Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN giúp học sinh thực hiện tốt tiết 44 - Bài tập Lịch sử lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.02 KB, 19 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"GIÚP HỌC SINH THỰC HIỆN TỐT TIẾT 44 - BÀI TẬP LỊCH SỬ
LỚP 8"
1

MỞ ĐẦU
…Để phát triển tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh trong học tập Lịch Sử, điều quan
trọng trước hết là bồi dưỡng niềm hứng thú say mê tự giác trong học tập và nghiên cứu.
Ngành giáo dục nước ta đã và đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc đổi
mới. Không chỉ đổi mới phương pháp dạy học mà ngành còn chú trọng công tác quản lý,
kiểm tra, thi cử nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Từ năm học 2006 – 2007, Bộ giáo
dục phát động phong trào chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục,
chúng tôi cho rằng đây là một chủ trương đúng đắn và là một việc làm có ý nghĩa thực tế
để nền giáo dục nước nhà có bước phát triển vững chắc hơn. Muốn vậy thầy và trò ở các
cấp học cần phải có sự nỗ lực lớn: Thầy trăn trở tìm tòi những những phương pháp tối ưu
để hướng dẫn học sinh học tập tốt; trò phải say mê hào hứng học bài, làm bài đạt kết quả
cao. Học sinh học tập tiếp thu kiến thức có sôi nổi hay không là nhờ vào cách tổ chức
hướng dẫn của người thầy.
Với mong muốn được giúp cho các em ngày càng có nhiều tiết học hay hấp dẫn và
đạt hiệu quả cao, tôi dã chọn lọc nội dung và tìm tòi những phương pháp phù hợp nhất để
hướng dẫn các em thực hiện tôt một tiết bài tập trong chương trình Lịch sử Việt Nam -
Lớp 8.
A. NHẬN THỨC CŨ - TÌNH TRẠNG CŨ.
I. NHẬN THỨC CŨ:
Trước đây chúng ta quan niệm môn lịch sử chỉ là môn học thuộc lòng, không cần
phải tư duy, không có bài tập. Vì vậy, giáo viên giảng dạy theo lối thuyết trình chứ không
có các dạng bài tập đưa ra để củng cố kiến thức cho học sinh. Còn học sinh thì chỉ học
một cách hời hợt theo nội dung vở ghi, ít khi sử dụng SGK. Kết quả là khi kiểm tra, học
sinh rất thụ động không nắm bắt được kiến thức và phải nhờ vào sự "hỗ trợ nguồn" từ


bên ngoài. Một lối học như vậy, thi cử như vậy kéo dài suốt hàng chục năm nay. Học
sinh rất ít hứng thú học, khả năng ghi nhớ sự kiện rất thấp, không liên hệ được với thực
tế, không hiểu rõ về lịch sử nước nhà. Nguy hại hơn là để lại cho học sinh những nhận
thức lệch lạc về một bộ môn khoa học chân chính, được xem là "khoa học của mọi khoa
học".
II. TÌNH TRẠNG CŨ:
Điểm thi tốt nghiệp THPT và Đại học môn Lịch sử trong những năm gần đây đã phản
ánh rõ lối nhận thức cũ đó. Tổng số điểm 0 của môn thi lịch sử nhiều hơn tổng số điểm 0
của các môn thi khác. Những con số đó khiến cho chúng ta,những giáo viên dạy lịch sử
và xã hội phải băn khoăn suy nghĩ. Học sinh không học môn sử hoặc học hời hợt qua
chuyện, đồng nghĩa với việc các em sẽ quên dần các giá trị truyền thống dân tộc.
Trong chương trình cũ do không có tiết bài tập riêng nên giáo viên không có điều
kiện để hướng dẫn các em làm bài, rèn luyện kỹ năng. Vì vậy, độ nhớ của các em không
được lâu, nhận biết sự kiện không sâu sắc. Các em chỉ trả lời một số câu hỏi cuối sách là
xong hoặc vẽ một vài bản đồ khởi nghĩa. Chính vì vậy học sinh học rất nhàm chán.
B. NHẬN THỨC MỚI - GIẢI PHÁP MỚI.
I. NHẬN THỨC MỚI:
Đổi mới về phương pháp dạy học, về nhận thức, quan niệm ở các bộ môn khoa học nói
chung và môn lịch sử nói riêng là xu thế của thời đại, là yêu cầu khách quan của công
cuộc xây dựng đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Hoàn cảnh lịch sử ở mỗi thời kỳ có thể khác nhau nhưng những bài học kinh nghiệm về
lịch sử thì lúc nào cũng còn nguyên giá trị. Học sử không chỉ hiểu biết về sự việc đã qua,
hiểu về con người trong quá khứ mà còn phải bồi dưỡng về tư tưởng, tình cảm, thái độ

