Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.18 MB, 60 trang )


1
BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA- LỊCH SỬ
ĐỒNG NAI 2012

Đề thi: “ Trong số các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở tỉnh Đồng Nai
mà bạn đã đến tham quan, hãy trình bày cảm nghĩ về giá trị lịch sử- văn hóa
của di tích mà bạn tâm đắc nhất; nêu ý kiến góp ý kiến nghị, về việc giữ gìn,
phát huy giá trị ấy trong quá trình xây dựng, phát triển tỉnh Đồng Nai văn
minh, giàu đẹp”.
Bài làm:
1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1 Giới thiệu khái quát về vùng đất- con người Đồng Nai xưa và nay:
“Nhà bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về”
Câu ca dao từ ngàn xưa đã nói lên vị trí, địa lý đất Đồng Nai . Vào thế
kỷ 17, nơi đây còn hoang sơ, cư dân thưa thớt. Năm Mậu Dần (1698), khi
Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ phương nam ông đã lập nên hai huyện
Tân Bình và Phước Long, xác lập địa giới quốc gia, chính thức điền tên
Đồng Nai vào bản đồ nước Việt. Các dân tộc bản địa đã cùng lưu dân người
Việt chung tay lập nên phố thị, xây dựng thương cảng Nông Nại Đại Phố
sầm uất, tàu buôn ra vào tấp nập. Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế
những con người của đất Đồng Nai còn chú trọng mở mang dân trí, vun đắp
đời sống văn hóa tinh thần ngay từ buổi bình minh của vùng đất còn ẩn
chứa nhiều nét hoang sơ. Năm 1715 đã xây dựng văn miếu Trấn Biên- văn
miếu đầu tiên của đất Nam bộ làm nơi đào tạo nhân tài.


Văn miếu Trấn Biên.


2


Bia thờ Khổng Tử tại Văn miếu Trấn Biên. Văn bia Văn miếu Trấn Biên.


Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ,
tỉnh Đồng Nai cùng các tỉnh trong khu vực Miền Đông hợp thành “Miền
Đông gian lao mà anh dũng”, với những căn cứ địa cách mạng lẫy lừng như
Chiến khu Đ, Chiến khu rừng Sác…Quân và dân Đồng Nai đã lập nên nhiều
chiến công hiển hách như chiến thắng sân bay Biên Hòa, chiến thắng tổng
kho Long Bình…đỉnh cao ý chí quật cường của người Đồng Nai là mùa
xuân năm 1975, cùng với cả nước, quân và dân Đồng Nai đã đập tan tuyến
phòng thủ vững chắc được mệnh danh là “cánh cửa thép Xuân Lộc” của chế
độ Sài Gòn, mở toang cửa ngõ- tuyến phòng thủ về hướng đông bắc Sài
Gòn, mở đường cho bộ đội tấn công Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền
nam, thống nhất đất nước.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bao lần sắp xếp lại địa giới
hành chính, Đồng Nai hiện nay với diện tích gần 6.000 km2, có 9 huyện, 1
thị xã và thành phố Biên Hòa. Với vị trí chiến lược trong vùng tứ giác trọng
điểm về phát triển kinh tế ở phía nam: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Đồng Nai, Bình Dương. Ngoài ra còn thuận tiện về giao thông với các tỉnh
Bình Phước, Bình Thuận, Tây Ninh. Đồng Nai trở thành nhịp cầu giao lưu
kinh tế- văn hóa giũa các vùng nông thôn và các đô thị phát triển ở Phương
Nam. Thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho Đồng Nai khí hậu ôn hòa, địa hình đa
dạng nhiều vùng đất đỏ bazan màu mỡ cùng với dòng sông Đồng Nai hiền
hòa, rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và cây ăn trái như cà phê,
tiêu, điều, chôm chôm, sầu riêng…Ngoài ra, nền đất cứng, bằng phẳng cũng

3

cho phép Đồng Nai phát triển các khu công nghiệp, hiện nay Đồng nai có 31
khu công nghiệp đang hoạt động. Ngày nay, ai đến quê hương Đồng Nai sẽ
thấy những nhà máy, xí nghiệp, công trường mọc san sát, giờ tan tầm các
ngã đường nhộn nhịp màu áo thợ. Bên cạnh các khu công nghiệp, khu vực
miền núi, nông phôn phát huy thế mạnh trồng trọt, chăn nuôi với những
trang trại nuôi heo, gà, bò sữa…rộng lớn, vừa cung cấp cho thị trường trong
tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Những năm qua, mặc dù kinh tế cả nước gặp
khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, tỉnh Đồng Nai vẫn giữ
được mức tăng trưởng GDP khá, trung bình 14%. Tính đến năm 2011, Đồng
Nai có trên 2,6 triệu dân và là mái nhà chung của gần 40 dân tộc anh em,
tiêu biểu là Châu Ro, Mạ, S’Tiêng, Chăm, Hoa…


Khu công nghiệp Biên Hòa 2


Người dân tộc Chơ ro ở Đồng Nai.

