên môn. Quy hoạch lực lượng khối trưởng
theo hướng lâu dài, có thể phát triển cao hơn, hạn chế tối đa việc thay đổi khối
trưởng hàng năm.

3

2. Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức dự giờ thăm lớp, kiểm tra đánh giá:
- Xây dựng kế hoạch: Để nâng cao chất lượng giảng dạy, cán bộ quản lý xây
dựng kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học. Xây dựng kế hoạch dự giờ cho cả năm,
tháng, tuần chi tiết, cụ thể, rõ ràng. Kế hoạch tuần phải thể hiện rõ tên người được dự
giờ, mục đích dự giờ, dự dưới hình thức nào? (Dự giờ định kì, dự giờ đột xuất, dự giờ
có mời đồng nghiệp cùng dự, dự giờ tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin,…).
Khi xây dựng kế hoạch cần bám sát phân phối chương trình, tay nghề giáo viên
xem nên dự giờ ai ? Phân công ai dự ? Tiết nào ? Thời gian nào ? Nhằm giải quyết vấn
đề gì ? Đối với giáo viên có nhiều kinh nghiệm, giáo viên giỏi thì dự những tiết khó dạy
để xem bản lĩnh của giáo viên. Đối với giáo viên mới tuyển, mới chuyển khối hoặc tay

nghề còn hạn chế, sức phấn đấu chưa cao thì dự tiết tương đối dễ dạy như dạy kiến thức
mới, tiết luyện tập xem giáo viên đó có nắm chắc quy trình lên lớp hay không ? Cách
thức truyền tải nội dung bài ra sao ? Đối với đối tượng giáo viên này, thường xuyên dự
giờ để giáo viên luôn luôn chuẩn bị tâm thế cũng như ý thức đối với nghề nghiệp.
- Triển khai kế hoạch: Kế hoạch được xây dựng và triển khai vào đầu năm học
một lần, sau đó có kế hoạch dự giờ cụ thể cho từng tháng được công khai trong phiên
họp hội đồng giáo viên.
3. Tổ chức tập huấn cho khối trưởng:
Để cho khối trưởng tự tin trong dự giờ, đóng góp tiết dạy của giáo viên có hiệu
quả, giáo viên có hướng khắc phục khi tiết dạy chưa hoàn thiện, cán bộ quản lý cần bồi
dưỡng cho khối trưởng từ khâu chuẩn bị trước khi dự giờ, trong khi dự giờ, phân tích
tiết dạy đã dự, nhận xét đánh giá tiết dạy, cách ghi biên bản và góp ý giáo viên.
- Chuẩn bị trước khi dự giờ giáo viên:
Người dự giờ cần bám sát kế hoạch đề ra xem dự ai ? Nhằm đạt mục đích gì ?
Dự môn gì ? Dạng bài nào ? Xem trước bài dự trong sách giáo khoa, gợi ý hướng dẫn
trong sách giáo viên, tài liệu tích hợp, chuẩn kiến thức kỹ năng, điều chỉnh nội dung,
Từ đó định hướng được vấn đề mà giáo viên dễ mắc phải về nội dung, phương pháp,
tiến trình tiết dạy, để xem giáo viên giải quyết ra sao ? Sáng tạo như thế nào ? Có đổi
mới về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hay không ?
- Trong khi dự giờ thăm lớp:
Người dự giờ cần theo dõi ghi chép cụ thể tiến trình tiết dạy, tuyệt đối không bỏ
qua một chi tiết nhỏ nào về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để rút
4

những ưu điểm, tồn tại và định hướng việc tư vấn thúc đẩy (về kiến thức kỹ năng,
phương pháp, hình thức tổ chức, phân bố thời gian, xử lý tình huống sư phạm, hoạt
động của thầy và trò, ).
Ngoài những việc làm nêu trên, người dự giờ cần chú trọng các yếu tố: Đối
tượng học sinh, việc sử dụng đồ dùng dạy học, dạy tích hợp, nội dung bài học gắn liền
với cuộc sống, các tình huống xảy ra trong tiết học và cách xử lý của giáo viên.

