Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

sáng kiến kinh nghiệm GIÚP TRẺ YÊU VĂN HỌC QUA VIỆC ĐỌC SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN 5
TRƯỜNG MẦM NON 3
ĐỀ TÀI:
Người thực hiên: Nguyễn Trang Tú Phương
Chức vụ: Giáo viên
Năm học 2011-2012
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1
Đối với trẻ mầm non việc tiếp xúc với sách giúp cho trẻ nhận biết với thế
giới xung quanh ,hiểu được một số quan hệ nhân qủa trong môi trường gần gũi,
hình thành một số kiến thức kỹ năng cần thiết cho việc học tập. Việc đọc sách và
kể chuyện cho trẻ nghe, ngoài mục đích nâng cao khả năng nghe nói, phát triển
tưởng tượng cho trẻ mà còn nhằm xây dựng ước mơ, tình cảm của trẻ đối với nhân
vật, vẻ đẹp tình người, vẻ đẹp của thiên nhiên, của những hình tượng thẩm mỹ, mở
rộng hiểu biết của trẻ về những quan hệ con người và xác định thái độ đúng đắn
của trẻ đối với thế giới xung quanh và ngoài ra cần phải cung cấp nhiều vốn từ cho
trẻ.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì việc trẻ nhỏ yêu thích đọc sách
để mở rộng vốn sống ngày càng khó hơn.Trẻ sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với các
hình thức giải trí mới lạ như game, truyện tranh, ti vi , phim ảnh…. mà dần quên đi
thói quen đọc sách. Nếu trẻ thường xuyên được cha mẹ cho xem phim ảnh có yếu
tố bạo lực, quá nuông chiều theo ý thích, sẽ làm cho trẻ ngổ ngược, không nghe lời,
thích thể hiện mình bằng hành động bạo lực như gây gổ, đánh bạn. Để trẻ hình
thành lối sống và nhân cách tốt cho trẻ, phụ huynh nên tạo cho trẻ thói quen đọc
sách ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ được nuôi dưỡng niềm yêu sách từ thói quen đọc
sách lúc nhỏ giúp trẻ phát triển chỉ số IQ (thông minh trí tuệ) và EQ (thông minh
cảm xúc). Đọc sách cũng là một loại hình giải trí mang tính giáo dục cao và cũng
mang lại cho trẻ nhiều sự thú vị. Vì trẻ được đọc sách trẻ sẽ yêu quý những câu
chuyện trong sách, được tiếp xúc với những lời văn mượt mà , những nhân vật mới
lạ, những chi tiết hấp dẫn…và điều quan trọng trẻ sẽ được sống trong những bài
học đầy ý nghĩa. Là một giáo viên đang dạy lớp Lá- lứa tuổi chuẩn bị bước vào một


môi trường học tập mới- tôi tự nhận thấy rằng rất cần thiết để giúp trẻ yêu thích
những tác phẩm văn học qua những quyển sách. Và để thực hiện điều đó tôi chọn
phương pháp “Giúp trẻ yêu văn học qua việc đọc sách”. Hi vọng qua những điều
2
thực hiện trong sáng kiến sẽ giúp trẻ yêu thích những tác phẩm văn học cũng như
yêu thích việc đọc sách sau này
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.Cơ sở lý luận:
Những tác phẩm văn học, những mẫu truyện dành cho trẻ dường như đã dần
quen thuộc với mỗi con người chúng ta. Nhưng đối với trẻ nhỏ, việc tiếp xúc với
những mẫu truyện hay những tác phẩm văn học phải phụ thuộc vào người lớn.
Người lớn sẽ giúp trẻ lựa chọn những gì là phù hợp với trẻ. Thực tế có phải như
vậy, khi hầu hết các bậc cha mẹ đều quá bận rộn với công việc thường quên đi thói
quen đọc sách cho trẻ nghe.Vì thế, tại trường mầm non tôi hi vọng thông qua
những hoạt động tại góc đọc sách với những cuốn sách mới lạ sẽ giúp trẻ yêu thích
văn học cũng như yêu thích việc đọc sách hơn.
2.Biện pháp:
a.Lựa chọn sách cho trẻ:
Ngay từ đầu năm học. Tôi quan tâm tìm hiểu đến đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt động làm quen với tác
phẩm văn học do tôi và giáo viên đứng cùng lớp tổ chức. Qua quá trình giảng day
tôi khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho trẻ nghe một
câu truyện, hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn. Sau đó cho từng trẻ nói lại nội
dung câu chuyện, bài thơ.
Thực tế tôi nhận thấy trẻ lớp tôi biết không nhiếu những tác phẩm văn học
hoặc biết nhưng không nhớ kỹ những chi tiết có trong tác phẩm. Qua đó, tôi bắt
đầu nghiên cứu tới những quyển sách ở góc đọc sách. Tôi sưu tầm những quyển
sách với nhiều nội dung khác nhau để trẻ có nhiều sự lựa chọn.Những quyển sách
được tôi đưa vào cho trẻ đọc là những quyển sách chứa đựng nhiều bài học cho trẻ
như : truyện cổ tích, truyện lịch sử, thế giới động vật, thế giới thực vật…

