Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thanh Thuỷ đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.5 KB, 72 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 1:Những vấn đề khái luận cơ bản về sử dụng
đất nông nghiệp:
1.1.khái niệm, phân loại đất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá
trình sản xuất. Đất đai tham gia vào hầu hết các quá trình sản
xuất của xã hội, tuỳ vào mỗi ngành cụ thể mà vai trò của cã sự
khác nhau, chẳng hạn như đối với ngành giao thông, xây dựng,
công nghiệp đất đai tham gia với vai trò là cơ sở, là nền mãng để
xây dựng nhà xưởng, cửa hàng, mạng lưới giao thông; đối với
ngành sản xuất nông nghiệp đất đai lại tham gia với vai trò là
một yếu tè
của
sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể
thay thế được. Đúng vậy, nếu không có đất đai thì chúng ta
không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp vì mọi hoạt động sản
xuất của ngàng nông nghiệp đều diễn ra trên một đơn vị diện tích
nhất định, thể hiện rõ nhất là đối với ngành trồng trọt, sự sống
của cây trồng, năng suất của cây trồng đều phụ thuộc vào đất đai
Trong nông nghiệp, ruộng đất tham gia với tư cách yếu tố
tích cực của sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất
đặc biệt, tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất đai với tư
cách là ruộng đất đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vừa
là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, nó có
trước lao động và là tài sản của quốc gia. Ruộng đất vừa là đối
tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Trong sản xuất nông
nghiệp ruộng đất là cơ sở tự nhiên tạo ra nguồn nông sản đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Để có nguồn nông sản
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đó, ruộng đất đã cung cấp những dinh dưỡng nuôi sống cây


trồng, tạo điều kiện cho chóng sinh trưởng và phát triển.
1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp theo nghĩa rộng là đất được sử dụng chủ
yếu vào sản xuất các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ
sản,sản xuất lâm nghiệp hoặc để nghiên cứu thí nghiệm về nông
nghiệp.
ĐÊt nông nghiệp có thể phân thành nhiều loại theo các
mục đích trồng trọt, chăn nuôi như: Đất trồng cây hàng năm, đất
trồng cây lâu năm, đất vườn tạp, đất cỏ dùng cho chăn nuôi, đất
có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất lâm nghiệp có rừng (gồm
rừng tự nhiên và rừng trồng).
Đất trồng cây hàng năm: Là diện tích đất trồng những loại
cây ngắn ngày nh đất ruộng lúa, đất lúa màu, đất nương rẫy, đất
trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng cây lâu năm: Là diện tích đất trồng cây dài ngày,
trồng một lần có thể thu hoạch nhiều năm, có đầu tư kiến thiết cơ
bản nhiều năm nh chè, cà phê, hồ tiêu, chanh, cam, vải, nhãn,…
Đất vườn tạp: Là diện tích đất vườn gắn liền với đất ở.
Diện tích đất này trồng các loại cây nhưng với mục đích không
phải để sản xuất hàng hoá.
Đất đồng cỏ dùng cho chăn nuô: Là diện tích đấy chuyên
trồng cỏ cho chăn nuôi, đất trồng cỏ tự nhiên đã được quy hoạch,
cải tạo và chăm sóc với mục đích dành cho chăn nuôi.
Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Bao gồm các diện tích
đất nh: Diện tích đất ao, hồ, đầm phá,… được đưa vào sử dụng
cho nuôi trồng thuỷ sản nh nuôi tôm, cá và các loại thuỷ sản
khác.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đất lâm nghiệp: Là diện tích đất đang dùng chủ yếu vào
sản xuất lâm nghiệp bao gồm đất rừng tự nhiên các loại, đất đang

có rừng trồng và đất ươm cây giống lâm nghiệp.
Đất rừng tự nhiên bao gồm diện tích đất rừng sản xuất
đang được khoanh nuôi, tu bổ, cải tạo để kinh doanh, khai thác
sản phẩm rừng; diện tích đất có rừng phòng hộ để bảo vệ đầu
nguồn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chắn gió…;và diện tích
có rừng đặc dụng để nghiên cứu thí nghiệm khoa học, vườn quốc
gia, rừng du lịch, lịch sử,…
Đất có rừng trồng là diện tích đất cũng bao gồm có đất
rừng trồng để sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Đất ươm giống cây lâm nghiệp là diện tích đất dùng để
ươm cây phục vụ để phát triển rừng.
1.2. Vai trò, đặc điểm của ruộng đất
1.2.1.Vai trò
Ruộng đất là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất
nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì ruộng đất
tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ với tư cách là đối
tượng lao động mà nó còn là điều kiện để tiến hành cho quá trình
sản xuất nông nghiệp. Nếu không có ruộng đất thì không thể tiến
hành được quá trình sản xuất hay nói cách khác thì muốn cho
quá trình sản xuất nông nghiệp diễn ra được thì điều kiện đầu
tiên là phải có ruộng đất. Nh vậy, ruộng đất là điều kiện không
thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp và là điều kiện
đầu tiên cho quá trình sản xuất.
Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, nã
xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn của con người, do đó ruộng
đất là tài sản của quốc gia. Tuy nhiên, qua thời gian, qua quá
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trình khai phá và sử dụng nhằm phục vụ lợi Ých của con người,
ngày nay ruộng đất đã trở thành sản phẩm của lao động. Nh vậy,
đến nay thì ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản

phẩm của lao động.
Ngoài ra, trong nông nghiệp thì ruộng đất còn vừa là đối
tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, là tư liệu sản xuất chủ
yếu, đặc biệt và không thể thay thế được trong nông nghiệp. Khi
con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đất làm cho
đất thay đổi hình dạng thì ruộng đất là đối tượng lao động. Còn
khi con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đất, thông
qua các thuộc tính lý học, hoá học, sinh vật học và các thuộc tính
khác của đất để tác động lên cây trồng thì lúc đó ruộng đất là tư
liệu lao động.
1.2.2. Đặc điểm của ruộng đất
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu,
tư liệu sản xuất đặc biệt, tư liệu sản xuất không thể thay thế
được, nó mang những đặc điểm sau:
Thứ nhất, ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là
sản phẩm của lao động. Đấtb đai vốn đã có sẵn từ khi con người
chưa xuất hiện, chỉ từ khi con người khai phá đưa đất hoang hoá
vào sử dụng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con
người thì ruộng đất mới trở thành sản phẩm của lao động.
Thứ hai, ruộng đất bị giới hạn về mặt không gian, nhưng
không bị giới hạn về sức sản xuất. Diện tích ruộng đất bị giới
hạn bởi một không gian nhất định, bao gồm cả giới hạn về mặt
tương đối và cả giới hạn về mặt tuyệt đối. Do số lượng đất đai là
có hạn vì vậy chúng ta cần phải biết quý trọng và sử dụng hợp lý
diện tích ruộng đất mà chúng ta có, sử dụng một cách tiết kiệm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
và đúng mục đích quỹ ruộng đất. Bên cạnh đó không phải tất cả
diện tích đất tự nhiên đều đưa vào canh tác được, diện tích đất
nông nghiệp đưa vào canh tác chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm nào
đó nhất định. Tuy bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản

xuất của ruộng đất là không có giới hạn. Bởi vì, nếu trên mỗi
đơn vị diện tích đất đai chóng ta sử dụng hợp lý, khoa học, đầu
tư hợp lý các nguồn vốn, sức lao động, đưa khoa học và công
nghệ mới vào sản xuất thì sản phẩm đem lại trên một đưon vị
diện tích đó sẽ cao hơn rất nhiều. Trong điều kiện đất đai ngày
càng khan hiếm nh hiện nay thì đó là một trong những giải pháp
chủ yếu và rất cần thiết.
Thứ ba, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể đào
thải bỏ khỏi quá trình sản xuất, nó sẽ không bị hao mòn cả về số
lượng và chất lượng nếu như chúng ta sử dụng nó một cách hợp
lý. Đúng vậy các tư liệu sản xuất khác chỉ sau một thời gian sử
dụng đều bị hao mòn và cuối cùng sẽ bị đào thải khỏi quá trình
sản xuất và bị thay thế bằng tư liệu sản xuất mới với chất lượng
cao hơn, còn ruộng đất sẽ không bị đào thải bá. Nếu sử dụng hợp
lý, đầu tư đúng mức thì chất lượng ruộng đất ngày càng tốt hơn,
sức sản xuất của ruộng đất ngày càng lớn hơn, cho nhiều sản
phẩm hơn trên một diện tích đất canh tác.
Thứ tư, ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không
đồng đều. Các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến bất kỳ
một nơi nào cần thiết, còn ruộng đất lại có vị trí cố định gắn liền
với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi vùng.
Như vậy, để việc sử dụng kết hợp có hiệu quả giữa ruộng đất,
người lao động và các tư liệu sản xuất khác có hiệu quả chúng ta
cần quy hoạch các khu vực canh tác tập trung, xây dựng các cơ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sở vật chất – kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều
kiện để sử dụng đất có hiệu quả.
Ruộng đất có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực
và ngay trên từng cánh đồng. Đúng vậy, chất lượng không đồng
đều của ruộng đất một mặt là do quá trình hình thành đất ở mỗi

khu vực khác nhau, một mặt do quá trình canh tác, sử dụng của
con người. Vì thế trong quá trình sử dụng chúng ta cần phải
không ngừng cải tạo và bồi dưỡng đất, không ngừng nâng dần độ
đồng đều của ruộng đất trên từng cánh đồng, từng khu vực để đạt
năng suất cây trồng cao.
1.3. Yêu cầu sử dụng ruộng đất trong nền kinh tế thi
trường:
Sù vận động của ruộng đất ngoài việc chịu sự tác động của
quy luật tự nhiên, nó còn chịu sự tác động của quy luật kinh tế.
Do vậy, trong quá trình sử dụng chúng ta cần phải chú ý đến các
yêu cầu sau:
Thứ nhất, phải sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông
nghiệp, hạn chế tốt quy luật ruộng đất ngày càng khan hiếm và
xu hướng giảm sút độ màu mỡ tự nhiên của ruộng đất. Tổng quỹ
đất là có hạn, dân số không ngừng tăng cùng với sự phát triển
ngày càng mạnh của các ngành phi nông nghiệp đã làm cho diện
tích ruộng đất ngày càng có xu hướng giảm đáng kể. Bên cạnh
đó việc sử dụng, khai thác thiếu ý thức của con người, cùng với
việc ruộng đất bị rửa trôi, xói mòn do mưa, gió lụt bão làm độ
màu mỡ tự nhiên của ruộng đất có xu hướng giảm sút và ngày
càng kiệt quệ. Mặt khác, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học
công nghệ vào canh tác ngoài những tác động tích cực là làm
tăng năng suất cây trồng thì nó lại làm chất đất biến động, làm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mất đi độ màu mỡ tự nhiên của ruộng đất. Nh vậy, những yếu tố
quy định tính quy luật giảm sút màu mỡ của ruộng đất phụ thuộc
cả vào tự nhiên, kinh tế và kỹ thuật. Chính vì vậy mà trong quá
trình sử dụng ruộng đất chóng ta cần phải sử dụng một cách tiết
kiệm, sử dụng đúng mức và cần phải luôn bồi dưỡng, cải tạo
nhằm hạn chế tối đa sự giảm sút độ màu mỡ tự nhiên của ruộng