đối với cuộc sống hiện đại. Học tập lịch sử cần có trí nhớ nhưng phải sáng tạo, cho nên
giáo viên cần có phương pháp phát huy tính tích cực của các em. Một trong những biện
pháp sư phạm để hiểu biết lịch sử là tiến hành các dạng bài tập, đây cũng là điều khắc
phục quan niệm lâu nay lịch sử không có bài tập. Tiến hành làm bài tập lịch sử giúp giáo
viên có sự say mê tìm tòi, đúc kết được những kinh nghiệm, tình huống trong giảng dạy.
Còn học sinh sẽ hiểu rõ và nhớ lâu hơn những kiến thức cơ bản, tự bồi dưỡng phương

pháp, phát triển tư duy năng lực nhận thức, kiểm tra sức nhớ của chính mình đối với kiến
thức cơ bản.
Thực tế qua mấy năm đổi mới phương pháp dạy học, tôi thấy học sinh rất thích tiết
bài tập. Bởi ở giờ học này các em được khám phá, được thể hiện năng lực nhận thức của
mình. Rất nhiều em muốn lên bảng làm bài, làm cho không khí lớp học sôi nổi hẳn lên.
Tiết bài tập đã trở thành một tiết học bổ ích, kích thích tinh thần học tập của các em và sự
năng động của giáo viên.
II. GIẢI PHÁP MỚI:
1. Phạm vi đề tài:
Có nhiều dạng bài tập khác nhau (trắc nghiệm, tự luận, học theo bản đồ, lập bảng
biểu tổng hợp, so sánh …) tùy vào trình độ của từng lớp mà giáo viên chọn các dạng bài
tập phù hợp để phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng thực hành. Trong đề tài này, tôi
thiết kế một tiết bài tập thuộc chương trình lớp 8 - Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1858
đến cuối thế kỷ XIX. Từ đó giúp học sinh hiểu rõ hơn về một thời kỳ đen tối trong Lịch
sử nước ta - thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ.
2. Mục tiêu của tiết học:

* Về kiến thức: Ghi nhớ được những sự kiện cơ bản của giai đoạn lịch sử từ khi
thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta (1858) đến cuộc khởi nghĩa trong phong trào
Cần Vương chấm dứt và khởi nghĩa Yên Thế (cuối thế kỷ XIX).
*Về tư tưởng: Làm cho học sinh có thái độ căm thù quân xâm lược đã giày xéo
mảnh đất quê hương, từ đó nâng cao lòng yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm của
dân tộc.
*Rèn luyện kỹ năng: Đánh giá sự kiện, học theo bản đồ, nhận diện nhân vật lịh sử,
lập bảng tổng hợp, trình bày một vấn đề.
3. Phương pháp chính : Tổng hợp - So sánh - Minh họa - Tái hiện.
4. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Bảng phụ ghi các dạng bài tập
- Bản đồ Việt Nam (dạng trống)+ Một số ký hiệu

- Ảnh chân dung các nhân vật Lịch sử + Tờ bìa lớn + Nam châm.
- Phiếu hoạt động nhóm.
* Học sinh: Ghi nhớ và nắm vững các sự kiện, các lược đồ và hình ảnh nhân vật
trong các bài (từ bài 24 đến bài 27).
5. Hoạt động của thầy và trò:
a. Giáo viên giới thiệu nội dung, yêu cầu của tiết học
…Sau đây là 5 dạng bài tập mà trong giờ học chúng ta sẽ tiến hành:
1. Trắc nghiệm.

