Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Đánh giá tiềm năng đất đai va đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.51 MB, 235 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
–––––––––––––––––––––––––––––––––




PHẠM ANH TUẤN




ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH






LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI













HÀ NỘI, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
–––––––––––––––––––––––––––––––––




PHẠM ANH TUẤN




ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH




CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 62.85.01.03






NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN ÍCH TÂN
TS. NGUYỄN QUANG HỌC





HÀ NỘI, 2014

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ
bất cứ một học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả



Phạm Anh Tuấn

iii
LỜI CẢM ƠN



Để hoàn thành luận án, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ tận tình của tập thể, cá nhân, ngƣời thân trong gia đình. Nhân dịp này, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu; Ban Quản lý Đào tạo; Khoa
Quản lý Đất đai; Bộ môn Quản lý Đất đai thuộc Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà
Nội. Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội; UBND huyện Hải Hậu,
Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Hải Hậu, các Phòng, Ban, Trung tâm trực
thuộc UBND huyện Hải Hậu. Cán bộ phòng Phát sinh học, phòng Kinh tế sử dụng
đất, phòng Phân tích đất - Viện Thổ nhƣỡng Nông Hoá.
Đặc biệt trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ích Tân và TS. Nguyễn Quang
Học – Ngƣời hƣớng dẫn; các thầy, cô giáo của khoa Quản lý Đất đai, Trƣờng Đại
học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi để đề tài đạt đƣợc
các mục tiêu, nội dung đề ra!
Trân trọng cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè, ngƣời thân đã luôn sát cánh
bên tôi, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận án này!


Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả




Phạm Anh Tuấn


iv
MỤC LỤC

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình xii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Những đóng góp mới của đề tài 4
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Tổng quan về đánh giá đất đai 5
1.1.1 Khái niệm về đất, đánh giá đất đai, sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất 5
1.1.2 Tiềm năng đất đai và đánh giá tiềm năng đất đai 7
1.1.3 Các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới 8
1.1.4 Đánh giá đất theo FAO 12
1.1.5 Khái quát tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nƣớc ta 16
1.1.6 Một số quy định pháp luật về đánh giá tiềm năng đất đai trong nông
nghiệp ở Việt Nam 20
1.2 Tổng quan về phát triển nông nghiệp bền vững 20
1.2.1 Khái niệm về phát triển bền vững 20
1.2.2 Khái niệm về nông nghiệp bền vững, hệ thống nông nghiệp bền vững 21
1.2.3 Sự cần thiết của nền sản xuất nông nghiệp bền vững 22
1.2.4 Đặc điểm của phát triển nông nghiệp bền vững 23
1.2.5 Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững 25
1.2.6 Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững 26

v
1.2.7 Chiến lƣợc toàn cầu về phát triển bền vững 28

1.2.8 Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững ở Việt Nam 29
1.2.9 Những thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. 30
1.2.10 Chiến lƣợc, nhiệm vụ và một số giải pháp quản lý sử dụng đất bền
vững ứng phó với biến đổi khí hậu 31
1.3 Nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển Việt Nam 33
Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1 Nội dung nghiên cứu 37
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hải Hậu 37
2.1.2 Tính chất đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 37
2.1.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp, đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất 37
2.1.4 Đánh giá thích hợp đất đai đối với một số loại hình sử dụng đất huyện
Hải Hậu 37
2.1.5 Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu 38
2.1.6 Đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
huyện Hải Hậu. 38
2.1.7 Đề xuất định hƣớng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu 38
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 39
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp và kế thừa tài liệu có
chọn lọc 39
2.2.2 Phƣơng pháp điều tra, thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp 39
2.2.3 Phƣơng pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, xử lý số liệu 40
2.2.4 Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống 40
2.2.5 Phƣơng pháp phúc tra xây dựng bản đồ đất và tính chất đất 40
2.2.6 Phƣơng pháp lấy mẫu ngoài thực địa: 42
2.2.7 Phƣơng pháp phân tích đánh giá chất lƣợng đất, nƣớc 42
2.2.8 Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất 44
2.2.9 Phƣơng pháp đánh giá đất theo FAO 45


vi
2.2.10 Phƣơng pháp xây dựng bản đồ 45
2.2.11 Phƣơng pháp nghiên cứu các mô hình 46
2.2.12 Phƣơng pháp đánh giá tính bền vững các LUT theo phƣơng pháp cho điểm 46
2.2.13 Phƣơng pháp dự báo 47
2.2.14 Phƣơng pháp chuyên gia 47
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 48
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 48
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 55
3.1.3 Thực trạng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật 58
3.1.4 Đánh giá chung (ƣu và nhƣợc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội huyện Hải Hậu trong mối quan hệ với sử dụng đất nông nghiệp) 60
3.2 Tính chất đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 60
3.2.1 Điều kiện hình thành đất 60
3.2.2 Các quá trình hình thành đất 61
3.2.3 Quỹ đất và cơ cấu diện tích các loại đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 61
3.2.4 Tính chất đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 62
3.2.5 Đánh giá chung về tính chất đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 78
3.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp, đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất huyện Hải Hậu 80
3.3.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, biến động sử dụng đất nông nghiệp 80
3.3.2 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu 82
3.3.3 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến trên
địa bàn huyện Hải Hậu 89
3.4 Đánh giá thích hợp đất đai đối với các loại sử dụng đất đƣợc lựa chọn
huyện Hải Hậu 101
3.4.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 101
3.4.2 Phân hạng thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất đƣợc lựa chọn 110
3.5 Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp điển hình

