Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tiểu luận nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.51 KB, 31 trang )

A - MỞ ĐẦU
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường tiêu
hoá. Biểu hiện lâm sàng này tuỳ theo đặc điểm, tính chất diễn biến, mức độ tuổi
mắc bệnh, tuỳ theo yếu tố được coi là nguyên nhân chính mà nó được gọi theo
nhiều tên bệnh khác nhau như: Bệnh xảy ra đối với gia súc non theo mẹ gọi là
bệnh lợn con phân trắng còn ở gia súc sau cai sữa là chứng khó tiêu, chứng rối
loạn tiêu hoá…
Với bất cứ cách gọi như thế nào thì tiêu chảy luôn là triệu chứng phổ biến trong
các dạng bệnh của đường tiêu hoá, xảy ra mọi lúc mọi nơi và đặc biệt là gia súc
non với biểu hiện triệu chứng là ỉa chảy, mất nước và chất điện giải, suy kiệt có
thể dẫn đến trụy tim mạch
Tiêu chảy ở gia súc là một hiện tượng bệnh lý phức tạp gây ra bởi sự tác động
tổng hợp của nhiều yếu tố. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự tác
động của ngoại cảnh bất lợi, gây ra các stress cho cơ thể, mặt khác trong các
khâu chăm sóc nuôi dưỡng gia súc, chuồng trại không vệ sinh thường xuyên
sạch sẽ, thức ăn nước uống bị nhiễm khuẩn… cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vật chủ, đặc biệt là các vi sinh vật gây
bệnh đường tiêu hoá dẫn tới sự nhiễm khuẩn và dễ xảy ra loạn khuẩn đường
ruột. Đây là một trong những nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong hội
chứng tiêu chảy ở lợn. Bệnh lý xuất hiện thường là thể cấp tính hoặc mãn tính,
tuỳ thuộc vào tính chất và nguyên nhân bệnh tác động.
Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn:
- Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu
+ Môi trường ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh huởng đến sức đề kháng của cơ
thể gia súc. Khi có sự thay đổi các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, mưa, nắng, điều
kiện chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của lợn, đặc biệt là lợn con theo
mẹ, do cấu tạo và chức năng sinh lý chưa ổn định và hoàn thiện, khi gặp các yếu
tố bất lợi dễ bị stress dẫn đến nhiều bệnh trong đó có tiêu chảy.
+ Trong các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ lạnh và ẩm độ của gia súc bị nhiễm lạnh
kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào, làm cho gia
súc dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh (Hồ Văn Nam và cs 1997 ).


+ Khẩu phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức
ăn kém chất lượng như mốc, thối, nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ
dẫn đến rối loạn tiêu hoá kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc (Trịnh Văn
Thịnh, 1985, Hồ Văn Nam, 1997).
Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về thức ăn,
vitamin, protein, thời tiết, vận chuyển… làm giảm sức đề kháng của con vật thì
các vi khuẩn thường trực sẽ tăng độc tố và gây
Như vậy nguyên nhân môi trường ngoại cảnh gây bệnh tiêu chảy không mang
tính đặc hiệu mà mang tính tổng hợp. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thống điều hoà
trao đổi nhiệt của cơ thể, dẫn đến rối loạn trao đổi chất các mầm bệnh có thời cơ
tăng cường độc lực và gây bệnh
- Do nhiễm trùng đường ruột:
+ Sự nhiễm trùng đường ruột thường xảy ra với các loại mầm bệnh có sẵn trong
chuồng trại (do sát trùng không hợp lý), do mầm bệnh từ lợn mẹ truyền sang,
hoặc mầm bệnh có trong thức ăn, nước uống.
+ Nếu chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi và vệ sinh thú y, sức
kháng bệnh lợn con tốt, dù nhiễm khuẩn xảy ra, thì cơ thể lợn con có thể tự chống
chọi được, hoặc mắc bệnh với thể nhẹ. Ngược lại nếu sự nhiễm trùng đường ruột
đi kèm theo các yếu tố đã đề cập trên chắc chắn bệnh sẽ rất nặng, việc chữa trị sẽ
rất tốn kém và ít hiệu quả.
Lợn thường bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, nguyên sinh động
vật, …
Bệnh tiêu chảy ở lợn do vi khuẩn gây ra thường do các loài như: E. coli,
Salmonella, Clostridium, Shigella, Proteus, Campylobacter,…sống trong đường
ruột của lợn hoặc nhiễm từ môi trường bên ngoài vào. Các vi khuẩn này thường
gây bệnh cho gia súc khi khi cơ thể gia súc bị suy yếu.
B - NỘI DUNG
I – VI KHUẨN SALMONELLA GÂY BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA.
Salmonella là những vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae. Hiện nay đã phát
hiện được trên 2400 serotype. Đa số sống hoại sinh trong ống tiêu hoá và gây

bệnh cho động vật, tùy từng serotype khác nhau có thể gây bệnh cho người, trâu
bò, lợn, cừu ngựa, gia cầm. Ở lợn hầu hết các trường hợp mắc bệnh do S.
choleraesuis, S. typhisuis, S.typhimurium. Bệnh thường xảy ra ở lợn cai sữa, rất ít
xảy ra ở lợn trưởng thành và lợn con theo mẹ.
1. Một số đặc điểm của vi khuẩn Salmonella.
1.1. Hình thái.
- Là trực khuẩn Gram (-), hình gậy
ngắn, 2 đầu tròn, kích thước 0,4-0,6
µ
m
x
1-3
µ
m
.
- Không hình thành nha bào và không
có giáp mô, có khả năng di động.
1.2. Tính chất nuôi cấy.
- Là vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện.
- Nhiệt độ thích hợp 37
0
C, pH = 7,6.
- Trong môi trường nước thịt, sau 24h/37
0
C, vi khuẩn phát triển làm đục môi
trường, dưới đáy ống nghiệm có một ít cặn màu tro mịn, trên bề mặt môi trường
có lớp màng mỏng, môi trường có mùi thối.
- Trên môi trường thạch thường vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S tròn, trong
sang, hơi lồi ở giữa, rìa nhẵn, thỉnh thoảng xuất hiện khuẩn lạc dạng R.
- Trên môi trường thạch máu vi khuẩn phát triển tốt, không làm dung huyết thạch

