Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Thực trạng và giải pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 65 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
MỤC LỤC
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
01 CNH- HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
02 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
03 ANLT An ninh lương thực
04 IPCC Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp
Quốc
05 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
06 UBND Ủy ban nhân dân
07 KHĐT Kế hoạch đầu tư
08 DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ
09 BTB Bắc Trung Bộ
10 WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật một mặt đưa con người bước lên tầm
cao mới, kéo theo đó là rất nhiều những bất cập, khó khăn đòi hỏi con người cần
phải giải quyết: Sự ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên tác
động đến mọi mặt của nền kinh tế; đặc biệt là đối với nông nghiệp, một ngành đặc
thù phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Theo tổ chức Nông Lương Liên hợp
quốc (FAO), tình trạng hạn hán và lũ lụt gây ra tại nhiều quốc gia là nguyên nhân
của việc giá lương thực tăng lên tới đỉnh điểm trong lịch sử. ''Khủng hoảng lương


thực'' đang là mối lo ngại toàn cầu, và an ninh lương thực là một thách thức, một đề
tài nóng được cả nhân loại quan tâm.
Việt Nam là một nước đang phát triển với bộ phận dân cư sống bằng nghề nông
là chủ yếu thì đảm bảo an ninh lương thực là rất cần thiết. Với những thế mạnh
trong sản xuất nông nghiệp, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ
nước khủng hoảng lương thực và cần phải nhập khẩu lương thực hàng năm đã trở
thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an ninh
lương thực cũng không được xem nhẹ và là mối quan tâm chung của cả nước trong
giai đoạn CNH- HĐH hiện nay.
Khả năng đảm bảo an ninh lương thực chịu tác động của nhiều nhân tố trong đó
phải kể đến nguồn lực ''ruộng đất''. Việc ổn định đất nông nghiệp và an ninh lương
thực có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Công tác quản lý, sử dụng, ổn
định đất nông nghiệp được thực hiện tốt sẽ góp phần tăng khả năng đảm bảo an
ninh lương thực. Với mục tiêu năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp, quá trình CNH-HĐH đang diễn ra thực sự mạnh mẽ, việc thu hồi đất nông
nghiệp để làm đường sá, xây dựng khu công nghiệp và dịch vụ, giải trí hay chuyển
dịch cơ cấu là nhu cầu chính đáng đối với sự phát triển của đất nước chúng ta. Tuy
nhiên hiện tại quản lý, sử dụng đất còn nhiều hạn chế. Tình trạng thu hồi, chuyển
đổi đất sang mục đích phi nông nghiệp diễn ra tràn làn, bừa bãi, quy hoạch treo là
khá phổ biến. Nhiều vùng đất lúa hai vụ bị chuyển sang xây dựng khu công nghiệp,
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
sân golf mà không có một định hướng, phương án cụ thể. Quỹ đất nông nghiệp
giảm khá nhanh trung bình mỗi năm khoảng 40.000 ha. Là một nước có diện tích
đất canh tác vào loại thấp nhất thế giới thì việc mở rộng diện tích đất là rất khó.
Hơn nữa, chúng ta phải đối mặt với hiện tượng trái đất nóng lên, nước biển dâng
dẫn đến mất đất, dân số tăng nhanh. Vì vậy, việc ổn định đất nông nghiệp đảm bảo
an ninh lương thực cần được quan tâm một cách đúng đắn. Một đất nước nông
nghiệp mà không đảm bảo được an ninh lương thực thì đây là một thất bại lớn của
ngành nông nghiệp.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, Em đã lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải
pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam
trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH" làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về vấn đề đất nông nghiệp và đảm bảo an ninh
lương thực ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH.
Đánh giá đúng thực trạng quỹ đất cũng như công tác quản lý, sử dụng, ổn định
đất nông nghiệp và khả năng đảm bảo an ninh lương thực hiện nay và tương lai. Rút
ra được các kết quả, những vấn đề đặt ra cần giải quyết và những nguyên nhân của
chúng.
Đề xuất các biện pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương
thực nước ta trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đến các vấn đề liên quan đến các vấn đề ổn định đất nông
nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực, bao gồm các vấn đề về quy hoạch, sử
dụng đất nông nghiệp và các chính sách ổn định ruộng đất, mức độ đảm bảo an ninh
lương thực ở Việt Nam trong điều kiện đẩy mạnh CNH- HĐH.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp dự báo và dự đoán