huyện Hải Hậu 116

vii
3.5.1 Mô hình 1 116
3.5.2 Mô hình 2 119
3.5.3 Mô hình 3 121
3.5.4 Mô hình 4 124
3.5.5 Mô hình 5 126
3.5.6 Mô hình 6 129
3.5.7 Mô hình 7 130
3.6 Đánh giá tính bền vững của các LUT đƣợc lựa chọn huyện Hải Hậu 132
3.6.1 Các tiêu chí cơ bản để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất 132
3.6.2 Đánh giá tính bền vững các LUT đƣợc lựa chọn 134
3.7 Đề xuất định hƣớng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững
huyện Hải Hậu 139
3.7.1 Đề xuất định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu 139
3.7.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
bền vững huyện Hải Hậu 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148
1 Kết luận 148
2 Kiến nghị 150
Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 151
Tài liệu tham khảo 152
Phụ lục 158


viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSDL
Cơ sở dữ liệu

DTĐT
Diện tích điều tra
DTTN
Diện tích tự nhiên
DTĐNN
Diện tích đất nông nghiệp
ESRI
Viện Nghiên cứu Hệ thống Môi trƣờng Mỹ
EU
Liên minh châu Âu
FAO
GDP
Tổ chức Nông lƣơng Liên Hiệp quốc
Tổng sản phẩm quốc nội
GCĐ
Giá cố định
GIS
Hệ thống thông tin địa lý
LUS
Hệ thống sử dụng đất
LUT
Loại hình sử dụng đất; Kiểu sử dụng đất
LMU
Đơn vị đất đai
LHQ
LUR
Liên Hiệp quốc
Yêu cầu sử dụng đất
NNBV
Nông nghiệp bền vững

NLKH
Nông lâm kết hợp
NN
Nông nghiệp
NXB
Nhà Xuất Bản
Rio + 20
Hội nghị Liên Hiệp quốc về Phát triển bền vững diễn ra tại
Rio de Janeiro, Brazil
TPCG
Thành phần cơ giới
TTĐTĐGCLĐ
TCQLĐĐ
TCVN
Trung tâm Điều tra Đánh giá Chất lƣợng đất
Tổng cục Quản lý Đất đai
Tiêu chuẩn Việt Nam
UNEP
Tổ chức Môi trƣờng Liên Hiệp quốc
UBND
Ủy ban nhân dân
VAC
Vƣờn - ao - chuồng
WOED
Tổ chức về môi trƣờng sinh thái thế giới

ix
DANH MỤC CÁC BẢNG



STT
Tên bảng Trang
1.1 Các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất 7
1.2 Dự báo nƣớc biển dâng theo Kịch bản phát thải trung bình 32
1.3 Hiện trạng sử dụng đất các huyện vùng ven biển năm 2010 34
2.1 Số nông hộ đƣợc chọn điều tra theo các LUT huyện Hải Hậu 40
2.2 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích đất 43
2.3 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích mẫu nƣớc 43
3.1 Số liệu nhiệt độ trung bình tháng 49
3.2 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn
2005-2011 (giá hiện hành). 56
3.3 Bảng phân loại đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 62
3.4 Một số tính chất đất phẫu diện HH 05 64
3.5 Một số tính chất đất phẫu diện HH 06 65
3.6 Một số tính chất đất phẫu diện HH 07 67
3.7 Một số tính chất đất phẫu diện HH 10 69
3.8 Một số tính chất đất phẫu diện HH 04 70
3.9 Một số tính chất đất phẫu diện HH 01 72
3.10 Một số tính chất đất phẫu diện HH 03 74
3.11 Một số tính chất đất phẫu diện HH 15 75
3.12 Một số tính chất đất phẫu diện HH 12 77
3.13 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 huyện Hải Hậu 80
3.14 Biến động diện tích đất nông nghiệp 2000 - 2005 - 2011 huyện Hải Hậu 81
3.15 Tổng hợp các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất phổ biến huyện
Hải Hậu 84
3.16 Năng suất một số cây trồng, vật nuôi chính huyện Hải Hậu (trị số
trung bình 3 năm 2009-2011) 90
3.17 Hiệu quả kinh tế một số cây trồng, vật nuôi chính huyện Hải Hậu (trị
số trung bình 3 năm 2009-2011) 91


x
3.18 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất huyện Hải Hậu (trị số
trung bình 3 năm 2009-2011) 92
3.19 Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất huyện Hải Hậu (trị số
trung bình 3 năm 2009-2011) 93
3.20 Tổng hợp mức độ bón phân của một số cây trồng chính huyện Hải
Hậu (trị số trung bình 3 năm 2009-2011) 95
3.21 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số cây trồng chính
Huyện Hải Hậu (trị số trung bình 3 năm 2009-2011) 96
3.22 Hiệu quả môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất huyện Hải Hậu (trị
số trung bình 3 năm 2009-2011) 99
3.23 Phân cấp và mã hoá các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 101
3.24 Các loại đất sử dụng để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Hải Hậu 103
3.25 Phân cấp thành phần cơ giới đất huyện Hải Hậu 104
3.26
P
hân cấp tổng muối tan huyện Hải Hậu 104
3.27 Phân cấp phì nhiêu đất tầng mặt huyện Hải Hậu 105
3.28 Phân cấp địa hình tƣơng đối huyện Hải Hậu 106
3.29 Diện tích đất phân cấp theo chế độ tƣới huyện Hải Hậu 106
3.30 Diện tích đất phân cấp theo chế độ tiêu huyện Hải Hậu 107
3.31 Đặc điểm và tính chất đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai 108
3.32 Yêu cầu sử dụng đất và phân cấp mức độ thích hợp của các loại hình
sử dụng đất đƣợc lựa chọn 111
3.33 Tổng hợp thích hợp đất đai của các LMU với các LUT đƣợc lựa chọn 113
3.34 Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp các LUT huyện Hải Hậu 114
3.35 Tổng hợp các kiểu thích hợp đất đai của các LUT huyện Hải Hậu 115
3.36 Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng 2 vụ lúa (2009-2011) 117
3.37 Hiệu quả kinh tế của mô hình cải xuân – đậu đen hè – bắp cải đông
(2009-2011) 120