máu.
Có nhiều phương pháp để phân lập Salmonella, tùy thuộc vào bản chất của
bệnh phẩm hoặc serotype định hướng.
* Vi khuẩn không lên men đường lactose, saccarose nhưng lên men đường xylose
và sinh H2S, phản ứng Lysine (+).Môi trường thạch dùng để phân lập và giám
định Salmonella , gồm:
- Trên môi trường MacConkey, có bổ sung them đường glucose, lactose bình
thường có màu hồng sau khi cấy vi khuẩn mọc cho khuẩn lạc không màu.
- Trên môi trường XLD( Xylose-Lysine-Deoxycholate), hầu hết các chủng
salmonella hình thành khuẩn lạc màu đỏ(riêng S.typhysuis khuấn lạc màu vàng)
- Trên môi trường EMB( Eosin Methyl Blus) vi khuẩn mọc cho khuẩn lạc màu
hồng.
- Trên môi trường TSI hầu hết các chủng salmonella làm cho phần thạch nghiêng
chuyển sang hồng đậm hoặc đỏ, phần thạch đúng có màu vàng, đường cấy vi
khuẩn chuyển màu đen do sinh H2S; Lysine (+) được kí hiệu là R/Y/H2S (+) và
Lysine (+) ,( riêng S.cholerasuis là R/Y/H2S – và Lysine +; S.typhisuis là
R/Y/H2S (+/-) và Lysine - )
- Trên môi trường BGA bình thường có màu vàng cánh dán sau khi cấy vi khuẩn
mọc cho khuẩn lạc không màu,môi trường chuyển sang màu đỏ đậm.
* Môi trường dùng để phân lập vi khuẩn Salmonella từ thức ăn, nước uống, nước
thải có số lượng Salmonella thấp thì cần phải nuôi cấy tăng sinh, sử dụng các môi
trường chọn lọc để phân lập.
Với bệnh phẩm hoặc là phân của mô bào của động vật nghi mắc bệnh thường
không hoặc ít nuôi cấy tăng sinh mà phân lập luôn trên môi trường Brilliant green
và MacConKey
Có những môi trường tăng sinh khiến cho một số serotype không phát triển được
như Rappaport – Vasssilliadis thường dùng để tăng sinh mẫu thức ăn và môi
trường nhưng lại ức chế sự phát triển của các serotype của vi khuẩn này của động
vật.
1.3. Sức đề kháng.

- Vi khuẩn có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh
- Tong xác động vật chết chôn ở bùn, cát có thể sống 2-3 tháng.
- Với nhiệt độ vi khuẩn có sức đề kháng yếu: 50
0
C/1h, 70
0
C/20 phút, 100
0
C/5
phút.
- Các hóa chất: phenol 5%, formol 0,2% diệt vi khuẩn sau 15-20 phút.
- Vi khuẩn có thể sống trong thịt ướp muối (nồng độ muối 29% ) được 4-8 tháng
ở nhiệt độ 6-12
0
C.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên.
Vi khuẩn Salmonella gồm có 3 loại kháng nguyên:
- Kháng nguyên thân O: Quyết định vai trò gây bệnh.
+ Gồm 65 yếu tố, 1 chủng Salmonella có thể có 1 hoặc nhiều yếu tố và mỗi yếu tố
được kí hiệu theo chữ số La Mã hoặc Ả Rập
+ Do có sự khác nhau về cấu trúc kháng nguyên nên được chia làm 34 nhóm. Kí
hiệu là: A, B, C
1
-C
3
, D
1
, D
2
, E

1
-E
4
,…đến cuối thì kí hiệu Z, 49, 50.
+ Mỗi một nhóm vi khuẩn có kháng nguyên O cấu tạo bởi một số thành phần nhất
định bao gồm 2 yếu tố: Đặc hiệu và không đặc hiệu
. Đặc hiệu: Đặc trưng cho nhóm, chỉ có các loài trong nhóm đó mới có.
. Không đặc hiệu chung cho 1 hoặc vài loài, cho các nhóm khác nhau.
- Kháng nguyên lông H: Gồm có 2 loại.
+ Đặc hiệu: có 28 loại, kí hiệu bằng chữ La Tinh thường a, b, c…, z.
+ Không đặc hiệu: có 6 loại, kí hiệu bằng chữ số thường từ 1- 6.
- Kháng nguyên giáp mô K: còn gọi là kháng nguyên Vi, chỉ có ở S.paratyphi gây
ngưng kết.
2. Độc lực của vi khuẩn Salmonella.
Các yếu tố độc lực của Salmonella gồm: khả năng bám dính, khả năng xâm nhập,
tiết độc tố.
2.1 Khả năng bám dính: Các vi khuẩn có khả năng bám dính vào niêm mạc
đường ruột trong quá trình gây bệnh, chúng cạnh tranh với vi khuẩn thường trú ở
ruột để chiếm lấy niêm mạc mới gây bệnh, người ta cho rằng vi khuẩn salmonella
có khả năng tổng hợp được hơn 30 loại protein cần thiết cho sự sống nội bào.
2.2 Độc tố: Salmonella có 2 loại độc tố.
+ Nội độc tố: Chỉ giải phóng khi vi khuẩn chết. Nội độc tố của salmonella rất
mạnh, với liều thích hợp tiêm tĩnh mạch vi khuẩn giết chết chuột bạch, chuột lang
trong vòng 48h với bệnh tích đặc trưng ruột non sung huyết, mảng payer phù nề,
đôi khi hoại tử.
Độc tố ở ruột gây độc thần kinh, gây hôn mê, co giật.
+ Ngoại độc tố: tiết ra trong quá trình vi khuẩn gây bệnh hoặc nuôi cấy gây hiện
tượng viêm ruột.
Ngoại độc tố có thể chế thành giải độc tố bằng cách trộn thêm 5% formol để ở
37

0
C trong 20 ngày. Giải độc tố tiêm cho thỏ sẽ tạo ra kháng thể ngưng kết, kháng
thể kết tủa và thỏ có khả năng trung hòa với độc tố và vi khuẩn.
2.3 Khả năng xâm nhập: Vi khuẩn Salmonella có khả năng xâm nhập vào cơ thể
lợn khỏe mạnh bình thường với một tỉ lệ rất cao và kí sinh, nhưng không gây
bệnh.Bình thường các axit bay hơi sản sinh bởi vi khuẩn yếm khí sẽ ức chế sự
phát triển của Salmonella, đồng thời sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường tiêu hóa
cũng có tác dụng phong tỏa vị trí bám dính của vi khuẩn nhưng khi sự cân bằng
này bị phá vỡ bởi 1 số yếu tố như sử dụng kháng sinh, dinh dưỡng kém sẽ làm
tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm vi khuẩn xâm nhập
vào máu và nội tạng gây bệnh.
3. Vai trò gây bệnh tiêu chảy ở lợn của vi khuẩn Salmonella .
- Để gây bệnh đường tiêu hóa, số lượng vi khuẩn Salmonella cần phải tăng lên ở
kết tràng hoặc gần ruột non. Bình thường các axit bay hơi sản sinh bởi vi khuẩn
yếm khí sẽ ức chế sự phát triển của Salmonella, đồng thời sự cân bằng của hệ vi
khuẩn đường tiêu hóa cũng có tác dụng phong tỏa vị trí bám dính của vi khuẩn
nhưng khi sự cân bằng này bị phá vỡ bởi 1 số yếu tố như sử dụng kháng sinh,
dinh dưỡng kém sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi sức đề kháng của cơ thể
giảm vi khuẩn xâm nhập vào máu và nội tạng gây bệnh.
- Đồng thời vi khuẩn nhân lên sản sinh độc tố nhiều khiến cho cơ thể bị trúng độc
một lượng lớn nội độc tố. Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy là hiện
tượng viêm ruột, đồng thời là hiện tượng giảm tái hấp thu Na
+
và Cl
-
do cholera-
like và shiga-like enterotoxin do vi khuẩn tiết ra
- Triệu chứng lâm sàng và biến đổi bệnh lí của bệnh do Salmonella rất khác nhau,
tùy thuộc serotype vi khuẩn, độc lực, sức đề khàng của cơ thể, đường xâm nhập
và số vi khuẩn.

