Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Cho biết đôi nét cuộc đời của thầy giáo nổi tiếng đã từng dâng sớ đòi chém 7 tên gian nịnh dưới thời Trần Dụ Tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.06 KB, 1 trang )

Cho biết đôi nét cuộc đời của thầy giáo nổi tiếng đã từng dâng sớ đòi chém 7 tên
gian nịnh dưới thời Trần Dụ Tông?
Đó là Chu Văn An, người thôn Văn, làng Quang Liệt, nay thuộc xã Quang Liệt, huyện
Thanh Trì, Hà Nội, chưa rõ năm sinh, chỉ biết năm mất là 1370, lúc đó tuổi đã cao.
Có thể ông đã đậu thái học sinh nhưng không ra làm quan, mở trường dạy học tại làng
quê. Trường thu hút rất đông học trò, đạo tạo nhiều danh sĩ nổi tiếng như Lê Quát, Phạm
Sư Mạnh… Đời Trần Minh Tông (1314-1329) được mời về Thăng Long giữ chức Tư
Nghiệp Quốc Tử Giám và dạy hoàng tử. Thời gian này ông biên soạn bộ Tứ thư thuyết
ước, thuyết minh tóm tắt bốn tác phẩm lớn của Nho giáo. Đến đời Trần Dụ Tông (1341-
1369) chính trị đổ nát, ông viết Thất trảm sở dâng lên vua xin chém bảy gian thần. Không
được chấp nhận, ông từ chức về ở ẩn núi Phượng Hoàng, làng Kiết Đặc, huyện Chí Linh
nay thuộc tỉnh Hải Dương. Năm 1370 sau cuộc khủng hoảng trong triều đình nhà Trần,
Nghệ Tông lên ngôi, Chu Văn An ra kinh đô ra bệ kiến vua mới, nhưng không nhận chức
tước, vẫn trở về nơi ở ẩn, rồi qua đời. Sau khi mất, được thờ ở Văn Miếu. Sĩ phu các đời
sau đều xem ông như một người thầy đạo cao đức trọng, gương sáng cho nghìn đời sau.
Nhân dân đã huyền thoại hoá độa học của thầy Chu bằng truyền thuyết sau: Hai con của
Long Vương cũng hàng ngày bí mật rẽ sóng sông Tô lên học thầy Chu. Lần đó, trời đại
hạn, dân tình xao xác. Khi biết gốc gác hai trò này, thầy bảo họ hãy làm mưa giúp dân.
Hai anh em thuỷ thần vâng lệnh thầy nhúng ngòi bút vào nghiên mực vảy lên không trung
làm ra mưa. Nước mưa đen như mực. Hôm sau ngoài sông nổi lên xác hai con thuồng
luồng, đó là hai người học trò quý thày hơn trời nên bị trời gia hình. Hiện nay ở Quang
Liệt còn nhà thờ Chu Văn An và dòng họ Chu cũng vẫn còn.

×