Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tìm hiểu về biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao sức sản xuất và hiệu quả kinh tế giống vật nuôi _con lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.78 KB, 25 trang )

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Nông Học
TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: “ Tìm hiểu về biện pháp kĩ thuật nhằm nâng
cao sức sản xuất và hiệu quả kinh tế giống vật nuôi _con
lợn”

Giảng viên :
Sinh viên thực hiện :
Lớp :
Mã sinh viên :


Hà Nội - 2010
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG LỢN ƯU VIỆT Ở VIỆT NAM
1. Một số giống lợn ưu việt đang nuôi phổ biến ở Việt nam
2. Hiệu quả đầu tư
CHƯƠNG II. HỆ THỐNG GIỐNG LỢN HÌNH THÁP
1. Sự hình thành hệ thống nhân giống lợn hình tháp để cải thiện di truyền, nâng cao
năng suất chất lượng giống:
1.1.Đàn lợn giống cụ kỵ (GGP)
1.2. Đàn lợn giống ông bà (GP)
1.3. Đàn lợn nái bố mẹ (PS)
2. Một số điều cần chú ý khi xây dựng chương trình nhân giống lợn hình tháp:
CHƯƠNG III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG
1. Phương pháp nhân giống thuần
2. Lai giống
2.1. Khái niệm về lai giống
2.2. Các phương pháp lai


CHƯƠNG IV. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT
LƯỢNG LỢN GIỐNG
1. Quản lý số liệu lợn giống
1.1. Tại sao phải theo dõi, ghi chép số liệu
1.2. Xây dựng hệ thống ghi chép số liệu
2. Chọn lọc lợn đực hậu bị
2.1. Đặc điểm
2.2. Quản lý lợn đực làm việc
3. Chọn lọc và quản lý lợn cái hậu bị
4. Quản lý lợn nái sinh sản
4.1. Quản lý phối giống,xác định lợn chửa
4.2. Quản lý nái đẻ.
5. Quản lý lợn con sau cai sữa:
CHƯƠNG V.MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN VỀ CHỌN LỌC LỢN GIỐNG
1. Kĩ thuật chọn lọc
1.1. Tính trạng chọn lọc
1.2. Chọn lọc dòng đực và dòng cái
2.Phương pháp nuôi dưỡng heo thịt
CHƯƠNG VI. Tổ chức công việc cho trại heo
1. Xác lập quy mô và cơ cấu đàn
2. Các hệ thống chăn nuôi heo ở nước ta
CHƯƠNG VII.Kỹ thuật xây dựng chuồng trại và quy trình chăn nuôi heo
1. Xây dựng chuồng trại nuôi heo
2. Cách thức nuôi heo
CHƯƠNG I. MỘT SỐ GIỐNG LỢN ƯU VIỆT Ở VIỆT NAM
1. Một số giống lợn ưu việt đang nuôi phổ biến ở Việt nam
* Lợn nội
- Lợn Móng Cái: Lợn Móng Cái xuất xứ từ huyện Móng Cái, tỉnh Quảng
Ninh, hiện nay đã được phát triển ở hầu hết các tỉnh phía Bắc và miền
Trung, Tây Nguyên. Lợn Móng Cái gồm 2 dòng: xương to và xương nhỡ.

Ngoại hình: Lợn Móng Cái có đầu đen, giữa trán có đốm trắng hình tam
giác hoặc hình thoi, mõm trắng. Lưng, mông, cổ màu đen hình yên ngựa, các
phần còn lại trắng.
Lợn Móng Cái có khả năng sinh sản cao từ 10-16 con/lứa, khối lượng lợn
con sơ sinh 0.5-0.7 kg/con, tỷ lệ nạc 32-35%.
- Lợn Ba Xuyên: giống lợn đen đốm trắng thuộc giống lợn địa phương
miền Tây Nam Bộ (còn gọi là heo bông), xuất phát từ vùng Vị Xuyên tỉnh
Sóc Trăng. Lợn Ba Xuyên được hình thành từ các giống lợn địa phương lai
với lợn Hải Nam, lợn Craonnaise và lợn Berkshire.
Lợn Ba Xuyên có khối lượng trưởng thành đạt 120-150 kg, đẻ BQ 8-9
con/lứa, nuôi con khéo. Mỡ nhiều, tỷ lệ nạc 39-40%. Bà con miền Tây dùng
lợn Ba Xuyên làm nái nền để lai với đực ngoại tạo con lai nuôi thịt thương
phẩm.
- Lợn Thuộc Nhiêu: Con lai giữa lợn Bồ Xụ và lợn Yorkshire ở vùng
Thuộc Nhiêu, huyện Châu Thành, Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Lợn Thuộc Nhiêu có màu lông trắng hoặc vài đốm đen nhỏ. Lợn chịu
đựng được nhiều điều kiện chăn nuôi kham khổ, có khả năng sử dụng tốt
thức ăn nghèo protein, nuôi con khéo, có khả năng chống chịu bệnh tốt, phù
hợp với chăn nuôi gia đình. Mỡ nhiều, tỷ lệ nạc đạt 40-42%. Hiện nay giống
này chỉ tồn tại ở vùng sâu, vùng xa, các vùng khác được cải tiến bằng cách
lai pha máu với lợn Yorkshire.
* Lợn ngoại:
Lợn Yorkshire: được chọn lọc nhân giống tại vùng Yorkshire nước Anh
từ thế kỷ 19, hiện nay lợn Yorkshire nuôi ở hầu khắp các nước trên thế giới.
Khả năng thích nghi của giống lợn này tốt hơn các giống khác. Lợn
Yorkshire có lông trắng tuyền, tai đứng (có nhóm giống tai hơi nghiêng, trán
rộng, ngực rộng, ngoại hình thể chất chắc chắn, nuôi con khéo, chịu được
kham khổ, chất lượng thịt tốt, khả năng chống chịu stress cao. Khối lượng
trưởng thành con đực khoảng 300-400 kg, con cái khoảng 230-300kg.
- Lợn Landrace: Xuất xứ từ Đan Mạch, có hình đúng như quả tên lửa,

lông da trắng tuyền, mõm dài thẳng, hai tai to ngả về phía trước che cả mắt,
mình lép, 4 chân hơi yếu, đẻ sai con (trừ Landrace nước Bỉ) thích nghi kém
hơn Yorkshire trong điều kiện nóng ẩm, tỷ lệ nạc cao.
- Lợn Duroc: Xuất xứ từ Bắc Mỹ. Lợn Duroc có thân hình vững chắc,
lông có màu từ nâu nhạt đến nâu sẫm, bốn chân to khỏe, cao, đi lại vững
vàng, tai to ngắn, ã phần tai trước cụp, gập về phía trước, mông vai nở, tỷ lệ
nạc cao, có chất lượng thịt tốt.
Lợn Duroc sử dụng trong lai hai máu, ba máu hoặc 4 máu giữa các giống
cao sản đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng thịt. Lai với nái địa
phương Việt Nam (Móng Cái) không đạt kết quả tốt, da con lai dày, lớn
chậm, số con/ổ thấp.
- Lợn Pietrain: Xuất xứ từ Bỉ, mang tên làng Pietrain thuộc vùng Wallon,
Brabant, lông da màu trắng đen xen lẫn từng đám, tai thẳng đứng, đầu to vừa
phải, mõm thẳng, 4 chân thẳng, mông rất nở, lưng rộng, đùi to, nhiều nạc
nhất trong các giống. Lợn Pietrain có nhược điểm tim yếu, khả năng chịu
đựng kém, nhạy cảm với stress. Lợn Pietrain thường sử dụng lai với giống
Duroc để tạo "đực cuối cùng"nhăm nâng cao năng suất thịt mông và tỷ lệ
nạc.
- Lợn Hampshire: giống lợn xuất xứ từ Bắc Mỹ từ thế kỷ 19, có màu
lông da đen, vùng ngực và chân trước có màu lông da trắng. Tai thẳng, đầu
to vừa phải, mõm thẳng, chân khỏe và chắc chắn.
Lợn Hampshire có thể lai với nái Yorkshire, Landrace để tạo nái lai F1
hoặc phối với đực Duroc để tạo "đực cuối cùng" lai hai máu, phối với nái lai
để sản xuất con lai bốn máu nuôi thịt, đạt hiệu quả cao.
2. Hiệu quả đầu tư
Để tổ chức sản xuất con giống có hiệu quả, các đơn vị phải xác định quy
mô, kế hoạch chu chuyển đàn lợn nái trong năm, tổ chức hệ thống chuồng
trại hợp lý trên cơ sở nhu cầu đàn lợn thịt Nhằm quản lý chặt chẽ chi phí
sản xuất, cơ quan quân nhu của đơn vị thường xuyên kiểm tra, giám sát mọi
hoạt động đầu tư trong quá trình sản xuất chăn nuôi. Các khoản chi lớn phải