+ S. cholerae suis ( gây bệnh thể cấp tính) vào cơ thể qua đường tiêu hóa, vào
hầu rồi vào ruột tùy theo độc lực vk, sức đề kháng của cơ thể chúng sinh sản, phát
triển rồi chui qua niêm mạc hầu, niêm mạc ruột, dạ dày gây thủy thũng, hoại tử
cục bộ, xuất huyết, viêm ruột, viêm dạ dày.
+ S.typhi suis ( gây bệnh thể mãn tính hoặc á cấp tính) vi khuẩn qua đường tiêu
hóa vào nang lâm ba ruột già, gây hoại tử các tổ chức xung quanh tạo ra những
mụn loét điển hình của bệnh.
4. Triệu chứng và bệnh tích điển hình.
4.1. Triệu chứng.
a, Thể cấp tính.
- Chủ yếu là ở lợn con cai sữa dưới 2 tháng tuổi, đôi khi gặp ở lợn thịt, lợn con
theo mẹ, lợn sinh sản.
- Thường do serotype S.cholerae suis gây ra.
- Triệu chứng đặc trưng:
+ Lợn bỏ ăn, lờ đờ, sốt cao 40,5-41,6
0
C, lợn có hiện tượng ho nhẹ, ho ướt, kèm
theo là hiện tượng khó thở. Lợn có hiện tượng hoàng đản.
+ Lợn mắc bệnh thường lười vận động, nằm tụm với nhau ở góc chuồng và chết.
+ Có hiện tượng xanh tím ở đỉnh tai, mỏm, 4 chân, vùng bụng bẹn.
+ Hiện tượng tiêu cháy không phải là triệu chứng đặc trưng, nhưng có thể đến
ngày thứ 3-4 lợn đi ỉa chảy phân loảng, nhiều nước màu vàng.
- Trong hầu hết các ổ dịch, tỉ lệ ốm chỉ dao động dưới 10% nhưng tỉ lệ chết rất
cao.
- Lợn khỏi bệnh có thể mang và thải mầm bệnh trong 12 tuần.
b, Thể mãn tính.
- Thường gặp ở lợn từ cai sữa đến 4 tháng tuổi.
- Thường xảy ra ở thể cấp tính hoặc mãn tính do serotype S.cholerae suis và
S.typhimurium gây ra.
- Triệu chứng đặc trưng: Ỉa chảy liên miên

+ Lợn đi ỉa chảy liên miên, phân loãng nhiều nước, có màu vàng, lúc đầu không
bị lẫn máu và mảng niêm mạc.
+ Bệnh nhanh chóng lây lan trong đàn trong vòng một vài ngày. Lúc đầu lợn bị
tiêu chảy trong 3-7 ngày, nhưng thường tái phát 2-3 lần khiến cho tiêu chảy kéo
dài vài tuần. Lúc này phân lợn có thể lẫn máu, đôi khi gây bệnh lỵ hoặc bệnh lý
xuất huyết đường tiêu hóa ở lợn.
+ Lợn sốt cao, bỏ ăn, mất nước do ỉa chảy kéo dài.
- Tỉ lệ chết thường thấp, chết do ỉa chảy kéo dài gây mất nước và giảm K huyết.
- Phần lớn bệnh qua khỏi nhưng vẫn thải mầm bệnh trong vòng 5 tháng. Một số
lợn có biểu hiện còi cọc, chậm lớn.
4.2. Bệnh tích.
a, Thể cấp tính
- Xác chết không quá gầy, bên ngoài da và hậu môn bẩn, dính bết phân, thối
khắm
- Trên các vùng da mỏng có nhiều đám tụ máu tím bầm: Có hiện tượng xanh tím
ở tai, chân, đuôi, bụng
- Viêm phổi : bề mặt phổi có nhiều đám viêm với màu sắc khác nhau
- Gan tụ máu, trên bề mặt gan có những điểm hoại tử to nhỏ không đều, màu
trắng xám
- Lách :
+ Nếu con vật chết nhanh, lá lách sưng to do tụ máu
+ Nếu vật chết muộn hơn, lách thường không sưng hoặc ít sưng, tổ chức lách
dai, đàn hồi; mặt cắt ngang của lách có màu xanh tím
- Viêm loét nm dạ dày và nm ruột; đặc biệt ruột già các nốt loét thường lan tràn,
bờ nông, trên bề mặt phủ bựa màu vàng sáng. Do nhu động ruột, lớp bựa bị bào
mòn để lại những vết sẹo.
- Hạch màng treo ruột và hạch vùng dạ dày-gan sưng to, thủy thủng.
- Có thể xuất huyết điểm trên thận (ít gặp)
Lợn sống sót sau vài ngày có biểu hiện viêm ruột hoại tử nặng. Vỏ thận và màng
ngoài tim thường bị xuất huyết điểm.

b, Thể mãn tính
- Ở những lợn chết do tiêu chảy, bệnh tích đặc trưng là hiện tượng hoại tử điểm
hoặc hoại tử lan tràn ruột, kết tràng hoặc manh tràng.
- Loét ruột, đặc biệt ruột già
+ Có trường hợp ruột già bị loét, hình thành các cục casein, khi nặn lồi ra
+ Mụn loét có nền trơn, bờ nông
+ Các vết loét nối liền nhau thành mảng rộng làm cho ruột già thành 1 ống có
thành dày cứng
- Niêm mạc kết tràng và hồi tràng bị phù thủng, màu đỏ, lồi lỏm, bên trên có
những mảnh tổ chức màu vàng.
- Chất chứa kết tràng và manh tràng rất ít và thường bị nhuốm mật, màu đen và có
các hạt lợn cọn như hạt cát.
- Có các ổ hoại tử ở hạch lâm ba, lách.
II - VI KHUẨN ESCHRICHIA COLI GÂY BỆNH
ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) trước đây gọi là Bacterium coli
comumne hay Bacilus coli communis, lần đầu tiên phân lập từ phân trẻ em bị tiêu
chảy năm 1885 và đặt theo tên của bác sĩ nhi khoa Đức.
Vi khuẩn E. coli thuộc họ Enterobacteriaceae, họ vi khuẩn thường trực ở trong
ruột, chiếm tới 80% các vi khuẩn hiếu khí vừa là vi khuẩn cộng sinh thường trực
đường tiêu hoá, vừa là vi khuẩn gây nhiều bệnh ở đường ruột và ở các cơ quan
khác. Trong điều kiện bình thường, E. coli khu trú thường xuyên ở phần sau của
ruột, ít khi có ở dạ dày hay đoạn đầu ruột non của động vật. Khi gặp điều kiện
thuận lợi, chúng phát triển nhanh về số lượng, độc lực, gây loạn khuẩn, bội nhiễm
đường tiêu hoá và trở thành nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy.
1. Một số đặc điểm của vi khuẩn E.coli.
1.1. Hình thái.
- E. coli là một trực khuẩn ngắn 2 đầu tròn, kích thước 0,4-0,6
µ
m


