Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Những giá trị kinh tế của việc chăn nuôi động vật quý hiếm mang lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 24 trang )

Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mưu sinh, những khó khăn trong chăn nuôi thông thường trong những năm
gần đây, những lợi thế mà các loại động vật qúy hiếm mang đến với nhiều
trường hợp mang lại siêu lợi nhuận là những yếu tố đưa người dân đến với
những loại 'vật quý hiếm".
Tuy nhiên khi tiếp xúc với những loại vật qúy hiếm, thì những người đi tiên
phong đó phải đối mặt với nhiều điều mới mẽ: kỹ thuật, buôn bán, luật pháp Và
ở góc độ nhà nước các loại vật nuôi quý hiếm mới mẻ này cũng gây nhiều bối rối
cho các nhà quản lý.
Nhưng muốn hay không, các loại vật nuôi "quý hiếm" càng ngày càng xuất
hiện - và nhà nước cũng khuyến khích thì chúng ta - nhứng nhà quản lý và khoa
học - cũng phải trả lời, liệu con vật qúy hiếm đó có nuôi trong môi trường nhân
tạo được không, và nếu nuôi được thì nuôi thế nào Những giá trị kinh tế mà
động vật quý hiếm mang lại cho nhà chăn nuôi trong thời gian qua như thế nào.
Đó là lí do chúng ta đi tìm hiểu chuyên đề “Những giá trị kinh tế của việc chăn
nuôi động vật quý hiếm mang lại” sau đây.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II.1. Tình hình chăn nuôi động vật quý hiếm và giá trị kinh tế của chăn
nuôi động vật quý hiếm
II.1.1. Chăn nuôi con Nhím và giá trị mang lại
Nuôi nhím là một nghề rất mới, mới hơn cả nghề nuôi baba, nuôi ếch…
Khi nghề nuôi nhím bắt đầu được giới thiệu qua các phương tiện thông tin đại
chúng như các báo, đài phát thanh, đài truyền hình thì hàng trăm người đã đổ xô
- 1- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
vào nuôi. Tới nay, số người nuôi đã lên
tới cả nghìn và càng ngày càng lan mạnh.
Ở thị xã Sơn La, người ta đã thành
lập một hội nuôi nhím với một ban chấp
hành, chủ tịch, phó chủ tịch, có con dấu và


văn phòng làm việc đàng hoàng. Hội nuôi
nhím này hoạt động sôi nổi và luôn kết nạp
thêm hội viên mới.
Trong cuốn “Danh mục các loài thú (Mammalia) Việt Nam” của Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh học (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) có
cho biết, nhím chỉ phân bố từ các tỉnh phía Bắc vào tới Khánh Hoà! (?) Nhưng
thực tế, có thể gặp nhím ở các tỉnh Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình Dương, Bình
Phước và nhiều nơi khác ở phía Nam. Điều đó giúp chúng ta khẳng định, ở
Việt nam, chỗ nào cũng có thể tổ chức nuôi nhím.
Hiện nay, rất nhiều tỉnh đã phát triển các hộ nuôi nhím. Hiện nay tài liệu
hướng dẫn cách nuôi nhím còn ít, chủ yếu là thu thập tài liệu và kinh nghiệm của
bà con về nghề nuôi nhím. Vì vậy, cần thiết phải có một tài liệu hướng dẫn kĩ
hơn để giúp cho những người nuôi nhím có đầy đủ thông tin. Khi có tài liệu
hướng dẫn nuôi và tham khảo kinh nghiệm của rất nhiều người nuôi nhím thành
công thì việc nuôi nhím sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Vì vậy, ở đâu có điều
kiện và thị trường có nhu cầu thì bà con mình phải bắt tay ngay vào việc nuôi
nhím.
Cơ sở nuôi nhím có quy mô lớn đầu tiên ở việt Nam là trại nhím tại Trung
tâm nghiên cứu khoa học và sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc (thuộc Viên Khoa
học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam) đóng ở cây số 6 thị xã Sơn La. Hiện tại, riêng ở
Sơn La cũng đã có cả trăm gia đình nuôi nhím. Có nhà chỉ nuôi chúng trong những
diện tích rất hẹp của chỗ nuôi gà cũ, mấy mét vuông ấy cũng có thể nuôi được 5 – 6
- 2- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
con nhím. Thậm chí có các gia đình xếp các lồng nhím chồng lên nhau trên diện
tích chỉ khoảng 2m
2
, nhưng nhím vẫn sống và sinh sôi thoải mái, nuôi với quy mô
lớn thì chuồng trại rộng rãi. Tuy nhiên, đầu tư để làm chuồng cũng không lớn vì chủ
yếu các ô được ngăn bằng lưới thép, nền xi măng và có mái che. Chúng dễ nuôi, cái

gì cũng ăn. Quên cho chúng ăn mấy ngày cũng không thấy chúng quấy phá”.
Việc nuôi nhím còn lan ra nhiều tỉnh thành khác. Từ một loài hoang dã,
nhóm đã dần dần trở thành vật nuôi trong gia đình. Chắc rằng, nuôi nhím sẽ là
một nghề bền vững trong các hộ gia đình.
Đối với những nhà ở vùng đồi nuôi nhím càng dễ, nhím ăn rễ cây, lá cây, các
loại củ, quả, măng rừng…Vì vậy, ở miền núi mà không nghĩ dến việc nuôi nhím thì
thật là uổng phí. Tất nhiên, nuôi con nào cũng vậy, ngoài các điều kiện thuận lợi ra ta
phải có quyết tâm và chăm chỉ thì mới thành công. Thế nhưng, dễ như nuôi nhím mà
không lam được thì… ta cũng phải xem lại ta. Có khi các nguyên nhân dẫn đến
nghèo đói lại chính vì bà con mình chưa dám mạnh dạn đi vào những nghề mới.
2.1.1.1. Nuôi nhím không đòi hỏi nhiều công sức và chi phí không cao.
Nguồn thức ăn rất chủ động, dễ tìm, dễ mua và có mua giá cũng rẻ. Nhím ăn
ngày 3 bữa nhưng đặc biệt ăn nhiều về đêm. Thức ăn là các loại củ quả, ngũ cốc, rau
xanh. Những thứ này ở nông thôn, ngoại thành đất rộng ai cũng có thể tự tạo thức ăn
cho nhím.
Về chuồng trại, chỉ cần giữ vệ sinh tốt, thông thoáng, đầy đủ ánh sáng,
không khí.
Chăm sóc nhím không cầu kỳ như heo, bò. Mỗi ngày quét dọn chuồng một lần.
Trong quá trình nuôi nhím, ít thấy xảy ra trường hợp đau ốm nào.
Nuôi nhím rất kinh tế vì giá nhím giống hiện nay được bán ra từ 8 đến 15 triệu
đồng một cặp. Riêng nhím thịt nếu nuôi tốt trong 1 năm có thể lên đến 15kg/con
- 3- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
cũng đã có giá 150 ngàn/1kg hơi. trao đổi với các nhà chăn nuôi khác một số
nhím đực để tránh sự trùng huyết khi phối giống làm thoái hoá đàn nhím.
Nhím cần trở thành một nghề được đưa vào danh mục chăn nuôi của dân
mình ở khắp mọi nơi.
Hiện nay, nhím được xếp vào số các loại thú quý hiếm. Nó hiếm vì bị săn
bắt ráo riết. Thịt nhím được ưu chuộng và bán vơi giá rất cao. Thịt nó nạc, ngọt
thịt và được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Khách sành ăn rất thích thịt