đất.
Thứ hai, cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi
ruộng đất nhằm tập trung ruộng đất phục vụ yêu cầu phát triển
của sản xuất hàng hoá, khuyến khích phương thức “ai giỏ nghề
gì làm nghề đó”. Việc chuyển đổi ruộng đất nhằm tập trung
ruông đất tạo cho chủ đất có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng dễ dàng
hơn. Từ đó tạo điều kiện giảm bộ phận lao động tất yếu trong
nông nghiệp, chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành kinh
tế khác, trước hết là ngành công nghiệp nhằm đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hoá, đồng thời tác động thúc đẩy nông nghiệp
hàng hoá phát triển. Bên cạnh đó, khuyến khích những người có
khả năng và nguyện vọng kinh doanh nông nghiệp, phát triển
kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện để
người dân phát triển sản xuất theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ,
bồi dưỡng và cải tạo ruộng đất. Ruộng đất – tư liệu sản xấut chủ
yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử
dụng hợp lý thì đất đai ngày càng tốt hơn. Ngược lại, nếu sử
dụng không đúng mức thì không những độ phì nhiêu của ruộng
đất ngày càng giảm sút mà còn đi đến kiệt quệ. Việc sử dụng
hợp lý ruộng đất hay không là tuỳ thuộc vào quá trình sử dụng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
có kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng với việc bảo vệ, bồi
dưỡng và cải tạo ruộng đất hay không. Do vậy, trong quá trình
sử dụng chúng ta cần phải thường xuyên coi trọng công tác bồi
dưỡng và cải tạo đất, tìm mọi biện pháp để bảo vệ chống xói
mòn và rửa trôi ruộng đất nhằm làm tăng độ phì nhiêu của ruộng
đất.

Thứ tư, cần tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với
ruộng đất. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay việc
sử dụng đất sai mục đích rất nhiều (đất nông nghiệp chuyển sang
đất xây dựng, đất ở, đất chuyên dùng khác…). Do đó để quỹ đất
nông nghiệp không bị rơi vào tình trạng ngày càng khan hiếm thì
Nhà nước cần phải có những biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ
quỹ đất nông nghiệp. Bên cạnh đó là hệ thống các biện pháp sử
dụng đất để khắc phục tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả.
1.4. chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về quản lý
và sử dụng đất nông nghiệp
“Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất, đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống,…”. Để sử dụng đầy đủ và hợp lý quỹ đất nói chung và quỹ
đất nông nghiệp nói riêng trong điều kiện nền kinh tế thị trường
hện nay, Đảng và Nhà nước cần quản lý thống nhất toàn bộ đất
đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục
đích và có hệu quả, phải có những chủ trương, chính sách cụ thể
để quản lý.
Đảng và Nhà nước với chủ trương giao quyền sử dụng đất
nông nghiệp ổn định và lâu dài cho hé gia đình và cá nhân sử
dông. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người
có khả năng đi vào kinh doanh nông nghiệp và phát triển kinh tế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trang trại. Trong những năm trước mắt, Đảng và Nhà nước sẽ
cùng với lãnh đạo các địa phương khắc phục tình trạng quản lý
và sử dụng đất đai kém hiệu quả, đặc biệt khắc phục tình trạng
bao chiếm đất và sử dụng đất kém hiệu quả của các doanh
nghiệp Nhà nước.
Cùng đó, Nhà nước tiếp tục có các chính sách cô thể và
thiết thực cho việc quản lý và sử dụng ruộng đất ngày càng có

hiệu quả hơn nữa. Nhà nước đảm bảo đầu tư cho nông nghiệp
(nông, lâm và các kết cấu hạ tầng nông thôn) không dưới 25%
tổng mức đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung của Nhà nước.
Trong đó ưu tiên đầu tư cho thuỷ lợi để đảm bảo nhu cầu tưới,
tiêu nước cho cây trồng, đồng thời nhằm cải tạo diện tích đất đai
kém hiệu quả.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 2:Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở
huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ
2.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện Thanh
Thuỷ tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện:
a/ Vị trí địa lý và địa hình của huyện:
Huyện Thanh Thuỷ nằm ở phía Đông nam tỉnh Phú Thọ,
phía Bắc giáp huyện Tam Nông, phía Đông giáp tỉnh Hà Tây với
ranh giới là sông Đà, phía Tây – Nam giáp huyện Thanh Sơn.
Huyện nằm ở gần đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, là cửa ngõ
giữa miền núi và vùng đồng bằng, huyện được xác định là huyện
miền núi phía Bắc.
Huyện Thanh Thuỷ có 15 xã, với tổng diện tích tự nhiên
của toàn huyện là 12382,47ha, diện tích đất nông – lâm nghiệp
của huyện là 7053,50 ha, chiếm 56,96% tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện.
Đặc điểm địa hình của huyện Thanh Thuỷ là dài và hẹp,
một phía giáp sông, ba phía được bao bọc bởi núi cao, địa hình
phức tạp, tiêu biểu của vùng đất bán sơn địa.
Địa hình phổ biến của huyện Thanh Thuỷ là dốc, bậc thang
và lòng chảo. Địa hình bị chia cắt mạnh, tương đối phong phú và
phức tạp.
Đặc điểm vị trí đại lý và địa hình này của huyện đã tạo nên