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề
tài được trình bày theo kết cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề đất nông nghiệp và an ninh lương thực.
Chương 2: Thực trạng của nguồn lực đất nông nghiệp và tác động của đất đai
đến vấn đề đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm bảo đảm an
ninh lương thực trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH.
Để hoàn thành đề tài này em đã được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của
PGS.TS. Phạm Văn Khôi. Do trình độ, khả năng và thời gian ngắn, đặc biệt do
kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong các thầy cô cùng bạn đọc đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện đề
tài này.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
3
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ
ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC
1.1. Cơ sở lý luận về an ninh lương thực
1.1.1. Khái niệm về lương thực
Lương thực là sản phẩm của các loại cây trồng (5 loại) được gọi là cây lương
thực (ngũ cốc). Lương thực là nguồn thức ăn chính cho con người, nguồn cung cấp
chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra
lương thực còn được sử dụng phục vụ công tác sản xuất, làm thức ăn cho gia súc,
ngày nay con người còn dùng nó trong việc sản xuất năng lương sinh học.
Trên thế giới có năm loại cây lương thực chính yếu là: Lúa nước, ngô, lúa mì,

sắn, khoai tây. Ở Việt Nam thì bốn loại cây lương thực chính là lúa nước
(Oryza sativa L.) chiếm phần lớn diện tích canh tác, ngô (Zea Mays L.), sắn
(Manihot esculenta Crantz tên khác khoai mì) và khoai lang (Ipomoea batatas L.)
1.1.2. Khái niệm an ninh lương thực
 Quan điểm an ninh lương thực
Có khá nhiều khái niệm về an ninh lương thực được đưa ra. Các khái niệm được
bổ sung dựa trên tình hình thay đổi của vấn đề an ninh lương thực trên thế giới. Tựu
chung lại thì quan điểm về an ninh lương thực gồm các điểm chính sau:
Thứ nhất: Để đảm bảo chiến lược an ninh lương thực cần tập trung vào việc
đẩy mạnh sản xuất lương thực đồng thời phải kết hợp với lưu thông, buôn bán trao
đổi hình thành thị trường lương thực, và các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo lương
thực cho mọi người ở mọi nơi mọi lúc.
Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an ninh
lương thực. Trên thực tế, an ninh lương thực không chỉ đơn thuần như vậy. Bởi lẽ, ở
những quốc gia khác nhau hay trong cùng một quốc gia thì điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội, văn hóa là khác nhau và không phải nơi nào cũng có những điều kiện
thuận lợi để sản xuất lương thực. Vì vậy ngoài việc tập trung vào việc sản xuất
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
4
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
lương thực đồng thời cũng phải tập trung khâu lưu thông, trao đổi hình thành thị
trường lương thực.
Thứ hai: Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo cho mọi người không bị đói,
kể cả nạn đói thông thường và nạn đói vi chất.
Đói thông thường là tình trạng một bộ phận dân cư không đáp ứng được nhu
cầu cần thiết về lương thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống. Đói vi chất là tình
trạng một bộ phận dân cư mà trong khẩu phần ăn không đáp ứng được nhu cầu dinh
dưỡng như đạm, canxi hay nhu cầu năng lượng kalo. Đảm bảo an ninh lương thực

đòi hỏi phải đảm bảo lương thực cho mọi người dân cả về số lượng và chất lượng
nhằm duy trì cuộc sống khỏe mạnh, năng động.
Thứ ba: Đảm bảo an ninh lương thực là ổn định nguồn lương thực, đủ nguồn
cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản của thế giới để đảm bảo việc tiêu dùng
lương thực, thực phẩm ngày một nhiều hơn và để bù đắp được những biến động
trong sản xuất và giá cả, tình hình bất ổn xảy ra.
Thứ tư: Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo cho mọi người tiếp cận đủ
lương thực về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ cần.
Ở cấp độ quốc gia. Tiếp cận lương thực theo hai hướng: tự sản xuất hoặc nhập
khẩu. Đối với việc tự sản xuất lương thực đòi hỏi phải có đầy đủ các điều kiện
nguồn lực cần thiết và quan trọng nhất chính là đất đai sản xuất lương thực.Về nhập
khẩu lương thực, quốc gia cần phải có tiềm lực tài chính đủ lớn, ổn định nguồn
cung. Ở cấp độ hộ gia đình, để đảm bảo việc tiếp cận lương thuận lợi thì việc phân
phối, lưu thông trên thị trường diễn ra đồng bộ, linh hoạt, việc tiếp cận lương thực
dễ dàng ( tiếp cận mặt vật lý đảm bảo), đồng thời có mức thu nhập ổn định đáp ứng
nhu cầu lương thực ( tiếp cận mặt kinh tế đảm bảo).
 Khái niệm an ninh lương thực
Khái niệm an ninh lương thực: An ninh lương thực là tình trạng khi tất cả mọi
người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý, xã hội và kinh tế đối với nguồn
lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và
sở thích đối với thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh.
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
5
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
1.1.3. Vai trò an ninh lương thực
Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu sinh lý thiết yếu nhất của con người, ổn định cuộc
sống.
Trong mô hình tháp nhu cầu của Maslow đã chỉ ra năm nhu cầu của con người