nhím.
Ngoài ra, các bộ phận khác của nhím cũng được sử dụng vào nhiều việc.
Người ta cho biết, mật nhím được dùng để chữa đau mắt và xoa bóp các vết
thương. Nó cũng có thể dùng để chữa đau lưng. Thịt, ruột già, gan và cả phân
nhím cũng được sử dụng để chữa bệnh phong nhiệt, đặc biệt dạ dày của nhím lại
là vị thuôc rất độc đáo để chữa cho chính dạ dày của người. Vì vậy, người ta săn
bắt nhím nhiều cũng là bởi muốn lấy được cái dạ dày của chúng. Người Trung
Quốc rất mê vị thuốc này. Hiện nay, nhím trong rừng rất hiếm, nếu có thì là
nhưng con nhỏ, chúng chỉ nặng 4-5kg. Những con to (10-15kg) thường đã bị
người ta bắt hầu hết. Lượng nhím càng ít đi thì giá nhím lại càng cao. Mặt khác
mức sống của dân ta, đặc biệt là người ở Thành phố ngày một nâng cao, họ bắt
đầu thích ăn của lạ, của ngon. Nhím được xếp vào hàng đặc sản hấp dẫn. Nhím ở
rừng hay nhím nuôi ở nhà, đều được đánh giá như nhau. Bà con mình cần nắm
được nguyện vọng đó của khách sành ăn. Họ thích ăn thứ gì thì ta sản xuất thứ
ấy. Thế mới gọi là “kinh tế thị trường”. Nhà nước đã cho phép chuyển đỏi cơ cấu
sản xuất thì ta phải mạnh dạn lên. Nuôi nhím chắc chắn đạt hiệu quả kinh tế cao.
2.1.1.2. Một số bài thuốc từ nhím
Ngoài ra, các bộ phận khác của nhím cũng được sử dụng vào nhiều việc.
Người ta cho biết, mật nhím được dùng để chữa đau mắt và xoa bóp các vết
thương. Nó cũng có thể dùng để chữa đau lưng. Thịt, ruột già, gan và cả phân
- 4- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
nhím cũng được sử dụng để chữa bệnh phong nhiệt, đặc biệt dạ dày của nhím lại
là vị thuôc rất độc đáo để chữa cho chính dạ dày của người. Vì vậy, người ta săn
bắt nhím nhiều cũng là bởi muốn lấy được cái dạ dày của chúng. Người Trung
Quốc rất mê vị thuốc này. Nó có hiệu quả tốt. Không biết đến lúc nào mới có đủ
nhím cho người đau dạ dày.
Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi, dạ dày của nhím có thể chữa được nhiều bệnh.
Trong công trình “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Tái bản lần thứ 10-
NXB Y Học, Hà Nội – 2001) của ông, có nói tới việc sử dung dạ dày nhím.

Người ta gọi dạ dày nhím là thích vị bì. Ta không dùng cả cái dạ dày mà chỉ bóc
lấy lớp màng bao phủ dạ dày sau đó đem sấy khô để dùng dần. Khi dùng, sao
chúng bằng cát nóng, màng sẽ nở phồng lên. Sắc thuốc hoặc tán thành bột để
uống.
Dạ dày nhím có vị đắng, ngọt, tính bình nó có tác động vào kinh vị và đại
tràng và có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, giảm đau, trị lậu ra huyết.
Có thể dùng nó để chữa những trường hợp trĩ lòi dom chảy máu, di mộng tinh,
nôn mửa, lỵ ra máu. Người ta vẫn thường dùng với liều lượng từ 6 – 16 gam
dưới dạng thuốc bột hay sắc uống. Một số đơn thuốc có sử dụng dạ dày nhím mà
GS. Đỗ Tất Lợi đã nêu ra như sau.
1. Chữa lòi dom chảy máu
Dạ dày nhím sao phồng (với
hoạt thạch rồi bỏ hoạt thạch) dùng
10g hoa hoè sắc kĩ với 100ml nước.
Sau đó, dùng 3 – 6 gam dạ dày
nhím đá sao vàng và tán thành bột
hoà với nước hoa hoè đã sắc chia
làm 3 lần uống trong ngày.
- 5- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
2. Chữa thuỷ thũng, cổ trướng, hoàng đản
Đốt dạ dày nhím và tán mịn. Mỗi lần lấy 8g hoà với rượu và uống, bệnh sẽ
thuyên giảm
Theo cuốn “Những động vật cho vị thuôvs quý chữa bệnh” thì tác giả
Nguyễn Hữu Đảng còn liệt kê một loạt bài thuốc có dùng đến nhím gồm:
3. Thuốc chữa đau dạ dày
a, Dạ dày nhím: 1 cái
Dùng than củi sấy khô dạ dày nhím, sau đó rang cùng với cát tới khi từ
vàng ngấng màu đen là được. Đem tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g với nước
nghệ loãng. Sau khi uống hết một đợt thuốc, cần nghỉ 2-3 ngày. Sau đó lại uống