có hợp đồng kinh tế, giá cả phải được thông qua hội đồng giá của đơn vị để
bảo đảm tính khách quan. Sau mỗi đợt đầu tư hoặc theo định kỳ, phải tổng
hợp báo cáo cấp trên cụ thể các khoản chi cũng như kết quả thực hiện hợp
đồng mua bán
Khoán công việc và khoán sản phẩm nhằm nâng cao năng suất lao động là
các hình thức khoán phù hợp với đơn vị. Để thực hiện khoán, đơn vị phải
xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật trong các khâu của quá trình chăn
nuôi. Người lao động nếu vượt chỉ tiêu giao khoán phải được khen thưởng;
không đạt chỉ tiêu hoặc làm thất thoát vốn, tài sản phải bồi thường. Phải tổ
chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm để thu hồi vốn, quản lý chặt chẽ giá khi bán
trên thị trường, chú trọng theo dõi sản phẩm tiêu dùng nội bộ. Mặt khác, các
đơn vị cần đầu tư hệ thống bi-ô-ga hoặc tận dụng phân chuồng để tăng giá
CHƯƠNG II. HỆ THỐNG GIỐNG LỢN HÌNH THÁP

Tất cả các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều thực hiện
chương trình nhân giống lợn để sản xuất lợn thịt thương phẩm theo mô hình
"Hệ thống nhân giống lợn thịt hình tháp"/
Trong 10 năm trở lại đây, nhờ có sự đầu tư sản xuất và kinh doanh của
một số công ty giống lợn nổi tiếng trên thế giới vào Việt nam (Công ty PIC
của Anh quốc, Công ty France Hybrides của Pháp, Công ty C.P Group của
Thái Lan ) và việc áp dụng công nghệ chọn lọc và nhân giống theo mô hình
nhân giống hình tháp của một số doanh nghiệp sản xuất lợn giống trong
nước (Xí nghiệp chăn nuôi lợn Phú Sơn, Xí nghiệp chăn nuôi lợn Đồng
Hiệp ) nên trên thị trường Việt Nam tạo từ 3, 4 hoặc 5 giống lợn khác nhau,
với năng suất chất lượng tăng từ 1,5-2 lần.
1. Sự hình thành hệ thống nhân giống lợn hình tháp để cải thiện di
truyền, nâng cao năng suất chất lượng giống:
Người chăn nuôi lợn thương phẩm đều mong muốn thu được lợi nhuận tối
đa nhờ chi phí giá thành sản phẩm thấp, đạt năng suất chất lượng lại cao, có
giá bán cao, lợi nhuận thu được nhiều. Để đạt được mục đích này, các nhà

tạo giống đã nghiên cứu cải tiến tính trạng có ý nghĩa kinh tế quan trọng như
khả năng tăng trọng, mức độ sử dụng thức ăn, độ dày mỡ lưng, chất lượng
thịt và tạo ra nhiều dòng lợn với đặc trưng về năng suất, chất lượng khác
nhau. Từ những dòng lợn này, các nhà tạo giống đã nghiên cứu, thực hiện
các chương trình lai khác nhau và nhân giống phát triển ra sản xuất theo
đúng mục tiêu tạo giống (Công ty PIC thành lập từ năm 1962, có 7.500 lợn
nái thuần với 30 dòng lợn khác nhau; Công ty France Hybrides có 2.000 nái
thuần với dòng khác nhau và đàn hạt nhân dòng thuần nuôi khép kín từ năm
1981 đến nay; đàn hạt nhân Quốc gia của Mỹ có 10.000 lợn nái thuần
Yorkshire, 5.000 lợn nái Landrace, 7.000 lợn Duroc, 7.000 lợn Hampshire )
Hệ thống nhân giống lợn hình tháp được thể hiện như sau:
Đàn cụ kỵ (GGP)
Giống thuần
Kiểm tra và chọn lọc
Đàn ông bà (GP)
Nhân các giống thuần và có một phần giống lai khi có trên 4 giống thuần
tham gia
Nhân giống và chọn lọc
Đàn bố mẹ (PS)
Các dòng đực cuối cùng và dòng nái là con lai để tận dụng ưu thế lai tối đa.
Năng động theo thị trường tiêu thụ
Đàn lợn thịt
1.1.Đàn lợn giống cụ kỵ (GGP):
- Là đàn hạt nhân của các giống thuần hoặc đàn giống đã được chọn tạo,
nuôi dưỡng để nhân giống có năng suất và chất lượng ổn định. Đàn giống cụ
kỵ được theo dõi và chọn lọc khắt khe với áp lực chọn lọc cao về các tính
năng sản xuất có giá trị về di truyền và giá trị kinh tế như khả năng tăng
trọng, mức độ tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lưng, chất lượng thịt (Công ty
France Hybridé chọn 0.09 con/nái/năm đối với dòng đực và 0.5 con/nái/năm
đối với dòng cái).

- Những trại nuôi đàn lợn giống cụ kỵ GGP thường phải có điều kiện chăn
nuôi tốt và áp dụng những biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm không ngừng
nâng cao tiến bộ di truyền cho đàn giống.
- Nhiệm vụ của trại lợn cụ kỵ là nhân thuần những giống lợn và những
dòng lợn đã có để sử dụng trong các chương trình lai theo mục tiêu đã định.
- Sản phẩm chính của trại lợn GGP là sản xuất ra những lợn đực thuần,
lợn cái thuần dòng mẹ hoặc lợn cái lai cung cấp cho trại lợn ông bà GP để
sản xuất ra lợn nái lai; sản xuất ra lợn đực thuần, đực lai (đực cuối cùng)
cung cấp cho các trại lợn giống bố mẹ và các trạm truyền tinh nhân tạo lợn.
- Số lượng nái ở đàn giống cụ kỵ thường chiếm 1-1.5% tổng đàn nái của hệ
thống giống.
1.2. Đàn lợn giống ông bà (GP):
- Là đàn lợn giống được nhân từ đàn cụ kỵ để sản xuất ra đàn lợn giống
bố mẹ.
- Đàn ông bà thường nuôi những nái thuần hoặc nái lai dòng mẹ từ 2
giống khác nhau để sản xuất nái lai 2 hoặc 3 máu cung cấp giống lai cho đàn
bố mẹ (PS) (hiện nay ở Việt Nam nên sử dụng 2 giống Yorkshire và
Landrace để làm dòng mẹ sản xuất nái lai YSxLR hoặc LRxYS hoặc sử
dụng lợn đực ngoại Yorkshire và Landrace cho phối hợp với nái nội Móng
Cái, Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu sản xuất nái lai F1)
- Mức độ chọn lọc và tiến bộ di truyền hạn chế hơn so với đàn giống cụ
kỵ (GGP).
- Số lượng lợn nái ông bà thường chiếm từ 8-10% trông hệ thống giống.
1.3. Đàn lợn nái bố mẹ (PS):
- Là đàn nái do đàn giống ông bà sinh ra để sản xuất lợn con nuôi thịt.
- Đàn nái bố mẹ không sử dụng đực giống từ đàn ông bà mà sử dụng đực
giống thuần chủng hoặc đực giống lai (đực cuối cùng) từ đàn giống cụ kỵ để
không giảm tiềm năng di truyền.
- Số lượng lợn nái bố mẹ thường chiếm từ 88-90% trong hệ thống nhân
giống hình tháp.