Trải bao thế kỷ, người Đồng Nai vẫn giữ được bản tính nồng hậu,
khoáng đạt, trọng nghĩa, trọng tình, thể hiện trong lời nhắn nhủ khách
phương xa:
“Rồng chầu ngoài Huế ngựa tế Đồng Nai,

4
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài,
Thương người xa xứ lạc loài tới đây,
Tới đây thì ở lại đây,
Bao giờ bén rễ xanh cây mới về…”
1.2 Di tích:
Trước khi đi vào phần trình bày nội dung chính của đề bài, chúng ta

hãy tìm hiểu sơ lược khái niệm về di tích. Vậy di tich là gì ?
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên
mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử.
Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo
thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.
1.3 Phân loại di tích:
Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số
92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Di sản văn hoá, các di tích được phân loại như
sau:
- Di tích lịch sử văn hoá:
Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học.
Di tích lịch sử văn hóa còn là tài sản vô giá của đất nước. Ở đó ẩn
chứa rất nhiều thông tin của nhiều lĩnh vực khác nhau mà các nguồn thông
tin trên các loại hình sử liệu khác không thể có được. Di tích lịch sử văn hoá
phải có một trong các tiêu chí sau đây:
 Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong
quá trình dựng nước và giữ nước.
 Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của đất nước.
 Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của
các thời kỳ cách mạng, kháng chiến.
- Di tích kiến trúc nghệ thuật:
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng
thể kiến trúc có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật
kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình
kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc
nhiều giai đoạn lịch sử.


5
Ví như ở Đồng Nai có đình An Hòa là Di tích kiến trúc nghệ thuật.
- Di tích khảo cổ:
Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu
các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ.
Ví như ở Đồng Nai có mộ cự thạch Hàng Gòn là Di tich khảo cổ.
- Di tích thắng cảnh:
Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh hay còn được gọi là danh
thắng) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan
thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
Ví như ở Đồng Nai có quần thể khu danh thắng Bửu Long là di tích
thắng cảnh. Di tích thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
 Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan
thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu.
 Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý,
đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa
đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
Ví như ở Đồng nai có Danh thắng Đá chồng Định Quán, nơi đây còn
là địa điểm thu hút các nhà địa chất học đến nghiên cứu về các loại đá, đá
trầm tích có niên đại hàng ngàn năm, tìm kiếm các yếu tố cho giả thuyết: đã
từng có dấu vết hoạt động của miệng núi lửa trên nền đất đỏ bazan, xác định
niên đại sự hình thành vùng đất… phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa
học trong lĩnh vực địa chất.
1.4 Phân cấp di tích:
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá
(DTLS-VH), danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được chia thành:
- Di tích cấp tỉnh: là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương. Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh. Ví như ở Đồng
Nai có chùa Bửu Hưng Tự còn có tên gọi là chùa Cô Hồn nằm trên đường

Phan Đình Phùng trong nội ô TP. Biên Hòa, đã được UBND tỉnh xếp hạng
là di tích lịch sử cách mạng (Quyết định số 62/QĐ.UBT, ngày 16/2/1979).
Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1920, nơi đây ghi dấu nhiều sự kiện

6
cách mạng quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Biên Hòa- Đồng Nai trong
cuộc kháng chiến chống thực dân.
- Di tích quốc gia: là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia. Ví như ở Đồng
Nai có 26 di tích đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
- Di tích quốc gia đặc biệt: là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc
gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt;
quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên
hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào danh mục di sản
thế giới. Ví như ở tỉnh Quảng Ninh có di tích Vịnh Hạ Long.
2. TÌM HIỂU QUA CÁC DI TÍCH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN CẤP
QUỐC GIA TẠI TỈNH ĐỒNG NAI:
Di tích được xếp hạng cấp quốc gia có 26 di tích (xếp theo thứ tự thời
gian xếp hạng), gồm:
2.1 Mộ cự thạch Hàng Gòn (1982 )
Sau nhiều năm nỗ lực của ngành khảo cổ học Việt Nam trong việc vén
bức màn “bí ẩn” về di tích ngôi mộ cổ cự thạch Hàng Gòn (cự thạch ở đây
nghĩa là khối đá lớn), các nhà khoa học đã phát hiện nhiều bí mật của ngôi
mộ cổ. Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ nước ngoài, đây là di tích cự thạch
kỳ lạ trên vùng đất đỏ huyền vũ nham Xuân Lộc, thu hút sự quan tâm nghiên
cứu đặc biệt của nhiều nhà khảo cổ học trên thế giới.
Mộ cổ Hàng Gòn không chỉ là di tích khảo cổ học duy nhất ở Đồng
Nai được xếp hạng cấp quốc gia mà còn là loại hình mộ táng Dolmen độc
đáo trong hệ thống di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam. Di tích nằm tọa lạc gần
mặt tiền tỉnh lộ 2 (nay là quốc lộ 56 nối Long Khánh với Bà Rịa- Vũng Tàu).