theo cấp độ tăng dần: Đầu tiên là nhu cầu sinh lý như ăn, mặc, ở tiếp đó là nhu cầu
an ninh, rồi đến nhu cầu về giao lưu, giao tiếp; nhu cầu được tôn trọng; nhu cầu
được khẳng định mình. Nhu cầu sinh lý là tiền để thực hiện các nhu cầu khác và
việc đảm bảo an ninh lương thực sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu sinh lý của con
người, đó chính là giải quyết vấn đề ăn của người dân. Với các chính sách, chiến
lược đảm bảo an ninh lương thực tạo điều kiện người dân tiếp cận với nguồn lương
thực, có đủ lương thực để duy trì một cuộc sống ổn định, năng động, khỏe mạnh.
Thứ hai: Góp phần phát triển bền vững, ổn định chính trị, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một quốc gia phát triển bền vững thì trước tiên quốc gia đó phải có một nền
chính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển và để có được điều này thì các quốc
gia phải duy trì, ổn định cuộc sống của các công dân trên lãnh thổ để thực hiện công
việc, duy trì hoạt động của cả quốc gia. Đảm bảo an ninh lương thực có nghĩa là
người dân sẽ tiếp cận được với nguồn lương thực một cách tốt nhất cả về số lượng,
chất lượng, thị hiếu duy trì cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Khi thực hiện được
những điều trên hay an ninh lương thực được đảm bảo sẽ tạo lên một tâm lý ổn
định, lòng tin sâu sắc vào chính quyền đương nhiệm, vào các chính sách của Đảng
và Nhà nước, góp phần có được một nền chính trị, xã hội ổn định.
Chính trị, xã hội ổn định tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đầy kinh tế phát
triển. Nền chính trị ổn định sẽ tạo ra môi trường kinh tế tốt, có sức hút mạnh mẽ
trong việc thu hút vốn đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị thì quốc gia phát triển bền vững. Chẳng
hạn như đối với các quốc gia châu Phi luôn phải đối mặt với nạn đói, vấn đề xã hội
bất ổn, nền kinh tế chậm phát triển.
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
6
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi

Thứ ba: Đối phó được với các biến động đột xuất như là thiên tai, hạn hán,
xung đột, chiến tranh.
Khi xảy ra các biến động đột xuất như thiên tai, hạn hán, xung đột, chiến tranh
thì quốc gia đó sẽ đối mặt với vấn đề thiếu lương thực. Nếu an ninh lương thực
không được đảm bảo, không đối phó kịp thời đối với các tình huống khẩn cấp xảy
ra, sẽ gây nên những bất ổn nghiêm trọng. Việc một quốc gia đảm bảo an ninh
lương thực trong trường hợp khẩn cấp sẽ nâng cao vị thế trên trường quốc tế, góp
phần phát triển kinh tế, quân sự.
Vì vậy, chính phủ phải đảm bảo an ninh lương thực để đáp ứng mọi tình huống
xảy ra.
Thứ tư: Góp phần xóa đói giảm nghèo
Đảm bảo an ninh lương thực đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo. Hiện nay
trên thế giới đói nghèo chiếm tỷ lệ cao, đây là vấn đề nóng được cả thế giới quan
tâm, đặc biệt tình trạng ở các nước Châu Phi. Việc đảm bảo an ninh lương thực sẽ
góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói về lương thực, tạo tiền đề thực hiện các công tác
khác nhằm nâng cao đời sống cho tất cả người dân. Đối với các quốc gia đang phát
triển trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH, phát triển kinh tế đòi hỏi phải giải
quyết vấn đề này. Việt Nam cũng không ngoại lệ, chúng ta cần đảm bảo an ninh
lương thực cho các vùng sâu, giao thông khó khăn, khó tiếp cận với nguồn lương
thực cũng như nâng cao thu nhập đảm bảo tiếp cận mặt kinh tế.
Thứ năm: An ninh lương thực được đảm bảo có nghĩa là cân bằng cung cầu thị
trưởng lương thực, việc ổn định giá cả được đảm bảo. Thị trường ít xảy ra biến
động, người dân sử dụng lương thực yên tâm hơn, ổn định xã hội, kinh tế bền vững.
1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đảm bảo an ninh lương thực
Việc đảm bảo an ninh lương thực chịu tác động của nhiều nhân tố, từ đây gây ra
những đe dọa đến khả năng đảm bảo an ninh lương thực.
Thứ nhất: Sản lượng lương thực quyết định vấn đề cung ứng lương thực, khả
năng thỏa mãn nhu cầu lương thực của tất cả các cá nhân, gia đình.
Tuy nhiên nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như ở Việt Nam thì việc đầu tư
SV: PhạmThị Bích Hường

