Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bữa ăn tại nhà trẻ Sao Vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.12 KB, 17 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài :
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn,biết ngủ biết học hành là ngoan”
“ Hồ Chí Minh”
Trong mỗi chúng ta tôi chắc ai trong ngành Mầm non lại không thuộc câu
nói này. Song song với việc chăm sóc là việc nuôi dưỡng trẻ, ăn uống là một
nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Nấu ăn là một công việc
hết sức gần gũi và quen thuộc trong mỗi gia đình và trường lớp Mầm non.
Chúng ta ai cũng có thể nấu ăn được, nhưng nấu như thế nào để đảm bảo đầy
đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng thức ăn bổ sung mà cơ thể cần và phù hợp với
kinh phí và phụ huynh đóng góp là điều không dễ, nó luôn đòi hỏi chúng ta
phải có những sáng kiến và hiểu biết về nấu ăn cho các cháu ở nhà trẻ và
mẫu giáo. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức khỏe tốt. Đó là tiền
đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy công tác nuôi dưỡng trong trường
mầm non là một việc hết sức quan trọng.
Là một nhóm trẻ thuộc vùng nông thôn kinh tế còn khó khăn, trẻ đa số là
con em nông thôn, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thể thấp còi còn nhiều, nguồn
kinh phí đóng góp cũng ít hơn so với mặt bằng chung các nhóm trẻ khác. Tuy
nhiên không vì điều đó mà trẻ của nhóm lớp tôi phụ trách ăn uống không đầy
đủ.
Trong quá trình xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ tôi đã xây dựng thực đơn
hợp lý, đảm bảo calo, cân đối các tỷ lệ chất trong khẩu phần ăn, thay đổi và
tận dụng các nguồn thực phẩm phong phú sẵn có ở địa phương cùng với sự
giúp đỡ của cấp lãnh đạo, sự kết hợp của cô nuôi và giáo viên đứng lớp đã
mang lại những bữa ăn hàng ngày thật ngon miệng cho trẻ nên tôi mạnh dạn
chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng bữa ăn tại nhà trẻ Sao Vàng”.
2. Mục đích – Ý nghĩa của đề tài.
- Hiện nay khoa học dinh dưỡng đã xác định được nhu cầu về năng lượng
của con người.
1


- Tùy theo lứa tuổi mà nhu cầu năng lượng cũng khác nhau.
- Trẻ em nhu cầu năng lượng tính theo cân nặng cần cao hơn so với người
lớn.
Cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu kéo dài sẽ dẫn tới tích lũy năng
lượng thừa dưới dạng mỡ và đưa tới tình trạng béo phì, là nguy cơ dẫn tới các
bệnh tim mạch.
- Thiếu năng lượng kéo dài dẫn tới trẻ suy dinh dưỡng, nõ sẽ ảnh hưởng
cả thể chất và trí tuệ, thờ ơ với xung quanh, trí óc chậm phát triển.
Vì trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt thì
ít bị mắc các bệnh, cơ thể phát triển khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt.
Tình hình dinh dưỡng của trẻ nông thôn nói chung và trẻ của lớp tư thục Sao
Vàng nói riêng là rất thấp.
Bản thân tôi luôn suy nghĩ và rất mong muốn nâng cao chất lượng bữa ăn cho
trẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng so với đầu năm còn dưới 7%.
Tạo uy tín cho lớp phụ huynh an tâm khi gửi con tại nhóm lớp mình phụ
trách. Vì vậy, việc xây dựng thực đơn chuẩn tại lớp tư thục chúng tôi là điều cần
thiết và cấp bách hiện nay.
III.Tóm tắt c ơ sở l ý luận :
- Theo viện dinh dưỡng quy định :
+ Trẻ em dưới 01 tuổi cần 1000kcal
+ Trẻ em từ 01 – 03 tuổi : 1300kcal.
+ Trẻ em từ 04 – 06 tuổi : 1600kcal.
Với 14% tổng năng lượng là do protit cung cấp.
16% - 18% năng lượng là do Lipit
68 – 70% năng lượng là do Gluxit.
+ Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng trong 01 ngày được tính:
Thành phần Số lượng Thành phần Số lượng
Năng lượng
Protit
1.360