những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất nông nghiệp
của huyện:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Thuận lợi:
Sự đa dạng về địa hình đã phát sinh ra nhiều loại đất khác
nhau từ đó đã là tiền đề để đa dạng hoá các cây trồng trong nông
nghiệp trên địa bàn huyện.
Vị trí địa lý của Thanh Thuỷ thuận lợi cho việc tiếp thu và
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm
nghiệp so với rất nhiều huyện miền nói xa khác.
* Khó khăn:
Do vị trí địa lý của huyện nằm ở vùng tiếp giáp giữa miền
núi và đồng bằng, nên địa hình bị chia cắt mạnh và phức tạp, do
đó nếu khai thác và sử dụng không đúng mức thì độ phì nhiêu
của đất nông nghiệp sẽ bị giảm hoặc bị tàng kiệt, ảnh hưởng lớn
đến khả năng sản xuất của ruộng đất.
Mặt khác địa hình phức tạp của huyện Thanh Thuỷ cũng
tạo ra khó khăn rất lớn cho việc canh tác, cho việc đầu tư thâm
canh và sử dụng ruộng đất có hiệu quả cao, trong việc bố trí thiết
kế các công trình giao thông nội đồng, công trình thuỷ lợi,…
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của huyện.
b/ Đặc điểm thời tiết và khí hậu huyện Thanh Thuỷ:
Huyện Thanh Thuỷ mang đặc điểm chung của khí hậu miền
Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa
rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh.
Mùa nóng hay còn gọi là mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và
kết thúc vào tháng 10. Mùa này có đặc điểm là nhiệt độ cao
(Nhiệt độ trung bình là 26,5
0
C), mưa nhiều (lượng mưa trung

bình tháng là 218,2mm, số ngày mưa trung bình là 12,3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ngày/tháng), số giê nắng trung bình là 5,44 giờ/ngày, tổng tích
ôn toàn mùa khoảng 5.654
0
C.
Mùa lạnh hay còn gọi là mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và
kết thúc vào tháng 3 của năm sau. Mùa này có nhiệt độ trung
bình ngày là 18.4
0
C, số giê nắng trung bình là 2,08 giờ/ngày,
lượng mưa trung bình tháng là 38,2 mm, số ngày mưa trung bình
là 7,8 ngày/tháng, tổng tích ôn toàn mùa khoảng 2.782
0
C.
Biểu sè liệu dưới đây cho chóng ta thấy cụ thể cho từng tháng.
Biểu 1: Mét số yếu tố khí tượng trung bình
của huyện Thanh Thuỷ.
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
Nhiệt
độ(
0
C )
16.3 17,0 19,8 23.6 27.0 28.2 28.2 27.8 26.7 24.2 21.0 17.7 21.12
Nắng
(giê)
86 48 43 87 177 140 192 185 188 172 131 104 1553
L.Mưa

(mm)
27 41 52 100 187 248 292 346 218 137 44 27 1719
Ngày
mưa(mm
)
7 9 10 11 14 13 15 14 12 7 7 6 125
Bốc hơi
(mm)
47.3 47.5 46.7 58.2 85.9 78.3 87.5 66.8 72.2 34.5 54.1 62.0 791
Độ Èm
(%)
87 87 89 87 85 87 85 89 88 85 88 85 87
T.Tích ôn
(
0
C)
505 484 613 708 810 849 874 861 801 750 630 548 8436
(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Tỉnh Phú Thọ)
Nh vậy theo những số liệu trên, ta có thể thấy điều kiện khí
hậu có ảnh hưởng hai mặt tới việc sử dụng đất nông nghiệp của
huyện Thanh Thuỷ là:
ảnh hưởng tích cực là: ở huyện Thanh Thuỷ có nhiệt độ
thích hợp, lượng mưa khá nhiều, tổng tích ôn dồi dào,thuận lợi
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cho việc tiến hành sản xuất nông nghiệp nhiều vụ, nhiều loại cây
trồng trong một năm. Điều kiện khí hậu thuận lợi ruộng đất sẽ
được khai thác tốt, hiệu quả sử dụng ruộng đất ngày càng được
nâng cao.
ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện khí hậu ở Thanh Thuỷ là:
Do chế độ mưa nhiều, lượng mưa lại phân bổ không đều trong

năm đặc biệt lượng mưa lớn tập trung chủ yếu vào các tháng
6,7,8,9 thường gây ra xói mòn, rửa trôi rất mạnh đối với đất đồi,
gây lũ lụt và ngập úng đối với đất ruộng. Ngược lại vào các
tháng 11, 12, 1và 2 lượng mưa Ýt lại gây hạn hán cho cây trồng
vụ đông xuân, làm tăng quá trình đá ong hoá ở đất đồi.
c/ Về điều kiện đất đai của huyện Thanh Thuỷ:
Do đặc điểm của huyện Thanh Thuỷ nằm ở khu vực tiếp
giáp giữa vùng đồi núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, do đó đất
đai của huyện rất đa dạng, có thể chia thành 2 nhóm đất chủ yếu
nh sau:
* Đất đồi núi: Đây là sản phẩm của đá mẹ trong quá trình
phong hoá dưới tác động của các yếu tố địa ình, khí hậu, đá mẹ,
tuổi địa chất, động thực vật và nhất là tác động của con người tạo
ra các loại đất khác nhau. Loại đất này có thể chia thành:
- Đất vàng đỏ: Loại đất này chiếm diện tích lớn nhất trong
quỹ đất của huyện Thanh Thuỷ (với 2.780 ha). Đất có chủ yếu
trên đồi cao chạy thành dãy, dốc, tầng đất mỏng, đất lẫn sỏi sạn
hoặc đá lé đầu, thường có hiện tượng xói mòn mạnh. Loại đất
này chủ yếu trồng cây lâm nghiệp.
- Đất đỏ vàng: Loại đất này chiếm diện tích 2.368 ha, đất
có ở vùng đồi cao bát úp, dốc, tầng đất dày, đất thích hợp cho
trồng các loại cây lâm nghiệp dài ngày.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Đất xám vàng: Chiếm diện tích 2156 ha, loại đất này có ở
các khu vực đồi thấp, thoải, đỉnh bằng, tầng đất mỏng và lẫn
nhiều sỏi cuội. Đất thích hợp trồng cây ăn quả và các loại hoa
màu.
* Đất đồng bằng: Đây là sản phẩm của quá trình bồi đắp
lâu đời do các con sông Hồng, sông Đà và sông Bứa tạo thành.
Nhóm đất này có đặc điểm chung là có tầng đất canh tác rõ rệt,