3.38 Hiệu quả kinh tế của mô hình Lúa xuân (BT7) – lúa mùa (BT7) – cà
chua đông (2009-2011) 122

xi
3.39 Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa xuân - lúa mùa (lúa bắc thơm 7 - lúa
tám xoan đặc sản) trong 3 năm 2009-2011 125
3.40 Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên màu (2009-2011) 127
3.41 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi thủy sản mặn lợ - tôm thẻ chân
trắng (2009-2011) 129
3.42 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi thủy sản ngọt (2009-2011) 131
3.43 Xác định các tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững các LUT huyện
Hải Hậu 132
3.44 Xác định các chỉ tiêu phân cấp và thang điểm đánh giá sử dụng đất
bền vững các LUT huyện Hải Hậu 134
3.45 Kết quả đánh giá tính bền vững về kinh tế và thang điểm đối với các
LUT đƣợc lựa chọn huyện Hải Hậu 137
3.46 Kết quả đánh giá bền vững về xã hội và thang điểm đối với các LUT
đƣợc lựa chọn huyện Hải Hậu 138
3.47 Kết quả đánh giá bền vững về môi trƣờng và thang điểm đối với các
LUT đƣợc lựa chọn huyện Hải Hậu 138
3.48 Tổng hợp kết quả thang điểm đánh giá tính bền vững về kinh tế - xã
hội – môi trƣờng đối với các LUT huyện Hải Hậu 139
3.49 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định 143
3.50 Một số giải pháp kỹ thuật đối với các LUT khuyến khích duy trì và
phát triển trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 146


xii
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
Tên hình
Trang
3.1 Diễn biến của nhiệt độ không khí từ năm 1980 đến 2007 50
3.2 Cơ cấu kinh tế huyện Hải Hậu giai đoạn 2005-2011 55
3.3 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản giai đoạn
2005-2011 56
3.4 Cảnh quan phẫu diện HH 05 64
3.5 Cảnh quan phẫu diện HH 06 65
3.6 Cảnh quan phẫu diện HH 07 67
3.7 Cảnh quan phẫu diện HH 10 70
3.8 Cảnh quan phẫu diện HH 04 71
3.9 Cảnh quan phẫu diện HH 01 73
3.10 Cảnh quan phẫu diện HH 03 75
3.11 Cảnh quan phẫu diện HH 15 76
3.12 Cảnh quan phẫu diện HH 12 78
3.13 Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Hải Hậu
3.14 Sơ phân hạng thích hợp đất đai huyện Hải Hậu
3.15 Mô hình lúa xuân (giống Bắc thơm 7) xóm 12, xã Hải Hƣng 117
3.16 Mô hình lúa mùa (giống Bắc thơm 7) xóm 12, xã Hải Hƣng. 117
3.17 Mô hình chuyên rau (cải xuân) xóm 6, xã Hải Nam 119
3.18 Mô hình chuyên rau (đậu đen) hè, xóm 6, xã Hải Nam 119
3.19 Mô hình chuyên rau (bắp cải đông) xóm 6, xã Hải Nam 119
3.20 Mô hình trồng 2 vụ lúa – 1 vụ cà chua đông xóm 5, xã Hải Tây 122
3.21 Mô hình trồng lúa tám đặc sản xóm 1, xã Hải An 124
3.22 Mô hình lạc xuân khu 8, Thị trấn Thịnh Long 126
3.23 Mô hình đậu tƣơng hè khu 8, Thị trấn Thịnh Long 127
3.24 Mô hình cà rốt đông khu 8, Thị trấn Thịnh Long 127
3.25 Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng xóm 12, xã Hải Chính 129
3.26 Mô hình nuôi cá nƣớc ngọt (cá Diêu Hồng) - xóm 10, xã Hải Châu 130