Mộ cổ Hàng Gòn khi xếp hạng di tích thuộc xã Xuân Tân, huyện Long
Khánh, tỉnh Đồng Nai. Hiện nay thuộc xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh,
tỉnh Đồng Nai. Di tích Ngôi mộ cổ đã được phát hiện và khai quật từ năm
1927. Năm 1928, được xếp hạng và ghi vào danh mục các di tích lịch sử
"Mộ Đông Dương - mộ Dolmen Hàng Gòn", được Bộ Văn Hóa, nay là Bộ
Văn Hóa Thể Thao và Du Lich ( Bộ VHTT& DL) xếp hạng Di tích khảo cổ
học cấp quốc gia, theo Quyết định số147/VH- QĐ ngày 24/12/1982, là 1
trong 10 di tích quan trọng ở Nam bộ.


7
Nm

Ngày 9/11/2012, bản thân có trực tiếp đến khu mộ cự thạch Hàng
Gòn, ghi nhận được những thông tin mới nhất như sau:
Bản thân rất vui mừng và phấn khích khi được nhìn thấy khu di tích
này đang thực hiện các hạng mục cuối cùng trong quá trình trùng tu; nâng
cấp; bảo dưỡng và xây mới một số công trình kèm theo di tích. Khu lăng mộ
đã được bao phủ bởi một hệ thống mái vòm khoảng 40m x 70m, rất hoành
tráng, vững chắc, đảm bảo độ bền với thời gian, đủ ánh sáng tự nhiên cho
các hoạt động tham quan do nhờ vào phần thiết kế kỹ thuật của mái vòm.
Các vị trí, diện tích tạo cảnh quan trong khuân viên được bố trí phù hợp, mỹ
quan. Lăng mô nằm âm dưới mặt đất khoảng 5m, để xuống được lăng mộ
phải qua hai nấc mặt bằng khoảng 15 bậc thang. Tổng thể công trình mang
dáng vẻ hiện đại trong quá trình trùng tu nhưng vẩn đảm bảo được tính
nguyên bản- gốc của lăng mộ. Các nguyên vật liệu được sử dụng đặc biệt là
các loại đá, kết hợp sự phối màu xanh lục của ánh sáng tự nhiên từ mái
vòm- thể hiện được nét trang trọng, bí ẩn, huyền sử… của lăng mộ. Với quy
mô và hình thức như hiện nay, bản thân tin chắc rằng: Sau khi trùng tu, di
tích sẽ là điểm thu hút rất nhiều du khách tham quan trong và ngoài nước

khi có dịp đến Đồng Nai. Du khách không chỉ đến tham quan khu lăng mộ
mà còn đến để chiêm ngưỡng các ứng dụng kỹ thuật xây dựng hiện đại
trong việc trùng tu, phục chế các di tích khảo cổ.



8

Mặt bằng phía trước khu lăng mộ. Công trường xây dựng khu lăng mộ.



Công trình đi kèm với di tich. Lăng mộ được bao bọc bởi
khu nhà mái vòm này.



Lăng mộ nhìn từ trên cao. Ánh sáng tự nhiên luôn có mầu xanh lục

do phần thiết kế từ mái vòm, thể hiện
được nét trang trọng, bí ẩn, huyền
sử…của lăng mộ.

9

2.2 Địa điểm chiến thắng La Ngà (1986)
Cụm di tích chiến thắng La Ngà được Bộ Văn Hóa, xếp hạng Di tích lịch
sử cấp quốc gia theo Quyết định số 235/VH- QĐ ngày 12/12/1986. Cụm di
tích chiến thắng La Ngà trải dài trên 9 km đoạn quốc lộ 20 từ km 104 đến
113 qua các xã Phú Ngọc, Ngọc Định và Phú Hiệp, huyện Định Quán, tỉnh

Đồng Nai. Di tích khi xếp hạng thuộc xã La Ngà, nay thuộc xã Phú Ngọc, là
đoạn đường quanh co, khúc khuỷu men bên sườn núi, có chỗ là vực sâu. Hai
bên đường đều là rừng già, không có dân cư sinh sống. Quốc lộ 20 khi thực
dân Pháp xây dựng chỉ là con đường trải nhựa (khoảng 5-6m)
Ngày nay, Quốc lộ 20 được mở rộng nâng cấp, những cánh rừng nguyên
sinh không còn nữa, thay vào đó là những khu dân cư. Bên hữu ngạn sông
La Ngà (tính theo hướng dòng chảy về hạ lưu) trên đỉnh đồi, là khu công
viên tượng đài “Chiến thắng La Ngà”, phía mặt trước tượng đài nhìn ra sông
La Ngà là khu làng bè trên sông.