Lớp: KTNN 50
7
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
vào nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực đã không còn được chú trọng,
dẫn đến sản lượng lương thực giảm mạnh ở mức báo động.
Thứ hai: Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang
ngày càng bị thu hẹp, giảm sút. Nguyên nhân của tình trạng này chính là sự gia tăng
dân số, quá trình đô thị hóa trong giai đoạn CNH- HĐH khiến một phần lớn diện
tích đất nông nghiệp bị mất do chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ,
nhà ở Điều này ảnh hưởng năng suất, sản lượng lương thực.
Thứ ba: Biến đổi khí hậu gây ra một loạt các tác động tiêu cực như: hạn hán, lũ
lụt, thời tiết bất thường gây mất mùa, hiện tượng băng tan và nước biển dâng dẫn
đến mất đất canh tác, giảm sản lượng lương thực dẫn đến đẩy giá lương thực tăng
cao, làm bất ổn thị trường.
Thứ tư: Dân số tăng nhanh tạo lên sức ép lớn đối với nhu cầu lương thực, đồng
thời làm giảm quỹ đất nông nghiệp do xây dựng nhà ở, trường học
Thứ năm: Các chính sách, tình hình kinh tế- xã hội
Các chính sách trợ cấp nông nghiệp của các nước phát triển khiến các mặt hàng
nông sản bao gồm lương thực từ các nước đang phát triển bị giảm sức cạnh tranh và
thị trường do đó bị bóp méo.
Việc nhiều nước xuất khẩu lương thực thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu
đã đẩy giá lương thực tăng cao.
Việc sử dụng lương thực vào sản xuất năng lượng sinh học làm tiêu hao một
phần lớn sản lượng lương thực, trong khi vấn đề an ninh lương thực đang rất cấp
bách.
Tình hình chính trị bất ổn, chiến tranh, xung đột cũng gây ảnh hưởng việc đảm
bảo an ninh lương thực.
Để chủ động nguồn lương thực, các quốc gia có thể thực hiện hai phương thức :
Một là: Tự sản xuất nguồn lương thực cho quốc gia.