12 – 27
Vitamin A (mcg)
Vitamin B1 (mg)
250
0,5
2
Canxi
Sắt
0,4 – 0,5
5 – 10
Vitamin B2 (mg)
Vitamin C (mg)
0,8
10
*.Chế độ ăn cháo cho trẻ từ 13 – 18 tháng :
Ngày ăn 5 bữa. Có thể sắp xếp như sau :
Sáng : Sữa đậu nành : 01 ly.
Trưa : Cháo thịt, rau 1 bát khoảng 250ml
Giữa trưa : 01 quả chuối.
Chiều : Cháo đậu xanh 01 bát
Tối : Cháo thịt đậu 01 bát.
Ta có thể biểu diễn dưới dạng hình vuông thực phẩm của cả ngày như sau:
Sữa mẹ hoặc sữa đậu nành : 300 ml+30g đường
Gluxit
Gạo : 100g
Cho cháo loãng 70 – 80g
Protit :
Thịt : 30 g
Trứng 01 quả
Hoặc đậu đỗ : 50g

Vi tamin và muối khoáng
Rau và củ : 100g
Chuối 01 quả
Lipit
Đầu thực vật 10g
*. Chế độ ăn cho trẻ từ 18 – 36 tháng :
Từ 18 – 24 tháng ăn cơm nát
Từ 24 – 36 tháng ăn cơm thường.
Với số lượng thực phẩm được quy định 1 ngày như sau :
+ Sáng : Sữa đậu nành 01 ly.
+ Trưa : Cơm thịt, rau 2 bát con.
+ Giữa trưa : 1 quả chuối
+ Chiều :Cơm đậu phụ + rau : 2 bát con và được xây dựng theo hình
vuông thực phẩm.
Sữa đậu nành+ đường: 200 ml+
20g
Protit :
Thịt : 50 g
3
Gluxit
Gạo : 150g
Hoặc đậu đỗ : 80g
Vi tamin và muối khoáng
Rau và củ : 200g
Lipit
Đầu thực vật 20g
Nhóm tuổi Chế độ ăn Nhu cầu cả ngày Nhu cầu tại
nhà trẻ
0 – 3 tháng
3 - 6 tháng

6 – 12 tháng
12 – 18 tháng
18 – 24 tháng
24 - 36 tháng
Bú mẹ hoàn toàn
Bú mẹ - Ăn bột
Bú mẹ - Ăn cháo
Cơm nát
Cơm thường
Cơm thường
600 – 800 kcalo
800 – 900 kcalo
900 -1100 kcalo
1100 – 1300 kcalo
1100 – 1300 kcalo
1100 – 1300 kcalo
480 – 560
480 -720
600 -770
660 – 910
660 – 910
660 – 910
* Tổ chức bữa ăn tại nhà trẻ:
- Số bữa ăn : Tối thiểu 2 bữa chính – 1 bữa phụ
- Năng lượng phân phối cho một bữa ăn.
+ Bữa ăn buổi trưa chiếm 30 – 35 % năng lượng cả ngày.
+ Bữa ăn buổi chiều chiếm 25 – 30 % năng lượng cả ngày.
+ Bữa ăn buổi phụ chiếm khoảng 10% năng lượng cả ngày.
*Cách tính toán điều tra khẩu phần ăn của trẻ ở nhà trẻ và trường mẫu giáo.
Bước 1 : Tính theo nhu cầu cần đạt của trẻ theo lứa tuổi mà ta cần điều tra về