3.27 Sơ đồ đề xuất sử dụng đất đến năm 2020 huyện Hải Hậu

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu, không thể thay thế đối với tất cả các
hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Việc nghiên cứu cải tiến, phát triển các hoạt
động sản xuất nông, lâm nghiệp đều phải bắt đầu từ việc đánh giá tiềm năng tài
nguyên đất, từ đó xác định đƣợc những ƣu thế, cũng nhƣ những hạn chế của đất đai
và hiện trạng hoạt động canh tác là rất quan trọng.
Ở nƣớc ta, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp luôn nhận đƣợc sự quan tâm đặc
biệt của Đảng, Nhà nƣớc. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông
sản thu đƣợc đều thông qua chức năng sản xuất của đất. Hiện nay, dƣới sức ép về sự
gia tăng dân số, kinh tế xã hội phát triển mạnh, nhu cầu của ngƣời dân về lƣơng
thực, thực phẩm và đời sống văn hoá tinh thần tăng lên không chỉ về mặt số lƣợng
mà cả về chất lƣợng. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm,
ngành sản xuất nông nghiệp phải đi theo hƣớng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất
và chất lƣợng sản phẩm và phải duy trì đƣợc độ phì nhiêu đất. Do đó việc đánh giá
số lƣợng và chất lƣợng đất đai là hết sức cần thiết để phục vụ cho việc sử dụng hợp
lý tài nguyên đất cho hiệu quả và bền vững.
Khai thác tiềm năng đất đai ở nƣớc ta còn nhiều hạn chế kể từ khi đất nƣớc
giành đƣợc độc lập từ tay thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ, giải pháp sử dụng đất
nông lâm nghiệp ở Việt Nam đƣợc khởi sắc từ kể từ khi Đảng và Nhà nƣớc ban
hành chính sách khoán sản phẩm đến nhóm và ngƣời lao động trong hợp tác xã
nông nghiệp theo Chỉ thị số 100/CT-TW ngày 13 tháng 01 năm 1981 của Ban Bí
thƣ trung ƣơng, Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị (tháng 4 -1988) về đổi mới quản
lý kinh tế nông nghiệp đã giải phóng sức sản xuất của ngƣời lao động trong sản xuất
nông nghiệp. Nghị định 64 NĐ/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản

xuất nông nghiệp khi thi hành Luật Đất đai 1993, ba mốc son đánh dấu sự thành
công trong việc ban hành và thực thi các chính sách quan trọng trong nông nghiệp
của Đảng và Nhà nƣớc đã là liều thuốc hữu hiệu đƣa hiệu quả trong sản xuất nông
nghiệp tăng lên rõ rệt. Từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã nhanh

2
chóng đƣa nƣớc ta ra khỏi thời kỳ khủng hoảng lƣơng thực, trở thành nƣớc xuất
khẩu gạo, năm 2012 Việt Nam xuất khẩu 7,8 triệu tấn gạo, đứng hàng thứ 2 trên thế
giới sau Ấn Độ (Trần Huỳnh Thuý Phƣợng, 2013).
Nƣớc ta là nƣớc có tỷ lệ diện tích đất tự nhiên trên đầu ngƣời thấp (3.808
m
2
/ngƣời); diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp (1.100 m
2
/ngƣời); đất trồng cây
hàng năm 708 m
2
/ngƣời, trong đó đất trồng lúa 470 m
2
/ngƣời; đất trồng cây lâu năm
381 m
2
/ngƣời; đất lâm nghiệp 1.698 m
2
/ngƣời), nhu cầu sử dụng đất cho phát triển
kinh tế – xã hội ngày càng cao, Việt Nam có bờ biển dài (khoảng 3.260 km) với diện
tích đất đồng bằng ven biển so với các loại đất khác là khá lớn và rất quan trọng cho
sự ổn định đời sống (Tổng cục Thống kê, 2011). Nƣớc ngọt cho sản xuất và sinh hoạt
là vấn đề khó khăn với nhiều vùng đất ven biển Việt Nam, việc sử dụng đất nông –
lâm nghiệp vùng ven biển Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên bên

cạnh các mặt tích cực thì việc khai thác sử dụng đất nông nghiệp ven biển phải đối
mặt với nhiều nguy cơ rủi ro do sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và nhân tạo (sự
thay đổi khí hậu toàn cầu, các nguy cơ bão lũ, chế độ thuỷ triều, nƣớc ngầm nhiễm
mặn, sự thay đổi kiểu sử dụng đất của con ngƣời, v.v ), ngoài mục tiêu khai thác đất
nông – lâm nghiệp vào mục đích dân sinh, việc sử dụng đất nông - lâm nghiệp ven
biển còn phải gắn với nhiệm vụ bảo vệ đất đai và môi trƣờng sinh thái (Trần Thọ Đạt
và Vũ Thị Hoài Thu, 2012).
Các vùng đất ven biển luôn chịu áp lực rất lớn của thiên tai, khu vực này
đang phải đối mặt với nhiều mối đe doạ nhƣ gia tăng dân số, đói nghèo, khai thác
tài nguyên quá mức bằng phƣơng pháp huỷ diệt, các tai biến chính ở vùng ven biển
là lũ lụt, xói lở biển, vỡ đê, cát bay, nhiễm mặn, v.v
Hải Hậu là huyện ven biển nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng
thuộc tỉnh Nam Định. Trong phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là trong ngành sản
xuất nông nghiệp, Hải Hậu cũng đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định trong sản
xuất nông nghiệp, nhƣng vẫn chƣa khai thác hết tiềm năng và lợi thế, nông nghiệp
chủ đạo hiện nay vẫn là sản xuất lƣơng thực lúa gạo và chiếm tỷ trọng rất lớn trong
sản xuất nông nghiệp của huyện (UBND huyện Hải Hậu, 2011). Một số vùng đất
ven biển ngƣời dân đã chuyển đổi một phần diện tích đất làm muối, đất mặt nƣớc,
đất bằng chƣa sử dụng sang mục đích nuôi trồng thuỷ sản mặn – lợ và bƣớc đầu đã

