Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm giúp trẻ phát âm tốt chữ X và chứ S

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.33 KB, 5 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài : một vài kinh nghiệm giúp trẻ phát âm tốt chữ X ,S
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm đầu của cuộc sống, trẻ em chỉ học nói, sự rèn luyện một cách
cơ bản ngôn ngữ nói là nền tản tốt nhất, là sự chuẩn bị tốt nhất để các trẻ tiến đến bước
tiếp theo đó là : “nắm được ngôn ngữ viết “ và điều đó được Pê xta-lôtxi khẳng định:
“Đứa bé phải học nói trước khi học đọc “. Vì thế không thể nào dạy một em bé học
đọc , học viết khi em chưa biết nói hay em nói sai, phát âm sai. Nhưng khi dạy trẻ học
nói tôi đã gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do bộ máy phát âm của trẻ ở độ
tuổi này chưa hoàn thiện, bên cạnh đó còn có cả nguyên nhân do người lớn phát âm sai
nên trẻ bắt chước theo, đặc biệt là khi dạy trẻ phát âm X,S, tôi nhận thấy trẻ rất khó nhận
biết và thường phát âm sai. Để khắc phục những khó khăn trên, tôi chọn đề tài “ Rèn
phát âm chữ X_S cho trẻ 5 tuổi.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Là giáo viên dạy lớp lớn, thực tế ở lớp có một số trẻ phát âm chưa chuẩn xác
VD: Phát âm: Nước sôi - nước xôi, hoa sen – hoa xen, màu xanh – màu sanh.
Vậy làm thế nào cho những trẻ trên phát âm chuẩn xác, nói rõ tiếng có chứa chữ
X, S để trẻ có nền tảng trong giao tiếp và bước vào cấp học trên. Đây là câu hỏi, là nổi
băn khoăn mà tôi luôn trăn trở, luôn tìm tòi suy nghĩ để tìm ra biện pháp tốt nhất khắc
phục tình trạng trên. Dưới đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong năm học qua
về việc giúp trẻ 5 tuổi phát âm rõ x-s
1 .Cô giáo phải tự rèn luyện phát âm chuẩn xác X_S :
Muốn trẻ phát âm đúng trước tiên cô phải là người phát âm chuẩn xác, bởi cô là
người trực tiếp dạy trẻ. Tôi ý thức được điều đó và luôn chú tâm tập luyện phát âm nhất
là vào sáng sớm, vào thời gian rỗi bằng cách nhẩm đọc nhiều bài thơ, bài đồng dao, bài
ca dao, tục ngữ, bài hát, câu đố… chứa nhiều từ có chữ X_S.

Ví dụ : a/ câu đố : Áo đỏ , áo xanh
Sần sùi da cóc
Bên trong bột lọc
Lại bọc hòn son


b/ Chuyện : Hạt đỗ sót của Nguyễn Thị Thư
c/ Thơ : Bắp cải xanh …
Khi giao tiếp với mọi người, với trẻ, tôi luôn chú ý phát âm phân biệt rạch ròi
giữa X_S. Sau một thời gian cố gắng tôi đã phát âm rõ ràng, tự tin giao tiếp với mọi
1
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài : một vài kinh nghiệm giúp trẻ phát âm tốt chữ X ,S
người cũng như với trẻ một cáh chuẩn xác mà không cần phản xạ, nhắc nhở của bản
thân mỗi khi nói từ có chữ X,S
2 . Sửa sai lỗi phát âm X_S thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái .
Khi cho trẻ làm quen với X_S tôi cố gắng đọc mẫu to, rõ âm thật chuẩn, để trẻ
nghe rõ cách đọc đồng thời nêu rõ cách phát âm chữ X-S cho trẻ hiểu và cho trẻ phát
âm nhiều lần .
Cô đứng đối diện với trẻ nhất là những trẻ yếu, để nhìn vào khuôn miệng trẻ,
lắng nghe và sửa sai cho trẻ.Thu hút trẻ tham gia vào trò chơi hoạt động như trò chơi:
Ai đúng: Cho trẻ đọc bài thơ:
Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh…