Hai là : Thông qua việc nhập khẩu.
Tự sản xuất nguồn lương thực : Việc chủ động đảm bảo nguồn lương thực
thông qua sản xuất thì có lợi ích chủ động cung ứng và chủ động giá lương thực, từ
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
8
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
đó đảm bảo an sinh xã hội, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội tuy nhiên các quốc gia
này cũng sẽ phải giành một diện tích và nguồn nhân lực nhất định cho việc sản xuất
lương thực. Trong khi đó, nếu những nguồn lực này đầu tư vào các lĩnh vực, ngành
nghề khác thì sẽ mang lại giá trị kinh tế cao hơn, các quốc gia đều phải cân nhắc
vấn đề này. Trong đó, đặc biệt chú trọng nguồn lực ruộng đất. Diện tích, độ màu mỡ
của đất cũng như đặc điểm ruộng đất quyết định năng suất, sản lượng lương thực, từ
đó quyết định khả năng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của mọi người nhằm đảm bảo an
ninh lương thực.
Nhập khẩu lương thực: Đảm bảo nguồn lương thực thông qua nhập khẩu thì
nước đó sẽ rơi vào tình trạng bị động trong việc đảm bảo an ninh lương thực, do sự
biến động về sản lượng và giá cả trên thị trường lương thực thế giới.
Kết luận: Hai phương thức chính đảm bảo an ninh lương thực: tự sản xuất và
nhập khẩu. Đối với việc tự sản xuất lương thực cần phải có các điều kiện nguồn lực
cho sản xuất. Trong đó chúng ta quan tâm đặc biệt đến đất nông nghiệp, cụ thể đất
sản xuất lương thực. Việt Nam là một nước đảm bảo nguồn cung lương thực thông
qua hình thức tự sản xuất. Mà chúng ta không chỉ đảm bảo nguồn lương thực cho
chính mình mà còn xuất khẩu một lượng lớn lúa gạo. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh
lương thực đối với nước ta là rất quan trọng. Tuy nhiên, những năm gần đây cùng
với tiến trình CNH- HĐH đất nước, đất trồng lúa ngày càng bị giảm do phát triển
công nghiệp, kết cấu hạ tầng và đô thị. Điều đáng quan tâm là phần lớn diện tích lúa
chuyển sang mục đích phi nông nghiệp là đất tốt, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn
chỉnh thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là làm sao ổn

định, giữ vững nguồn đất nông nghiệp đảm bảo có thể tự sản xuất, cung cấp ổn định
nguồn lương thực trong nước, đảm bảo an ninh lương thực. Tránh tình trạng phải
nhập khẩu lương thực trong tương lai.
1.2. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào mục đích sản
xuất, nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
9
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
đích bảo vệ, phát triển rừng.
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
 Đất sản xuất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất
trồng cây hàng năm khác
- Đất trồng cây lâu năm
 Đất trồng rừng
- Đất rừng sản xuất
- Đất rừng phòng hộ
- Đất rừng đặc dụng
 Đất khác
- Đất nuôi trồng thuỷ sản
- Đất làm muối
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ (xây dựng chuồng trại chăn
nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng
trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở
ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa
nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông

nghiệp )
1.2.2. Vị trí đất đai trong sản xuất nông nghiệp
a) Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất. Đất đai
tham gia vào hầu hết tất cả các quá trình sản xuất của xã hội. Như trong công
nghiệp, thương mại, giao thông, xây dựng nhà ở thì đất đai là cơ sở, nền móng để
trên đó xây dựng nhà xưởng, cửa hàng mạng lưới đường giao thông, thì ngược lại
trong nông nghiệp ruộng đất tham gia với tư cách yếu tố tích cực của sản xuất, là
nơi chăn thả gia súc, gia cầm; gieo trồng, điều kiện sống các loài thực vật. Đất đai là
tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.
b ) Ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
10
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
Ruộng đất được hình thành qua hàng nghìn năm cùng với quá trình hình thành
trái đất. Vì vậy, ruộng đất có trước lao động, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn
của con người. Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên.
Nhưng từ khi con người khai phá ruộng đất, đưa ruộng đất vào mục đích sử
dụng nhằm phục vụ lợi ích của con người, trong quá trình sử dụng lâu dài lao động
của nhiều thế hệ được kết tinh ở trong đó. Cho đến ngày nay ruộng đất vừa là sản
phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội.
c ) Ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động
Ruộng đất là đối tượng của lao động khi con người tác động vào nó để biến đổi
nó phù hợp với mục đích của con người. Các quá trình đó làm tăng chất lượng
ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi tăng năng suất cây trồng (cày, bừa, đập đất, lên
luống, bón phân…)
Ruộng đất là tư liêu lao động khi nó được coi là một yếu tố vật chất mà con
người dựa vào đó để tác động lên đối tượng lao động. Quá trình đó diễn ra khi con