3
thu đƣợc hiệu quả nhất định (UBND huyện Hải Hậu, 2010). Tuy nhiên, để góp phần
nâng cao giá trị trong sử dụng đất, từng bƣớc cải thiện đời sống ngƣời dân thì việc
đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế so sánh của đất đai trên địa bàn huyện là rất cần
thiết nhằm xác định đƣợc hƣớng bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên
địa bàn huyện đạt hiệu quả cao và bền vững là mục tiêu quan trọng. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng
đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” có ý nghĩa thực tiễn
và mang tính cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu tiềm năng đất đai, đánh giá hiệu quả sử dụng đất các LUT huyện
Hải Hậu, phân hạng thích hợp đất đai, đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất nông
nghiệp, đánh giá tính bền vững của các LUT đƣợc lựa chọn, đề xuất định hƣớng và giải
pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu đến năm 2020.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Xác định đƣợc bộ dữ liệu cơ bản về tiềm năng đất đai của huyện Hải Hậu
(trên cơ sở phƣơng pháp đánh giá đất của FAO) làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông
nghiệp bền vững huyện Hải Hậu.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các nhà quản lý chỉ đạo và
điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hậu trong việc chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng hiệu quả, bền vững.
- Các kết quả nghiên cứu có thế giúp địa phƣơng chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất nông nghiệp phù hợp, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo
hƣớng phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. 
- Điều kiện tự nhiên (khí hậu, đặc điểm địa hình, nguồn nƣớc, chế độ thuỷ
văn, thảm thực vật, v.v ). Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu.

4
- Các loại đất sản xuất nông nghiệp và đất có khả năng sản xuất nông nghiệp.
- Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, các mô hình sản
xuất nông nghiệp điển hình.
- Nông dân và ngƣời sử dụng đất.
4.2. 
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

- Phạm vi thời gian: Các vấn đề liên quan đến đối tƣợng và địa bàn nghiên
cứu trong giai đoạn 1980 – 2013, tập trung chủ yếu trong 3 năm 2009 - 2011.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần bổ sung tƣ liệu khoa học về tính chất đất, xác định đƣợc bộ dữ
liệu cơ bản về tiềm năng đất đai của huyện Hải Hậu (trên cơ sở phƣơng pháp đánh
giá đất của FAO) phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp huyện ven biển vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
- Luận án đã lựa chọn và xác định đƣợc một số chỉ tiêu định tính và định
lƣợng để đánh giá tính bền vững của các LUT trong sử dụng đất nông nghiệp của
huyện Hải Hậu.
- Đề xuất đƣợc các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất
nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả và bền vững trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định đến năm 2020.

5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan về đánh giá đất đai
1.1.1. K, 
- Đất (soil): Docuchaev (1846 – 1903) đã đƣa ra một định nghĩa tƣơng đối
hoàn chỉnh về đất: "Đất là lớp vỏ phong hoá trên cùng của trái đất, được hình
thành do tác động tổng hợp của năm yếu tố sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và
thời gian. Nếu là đất đã sử dụng thì có thêm sự tác động của con người là yếu tố
hình thành đất thứ 6” (Nguyễn Mƣời và cs, 2000). Giống nhƣ vật thể sống khác, đất
cũng có quá trình phát sinh, phát triển và thoái hoá vì các hoạt động về vật lý, hoá
học và sinh học luôn xảy ra trong nó (Đỗ Nguyên Hải, 2000).
Theo Wiliam (1863 – 1939) đƣa ra định nghĩa: "Đất là lớp tơi xốp của vỏ lục
địa có khả năng sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng". Nhƣ vậy theo quan
điểm này, đặc tính cơ bản nhất của đất là độ phì nhiêu, là khả năng cho sản phẩm

(Nguyễn Mƣời và cs., 2000).
- Đất đai (land): Là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các
thuộc tính tƣơng đối ổn định hoặc thay đổi nhƣng có tính chất chu kỳ có thể dự đoán
đƣợc có ảnh hƣởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tƣơng lai của các yếu tố tự
nhiên, kinh tế, xã hội nhƣ thổ nhƣỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn,
thực vật, động vật cƣ trú và hoạt động sản xuất của con ngƣời (Viện Tiêu chuẩn Chất
lƣợng Việt Nam, 2011). Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape
Ecology), đất đai đƣợc coi là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Eco-System). Trong
đánh giá phân hạng, đất đai đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Một vùng hay khoanh đất
được xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính
ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên
trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn,
thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở
chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt
đất đó của con người hiện tại và trong tương lai” (Brinkman and Smyth, 1973).

6
- Chất lƣợng đất đai (land quality): Một thuộc tính của đất có ảnh hƣởng tới
tính bền vững đất đai đối với một kiểu sử dụng đất cụ thể nhƣ: đất cát, đất mặn, đất
phèn, đất phù sa (loại đất), độ dốc (0-3
0
; > 3-8
0
; v.v…), v.v (Viện Tiêu chuẩn
Chất lƣợng Việt Nam, 2011).
- Khái niệm về đánh giá đất (Land Evaluation - LE): FAO đã định nghĩa về
đánh giá đất đai nhƣ sau: Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính
chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu
cầu sử dụng đất cần phải có (FAO, 1976).
- Sử dụng đất (land uses): Đó là hoạt động tác động của con ngƣời vào đất