3
Đa số những mẫu sách tôi chọn cho trẻ điều có những hình vẽ, màu sắc phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Và cũng không quên loại bỏ những quyển
truyện tranh nhiều từ, nhiều đoạn văn.Vì trẻ mầm non chủ yếu học thông qua hình
ảnh
b.Phân loại sách:
Sau khi đã lựa chọn những quyển sách phù hợp với trẻ, tôi bắt đầu phân loại
sách. Khi phân loại sách sẽ giúp trẻ thoải mái trong khi đọc, trẻ sẽ có nhiều chủ đề
để tìm đọc. Tôi phân ra nhiều chủ đề như: truyện cổ tích, truyện lịch sử, thế giới
thực vật, thế giới động vật, bé học lễ giáo…
Với mỗi chủ đề tôi có một kí hiệu riêng để trẻ dễ dàng nhận ra. Vì là lứa tuổi
lớp Lá nên tôi dùng kí hiệu chữ và số để trẻ làm quen với chữ viết và số
Ví dụ: với chủ đề truyện cổ tích có kí hiệu là chữ A. Sau những chữ A sẽ là
các số thứ tự để trẻ xem theo thứ tự.
Sau khi phân loại sách xong tôi giới thiệu cùng trẻ những loại sách có ở góc
đọc sách và những kí hiệu có trên sách để tập cho trẻ thói quen cất sách ngăn nắp
đúng thứ tự khi xem xong.
4
Sách được xếp ngăn nắp sau khi sử dụng
c. Luôn mang đến những quyển sách mới lạ đến góc đọc sách:
Đối với mỗi chủ đề học của trẻ tôi đều tìm thêm những mẩu sách mới, những
câu chuyện mới để đưa vào góc sách cho trẻ. Điều này sẽ làm cho trẻ cảm thấy sự
mới lạ trong từng quyển sách. Trẻ sẽ tò mò được xem, được đọc những câu chuyện
mới từ những quyển sách mới đó
Ngoài ra, tôi cũng khuyến khích trẻ mang vào lớp những quyển sách mà trẻ có để
cùng chia sẽ với các bạn và làm cho góc đọc sách phong phú hơn
Những quyển sách mới được đưa vào góc sách
d.Đọc cho trẻ nghe những câu chuyện từ những quyển sách ở góc đọc sách:
Sau khi thực hiện hai biện pháp trên, trẻ lớp tôi dần dần thích ngồi vào góc
đọc sách và xem sách. Nhưng do trẻ chỉ mới được làm quen với chữ viết nên trẻ hầu