Bạn nào chọn giỏi chọn nhanh chữ X (S)

Trẻ nghe và chọn đúng chữ cái “X” hoặc “S” giơ lên cao, đọc to, rõ. Khuyến
khích trẻ tự phát hiện và sửa sai cho nhau. Thêm vào đó trẻ được chơi trò chơi: Tìm
chữ:Tôi chuẩn bị bài thơ do tôi tự sáng tác hoặc sưu tầm, có chứa nhiều từ có chứa chữ
X-S (được viết bằng chữ to) yêu cầu trẻ đọc thuộc thơ và gạch chân chữ cái vừa học.

VD: “Những chú chẫu chuộc
Ngồi trên lá sen
Những cô ếch xanh

Ngồi trên lá súng
Cả dàn nhạc trống
Khua gõ tưng bừng
Săn sắt diễu hành
Khoe cờ ngũ sắc
Cá rô cá diếc
Khiêu vũ lao xao
Tít tận trời cao
Trăng sao ngó xuống.”

Hoặc: Tranh có hình vẽ và chữ viết kèm theo.
“Xa xa là núi
Suối chảy ra sông
Sông chảy ra biển.
2
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài : một vài kinh nghiệm giúp trẻ phát âm tốt chữ X ,S
Thuyền chạy trên sông”
Ngoài ra tôi còn tổ chức cho trẻ chơi Tìm chữ, đọc chữ…Qua các trò chơi đó trẻ
lại khắc sâu thêm cách phát âm nhưng vẫn vui vẻ, nhẹ nhàng, thoả mái
3. Rèn trẻ phát âm chữ cái X_S thông qua các hoạt động khác.
Chẳng hạn ở hoạt động GDAN tôi không những dạy trẻ hát đúng nhạc ,rõ lời
,mà còn dạy trẻ hát chuẩn các từ, đặc biệt với các bài hát có nhiều câu nhiều từ có phụ
âm đầu là X-S.
VD: Bài Mùa Xuân có câu: “Mùa Xuân hoa khoe sắc .”
Bài Lý Cây Xanh có câu: “Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh .”
Bài Bầu Trời Xanh có câu: “Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu đám mây hồng
hồng”

Bài Đếm Sao có câu : “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao.

Ba ông sao sáng, sáng chiếu muôn ánh vàng…”

Trong hoạt động LQVH ,tôi đặc biệt chú ý đến các bài thơ, câu thơ có phụ âm
X_S như:

Bài Chiếc Cầu Mới: “Trên dòng sông trắng….
….Xình xịch qua cầu”

Bài Nàng Tiên Ốc: “Sân nhà sao sạch quá
Đàn lợn đã được ăn.”

Bài Hạt Gạo Làng Ta: “Hạt gạo làng ta ….
….Trong hồ nước đầy”

Trong hoạt động TDGH, tôi sửa cách phát âm cho trẻ bằng cách dán chữ cái X_S
để trẻ vừa kết hợp phát âm vừa bật nhảy qua các vòng thể dục hoặc bật tách chân khép
chân hoặc lăn bóng theo đường dích dắc.Ngoài ra tôi còn chú ý sửa sai lỗi phát âm của
trẻ ở phụ âm X_S qua các hoạt động TH, MTXQ, LQVT…