2.3 Nhà Xanh (1986)
Di tích Nhà Xanh gắn liền với sự kiện đấu tranh cách mạng của quân
dân Biên Hòa những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, được Bộ Văn Hóa
Thông Tin- Thể thao và Du lịch ( Bộ VH-TT- TT& DL) nay là Bộ VHTT&
DL xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia, theo Quyết định số: 235/VH-QĐ

10
ngày 12/12/1986. Hiện nay, di tích tọa lạc trong khuôn viên Trường cao
đẳng nghề Đồng Nai thuộc P. Thống Nhất, TP.Biên Hòa. Toàn bộ kiến trúc
được xây dựng bằng vật liệu kiên cố, mái lợp ngói móc vảy cá, sơn tường
toàn màu xanh nên người dân địa phương đặt tên là Nhà Xanh. Di tích Nhà
Xanh là nơi ghi dấu ấn đậm nét sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam
Việt Nam, đồng thời đây còn là di tích thể hiện tinh thần, ý chí cách mạng
táo bạo, quả cảm của quân dân Biên Hòa - Đồng Nai trong công cuộc kháng
chiến chống kẻ thù xâm lược.




2.4 Đài chiến sĩ/ Đài kỷ niệm (1988)
Di tích Đài chiến sĩ (Đài kỷ niệm), được Bộ VH-TT- TT& DL xếp
hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia, theo Quyết định số: 1288/VH-QĐ ngày
16/11/1988. Đài Kỷ niệm nằm ở vị trí trung tâm thành phố Biên Hòa, hiện
nay thuộc P. Trung Dũng, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ngay đối diện
Quảng trường tỉnh (nay là Trung tâm hội nghị- Tổ chức sự kiện tỉnh Đồng
Nai ), nằm giữa hai trục lộ: QL 1 (nay là đường 30/4) và QL 1K. Công trình
này được chính quyền thực dân Pháp xây dựng vào năm 1923 với tên gọi
“Đài kỷ niệm người Việt trận vong”.








11




Di tích Đài chiến sỉ ( Đài kỷ niệm) hiện nay.Ảnh tác giả chụp ngày 13/11/2012

12

Các bạn thanh niên cần biết sự thật lịch sử này!, cha ông chúng ta ở vào thời tuổi thanh
xuân đẹp nhất như các bạn hiện nay, đã bị chính quyền Thực dân Pháp cưỡng bức và đã
chết thay cho con em họ trên đất Pháp. Đây là một trong những động lực mạnh mẽ để

các bạn tham gia bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN- bảo vệ quê hương Đồng Nai thân yêu
của các bạn, luôn được sống trong yên bình. Quyết tâm đẩy lùi “ bóng tối của Thục dân-
Đế quốc” không cho chúng có cơ hội quay trở lại đất nước chúng ta.(Tác giả chú thích).
Ảnh chụp ngày 13/11/2012 tại Đài chiến sĩ.

2.5 Danh thắng Đá chồng Định Quán (1988)
Khu danh thắng Đá chồng Định Quán được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích
thắng cảnh cấp quốc gia, theo Quyết định số 1288/VH-QĐ ngày 16/11/1988.
Quần thể Đá Chồng Định Quán nằm giữa khu dân cư sầm uất, hiện nay
thuộc thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, ngay bên QL 20
huyết mạch, nối liền đồng bằng Nam bộ với các tỉnh cao nguyên. Hướng
Biên Hòa đi Long Khánh, đến ngã ba Dầu Giây rẽ trái theo QL 20 hướng về

13
phía Đà Lạt khoảng 50 km, bên trái ta sẽ gặp một quần thể đá xếp chồng lên
nhau rất đẹp và kỳ lạ. Đó là khu danh thắng Đá chồng. Ngoài ra nơi đây còn
là địa điểm cho các nhà nghiên cứu địa chất học.


2.6 Toà Hành chánh tỉnh Long Khánh (1988)
Tòa hành chánh tỉnh Long Khánh được xây dựng theo kiến trúc pháp.
Trước ngày giải phóng, đây là trụ sở làm việc của ngụy quyền tỉnh Long
Khánh. Nơi đây, đánh dấu sự kiện lịch sử từ ngày 09/04/1975. Quân đoàn 4
cùng với các lực lượng vũ trang, dân quân địa phương đã mở chiến dịch
Xuân Lộc tiến công đập tan tuyến phòng thủ trọng yếu cuối cùng của Mỹ
Ngụy ở phía Đông Sài Gòn và sau 12 ngày đêm chiến đấu ác liệt, trước khí
thế cách mạng của quân dân ta, chế độ Ngụy đứng trước nguy cơ sụp đổ. Để
bảo vệ thủ phủ Sài Gòn, chúng gom tàn quân xây dựng tuyến phòng thủ
Xuân Lộc-Long Khánh.
Để mở đường cho chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Miền Nam, Bộ