- Phân tích tiết dạy đã dự:
Người dự giờ cần dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy, lý thuyết các kiểu
bài học, phân tích những hoạt động của thầy và trò trong việc thực hiện mục tiêu, nội
dung, phương pháp, kết quả, mối liên hệ giữa chúng. Cần chú trọng các yếu tố sau:
. Mục tiêu, kiến thức trọng tâm: Dạy có đảm bảo mục tiêu, kiến thức, kỹ năng
hay không ? Đạt (chưa đạt) ở mức độ nào ?
. Phương pháp lên lớp: Sử dụng phương pháp dạy học có phát huy tính tích cực
của học sinh ? Phù hợp hay chưa phù hợp ? Các tồn tại và cách khắc phục ?
. Phong thái sư phạm: Ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi có gần gũi với học sinh ? Có
quan tâm giúp đỡ học sinh còn yếu, phát huy vốn sống, vốn kiến thức của học sinh
hay không ?
. Hiệu quả tiết học: Thông qua việc tiếp thu bài giảng, thực hành kiến thức trên
lớp, đóng góp xây dựng bài của học sinh, người dự giờ nắm bắt được hiệu quả tiết học.
Có thể kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi hoặc bài kiểm
tra nhỏ cuối tiết.
- Nhận xét đánh giá tiết dạy:
Đây có thể nói là một khâu quan trọng trong việc dự giờ thăm lớp. Nắm được
vai trò và ý nghĩa của hoạt động đó, trước khi đóng góp tiết dạy, người dự giờ nên cho
giáo viên tự nhận xét ưu điểm và tồn tại khi thực hiện tiết dạy của bản thân.
Người dự giờ tham gia góp ý từng hoạt động của giáo viên, chỉ ra mặt mạnh, yếu
để giáo viên có cái nhìn tổng quát về tiết dạy của mình. Đồng thời tư vấn, thúc đẩy cho
giáo viên biết xác định đúng mục tiêu kiến thức kỹ năng, sử dụng phương pháp, hình
thức tổ chức, đồ dùng dạy học như thế nào cho phù hợp đối tượng học sinh. Nhận xét,
đánh giá trên nguyên tắc đôi bên trao đổi, tranh luận chuyên môn và nhận được sự đồng
thuận cao, cùng hướng về mục đích là thúc đẩy hoạt động dạy học trong nhà trường.
(Góp ý nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho người dạy, động viên khuyến khích là chính).
5

- Nêu kết quả và ghi biên bản:
Người dự giờ cho giáo viên ghi nhận những việc đạt được và những hạn chế của

tiết dạy, làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá sự tiến bộ, khả năng cập nhật đổi mới
phương pháp dạy học.
Bản thân người dự rút kinh nghiệm sau dự giờ, học được ở giáo viên sự sáng
tạo nào? Từ đó bổ sung kiến thức, phương pháp cho mình làm hành trang trong việc
kiểm tra, đánh giá đồng nghiệp trong những lần dự giờ sau.
Ngoài việc bồi dưỡng cho khối trưởng biết cách dự giờ, tư vấn thúc đẩy giáo
viên, cán bộ quản lý cần giúp cho khối trưởng nắm một số hình thức dự giờ:
+ Dự giờ thường xuyên: Là dự giờ nằm trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà
trường. Đây là hoạt động chính mà khối trưởng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ
cán bộ quản lý kiểm tra đánh giá giáo viên, làm căn cứ đánh giá chuẩn nghề nghiệp
giáo viên.
+ Dự giờ đột xuất: Là việc dự giờ không báo trước người dự muốn nắm bắt xem
những tiết dạy bình thường hay một hoạt động dạy của giáo viên.
+ Dự giờ hội giảng: Là hoạt động dự giờ mang tính tập thể giáo viên trong
trường và đơn vị bạn nhằm đẩy mạnh phong trào dạy học trong và ngoài nhà trường.
+ Dự giờ chuyên đề: Là hoạt động thao giảng chuyên đề cấp huyện, trường, tổ
chuyên môn nhằm đi đến thống nhất chuyên môn theo chuyên đề đã mở.
+ Dự giờ có sử dụng công nghệ thông tin: Là hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy, làm cho bài giảng sinh động, học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
+ Dự giờ song song: Là cùng một tiết dạy nhưng dự hai giáo viên khác nhau, để
so sánh cùng một nội dung kiến thức, hai giáo viên vận dụng phương pháp dạy học, cách
thức tổ chức, hiệu quả giờ dạy như thế nào và tìm những sáng tạo của mỗi giáo viên.
4. Khối trưởng tiến hành hoạt động dự giờ thăm lớp:
Để giúp cho khối trưởng tự tin hơn trong khâu dự giờ đánh giá xếp loại giáo
viên, theo kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường, cán bộ quản lý cùng đi dự giờ với
khối trưởng. Trong quá trình dự giờ, cán bộ quản lý hướng dẫn khối trưởng cách lập
phiếu tiết dạy, trao đổi thống nhất với khối trưởng cách ghi nhận xét, đánh giá rút kinh
nghiệm, xếp loại tiết dạy, những vấn đề cần tư vấn thúc đẩy và giao cho khối trưởng
trao đổi trực tiếp với giáo viên. Đồng thời, cán bộ quản lý theo dõi, giúp đỡ kịp thời
khi có tình huống xảy ra.