tiếp.
b, - Dạ dày nhím 12g - Củ mài 30g - Đường trắng 30g
Dạ dày nhím sấy khôvàng, cùng các vị thuốc tán bột mịn, mỗi lần uống 3g
với nước sôi để nguội, ngày 2 lần sáng, tối.
c, - Da nhím 30g - Tổ ong mật 15g
Da nhím và tổ ong mật đều được sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 3g với
nước ấm, ngày uống 3 lần.
4. Thuốc chữa cấm khẩu
- Lông nhím 30g - Quả bồ kết 30g - Giun đất 40g
Cho các vị thuốc vào nồi đất bịt kín và đốt bên ngoài. Khi các vị thuốc
cháy hết thành than, tán bột cho uống, trẻ em mỗi lần dùng 4g, người lớn mỗi lần
dùng 8g. Uống với nước nguội, ngày 2-3lần.
5. Thuốc chữa liệt dương
Bài thuốc 1 - Da nhím 80g - Tôm 100g
Cả hai sao vàng tán bột, ngày uống 2 lần mỗi lần 6g với nước sôi có pha 50%
rượu
- 6- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
Bài thuốc 2 - Da nhím 40g - Hạt hẹ 30g - Múi sầu riêng
100g
Da nhím sao cát cho vàng, các vị thuốc còn lại sấy cho khô, tất cả tan bột,
ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g với nước sôi có pha 50% rượu vang. Cần uống liên
tục 1 tháng, trong thời gian uống thuốc không gần phụ nữ.
Bài thuốc 1 - Da nhím 30g - Nhộng tằm 100g
- Tổ bọ ngựa ở cây dâu (tang phiêu tiêu)
Các vị làm và uống theo hướng dẫn trên.
6. Thuốc chữa di tinh
Bài thuốc 1 - Da nhím 20g - Ngó sen 100g - Lá đậu ván 150g
Da nhím sao cát cho vàng, các vị thuốc khác sấy khô tán bột mịn. Ngày uống
1 lần trước khi đi ngủ, lượng thuốc 10g với 30ml rượu vang hâm nóng.

Bài thuốc 2 - Da nhím 50g - Hạt sen 100g
- Cam thảo 30g - Hoa mướp 50g
Cách làm và uống như bài trên
Bài thuốc 3 - Da nhím 60 g - Dây tơ hồng 60g (có thể dùng hạt)
- Ngũ vị tử 30g - Phá cố chỉ 30g
Các vị thuốc được bào chế và tán bột như bài trên, ngày uống 3 lần, mỗi
lần 5g thuốc với 30ml rượu vang hâm nóng.
7. Thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt
- Da nhím 35g - Bột hoạt thạch 300g
Da nhím tươi làm sạch cát thành miếng dài 5cm rộng 3 cm, cho vào bột
hoạt thạch sao nhỏ lửa, khi da nhím khô vàng là được. Lấy da nhím tán bột.
Ngày uống 2 lần sáng, tối, mỗi lần 6g thuốc với nước cơm.
8. Thuốc thống sữa
Bài thuốc 1 - Da nhím 25g - Da lợn 50g
- 7- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
Cả hai sao cát cho khô, tán bột uống mỗi lần 10g với 10ml rượu vang hâm
nóng, ngày hai lần.
Bài thuốc 2 - Thịt nhím 50g - Móng lợn 1 đôi (300g) - Vẩy tê tê
3 cái
Thịt nhím sao cát cho khô vàng, tán bột. Vẩy tê tê nướng trên than củi cho
phồng đều, tán bột. Hai bột thuốc này trộn đều. Móng lợn lấy từ khuỷu đến bàn
chân, làm sạch chặt miếng đem ninh nhừ trước khi ăn cho bột thuốc quấy đều
chia 2 lần uống trong ngày.
9. Thuốc chữa chảy máu đường tiêu hoá
Bài thuốc 1 - Da nhím 30g - Trắc bách diệp 60g - Ngó sen 240g
Da nhím sao cát cho cháy đen, ngó sen trắc bách diệp sao cháy tất cả tán
bột mịn, mỗi lần uống 10g, ngày uống 3 lần với nước sôi để ấm
Bài thuốc 2 - Da nhím 60g - Hà thủ ô 120g
Da nhím sao như bài trên; hà thủ ô chia 2 phần, 1 phần sao cháy, 1 phần

sấy khô. Tất cả tán bột mịn uống như bài trên
Bài thuốc 3 - Da nhím 50g - Dây mướp 120g
Da nhím làm như bài trên, dây mướp sấy khô, trộn đều cả 2 thứ uống như bài
trên
10. Thuốc chữa cam tích
Bài thuốc 1: - Thịt nhím 100g - Củ mài 25g - Hạt sen 50g
- Phục linh 20g - Củ súng 30g
Thịt nhím sấy khô, cùng các vị thuốc tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần
10g thuốc với nước sôi để ấm
Bài thuốc 2: - Thịt nhím 150g - Vỏ quả bưởi 100g
Thịt nhím sấy khô, vỏ bưởi phơi khô, nướng đen tất cả tán bột ngày uống
3 lần mỗi lần 6g với nước sôi để ấm
11. Thuốc chữa bỏng
- 8- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
- Lông nhím 50g
- Nghệ vàng 50g
- Lông nhím đốt thành than, nghệ sấy khô, cả hai tán bột mịn cho vào
50ml dầu vừng trộn đều bôi chỗ đau.
Về thị trường tiêu thụ thì hiện nay chủ yếu là cung ứng con giống, người nuôi
nhím phải đăng ký với cơ quan chức năng của nhà nước theo qui định, vì đây là động
vật hoang dã phải gây nuôi mới lưu thông được trên thị trường. Hầu hết những
người nuôi nhím đều có một trăn trở chung là hiện nay pháp lệnh bảo vệ động
vật hoang dã đang là rào cản cho việc phát triển đàn nhím trong nhân dân. Họ hy
vọng sẽ có một hành lang pháp lý, cho phép những người nuôi nhím được vận
chuyển, mua bán, trao đổi và thậm chí giết mổ thì qui mô phát triển ngành chăn
nuôi mới mẻ độc đáo này mới có cơ hội lan đi khắp nơi.
Nếu nhìn xa hơn, ta phải nghĩ tới thị trường Trung Quốc. Làm sao mà đủ
nhím cung cấp cho người Trung Quốc được! mức sống của dân Trung Quốc lên
rất nhanh. Họ rất thích các mặt hàng đặc sản của ta. Họ lại có tới 1,3 tỷ dân. Vì