chất đạm, mở, đường và nhu cầu về năng lượng.
- Năng lượng của chất đạm chiếm 14% tổng số kcalo / ngày.
- Năng lượng của chất mỡ chiếm 16% tổng số kcalo / ngày.
- Năng lượng của chất đường chiếm 70 % tổng số kcalo / ngày.
VD : Khẩu phần ăn của trẻ ở nhóm cơm nhà trẻ tối thiểu cần đạt là 600kcalo
Số gam của protit mà trẻ cần ăn ở nhà trẻ là
- KCalo của protit là 600 x 14% = 84 kcalo
4
Nên số gam protit 84 : 4,1= 20,5g ( 1g protit cho 4,1 kcalo)
- KCalo của lipit là 600 x 16% = 96 kcalo
1g của lipit cho 9 kcalo nên số gam lipit sẽ là 96 : 9 = 10,6g
- KCalo của gluxit là 600 x 70% = 420 kcalo
1g của lipit cho 4 kcalo nên số gam gluxit sẽ là 420 : 4 = 105 g
Bước 2:Tính số lượng thức ăn của trẻ tại nhà trẻ trong 1 ngày theo cách:
Cân đo cụ thể số lượng lương thực và thực phẩm tại nhà bếp từ 3 – 5
ngày. Dựa vào bản thành phần hóa học các loại rau củ của Việt nam thành phần
của 100g thức ăn đã làm sạch các số liệu tính được ghi theo bảng như sau:
Thực phẩm Số
lượng
Protit ( gam ) Lipit ( gam )
Động
vật
Thực
vật
Động
vật
Thực
vật
Thịt lợn sống.


Rau cải
Trứng vịt
Dầu thực vật
Nước mắm
Chuối
Đường

Tổng cộng
Bước 3 : Đánh giá khẩu phần ăn trên về năng lượng có đủ hay chưa số
lượng các chất protit lipit và gluxit so vơi nhu cầu trẻ ( Tính ở bước 1 ) xem đã
cân đối các chất theo yêu cầu của trẻ chưa và có sự bổ sung cho khẩu phần ăn
được tốt hơn.
* Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn :
+ Thực đơn cần đảm bảo các chất dinh dưỡng.
5
Bữa ăn chính phải có các thức ăn giàu protit, VD:Bột phải nấu với thịt, cá,
trứng hoặc lạc, vừng, đậu đổ( Không lên thực đơn bột cháo với đường hay rau,
mắm )
+ Cùng một loại thực phẩm sử dụng cho tất cả các chế độ ăn để tiện cho việc
tiếp phẩm và tổ chức nấu ăn cho trẻ gủa nhà bếp.
+ Thực đơn phải phù hợp theo mùa: Nên xây dụng thực đơn theo 2 mùa ( Mùa
đông – mùa hè ) .
Thời gian lên thực đơn nên một tuần ( Phù hợp với việc sử dụng đủ loại thực
phẩm và việc mua, bảo quản thực phẩm cũng tiện lợi hơn.
+ Thực đơn cần thay đổi món ăn để trẻ khỏi chán, nên bố trí trong ngày có các
loại thực phẩm khác nhau.VD: Sáng cháo thịt rau, chiều cháo cá rau, các bữa ăn
tanh không nên để 2 bữa ăn liền nhau.
+ Khi xây dựng thực đơn nên ưu tiên các loại thực phẩm có sẵn ở địa phương
vào bữa ăn cho trẻ.
PHẦN II: NỘI DUNG TỔNG KẾT KINH NGHIỆM

2.1.Thực trạng vấn đề :
2.1.1.Thuận lợi :
- Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Phòng giáo dục thị xã Ninh
Hòa mở ra các lớp tập huấn về dinh dưỡng cho trẻ, tạo điều kiện về mọi mặt
cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Nhân viên tổ nuôi luôn nhiệt tình, chịu khó tìm tòi, sáng tạo trong chế
biến, cải tiến các món ăn cho trẻ.
- Sân vườn rộng tạo điều kiện cho nhóm lớp “ tăng gia sản xuất”, tăng
nguồn thu nhập đồng thời đẩm bảo khâu vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhận được sự đóng góp ủng hộ, động viên kịp thời của phụ huynh, học
sinh.
- Tận dụng được nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương ( sạch – rẻ ).
2.1.2.Khó khăn :
- Phải xây dựng thực đơn theo chế độ ăn cho nhiều lứa tuổi.
6
- Trình độ giáo viên, nhân viên còn thấp, ảnh hưởng đến việc xây dựng
thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ khoa học – hợp lý hơn.
- Điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, chưa trang bị được máy tính
để còn cài đặt phần mềm tính khẩu phần ăn cho trẻ nhanh chính xác, tham khảo
thực đơn trên Internet.
2.2.Các biện pháp tiến hành :
Dựa trên những yêu cầu quy định về dinh dưỡng cho trẻ. Liên hệ thực tế tại
nhóm tôi phụ trách, ngày đầu năm đi học tôi đã bắt đầu xây dựng kế hoạch và
tiến hành rút kinh nghiệm cho bản thân.
Như chúng ta đã biết, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ hết sức quan
trọng nhưng trái lại trẻ không thể ăn một lượng thức ăn lớn. Do vậy trong bữa ăn
của trẻ tôi phải tổ chức và tính toán làm sao để đáp ứng đủ 5 yêu cầu sau đây :
+ Đảm bảo đủ lượng calo;
+ Cân đối các chất Protein – lipit – Glixit;
+ Thực đơn đa dạng, phong phú, dùng nhiều loại sản phẩm;