2. Xác định địa danh Lịch sử.
3. Nhận diện nhân vật Lịch sử.
4. Lập bảng tổng hợp về các cuộc khởi nghĩa lớn.
5. Bài tập tự luận.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập .
Khác với tiết học bài mới hoặc tiết ôn tập, tiết bài tập này không có trong sách giáo
viên hoặc sách giáo khoa. Giáo viên tự chọn một số bài trong sách bài tập tham khảo
hoặc tự thiết kế các dạng cho phù hợp với từng lớp, từng đối tượng học sinh. Từ 5 dạng
cơ bản trên, tôi áp dụng ở hai đối tượng: Học sinh khá giỏi (ở lớp 8G) và học sinh trung
bình, yếu (các lớp 8C,D,E).
Đối với HS trung bình, yêu cầu các em ghi nhớ được sự kiện và hiểu khái quát nội
dung của chương, bài; kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh; chỉ đúng vị trí địa danh, đọc
đúng tên nhân vật…
Đối với HS khá giỏi, phải biết phân tích và tổng hợp sự kiện thành một vấn đề; kỹ
năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh phải chính xác, thuần thục và trình bày trôi chảy.
 Bài tập 1 (Trắc nghiệm)
*Yêu cầu:
- Đối với dạng trắc nghiệm ghép đôi ( nối thời gian - sự kiện), học sinh ghi nhớ
được một số sự kiện cơ bản nhất của thời kỳ lịch sử từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX và sắp
xếp hệ thống sự kiện theo trình tự thời gian diễn ra. Nội dung sự kiện phải được ghi đầy
đủ, đúng, gọn, rõ


- Đối với dạng trắc nghiệm điền đúng - sai, học sinh cần phải đọc kỹ bài tập và
nắm chắc nội dung vấn đề lịch sử để xác định đúng.
*Nội dung:
1.1 Nối cột I (Thời gian) với cột II (nội dung sự kiện) sao cho phù hợp:
Cột I Cột II
- 1- 9- 1858
- 5 -6 -1862
- 20 - 11- 1873
- 25 - 04 - 1882
- 6 - 6 - 1884
- 5 - 7 - 1885
- 13 - 7 - 1885
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ
nhất.
Triều đình ký với Pháp điều ước Nhâm tuất
Thực dân Pháp xâm lược nước ta.
Cuộc phản công ở Kinh thành Huế
Triều đình ký với Pháp điều ước Patonot
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ
hai
Vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương.
1.2. Trong những câu sau, câu nào đúng câu nào sai? (điền Đ; S vào ô trống):
a. Nguyên nhân cơ bản của việc thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam là
bảo vệ đạo Gia Tô.
b. Trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam thái độ của triều đình nhà Nguyễn là
đầu hàng từng bước đi đến đầu hàng hoàn toàn.
c. Về pháp lý, nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp sau 36 năm.

d. Nguyên nhân sâu xa nổ ra phong trào Cần Vương là do có chiếu CầnVương

* Phương pháp tiến hành:
Đối với bài tập 1.1: Giáo viên viết sẵn bài tập lên bảng phụ, cho học sinh đọc qua
yêu cầu của bài và suy nghĩ trong 2 phút. Sau đó cho ba em lên bảng nối Tiếp đến cho
các em khác ở dưới lớp nhận xét kết quả. Giáo viên bổ sung chữa hoàn chỉnh để các em
ghi vào vở.
Đối với lớp khá, thay cho việc nối sự kiện, tôi chỉ viết thời gian ở cột I và cho học
sinh lên bảng điền nội dung sự kiện vào cột II. Yêu cầu cao hơn ở chỗ học sinh phải nhớ
chính xác sự kiện mới điền đúng được.
Bài tập này, chúng ta cũng có thể ra dưới một dạng khác đó là trắc nghiệm kết hợp
với tự luận: Em hãy xác định nội dung các sự kiện lịch sử:
1- 9 - 1858; 5 - 8 - 1862; 20 - 11 - 1873; 25- 4 - 1882;
6 - 6 - 1884; 5 - 7 - 1885; 13 - 7 - 1885
Sau đó diễn đạt bằng một bài luận lịch sử thể hiện thái độ, hành động của nhân dân ta và
của triều đình phong kiến trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Đối với bài tập 1.2: Sau khi các em làm, giáo viên chữa và giúp học sinh hiểu sâu
hơn về một vấn đề lịch sử.
Ví dụ ở câu a: Trong SGK lịch sử lớp 8 - Bài 24 viết" Sau nhiều lần khiêu khích,
lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta." Nếu giáo viên
không làm rõ nguyên nhân sâu xa của việc Pháp xâm lược Việt Nam mà chỉ nói theo
SGK thì khi học sinh làm bài tập này sẽ xác định đây là câu đúng. Như vậy khi chữa bài
giáo viên phải phân biệt cho học sinh rõ nguyên nhân sâu xa Pháp xâm lược Việt Nam là