Như vậy:
- Hệ thống nhân giống lợn hình tháp là hệ thống nhân giống gồm 3 cấp:
đàn lợn giống cụ kỵ (GGP); đàn lợn giống ông bà (GP) và đàn lợn giống bố
mẹ (PS).
- Tiến bộ di truyền trong hệ thống giống sản xuất lợn thương phẩm theo
mô hình tháp được truyền từ trên xuống.
Vì vậy, muốn xây dựng được hệ thống nhân giống lợn hình tháp phải
đảm bảo một số điều kiện sau:
- Phải có mục tiêu giống rõ ràng: kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu
từng giai đoạn.
- Phải có được một số giống dòng thuần nhất định để bảo đảm nhân giống
và áp lực chọn lọc giống phù hợp (thường mỗi giống thuần phải có số lượng
tối thiểu 100 nái và số lượng đực giống cần đủ kèm theo).
- Phải có chương trình chọn lọc và lai tạo từ các dòng lợn khác nhau để
sản xuất lợn ông bà, bố mẹ và lợn thịt thương phẩm để đạt được mục tiêu
kinh tế.
2. Một số điều cần chú ý khi xây dựng chương trình nhân giống lợn
hình tháp:
- Tiêu chuẩn chọn lọc giống phải được xem xét, đánh giá và cải thiện về
năng suất để ngày một nâng cao chất lượng giống đạt được tiến bộ di truyền
theo mong đợi.
- Xác định các tham số di truyền và các tính trạng có giá trị kinh tế để sử
dụng trong chỉ số chọn lọc (SI) của chương trình giống là việc làm hết sức
quan trọng.
- Phải có hệ thống phối giống chuẩn xác để tránh đồng huyết.
- Tất cả đàn GGP phải được quản lý bằng chương trình vi tính phù hợp
(PIGBLUP, ) với những chi tiết cụ thể về huyết thống của bố mẹ, ông bà
chúng.
- Chọn những lợn giống đạt giá trị giống cao để truyền lại những đặc tính
tốt của chúng cho thế hệ sau.

- Tiến bộ di truyền của đàn giống phụ thuộc nhiều vào thời gian sử dụng
lợn đực và lợn nái. Đối với đàn GGP, lợn nái chỉ nên khai thác đến hết lứa
đẻ thứ 4 và lợn đực sử dụng trước 2 năm tuổi. Ở đàn GP có thể lợn đực và
lợn cái sử dụng kéo hơn 1 năm so với đàn GGP.
CHƯƠNG III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG

1. Phương pháp nhân giống thuần:
Nhân thuần là sử dụng lợn đực và lợn cái thuần chủng của một giống cho
giao phối với nhau. Phương pháp này dùng để chọn lọc ổn định đàn giống
thuần. Việc chọn giống và ghép đôi giao phối phải hết sức cẩn thận để tránh
hiện tượng đồng huyết trong đàn giống (nhất là đối với những đàn giống
thuần có quy mô nhỏ).
2. Lai giống:
2.1. Khái niệm về lai giống
Lai giống là cho giao phối các gia súc từ các giống khác nhau. Người
chăn nuôi sử dụng lai giống để có ưu thế lai và tổng hợp các đặc tính có từ
các giống. Không phải tất cả các giống khi lai với nhau đều cho ưu thế lai
như mong muốn mà phải xác định rõ: lai những giống nào với nhau và lai
như thế nào.
2.2. Các phương pháp lai:
- Lai hai máu: lai giữa 2 giống thuần khác nhau để tạo con lai F1 nuôi
thịt . Đây là phương pháp lai đơn giản nhằm nâng cao một số đặc điểm tốt ở
các giống (VD: lai giữa lợn đực giống Yorkshire hoặc lợn đực Landrace với
lợn nái Móng Cái để tạo đàn lợn thịt F1 có thể trọng cao, tốc độ tăng trọng
nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao hơn so với lợn thịt Móng Cái ). Mục đích của
phương pháp này là sử dụng ưu thế lai tạo đàn lợn thịt thương phẩm.
- Lai 3 máu: Sử dụng 3 giống khác nhau cho lai để tạo ra lợn thịt thương
phẩm 3 máu năng suất cao:
+ Nái lai F1 phải được tạo ra từ 2 giống "dòng cái" có khả năng sinh sản
cao để tận dụng ưu thế lai tối đa về khả năng sinh sản.

+ Đực giống phối với lái lai F1 phải là đực được chọn lọc theo "dòng đực"
để tạo ra đàn lợn thịt thương phẩm có khả năng tăng trọng cao, mức độ tiêu
tốn thức ăn ít, độ dày mỡ lưng thấp, sức sống cao (đối với các giống cao
sản). Đối với các giống địa phương sử dụng đực giống từ các dòng cái cũng
đem lại hiệu quả tốt.
- Lai 4 máu: đây là phương pháp lai có sử dụng 4 giống thuần để tạo ra
lợn thịt thương phẩm. Lợn thương phẩm là sản phẩm của 2 cặp lai F1 giữa 2
"giống thuộc dòng đực" và 2 "giống thuộc dòng cái", con lai nuôi thịt có
mang máu giữa các giống. Mục đích của phương pháp này là lợi dụng ưu thế
lai của cả 4 giống tham gia.
- Lai luân phiên hai máu: Sử dụng đực giống của 2 giống cố định trong
chương trình lai để luân phiên với nái lai tự tạo ra trong đàn.
- Lai luân phiên 3 máu: sử dụng đực giống của 3 giống cố định trong
chương trình lai để lai luân phiên với nái lai tự tạo trong trại.
Hai phương pháp lai luân phiên này có những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
+ Có thể sử dụng tinh dịch của lợn đực giống một cách thuận lợi thông
qua chương trình TTNT lợn.
+ Có thể sử dụng khi lợn cái hậu bị không đủ, không đáp ứng nhu cầu sản
xuất.
Khó khăn: phải đầu tư quản lý con giống và quy trình phối giống một
cách đầy đủ nghiêm ngặt.
- Lai cố định (lai có mục tiêu): từ năm 1980 trở lại đây các nhà sản xuất
giống lợn đã nghiên cứu nhiều công thức lai với các giống lợn khác nhau để
tận dụng ưu thế lai cao trong hệ thống chăn nuôi lợn thương phẩm.