người sử dụng công cụ lao động tác động lên đất, thông qua các thuộc tính lý học,
hóa học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên cây trồng.
Điều này đã làm ruộng đất trở thành tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất
đặc biệt, tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
d ) Độ phì nhiêu của đất ảnh hưởng tới năng xuất cây trồng
Độ phì nhiều là thuộc tính quan trọng nhất, là dấu hiệu chất lượng của ruộng
đất. Nó có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, đến hiệu quả sử dụng lao động
sống và lao động quá khứ được sử dụng. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất chúng
ta phải có biện pháp bảo vệ đồng thời tăng độ phì nhiêu cho đất.
e ) Ruộng đất cùng với các điều kiện tự nhiện khác hình thành nên các vùng chuyên
canh
Trong giai đoạn ngày nay, sản xuất hàng hóa ngày càng phổ biến và mở rộng.
Nhu cầu đặt ra là hình thành lên các vùng chuyên canh lớn nhằm tạo điều kiện đầu
tư sản xuất, năng cao năng suất. Cơ sở hình thành vùng chuyên canh là dựa vào điều
kiện tự nhiên sẽ phù hợp với loại cây trồng nào, năng suất, chất lượng cây nào là tốt
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
11
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
nhất trên vùng đất đó. Điều kiện mang tính quyết định cần phải quan tâm là đất đai.
Sự kết hợp đất đai và các điều kiện khác hình thành lên các vùng chuyên canh.
Kết luận: Đất đai là một nguồn lực không thể thiếu, không thể thay thế được
trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai là điều kiện cho sự sống, phát triển của con
người, cây trồng, vật nuôi. Trong tiến trình CNH- HĐH hiện nay, chúng ta phải đặc
biệt chú trọng nguồn lực này nhằm đảm bảo tốt công tác sản xuất, đặc biệt đảm bảo
an ninh lương thực.
1.2.3. Sự cần thiết phải đảm bảo nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp
nhằm đảm bảo an ninh lương thực
1.2.3.1. Mối quan hệ đất nông nghiệp và khả năng đảm bảo an ninh lương thực

Để có thể tự sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực thì đất sản xuất
nông nghiệp là điều kiện không thể thiếu. Tình hình nguồn lực đất sản xuất có
những biến động, thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến năng suất, sản lượng cũng như
chất lượng lương thực. Từ đó ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực. Ở đây,
chúng ta xét một số mối quan hệ biện chứng, những tác động qua lại giữa đất sản
xuất nông nghiệp (trong đó đặc biệt chú trọng đến đất lúa) và vấn đề đảm bảo an
ninh lương thực.
a) Qũy đất tác động đến khả năng đảm bảo an ninh lương thực
Quỹ đất là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tổng sản lượng
lương thực sản xuất ra, quỹ đất tăng kéo theo sản lượng tăng với cùng một công
nghệ và ngược lại, từ đó quyết định trực tiếp nguồn cung trên thị trường. Đối với
vấn đề đảm bảo an ninh lương thực thì việc ổn định quỹ đất nông nghiệp góp phần
giải quyết vấn đề đảm bảo sự sẵn có về lượng thực, cung cấp đầy đủ khối lượng cần
thiết, mặt khác sẽ đảm bảo sự ổn định nguồn lương thực cả về số lượng và chất
lượng, duy trì giá cả hợp lý, góp phần bình ổn thị trường. Hơn nữa, nguồn cung ổn
định thì khả năng tiếp cận lương thực, sự thỏa mãn mức tiêu dùng sẽ được thực hiện
tốt.
Đảm bảo an ninh lương thực cần phải đẩy mạnh việc sản xuất, tăng sản lượng.
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
12
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
Mà đất đai thì có giới hạn, trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
thì một phần đất nông nghiệp chuyển sang mục đích sử dụng khác đã làm giảm quỹ
đất.Tuy nhiên, ta có thể thưc hiện việc thâm canh. Điều này sẽ làm tăng năng suất.
Tuy nhiên nó chỉ có thể thực hiện đạt đến mức giới hạn năng suất cây trồng. Mà
ngày nay, cùng với sự gia tăng dân số, cũng như cầu lương thực cho sản xuất ngày
càng cao vấn đề đặt ra là diện tích đất phải giữ ở mức tối thiểu đảm bảo khả năng
sản xuất cho nhu cầu hiện tại và tương lai.