đất có màu nâu hoặc xám. Đây là nhóm đất chủ yếu để sản xuất
các loại cây lương thực phục vụ cho đời sống của con người. Đất
đồng bằng gồm các loại đất sau:
- Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm của sông Đà:
Loại đấtnày được phân bổ ở tất cả các xã trong toàn huyện, với
diện tích khoảng…. Đặc điểm của loại đất này là có màu nâu, độ
dày tầng canh tác là 12 – 15 cm, đất Ýt chua, đạm tổng số ở mức
trung bình (khoảng 0,06 – 0,15%), lân tổng số ở mức nghèo
(khoảng 0,04 – 0,08%). Độ phì tiềm tàng còn khá song việc tăng
vụ còn gặp nhiều khó khăn do không chủ động được việc tưới
tiêu nước trong mùa.
- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm của sông Đà: Loại đất
này hiện có diện tích khoảng 500 ha, phân bố ở tất cả các xã dọc
theo sông Đà. Đặc điểm của loại đất này là: có màu xám, độ phì
của đất và thành phần cơ cấu thay đổi phụ thuộc chất lượng phù
sa bồi đắp hàng năm. Loại đất này chủ yếu để trồng màu, cây
trồng thường phát triển tốt trên loại đất này.
- Đất thung lũng dốc tụ: Loại đất này có màu xám hoặc
xám đen, đất chua, độ phì tiềm tàng còn khá nhưng hàm lượng
N, P, K dễ tiêu thấp do đất liên tục bị rửa trôi. Trên loại đất này
nhân dân thường gieo trồng 1 vụ lúa màu đông xuân hoặc cấy 2
vụ lúa. Năng xuất thu hoạch ở mức trung bình do việc canh tác
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
còn phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên và việc chăm sóc
đi lại rất khó khăn.
- Đất bậc thang bạc màu trồng lúa: Theo kết quả điều tra
loại đất này có diện tích khoảng 115,4 ha, phân bố rải rác ở cấc
xã. Đất có tầng canh tác mỏng 10 – 12 cm, thành phần cơ giới
nhẹ, đất chua, độ phì thấp, hàm lượng N, P, K cả tổng số và dễ
tiêu đều nghèo. Người dân thường trồng 1 vụ lúa và 1 vụ mùa

trên loại đất này, năng xuất nhìn chung thấp do công tác thuỷ lợi
cho việc cải tạo loại đất này còn gặp nhiều khó khăn.
- Đất lầy thụt: Đặc điểm của loại đất này là: Đất thường ở
trạng thái láng phân tán trong nước, đất chua nhiều khí độc, độ
phì tiềm tàng rất cao, song đây là loại đất khó canh tác. Trên loại
đất này nhân dân thường cấy 1 hoặc 2 vụ lúa trong năm, thu
hoạch không đáng kể.
Từ từng loại đất và đặc điểm của từng loại đất trên ta có
thể đánh giá tổng hợp các lợi thế và các hạn chế đất đai của
huyện Thanh Thuỷ nh sau:
* Lợi thế:
Đất đai của huyện Thanh Thuỷ tương đối phong phú và đa
dạng, bao gồm hầu hết các loại đồi núi, đất ruộng, đất bãi, hồ
đầm và sông ngòi. Các loại đất này phân bố gần nh đều khắp ở
các xã từ đầu huyện đến cuối huyện gốp phần tạo ưu thế mạnh
riêng cho từng xã. Do vậy cây trồng của huyện Thanh Thuỷ có
nhiều loại khác nhau. Trên đồi ngoài các loại cây rừng còn có
các loại cây lâm nghiệp nh lim, mỡ, bạch đàn, thông,…Các loại
cây công nghiệp dài ngày nh chè, sơn. Dưới ruộng là lúa, ngô,
khoai, lạc, đậu, rau…
Đất đai huyện Thanh Thuỷ mặc dù là một vùng đất cổ,
nhưng do lợi thế là nhiều diện tích đất đồi núi mới được khai
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thác, nhiều diện tích đất đồng ruộng được phù sa bồi đắp hàng
năm hoặc được bồi cách đây Ýt năm, chất lượng một số loại đất
sản xuất chính của huyện còn khá. Đây chính là những tiền đề
góp phần làm tăng năng xuất các loại cây trồng trong những năm
gần đây.
Đất đai huyện Thanh Thuỷ còn nhiều tiềm năng lớn về khai
hoang, tăng vụ, thâm canh tăng năng xuất cây trồng nếu nh công