CHƯƠNG IV. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG LỢN GIỐNG

1. Quản lý số liệu lợn giống:

1.1. Tại sao phải theo dõi, ghi chép số liệu:
Theo dõi, ghi chép số liệu đàn giống là việc làm đầu tiên trong công tác
quản lý giống. Qua việc xử lý số liệu đã ghi chép ta có thể xác định được
năng suất, chất lượng, chi phí thức ăn, tỷ lệ mắc bệnh, giá thành chăn nuôi,
lợi nhuận thu được của đàn giống và những giải pháp về thị trường.
1.2. Xây dựng hệ thống ghi chép số liệu
- Theo dõi ghi chép về huyết thống (lý lịch): tất cả những cá thể của đàn
lợn giống thuần và đàn nhân giống phải có lý lịch rõ ràng 2 đời trước nó.
Việc ghi chép số liệu phải chính xác, không tẩy xóa, không nhầm lẫn và theo
biểu mẫu quy định.
- Theo dõi ghi chép về năng suất, chất lượng đàn giống, quản lý và thu
thập số liệu về: kết qủa phối giống, kết quả sinh sản, sinh trưởng, tăng trọng,
chi phí thức ăn, chất lượng thịt, quản lý dịch bệnh, đầu vào đầu ra của đàn
giống và kết quả về lợi nhuận.
- Ghi chép quản lý về nguồn gen di truyền: sử dụng những nguồn số liệu
về huyết thống, về năng suất, chất lượng để xác định tham số di truyền, chỉ
số chọn lọc, giá trị giống phục vụ công tác chọn giống và đánh giá chất
lượng giống qua các thế hệ.
- Phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi lợn:
2. Chọn lọc lợn đực hậu bị:
2.1. Đặc điểm
- Lý lịch rõ ràng (có bố mẹ là những lợn giống đạt năng suất cao)
- Ngoại hình cân đối, hài hòa, thể trạng chắc chắn
- Kết quả kiểm tra năng suất cá thể của từng giống phải đạt theo tiêu
chuẩn quy định của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về 3 chỉ tiêu:
+ Tăng trọng/ngày (g)
+ Tiêu tốn thức ăn/kg trọng lượng
+ Độ dày mỡ lưng (mm)
2.2 Quản lý lợn đực làm việc:
- Nuôi dưỡng lợn đực theo đúng khẩu phần và tùy theo thể trạng gầy hay

béo của lợn đực mà cho số lượng thức ăn phù hợp.
- Khoảng cách khai thác tinh của lợn đực phải phù hợp với lứa tuổi của
lợn. Đối với lợn ngoại, khoảng cách khai thác tinh phù hợp như sau:
- 8 tháng tuổi: 7 ngày 1 lần
- 9 tháng tuổi: 6 ngày 1 lần
- 10 tháng tuổi: 5 ngày 1 lần
- 11 tháng tuổi: 4 ngày 1 lần
- 12 tháng tuổi: 3 ngày 1 lần
- Trên 1 năm tuổi: 2 ngày 1 lần.
- Nên sử dụng lợn đực giống không quá 3 năm.
- Không được để cho lợn đực giống quá béo hoặc quá gầy.
3. Chọn lọc và quản lý lợn cái hậu bị:
* Chọn lọc lợn cái hậu bị:
Chọn lợn cái để thay thế là xuất phát điểm của quản lý để đạt hiệu quả
sinh sản cao nhất. Một số tiêu chuẩn chọn lợn cái hậu bị như sau:
- Chọn lợn cái hậu từ những lợn nái cao sản, nuôi con khéo, phàm ăn (dựa
vào lý lịch của những dòng có năng suất sinh sản cao).
- Lợn được chọn phải khỏe mạnh, thân hình phát triển cân đối, không có
khuyết tật về ngoại hình và có trên 12 núm vú, khoảng cách giữa các núm vú
đều, không có vú kẹ, núm vú lộ rõ, âm hộ phát triển bình thường.
- Chọn lợn cái có tuổi động dục sớm (thường lợn nái ngoại động dục sớm
từ 5 tháng tuổi).
* Quản lý lợn cái hậu bị:
- Theo dõi để phát hiện lợn động dục lần đầu và ghi chép các chu kỳ động
dục để lên kế hoạch phối giống và lên lịch tăng mức ăn trước khi phối giống.
- Phát hiện động dục: phát hiện thời điểm chính xác để phối giống nhằm
tăng tỷ lệ thụ thai và tăng số con đẻ ra/lứa. Phương pháp phát hiện tốt nhất là
dùng lợn đực "Thí tình" để kiểm tra lợn cái. Biểu hiện động đực rõ nhất là
lợn cái đứng yên, dỏng tai lên khi có lợn đực giống đến gần hoặc lợn nái
đứng yên khi có người ngồi lên lưng.

- Lợn cái ngoại từ 7,5 tháng tuổi trở lên và đạt khối lượng trên 110kg thì
có thể phối giống. Đợi đến chu kỳ động dục thứ ba mới phối giống lần đầu
để tăng số lượng trứng rụng của lợn (nếu lợn cái động dục lần đầu chậm thì
có thể phối giống ở chu kỳ động dục lần thứ hai).
- Ghi chép ngày phối giống để theo dõi kết quả phối giống của lợn cái.
Nếu lợn đã phối giống mà không thụ thai thì sẽ động dục trở lại trong vòng
18-23 ngày kể từ ngày phối giống lần trước.
4. Quản lý lợn nái sinh sản
4.1. Quản lý phối giống,xác định lợn chửa.
- Đa số lợn nái cai sữa con ở 21 đến 28 ngày đều có khả năng động dục lại
trong vòng 3 đến 7 ngày sau cai sữa.
- Nếu sau 2 chu kỳ động dục (khoảng 28 ngày sau cai sữa) mà lợn nái
không chửa lại thì nên loại thải vì nếu cứ chậm sau 21 ngày thì lợn nái cần
sản xuất vượt 1-2 lợn con mới đủ bù cho chi phí thức ăn và lao động trong
thời gian nuôi báo cô.
- Nếu cho lợn nái phối giống quá sớm hoặc quá muộn sau khi phát hiện
động dục thì tỷ lệ thụ thai hoặc số con sơ sinh/ổ sẽ bị ảnh hưởng và đạt kết
quả thấp.
- Thời gian động dục của lợn nái thường kéo dài 48 giờ, lợn nái sẽ rụng
trứng vào 8-12 giờ sau khi động dục. nên phối giống cho lợn nái đúng thời
điểm và phối từ 2 đến 3 lần cách nhau 12 giờ trong một chu kỳ để tăng số
lượng trứng rụng và như vậy sẽ tăng số con đẻ ra/ổ.
Thời gian phối giống cho lợn cái hậu bị và lợn nái sinh sản sau khi phát
hiện động dục được tính như sau:
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Lợn hậu bị 0 (giờ) 12 (giờ) 24 (giờ)
Lợn nái sinh sản 12 24 36
* Xác định lợn chửa
+Xác định lợn nái có chửa bằng máy siêu âm "Chuẩn đoán thai sớm" ở
40-45 ngày sau khi phối giống cho lợn nái.

+ Nuôi dưỡng lợn nái chửa:
Lợn nái sinh sản và lợn nái hậu bị có chửa phải có đủ số lượng dinh
dưỡng cần thiết để nuôi thai. Tuy vậy, nếu cho lợn ăn quá mức chẳng những
lãng phí, tốn kém mà còn tăng khả năng chết thai. Mặt khác, lợn ăn quá
nhiều lúc chửa sẽ dẫn tới giảm lượng ăn trong khi nuôi con, giảm khối lượng
cơ thể và dẫn đến không động dục sau cai sữa. Nên áp dụng phương thức
cho ăn hạn chế, sử dụng khẩu phần ăn đã cân bằng, đủ chất dinh dưỡng.
4.2. Quản lý lợn nái đẻ:
- Một số biểu hiện của lợn nái trước khi đẻ: Âm hộ sưng và chảy nước
nhờn; bầu vú phát triển rất nhanh và chuyển sang màu đỏ, vắt hoặc đôi khi
không vắt cũng thấy chảy sữa ra; chất nhờn từ âm hộ chảy ra có chứa cứt
su
- Theo dõi lợn mẹ khi đẻ: thông thường, thời gian sinh giữa 2 lợn con của
lợn nái là 15-20 phút. Nếu lợn nái đẻ gặp khó khăn (giữa 2 lần đẻ kéo dài
trên 30 phút) thì có thể can thiệp để lợn đẻ được nhanh hơn.
- Chăm sóc lợn con:
+ Vuốt ở nước ối mồm và mũi để lợn con dễ thở; lau sạch nước ối khỏi
mình lợn con; cắt rốn dài 2,5 cm, cắt răng nanh (lợn con có 8 răng nanh).
+ Sau khi sinh nửa giờ cho lợn bú sữa mẹ, con yếu cho bú vú trước và con
khỏe cho bú vú sau, nên chọn lợn con bú cố định bầu vú.
+ Tiêm sắt cho lợn con
- Thức ăn cho lợn con theo mẹ:
+ Cho lợn con tập ăn từ 10 ngày tuổi và cai sữa lợn từ 3-4 tuần tuổi.
+ Thức ăn cho lợn con phải dễ tiêu, hợp khẩu vị và tươi.
+ Cần có cũi để cho lợn nái đẻ tránh đè con, cung cấp nước sạch, mát cho
lợn mẹ.
5. Quản lý lợn con sau cai sữa:
- Bảo đảm đủ ấm cho lợn con sau cai sữa: chuồng sạch, khô, không có gió
lùa.
- Bảo đảm đủ nước uống cho lợn và điều chỉnh độ cao, độ lệch, áp lực