đai nhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Trên thực tế có nhiều loại
hình sử dụng đất chủ yếu nhƣ đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất
trồng cỏ, đất trồng rừng, đất cảnh quan du lịch, v.v…, ngoài ra còn có đất sử dụng
đa mục đích với hai hay nhiều kiểu sử dụng chủ yếu trên cùng một diện tích đất.
Kiểu sử dụng đất có thể là trong hiện tại nhƣng cũng có thể là trong tƣơng lai, nhất
là khi các điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa học thay đổi. Trong
mỗi kiểu sử dụng đất thƣờng gắn với những đối tƣợng cây trồng hay vật nuôi cụ thể
(Phạm Chí Thành và Đào Châu Thu, 1998).
- Yêu cầu sử dụng đất đai (land use requirements - LUR) là những đòi hỏi về
đặc tính và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi loại sử dụng đất đƣa vào đánh giá
có thể phát triển bền vững (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
- Loại hình/kiểu sử dụng đất đai chính (major kind of land use): Phân chia
nhỏ chủ yếu của sử dụng đất nông nghiệp nhƣ: đất sản xuất nông nghịêp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác (Viện Tiêu
chuẩn Chất lƣợng Việt Nam, 2011).
Ví dụ: Nông nghiệp nƣớc trời; Nông nghiệp đƣợc tƣới; Lâm nghiệp - rừng;
Đồng cỏ chăn thả; Nuôi trồng thuỷ sản.
- Loại/kiểu sử dụng đất (land utilization type- LUT): Một loại sử dụng đất
đai đƣợc miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết từ kiểu sử dụng đất chính. Loại
sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây trồng
với các phƣơng thức quản lý và tƣới xác định trong môi trƣờng kỹ thuật và kinh tế -
xã hội nhất định (Viện Tiêu chuẩn Chất lƣợng Việt Nam, 2011).

7
- Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một
vùng đất với những thuộc tính của các LUT và các yêu cầu sử dụng đất (LUR) của
chúng, LUT đƣợc cụ thể hoá bằng kiểu sử dụng đất.
Bảng 1.1. Các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất chính
Loại hình sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất
(Hệ thống cây trồng)
Nông nghiệp đƣợc tƣới
1. Chuyên lúa
1. Hai vụ lúa
2. Một vụ lúa
2. Lúa – cây trồng cạn đƣợc
tƣới
1. Hai lúa – đậu tƣơng
2. Lúa – đậu tƣơng – rau
3. Lúa – thuốc lá – Hành
3. Chuyên cây trồng cạn
đƣợc tƣới
1. Đậu tƣơng – ngô
2. Lạc – ngô
3. Rau – đậu tƣơng
Nguồn: Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998)


- Hệ thống sử dụng đất (Land Use System – LUS): LUS là sự kết hợp của
một loại sử dụng đất với một điều kiện đất đai riêng biệt tạo thành hai hợp phần
khăng khít tác động lẫn nhau, từ các tƣơng tác này sẽ quyết định các đặc trƣng về
mức độ và loại chi phí đầu tƣ, loại cải tạo đất đai và năng suất, sản lƣợng của loại sử
dụng đất (Viện Tiêu chuẩn Chất lƣợng Việt Nam, 2011).
1.1.2. 
- Tiềm năng: thuật ngữ tiềm năng đƣợc sử dụng rất rộng rãi, tiềm năng có thể
là những khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chƣa đƣợc khai thác, chƣa đƣợc
biết đến hoặc chƣa đƣợc sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì lợi ích của con ngƣời
(Bùi Văn Sỹ, 2012).
- Đánh giá tiềm năng đất đai: là quá trình xác định số lƣợng, chất lƣợng đất,

liên quan đến mục đích của đất đƣợc sử dụng. Đó là việc phân chia hay phân hạng đất
đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất nhƣ
độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hạn, mặn hoá, v.v… trên cơ
sở đó có thể lựa chọn những loại sử dụng đất phù hợp (Đỗ Đình Sâm và cs. , 2005)
Đánh giá tiềm năng cung cấp thông tin về số lƣợng, chất lƣợng đất gắn với
mục đích sử dụng, mức độ thích hợp và thuận lợi, đây là cơ sở để phân bổ, bố trí
quỹ đất hợp lý theo hƣớng bền vững. Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho hoạch
định phát triển bền vững kinh tế xã hội, phát huy lợi thế so sánh theo đặc trƣng
vùng, miền. Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở khoa học cho công tác lập quy

8
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát
triển các ngành (nông – lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thƣơng mại, dịch vụ,
v.v…) (Bùi Văn Sỹ, 2012).
- Mục tiêu của việc đánh giá tiềm năng đất đai:
+ Đánh giá đƣợc sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác
nhau theo mục đích và nhu cầu của con ngƣời.
+ Đối với mọi mục đích sử dụng đƣợc lựa chọn thì mức độ thích hợp và hiệu
quả nhƣ thế nào.
+ Có những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng đƣợc lựa
chọn (Bùi Văn Sỹ, 2012).
+ Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: Là quá trình xác định mức độ thích hợp
cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn
khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai
(Đỗ Đình Sâm và cs. , 2005).
1.1.3. 
Tiếp theo những thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học đất, công tác đánh
giá đất trên thế giới đã đƣợc quan tâm và chú trọng. Các phƣơng pháp đánh giá đất
mới đã dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống (tự
nhiên - kinh tế - xã hội) nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về nguồn tài nguyên

đất và việc sử dụng đất. Đã có rất nhiều các phƣơng pháp đánh giá đất đai khác nhau,
nhƣng nhìn chung có hai khuynh hƣớng chính và ba phƣơng pháp cơ bản sau:
- Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên nhằm xác định tiềm năng và mức độ thích
hợp của đất đai với các mục đích sử dụng đất cụ thể.
- Đánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế cho các
loại hình sử dụng đất đai xác định, trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu kinh tế nhằm so
sánh về mặt giá trị trong các kiểu sử dụng đất ở cùng một loại để tìm ra kiểu sử
dụng đất có hiệu quả nhất. Đánh giá đất đƣa ra nhiều phƣơng pháp khác nhau để
giải thích hoặc dự đoán việc sử dụng tiềm năng đất đai, song có thể tóm tắt đánh giá
đất trong ba phƣơng pháp cơ bản sau:
+ Đánh giá về mặt tự nhiên theo định tính, chủ yếu dựa trên sự xét đoán
chuyên môn.