do nhu cầu về thị trường, thuộc địa… Còn việc bảo vệ đạo Gia Tô chỉ là cái cớ để thúc
đẩy tiến trình xâm lược của Pháp nhanh hơn mà thôi.
Tương tự ở câu d, học sinh có thể sẽ nhầm tưởng do có chiếu Cần Vương nên mới nổ ra
phong trào Cần Vương mà không hiểu được rằng lòng yêu nước, ý thức chiến đấu dành
độc lập, là gốc của mọi phong trào yêu nước của nhân dân ta.
 Bài tập 2: Xác định địa danh lịch sử
*Mục đích:
Học sinh nhớ các địa danh lịch sử

gắn với nội dung bài học nhưng phải
biết vị trí của các địa danh đó nằm ở
vùng nào, miền nào.
Sở dĩ tôi đưa ra dạng bài tập này là
vì trong thực tế, học sinh nhớ địa danh
lịch sử nhưng khi yêu cầu chỉ trên bản
đồ thì các em lại rất lúng túng.
Mặt khác tôi cũng muốn cung cấp thêm
cho các em biết cùng một địa danh lịch
sử nhưng ý nghĩa phản ánh lại khác nhau.
* Ví dụ: Ba Đình (Thanh Hóa)
là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Ba Đình
do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh

đạo. Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu
mưu trí dũng cảm làm cho thực dân Pháp
phải vất vả đối phó. Vì vậy chúng quyết tâm
xóa tên Ba Đình trên bản đồ Việt Nam.
Nhưng Ba Đình không những không bị xóa tên mà sau này nó còn được đặt tên cho
Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) - nơi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 02 tháng 09
năm 1945. Như vậy học sinh sẽ nhớ lâu và hiểu sâu hơn về sự kiện lịch sử ( khởi nghĩa
Ba Đình) và địa danh lịch sử ( Ba Đình).
*Nội dung:
Xác định địa danh Lịch sử, bao gồm các địa danh sau: Huế, Đà Nẵng,Gia Định, Hà
Nội,Tân Sở, Biên Hòa, Vĩnh Long,Hà Tiên. Các địa danh liên quan đến ba cuộc khởi
nghĩa Cần Vương, Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
* Phương pháp tiến hành:
- Giáo viên treo bản đồ trống lên bảng. Trên bản đồ đã có sẵn các ký hiệu:
 Địa danh tỉnh - thành phố.
Địa danh có cuộc khởi nghĩa.

- Học sinh quan sát kỹ bản đồ, ký hiệu ở từng vùng trong 2 phút. Sau đó cho các
em lên bảng viết tên địa danh vào các ký hiệu (mỗi em viết 4 địa danh)
 Bài tập 3: Nhận diện nhân vật Lịch sử:
* Yêu cầu: Học sinh nhớ tên các nhân vật lịch sử, hình ảnh đặc điểm nhận dạng
tính cách nhân vật và đóng góp của họ đối với đất nước.
* Nội dung:



Trong giới hạn bài tập tôi chỉ đưa ra các nhân vật đã có ảnh trong sách giáo khoa : Hoàng
Diệu, Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Hoàng
Hoa Thám.
Còn một số nhân vật khác thì yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm ảnh (Trương Định,
Nguyễn Trung Trực, Phan Thanh Giản, vua Tự Đức).
* Phương pháp:
- Giáo viên phóng to các ảnh chân dung các nhân vật lịch sử (NVLS) trong SGK
thuộc thời kỳ này và chuẩn bị một số nam châm nhỏ để đính ảnh vào tờ bìa lớn.