x
2-3
µ
m .
Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn
đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn.
Trong môi trường nuôi cấy, có khi quan sát thấy những trực khuẩn dài 4-8
m và
thường gặp trong canh
trùng già.
- Phần lớn vi khuẩn E. coli có khả năng di động do có lông ở xung quanh thân,
nhưng cũng có 1 số chủng không có khả năng di động.
- Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô mỏng.
- Vi khuẩn bắt màu Gram âm, có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở hai đầu. Nếu lấy
khuẩn lạc để nhuộm có thể quan sát thấy giáp mô.
Dưới kính hiển vi điện tử người ta còn phát hiện được cấu trúc pilli - yếu tố mang
kháng nguyên bám dính của vi khuẩn E. coli.
1.2. Tính chất nuôi cấy.
Là vi khuẩn hiếu khí tùy tiện , phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy
thông thường.
- Môi trường nước thịt: Sau 24 giờ nuôi cấy ở 37oC, vi khuẩn E. coli phát triển rất
nhanh, môi trường rất đục, có cặn màu tro trắng nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có
màng màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường có mùi thối (do vi khuẩn
phát triển sinh ra H2S).
- Môi trường thạch thường: Sau 24 giờ nuôi cấy ở 37oC, vi khuẩn hìnhthành
những khuẩn lạc tròn, ướt bóng láng, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi
lồi, đường kính từ 2-3mm. Nếu nuôi lâu, khuẩn lạc có màu nâu nhạt và mọc rộng
ra, có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng R (Rough) và M (Mucoid).
- Trên môi trường thạch máu: Sau 24 giờ nuôi cấy ở 37oC, hình thành khuẩn lạc

to, ướt, lồi, viền không gọn, màu sáng, có thể có hoặc không có dung huyết, tuỳ
thuộc vào chủng vi khuẩn.
Vi khuẩn E.coli gây bệh sưng phù đầu có thể gây dung huyết dạng alpha.
- Trên môi trường MacConkey: Thường được sử dụng để phân lập E.coli Sau 24
giờ nuôi cấy ở 37
0
C , khuẩn lạc có màu hồng cánh sen, tròn nhỏ, hơi lồi, không
nhầy, rìa gọn, không làm chuyển màu môi trường.
- Trên môi trường thạch Brilliant Green Agar: Sau 24 giờ nuôi cấy ở 37oC, vi
khuẩn E. coli hình thành khuẩn lạc dạng S (Smooth), màu vàng xanh.
- Trên môi trường EMB (Eosin Methyl Blue): Sau 24 giờ nuôi cấy ở 37oC, vi
khuẩn hình thành những khuẩn lạc màu tím đen có ánh kim.
1.3. Sức đề kháng.
- Ở môi trường bên ngoài các chủng E.coli độc có thể tồn tại đến 4 tháng.
- Là vi khuẩn không sinh nha bào nên vi khuẩn E.coli không chịu được sức nóng
cao: đun 60
0
C chết sau 30 phút, đun 100
0
C chết ngay. Các chất sát trùng thông
thường ó thể diệt vi khuẩn nhanh chóng.
1.4. Đặc tính sinh hóa.
- Phản ứng lên men đường: Vi khuẩn E. coli lên men sinh hơi các loại đường
Lactose, Fructose, Glucose, Levulose, Galactose, Xylose, Manitol; lên men không
chắc chắn các loại đường Duncitol, Saccarose và Salixin. Hầu hết các chủng vi
khuẩn E. coli đều lên men đường Lactose nhanh và sinh hơi.
Đây là đặc điểm quan trọng để dựa vào đó phân biệt vi khuẩn E. coli và
Samonella.
- Một số phản ứng sinh hoá khác: Phản ứng Indol và MR dương tính, phản ứng
H2S, VP, Urea âm tính.

1.5. Cấu trúc kháng nguyên.
Vi khuẩn E. coli được chia làm các serotype khác nhau dựa vào cấu trúc kháng
nguyên thân O, kháng nguyên giáp mô K, kháng nguyên lông H và kháng nguyên
bám dính F. Bằng phản ứng ngưng kết, các nhà khoa học đã tìm ra được 170
serotype kháng nguyên O, 80 serotype kháng nguyên K, 56 serotype kháng
nguyên H và 20 serotype kháng nguyên F.
Muốn định danh serotype đầy đủ của một chủng vi khuẩn E. coli thì phải xác định
ở cả các loại kháng nguyên nói trên.
- Kháng nguyên O (Kháng nguyên thân - Somatic antigen) được coi như là một
yếu tố độc lực có thể tìm thấy ở thành tế bào vi khuẩn và có liên hệtrực tiếp với hệ
thống miễn dịch. Kháng nguyên O khi gặp kháng huyết thanh tương ứng sẽ xảy ra
phản ứng ngưng kết. Ngưng kết kháng nguyên O tạo thành những hạt nhỏ khó tan.
- Kháng nguyên H (Kháng nguyên lông - Hauch) là thành phần lông của vi khuẩn,
có bản chất protein, kém bền vững hơn so với kháng nguyên O. Kháng nguyên H
không phải là yếu tố độc lực của vi khuẩn, nhưng có khả năng tạo miễn dịch
mạnh. Phản ứng miễn dịch xảy ra nhanh hơn so với kháng nguyên O. Kháng
nguyên H của vi khuẩn E. coli không có vai trò bám dính, không có tính độc và
cũng không có ý nghĩa trong đáp ứng miễn dịch phòng vệ nên ít được quan tâm
nghiên cứu, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong xác định giống loài của vi khuẩn.
- Kháng nguyên K (Kháng nguyên vỏ bọc - Capsular), còn được gọi là kháng
nguyên bề mặt (OMP- Outer bọc (Capsular). Vai trò kháng nguyên K chưa được
thống nhất. Có rất nhiều ý kiến cho rằng, nó không có ý nghĩa về mặt độc lực của
vi khuẩn, vì thấy rằng độc lực của chủng E. coli có kháng nguyên K cũng giống
như độc lực của chủng không có kháng nguyên K
Tuy nhiên, có 1 số ý kiến khác cho rằng, nó có ý nghĩa về mặt độc lực vì nó tham
gia bảo vệ vi khuẩn trước những yếu tố phòng vệ của vật chủ. Tuy vậy phần lớn
các ý kiến đều thống nhất kháng nguyên K có 2 nhiệm vụ sau:
+ Hỗ trợ phản ứng ngưng kết của kháng nguyên O, nên thường ghi liền công
thức serotype của vi khuẩn là Ox:Ky, ví dụ như O139: K88, O149: K88
+ Tạo ra thành hàng rào bảo vệ cho vi khuẩn chống lại các tác động ngoại cảnh