dòng chảy của vòi nước sao cho phù hợp với lợn con.
- Bảo đảm đủ số lượng và chất lượng thức ăn.
CHƯƠNGV .MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN VỀ CHỌN LỌC LỢN
GIỐNG

1. Kỹ thuật chọn lọc
Trong chăn nuôi, chọn lọc là một trong những biện pháp để cải tạo giống,
nâng cao năng suất và chất lượng giống, là động lực cải thiện di truyền.
Chọn lọc có thể hiểu đơn giản là loại thải cá thể xấu, giữ lại những cá thể tốt
theo mục đích của người chọn giống. Muốn chương trình chọn giống đạt
hiệu quả cao, cần phải nắm được một số khái niệm và phương pháp cơ bản
trong công tác chọn giống.
1.1.Tính trạng chọn lọc: có 2 loại tính trạng: tính trạng số lượng (TT
định lượng) và tính trạng chất lượng (TT định tính).
- Tính trạng số lượng: Là những tính trạng do nhiều gen tác động tạo thành
và có thể cân, đo, đong, đếm được một cách chính xác theo số lượng, theo
độ dài, theo khối lượng (VD: Số con đẻ ra, số con cai sữa, số con xuất
chuồng; khối lượng lợn con lúc sơ sinh, cai sữa, giết thịt; ). Những tính
trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng lớn bởi môi trường như nhiệt độ, độ
ẩm, trình độ quản lý, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn , chuồng trại,
thú y
- Tính trạng chất lượng: do một vài cặp gen quy định và có thể nhận thức
đánh giá qua cảm giác mà không thể đo lường được một cách cụ thể, chính
xác (màu lông, màu da, hình dạng ). Những tính trạng chất lượng hầu như
không hoặc chịu ảnh hưởng rất ít từ môi trường bên ngoài.
Như vậy, muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:
- Tác động về mặt di truyền qua các chọn lọc và ghép phối theo mục đích.
- Tác động về mặt môi trường: thời tiết, khí hậu, thức ăn, chuồng trại
* Hệ số di truyền (h
2

) sử dụng trong chọn giống,mục tiêu chọn giống
Hệ số di truyền (h
2
) của từng tính trạng là phần gen xác định của tính
trạng đó được truyền cho thế hệ sau không bị chi phối bởi môi trường
(thường tính theo % hoặc số thập phân).
Ví dụ: h
2
về khả năng tăng trọng/ngày của lợn là 35% có nghĩa là 35% của
phần tăng trọng/ngày vượt trội đạt được phụ thuộc vào di truyền, 65% phần
còn lại là do ảnh hưởng của môi trường. Năng suất vượt trội là phần năng
suất cao hơn của cá thể hoặc nhóm cá thể so với trung bình của toàn đàn.
Những tính trạng có hệ số di truyền cao sẽ đáp ứng được chương trình
chọn giống nhanh hơn, hiệu quả hơn. Những tính trạng có hệ số di truyền
thấp ít ảnh hưởng bởi di truyền mà chủ yếu do tác động của điều kiện ngoại
cảnh.
Hệ số di truyền đối với một số tính trạng quan trọng của lợn như sau:
- Số con đẻ ra :0, 10 - 0,15
- Khối lượng sơ sinh :0,15 - 0,20
- Khối lượng tiết sữa :0,10 - 0,20
- Khả năng tăng trọng/ngày :0,30 - 0,40
- Tiêu tốn thức ăn/kgTT :0,35 - 0,45
- Độ dày mỡ lưng :0,40 - 0, 45
- Dài thân thịt :0,45 - 0, 50
- Tỷ lệ thịt xẻ :0,55 - 0,60
- Tuổi thành thục tính dục :0,30 - 0,40

+ Mục tiêu chọn giống: Mục tiêu chọn giống phản ánh mục đích cuối cùng
của chương trình giống là tạo ra đàn lợn có tốc độ tăng trọng nhanh, chi phí
thức ăn cho một kg tăng trọng thấp, số con cai sữa cao/ổ, chất lượng thịt xẻ

tốt, nạc cao.
Tính trạng sinh sản
- Số lượng vú nhiều và
khoảng cách đều
- Tuổi thành thục sớm
- Số lượng con đẻ ra còn
sống
- Khối lượng tiết sữa toàn ổ
(khối lượng lúc 21 ngày
tuổi)
- Thời gian động dục trở lại
ngắn
- Tỷ lệ thụ thai cao
Tính trạng về chất lượng thịt lợn
Gồm 2 phần:
- Chất lượng thịt xẻ: khối lượng
thịt xẻ, tỷ lệ thịt nạc, độ dài thân
thịt
- Chất lượng thịt: mùi vị, độ giữ
nước, màu sắc, độ mịn, pH )


Mục tiêu chọn lọc
Tính trạng về sức khỏe
- Không mẫn cảm với bệnh tật
- Sức đề kháng cao

Mục tiêu chọn giống được thể hiện cụ thể đối với từng loại giống và
từng cấp giống như sau:
a. Đối với giống thuần:

Ở con đực:
- Tăng trọng bình quân (g/ngày) cao
- Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp
- Độ dày mỡ lưng mỏng (mm)
- Chất lượng quầy thịt xẻ tốt, diện tích thăn lớn
- Chất lượng tinh tốt
- Ngoại hình vững chắc, 4 chân khỏe, thẳng.
Ở con cái:
- Tăng trọng bình quân (g/ngày) cao
- Số con sơ sinh còn sống cao
- Khả năng tiết sữa (21 ngày) cao
- Số con hao hụt từ sơ sinh - cai sữa thấp
- Số vú hoạt động (có cho sữa) nhiều
- Độ dày mỡ lưng mỏng
b. Đối với giống lai đàn bố mẹ (PS)
Các dòng đực cuối cùng được chọn lọc qua kiểm tra:
- Tuổi đạt 90 kg (ngày)
- Tăng trọng bình quân từ 25-90 kg
- Độ dày mỡ lưng mỏng
- Diện tích cơ thăn lớn
- Chi phí thức ăn thấp
- Có số vú tốt cao
Ở nái lai:
- Tuổi đạt 90 kg
- Tăng trọng bình quân từ 25-90kg
- Số vú hoạt động tốt cao
- Số con sơ sinh còn sống/ổ cao
- Khối lượng tiết sữa 21 ngày toàn ổ cao
- Tỷ lệ hao hụt từ sơ sinh - cai sữa thấp
- Độ dày mỡ lưng mỏng