HOÀNG DIỆU ( 1829 - 1882) HÀM NGHI (1872 - 1943)
TÔNTHẤT THUYẾT ( 1835 -1913)

NGUYỄN THIỆN THUẬT (1844 -1926) PHAN ĐÌNH PHÙNG (1847 -1895)
HOÀNG HOA THÁM ( 1858 -1913)
- Đính các ảnh vào tờ bìa lớn. Mặt khác viết sẵn tên nhân vật lịch sử vào một tờ
giấy nhỏ (Ví dụ:
- Cho học sinh bắt thăm, được đúng nhân vật
nào thì đến gắn tên vào dưới ảnh nhân vật đó
(theo vị trí dấu (?) ở hình minh họa bên): và trình
bày hiểu biết về nhân vật đó. Có thể cho 3 - 4 em


Hàm
Nghi
Ảnh Ảnh Ảnh
NVLS NVLS NVLS

? ? ?
Ảnh Ảnh Ảnh
NVLS NVLS NVLS

? ? ?
lên trình bày, còn NVLS nào nữa thì hướng dẫn
các em về nhà làm tiếp.
Giáo viên căn cứ vào phần trình bày của học sinh để bổ sung thêm hoặc kể chuyện
minh họa về nhân vật đó.
* Bài tập này cũng có thể chuyển sang dạng khác, đó là giáo viên đọc một vài
thông tin nổi bật giới thiệu về NVLS và yêu cầu học sinh cho biết "Ông là ai?".
Ví dụ: Về nhân vật Phan Đình Phùng.
* Thông tin chính:
- Quê ông ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Thi đỗ tiến sỹ, làm quan.
- Ông có tính cương trực, khảng khái; bị cách chức đuổi về quê; ông đã hưởng ứng
phong trào Cần Vương, mộ quân khởi nghĩa và trở thành người lãnh đạo tối cao của khởi
nghĩa Hương Khê.
- Ông nổi tiếng là người nhân hậu với nghĩa quân và nhân đạo với quân giặc.
- Ông mất cuối năm 1895.
* Câu hỏi: Ông là ai? Đáp án: Phan Đình Phùng
Tương tự như vậy với các nhân vật lịch sử khác, giáo viên cũng bằng cách cho các
em biết thông tin chính - đặt câu hỏi: Ông là ai? Học sinh tự trả lời.
 Bài tập 4: Lập bảng tổng hợp.
* Mục đích:


Giúp học sinh ghi nhớ những nét cơ bản nhất về các cuộc khởi nghĩa và dễ so sánh
các cuộc khởi nghĩa với nhau, không nhớ lẫn lộn cuộc khởi nghĩa này với các cuộc khởi
nghĩa khác.
* Nội dung:
Lập bảng tóm tắt về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương và phong
trào nông dân Yên Thế.
*Phương pháp:
Hướng dẫn học sinh kẻ bảng theo mẫu sau, tự điền thông tin vào. Giáo viên hướng
dẫn mẫu một cuộc khởi nghĩa:
* Ví dụ: Khởi nghĩa Ba Đình - Thời gian: 1886 - 1887/ Căn cứ: Nga Sơn -
Thanh Hóa/ Người Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng/ Cách đánh chủ yếu: Phòng
thủ.
Sau đó cho học sinh lên bảng điền thông tin đã làm vào chỗ trống (…) trong mẫu
sau:
Tên cuộc Khởi
nghĩa
Thời
gian
Căn
cứ
Người Lãnh
đạo
Cách đánh chủ
yếu
Ba Đình …… …… …… ……
Bãi Sậy … … … …
Hương Khê … … … …
Yên Thế … … … …
 Bài tập 5: Tự luận về một vấn đề Lịch sử:


* Mục đích:
- Giúp học sinh kỹ năng phân tích, đánh giá và giải thích sự kiện lịch sử, rèn luyện
kỹ năng diễn đạt, lập luận, so sánh.
*Nội dung:
5.1. Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng với hiệp ước Patơnot - (6.6.1884), nước ta
đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến?.
5.2. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1885 - 1913) lại tồn tại lâu hơn các cuộc khởi
nghĩa cùng thời?.
* Phương pháp: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận:
+ Nhóm 1 + 3: làm câu 5.1
+ Nhóm 2 + 4: làm câu 5.2
Sau đó cho đại diện các nhóm đứng dậy trình bày, hoặc giáo viên thu phiếu và
chấm nhanh kết quả.
* Kiến thức cơ bản của bài tập này là:
5.1: - Việt Nam mất quyền tự chủ trên phạm vi toàn quốc.
- Triều đình Huế chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp.
- Mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp nắm,
thực chất triều Huế chỉ là bù nhìn.
5.2: - Thành phần lãnh đạo là nông dân.
- Đánh giặc bằng nhiều cách: Du kích, vận động, hòa hoãn, bắt cóc con tin.
- Dựa vào dân, được dân ủng hộ.