+ Thực đơn theo mùa, chế biến hợp lý và phù hợp với trẻ.
+ Đảm bảo chế độ tài chính.
Vào đầu năm học, tôi cân đo từng trẻ trước khi vào lớp. Chấm biểu đồ và
phân loại trẻ bình thường, SDD vừa, SDD nặng.
Theo như số trẻ thực tế tại lớp, trẻ của lớp tôi chủ yếu ở lứa tuổi nhà trẻ từ 01 –
3 tuổi cụ thể như sau:
Số trẻ Cân nặng BT SDD vừa SDD nặng
Đầu năm 25 17 5 3
Tỷ lệ % 68% 20% 12%
Và xây dựng các biện pháp tiếp theo:
2.2.1.Vận động đóng góp của phụ huynh có con bị suy dinh dưỡng
- Sau khi cân đo, phân loại sức khỏe cháu, tôi họp phụ huynh học sinh và bàn
về việc mức đóng góp tiền ăn mỗi ngày 12000đ ( Một bữa chính và một bữa
phu bữa phụ ).
7
- Đối với trẻ có số cân nặng thấp – Trẻ suy dinh dưỡng thì tăng lên mỗi trẻ
3000đ/ ngày để bổ sung thêm một bữa ăn phụ cho trẻ.
2.2.2. Lên kế hoạch cân đối giữa các chất và đảm bảo đủ lượng calo.
Bản thân tôi đi học hỏi kinh nghiệm tại các trường Mầm non công lập, các
lớp tư thục lâu năm có uy tín ở các địa bàn lân cận về ích lợi của các thực phẩm
có trong bữa ăn ví dụ như:
- Protein hết sức cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của trẻ là nguyên liệu chủ
yếu để xây dựng lên các tố chất trong cơ thể trẻ mầm non . P có nhiều trong
thịt , cá , trứng, sữa ,đậu ,lạc ,vừng .
- Lipid là nguồn cung cấp năng lượng , những loại thức ăn giầu L gồm dầu ăn,
mỡ lợn, một số loại thịt cá và một số loại hạt quả có nhiều tinh dầu.
- Glucid cung cấp lượng chủ yếu trong cơ thể G có nhiều trong gạo, bột mỳ,
miến , đường, đậu …
- Vì vậy trong bữa ăn của trẻ hàng ngày ta cần phải đảm bảo đầy đủ các loại
thực phẩm . Qua đó ta cần phải tính toán làm sao để cân đối giữa các chất : P –