9
+ Đánh giá đất dựa theo phƣơng pháp thông số xác định các đặc tính, tính
chất đất đai.
+ Đánh giá đất theo định lƣợng dựa trên các mô hình mô phỏng (Đào Châu
Thu và Nguyễn Khang, 1998).

Đánh giá đất đai ở đây đã xuất hiện từ trƣớc thế kỷ thứ 19. Tuy nhiên, đến
những năm 60 của thế kỷ 20, việc phân hạng và đánh giá đất đai mới đƣợc quan tâm
và tiến hành trên cả nƣớc Liên Xô cũ. Theo quan điểm đánh giá đất của Docutraep
(1846 - 1903) bao gồm 3 bƣớc:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhƣỡng (so sánh các loại thổ nhƣỡng theo tính chất tự nhiên).
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố đƣợc xem xét kết hợp với yếu
tố khí hậu, độ ẩm, địa hình).
- Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất).
Quan điểm đánh giá đất của Docutraep áp dụng phƣơng pháp cho điểm các
yếu tố, đánh giá trên cơ sở thang điểm đã đƣợc xây dựng thống nhất. Dựa trên quan
điểm khoa học của ông, các thế hệ học trò của ông đã bổ sung, hoàn thiện dần, do

đó phƣơng pháp đánh giá đất của Docutraep đã đƣợc thừa nhận và phổ biến ra nhiều
nƣớc trên thế giới. Ngoài những ƣu điểm trên, phƣơng pháp đánh giá đất của
Docutraep cũng còn một số hạn chế nhƣ quá đề cao khả năng tự nhiên của đất mà
chƣa xem xét đầy đủ các khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất. Mặt khác,
phƣơng pháp đánh giá đất đai cho điểm cụ thể chỉ đánh giá đƣợc đất hiện tại mà
không đánh giá đƣợc đất đai trong tƣơng lai, tính linh động kém vì chỉ tiêu đánh giá
đất đai ở các vùng cây trồng khác nhau là khác nhau, do đó không thể chuyển đổi
việc đánh giá đất đai giữa các vùng khác nhau.

Hệ thống đánh giá phân loại đất đai theo tiềm năng của Hoa Kỳ đã đƣợc Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đƣa ra vào những năm 1961, phƣơng pháp đánh giá
phân hạng đất đai có tên: “Đánh giá tiềm năng đất đai”. Cơ sở đánh giá tiềm năng
sử dụng đất đai dựa vào các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất, chúng đƣợc phân ra
thành 2 nhóm:

10
- Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn: bao gồm những hạn chế không dễ thay đổi
và cải tạo đƣợc nhƣ: độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt, v.v…
- Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời: có khả năng khắc phục đƣợc bằng
các biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai nhƣ độ phì, thành phần dinh dƣỡng và
những trở ngại về tƣới tiêu, v.v …
Nguyên tắc chung của phƣơng pháp là các yếu tố nào có mức độ hạn chế lớn
là yếu tố quyết định mức độ thích hợp mà không cần tính đến những khả năng thuận
lợi của các yếu tố khác có trong đất. Đánh giá tiềm năng đất đai ở Mỹ đƣợc ứng
dụng rộng rãi theo 2 phƣơng pháp:
* Phương pháp tổng hợp
Phƣơng pháp này lấy năng suất của cây trồng trong nhiều năm làm tiêu
chuẩn (thƣờng là 10 năm). Phƣơng pháp này có chú ý đến việc phân hạng đất đai
cho từng loại cây trồng cụ thể trong đó lấy cây lúa mì làm cây trồng chính và xác
định mối tƣơng quan giữa đất đai và giống lúa mì đƣợc trồng trên đó để đề ra những

biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất.
* Phương pháp đánh giá đất theo từng yếu tố
Phƣơng pháp này dựa vào việc thống kê các yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh tế
để so sánh dựa vào một mốc lợi nhuận tối đa theo thang điểm 100 hoặc 100% để
làm mốc so sánh lợi nhuận ở các loại đất khác nhau.
- Điều kiện tự nhiên: Độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ thẩm thấu, chất
lẫn vào, lƣợng độc tố trong đất, địa hình, mức độ xói mòn và khí hậu.
- Điều kiện kinh tế xã hội: năng suất cây trồng chính trong 10 năm, thống kê
thu nhập và chi phí.
Phƣơng pháp đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai (USDA) tuy không đi sâu
vào từng loại sử dụng cụ thể đối với sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế - xã
hội, song trong đánh giá rất quan tâm đến những yếu tố hạn chế bất lợi của đất đai
và việc xác định các biện pháp bảo vệ đất, đây cũng chính là điểm mạnh của
phƣơng pháp đối với mục đích duy trì bảo vệ môi trƣờng và sử dụng đất bền vững
(Đỗ Nguyên Hải, 2000).
* : có hai phƣơng pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm tàng
của đất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất.