Ở lợn nái giống địa phương (Móng Cái, Ba Xuyên):
- Tăng trọng (g/ngày) cao
- Chi phí thức ăn thấp
- Có số vú tốt là 12 vú trở lên
1.2. Chọn lọc dòng đực và dòng cái
Trong hệ thống nhân giống, việc khai thác tiềm năng di truyền của lợn
giống ở đàn cụ kỵ và tận dụng ưu thế lai ở đàn nái lai ông bà, bố mẹ là biện
pháp tối ưu để tạo ra đàn lợn thịt lai có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Chính vì vậy, khái niệm chọn lọc " dòng đực" và "dòng cái" đã được hình
thành trong hệ thống giống.
Dòng đực: dòng chuyên sản xuất ra con đực để sử dụng trong chương
trình lai. Khi chọn dòng đực cần phải chú ý đến đặc điểm của giống định
chọn và chú ý chọn lọc đối với những tính trạng về sinh trưởng và tỷ lệ nạc
(những giống thường sử dụng làm dòng đực ở Việt nam hiện nay như
Yorkshire, Duroc, Pietrain ). ở đàn giống cụ kỵ (GGP), dòng đực chỉ sản
xuất ra đực cuối cùng để phối với nái bố mẹ sản xuất ra lợn con nuôi thịt.
Đực cuối cùng có thể là những lợn đực thuần hoặc lợn đực được lai tạo từ
2,3 hoặc 4 giống.
Dòng cái: Ở đàn giống cụ kỵ (GGP), dòng cái sản xuất ra toàn bộ đàn
lợn nái ông bà GP. Những lợn nái GP này lại sản xuất ra lợn nái bố mẹ PS,
nái bố mẹ sản xuất ra lợn con nuôi thịt. Đối với dòng cái, ngoài những tính
trạng chọn lọc chung của giống cần chú ý đến một số tính trạng về sinh sản:
Tuổi động dục, số lượng vú, số con đẻ ra, sức tiết sữa (những giống thường
sử dụng làm dòng cái ở Việt nam như: Móng Cái, Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu,
Landrace, yorkshire, Hampshire )
2.Phương pháp nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
+ Phối hợp khẩu phần cho heo thịt
Việc phối hợp khẩu phần ăn cho heo thịt phải đảm bảo các yêu cầu
sau đây:
- Phù hợp với đặc điểm sinh lý của các giai đoạn sinh trưởng phát triển

của heo thịt
- Có tỷ lệ thức ăn tinh/ thô thích hợp
- Thức ăn có chất lượng tốt, không có các chất kháng dinh dưỡng và độc tố
- Phù hợp nguồn thức ăn của địa phương để giảm chi phí đầu vào.

+ Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn
* Giai đoạn 1: heo thịt được nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi. heo có trọng lượng
trung bình từ 23 - 60 kg. Người chăn nuôi cần cho heo ăn theo khẩu phần có
17 - 18 % protein thô ( safeed- 100) , giá trị khẩu phần có từ 3100 đến 3300
Kcal
* Giai đoạn 2: heo thịt được nuôi từ 131 - 165 ngày tuổi. heo có trọng lượng
từ 61 - 105 kg, khẩu phần ăn của heo có từ 14 - 16 % protein thô và 3000 -
3100 kcal
Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các
giống heo ngoại hayheo lai F
2
có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên. Kỹ thuật này
thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh
cao.
Cả hai kỹ thuật trên cần thiết phải cân đối thành phần các a xít amin
và a xít béo không no mạch dài.

+ Kỹ thuật chăm sóc và quản lý
Heo thịt ở nước ta thường nuôi 5-6 tháng có trọng lượng từ 95 - 105
kg.
+ Phân lô, phân đàn
Sau khi cai sữa heo con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện
chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc
sau đây:
- Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau.

- Mật độ phải đảm bảo thích hợp theo quy định lợn từ 10 - 35 kg có
0,4 - 0,5 m
2
/con, từ 35 - 100 kg có 0,8 m
2
/con.
- Heo ở trong cùng lô nên có trong lượng như nhau hoặc chênh lệch
nhau không nhiều (độ đồng đều cao).
- Ghi chép đầy đủ và đánh dấu hay bấm số để theo dõi từng cá thể
(xem ở phần quản lý đàn).
+ Kỹ thuật cho ăn, uống
- Cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần
- Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau
- Cho heo ăn từng đợt, tránh để vung vải thức ăn ra nền chuồng, phải đảm
bảo con nào cũng được ăn khẩu phần của nó.
- Tập cho heo ăn có phản xạ có điều kiện về giờ giấc cho ăn để nâng cao khả
năng tiêu hóa.
- Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột
- Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần
- Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất
- Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1
- Nước uống cho heo uống thỏa mãn nhu cầu.
- Vừa cho heo ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào
+ Vận động và tắm
Cũng như các loại heo khác, heo thịt cũng cần được vận động và tắm
chải. Phương pháp này cần được tiến hành như sau:
heo ở giai đoạn 2 - 4 tháng tuổi cho vận động 2 - 3 giờ/ngày
+ Chuồng nuôi và vệ sinh
Ở điều kiện nước ta chuồng nuôi của heo thịt là kiểu chuồng hở, đảm
bảo ấm về mùa đông mát về mùa hè, nền chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ.

+ Phòng bệnh cho heo
Trước khi heo đưa vào nuôi thịt chúng ta phải tiêm phòng vào lúc 8 -
12 tuần tuổi đối với các loại vắc – xin thông thường, riêng đối với bệnh Phó
thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó có thể
tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20
ngày, heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung. Tẩy các loại giun sán bằng
các loại thuốc như Tetramysone, Dipterex, Levamysone cho heo trước khi
đưa vào nuôi thịt.
+ Quản lý đàn heo thịt
Công việc quan trọng của quản lý đàn heo thịt là theo dõi và ghi
chép các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong quá trình nuôi để tính toán hiệu quả
của từng giai đoạn, đồng thời có thể điều khiển tốc độ sinh trưởng thông qua
nuôi dưỡng và chăm sóc. Theo kinh nghiệm của một số nước có chăn
nuôi heo tiên tiến, việc điều khiển tốc độ tăng trọng cũng như phẩm chất thịt
của heo thông qua khẩu phần và tiêu chuẩn ăn đã khẳng định heo thịt cần
thay đổi tiêu chuẩn ăn theo tuần tuổi và theo dõi tăng trọng theo từng kỳ.
Tuy nhiên, trong chăn nuôiheo theo nông hộ việc đưa ra các công việc theo
dõi ghi chép về các chỉ tiêu kinh tế rất khó do vậy cần khuyến cáo nông dân
nên chú ý theo từng giai đoạn nuôi, có thể 3 lần trong một chu kỳ
nuôi heo thịt. Tiêu chuẩn ăn nên thay đổi theo trọng lượng tăng lên của lợn
trong quá trình nuôi.
+ Kỹ thuật nuôi và vỗ béo heo nái loại thải
Trong chăn nuôi, hàng năm có khoản 20 - 25 % heo nái loại thải
chuyển sang vổ béo để giết thịt.
- Tháng thứ nhất cần tiến hành thiến heo, sau khi thiến hoạn heo phải được
nuôi với chế độ dinh dưỡng tốt và phải tuyệt đối giữ vệ sinh sạch sẽ để khỏi
bị nhiễm trùng vết mổ.
- Tháng thứ 2 nên cho heo ăn vơi khẩu phần có từ 80 đến 90 % thức ăn tinh
và có thể kết hợp cho heo ăn thức ăn bổ sung để nâng cao chất lượng thịt bởi
vì loại heo này thường có chất lượng thịt kém, tỷ lệ mỡ cao, thịt không thơm

ngon, độ mềm thấp. Chuồng nuôi heo loại thải vỗ béo cần yên tĩnh để tạo
điều kiện cho heo ngủ nhiều và chóng béo.