tác thuỷ lợi phục vụ tốt cho việc tưới tiêu nước trên đại bàn
huyện. Công tác quản lý mặt bằng và chất lượng ruộng đất trong
các năm qua đã từng bước được làm tốt để góp phần khai thác sử
dụng đúng, tiết kiệm và có hiệu quả cao.
* Hạn chế:
- Đối với đất đồi: Do đặc điÓm địa hình cao và dốc, chất
lượng đá mẹ thấp, lại trải qua một quá trình canh tác lạc hậu, đã
làm suy giảm nghiêm trọng độ màu mỡ của ruộng đất. Việc phục
hồi rừng đầu nguồn, việc quy hoạch lại các vùng cây công
nghiệp dài ngày, cây ăn quả và vùng cây lương thực trong điều
kiện hiện nay là hết sức khó khăn, đòi hỏi sự đầu tư lớn mới có
thể làm được.
- Đối với đất ruộng: Việc khai thác sử dụng loại đất này đến
nay cơ bản là tốt, nhưng do đặc điểm của điều kiện địa hình chia
cắt mạnh, đất đai không bằng phẳng, chủng loại đất đa dạng nên
việc sản xuất phân tán, việc xây dựng và thiết kế các công trình
thuỷ lợi đáp ứng cho nhu cầu tưới tiêu của huyện là hết sức khó
khăn. Trình độ đầu tư thâm canh cũng đòi hỏi phải nhiều năm
mới khắc phục được.
- Đối với đất bãi: Đất bãi được coi là loại đất có giá trị nhất
trước đây của huyện bởi việc đầu tư sản xuất thấp mà hiệu quả
sản xuất lại khá cao. Hai nguyên nhân đang đe doạ khả năng sản
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
xuất của đất bãi hiện nay là tình trạng cát hoá bãi bồi và tình
trạng sạt lở hàng năm ở hai bên bê sông, những nguyên nhân này
làm cho diện tích đất bãi bị thu hẹp và hiệu quả sử dụng ngày
một suy giảm.
d/ Mét số nguồn tài nguyên khác:
* Nguồn tài nguyên nước:
Nhìn tổng quan Thanh Thuỷ có nguồn tài nguyên nước

phong phú, đa dạng và dồi dào, biểu hiện nh:
- Nguồn nước sông ngòi: Trên địa bàn huyện có con sông
Đà chảy qua với trữ lượng nước rất lớn. Đây thực sự là nguồn tài
nguyên dồi dào phục vụ cho các nhu cầu của đời sống con người
cũng như việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, việc vận
chuyển đi lại của ngành giao thông, xây dựng và các nhu cầu
sinh hoạt khác của con người.
- Nguồn nước hồ, đầm: Thanh Thuỷ là huyện có diện tích
mặt nước hồ, đầm tương đối lớn (khoảng 200 ha) bao gồm các
hồ, đầm tự nhiên và các hồ, đầm nhân tạo, nguồn nước lấy từ các
hồ đầm cũng có khối lượng hàng triệu mét khối. Đây là nguồn
nước rất quan trọng để phục vụ cho việc tưới tiêu nước cho đồng
ruộng và nhu cầu nước sinh hoạt hàng ngày ở nhiều xã.
- Nguồn nước ngầm: Hiện nay chưa có công trình nghiên
cứu nào cụ thể về tài nguyên nước ngầm của huyện Thanh
Thuỷ, việc khai thác nguồn nước này chủ yếu là do nhân dân
khai thác dưới hình thức đào giếng và phục vụ chủ yếu cho nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày của họ. Việc khai thác nguồn nước
ngầm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế và gặp
nhiều khó khăn.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Nguồn nước mưa bổ sung hàng năm: Tổng lượng nước
mưa trung bình hàng năm ở huyện Thanh Thuỷ vào khoảng
1.719 mm, lượng nước mưa lưu lại còn khoảng 928 mm, tổng
lượng nước mưa hàng năm của toàn huyện là 120 triệu m
3
nước.
Đây thật là nguồn rất lớn bổ sung cho nguồn nước sông ngòi, hồ
đầm và cung cấp trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp và đời sống
của nhân dân trên địa bàn huyện.

* Nguồn tài nguyên rừng:
Tài nguyên rừng của huyện Thanh Thuỷ hiện nay đang
được phục hồi và ngày càng tăng trưởng khá với tổng diện tích
đất rừng của toàn huyện khoảng 1677,06 ha trong đó quỹ đất
rừng trồng là 1668,06 ha và quỹ đất trống đồi núi trọc là 2211,55
ha. Hàng năm đã tạo ra hàng vạn m
3
gỗ, củi. Rừng góp phần giữ
nguồn nước đầu nguồn, cải thiện môi trường cảnh quan vùng
đồi, hạn chế quá trình xô lũ, xói mòn đất vùng đồi. Ngoài ra rừng
còn góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông -
lâm kết hợp, tạo thêm việc làm cho hàng nghìn lao động nông
nghiệp và ngày càng làm phong phú thêm các loại sản phẩm cho
xã hội.
* Nguồn tài nguyên nhân văn:
Trình độ dân trí: Huyện Thanh Thuỷ có tổng số dân thuộc
loại trung bình, dân số chủ yếu là dân téc kinh và làm nghề nông
là chính.
Trình độ học vấn của người dân trên địa bàn huyện nhìn
chung còn thấp, số người có trình độ đại học chỉ chiếm khoảng
0,4% tổng dân số, số người có trình độ trung học chiếm 0,7%
tổng số dân, số học sinh phổ thông cơ sở chiếm 10,2% tổng số
dân, số học sinh tiểu học chiếm khoảng 18,9% tổng số dân.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lao động của huyện Thanh Thuỷ có số lượng lớn, chiếm tới
47,18% tổng số dân toàn huyện và chủ yếu là lao động nông
nghiệp. Do đặc điểm thuần nông là chủ yếu của người dân trên
địa bàn huyện nên bên cạnh những đặc tính tốt như cần cù, giản
dị, chịu khó, có ý thức cộng đồng cao,… song lại có những đặc
tính thể hiện những cố tật của người nông dân như tự do, bảo