L -G theo tỷ lệ thích hợp của trẻ là : 14 -16 ; 18 – 20 , 64 – 68. Muốn cân đối
được tỷ lệ các chất ta cần phải chú ý đến những đặc điểm sau đây :
+ Đạm có nguồn gốc từ động vật rất nhiều nhưng giá thành lại đắt , ngược lại
đạm có nguồn gốc từ thực vật lại rất rẻ. Tiền ăn của các cháu đóng hàng ngày thì
hạn chế , vì vậy phải biết kết hợp giữa đạm cung cấp từ thịt , cá , trứng với đạm
cung cấp từ đậu, lạc ,vừng . Qua đod kết hợp với các loại canh rau có độ đạm
tương đối cao như rau ngót, rau muống , giá đỗ .
+ Muốn đảm bảo được lượng Lipid trong mỗi bữa ăn của trẻ có thể chế biến
thành các món rán , xào . Để đảm bảo được lượng Glucid cho trẻ và cân đối giữa
hai bữa chính và bữa phụ trong ngày , bữa chính sáng trẻ ăn cơm , bữa phụ chiều
có thể chế biến một số món ăn từ gạo nếp , mỳ, chè các loại.
+ Từ đó có kế hoạch cân đối năng lượng phân phối cho các bữa ăn :
Buổi trưa chiếm 30 -35 % năng lượng cả ngày.
Bữa phụ chiếm 15 % năng lượng cả ngày.
+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu:
8
- Chất đạm ( protit ) cung cấp khoảng 12 -15% năng lượng khẩu phần.
- Chất béo ( Lipit ) cung cấp khoảng 35 – 40 % năng lượng khẩu phần.
- Chất bột ( Gluxit ) cung cấp khoảng 45 - 53 % năng lượng khẩu phần.
+ Cung cấp đủ nước uống khoảng 1 – 1,5 lít / Trẻ/ Ngày kể cả nước trong
thức ăn.
*Cách chế biến các món ăn cho trẻ:
-Cần phải đảm bảo qua các khâu lựa chọn thực phẩm tươi ngon tới khâu
vận chuyển, chế biến và bảo quản tốt.
-Cách chế biến phải phù hợp từng độ tuổi như xay, giã nhỏ nấu chín nhừ
để trẻ dễ tiêu hóa. Đối với trẻ nhóm cơm cần chế biến cho trẻ ăn 2 món trong
bữa chính là món thức ăn mặn và canh.
Nhóm tuổi Chế độ ăn Nhu cầu cả ngày Nhu cầu ở nhà
trẻ
12 – 18

tháng
18 – 24
tháng
24 -36 tháng
Ăn cháo- bú mẹ-
uống sữa
Cơm nát – Bú mẹ
Cơm thường
900 – 1100 kcal
1100 – 1300 kcal
1100 – 1300 kcal
600 - 770 kcal
660 - 910 kcal
660 - 910 kcal
Cân nhắc trong việc lựa chọn thực phẩm.
VD: Trước đây tôi thường mua loại gạo quá trắng, xây xát gạo kỹ giá thành
cao hơn các loại gạo có ở địa phương. Sau khi đi học hỏi biết là gạo trắng bị hao
hụt trong quá trình xay xát kỹ làm mất đi 1 một lượng prôtit và vitamin B, mà
lại tốn một khoảng chi phí không phù hợp.
Hoặc khi chế biến cho trẻ tôi chỉ dùng dầu thực vật, không cho trẻ dùng mở
động vật vì sợ không tốt cho cơ thể. Nhưng sau khi học hỏi tôi mới biết là nên
cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, chúng bổ sung hổ trợ cho nhau tốt hơn.
Bên cạnh việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ tôi còn tăng
cường cho trẻ uống sữa đậu nành ( Số tiền tiết kiệm từ việc mua gạo xay xát tại
địa phương và tiền thay đổi từ dầu thực vật xen lẫn mở động vật)
9
2.2.3.Tiến hành xây dựng thực đơn theo mùa, chế biến hợp lý và phù hợp với
trẻ.
VD: Đạm có nguồn gốc từ động vật rất nhiều nhưng giá thành lại đắt,
ngược lại đạm có nguồn gốc từ thực vật lại rất rẽ.Tiền ăn của trẻ đóng hàng