6

Ngoài việc dự giờ theo kế hoạch của nhà trường, khối trưởng tự xây dựng kế
hoạch dự giờ theo kế hoạch tổ chuyên môn mà mình phụ trách (dự giờ trong thao
giảng chuyên đề tổ khối, cấp trường, dự giờ rút kinh nghiệm các thành viên,…). Khối
trưởng có thể dự độc lập hoặc dự song song cùng giáo viên để giúp giáo viên biết cách
dự giờ đồng nghiệp và thực hiện đúng quy trình.
5. Tổng kết rút kinh nghiệm:
Dự giờ thăm lớp là việc làm thường xuyên diễn ra trong suốt cả năm học,
nhưng hoạt động này lại là con dao hai lưỡi nếu tư vấn thúc đẩy đúng sẽ làm cho giáo
viên hưng phấn trong chuyên môn, tích cực trau dồi nghề nghiệp. Ngược lại tư vấn
thúc đẩy không đúng hướng sẽ làm cho giáo viên ỷ lại hoặc mặc cảm tự ti, mất phương
hướng phấn đấu. Do vậy, hàng tháng hoạt động dự giờ thăm lớp của lực lượng khối
trưởng phải được tổ chức họp rút kinh nghiệm.
Thông qua buổi họp, cán bộ quản lý lắng nghe các khối trưởng trình bày những
thuận lợi, khó khăn vướng mắc và kết quả đạt được trong quá trình dự giờ. Qua đó cán
bộ quản lý nắm bắt được năng lực của từng khối trưởng mà có hướng tiếp tục bồi dưỡng.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:

Những giải pháp trên đã được áp dụng trong công tác kiểm tra nội bộ, quản lý
dạy và học tại trường tiểu học tôi làm quản lý ba năm qua có tính khả thi cao. Tôi nghĩ
rằng có thể thực hiện và nhân rộng cho tất cả cán bộ quản lý, khối trưởng ở các trường
tiểu học khác trong và ngoài huyện, tỉnh. Việc vận dụng như thế nào để đạt được hiệu
quả còn tùy thuộc vào năng lực, bản lĩnh của người áp dụng, sự lựa chọn các biện pháp
vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế đơn vị.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thu được do áp dụng giải pháp:
- Hiệu quả, lợi ích thu được theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến:
Việc bồi dưỡng kỹ năng dự giờ thăm lớp cho khối trưởng là hết sức quan trọng
và cần thiết. Khối trưởng được trang bị kỹ năng dự giờ thăm lớp, có điều kiện thể hiện
hết khả năng làm việc. Công tác quản lý điều hành chuyên môn trong nhà trường nhẹ

nhàng và hiệu quả, tạo được niềm tin về chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Chất
lượng tay nghề giáo viên và hiệu quả giáo dục chuyển biến tích cực.
- Hiệu quả, lợi ích thu được theo ý kiến của tác giả sáng kiến:
Công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường nhẹ nhàng và hiệu quả, kế hoạch
kiểm tra thực hiện đúng thời gian quy định. Khối trưởng mạnh dạn tự tin trong dự giờ
7