thủ, chậm tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật,…
2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội:
a/ Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trong những năm gần đây huyện Thanh Thuỷ có tốc độ
tăng trưởng kinh tế tương đối khá, cao hơn hẳn so với thời kỳ
trước. Qua biểu sau chóng ta có thể thấy rõ mức tăng trưởng của
hai thời kỳ 1996 – 2000 và 2000 – 2004 là hoàn toàn chênh lệch
nhau:
Biểu 2: Tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện Thanh
Thuỷ qua hai thời kỳ 1996 – 2000 và 2000 – 2004.
Đơn vị tính: %
Thời kỳ
Chỉ tiêu
1996-2000 2000-2004
Tăng trưởng bình quân chung 7,12 11
Tăng trưởng của ngành N – L – NN 6,6 10
Tăng trưởng của ngành CN - XD 10,3 12,8
Tăng rưởng của ngành TM - DV 5,6 9,7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Qua biểu trên ta thấy, tốc độ tăng trưởng của huyện thời kỳ
2000 – 2004 đạt 11% thể hiện sự phát triển ổn định của nền kinh
tế. Kinh tế tăng trưởng làm cho đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện hơn.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện cũng thể hiện khá
rõ ở tỷ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong nền kinh tế
chung của toàn huyện. Cụ thể là từ năm 2000 có cơ cấu theo
từng ngành nh sau: Nông - lâm nghiệp là 48,85%; công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp là 22,99%; thương mại – dịch vụ là
28,16%. Trong sản xuất nông – lâm nghiệp tỷ trọng sản xuất của
ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần, tỷ trọng sản xuất của

ngành chăn nuôi tăng lên, tỷ trọng ngành nghề và dịch vụ trong
nông nghiệp có xu hướng tăng dần, đây là biểu hiện của sự phát
triển lành mạnh và đúng hướng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
vùng lãnh thổ trên địa bàn toàn huyện còng đã được định hướng
nhưng thể hiện còn chưa rõ.
b/ Về dân số và lao động:
Dân số của huyện Thanh Thuỷ theo số liệu thống kê năm
2003 là 75.291 người. Trong đó nam giới là 36.787 người, chiếm
46,86%; nữ giới là 38.504 người, chiếm 51,14% tổng dân số.
Trong những năm trước huyện có tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm
tương đối cao (giai đoạn từ năm 1989 – 1999 bình quân mỗi năm
tăng khoảng 1125 người), những năm trở lại đây mức tăng đã
giảm đáng kể, mức tăng hàng năm khoảng từ 0,9 – 1,2%.
Lao động huyện Thanh Thuỷ theo số liệu thống kê năm
2003 toàn huyện có 35537 lao động, chiếm 47,2% dân số. Trong
đó lao động nông nghiệp chiếm 91,3%, lao động phi nông
nghiệp chỉ chiếm 9,7%.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
c/ Sù phát triển của các ngành phi nông nghiệp:
* Sự phát triển của ngành công nghiệp:
Nhìn chung ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của
huyện Thanh Thuỷ chưa phát triển, lĩnh vực công nghiệp chủ
yếu là khai thác khoáng sản. Những năm gần đây các ngành
nghề công nghiệp ngoài quốc doanh trong huyện còn phát triển
rất chậm, phân bố rời rạc, manh món. Song giá trị sản xuất của
ngành tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh còng góp phần
đáng kể trong thu nhập của người dân: Năm 1999 đạt 6,13 tỷ;
năm 2000 đạt 7,72 tỷ; năm 2003 đạt 9,02 tỷ.
Hiện nay nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp đang
dần được nâng lên cùng với nhu cầu phát triển và hội nhập kinh

tế của huyện. Trong giai đoạn 2005 – 2010, nếu được sự quan
tâm hơn nữa của các cấp trên có thể trên địa bàn huyện sẽ ra đời
một số nhà máy như: Nhà máy nước khoáng Là Phù, cơ sở sản
xuất gạch tuynel, ngoài ra còn có các làng nghề truyền thống,
hoạt động tiểu thủ công nghiệp toàn huyện sẽ phát triển…
Nh vậy với sự phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp của huyện sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với
việc phân bổ quỹ đất của huyện nói chung và quỹ đất nông
nghiệp nói riêng. Sù phất triển của ngành công nghiệp sẽ làm
cho quỹ đất nông nghiệp ngày sẽ giảm đi về chất lượng và diện
tích.
* Sự phát triển của ngành giao thông:
Hiện tại giao thông của huyện Thanh Thuỷ đang chiếm quỹ
đát là 357,13 ha bằng 2,88% tổng quỹ đất toàn huyện, tỷ lệ này
còn ở mức thấp so với bình quân chung của tỉnh và cả nước.
Mạng giao thông trên địa bàn huyện hiện tại cơ bản đáp ứng
nhu cầu giao thông, vận tải, đi lại của nhân dân toàn huyện, song
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chất lượng đường giao thông còn thấp kém, chủ yếu là đường
đất,… Trong giai đoạn tới để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
– xã hội của từng xã và của huyện, nhất là nhu cầu về vận
chuyển nguyên vật liệu, phát triển thị tấn, thị tứ, giao thông nội
đồng, thì diện đích đất giao thông sẽ có mức gia tăng đáng kể, tỷ
lệ đất giành cho giao thông chiếm 3,5-4% tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện. Song một điều cần lưu ý là quỹ đất để phát triển giao
thông phần lớn lại lấy từ quỹ đất sản xuất nông nghiệp. Do đó sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của
người dân. Chính bởi vậy chúng ta cần phải xem xét, tính toán
thật hợp lý, tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp nếu phải sử dụng vào
mục đích phát triển giao thông vận tải.