vậy, nuôi đặc sản là 1hướng đi đầy triển vọng mà bà con ta nên nhanh chóng bắt
tay vào
II.1.2. Chăn nuôi con Lợn rừng và những giá trị chúng mang lại
Là động vật hoang dã mới
được thuần hoá nên thịt lợn rừng
được bán với giá rất đắt. Chăn
nuôi lợn rừng đang là nghề hốt
bạc.
Nghề chăn nuôi lợn rừng mới
chỉ bắt đầu lan rộng ở nước ta từ đầu năm 2006, con giống được Nhà nước cho
- 9- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
phép nhập từ Thái Lan, tính đến thời điểm này đã có khoảng 500 con lợn rừng
thuần chủng được nhập qua đường chính ngạch. Giá con giống ban đầu cao ngất
ngưởng.
Giống Lợn này có những ưu việt: Thịt thơm ngon rất đặc trưng, da dày và
giòn, nhiều nạc, ít mỡ, hàm lượng cholesterol thấp người tiêu dùng rất ưa chuộng
nên bán được giá cao… Chi phí đầu tư thấp, tiêu tốn thức ăn ít, thời gian nuôi
ngắn, dễ nuôi, sinh sản tốt, tỷ lệ sống cao và ít bệnh…
Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở các tỉnh thành như Đồng Nai, Bình
Dương, Bình Phước, TPHCM…. đã tổ chức nhập khẩu Lợn rừng Thái Lan,
Malaixia… về nuôi ở Việt Nam, tổ chức nhân thuần và lai tạo lợn rừng, tổ chức
liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm với các nhà hàng, khách sạn ở các thành
phố lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Trần Đình Bá (ở Bình Dương) từng khởi nghiệp từ cặp lợn rừng
thuần chủng mua từ Thái Lan với giá 3.500 USD. Hiện tại, giá lợn rừng thuần
chủng xuất chuồng vào khoảng 210 ngàn - 250 ngàn đồng/kg (khoảng 3-5 triệu
đồng/con).
Viện Chăn nuôi đang tham mưu cho Cục Chăn nuôi đề ra các quy chế nhằm
quản lý việc chăn nuôi lợn rừng. Chăn nuôi lợn rừng đòi hỏi kỹ thuật cao, vì vậy

sẽ không khuyến khích nông dân chăn nuôi lợn rừng.
Lợn rừng sẽ được Nhà nước quản lý tới từng cá thể. Mỗi con lợn được gắn
số tai, được cấp giấy chứng nhận chủng giống, lý lịch phả hệ. Tất cả lợn rừng
xuất chuồng đem tiêu thụ trên thị trường đều phải có giấy này mới đảm bảo giá
trị.
Thực hiện phương thức này, sẽ đảm bảo quyền lợi cho thực khách, giữ gìn
uy tín "thương hiệu" của lợn rừng, đồng thời ngăn chặn được tình trạng săn bắt
lợn trong rừng đem về nuôi.
- 10- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
Do đặc tính của lợn rừng rất thích hợp với vùng bán sơn địa, nên nhiều hộ
dân ở các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì… trước đây chỉ nuôi lợn nhà,
trâu, bò, gà nay đã chuyển hướng sang nuôi lợn rừng. Hiện tại, giá lợn rừng
giống ở Hà Nội khoảng 300 nghìn
đồng/kg và lợn thương phẩm từ 200-
250 nghìn đồng/kg. Tuy đắt nhưng
sức tiêu thụ thịt lợn rừng quá lớn nên
người chăn nuôi không đủ cung cấp
cho thị trường.
Nuôi lợn rừng dễ hơn nhiều so
với lợn nhà, bởi lợn rừng là loài ăn
tạp, hệ thống tiêu hóa có khả năng hấp thụ thức ăn tốt, nên trong khẩu phần ăn
mỗi bữa có tới 95% là rau, củ, quả, cỏ và các phụ phẩm công, nông nghiệp rẻ
tiền, dễ kiếm, chi phí thức ăn rất ít. Nuôi lợn rừng, tỉ suất thức ăn trên 1kg tăng
trọng chỉ bằng 1/5 so với lợn nhà. Chuồng trại cũng rất đơn giản, chỉ cần cách xa
khu dân cư và đường sá. Chỗ nuôi lợn rừng phải có nhiều cây cối, càng rậm rạp
càng tốt. Dưới các tán cây có thể xây các ô chuồng để lợn trú mưa nắng. Nguyên
liệu để làm chuồng trại có thể là tre, gỗ, gạch hoặc quây thép B40, rào chắn cẩn
thận. Ngoài ra, người nuôi cũng cần làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh
mặc dù lợn rừng có sức đề kháng rất cao nên hầu như không bị mắc các bệnh

dẫn đến tử vong như lợn nhà. Nuôi lợn rừng nhàn nhã mà hiệu quả kinh tế rất
cao, đúng là nghề "làm chơi, ăn thật" như ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung
tâm Khuyến nông Hà Nội đã nói.
Nuôi lợn rừng lãi gấp mười lợn nhà
Anh Phùng Cao Đức, ở huyện Quốc Oai cho biết: Tháng 10-2008, được sự
hỗ trợ của Trạm Khuyến nông huyện về con giống, xây dựng chuồng trại và kỹ
thuật, gia đình anh đã đầu tư khoảng 300 triệu đồng để mua 22 con lợn rừng (12
- 11- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
con lợn bố mẹ và 10 con lợn hậu bị) về nuôi tại trại nuôi của Trung tâm. Đến
nay, tổng đàn lợn rừng của anh Đức đã có 16 nái đang chuẩn bị đẻ; 9 con chuẩn
bị lấy giống và 30 con mới đẻ. Từ đầu năm đến nay, anh Đức đã bán được 5 con
lợn rừng giống, mỗi con 13kg, với giá bán 300 nghìn đồng/kg. Theo anh Đức,
nuôi lợn rừng rất dễ, chi phí thức ăn thấp, chỉ có đầu tư con giống là đắt hơn so
với lợn nhà. Song bù lại cứ 18 tháng lợn rừng đẻ được 2 lứa và sau 4 đến 6 tháng
là có thể xuất chuồng, với giá bán như hiện nay, nuôi lợn rừng thu lãi gấp 8-10
lần lợn nhà.
Anh Nguyễn Văn Thủy, ở xã Cổ Đô, huyện Ba Vì đã nuôi lợn rừng được
hơn 2 năm cho biết, nuôi 10 con lợn rừng nái nhập từ Thái Lan, mỗi năm xuất
chuồng khoảng 100 con lợn giống, mỗi con nặng từ 11-13kg, thu lãi hàng trăm
triệu đồng. Thức ăn cho đàn lợn rừng anh nuôi là măng tre và các loại rau trồng
trong vườn nhà. Anh Thủy chỉ cho lợn rừng ăn cám ngô, cám gạo, sắn khi lợn
mới đẻ con. Nhận thấy nuôi lợn rừng có lợi nhuận cao, lại không mấy vất vả như
nuôi lợn nhà, nhiều gia đình ở xã Cổ Đô đã học hỏi kinh nghiệm của anh Thủy,
mạnh dạn vay vốn nuôi lợn rừng. Hiện ở xã Cổ Đô đã có trên 10 gia đình nuôi
lợn rừng. Mặc dù xa trung tâm Hà Nội, song khách hàng vẫn tìm đến tận nơi đặt
mua thường xuyên với số lượng không hạn chế.
Ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết:
Hiện tại, khó khăn lớn nhất với người muốn nuôi lợn rừng là vốn, bởi đầu tư về
giống ban đầu khá cao. Bình quân mỗi lợn rừng nái nặng 15kg, người mua phải