+ Sử dụng các chất bổ sung để kích thích sinh trưởng cho heo thịt

- Bổ sung vitamine và khoáng chất để kích thích quá trình sinh trưởng và
phát triển của heo
+ Các biện pháp kỹ thuật để năn cao năng suất và phẩm chất thịt heo
- Công tác giống heo
Chọn các giống có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc
cao như Landrace, Large White, Hampshire và Hampshire cho lai với nhau
tạo ra các loại heo lai có ưu thế lai cao ở trong các giống heo ngoại và đồng
thời cho lai với các giống heo nội tốt. Sau đây là một số công thức lai có
năng suất cao: F2 (ĐB x MC) x LD; F2 (Y x MC) x LD; LD x Y, LD x ĐB,
PiDu x LDYr cho các khu vực chăn nuôi tập trung công nghiệp hay các
nông hộ có trình độ chăn nuôi cao và khả năng đầu tư thâm canh cao.
- Chế độ dinh dưỡng tốt
Để đạt được mục đích chăn nuôi heo thịt có năng suất và chất lượng
cao. Người chăn nuôi nên áp dụng công thức cao đều, sử dụng khẩu phần ăn
có dinh dưỡng cao nhằm mục đích tạo thịt heo có tỷ lệ nạc cao. Sử dụng kỹ
thuật nuôi heo theo 2 giai đoạn.
- Thời gian nuôi ngắn
Có thể kết thúc vổ béo heo thịt vào lúc 5 - 6 tháng tuổi với trọng lượng từ 80 -
100 kg. Theo qui luật sinh trưởng phát triển của heo thịt theo các giai đoạn khác nhau,
người chăn nuôi

CHƯƠNG VI. Tổ chức công việc cho trại heo
Việc quản lý đàn trong chăn nuôi heo là vấn đề cần chú ý cho tất cả các
trang trại chăn nuôi. Quản lý như thế nào để chăn nuôi heo có năng suất
tốt, sử dụng tài nguyên địa phương tốt, có hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo

tính bền vững.Không những thế việc quản lý đàn heo còn có quan hệ tới việc
xác định qui mô, cơ cấu đàn, tỷ lệ đực/cái thích hợp, tỷ lệ chọn lọc và loại
thải, phương pháp chu chuyển (kế hoạch sản xuất) một cách thích hợp và
thuận lợi cho các điều kiện chăn nuôi của họ, các hoạt động quản lý sức
khỏe và dịch bệnh.
1. Xác lập quy mô và cơ cấu đàn
- Xác lập quy mô đàn
Xác lập qui mô đàn là xác định số đầu heo cần nuôi trong một cơ sở
sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời đảm bảo cân
đối giữa yêu cầu của đàn heovà khả năng đáp ứng của cơ sở về tài
chính, giống, thức ăn, chuồng trại, cơ sở vật chất kỹ thuật và năng
lực quản lý của cơ sở đó. trên cũng có thể hiểu là số đầu heo sau khi
cai sữa có mặt thường xuyên trong 1 cơ sở chăn nuôi. Nếu ở cơ sở
sản xuất giống thì chúng là số heo nái sinh sản và đực giống. Ở cơ sở
chăn nuôi tổng hợp bao gồm heo nái sinh sản, đực giống, heo con
sau cai sữa là heo thịt. Có thể tham khảo đề xuất các qui mô đàn
trong chăn nuôi heo công nghiệp. Tuy nhiên khi xây dựng qui mô
người chăn nuôi cần xem xét các điều kiện liên quan.
Quy mô lớn 200 - 500 nái
1000 - 2000 lợn thịt
Quy mô vừa 50 - 100 nái
500 - 1000 lợn thịt
Quy mô nhỏ 30 - 50 nái
100 - 300 lợn thịt

Những căn cứ để xác lập quy mô đàn:
- Khả năng tài chính
- Nhiệm vụ, phương hướng của kế hoạch sản xuất. Nhu cầu thị trường và các
chỉ tiêu của nhà nước giao cho (nếu có). Bao gồm heo thịt, heo con giống
xuất bán, phân cho cây trồng hay các mục đích khác.

- Trình độ quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở chăn nuôi.
- Cơ sở chuồng trại - Lao động
- Kinh doanh
2. Các hệ thống chăn nuôi heo ở nước ta
Thật là khó khăn để làm rõ ranh giới của các hệ thống chăn
nuôi heo cho việc quản lý đàn heo ở các hệ thống chăn nuôi rất khác nhau.
Theo mỗi một nước, người chăn nuôi có thể xác định phương pháp quản lý
theo cách riêng của họ. Tuy nhiên việc xác định qui mô, cơ cấu đàn và từng
hệ thống chăn nuôi ở trong một phạm vi không gian nhất định nào đó là cần
thiết và cũng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động và có sự tác động
lẫn nhau đến kết quả sản xuất của họ.
- Hệ thống chăn nuôi heo bán công nghiệp
Quy mô đàn heo khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn
như quy mô đàn ở Philippines từ 25 - 50 nái, ở Việt Nam từ 50 - 100 nái và
ở Thái Lan là 200 – 500 nái. Trong hệ thống sản xuất này, chăn nuôi hầu hết
dựa vào thức ăn công nghiệp và có năng suất tương đối cao. Ở nước ta, hệ
thống chăn nuôi này chủ yếu tập trung ở các khu vực cận đô của thành phố
lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội. Có chương trình vắc xin và công tác thú y
được thực hiện bài bản.
- Hệ thống chăn nuôi heo công nghiệp
Hệ thống chăn nuôi heo đã được phát triển ở nước ta trong những
năm gần đây và một số nước quanh ta như Thái Lan, Phillipines. Ở nước ta,
chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh đầu tư, có một số
doanh nghiệp nhà nước, tất cả các doanh nghiệp này đã tổ chức theo hình
thức chăn nuôi heo theo một hệ thống chăn nuôi hiện đại. Ví dụ: Xí nghiệp
chăn nuôi heo Phú Sơn, Trại giống cấp 1 thành phố thành phố Hồ Chí Minh,
, Cơ sở chăn nuôi lợn của Viện chăn nuôi quốc gia Các cơ sở chăn nuôi
này đều có qui mô từ 500 hoặc 1000 heo thịt. Hệ thống chăn nuôi kiểu này
chưa phổ biến ở các nước đang phát triển bởi vì đòi hỏi phải có sự đầu từ lớn
và rủi ro rất cao khi khả năng quản lý chưa thật tốt.

3.Gây dựng rào cản
Muốn quản lý đàn heo tốt chúng ta phải dựa trên các chỉ tiêu kế hoạch
hay nhu cầu của thị trường và tình hình thực hiện các chỉ tiêu đó nhằm duy
trì được quy mô đàn và chất lượng đàn heo. Theo dõi sự diễn biến của
đàn heo thông qua phiếu và sổ sách ghi chép đầy đủ và chính xác. Để gây
dựng được đàn heo, bước đầu thật không dễ dàng, đặc biệt ở các nông hộ. Vì
vậy trong gây dựng đàn heo cần phải thực hiện các bước sau:
+ Dựa vào
- Nhu cầu thị trường (trong và ngoài nước) về số lượng, chất lượng thịt heo,
con giốngheo:
- Các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước và khả năng cung ứng của các trường
về thức ăn, vật tư kỹ thuật, thú y… theo hàng tháng, hàng quý.
- Tình hình thực tiễn của cơ sở sản xuất về nguồn lao động, trang bị vật chất
kỹ thuật, vốn, đất đai…
+ Tổ chức gây con giống ban đầu cho cơ sở chăn nuôi heo
Khi xây dựng một trại chăn nuôi hay cơ sở chăn nuôi thì cơ sở đó phải
đầu tư vốn để mua giống heo gây dựng cho cơ sở của mình. Muốn vậy khi
mua giống cần lưu ý:
- Mua giống phù hợp với tình hình phát triển chăn nuôi hiện thời và phù hợp
với điều kiện chăn nuôi của địa phương.
- Số lượng cái và đực bao nhiêu phải tính toán có khoa học, dựa vào chương
trình công tác giống heo để tính toán.
- Mua lợn ở cơ sở giống heo đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng của phẩm
giống và được chọn lọc một cách nghiêm ngặt về chất lượng.
- Nên mua heo đã nuôi kết thúc ở giai đoạn thứ nhất (tùy thuộc vào điều kiện
đầu tư vốn).
- Heo đực giống nên mua số lượng nhiều hơn dự kiến để có thể chọn sau khi
chuyển lên sử dụng.
- Khi mua heo phải biết rõ lý lịch của lợn đến đời ông bà của chúng.
4. Quản lý đàn heo và tổ chức sản xuất