như chưa biết đọc truyện. Trẻ xem sách theo hình ảnh và kể lại câu chuyện trong sách
theo ý nghĩa và sáng tạo của trẻ. Tôi cũng thường đọc cho trẻ nghe những quyển sách
mới để giúp trẻ hiểu hơn về ý nghĩa trong sách. Trẻ thích thú ngồi nghe cô kể và có
5
những câu hỏi thú vị xung quanh những mẫu chuyện trong sách. Trong khi đọc sách
cho trẻ nghe tôi cũng giáo dục cho trẻ kỹ năng khi xem sách, giúp trẻ cách mở sách để
không làm nhăn sách, giúp trẻ yêu quý những quyển sách mình đang đọc
Trong các giờ học, tôi cũng thường kể cho trẻ nghe những câu chuyện mang tính
giáo dục cao với những dụng cụ trực quan thu hút trẻ. Sau giờ học tôi cũng hướng trẻ
đến với góc đọc sách để trẻ tìm những câu chuyện hay để đọc . Tôi quan sát và thấy trẻ
thích thú kể chuyện với những quyển sách mới.
Bé cùng bạn thích thú với những quyển sách mới
e.Trao đổi với phụ huynh:
Ngoài việc thường xuyên cung cấp nhiều sách mới cho trẻ, đọc sách cho trẻ nghe.
Tôi cũng dành nhiều thời gian để trao đổi với phụ huynh để phụ huynh hỗ trợ việc yêu
thích văn học của trẻ qua việc đọc sách. Sau đây là một vài ý kiến tôi đã trao đổi cùng
phụ huynh:
+Trao đổi để phụ huynh hiểu rõ tác dụng của những quyển sách đối với sự cảm thụ
văn học của trẻ
+Nhờ phụ huynh thường xuyên dẫn trẻ đi nhà sách để trẻ thường xuyên được tiếp
xúc với văn học qua những quyển sách.
+Phụ huynh nên thường xuyên đọc sách cùng trẻ để trẻ hiểu thêm về nội dung và
cũng giúp trẻ yêu thích việc đọc sách hơn
+Phụ huynh cũng cần quan tâm đến việc lựa chọn sách cho trẻ. Không nên lựa
chọn những quyển sách có quá nhiều chữ và có nội dung không rõ ràng. Vì đây
6
là lứa tuổi lớp lớn nên phụ huynh cần chọn mua những loại sách có nội dung phong
phú và phức tạp hơn, giúp bé nhận thức và phát huy trí tưởng tượng như truyện
thần thoại, phưu lưu, hài hước, những câu chuyện dài với tình tiết giàu triết lý để
mở rộng kiến thức và khả năng tư duy của trẻ. Chẳng hạn: "Thánh Gióng", "Tấm

Cám", "Sơn Tinh, Thủy Tinh", truyện tranh về những người khổng lồ hay các con
thú cư xử như con người. Ngoài ra, phụ huynh có thể mua thêm sách về những
khái niệm số học, không gian, thời gian, địa lý, quy luật thiên nhiên, xã hội, quan
hệ đạo đức. Khi đọc sách cho trẻ nên cho bé nhắc lại những từ đồng âm, đồng
nghĩa để tăng vốn từ vựng cho trẻ.
g. Khuyến khích trẻ sáng tạo câu chuyện từ những quyển sách tự làm
Ở góc đọc sách, có một không gian dành cho những quyển sách do cô và trẻ cùng
làm. Những quyển sách này sẽ giúp trẻ tăng thêm khả năng cảm thụ văn học. Trẻ sẽ
cùng bạn sáng tạo ra những câu chuyện với những quyển sách mà trẻ được tự tay
làm
Bé lựa chọn những quyển truyện do mình tự làm
3.Kết quả đạt được:
Sau khi thực hiện các biện pháp trên kết quả mà tôi thu được rất đáng mừng.
Đa số trẻ lớp tôi rất thích những mẫu truyện có trong những quyển sách trong lớp.
Trẻ thường kể cho tôi nghe theo sự hiểu biết của trẻ khi trẻ đọc những quyển sách
mặc dù trẻ chưa biết đọc chữ. Điều đó chứng minh rằng, với những quyển sách phù
hợp với trẻ, trẻ sẽ yêu thích và tìm tòi nội dung trong sách.
7
Trong những giờ làm quen văn học, trẻ đã có nhiều mẫu truyện để kể cho cô
và bạn cùng nghe theo sự sáng tạo của trẻ
Trẻ biết tự mình chọn những quyển sách với đa dạng các chủ đề khác nhau
mà không cần cô hướng dẫn
Phụ huynh cũng đưa trẻ đi nhà sách nhiều hơn và giúp trẻ lựa chọn những
quyển sách phù hợp rồi cùng trẻ khám phá nội dung quyển sách. Nhiều phụ huynh
đã thay đổi quan điểm về việc giúp trẻ yêu thích văn học qua việc đọc sách. Điều
này được chứng minh khi tôi thực hiện “phiếu thăm dò ý kiến phụ huynh”
Với những kết quả đạt được tôi mạnh dạn đưa những biện pháp của mình
thành sáng kiến kinh nghiệm của bản thân. Mong rằng với những biện pháp trên
một phần nào đó tôi sẽ làm cho trẻ thêm yêu văn học cũng như yêu quý những
quyển sách và việc đọc sách