Tư lệnh Miền mở chiến dịch Xuân Lộc từ ngày 09/4/1975, sau 12 ngày đêm
chiến đấu anh dũng, lực lượng cách mạng đã đánh tan hệ thống phòng thủ
của địch, giải phóng Long khánh và tiến về Sài Gòn. Ngày 21/4 năm 1975
Long Khánh được hoàn toàn giải phóng, mở đường cho các binh đoàn chủ
lực của ta bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn và
toàn Miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước,
thống nhất Tổ quốc.
Di tích Tòa hành chánh tỉnh Long Khánh, khi xếp hạng thuộc thị trấn
Xuân Lộc, H. Long Khánh, T. Đồng Nai, hiện nay thuộc P. Xuân An, TX.
Long Khánh, T. Đồng nai, được Bộ Văn hóa xếp hạng là Di tích lịch sử cấp
quốc gia, theo Quyết định số: 1288/VH- QĐ ngày 16/11/1988. Hiện nay di
tích được bố trí làm phòng Bảo tàng và Thư viện của Thị xã.

14



2.7 Đình An Hoà (1989)
Từ ngã ba Vũng Tàu, theo Quốc lộ 51 đi Bà Rịa - Vũng Tàu đến km
số 2, rẽ phải vào xã An Hoà, đi tiếp khoảng 1 km du khách sẽ gặp đình An
Hoà, tọa lạc giữa nơi dân cư đông đúc. Đến thăm đình, thuận tiện cả đường
bộ và đường thủy trên sông Đồng Nai.
Đình An Hòa tọa lạc bên tả ngạn sông Đồng Nai (tính theo hướng
dòng chảy về hạ lưu), thuộc làng Bến Gỗ (nay là xã An Hòa, huyện Long
Thành). Đây là ngôi đình cổ kính gắn liền với quá trình hơn 300 năm khai
phá, xây dựng và phát triển làng Bến Gỗ xưa nói riêng, vùng đất Biên Hòa-
Đồng Nai nói chung - mảnh đất có vị trí địa lý thuận lợi, kinh tế phát triển,
văn hóa đa dạng. Đình đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ
thuật cấp quốc gia, theo Quyết định số 100/VH-QĐ, ngày 21/01/1989.( tại
thời điểm hiện nay 2012 xã An Hòa thuộc TP. Biên Hòa sau khi có quyết sát

nhập một vài xã của huyện Long Thành về TP. Biên Hòa)




15
2.8 Danh thắng Bửu Long (1990)
Khu danh thắng Bửu Long được Bộ Văn hóa- Thông tin- Thể thao và Du
lịch (nay là Bộ VHTT&DL) xếp hạng Di tích thắng cảnh cấp quốc gia, theo
Quyết định số: 208/VH-QĐ ngày 13/03/1990. Khu Danh thắng Bửu Long
nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa, bên tả sông Đồng Nai (tính theo
hướng dòng chảy về hạ lưu), cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2
km. Trên tỉnh lộ 24 đi Trị An, hiện nay thuộc phường Bửu Long, thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Khu danh thắng Bửu Long với hồ Long Ẩn, phong cảnh non nước hữu
tình, nhiều ngôi chùa được xây dựng trên núi Bửu Long từ thời xưa. Ngoài
ra nơi đây còn là khu vui chơi giải trí với hệ thống nhà hàng, khách sạn, sân
khấu ngoài trời, phục vụ các trò chơi dân gian…thu hút số lượng lớn du
khách tham quan, đặc biệt vào các dịp lễ tết. Khu danh thắng Bửu Long
trước kia là núi đá xanh, sau khi khai thác lấy nguyên liệu xây dựng, nguyên
liệu cho các làng nghề chạm trổ đá (ở Bửu Long trước kia có nhiều làng ghề
chạm trổ đá nổi tiếng trong khu vực và các tỉnh lân cận), đã để lại các dấu
tích, đó là mặt hồ Long Ẩn ngày nay. Phía sau Khu danh thắng Bửu Long là
quần thể khu Văn Miếu Trấn Biên.




2.9 Chùa Đại Giác (1990)
Trên địa bàn Biên Hòa có nhiều ngôi chùa vốn được tạo dựng khá

sớm, trong đó có chùa Đại Giác tọa lạc ở vùng Cù lao phố (nay thuộc xã
Hiệp Hòa TP. Biên Hòa). Di tích được Bộ VH- TT- TT & DL (nay là Bộ

16
VHTT&DL) xếp hạng Di tích văn hóa và nghệ thuật cấp quốc gia, theo
Quyết định số: 993-QĐ ngày 28/9/1990.
Kiến trúc chính của di tích theo lối chữ nhị và đã trải qua nhiều lần
trùng tu. Kiểu kiến trúc mặt tiền với lầu trống, lầu chuông nhô cao. Phần
chánh điện có không gian thoáng rộng với sự bài trí của một tập hợp tượng
thờ đa dạng. Đặc biệt, ở điện thờ chính có tượng Phật lớn so với các chùa
trên địa bàn Đồng Nai. Nội thất kiến trúc có nhiều bức hoành phi, câu đối.
Nhà sư Thành Đẳng phái Lâm Tê đời 34 được xem là người đầu tiên sáng
lập ngôi chùa này.