và hiện tượng thực bào, yếu tố phòng vệ của vật chủ.
Tóm lại, dựa vào kháng nguyên O, E. coli được chia thành nhiều nhóm; căn cứ
vào cấu tạo kháng nguyên O, K, H, E. coli được chia làm nhiều type; mỗi type
đều ghi thứ tự các yếu tố kháng nguyên O, H, K
- Kháng nguyên F (Kháng nguyên Fimbriae - kháng nguyên bám dính): Hầu hết
các chủng E. coli gây bệnh đều sản sinh ra một hoặc nhiều kháng nguyên bám
dính. Các chủng không gây bệnh thì không có kháng nguyên bám dính. Kháng
nguyên bám dính giúp vi khuẩn bám vào các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào
biểu mô ruột và trên lớp màng nhày để xâm nhập và gây bệnh, đồng thời chống
lại khả năng đào thải vi khuẩn của nhu động ruột.
2. Độc lực của vi khuẩn E.coli.
Các yếu tố độc lực của E.coli bao gồm: yếu tố kháng khuẩn, yếu tố xâm nhập,
yếu tố bám dính, yếu tố gây dung huyết và khả năng sản sinh độc tố. Các chủng vi
khuẩn E. coli không có các yếu tố trên thì không có khả năng gây bệnh.
Dựa vào các yếu tố gây bệnh nói trên, người ta đã phân loại vi khuẩn E.coli thành
các loại sau:
- E.coli sinh độc tố ruột ( Enterotoxigenic E. coli – ETEC) gây tiêu chảy ở bò, lợn,
cừu và người.
- E.coli gây bệnh lý đường ruột ( Enteropathogenic E.coli - EPEC) gây tiêu chảy ở
người.
- E.coli bám dính đường ruột ( Enteroaggregative E.coli - EAEC) gây bệnh ở
người.
- E.coli xâm nhập đường ruột ( Enteroinvasive E. coli - EIEC) gây tiêu chảy ở
người.
- E.coli gây xuất huyết đường ruột ( Enterohemorrhagic E. coli – EHEC) gây bệnh
ở động vật và người.
2.1 Yếu tố kháng khuẩn:
Nhiều chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản sinh ra chất kháng khuẩn có tác
dụng ức chế hoặc tiêu diệt các loại vi khuẩn khác, gọi là ColicinV. Vì vậy, yếu tố
này cũng được coi là 1 trong các yếu tố độc lực của vi khuẩn E.coli gây bệnh.

2.2 Yếu tố bám dính:
Để gây bệnh, các chủng ETEC phải bám dính lên trên tế bào biểu mô của ruột
non. Hầu hết các chủng ETEC đều có mang 1 hoặc nhiều các yếu tố bám dính
như: F4 (K88), F5 ( K99), F6 (987P), F17, F18, F41, F42 và F165.
Ở lợn, các chủng vi khuẩn ETEC gây tiêu chảy thường mang các yếu tố bám dính
sau đây:
- F4 (K88): F4 hay còn gọi là K88 và là một kháng nguyên không chịu nhiệt.
Bằng việc sử dụng các kháng huyết thanh đặc hiệu đã phân biệt được hai loại
khác nhau của F4 là F4ab và F4ac.Loại thứ 3 được phát hiện bởi Guinee và
Jansen được đặt tên là F4ad . Sợi F4 giúp cho vi khuẩn bám được vào receptor
tương ứng .
- F5 (K99): F5 trước kia được cho là kháng nguyên bám dính của E.coli chỉ gây
bệnh ở bê, nghé và cừu. Tuy nhiên, hiện nay chúng cũng được tìm thấy với tỷ lệ
thấp ở các chủng ETEC phân lập từ lợn tiêu chảy. Sự sản sinh F5 phụ thuộc vào
nhiều yếu tố của vi khuẩn như: Tốc độ sinh trưởng, pha sinh trưởng, nhiệt độ và
alanine trong môi trường. Các gen mã hóa cho sự tổng hợp F5 nằm trên ADN của
plasmid của nó trên tế bào biểu mô của lông nhung ruột non, từ đó vi khuẩn có thể
xâm nhập cố định và phát triển được ở thành ruột non. Yếu tố bám dính F4 được
mang trong vi khuẩn E. coli thuộc nhóm ETEC, gây bệnh tiêu chảy ở lợn trước và
sau cai sữa
- F6 (987p): Các nhà khoa học cho rằng fimbriae này đóng vai trò quan trọng
trong việc gây bệnh của ETEC. F6 của ETEC ở lợn có thể giúp vi khuẩn bám vào
cả các receptor cấu tạo bởi glycoprotein và glycolipid trên riềm bàn chải của các
tế bào biểu mô ruột. F6 bám dính ở màng nhầy để phân phối độc tố đường ruột tối
đa đến vật chủ.
- F18: F18 là tên đặt cho nhân tố bám dính 8813. Bởi vậy, một loại fimbriae mới
đã được đề nghị công nhận là F18ab và F18ac (Rippinger và cs,1995). Nghiên
cứu của Nagy và cs (1996) thấy rằng F18ab và F18ac khác nhau về mặt sinh học.
F18ab ít thấy thể hiện ở cả trong điều kiện thực tế và trong phòng thí nghiệm.
Chúng thường thấy cùng với việc sản xuất SLT-2e ở các chủng VTEC, trong khi

F18ac thể hiện rất rõ ở cả trong thực tế và trong phòng thí nghiệm, chúng mang
các đặc tính của các chủng ETEC.
2.3 Yếu tố xâm nhập của vi khuẩn E. coli:
Là một khái niệm dùng để chỉ quá trình chưa được xác định một cách rõ ràng, mà
nhờ đó vi khuẩn E. coli qua được hàng rào bảo vệ của lớp màng nhầy (mucosa)
trên bề mặt niêm mạc để xâm nhập vào tế bào biểu mô (Epithel), đồng thời sinh
sản và phát triển trong lớp tế bào này. Trong khi đó, những vi khuẩn khác không
có khả năng xâm nhập, không thể qua được hàng rào bảo vệ của lớp màng nhầy
hoặc khi qua được hàng rào này, sẽ b ị giữ lại bởi tế bào đại thực bào của tổ chức
hạ niêm mạc (Giannella và cs, 1979).
2.4 Độc tố của vi khuẩn E. coli:
Vi khuẩn E. coli sản sinh nhiều loại độc tố: Enterotoxin, Verotoxin, Neurotoxin.
Mỗi loại độc tố gắn với một thể bệnh mà chúng gây ra.
- Nhóm độc tố đường ruột (Enterotoxin): Gồm hai loại:
+ Độc tố chịu nhiệt (Heat Stable Toxin - ST): Độc tố này chịu được nhiệt độ
100oC trong vòng 15 phút. Độc tố ST chia thành hai nhóm STa và STb dựa trên
đặc tính sinh học và khả năng hòa tan trong methanol.
Cả STa và STb đều có vai trò quan trọng trong việc gây tiêu chảy do các chủng E.
coli gây bệnh ở bê, nghé, dê, cừu, lợn con và trẻ sơ sinh.
+ Độc tố không chịu nhiệt (Heat Labile Toxin - LT): Độc tố này bị vô hoạt ở
nhiệt độ 60oC trong vòng 15 phút. LT cũng có hai nhóm phụ LT1 và LT2, nhưng
chỉ có LT1 bị trung hòa bởi Anti-cholerae toxin. LT là một trong những yếu tố
quan trọng gây triệu chứng tiêu chảy (Faibrother và cs, 1992. Cả 2 loại độc tố ST
và LT đều bền vững ở nhiệt độ âm, thậm chí cả ở nhiệt độ -20oC.
- Nhóm độc tố tế bào (Shiga /Verotoxin): Là một loại độc tố hoạt động trong môi
trường nuôi cấy tế bào Vero (nên chúng được đặt tên là độc tố tế bào Vero), được
sản sinh bởi vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy ở người, tiêu chảy và bệnh phù
đầu ở lợn con.
2.5 Yếu tố dung huyết (Hly):
- Để phát triển trong cơ thể, vi khuẩn E. coli cần được cung cấp sắt. Hầuhết những