đánh giá giáo viên, biết cách tư vấn thúc đẩy, biết hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng tiết dạy,
tạo ra một phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Hàng năm, giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp
trường, huyện, tỉnh có nâng lên (Xem chi tiết phụ lục I - Thống kê giáo viên giỏi các cấp).
Giáo viên chủ động nhiều hơn trong tâm thế lên lớp, tự tin và vững vàng về
kiến thức, nhuần nhuyễn về phương pháp, tiết dạy nhẹ nhàng, hạn chế tâm lí ngại được
dự giờ mà thay vào đó là sẵn sàng trao đổi chuyên môn cùng với người dự. Tay nghề
giáo viên từng bước ổn định và nâng dần lên. (Xem chi tiết phụ lục II – Thống kê chất
lượng tay nghề giáo viên).
Học sinh mạnh dạn, tự tin, chủ động tích cực tham gia cùng giáo viên, thực hiện
tốt mục tiêu yêu cầu bài dạy, nắm bắt kiến thức và thực hành được kỹ năng. Chất
lượng học tập của học sinh khá giỏi nâng lên và giảm học sinh yếu kém. (Xem chi tiết
phụ lục III - Thống kê chất lượng học tập của học sinh).
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:


Số
TT

Họ và tên
Ngày tháng

năm sinh
Nơi công tác (hoặc nơi

thường trú)
Chức
danh
Trình độ
chuyên môn

Nội dung công
việc hỗ trợ
1 Trần Thanh Bình 1964
Trường TH Vĩnh Bình
Chợ Lách – Bến Tre
HT CĐTH Áp dụng SK
2 Nguyễn Thị Trinh Thảo

1964
Trường TH Hòa Nghĩa B

Chợ Lách – Bến Tre
HT ĐHTH Áp dụng SK
3 Nguyễn Ngọc Tiếng 1967
Trường TH Sơn Định
Chợ Lách – Bến Tre
P.HT

ĐHTH Áp dụng SK
4 Võ Thành Phương 1962
Trường TH Đa Phước Hội

Mỏ Cày Nam – Bến Tre


HT ĐHTH Áp dụng SK
5

Bùi Văn Chiếm

1968
Trường TH Bình Thạnh

Thạnh Phú – Bến Tre
HT ĐHTH Áp dụng SK


3.6. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cán bộ quản lý phải qua
lớp bồi dưỡng Quản lý trường Tiểu học. Tổ khối trưởng phải năng nổ, nhiệt tình có
tinh thần học tập và giúp đỡ đồng nghiệp. Giáo viên phải có tinh thần cầu tiến. Cơ sở
vật chất phục vụ tốt công tác dạy và học.
3.8. Tài liệu kèm theo gồm:
- Phụ lục I: Thống kê giáo viên giỏi các cấp.
- Phụ lục II: Thống kê chất lượng tay nghề giáo viên. 01 bản
- Phụ lục III: Thống kê chất lượng học tập của học sinh.


Bến Tre, ngày 25 tháng 3 năm 2013
8

Phụ lục I:
THỐNG KÊ GIÁO VIÊN GIỎI CÁC CẤP

Năm học Tổng số GVG trường GVG huyện GVG tỉnh


SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)
2010-2011 32 22 68.8 10 31.3 1 (bảo lưu) 3.1
2011-2012 31 21 67.8 10 32.3 1 (bảo lưu) 3.2
2012-2013

33 24 72.7 14 42.4 1 3.0




Phụ lục II:
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG TAY NGHỀ GIÁO VIÊN

Xếp loại tay nghề
Tốt Khá ĐYC
Năm học

Tổng số

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)
2010-2011

32 22 68.8 10 31.3 0 0
2011-2012 31 23 74.2 8 25.8 0 0
2012-2013 33 25 75.8 9 27.3 0 0

Phụ lục III:
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH


Giỏi Khá Trung bình

Yếu
Năm học TSHS
SL % SL % SL % SL %
2010-2011 716 349 48.7

269 37.6

94 13.1

4 0.6
2011-2012 697 366 52.5

229 32.8

98 14.1

4 0.6
2012-2013 675 353 52.3

231 34.2

89 13.2

2 0.3

Nguyễn Thị Mộng Thùy

Trường Tiểu học Vĩnh Bình, huyện

Chợ Lách
Phó Hiệu trưởng 8,3đ

×