ngày thì hạn chế, vì vậy tôi đã kết hợp giữa đạm cung cấp từ thịt, cá, trứng với
đạm cung cấp từ đậu, lạc, vừng. Qua đó kết hợp với các loại canh rau có độ
đạm tương đối cao như rau ngót, rau muống, giá đỗ …
+ Muốn đảm bảo được lượng lipit trong mỗi bữa ăn của trẻ có thể chế
biến thành các món chiên, xào, đảm bảo được lượng Gluxit cho trẻ và cân đối
giữa hai bữa chính và bữa phụ trong ngày.
Bữa chính trưa trẻ ăn cơm. Bữa phụ xế trẻ ăn cháo hải sản, phở hoặc các
loại chè.
* Thực đơn đa dạng phong phú – dùng nhiều loại thực phẩm.
- Tất cả các chất dinh dưỡng đều hết sức cần cho cơ thể ở lứa tuổi mầm non.
Vì thế, trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ ta phải kết hợp nhiều lọa thực phẩm.
Mỗi loại thực phẩm cung cấp một số chất nhất định, cách tốt nhất để trẻ ăn đủ
chất là phải đan xen thêm nhiêù loại thực phẩm trong bữa ăn, có như vậy thực
đơn mới đa dạng – phong phú.
VD: Thực phẩm từ đậu phụ có thể chế biến thành đậu chiên sốt cà chua, đậu
nhồi thịt, trứng hấp thịt đậu phụ…
-Thực phẩm từ cua đồng có thể nấu được nhiều món như: Canh cua rau
mồng tơi, canh cua rau đay, canh của rau dền, rau muống, mướp.Chất nọ bổng
sung cho chất kia làm cho giá trị dinh dưỡng của ba chất tăng lên rất nhiều.
* Xây dụng thực đơn theo mùa:
- Ở lứa tuổi từ 1 – 3 tuổi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng là vô cùng
quan trọng, nhưng khẩu vị và trạng thái thức ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đêns
quá trình hấp thu cũng như chất lượng ăn của trẻ.
VD: trẻ còn nhỏ phải chú ý đến khâu chế biến như băm nhỏ thịt, thái nhỏ,
nấu phải mềm, nhừ…
10
- Các món ăn mặn ta có thể chế biến thêm nước sốt kèm theo đẻ trẻ dễ ăn
hơn.
VD : Cá Ngừ sốt cà chua; Tôm chiên bột sốt cà …
- Ăn uống còn phụ thuộc vào khí hậu, điều kiện từng mùa.Như mùa hè

nóng bức, nhu cầu về ăn các món có nhiều nước cũng tăng lên và trẻ rât thích
ăn. Còn về mùa đông lạnh ta có thể sử dụng các món xào, rán, thuộc các món ăn
hầu như nhiều hơn.
VD :Thực đơn mùa hè :
Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu
Bữa
trưa
- Cá sốt cà
chua
- Cua đồng
nấu rau mồng
tơi
- Chả
trứng –
Thịt.
- Canh cá
nấu chua
- Thịt gà
- Canh tôm
nấu với bí
đỏ .
- Đậu phụ
um thịt
- Cánh cá
nấu với
rau cải
- Giá đậu
xào thịt.
- Canh riêu
cua

Bữa xế - Cháo thịt
nạt bí đỏ.
- Phở gà - Canh
miếng gà
- Súp đậu
hạt thịt lợn
- Bánh mì
la gu
*. Tận dụng các nguồn thực phẩm của địa phương:
Là một nhóm trẻ nông thôn, nhân trồng được rất nhiều các loại rau, củ, quả
trong vườn, tôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi thường mua với giá rẻ
hơn so với thị trường, vừa tươi ngon vừa tiết kiệm được một khoảng kinh phí
nhỏ.
* Là một vùng cây trái, rau củ có được bốn mùa nên khi xây dựng thực
đơn tôi cũng xen kẻ với nhau cho trẻ ăn không nhàm chán, thỉnh thoảng mới cho
trẻ ăn những loại thực phẩm các vùng khác cho trẻ làm quen như su hào, rau xà
lách xoan.
* Những loại rau củ ở địa phương thường tươi, giá thành rẻ nên tôi cũng thay thế
thực phẩm khi có điều kiện.
VD : Rau cải nấu tôm.
Bầu nấu tôm.
Rau mồng tơi, dền đỏ nấu tôm.
11
Rau muống nấu tôm.
Nếu không mua được tôm tươi cũng có thể chế biến các loại rau, củ trên với cá,
thịt nạt lợn…
* Nếu bữa phụ tôi lên thực đơn là dưa hấu nhưng dưa trái mùa giá cao có thể đổi
thành dưa bở, chè đậu xanh…
Rau được trồng xen trong vườn
2.2.4 . Đảm bảo chế độ tài chính :