* Dựa vào nội dung bài tập này, giáo viên bình ngắn: Từ một nước phong kiến độc
lập, do thái độ đầu hàng từng bước đi tới đầu hàng hoàn toàn của Triều Nguyễn mà nước
ta đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, bị thực dân Pháp đặt ách cai trị, đô
hộ. Tuy nhiên nhân dân ta đã kiên quyết đứng lên kháng chiến liên tục, bền bỉ, kéo dài để
bảo vệ quê hương đất nước, làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp. Các cuộc
khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế đã chứng minh
điều đó.
 Liên hệ lịch sử địa phương Diễn Châu: Thời kỳ này có tiến sỹ Nguyễn Xuân

Ôn quê ở Diễn Thái là nhà nho yêu nước đã hưởng ứng chiếu Cần Vương tập hợp lực
lượng kháng chiến lâu dài. Nghĩa quân đánh nhiều trận ở Yên Lý, Diễn Châu, Xã Đoài…
Bị giặc mua chuộc nhưng ông vẫn không chịu khuất phục…
 Cuối cùng, giáo viên ra bài tập về nhà( ) và hướng dẫn chuẩn bị bài sau( )
C. KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SKKN.
Với những cố gắng và sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và tinh thần học tập của
học sinh, tôi thấy một tiết bài tập rất sôi nổi, hào hứng với các em. Các em vẫn muốn làm
tiếp nhiều bài nữa. Nhìn vào không khí lớp học, tôi hiểu rằng giờ học đã đạt được hiệu
quả nhất định, không gò bó được các em đón nhận nhẹ nhàng thoải mái.Kết quả khảo sát
chất lượng năm học 2006 -2007:
Lớp
Điểm
8C
Sĩ số: 45
8D
Sĩ số 45
8E
Sĩ số: 45
8G
Sĩ số: 49
Số
lượng
Tỉ lệ % Sốlượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷlệ %
Số
lượng

Tỷlệ
%
9  2 4,4 3 6,6 5 11 10 20,4

10
7 
8
14 30,8 12 26,4 10 22 25 51
5 
6
21 46,2 20 44 23 50,6 13 26,6
< 5. 17 37,4 10 22 7 15,4 1 2,0
Kết quả trên đã cao hơn nhiều (75% điểm TB trở lên) so với năm học 2005 - 2006
khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (53% điểm trung bình trở lên)
Năm học 2007 - 2008, tiếp tục áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này nhưng thay đổi
hình thức cho học sinh chơi trò chơi: "Đi tìm địa chỉ đỏ" (Bài tập 2); "Giải mật mã lịch
sử" (Bài tập 3), tôi thấy học sinh càng hào hứng, sôi nổi hơn và nhiều em được tham gia
làm bài tập hơn. Kết quả thi khảo sát cuối năm, số học sinh đạt điểm khá giỏi tăng lên là
95 em - Đạt tỷ lệ 52% ( So với năm trước là 43%); Điểm dưới trung bình có 20 em -
chiếm 11% ( so với năm trước là 21%)
D - BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
* Nội dung: đầy đủ, bao quát; các dạng bài tập phong phú; Từ đó có thể triển khai và
nâng cao ở các dạng khác. Giáo viên không trực tiếp dạy Lịch sử khối 8 vẫn có thể vận
dụng dễ dàng.
Tiết bài tập này có thể xem như một tiết ôn tập vì qua chữa bài, giáo viên đã giúp học
sinh nhớ lại kiến thức, hiểu sâu hơn một số khái niệm, nội dung Lịch sử.