Các hoạt động sửa lỗi phát âm luôn được tiến hành ở mọi lúc mọi nơi, cả khi trẻ
quan sát các sự vật hiện tượng xung quanh, khi trẻ nêu lên nhận xét của mình.Chẳng
hạn: Trời hôm nay sao mà ‘sanh’ thế? Con “xâu” đang bò trên chiếc lá màu vàng kia kìa
…. Tôi sửa ngay cho trẻ, và cho trẻ nói lại câu cô đã sửa một cách chậm rãi, từ từ .
3
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài : một vài kinh nghiệm giúp trẻ phát âm tốt chữ X ,S
Tôi còn kết hợp với phụ huynh để sửa lỗi cho trẻ. Tôi gặp phụ huynh, đặc biệt là
phụ huynh của trẻ chưa phát âm được X_S động viên khuyến khích họ mua băng, đĩa có
các bài đồng dao, bài hát, câu chuyện,bài thơ… có chứa các chữ X_S để trẻ nghe, hát
theo, đọc theo. Tôi còn nhắc nhở phụ huynh thường xuyên chú ý tới lời nói, cách phát

âm của mọi người trong gia đình, bởi trẻ con có tính bắt chước rất máy móc. Như vậy
việc phối hợp một cách tự nhiên giữa nhà trường và gia đình tạo cho trẻ có môi trường
phát âm chuẩn mà trẻ không hề hay biết.
4/ Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa lỗi phát âm cho nhau: .
Tôi luôn gần gũi, giao tiếp với trẻ, yêu cầu trẻ chú ý lắng nghe để phát hiện chính
bản thân trẻ hay bạn nào đó phát âm chưa đúng, tôi động viên những cháu phát âm
đúng ,khích lệ những cháu phát hiện lỗi phát âm của bạn khác và nhắc nhỡ bạn sửa
ngay.
Ví dụ : Khi cho trẻ đọc bài thơ “Hạt gạo làng ta ” có câu :
”Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm…”
Khi phát hiện có một số trẻ đọc sai phụ âm S,X tôi yêu cầu trẻ đọc lại và hỏi trẻ :
Đọc như thế đã đúng chưa? Tại sao chưa đúng ?vậy đọc như thế nào là đúng? tôi cho
một trẻ đọc chuẩn đọc lại và cho các bạn nhận xét cách phát âm của bạn mình. Với
nhiều lần làm như vậy tôi đã giúp trẻ có thể tự phát hiện lỗi phát âm của mình và các bạn
khác trong lớp.
III/ KẾT QUẢ
Qua một thời gian thực hiện và theo dõi tôi nhận thấy những biện pháp trên đây
rất có hiệu quả :
Bản thân cô giáo đã tự tin, phát âm chuẩn xác làm tăng hiệu quả giao tiếp, hiệu
quả của bài giảng.
100% trẻ nắm được yêu cầu phát âm chuẩn xác S, X thông qua hoạt động LQCC
Lỗi phát âm của trẻ về S,X không còn nữa nhờ quá trình rèn luyện mọi lúc mọi
nơi thông qua tất cả các hoạt động như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động
chiều…
4
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài : một vài kinh nghiệm giúp trẻ phát âm tốt chữ X ,S

Đa số trẻ chú ý phát hiện và tự sửa sai lỗi phát âm một cách tự giác, hào hứng,
thích thú .
IV/BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình dạy và rèn trẻ trong năm học qua, tôi rút ra được một số kinh
nghiệm sau xin chia sẻ cùng các chị em đồng nghiệp:
- Cô giáo luôn có ý thức rèn luyện thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi, luôn chú
trọng lời nói khi giao tiếp với trẻ , với mọi người xung quanh.
- Cô luôn gần gũi với trẻ, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, quan
tâm, chú trọng tới lời nói của trẻ trong các hoạt động cũng như giao tiếp với bạn, với cô
và với mọi người để rèn luyện uốn nắn kịp thời.
- Cô phải linh hoạt, sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ hội để sửa chữa một cách
nhẹ nhàng, kịp thời sao cho trẻ dễ nhớ, dễ tiếp nhận đồng thời phải biết kết hợp chặt
chẽ với phụ huynh, thường xuyên rèn luyện cách phát âm cho trẻ khi trẻ ở nhà

Nguyễn Thị Thu Hằng
5

×