chủng E. coli gây bệnh thường có khả năng gây dung huyết. Để chiếm dụng sắt
của vật chủ, vi khuẩn E. coli tiết ra men Heamolyzin phá vỡ hồng cầu, giải phóng
sắt trong nhân HEM.
- Có 4 kiểu dung huyết của vi khuẩn E. coli là:
α
-haemolysin,
β
-haemolysin,
γ
-
haemolysin,
ε
-haemolysin, nhưng quan trọng nhất là kiểu
α
-haemolysin và
β
-
haemolysin (Ketyle và cs, 1975).
3. Vai trò gây bệnh tiêu chảy ở lợn của vi khuẩn E.coli.
3.1. Cơ chế sinh bệnh của E.coli.
- Để có thể gây bệnh, trước hết vi khuẩn E. coli phải bám dính vào tế bào nhung
mao ruột bằng các yếu tố bám dính như kháng nguyên F.
- Sau đó, nhờ các yếu tố xâm nhập (Invasion), vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tế bào
biểu mô của thành ruột. Ở đó, vi khuẩn phát triển, nhân lên, phá huỷ lớp tế bào
biểu mô, gây viêm ruột, đồng thời sản sinh độc tố đường ruột Enterotoxin.
- Độc tố đường ruột tác động vào quá trình trao đổi muối, nước, làm rối loạn chu
trình này. Nước từ cơ thể tập trung vào lòng ruột làm căng ruột, cùng với khí do
lên men ở ruột gây nên một tác dụng cơ học, làm nhu động ruột tăng, đẩy nước và
chất chứa ra ngoài, gây nên hiện tượng tiêu chảy. Sau khi đã phát triển ở thành
ruột, vi khuẩn vào hệ lâm ba, đến hệ tuần hoàn, gây nhiễm trùng máu.

- Trong máu, vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào, gây dung huyết, làm cho cơ
thể thiếu máu. Từ hệ tuần hoàn, vi khuẩn đến các tổ chức cơ quan. Ở đây,vi khuẩn
lại phát triển nhân lên lần thứ hai, phá huỷ tế bào tổ chức, gây viêm và sản sinh
độc tố như: Enterotoxin, Verotoxin, phá huỷ tế bào tổ chức, gây
tụ huyết và xuất huyết.
3.2. Vai trò gây bệnh tiêu chảy ở lợn.
- Theo nhiều nhà nghiên cứu, khoảng 20 - 50% lợn con chết trong những ngày sau
sơ sinh là do E. coli gây nên, đôi khi tỷ lệ chết tới 10%.
- Để xác định vai trò của 1 chủng vi khuẩn E. coli gây ra một bệnh nào đó, cần
kiểm tra độc lực và các yếu tố gây bệnh mà chủng E. coli đó có được. Do vậy, kết
quả những nghiên cứu về độc lực, yếu tố gây bệnh của E. coli chính là đánh giá
khả năng gây bệnh của nó.
Các bệnh do E.coli gây ra trên lợn có triệu chứng tiêu chảy:
3.2.1, Bệnh lợn con ỉa phân trắng.
- Bệnh xảy ra ở lợn con sau khi sinh.
- Bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất khi thời tiết thay đổi: nóng lạnh thất
thường, mưa nhiều, độ ẩm cao…
- Nguyên nhân: do E.coli chủng gây độc gồm các type sau O8, O9, O101, O149,
O157, nhiều nhất là O
157
H
7
.
- Độc tố của vi khuẩn phá vỡ cân bằng nước và điện giải gây ra ỉa chảy trầm
trọng.
- Bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, giảm tăng trọng, làm lợn con bị suy
kiệt và dẫn đến chết.
3.2.2, Bệnh tiêu chảy ở lợn con.
- Bệnh xảy ra ở lợn con từ 4 tuần tuổi đến cai sữa, sau cai sữa.
- Nguyên nhân: do E.coli chủng gây độc gồm các type sau O8, O14,O136, O149,

O157.
3.2.3, Bệnh phù thủng ở lợn.
- Bệnh thường xảy ra ở lợn con sau cai sữa 1-2 tuần, vì vậy thường gặp ở lợn từ 4-
12 tuần tuổi.
- Bệnh thường xảy ra rất nhanh và thường là những con khỏe trong đàn. Tỉ lệ mắc
có thể lên đến 80% hoặc hơn, nhưng trung bình là 30-40 %, tỉ lệ chết thay đổi từ
50-90%.
- Bệnh xuất hiện nhanh và kết thúc cũng nhanh, quá trình diễn biến của bệnh
khoảng 4-14 ngày, thường la 1 tuần.
- Nguyên nhân: do E.coli chủng gây độc gồm các type sau O138, O139, 0141.
Các chủng này thường có độc tố ruột, có khả năng gây dung huyết, có chất gây
phù.
4. Triệu chứng và bệnh tích điển hình.
4.1. Bệnh lợn con ỉa phân trắng.
a, Triệu chứng.
- Lợn kém bú, rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo.
- Lợn đi ỉa, da khô nhăn nheo, đầu to bụng hóp, lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn
thường dính bết phân.
- Niêm mạc mắt lợn nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh.
- Lợn rặn rất nhiều khi ỉa. Màu phân lúc đầu xanh đen sau đó chuyển sang sám
rồi chuyển sang màu sám như cứt cò, có mùi tanh, khắm đặc trưng. Phân dính
nhiều vào đít.
- Lợn con bị bệnh thường hay khát nước, nên tìm nước bẩn trong chuồng uống,
làm bệnh nặng thêm nếu không đảm bảo đủ nước sạch.
- Đôi khi có lợn nôn ra sữa chưa tiêu hoá nên có mùi chua.
- Bệnh kéo dài 2-4 ngày, lợn suy nhược nhanh, co giật, run rẫy và chết. Tỷ lệ chết
50-80%. Thể kéo dài gặp nhiều ở lợn từ 22 ngày tuổi.
- Bệnh có thể kéo dài từ 7-10 ngày. Lợn con vẫn bú như giảm dần đi. Phân màu
trắng đục, trắng vàng. Nhiều con mắt có dử và vầng thâm xung quanh. Lợn suy
dinh dưỡng, niêm mạc nhợt nhạt, nếu chữa trị không kịp thời lợn thường bị chết