Với mức tiền thu 1200đ/ trẻ/ ngày. Để xây dựng được thực đơn đầy đủ
năng lượng và dinh dưỡng lại đảm bảo lượng calo và đạt tỉ lệ dinh dưỡng của
các chất đòi hỏi người kế toán phải tính khả năng tài chính hiện có. Vừa đảm
bảo chế độ ăn cho trẻ phong phú đa dạng, đủ lượng đủ chất. ngày nào cũng có
thịt hoặc cá, trứng, tôm, canh rau, củ, quả chúng tôi đã phối hợp thực phẩm đắt
với thực phẩm rẻ, hoa quả tươi ngon và giá thành hợp lý.
- Trong khu vực vườn trường rộng. Tôi khuyến khích và cùng chị em
trong nhóm trẻ ngoài giờ trồng thêm các loại rau xanh, ít chăm bón mà lại mau
thu hoạch như : Rau cải, mồng tơi, rau ngót, mướp…Vừa tăng thu nhập cho chị
em vừa cung cấp được nguồn rau sạch an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó tôi còn vận
động các chị em trồng thêm cây ăn quả như chuối. thỉnh thoảng đem bán lại cho
lớp, hoặc tôi mua thực phẩm từ phụ huynh, thực phẩm tươi ngon,giá thành lại rẻ
hơn thị trường.
12
2.2.5.Yêu cầu đối giáo viên:
Giáo viên, người chăm sóc trẻ có vai trò thay thế người mẹ và gia đình chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ trong thời gian ở nhà trẻ. Vì vậy giáo viên cần đáp ứng đầy
đủ nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ theo lứa tuổi.
- Về chăm sóc dinh dưỡng
+ Tổ chức cho trẻ ăn tối thiểu 2 bữa chính 1 bữa phụ/ 1 ngày. Chuẩn bị các điều
kiện tổ chức bữa ăn.
+ Tạo điều kiện cho trẻ được bú mẹ đầy đủ.
+ Đảm bảo điều kiện cho trẻ ăn uống đầy đủ theo nhu cầu lứa tuổi. cơ cấu
khẩu phần cân đối và hợp lý.
+ Xây dựng thực đơn phù hợp với thực tế ở địa phương.
+ Thay đổi cách chế biến các món ăn và phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
+ Tập trẻ thích nghi với các loại thức ăn được chế biến ở nhà trẻ và chế độ
ăn theo lứa tuổi, động viên trẻ ăn hết suất.
+ Rửa tay, lau mặt sạch sẽ cho trẻ trước và sau khi ăn. Sau khi ăn cho trẻ
xúc miệng, uống nước.

+ Xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra trong bữa ăn.
+ Phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và người chăm sóc trẻ và gia đình, lo
bữa ăn cho trẻ đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm đáp úng nhu cầu dinh dưỡng
đầy đủ, hợp lý.
Giờ ăn trưa của trẻ
13
III.KẾT QUẢ TỔNG HỢP.
Năm học 2010 -2011, khi tôi chưa học hỏi và ứng dụng vào trong thực tế.
Số tiền đóng góp của phụ huynh 1200đ/ 1 ngày/ trẻ quả là rất khó khăn, eo hẹp.
Vừa khó khăn cho tôi vừa khó cho tổ nuôi và thiệt thòi cho trẻ,tỷ lệ trẻ tăng cân
đều hàng tháng là rất ít. Cháu SSD giảm chậm . Từ khi tôi học hỏi các trường
bạn và áp dụng cho nhóm trẻ mình, cho đến cuối năm học 2011 – 2012. Số trẻ
SDD ở nhóm lớp tôi giảm rất cao, tỷ lệ trẻ tăng cân hàng tháng đều. Tôi tiến
hành khảo sát theo từng quý của năm học cụ thể như sau:
Số trẻ CNBT SDD vừa SDD nặng
Tỉ lệ% Quí I 25 18  72% 4 16% 3 12%
Tỉ lệ% Quí II 25 21  84% 2  8% 2  8%
Tỉ lệ% Quí III 25 22  88% 2 8% 1 4%
Sau 3 tháng tỉ lệ trẻ SDD có giảm nhưng còn thấp, nhưng đến cuối của
từng quí thì số trẻ tăng lên và đến cuối năm kết quả đạt được rất khả quan. Được
sự động viên khuyến khích của các cấp lãnh đạo, được sự ủng hộ của phụ
huynh, chúng tôi rất vui mừng vì khó khăn về thức ăn, khẩu phần ăn và vệ sinh
an toàn thực phẩm đã được giải quyết.
* Đến thời điểm này giá cả thị trường, các nguồn thực phẩm đang tăng
nhưng chúng tôi nhất quyết không tăng giá tiền ăn hàng ngày của trẻ lên mà vẫn
duy trì ở mức 12000đ/ ngày/ trẻ.
- Trẻ lớp tôi vui vẻ hoạt bát, hoạt động tốt hơn, ít bệnh đau hơn trước.
Để có những thành công như vậy, dù nhỏ nhoi nhưng đối với bản thân tôi
thì thật lớn lao.Bản thân không được đào tạo chuẩn, trình độ văn hóa thấp, xây
14