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Sau khi thực hiện xong sáng kiến, tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm để giúp trẻ
yêu thích văn học qua việc đọc sách. Văn học là một món ăn tinh thần dành cho trẻ,
trẻ học được nhiều điều qua những mẫu truyện, trẻ được tự do phát triển ngôn ngữ
của chính bản thân mình.
Một bài học kinh nghiệm mà tôi đươc biết nữa là để tạo thói quen đọc
sách cho trẻ nên để trẻ tiếp xúc với sách qua giọng đọc (kể) của bố, mẹ hay qua
xem những sách tranh ảnh càng sớm càng tốt. Ngay từ trong bụng mẹ, khi trẻ có
khả năng nghe, các bà mẹ, ông bố có thể đọc cho con nghe thường xuyên những
câu chuyện cổ tích thú vị, vui tươi hoặc những bài thơ nhẹ nhàng, ngộ nghĩnh. Khi
trẻ sinh ra, bà mẹ, ông bố tiếp tục cho trẻ nghe và nhìn cuốn sách mà trẻ đã được
nghe khi còn trong bụng, trẻ sẽ có thói quen và thích được nghe đọc sách. Các ông
bố, bà mẹ có thể đọc những câu chuyện cổ tích có ngữ điệu kèm hình minh họa
cho trẻ vào mỗi tối trước khi trẻ đi ngủ. Người mẹ và tất cả những thành viên
8
trong gia đình phải cùng duy trì thói quen đọc sách cho trẻ nghe hoặc đọc sách
cùng trẻ cho đến khi trẻ lên 5- 6 tuổi. Nếu kiên trì thực hiện hành động này trong
vòng 3 năm, trẻ sẽ có thói quen ham mê đọc sách và phát triển tư duy, tâm hồn
khỏe mạnh, nhanh nhẹn hơn những đứa trẻ cùng trang lứa không được bố mẹ
truyền dạy thói quen đó ngay từ nhỏ.
“Hãy bắt đầu dạy trẻ thói quen đọc sách ngay từ chính trong gia đình để trẻ
đến trường ham mê đọc sách, học văn, để trẻ ra đường bắt gặp một quyển sách hay,
vui mừng như được gặp thêm một người bạn mới…”
Đối với giáo viên mầm non, thì ngoài những giờ giúp trẻ làm quen văn học.
Giaó viên cần cùng trẻ đọc những quyển sách ở mọi lúc mọi nơi, luôn tạo không
khí vui tươi để trẻ yêu thích việc đọc sách và quý trọng những quyển sách mình
đang xem. Ngoài ra giáo viên cần chủ động gợi ý cho trẻ thêm nhiều loại sách mới
để trẻ tìm hiểu và khám phá
Trên đây là những kinh nghiệm và biện pháp mà tôi đã thực hiện nhằm giúp
trẻ lớp tôi yêu thích văn học qua việc đọc sách. Đây là một công việc tôi đã thực

hiện và vẫn còn đang nghiên cứu, tiếp tục thực hiện lâu dài để bổ sung cho những
kinh nghiệm của tôi hoàn chỉnh hơn nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho trẻ.Rất
mong được sự đóng góp của Ban giám hiệu nhà trường, của các cấp quản lý giáo
dục và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi ngày càng hoàn thiện và mang lại
kết quả cho trẻ nhiều hơn.

9

×