* Sự phát triển của thuỷ lợi trên địa bàn huyện:
Hiện tại thuỷ lợi của huyện đang sử dụng 367,14 ha, chiếm
2,96% tổng quỹ đất toàn huyện. Trong giai đoạn 2000-2010, đất
cho công tác thuỷ lợi sẽ gia tăng đáng kể do nhu cầu thâm canh
tăng vụ ngày càng cao của nhân dân, dự kiến gia tăng toàn huyện
khoảng 15 – 20 ha/năm. song điều đáng lưu ý là cũng như đất
cho nhu cầu giao thông, đất cho nhu cầu thuỷ lợi phần lớn cũng
được sử dụng từ quỹ đất sản xuất nông nghiệp, do đó sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đén sản xuất và đời sống của người dân, tạo ra
một áp lực đáng kể cho việc phân bổ và sử dụng quỹ đất của
toàn huyện.
* Sự phát triển của ngành xây dựng:
Sau khi được tái lập, quỹ đất xây dựng của huyện đã tăng
lên rất nhanh, hiện tại là 255,84 ha chiếm 2,07% tổng quỹ đất
toàn huyện. Trong những năm tới dự kiến quỹ đất xây dựng sẽ
tăng lên đáng kể do một số tổ chức kinh tế - sù nghiệp – hành
chính được thiết lập. Quỹ đất xây dựng tăng sẽ gây ảnh hưởng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tới việc phân bổ quỹ đất của huyện nói chung và quỹ đất nông
nghiệp nói riêng.
2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện thanh thuỷ
2.2.1. Quỹ đất nông nghiệp và phân bổ quỹ đất của huyện
a/ Quỹ đất nông nghiệp của huyện Thanh Thuỷ:
Thanh Thuỷ là huyện có diện tích đất tự nhiên là 12382,47
ha, đứng thứ 8 trong tỉnh Phú Thọ. Bình quân diện tích tự nhiên
là 1672 m
2
/ người, là loại mức bình quân cao so với mức bình
quân chung của cả nước. Trong đó diện tích đất nông nghiệp
(tính cả diện tích đất lâm nghiệp) là 7053,5 ha, bình quân trên

đầu người vào khoảng 896 m
2
/người. Vốn tài nguyên đất của
huyện Thanh Thuỷ tương đối phong phú và đa dạng phù hợp cho
nhiều loại cây trồng phát triển có năng suất và hiệu quả cao.
Trong những năm gần đây, tình hình biến động đất nói
chung cũng như biến động đất nông nghiẹp của huyện Thanh
Thuỷ là rất mạnh. Có thể thấy rõ biến động đó qua biểu sau:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu 3: Thống kê biến động diện tích đất nông – lâm nghiệp
huyện Thanh Thuỷ giai đoạn 1993 – 2004
Đơn vị tính: ha
Loại đất
Hiện trạng sử dụng
Biến động
tăng (+), giảm (-)
1993 1998 2000 2003 98/93 00/98 03/00 03/93
Tổng DT
6155,0 6687,3 6690,0 7053,5 +532,3 +2,7 +363,5 +898,5
I.Đất
N.nghiệp
5050,3 5108,7 5012,9 5065,7 +58,4 -95,8 +52,8 +15,4
1.Đất
trồngcây
hàng năm
3804,8 3795,4 3674,8 3643,7 -9,4 -120,6 -31,1 -161,1
2.Đất vườn
tạp
1156,5 1177,1 1181,3 1207,4 +20,6 +4,2 +26,1 +50,9
3.Đất

trồngcây
lâu năm
12,3 20,8 29,5 84,2 +8,5 +8,7 +54,7 +71,9
4.Đât cỏ
dùng cho
chăn nuôi
27,7 11,8 5,5 9,5 -15,9 -6,3 +4,0 -18,2
5.Đất mặt
nước nuôi
trồng TS
49,0 103,6 121,9 120,9 +54,6 +18,3 -1,0 +71,9
II.Đất L
nghiệp
1104,7 1578,6 1677,1 1987,8 +473,9 +98,5 +310,7 +883,1
1.Đất rừng
tù nhiên
69,9 30,7 18,0 18,0 -39,2 -12,7 0 -51,9
2.Đất rừng
trồng
1034,8 1547,9 1659,1 1969,8 +513,1 +111,2 +310,7 +935,0
(Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng đất huyện Thanh Thuỷ)

Qua biểu trên ta thấy quỹ đất nông nghiệp tăng đáng kể từ
năm 1993 đến năm 1998, nguyên nhân chủ yếu là diện tích đất
vườn tạp chuyển sang đất nông nghiệp do thay đổi hệ thống biểu
thống kê năm 1995. Từ năm 1998 đến năm 2000 thì diện tích
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
này lại giảm đi do áp lực phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là nhu
cầu phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất như giao thông, xây dựng
các công trình thuỷ lợi, khu dân cư đô thị… Đến năm 2003 thì

diện tích đất nông nghiệp có tăng nhưng tăng không đáng kể,
diện tích này tăng được là do huyện đã chú trọng được đến công
tác thuỷ lợi để cải tạo các vùng đất mà trước đây bỏ hoang hoá.
Đây là điểm tích cực của huyện, các cấp chính quyền cần tiếp tục
chỉ đạo để tạo khả năng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây
trồng trước hết là ở những vùng trọng điểm trồng lúa. Diện tích
đất lâm nghiệp năm 2003 tăng ( tăng 883,1 ha ), diện tích đất
lâm nghiệp tăng chủ yếu do diện tích đất rừng trồng tăng (tăng
935,1 ha năm 2003 so với năm 1993), trong khi đó diện tích đất
rừng tự nhiên bị giảm đi đáng kể (năm 2003 giảm so với năm
1993 là 51,9 ha). Trước tình hình này chúng ta cầ có các biện
pháp để giảm thiểu tình trạng ngày càng thu hẹp diện tích rừng
tự nhiên.
Về công tác đánh giá phân hạng đất nông nghiệp của huyện:
Căn cứ vào Nghị định 73/CP của Chính phủ ngày 25/10 /1993,
UBND huyện Thanh Thuỷ đã tiến hành tổ chức phân hạng đất
nông nghiệp cho 15 xã trên địa bàn huyện, với kết quả như biểu
4 sau:

×