đầu tư khoảng 4,5 triệu đến 5 triệu đồng. Do vậy, trước mắt trung tâm đang
khuyến khích các hộ gia đình có điều kiện vườn trại rộng rãi, xa khu dân cư hãy
chăn nuôi lợn rừng. Trung tâm sẽ hỗ trợ một phần về con giống, chuồng trại và
hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc. Các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thạch
Thất, Gia Lâm, Thường Tín, Phúc Thọ, Sơn Tây, Chương Mỹ, Mỹ Đức là những
vùng có điều kiện đất đai phù hợp, nên chuyển đổi từ chăn nuôi lợn nhà sang
- 12- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
nuôi lợn rừng, trung tâm sẽ hỗ trợ để bà con tiếp cận với nghề chăn nuôi lợn
rừng.
Lợn rừng Thái Lan đã thuần hoá 10 năm, nhưng ở Việt Nam cách đây 4
năm, Viện Chăn nuôi mới được Nhà nước cho phép nghiên cứu để thuần hoá lợn
rừng. Mong muốn của các nhà khoa học Việt Nam là sẽ có được giống lợn rừng
Việt Nam, mang những tính trạng khác biệt hẳn với lợn rừng Thái Lan, sẽ được
chăn nuôi đại trà tại Việt Nam, và giới thiệu, cung cấp giống ra các nước trong
khu vực.
TS. Võ Văn Sự cho biết: so với lợn rừng Thái Lan, lợn rừng Việt Nam có
chân thon hơn, tai đứng hơn, mõm dài hơn, thịt ngon hơn, số lượng con/lứa
nhiều hơn.
Hiện nay nghề nuôi lợn rừng khá hấp dẫn. Chỉ cần đầu tư giống ban đầu, nhưng
chi phí thức ăn thấp và dễ kiếm, chăm sóc đơn giản, không dịch bệnh, ai cũng có
thể nuôi được, thu nhập lại khá cao.
Đàn heo rừng của anh Cát được nuôi tại một trang trại ở xã Nhơn Tân hiện
đã có gần 60 con lớn nhỏ, bước đầu cho lãi trên 30 triệu đồng/năm. Anh Cát cho
biết thêm: “Trước đây, tôi chăn nuôi gà và chim cút, nhưng làm ăn không hiệu
quả do giá chim cút bấp bênh. Sau khi học hỏi kỹ thuật nuôi heo rừng, tôi quyết
định đầu tư vốn xây chuồng, trồng chuối và rau muống rồi mua 7 con heo rừng
giống đem về thả nuôi. Đến nay, đàn heo đã phát triển lên rất nhiều, trại của tôi
vừa cung cấp heo rừng giống và heo rừng thịt cho những người có nhu cầu ở
khắp nơi trong tỉnh. Thời điểm hiện nay, giá heo giống trên 200 ngàn đồng/kg,

heo thịt trên 80 ngàn đồng/kg. Thị trường tiêu thụ heo rừng khá rộng lớn nên
cung không đủ cầu.”.
Còn ông Đoàn Văn Bạo, quản lý trang trại chăn nuôi heo rừng Phước Tấn, ở
khu chăn nuôi tập trung xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, cho biết: Trang trại của
tôi bắt đầu nuôi heo rừng từ cuối năm 2007 với số lượng 10 con giống, mua từ
- 13- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
các làng dân tộc thiểu số trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên. Đến nay, qua gần 3
năm, tổng đàn heo đã phát triển lên trên 100 con. Đặc điểm của heo rừng là rất
dễ nuôi, thức ăn đơn giản, ít bị dịch bệnh nên ai cũng có thể nuôi được. Heo rừng
có thể đưa vào chuồng để nuôi nhốt như các dòng heo thuần, nhưng điều kiện
sống tốt nhất để heo sinh trưởng là môi trường thiên nhiên, có hồ nước tắm, nhà
trú mưa nắng, “sân chơi” rộng cho nheo chạy nhảy nhằm tiêu mỡ, chất lượng
thịt mới thơm ngon. Heo rừng có trọng lượng tối đa chừng 40-50 kg với heo cái,
60-70 kg với heo đực. Là động vật ăn tạp nên thức ăn của heo rừng ngoài một ít
thức ăn tinh là cám, gạo, có thể cho chúng ăn các loại củ mì, củ lang, bắp khô,
thân cây chuối, cỏ…
Hiện nay, thị trường đầu ra của heo rừng khá rộng, với giá cả khá cao.
Trang trại nuôi heo rừng Phước Tấn thường xuyên có người đến đặt mua heo
rừng thịt và heo giống nhưng không đủ nguồn để đáp ứng. Ông Bạo cho biết
thêm: “Để có được mô hình nuôi heo rừng như hôm nay, chúng tôi đã dày công
tham khảo các mô hình chăn nuôi ở các nơi, đặc biệt là tìm tài liệu để nghiên
cứu. Do chưa có kinh nghiệm trong việc nuôi heo rừng lai, nên lúc đầu còn nhiều
bỡ ngỡ, nhưng sau thời gian nuôi thực tế tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm. Sắp tới
chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô đàn để cung ứng cho thị trường”.
Trước nhu cầu ngày càng có nhiều nông dân muốn làm giàu từ nghề nuôi
heo rừng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã đưa nội dung chăn nuôi
heo rừng vào chương trình phát triển khuyến nông, tập trung vào việc biên soạn
nội dung, hướng dẫn kỹ thuật về giống. Đồng thời, Trung tâm cũng hoàn thiện
các quy trình về phát triển chăn nuôi heo rừng, xây dựng chuồng trại, chế biến

thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng…
Thời gian qua, hệ thống khuyến nông trong tỉnh đã xây dựng được 4 điểm
trình diễn nuôi heo rừng ở các huyện với quy mô 20 con (4 đực, 16 cái). Mô hình
được triển khai ở những hộ gia đình có vườn nhà rộng, vườn cây lâu năm, vườn
- 14- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
rừng… Nhờ hiệu quả kinh tế của việc nuôi heo rừng khá cao nên mô hình phát
triển khá mạnh. Theo thống kê sơ bộ, hiện toàn tỉnh đã có trên 100 trang trại
chăn nuôi heo rừng với quy mô đàn heo lên đến hàng ngàn con. Nghề chăn nuôi
heo rừng hiện được xem là nghề mang lại nhiều triển vọng làm giàu cho nông
dân.
II.1.3. Giá trị của việc chăn nuôi con đà điểu
Việt Nam tuy mới nuôi đà điểu, nhưng do có kế hoạch nghiên cứu đồng bộ,
từ đặc điểm sinh vật học, di truyền chọn giống, dinh dưỡng thức ăn, đến các giải
pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, qui trình thú y phòng bệnh, nên đã từng
bước hoàn thiện công nghệ chăn nuôi đà điểu. Cùng với những khởi động tích
cực của kinh tế thị trường, sự nhạy bén, năng động, tự chủ của kinh tế trang trại,
Trung tâm đã năng động chuyển giao công nghệ, cung cấp con giống cho gần 30
tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đánh giá kết quả ban đầu về đà điểu, Giám đốc Trung tâm Phùng Đức Tiến
căn cứ vào thực tế khách quan: “Sau 9 năm nghiên cứu, đã từng bước hoàn thành
qui trình công nghệ chăn nuôi đà điểu ở Việt Nam, gồm nuôi sinh sản, nuôi từ 0
đến 3 tháng tuổi, nuôi thịt, ấp trứng, thú y phòng bệnh. Bước đầu cũng đã chuyển
giao có hiệu quả cao đến nhiều nơi, đặc biệt không hề có một con đà điểu nào bị
lây nhiễm trong suốt thời gian có dịch cúm gia cầm. Trước mắt, chúng tôi tập
trung nghiên cứu hệ thống giống hình tháp từ dòng thuần tới con thương phẩm,
để sử dụng được ưu thế lai giữa các dòng. Song song, triển khai nghiên cứu một
cách hệ thống về thức ăn dinh dưỡng, để phát huy tối đa tiềm năng con giống, hạ
giá thành sản phẩm”.
Vì những ưu thế về thịt và da, nên đà điểu đã và đang được nhiều nước

nuôi, nhất là ở Nam Phi, Mỹ. Nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Singapore, cũng như châu Âu, châu Phi đã hình thành nhiều trang trại
- 15- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
đà điểu với số lượng ngày càng lớn. Trung Quốc có trên 400 trang trại nuôi hơn
8 vạn đà điểu sinh sản.
Thịt đà điểu ngon hơn thịt bò, mềm hơn, thơm ngon hơn và được coi là loại
thịt sạch của thế kỷ 21. Kỹ sư NguyễnThị Quảng, chuyên gia về thực phẩm đà
điểu, nói: “Điểm vượt trội của thịt đà điểu là hàm lượng mỡ chỉ có 2%,
cholesterol 58 mg/100 gam thịt, năng lượng thấp 114 kcal/100 gam thịt nhưng lại
giàu protein 21,9/100 gam thịt”.
- Thịt Đà Điểu tươi ngon và nghệ thuật trên trứng Đà điểu -
- 16- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
Về thành phần khoáng chất, hàm lượng natri trong thịt đà điểu thấp hơn
nhiều so với thịt bò và thịt gà. Hàm lượng sắt, phosphor, mangan và đồng trong
thịt đà điểu lại cao hơn nhiều so với các loại thịt khác. Chính vì thế, bà Quảng
nghiên cứu và chế biến ra 36 món ăn từ thịt đà điểu, đang được các nhà hàng cao
cấp áp dụng.
Da đà điểu có chất lượng cao hơn cả da voi và da cá sấu. Loại da này rất
mềm mại, có đặc điểm độc đáo là những nang lông tự nhiên tạo nên chất lượng
tuyệt vời. Trung tâm đã phối hợp với
ngành da giày, sản xuất ra các mặt
hàng giày, túi xách, ví, găng, dây
lưng (Một tấm da đà điểu có thể làm
được 20 sợi dây nịt, giá bán sỉ
750.000 đồng/sợi. Phần thịt có thể
thu về 5 triệu đồng; xương có giá 10.000 đồng/ký; lông đà điểu, trứng tươi và cả
vỏ trứng sau sử dụng cũng có giá trị
thương mại…) cao cấp, thường có giá

tính bằng trăm USD. Da đà điểu quí
và đắt nhưng lại không bị luật pháp
quốc tế cấm, vì chúng xuất phát từ
loài được chăn nuôi, được phát triển.
Nghiên cứu của Trung tâm cho
thấy đà điểu ta nuôi hoàn toàn đạt các
chỉ tiêu của thế giới. Năng suất của đà điểu cao hơn hẳn so với bò, lợn, gà, cả về
thịt, da và lông, và tiêu tốn ít thức ăn hơn.
Mỗi năm đà điểu đẻ 25-30 con, một mái mỗi năm cho sản lượng thịt 2,5-3
tấn, so với trâu bò chỉ đẻ 1 con, cho 250 kg thịt, lợn đẻ 20 con, cho 2 tấn thịt.
Một đời đà điểu mái cung cấp 90-120 tấn thịt, hơn hẳn một đời trâu bò chỉ là 20-
- 17- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
24 tấn, và lợn là 4-5,5 tấn. Một con đà điểu có sản lượng da 30 m2 và 25 kg
lông, trâu bò chỉ có 2,7 m2 da.
II.1.4. Giá trị của việc chăn nuôi con Cá sấu
Nuôi cá sấu hiện nay còn là một nghề khá
mới mẻ đối với các tỉnh khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, vì vậy những hiểu
biết về cá sấu vẫn còn rất hạn chế. Việc
chăn nuôi là do tự phát và việc quản lý,
bảo vệ, phát triển vẫn còn ngoài phạm vi
chức năng của các ngành Nhà nước; các hộ
chăn nuôi chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Ơở Tiền Giang ngoài Xí
nghiệp nuôi trồng dược liệu Quân khu 9 (trại rắn Đồng Tâm) nuôi với số lượng
lớn để làm điểm tham quan. Một số hộ dân nuôi "cảnh" vài ba con. Bên cạnh đó
còn có một số hộ nuôi cá sấu mục đích làm kinh tế với số lượng lớn từ vài chục
con trở lên. Trong số đó có ông Mười Chơi ở xã Hữu Đạo huyện Châu Thành,
trại nuôi cá sấu của ông có 115 con.
2.1.4.1. Nguồn thức ăn rẻ tiền giảm được chi phí chăn nuôi, tăng giá trị lợi nhuận