sau 1 tuần bị bệnh. Lợn con từ 45-50 ngày vẫn còn bú mẹ cũng bị bệnh ỉa phân
trắng với các triệu chứng nhẹ hơn. Nếu bệnh kéo dài, lợn sẽ bị còi cọc.
b, Bệnh tích.
- Cơ thể mất nước, ốm, phân dính bết vào hậu môn.
- Mạch máu ruột và hạch ruột sung huyết cấp tính.
- Ít thấy viêm dạ dày ruột xuất huyết, dạ dày chứa đầy sữa đông vón không tiêu.
4.2. Bệnh tiêu chảy ở lợn.
a, Triệu chứng
- Triệu chứng đầu tiên là heo sụt ký, đi phân nước và mất nước. Một vài trường
hợp phân có máu hoặc đen như hắc ín hoặc sệt với nhiều màu sắc như xám, trắng,
vàng và xanh lá cây.
4.3. Bệnh phù thủng ở lợn.
a, Triệu chứng.
- Bệnh thường xảy ra đột ngột ở giai đoạn vài ngày đến một tuần sau cai sữa và
trên heo lớn trội của bầy.
- Lúc mới nhiễm bệnh heo có dấu hiệu kém ăn, kém linh hoạt.
- Thể quá cấp heo chết đột ngột và trước khi chết có triệu chứng phù.
- Ở thể cấp tính, bệnh diễn biến 2-3 ngày. Ngày đầu heo bỏ ăn, sang ngày thứ 2
hoặc ngày thứ 3 có triệu chứng phù.
- Triệu chứng phù thủng xuất hiện chủ yếu ở vùng đầu như: mí mắt, vùng hầu,
gốc tai, đôi khi sưng cả mặt.
- Phù não, não bị chèn ép bởi dịch thoát ra từ mạch máu nên gây nhũn não dẫn
đến triệu chứng thần kinh như: co giật kiểu bơi chèo, đi xiêu vẹo, hay đâm đầu
vào tường, đi lại không định hướng.
- Do thủy thủng ở thanh quản nên hay kêu khàn giống tiếng chim.
- Nhiệt độ không tăng, sung huyết ở niêm mạc và xanh tím ở tai, mõm, chóp
đuôi…Heo rất khó thở trước khi chết.
- Hiện tượng ỉa chảy xuất hiện ở ngày thứ 3-4, phân lỏng có màu vàng xám hoặc
trắng, có chất nhầy có khi toàn nước lẫn máu, mùi hôi tanh khó chịu.
b, Bệnh tích.

- Bề ngoài xác lợn thấy da đỏ lên ở phần bụng, thâm đen ở vùng tai và 4 chân.
- Máu đỏ thẫm, hạc ruột và hạc bẹn nông sưng.
- Phù là biều hiện dặc trưng của bệnh: mí mắt, mặt, đầu bị phù, sưng, phù dưới da,
đặc biệt là phù lớp niêm mạc dạ dày. Phù ở màng treo ruột đoạn kết tràng rất đặc
trưng của bệnh. Ngoài ra còn thấy phù ở vành tim, tim nhão, xoang bao tim tích
nước vàng.
- Gan sưng, tụ và xuất huyết, túi mật căng phồng.
- Viêm phổi và màng phổi.
- Lách, thận sưng, tụ máu hoặc xuất huyết.
- Xoang bụng và xoang ngực tích nước.
III – VI KHUẨN CLOSTRIDIUM PERPRINGENS GÂY
BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA.
Vi khuẩn C. perfringens thuộc nhóm vi khuẩn kỵ khí có khả năng hình thành
nha bào, giáp mô và chính nhờ những đặc điểm đó mà vi khuẩn có khả năng tồn
tại lâu theo thời gian dưới dạng nha bào. Sự phân bố rộng rãi của mầm bệnh trong
tự nhiên như các nguồn nước, vật liệu, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận
chuyển là những nhân tố quan trọng tham gia vào sự phân tán mầm bệnh đi
khắp nơi. Ngoài ra, vi khuẩn C. perfringens còn là một trong những nguyên nhân
gây ngộ độc thức ăn, tiêu chảy và viêm ruột hoại tử ở trẻ em và nhiều loại động
vật, đặc biệt là ở gia súc non ( Roeder và cs, 1987).
1. Đặc điểm của vi khuẩn Clostridium perfringens.
1.1. Hình thái.
- Là trực khuẩn to, thẳng, 2 đầu tròn, đứng riêng lẻ hoặc thành từng đôi, có kích
thước 0.6-0.8
µ
m x 2-4
µ
m.
- Bắt màu Gr(+), C.perfringens là loài duy nhất không di động.
- Có khả năng sinh nha bào, nha bào to hơn thân vi khuẩn, có

hình oval cân xứng
hay lệch tâm.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn C. perfringens là vi khuẩn yếm khí không triệt để. Vì vậy, trong quá
trình nuôi cấy, vấn đề quan trọng là phải tạo được môi trường yếm khí thích hợp
thì vi khuẩn mới có khả năng phát triển được.
- Trên môi trường nước thịt gan yếm khí: Sau 24h nuôi cấy trong điều kiện yếm
khí ở 37
0
C vi khuẩn phát triển mạnh, làm đục môi trường và sinh hơi.
- Trên môi trường thạch máu trong điều kiện yếm khí ở 37
0
C: Sau khi nuôi cấy từ
18-24h lấy đĩa ra khỏi tủ ấm và để ở nhiệt độ phòng trong 2h để có thể quan sát
được đặc tính dung huyết của vi khuẩn. Vi khuẩn hình thành các khuẩn lạc tròn,
trơn, sáng, bao quanh bởi 1 vùng dung huyết kép (double haemolysis).
- Trên môi trường thạch lòng đỏ trứng: vi khuẩn phát triển, làm phân hủy chất
lecithinase trong môi trường, tạo ra 1 vùng màu trắng đục ở quanh đường cấy vi
khuẩn. Những chủng vi khuẩn C.perfringens sản sinh men lipase sẽ tạo nên 1 lớp
sáng như ngọc trai hoặc óng ánh nhiều màu xung quanh khuẩn lạc, trong một số
trường hợp còn lan ra cả phần thạch xung quanh.
- Khi nuôi cấy vào môi trường sữa quỳ (Litmus milk medium): Là môi trường
dùng để giữ và nuôi cấy vi khuẩn sinh axit lactic, đặc biệt dùng để xác định một
số đặc tính của vi khuẩn: lên men đường lactose, phân giải casein và đông vón
casein. Có bổ sung chất chỉ thị Litmus vào môi trường.
Vi khuẩn C.perfringens phát triển tạo thành dạng vẩn mây điển hình do đường
lactose trong môi trường bị lên men, tạo ra acid, làm đông vón casein và làm
chuyển màu môi trường, từ màu xanh da trời thành màu hồng. Sau đó thì các đám
vẩn acid đó bị vỡ, nứt ra do sự hình thành hơi.
1.3. Sức đề kháng của vi khuẩn C.perfringens.