- Theo dõi ghi chép đàn heo:Trong trại chăn nuôi phải sử dụng một hệ
thống phiếu để ghi chép và theo dõi đàn heo. Mỗi loài heo có một
loại phiếu khác nhau.
+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
- Trọng lượng bình quân đầu kỳ :
- Trọng lượng bình quân cuối kỳ :
- Tổng số thức ăn chi phí :
- Chi phí thức ăn/kg tăng trọng :
+ Tổ chức sản xuất
Đây là một quy trình hoạt động trong trại chăn nuôi theo thứ tự nhất
định nhằm mục đích nâng cao năng suất và thu nhập.
+Nhiệm vụ:
- Thông báo được kết quả sản xuất của đàn heo.
- Tính toán giá cả của sản phẩm
- Thiết lập được bảng tính toán đầu ra và đầu vào của trại chăn nuôi
+ Phân tích kết quả: Quá trình này được thực hiện theo các bước sau:
- Thiết lập một hệ thống ghi chép đầy đủ các loại heo có mặt trong trại.
- Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được của trại chăn nuôi heo
- Phân tích kết quả và so sánh kết quả của trại vói các cơ sở khác.
- Đề nghị các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất sản xuất của
đàn heo.
- Tổng kết và báo cáo kết quả cho người quản lý cao nhất.
CHƯƠNG VII.Kỹ thuật xây dựng chuồng trại và quy trình
chăn nuôi heo
1. Xây dựng chuồng trại nuôi heo
- Vị trí: Xây chuồng nơi cao ráo, dễ thoát nước.
- Hướng chuồng: Xây như thế nào để chuồng có thể nhận được
nắng sáng càng nhiều càng tốt đồng thời che được nắng chiều.
- Chuồng phải tránh được mưa tạt gió lùa vào. Che mát tránh
nắng chiều gay gắt.

- Nền chuồng: Phải cao hơn mặt đất 20cm, chắc chắn,không ẩm
ướt (độ dốc 1 – 3%), không lót gạch tàu, nên dùng nền xi măng, không
trơn trợt
- Ngăn chuồng: Là những ngăn nhỏ (ô chuồng) để nuôi heo. Diện
tích ngăn chuồng thay đổi tùy theo loại, hạng heo:
+ Heo sau cai sữa (2 – 4 tháng tuổi): 1m
2
/con. Ngăn 10m
2
.
+ Heo 4 – 6 tháng tuổi: 2m
2
/con. Ngăn 20m
2
.
+ Heo thịt: 2m
2
/con.
+ Heo nái khô, nái chửa: 3 – 6m
2
/con.
+ Heo nái nuôi con: 10m
2
/con.
+ Heo đực giống: 6m
2
/con.
- Vách ngăn chuồng: Chiều cao vách ngăn chuồng tùy vào loại
heo
+ Heo thịt: 0,8 – 1m (heo ngoại), 0,7 – 0,8m (heo nội).

+ Heo cái: 1 – 1,2m hoặc 0,8 – 1m.
+ Heo đực: 1,2 – 1,4m hoặc 1- 1,2m.
- Cửa: Rộng 0,6 – 0,7m; chiều cao bằng vách ngăn chuồng. Cửa
làm bằng thanh sắt hay cây nhưng phải chắc chắn vì heo hay cắn phá.
- Hành lang: Là đường đi ở phía ngoài các ngăn chuồng để người
nuôi heo đi qua lại cho heo ăn uống, chăm sóc heo, dọn quét chuồng
trại… Hành lang rộng 1,2 – 1,4m.
- Đường mương: Dẫn nước tiểu, nước tắm heo, nước rửa chuồng
chảy vào hầm phân hay túi ủ Biogas, độ dốc 0,5%. Có nắp đậy. Hai đầu
có lưới sắt chặn để chuột không vào ẩn nấp trong đường mương.
- Hầm phân: Chứa phân, nước tiểu, nước rửa chuồng…
- Ngoài ra túi ủ Biogas cũng giúp cho việc xử lý các chất thải từ
chuồng heo, hạn chế các chất hữu cơ thải ra trong môi trường đồng thời
cung cấp năng lượng phục vụ đời sống.
- Mái chuồng: thường được lợp bằng lá, ngói, tôn xi măng…(tùy
theo điều kiện địa phương). Mái chuồng nên lợp xuôi chiều để nước
mưa không ứ đọng. Mái không cao quá dễ bị mưa gió làm lạnh; cũng
không nên thấp quá dễ bị nóng, tối, hầm.
- Máng ăn, máng uống: Máng xi măng xây hẳn vào chuồng.
2. Cách thức nuôi heo
- Khi heo mới bắt về, ngày đầu không nên tắm heo, nên cho heo
(nhất là heo con) ăn khoảng 1/2 nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no,
thời gian đầu sử dụng cùng loại thức ăn với nơi bán heo, sau đó nếu
thay đổi loại thức ăn thì phải thay đổi từ từ.
- Ngày cho ăn 3 - 4 bữa vào các thời gian 6 giờ sáng, 11 giờ, 17
giờ, có thể cho ăn bữa tối lúc 20 giờ.
- 2 - 3 ngày cần tăng dần khối lượng thức ăn, cho heo ăn hết khẩu
phần tránh để thức ăn thừa trong máng. (nên dùng máng ăn tự động).
- Cọ rửa máng sạch sẽ trước khi cho ăn.
- Thường xuyên có nước sạch trong vòi uống tự động. (Nếu có)


Khẩu phần ăn heo thịt (bảng 1)
Trọng lượng heo
(kg)
Loại thức ăn Nhu cầu thức ăn
Kg/con/ngày
15-30 Heo con 0,8-1,5
31-60 Heo lứa 1,5-2,3
61-xuất chuồng Heo thịt 2,3-2,7
Tuần
nuôi
Tăng trọng 700g/ngày Tăng trọng 700g/ngày
P(kg) Kg Tă/ngày P(kg) Kg Tă/ngày
Bắt đầu 20 20
1 23 1 23 1
2 26 1,1 26 1,1
3 30 1,2 29 1,2
4 34 1,4 33 1,4
5 38 1,6 37 1,6
6 42 1,7 41 1,7
7 47 1,9 45 1,9
8 52 2,1 50 2,1
9 57 2,2 55 2,2
10 62 2,3 60 2,3
11 68 2,4 65 2,4
12 74 2,5 70 2,5
13 79 2,6 75 2,6
14 85 2,7 80 2,7
15 91 2,8 85 2,8
16 96 2,9 90 2,9

17 103 3,0 96 3,0
18 102 3,1
Khẩu phần ăn khi dùng loại thức ăn hỗn hợp: 3000 - 3100 Kcal DE/kg
TĂ) (bảng 2)

×