Đây là điều kiện đảm bảo hiệu quả kinh tế. Con trai ông Mười Chơi -
anh Nguyễn Văn Tám kể lại: Năm 1996 hưởng ứng chủ trương của Nhà nước về
việc bảo tồn động vật hoang dã quí hiếm, qua tham quan các trại nuôi cá sấu lớn
ở TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Minh Hải, ông Mười và các con bàn bạc thống
nhất xây dựng trại nuôi cá sấu gia đình. Người anh lớn liên hệ Công ty Lâm sản
TP. HCM mua 114 con cá sấu Xiêm và 1 con cá sấu Cuba của người bạn, số cá
sấu con này có chiều dài 70-90cm, giá 1,5-1,6 triệu đồng/con. Nhờ điều kiện
chăn nuôi, chăm sóc, thức ăn khá đầy đủ nên đàn cá sấu lớn rất nhanh. Đến nay
thời gian chăn nuôi 18 tháng đã có 70 con tăng trưởng chiều dài đến 2 mét, trong
đó có 1 con dài 2,4m; số còn lại dài từ 1,7-1,9m. Một trường hợp tăng trưởng
- 18- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
khá lý tưởng. Nguồn thức ăn cung cấp cho cá sấu chủ yếu là cá biển, đây là thức
ăn rẻ tiền nhất. Hiện nay chu kỳ cho cá sấu ăn là 5 ngày 1 lần, số lượng 130kg cá
trau tráu, cá nục, bạc má còn tươi được chủ tàu đánh cá ở Mỹ Tho chở đến tận
nơi giá trung bình 3.600 đ/kg. Số lượng n12ày duy trì từ 6 tháng qua và đủ đáp
ứng những hàm răng lởm chởm háu ăn. Tính ra chi phí thức ăn mỗi tháng cho
đầu sấu là 2,8 triệu đồng, bình quân mỗi con chỉ 24.000 đồng.
2.1.4.2. Nguồn lợi kinh tế
Trên thế giới da cá sấu là một mặt hàng rất có giá trị dùng để sản xuất
các vật dụng: xắc tay, ví bỏ túi, thắt lưng, giày dép, va li dành cho giới lắm
tiền. Đặc biệt lớp da bụng là phần giá trị nhất. Do đó cá sấu trong hoang dã có
nguy cơ tuyệt chủng vì sự săn lùng của con người. Riêng cá sấu hoa cà
Crocodine porosus ở nước ta đang trở nên rất hiếm. Vì vậy nuôi cá sấu, ngoài
mục đích bảo tồn loài động vật hoang dã quí hiếm còn là nguồn lợi kinh tế; đặc
biệt thích hợp vùng ven biển do lượng thức ăn (cá) có nhiều, giá rẻ. Tuy nhiên
đầu tư nuôi cá sấu, ban đầu đòi hỏi khá tốn kém. Giá mua 115 con giống là 178
triệu, chi phí xây dựng chuồng trại hơn 30 triệu, tổng cộng ông Mười Chơi đã bỏ
vốn ra 208 triệu đồng chưa tính chi phí thức ăn. Theo anh Tám, có nhiều chủ trại
cá sấu ở TP. HCM đến mua lựa những con từ 2 mét trở lên với giá 10 triệu

đồng/con nhưng gia đình không bán. Ông Mười dự kiến khi cá sấu trưởng thành
(4-5 năm tuổi) bắt cặp giao phối sẽ chuyển sang khu chuồng trại kế bên (diện
tích khoảng 200 m2) để nuôi sinh sản. Theo chúng tôi được biết hiện nay Nhà
nước chưa có văn bản qui định cho phép xuất khẩu da cá sấu. "Đầu ra" của chăn
nuôi cá sấu hiện nay chỉ là bán con giống trong nước.
Phong trào nuôi trăn đã là một bài học báo trước khủng hoảng thừa khi
chưa tìm ra thị trường tiêu thụ ổn định. Điều mong mỏi của hầu hết những người
chăn nuôi hiện nay là Chính phủ cần sớm có văn bản qui định việc xuất khẩu
động vật hoang dã phát triển trong môi trường chăn nuôi. Có như vậy thì phong
- 19- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
trào chăn nuôi động vật hoang dã quí hiếm như hươu, trăn, cá sấu mới trở thành
ngành kinh tế mạnh tạo thu nhập cho người dân và thu hút ngoại tệ cho nước
nhà.
II.2. Khó khăn, thuận lợi
Dù dễ nuôi nhưng ngành nuôi cá sấu VN vẫn thiếu bền vững vì đầu ra
phụ thuộc một số ít thị trường. Theo ông Hưng, đây chính là rủi ro lớn nhất của
ngành nuôi cá sấu VN hiện nay. Bởi lúc nhu cầu xuất khẩu tăng cao, giá cá sấu
thịt cũng như cá sấu con cao chót vót, nhưng chỉ một vài thị trường tạm ngưng là
giá cá sấu theo đó giảm thê thảm.
Do vậy để phát triển nghề bền vững, theo ông, VN cần thay đổi chiến
lược xuất khẩu cá sấu theo hướng tăng lượng hàng giá trị gia tăng.
Hiện nay, trong tổng số cá sấu tiêu thụ hằng năm có đến 80% xuất khẩu
cá sấu nguyên con sang Trung Quốc làm thực phẩm. Chỉ 20% cá sấu được giết
mổ để lấy da nhưng một nửa số da cũng xuất khẩu dưới dạng da muối (da thô),
còn da thuộc và sản phẩm làm từ da thì hoàn toàn tiêu thụ trong nước.
Mấy năm gần đây, nuôi nhím đã trở thành một nghề mới, cho lãi cao.
Song ở Hưng Yên, người nuôi nhím vẫn đang phấp phỏng lo âu, chưa biết nghề
này sẽ đi về đâu bởi phần lớn nhím nuôi vẫn đang ở thời kỳ gây giống và chưa
sản xuất nhím thương phẩm.