dựng nhóm trẻ chủ yếu dựa vò kinh nghiệm,nhưng bước đầu gặt hái được những
kết qủa như vậy tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Qua một năm thực hiện bản thân
tôi luôn cố gắn hỏi hoc chị em ở đơn vị bạn, học hỏi từ các vị lãnh đạo, tìm sách
báo về dinh dưỡng cho trẻ ở trạm y tế . Trao đổi tham khảo ý kiến của chị
em trong nhóm lớp, học cách tính toán xây dựng thực đơn đạt chuẩn, phù hợp
vứi trẻ ở trường công lập… Chất lượng bữa ăn được nâng cao, tỉ lệ trẻ SDD
giảm.
Bên cạnh những thành công nhỏ đó thì những nhóm trẻ tư thục nhỏ như
Sao vàng vẫn còn rất nhiều khó khăn, để đáp ứng được yêu cầu về chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ mà bộ GD và ĐT quy định như:
- Chưa có điều kiện để học tính khẩu phần ăn cho trẻ chính xác, hợp lý
hơn.
- Cháu ở nhóm lớp số lượng ít nhưng nhiều độ tuổi nhưng trong quá trình
chế biến thức ăn còn khó khăn.
- Chưa có biện pháp để giám sát chính xác hơn về độ an toàn của các loại
thực phẩm được mua của nhân dân địa phương.
PHẦN III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trên đây mà những kinh nghiệm bản thân tôi và các chị em trong lớp đã
áp dụng, thực hiện đã đạt những thành công nhất định.
+ Điều tra số lượng trẻ vào lớp, phân loại trẻ bình thường và trẻ SDD các
thể nặng và vừa.
+ Họp phụ huynh bàn về vấn đề đóng số tiền ăn mỗi trẻ, tăng thêm suất
ăn cho những trẻ SDD.
+ Thay đổi thực phẩm có nguồn gốc từ địa phương, đảm bảo chất lượng
và giá thành hạ.
15
+Xây dựng thực đơn chuẩn cho từng độ tuổi, thay đổi một số thực phẩm
có nguồn gốc giá thành cao bằng những thực phẩm có nguồn gốc từ địa phương
nhưng dễ chế biến và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
+ Xây dựng thực đơn theo mùa, hợp lý với trẻ, tận dụng mùa nào thực

đơn nấy, hạn chế sử dụng thực đơn trái mùa.
+ Có điều kiện tăng gia sản suất, đảm bảo nguồn thực phẩm sạch và tăng
thêm thu nhập.
+ Nâng cao khẩu hiệu “ Ngon – Bổ - Rẻ - Hợp vệ sinh “
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi và chị em trong nhóm lớp đúc kết được
và đã có kết quả khả quan. Rất mong được chia sẽ cùng với các nhóm tư thục
nhỏ,ở những vùng nông thôn cũng khó khăn như chúng tôi áp dụng. Riêng
nhóm trẻ của chúng tôi năm học mới cũng sẽ tiếp tục thực hiện và khắc phụ dần
những hạn chế còn đang tồn tại góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc –giáo
dục trẻ tại các nhóm tư thục nói riêng và trẻ Mầm non nói chung.
Ninh Hòa tháng 07 năm 2012
Người viết
Lê thị ngọc thi
MỤC LỤC
STT Tên tài liệu Tác giả
1
2
3
Chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non
Chương trình giáo dục Mầm non
Tap chí giáo dục Mầm non
Trường CĐSP TW III
Bộ giáo dục -đào tạo
Bộ giáo dục -đào tạo
16
4
5
6
Tranh ảnh sách báo…
Sách chăm sóc sức khỏe trẻ em từ 0-6

tuổi của trường CĐSP nhà trẻ mẫu
giáo TW1
Trên các phương tiên
thông tin đại chúng…
17

×