11
Phƣơng pháp đánh giá đất căn cứ trên thống kê sức sản xuất thực tế của đất
và năng suất bình quân nhiều năm làm chuẩn (10 năm) so sánh với năng suất thực tế
trên đất để cho phân hạng. Tuy nhiên phƣơng pháp này còn gặp nhiều khó khăn vì
sản lƣợng, năng suất không những phụ thuộc vào giống cây trồng mà còn phụ thuộc
vào khả năng của ngƣời sử dụng đất.
Phƣơng pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm tàng của đất,
trên cơ sở đó ngƣời ta chia đất làm các hạng, mỗi hạng đƣợc xem xét bởi những yếu
tố hạn chế của đất đối với sản xuất nông nghiệp trong vùng nghiên cứu. Tuy nhiên
phƣơng pháp này cũng khó xác định do con ngƣời thực hiện các biện pháp đầu tƣ
thâm canh có thể tiềm năng của đất (Bùi Văn Sỹ, 2012).
* 

Ở Canađa việc đánh giá đất dựa vào các tính chất của đất và năng suất ngũ
cốc nhiều năm (lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn) và nếu có nhiều loại cây thì dùng hệ
số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất các chỉ tiêu thƣờng đƣợc chú ý: thành phần
cơ giới, cấu trúc đất, mức độ xâm nhập mặn vào đất, xói mòn, đá lẫn,v.v… Chất
lƣợng đất đai đƣợc đánh giá bằng thang điểm 100 theo tiêu chuẩn trồng lúa mì. Trên
cơ sở đánh giá phân chia khả năng sử dụng đất theo 7 nhóm: trong đó nhóm cấp I
thuận lợi nhất cho sử dụng (ít hoặc hầu nhƣ không có yếu tố hạn chế), tới nhóm cấp
VII gồm những loại đất không thể sản xuất nông nghiệp đƣợc (có nhiều yếu tố hạn
chế) (Liên Hiệp quốc, 2012).

Ở Ấn Độ ngƣời ta thƣờng áp dụng phƣơng pháp tham biến để biểu thị mối
quan hệ về sức sản xuất của đất với các yếu tố đặc tính đất độ dày, tầng đất, thành
phần cơ giới, độ dốc và các yếu tố khác, v.v… dƣới dạng phƣơng trình toán học.
Kết quả phân hạng cũng đƣợc thể hiện dƣới dạng phần trăm hoặc cho điểm.
Trong phƣơng pháp này, đất đai sản xuất đƣợc chia thành 6 nhóm:
- Nhóm siêu tốt: đạt 80 - 100 điểm, có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng cho
năng suất cao.
- Nhóm tốt: đạt 60 - 79 điểm, có thể trồng bất kỳ loại cây nào nhƣng cho
năng suất khá (thấp hơn nhóm siêu tốt).

12
- Nhóm trung bình: đạt 40 - 59 điểm, đất trồng đƣợc 1 số nhóm cây trồng
(cho năng suất trung bình).
- Nhóm nghèo: đạt 20 - 39 điểm, đất chỉ trồng một số loại cây cỏ.
- Nhóm rất nghèo: đạt 10- 19 điểm, đất chỉ làm đồng cỏ chăn thả gia súc.
- Nhóm cuối cùng: đạt < 10 điểm, đất không thể dùng vào sản xuất nông
nghiệp đƣợc mà phải sử dụng cho các mục đích khác (Đỗ Nguyên Hải, 2000).
Nhƣ vậy, các nƣớc trên thế giới đều đã nghiên cứu về đánh giá đất và phân
hạng đất đai ở mức vĩ mô tới vi mô, từ đánh giá chung cả nƣớc cho đến chi tiết ở
các vùng cụ thể, các loại hình sử dụng đất đặc thù. Hạng đất phân ra đều thể hiện

tính thực tế theo từng điều kiện cụ thể theo mục tiêu đánh giá.
 
Nhận thức rõ vai trò quan trọng, cấp thiết của thực tiễn sản xuất là cần phải
có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn
thất đối với tài nguyên đất đai, về tính cấp thiết của đánh giá đất đai, phân hạng
đất đai làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai, qua quá trình nghiên
cứu, các chuyên gia về đánh giá đất đã nhận thấy cần có những cuộc thảo luận
quốc tế nhằm đạt đƣợc sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa các phƣơng pháp đánh
giá đất, tổ chức Nông Lƣơng của Liên Hiệp quốc (FAO) đã tổ chức tổng hợp kinh
nghiệm của nhiều nƣớc và đề ra phƣơng pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân
hạng thích hợp đất đai (Land suitability classification). Cơ sở của phƣơng pháp này là
so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lƣợng đất, gắn với phân tích các khía cạnh
về kinh tế - xã hội, môi trƣờng để lựa chọn phƣơng án sử dụng đất tối ƣu. Năm 1970,
tổ chức Nông – Lƣơng Liên Hiệp quốc (FAO) đã tập hợp các chuyên gia nông nghiệp
hàng đầu ở nhiều quốc gia tổng hợp xây dựng “Đề cƣơng đánh giá đất đai”. Kết quả
là Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO đã cho ra đời bản dự
thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972. Sau đó đƣợc Blikman và Smyth biên
soạn và cho in ấn chính thức vào năm 1973.
Năm 1975 bản dự thảo đã đƣợc các chuyên gia đánh giá đất của tổ chức
FAO tham gia đóng góp, năm 1976 đề cƣơng đánh giá đất (A Framework for land
Evaluatinon,1976) đã ra đời. Qua những thử nghiệm ban đầu ở các nƣớc đang phát
triển đề cƣơng này đƣợc tiếp tục đƣợc bổ sung và hoàn thiện vào các năm sau đó để

×