Từ năm 2006, loại động vật hoang dã này đã được nhiều hộ dân trên địa
bàn Hưng Yên đưa về nuôi, có thu nhập cao từ bán con giống. Theo thống kê của
Chi cục Kiểm lâm: toàn tỉnh đã có 103 hộ đăng ký chăn nuôi với tổng đàn hơn
700 con nhím, tập trung nhiều ở thành phố Hưng Yên, huyện Tiên Lữ, Khoái
Châu. Nhưng trên thực tế số hộ nuôi nhím còn tăng hơn nhiều với con số đăng
ký. Từ một vài hộ chăn nuôi có lãi, mấy năm qua, nghề nuôi nhím đã nhanh
chóng lan ra nhiều nơi trong tỉnh và được xem là hướng làm giàu mới của nông
dân. Mỗi năm, chi phí nuôi một cặp nhím giống hết khoảng gần 2 triệu đồng,
người nuôi thu lãi gần 30 triệu đồng/năm. Lợi nhuận cao nên số người nuôi nhím
tăng nhanh, theo đó giá giống cũng liên tục leo thang. Anh Dũng, một hộ nuôi
nhím ở huyện Khoái Châu và nhiều người khác lo lắng: nuôi loài động vật hoang
dã này đang thu lãi cao, nhưng hiện tại mới là khởi đầu. E rằng nếu nhà nhà,
- 20- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
người người đua nhau nuôi thì khi có đủ nguồn giống rồi, nhím thương phẩm
chưa nhìn thấy đầu ra, nguy cơ thất bại là khó tránh.
Trong số hơn 100 cơ sở nuôi nhím ở Hưng Yên hầu hết đều mang tính tự
phát, hơn nữa là chỉ nuôi nhím sinh sản và bán nhím giống là chính. Còn nhím
thương phẩm thì người chăn nuôi chưa biết bán đi đâu, giá nhím giống và nhím
thịt chênh lệch nhau gấp hơn 5 lần. Giá nhím thịt dao động trong khoảng 300 -
400 nghìn đồng/kg và tiêu thụ rất chậm, trong khi nhím giống có giá gần 2 triệu
đồng/kg. Theo một số hộ ở thành phố Hưng Yên, việc nuôi nhím hiện nay chưa
có định hướng mà chỉ theo trào lưu, do đó khi như cầu bão hòa, giá nhím giống
sẽ giảm xuống tương đương với nhím thương phẩm, khả năng người nuôi sẽ lỗ
vốn, thiệt hại về kinh tế sẽ rất nặng nề, nhất là hộ các phải đi vay vốn mua con
giống.
Tình trạng chăn nuôi "chạy" theo phong trào như việc ồ ạt nuôi chó
Nhật, trồng vạn tuế, cau vua trước đây liệu có là bài học nhãn tiền cảnh báo cho
nghề nuôi nhím.
II.3. Ý nghĩa trong công tác bảo tồn

PGS-TS.Hoàng Văn Tiệu- Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, chủ nhiệm
đề án cho biết: "Mục đích chính của công tác bảo tồn chủ yếu tập trung vào việc
kinh doanh, văn hoá- xã hội, bảo vệ hệ thống chăn nuôi, đảm bảo nhu cầu cho
tương lai với phương châm càng quý, càng cần phải bảo tồn". Trên cơ sở đó,
các nhà khoa học của Viện đã tiến hành rất nhiều chương trình, dự án khác nhau
để bảo tồn các giống vật nuôi như lợn ỉ, vịt Bầu Quỳ, vịt Kỳ Lừa, gà H'Mông, gà
Tè, Gà Hồ, cừu Phan Rang, lợn Móng Cái, gà Mía thành một mạng lưới trên cả
nước. Để thực hiện các dự án trên, từ năm 2001 Viện đã xây dựng một khu
chuồng chuyên nuôi các giống quý với số lượng lên tới 2000 gà, vịt và 50 lợn.
Qua đó, đến nay đã có 51 giống đang được bảo tồn với số lượng lên tới hàng
nghìn con cho mỗi giống, trong đó có nhiều giống đã đưa được ra thị trường đem
lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ.
TS.Võ Văn Sự- Trưởng Bộ môn Đa dạng sinh học và động vật quý hiếm
(Viện Chăn nuôi) cho biết: "Không chỉ bảo tồn, hiện chúng tôi còn đang tập
trung vào xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi có quy mô lớn, đặc biệt là các
- 21- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
giống lợn ỉ, cừu Phan Rang, gà Hồ, gà H' Mông trong từng nông hộ để sử dụng
và tận dụng hết nguồn gen đã được phát hiện".
- Chưa khai thác hết nguồn gen quý
Một trong những vấn đề được hầu hết các nhà khoa học quan tâm là vấn
đề khai thác, sử dụng các nguồn gen quý sau khi được nghiên cứu, phát hiện và
bảo tồn. Theo PGS-TS.Hoàng Văn Tiệu, có nhiều giống quý sau khi được khôi
phục, thoát hiểm lại tiếp tục rơi vào tình trạng nguy hiểm do không được phát
triển và sử dụng trong các hộ nông dân. Sở dĩ có tình trạng đó, theo lý giải của
ông Tiệu là do chúng ta chưa có điều kiện để bảo tồn quỹ gen một cách lâu dài,
hầu hết các giống vật nuôi chưa được bảo tồn theo tiêu chuẩn quốc tế, chưa có
công nghệ ADN để xác định nguồn gen, thiếu kinh phí phát triển các giống sau
khi thoát hiểm. Từ những thực trạng và nguyên nhân trên, các nhà khoa học đã
đưa ra các đề xuất cần giải quyết như nên kết hợp song song giữa bảo tồn với

khai thác, sử dụng; tích cực điều tra phát hiện các giống mới; xây dựng lên hệ
thống bảo tồn từ trung ương xuống địa phương; hiện đại hoá- quy mô hoá công
nghệ bảo tồn; đặc biệt cần xây dựng một Trung tôm bảo tồn quỹ gen Việt Nam.
Trung tâm này có vai trò lưu giữ tất cả các giống gen vật nuôi quý sau khi được
phát hiện.
Ông Lê Văn Bầm- Phó Vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ NN&PTNT) cho biết:
"Công tác bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở nước ta trong những năm gần đây chủ
yếu mới dừng lại ở mức nghiên cứu, phát hiện; khâu khai thác, sử dụng không
phát triển được. Vì thế chúng ta cần xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài
cho các nguồn gen vật nuôi quý "
III. KẾT LUẬN
Động vật quý hiếm là những giống cho chất lượng thịt thơm ngon, các sản
phẩm chúng mang lại cũng rất có giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất
- 22- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
nhiều so với chăn nuôi các loại động vật thông thường hiện nay, cùng với
phương thức chăn nuôi gần với tập tính hoang dã của chúng, sử dụng nguồn thức
ăn sẵn có ở địa phương là chính cho nên sản phẩm còn đảm bảo được tiêu chuẩn
vệ sinh, an toàn thực phẩm. Vì vậy chúng ta cần:
- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi tối
ưu đối với những giống động vật quý hiếm này nhằm phát huy được phẩm chất
của con giống, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Tiếp tục nghiên cứu, lai tạo theo nhiều hướng, nhiều công thức lai khác
nhau để phát hiện, chọn tạo được những thế hệ con lai có năng suất, chất lượng
sản phẩm cao đối với một số giống (lợn rừng với lợn địa phương).
- Đồng thời phát huy bảo tồn vốn gen quý, tránh nguy cơ tuyệt chủng đe
dọa hiện nay.
- Từng bước phát triển mô hình chăn nuôi nhằm tạo ra nguồn cung cấp sản
phẩm ổn định, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2. .
- 23- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông
Giá trị kinh tế của chăn nuôi động vật quý hiếm
3. .
4. .
5. .
6. .
7. Lê Viết Ly (1999), Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội.
8. .
9. .
10. .
- 24- Nguyễn Thị Hà_Lớp K5 Thú Y liên thông

×