2.10 Lăng mộ Trịnh Hoài Đức (1990)
Lăng mộ Trịnh Hoài Đức được Bộ VH- TT- TT& DL xếp hạng Di
tích lịch sử cấp quốc gia, theo Quyết định số: 1539-QĐ ngày 27/12/1990,
nằm ở địa phận P.Trung Dũng, TP.Biên Hoà. Người dân địa phương quen
gọi là “lăng Ông”. Từ bùng binh Biên Hùng của trung tâm thành phố Biên
Hoà, theo Quốc lộ I (nay là đường 30/4), hướng đông bắc khoảng 300 mét,
rẽ vào hẻm 39 (còn gọi là hẻm Đường rầy –trước đây, một nhánh của tuyến
đường từ ga thẳng đến sân bay Biên Hoà) ta sẽ đến được di tích. Nằm trong
khu vực của khu phố 3, phường Trung Dũng có rất nhiều ngôi mộ cổ, được
xây bằng đá ong tô hợp chất, xung quanh lăng Ông, nhiều người cho rằng,
trước kia đây là khu mộ của họ tộc Trịnh Hoài Đức. Dưới thời Nguyễn, mộ
Trịnh Hoài Đức thuộc thôn Bình Trúc, dinh Trấn Biên. Thời Pháp thuộc, địa
danh Bình Trúc được đổi thành Bình Trước, thuộc quận Châu Thành, tỉnh
Biên Hoà. Trường Viễn Đông Bác cổ đã xếp mộ Trịnh Hoài Đức là di tích
vào năm 1938.



17


2.11 Đình Tân Lân (1991)
Đình Tân Lân, xưa kia thuộc thôn Tân Lân, huyện Phước Chánh, dinh
Trấn Biên, nay là P. Hoà Bình, TP. Biên Hoà, T.Đồng Nai. Đình đã được Bộ
VH- TT- TT& DL xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc
gia, theo Quyết định số: 457-QĐ ngày 25/3/1991 . Di tích toạ lạc giữa vùng
dân cư trên đường Nguyễn Văn Trị, mặt tiền hướng ra dòng sông Đồng Nai,
cách trụ sở Uỷ ban nhân dân tỉnh 500m về hướng Tây bắc.
Từ khi xây dựng, nhân dân đã lấy tên gọi của thôn là Tân Lân (Xóm
Mới) để đặt cho đình. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tên địa phương
nhiều lần thay đổi nhưng tên đình vẫn tồn tại cùng tháng năm. Tương truyền,
nguyên thủy đình Tân Lân là ngôi miếu nhỏ ở thành Kèn do dân làng dựng
lên từ thời Minh Mạng (1820 -1840) để tỏ lòng ngưỡng vọng Trấn Biên Đô
đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên, người có công lớn trong việc khai phá
đất đai và mở mang thương mại vùng Đồng Nai - Gia Định. Sau hai lần dời
chuyển (vào năm 1861 và 1906), ngôi đình ở vị trí hiện nay.


Đình Tân Lân hiện nay, ảnh tác giả chụp
ngày 13/11/2012

18

Bia đình Tân Lân, nằm đối diện đình, trong khuân viên công viên bờ sông, đã được xếp
hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia .Ảnh tác giả chụp ngày 13/11/2012.


2.12 Đền thờ và Mộ Nguyễn Hữu Cảnh (1991)
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh còn gọi là đình Bình Kính tọa lạc bên tả
ngạn sông Đồng Nai (tính theo hướng dòng chảy về hạ lưu), xưa kia thuộc
ấp Bình Kính, thôn Bình Hoành, tổng Trấn Biên, nay là ấp Nhị Hòa, xã Hiệp
Hòa, TP. Biên Hòa, T.Đồng Nai. Di tích được Bộ VH- TT- TT&DL xếp
hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia, theo Quyết định số: 457-QĐ ngày
25/3/1991.
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ
18, ban đầu ngôi đền có qui mô nhỏ, vách làm bằng ván, mái ngói âm
dương, cách ngôi đền hiện tại khoảng 400m về hướng Nam. Các tư liệu cho
biết: ngôi đền được xây dựng lại lần đầu tiên vào năm Tự Đức thứ tư (1851),
đến năm 1923 đền được tái thiết lại ở địa điểm hiện nay.



19


2.13 Chùa Long Thiền (1991)
Chùa Long Thiền được Bộ VH- TT- TT&DL xếp hạng Di tích lịch sử
cấp quốc gia, theo Quyết định số: 1057- QĐ ngày 14/6/1991. Là một trong
ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai, nằm bên hữu ngạn sông Đồng Nai, thuộc
ấp Tân Bình, P.Bửu Hòa, TP. Biên Hòa .