* Phương pháp:
-Trong tiết bài tập, giáo viên không phải dùng phương pháp tường thuật, miêu tả sự
kiện như tiết dạy học bài mới nhưng lại phải có phương pháp hướng dẫn học sinh cách

làm, cách giải, từ đó học sinh sẽ nhớ được lâu và có kỹ năng nhuần nhuyễn hơn.
Trong phạm vi thời gian 45 phút, không thể đưa ra các dạng bài tập nhưng chúng ta cần
phải biết chọn dạng nào cho phù hợp với dung lượng kiến thức của chương trình. Để cho
tiết bài tập được thành công, tôi đã chuẩn bị chu đáo đồ dùng trực quan. Những đồ dùng
này đơn giản mà sử dụng được nhiều lần, rất thuận tiện. Chẳng hạn ở bài tập "xác định
địa danh Lịch sử ” : chúng ta đã có sẵn bản đồ Việt Nam ( dạng trống); giáo viên chuẩn
bị thêm các kí hiệu ( chấm tròn đen, lá cờ đỏ) được cắt từ giấy màu có keo dính 2 lớp.
Khi sử dụng chỉ cần bóc lớp keo dán lên theo vị trí định sẵn là được. Ở bài tập "nhận
diện nhân vật Lịch sử ": tôi phô tô và phóng to các ảnh nhân vật; dùng một số nam châm
nhỏ; khi sử dụng thì đính vào bìa, khi không sử dụng nữa thì cất ảnh vào hồ sơ lần sau
dùng lại.
Thường xuyên nâng cao nhân thức cho học sinh về tầm quan trọng của học tập bộ môn,
thực hiện nguyên tắc " Học kết hợp với hành", bài tập phải được làm thường xuyên sau
mỗi bài học, chứ không phải chỉ làm trong tiết bài tập.
Tôi đã đặt tên cho các bài tập ( nhận diện nhân vật lịch sử; đi tìm địa chỉ đỏ; hái hoa tri
thức lịch sử) và giới thiệu ngay từ đầu tiết học nhằm kích thích trí tò mò của học sinh
muốn hiểu biết khám phá lịch sử, gây sự chú ý, cuốn hút đối với các em trong suốt cả tiết
học.
* Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm:
Mỗi bài học lịch sử đều hướng tới việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, thái độ trách
nhiệm của con người đối với dân tộc.

Qua tiết bài tập này, học sinh càng hiểu rõ được tinh thần trách nhiệm của triều
Nguyễn trong việc để mất nước: Ký hiệp ước, cắt đất, cầu hòa, triệt thoái lực lượng
kháng chiến ra khỏi các tỉnh, đàn áp phong trào nông dân( làm mất chỗ dựa vững chắc).
Mặt khác cũng thấy được khí thế, truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha chúng
ta: " Bất tuân lệnh" triều đình, kiên quyết kháng chiến đến cùng. Các cuộc khởi nghĩa tuy
thất bại nhưng những tấm gương yêu nước như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám…
mãi mãi là niềm tự hào dân tộc về tinh thần kiên trì, bền bỉ không chịu khuất phục trước
kẻ thù. Truyền thống yêu nước đã giúp cho nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn trong

sự nghiệp giành độc lập dân tộc và bảo vệ tổ quốc.
KẾT LUẬN
Trong công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và đổi mới của ngành giáo dục
nói riêng, cơ hội cho giáo viên tự rèn luyện, trau dồi chuyên môn - nghiệp vụ ngày càng
nhiều, cơ hội cho học sinh học tập cũng ngày càng được mở rộng. Điều đó đặt ra cho mỗi
thầy giáo, cô giáo phải thật sự yêu nghề, trăn trở, tìm tòi sáng tạo, phải nắm vững kiến
thức, tri thức khoa học để vận dụng linh hoạt nhuần nhuyễn trong từng tiết học, từng lớp
học, từng đối tượng học sinh.
Học sinh càng được làm nhiều bài tập với sự hướng dẫn của thầy, cô giáo, các em
càng có kỹ năng hiểu và nhớ lâu kiến thức bộ môn. Từ đó chất lượng học tập và kiểm tra
cao hơn, tránh những tiêu cực trong thi cử. Đó cũng là mục tiêu của cuộc vận động "2
không" của Bộ giáo dục đang phát động hiện nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn, và đón nhận những ý kiến đóng góp của các anh chị và
đồng nghiệp để giáo án, tiết dạy của mỗi chúng ta ngày càng hoàn chỉnh, có chất lượng
cao!
Diễn Trường, ngày 10 tháng 6 năm 2008

NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Oanh.

×