- Vi khuẩn đề kháng yếu với các yếu tố lí hóa.
- Nha bào có sức đề kháng cao hơn: ở 100
0
C chết sau 1-3h, chổ tối, khô tồn tại
được 15-17 năm. Các chất sát trùng đặc tác dụng lâu mới diệt được nha bào.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên.
Vi khuẩn C.perfringens được chia thành 4 type A,B,C,D trong đó:
- Kháng huyết thanh type A chỉ trung hòa độc tố type A
- Kháng huyết thanh type B trung hòa độc tố cả type A,B, C, và D
- Kháng huyết thanh type C chỉ trung hòa độc tố type A,B, và C
- Kháng huyết thanh type D chỉ trung hòa độc tố type A và D
Năm 1943 type thứ 5(type E) được phát hiện, sinh độc tố iota.
Ngoài ra, còn nhóm vi khuẩn C.perfringens đặc biệt có độc tố Beta-2 không được
xếp vào một trong 5 type trên.
2. Độc lực của vi khuẩn C.perfringens.
Yếu tố độc lực chính của vi khuẩn C.perfringens là khả năng sản sinh độc tố. Vi
khuẩn C. perfringens có nhiều chủng và có khả năng sản sinh ra nhiều loại độc tố
khác nhau. C. perfringens hình thành độc tố dung huyết, gây hoại tử tổ chức phần
mềm và gây chết.
- Type A: thường gây ra ngộ độc thức ăn, gây viêm ruột hoại tử ở người và động
vật, với các độc tố chủ yếu là Alpha (Alpha- toxin) và một số độc tố thứ yếu khác
như: Kappa- toxin, Eta- toxin , trong đó độc tố Alpha có vai trò quan trọng nhất
và nó có khả năng gây chết làm tan máu và gây ho ại tử tổ chức.
- Type B: có khả năng sản sinh nhiều loại độc tố như: Alpha, Beta, Epsilon, Muy,
Lamda, Theta gây bệnh chủ yếu ở dê, cừu, ngựa non.
- Type C: gây viêm ruột hoại tử ở trẻ em, trên gia súc thường gặp ở bê, nghé, dê
cừu, lợn con. Type này thường sản sinh ra một số loại độc tố chủ yếu như: Alpha,
Beta và các độc tố thứ yếu như: Lamda, Delta, Kappha, Gamma.
- Type D: sản sinh độc tố chủ yếu là Alpha và Epsilon và các độc tố thứ yếu như:
Beta, Gamma, Muy, Lamda, Kappa tính gây bệnh thường gặp của type này là

nhiễm độc ruột - huyết và nhũn thận ở người và nhiều loài động vật như cừu, trâu
bò, dê và 1 số loài khác. Độc tố Epsilon có khả năng tự gia tăng tính thẩm thấu
trong đường ruột để hấp thu nhiều nhất vào hệ tuần hoàn và đến cả não. Độc tố
phá huỷ vi mạch ở tổ chức, gây thẩm suất d ịch và phù cấp tính, vì vậy nên ngoài
tên gọi là độc tố đường ruột (Enterotoxin),Epsilon - toxin còn được gọi là độc tố
thần kinh (Neurotoxin).
- Type E: thường gây nhiễm độc ruột ở cừu non và bê, độc tố chủ yếu do type
này sản sinh ra là: Alpha, Iota và những độc tố thứ yếu như: Muy,Lamda,Kappa
Trong các type vi khuẩn C. perfringens gây bệnh, thì type C có sự phân bố rộng,
và khả năng gây bệnh cho người cũng như động vật cao hơn cả so với những type
khác. Viêm ruột hoại tử ở những động vật non do vi khuẩn C.perfringens bởi type
C được tìm ra ở Anh và Hungari từ năm 1995, sau đó vi khuẩn này được nghiên
cứu và tìm ra ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như: Mỹ, Đan Mạch, Liên Xô,
Hà Lan, Canada, Nhật Bản cũng như hầu khắp các quốc gia trên thế giới (Taylo
và cs, 1986).
Với khả năng hình thành giáp mô, nên ngoài kháng nguyên thân, vi khuẩn C.
perfringens còn có cả kháng nguyên giáp mô. Vi khuẩn còn có khả năng sản sinh
ra nhiều loại độc tố và các enzym khác nhau. Trong mỗi chủng của vi khuẩn này,
với những đặc điểm riêng biệt giữa chúng lại có thể sản sinh ra một vài loại độc tố
hoặc enzym khác nhau, gây ra quá trình bệnh phong phú và thể loại và phức tạp
trong bệnh lý do độc tính gây ra (Roeder vàcs, 1987).
3. Vai trò gây bệnh tiêu chảy ở lợn của vi khuẩn C.perfringens.
3.1. Cơ chế sinh bệnh của C.perfringens.
- Vi khuẩn C. perfringens có trong hệ vi sinh vật đường ruột bình thường của
động vật và người. Vì vậy thường có 2 yếu tố gây nên bệnh tiêu chảy ở gia súc:
thứ nhất do vi khuẩn sẵn có trong đường ruột, thứ hai là do thức ăn bị nhiễm
khuẩn C. perfringens, cùng với một số thay đổi đột ngột về môi trường, khẩu
phần thức ăn, thức ăn chứa nhiều protein hoặc do lao tác quá mức… dẫn tới cơ
thể bị giảm nhu động ruột, giữ lại vi khuẩn trong cơ thể và cuối cùng thì cơ thể
hấp thu các độc tố gây bệnh.

- Bình thường, vi khuẩn này có nhiều ở ruột già nhưng khi sức đề kháng của cơ
thể giảm, vi khuẩn lại xâm nhập lên ruột non và sản sinh ra một lượng lớn độc tố,
gây nhiễm độc huyết đường ruột.
- Trong đường tiêu hoá, với sự bội nhiễm về số lượng, vi khuẩn C. perfringens tấn
công vào lớp màng nhày rồi vào lớp biểu mô ruột, dưới tác dụng của độc tố gây
xuất huyết, hoại tử tổ chức nhung mao ruột, từ đó lan dần vào sâu tới các lớp niêm
mạc ruột.
- Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn xâm nhập sâu vào thành ruột tạo thành những
ổ viêm nhiễm, gây khí thũng dưới lớp niêm mạc hoặc lớp cơ hay đi sâu vào trong
các tổ chức hay các hạch lympho lân cận.
3.2. Vai trò gây bệnh tiêu chảy ở lợn của C.perfringens.
Vi khuẩn C.perfringens gây bệnh viêm ruột và nhiễm độc tố ruột huyết ở lợn.
Bệnh thường xảy ra trên lợn con theo mẹ như là một hội chứng, tuy nhiên bệnh có
thể xảy ra trên lợn lớn với các triệu chứng khó nhận biết hơn. Ở lợn choai và lợn
trưởng thành bệnh thường gây chết đột ngột gắn liền với hiện tượng viêm ruột. Sự
có mặt thường xuyên của Clostridium trong chất chứa đường tiêu hóa ở những lợn
này có thể gắn với nguyên nhân gây bệnh, nhưng các nhà khoa học vẫn đang
nghiên cứu để làm rõ hiện tượng chết đột ngột và sự thay đổi nhanh chóng khi con
vật chết. Vai trò của Clostridium trong hội chứng tiêu chảy đang còn là vấn đề
tranh cãi.
Clostridium gây các bệnh sau trong hội chứng tiêu chảy:
a, Hội chứng ở lợn con theo mẹ.
- Hội chứng ở lợn con theo mẹ do vi khuẩn C. perfringens typA, typC, hoặc typ B
sán sinh độc tố và gây bệnh.
b, Hội chứng ở lợn sau cai sữa.
- Xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào tính từ khi cai sữa cho đến khi giết thịt
- Hội chứng tiêu chảy do viêm ruột kết này do C.perfringens typ A là nguyên
nhân chủ yếu.
- Lợn có hiện tượng chết đột ngột, kèm theo chứng xoắn ruột và viêm ruột xuất
huyết.

4. Triệu chứng và bệnh tích điển hình
4.1 Hội chứng ở lợn con theo mẹ
a, Bệnh viêm ruột và nhiễm độc tố ruột huyết do C.perfringens typ C gây ra.
- Triệu chứng: Tùy thuộc vào trạng thái miễn dịch và lứa tuổi của lợn.

×