2.14 Nhà hội Bình Trước (1991)
Nhà hội Bình Trước xưa thuộc xã Bình Trước, tổng Phước Vinh
Thượng, quận Châu Thành, nay thuộc P. Thanh Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai. Hiện được sử dụng làm Nhà truyền thống thành phố Biên Hòa. Di

tích Nhà hội Bình Trước được Bộ Văn hóa Thông tin -Thể thao ( Bộ VHTT-
TT) xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia, theo Quyết định số: 2307/QĐ
ngày 30/12/1991.



20


2.15 Quảng trường Sông Phố (1991)
Di tích Quảng trường Sông Phố được Bộ Văn hóa Thông tin - Thể
thao xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia, theo Quyết định số: 2307/QĐ
ngày 30/12/1991. Quảng trường Sông Phố tồn tại trong lòng người dân Biên
Hòa như một biểu tượng của sự chiến thắng, vẫn còn đâu đó khí thế hân
hoan của mùa thu Cách Mạng Tháng Tám năm 1945. Hơn một nửa thế kỷ đã
trôi qua với bao sự thay đổi. Đài phun nước (công trường Sông Phố) được
làm mới thời gian sau này, góp phần tô điểm, làm đẹp thành phố, là niềm tự
hào của người dân Biên Hòa. Hiện nay Quảng trường Sông Phố thuộc P.
Thanh Bình, TP. Biên hòa, tỉnh Đồng Nai.


2.16 Đền thờ Nguyễn Tri Phương (1992)
Đền thờ Nguyễn Tri Phương được Bộ VHTT-TT xếp hạng Di tích
lịch sử văn hóa, theo Quyết định số: 97/QĐ ngày 21/01/1992. Đền thờ
Nguyễn Tri Phương tọa lạc bên hữu ngạn sông Đồng Nai (tính theo hướng
dòng chảy về hạ lưu), thuộc địa phận P. Bửu Hoà, TP.Biên Hoà (nguyên

21
trước kia là làng Mỹ Khánh, dinh Trấn Biên). Xung quanh ngôi đình là cảnh
cây, sông nước hữu tình, phía trước có rừng dương liễu ngày đêm vờn gió vi

vu, phía trên có đường thiên lý Bắc - Nam (Quốc lộ I cũ) vượt qua sông
Đồng Nai bằng cầu Gành, bao bọc phía sau là cả vành đai khu dân cư với
vườn cây trái sum suê. Đền thờ Nguyễn Tri Phương như sống giữa vòng tay
ấm áp niềm tin yêu kính trọng của người dân Biên Hoà - Đồng Nai.



2.17 Nhà lao Tân Hiệp (1994)
Từ trung tâm thành phố Biên Hòa, đi theo Quốc lộ 1 khoảng 1km về
phía Bắc (hướng vòng xoay Tân Hiệp, gần bệnh viện Tâm Thần) sẽ thấy di
tích Nhà lao Tân Hiệp. Hiện nay Di tích Nhà lao thuộc P.Tân Tiến, TP.Biên
Hòa, T. Đồng Nai. Nhà lao Tân hiệp đã trở thành một di tích lịch sử đánh
dấu sự nổi dậy, quyết tâm thoát khỏi nhà tù đế quốc, trở về với Đảng với
nhân dân để tiếp tục chiến đấu, giải phóng dân tộc. Di tích Nhà lao Tân
Hiệp được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc
gia, theo Quyết định số: 2754/QĐ/BT ngày 15/10/1994.

22






Di tích: nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá Nhà lao Tân Hiệp
vào ngày 02/12/1956. Ảnh tác giả chụp ngày 13/11/2012.

2.18 Mộ Nguyễn Đức Ứng và 27 nghỉa binh chống Pháp (1994)
Đây là ngôi mộ kiên cố, uy nghi, theo kiến trúc hình Kim Tự Tháp
cụt. Theo lời truyền tụng của người dân địa phương, phần mộ là nơi chôn cất

Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh hy sinh trong cuộc đánh trả quân Pháp
xâm lược năm 1861.

23
Mộ Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa Binh được Bộ Văn hóa - Thông tin
xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, theo Quyết định số:
2754/QĐ/BT ngày 15/10/1994. Di tích tọa lạc trên một khu đất rộng, thuộc
ấp Suối Cả, xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Từ Ngã ba
Vũng Tàu theo quốc lộ 51, qua thị trấn Long Thành khoảng 7 km, mằm về
phía bên trái, cách quốc lộ 51 khoảng 250 mét là khu di tích mộ Nguyễn
Đức Ứng.





2.19 Căn cứ Khu uỷ miền Đông Nam Bộ (1997)
Thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, nằm cách trung
tâm TP. Biên Hòa 20km. Di tích Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam Bộ (thời
kỳ1962-1967) thuộc địa phận phân trường 6, lâm trường Hiếu Liêm, xã Trị
An, huyện Vĩnh Cửu, được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử
văn hóa cấp quốc gia, theo Quyết định số: 3744QĐ/BVHTT ngày
29/11/1994. Địa điểm khu di tích khi xếp được hạng thuộc xã Trị An, nay
thuộc xã Hiếu Liêm, H. Vĩnh Cửu, T. Đồng Nai. Năm 2001 tỉnh Đồng Nai
đã tiến hành trùng tu khu di tích. Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam Bộ (Chiến
khu Đ) hình thành và tồn tại trong một giai đoạn ngắn nhưng đã góp phần
quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ trên chiến trường miền
Đông Nam Bộ.
Hiện nay, di tích Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ đã được phục
hồi lại toàn bộ diện mạo gồm: hệ thống địa đạo, hệ thống giao thông hào,

hầm trú ẩn, văn phòng, nhà làm việc, bếp Hoàng Cầm và xây nhà trưng bày
truyền thống, bia tưởng niệm Trong hướng quy hoạch chung, di tích Căn
cứ Khu ủy miền Đông cùng với hệ thống di tích Địa đạo suối Linh, di tích

24
căn cứ Trung ương Cục miền Nam (1961-1962), trung tâm sinh thái - văn
hóa - lịch sử chiến khu Đ sẽ trở thành một địa điểm nghiên cứu, học tập đầy
ý nghĩa; một tour du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

2.20 Mộ - đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh (1998)
Đây là di tích lịch sử danh nhân có giá trị ở Đồng Nai, gồm hai phần:
mộ và đền thờ. Phần mộ là nơi an táng Đoàn Văn Cự, thủ lĩnh hội kín Thiên
Địa hội ở Biên Hoà và 16 nghĩa binh tử vong trong trận tấn công của Pháp
vào bưng Kiệu năm 1905. Đây cũng là nơi mà lúc sinh tiền Đoàn Văn Cự
xây dựng căn cứ kháng chiến. Mộ tọa lạc trên khu bình địa tổng kho Long
Bình, phường Long Bình, cách trung tâm thành phố Biên Hoà 8km đường
chim bay. Nguyên thủy chỉ là nấm mồ chôn cất đơn sơ, năm 1956 và 1990
được nhân dân trùng tu lại theo lối xây cất mới. Mộ hình chữ nhật, dài
16,5m; rộng 2m; cao 0,5-0,75m. Phía sau là ngôi miếu nhỏ thờ hương hồn
Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh, bài trí đơn giản. Khu mộ được bảo vệ bởi
hai vòng rào bằng gạch, có cổng ra vào. Mộ - đền thờ Đoàn Văn Cự và 16
nghĩa binh đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa theo quyết
định số: 772QĐ/BVHTT ngày 25/4/1998. Địa điểm di tích khi được xếp
hạng di tích thuộc P. Tam Hòa, P.Tam HIệp, TP.Biên Hòa. Hiện nay thuộc
P.Long Bình, P.Tam Hiệp, TP.Biên Hòa.



25


2.21 Địa đạo Suối Linh (1999)
Địa đạo Suối Linh được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích lịch
sử văn hóa cấp quốc gia, theo Quyết định số: 61/1999QĐ/BVHTT ngày
13/9/1999. Địa điểm khu di tích khi xếp hạng thuộc xã Trị An, nay thuộc xã
Hiếu Liêm, H. Vĩnh Cửu, T. Đồng Nai. Địa đạo Suối Linh nằm trên địa bàn
Lâm trường Hiếu Liêm, là “căn cứ” của Ban Thông tin Khu ủy miền Đông
đứng chân trong giai đọan 1962-1967.
2.22 Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (2001)
Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (thời kỳ1961 – 1962)
thuộc địa phận Phân trường 4, lâm trường Vĩnh An, xã Phú Lý, huyện Vĩnh
Cửu, tỉnh Đồng Nai. Bộ Văn hoá Thông tin đã ra Quyết định số:
02/2001QĐ- BVHTT Ngày 19/01/2001, xếp hạng địa điểm thành lập Trung
ương Cục miền Nam (thời kỳ 1961-1962) là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc
gia.



2.23 Chùa Ông/Thất phủ cổ miếu (2001)
Thất phủ cổ miếu (hay thường gọi là chùa Ông) được Bộ Văn hóa
Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL) xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc
gia, theo Quyết định số: 04/2001/QĐ- BVHTT ngày 19/01/2001. Ngày
17/4/2001 chùa Ông đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận xếp hạng di tích và
khánh thành công trình trùng tu khu di tích.
Thất phủ cổ miếu tọa lạc tại ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa,
giữa một vùng Cù lao sông nước hữu tình có nét kiến trúc cổ kính. Đây là

×