Ổn định nguồn lực ruộng đất góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Đảm bảo
được an ninh lương thực cũng có nghĩa là diện tích đất sản xuất lương thực ổn định.
b ) Đặc điểm đất đai tác động khả năng đảm bảo an ninh lương thực
Độ phì là dấu hiệu chất lượng của đất, nó mang tính quyết định năng suất cây
trồng. Đất có độ phì cao, màu mỡ có thể mang lại năng suất cao và ngược lại thâm
chí là không có khả năng trồng trọt. Ngày nay bằng các biện pháp kỹ thuật, công
nghệ thì ta có thể nâng cao năng suất cây trồng, tăng sản lượng. Theo đó đảm bảo
được nguồn lương thực để duy trì cuộc sống nhân dân, duy trì các hoạt động, ổn
định để phát triển kinh tế - xã hội.
Mặt khác mức độ tập trung, tích tụ ruộng đất quyết định quy mô sản xuất, khả
năng áp dụng khoa học kỹ thuật. Việc chuyển đổi ruộng đất, khắc phục tình trạng
manh mún tạo tiền đề cho một nền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Sự tập
trung ruộng đất sẽ hình thành lên các vùng chuyên môn hóa. Vì vậy, việc đầu tư
công nghệ, khoa học, kỹ thuật sẽ được khuyến khích, quan tâm hơn. Điều này góp
phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng. An ninh lương thực sẽ được đảm bảo
hơn.
c ) Cơ cấu đất nông nghiệp tác động an ninh lương thực
Nếu chúng ta có một cơ cấu đất nông nghiệp hợp lý, đất giành cho trồng cây
lương thực phù hợp với chiến lược quy hoạch chung của địa phương, cả nước thì
vấn đề an ninh lương thực sẽ không còn là một mối lo ngại.
Tuy nhiên, trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH, phát triển kinh tế, việc sản
xuất lương thực không mang lại thu nhập cao, nguời dân đã tìm cho họ những
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
13
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
hướng đi mới, những cây trồng có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Xu
hướng hiện nay đó là chuyển đất trồng cây lương thực sang trồng các loại hoa màu
năng suất cao, các lọai cây công nghiệp, trái cây hay là chuyển sang nuôi trồng thủy

sản, chăn nuôi. Điều này đã thu hẹp diện tích đất giành cho lương thực, làm giảm
khả năng đảm bảo an ninh lương thực.
d ) Sử dụng đất tác động an ninh lương thực
Ruộng đất càng khan hiếm và độ màu mỡ tự nhiên ngày càng giảm sút do mưa,
lũ lụt làm xói mòn, rửa trôi lớp đất màu hoặc do chính sự khai thác thiếu ý thức của
con người cũng làm cho ruộng đất bị kiệt quệ. Nếu không quan tâm việc nâng cao
chất đất thì năng suất cây trồng sẽ bị giảm, ảnh hưởng sản lượng lương thực sản
xuất ra. Tuy nhiên ruộng đất không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất,
nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất ngày càng tốt hơn. Bằng những biện pháp cải tạo,
bồi dưỡng ta có thể làm tăng độ phì nhiêu của đất, sản lượng tăng lên, tăng khả
năng đáp ứng nguồn cung trên thị trường lương thực.
Nguồn lực đất là yếu tố then chốt, quan trọng nhất. Tuy nhiên sự đầu tư vào cây
lương thực không mang lại hiệu quả cao, nhiều hộ gia đình, cá nhân đã bỏ hoang
ruộng đất chuyển sang làm các công việc khác. Sự mặn mà của người nông dân với
ruộng đồng đã không còn nhiều. Và tất yếu sẽ gây lãng phí nguồn tài nguyên mà
ngày một khan hiếm này khi mà nhu cầu về đất cho quá trình CNH-HĐH, phát triển
cơ sở hạ tầng ngày càng gia tăng.
Hơn nữa việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thưc vật, phân bón không đúng
các đã làm ô nhiễm, thoái hóa đất. Việc này sẽ tác động trược tiếp đến chất lượng,
sản lượng cụ thể là nguồn lương thực không đảm bảo về chất lượng, và cũng sẽ làm
giảm một phần nào sản lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, khi
mà không thể đáp ứng cho người dân cho một cuộc sống năng động.
Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp như thế nào cho tiết kiệm, tối ưu hóa càng cần
phải được quan tâm hiện nay. Sử dụng tốt, tiết kiệm nguồn tài nguyên đất sẽ tăng
sản lượng, năng suất lương thực, an ninh lương thực càng được đảm bảo hơn.
e ) Chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp và đảm bảo
an ninh lương thực.
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
14

Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
Quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH thì việc thu hồi đất nông nghiệp để làm đường
sá, xây dựng khu công nghiệp và dịch vụ, giải trí là nhu cầu chính đáng đối với sự
phát triển của đất nước chúng ta. Tuy nhiên, việc thu hồi đất chuyển sang mục đích
khác phải được thực hiện như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi vì việc
chuyển đất trồng lương thực sang mục đích phi nông nghiệp đồng nghĩa là chúng ta
đã mất đi một phần diện tích đất tốt và rất khó có thể cải tạo lại phục vụ cho sản
xuất. Nếu công tác này không được thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an
ninh lương thực.Việc chuyển đổi bất hợp lý, không có quy hoạch cụ thể sẽ làm
giảm quỹ đất nông nghiệp nói chung và đặc biệt là đất lúa. Từ đây, tổng sản lượng
lương thực sẽ giảm và có thể không đảm bảo được nhu cầu xã hội.
Đất đai có quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời với sản xuất lương thực. Chúng
ta phải giữ được quỹ đất tối thiểu nhất nhằm đảm bảo sản lượng đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng hiện tại và tương lai.
1.2.3.2. Phương thức đảm bảo nguồn lực ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp
nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Để giải quyết vấn đề ổn định đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực cần
phải chú ý đến nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp
nghiêm trọng. Từ đó đề xuất những phương hướng cần giải quyết.
Thứ nhất: Quá trình CNH- HĐH là điều tất yếu đối với nước ta hiện nay. Tuy
nhiên đi kèm với quá trình CNH- HĐH là vấn đề chuyển đổi đất sản xuất lương
thực mà chủ yếu đất lúa sang các mục đích khác. Nhu cầu này là chính đáng, không
thể tránh khỏi nhưng thực tế hiện nay tình trạng chuyển đổi còn diễn ra tràn lan, bừa
bãi, không có quy hoạch, kế hoạch cụ thể. Ruộng đất sau khi chuyển đổi không
được sử dụng một cách hiệu quả, gây lãng phí. Trong khi đó đất sản xuất nông
nghiệp là một tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng.
Thứ hai: Sự tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn lực đất sản xuất nông
nghiệp.Tình trạng biến đổi khí hậu đang là đề tài nóng hiện nay. Biến đổi khí hậu
gây ra nhiều tác động xấu tới sản xuất lương thực, ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh

lương thực. Biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng sẽ
nhấn chìm một phần đất, làm nhiễm mặn một số vùng dẫn tới không thể sản xuất
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
15
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
nông nghiệp. Biến đổi khí hậu cũng làm giảm sản lương, năng suất cây trồng, dịch
bện xảy ra nhiều hơn. Theo dự báo thì Việt Nam sẽ là một trong 5 nước chịu ảnh
hưởng lớn nhất. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến đến năm 2020 diện
tích đất nông nghiệp bị mất do biến đổi khí hậu là 5,72 nghìn ha, năm 2030 là 19,87
nghìn ha, chủ yếu ĐBSCL, vựa lúa quan trọng nhất của nước ta. Đây là một thách
thức lớn.
Thứ ba: Việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác
trong nội bộ ngành nông nghiệp. Quá trình chuyển đồi đất sang trồng các cây có giá
trị kinh tế cao hơn hoặc sang nuôi trồng thủy sản đang diễn ra khá mạnh. Với điều
kiện kinh tế nước ta hiện nay còn kém phát triển; người nông dân vốn còn ít, ruộng
đất manh mún nên một phần hạn chế sự chuyển đổi. Tuy nhiên trong tương lai xu
hướng này là không tránh khỏi và sẽ làm mất một phần đất lương thực, chủ yếu đất
lúa, ảnh hưởng an ninh lương thực.
Ngoài ra người dân không mặn mà với việc sản xuất lương thực do thu nhập
thấp. Người dân bỏ ruộng, di cư ra thành phố làm việc khá phổ biến hiện nay. Đất
đai bị hoang hóa, lãng phí, đồng thời gây bất ổn kinh tế.
Khai thác nước ngầm không hợp lý, chặt phá rừng làm sa mạc hóa nguồn đất
nông nghiệp.
Phương thức giải quyết:
Đối với vấn đề chuyển đổi đất do quá trình CNH – HĐH thì vấn đề cần thiết
phải làm là thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch các khu công nghiệp; quản
lý tốt vấn đề thực hiện quy hoạch.
+ Xác định rõ chỉ tiêu đất nông nghiệp, nhất đất lúa cần phải bảo vệ. Quy định rõ

trách nhiệm cho các cơ quan có liên quan để tiến hành ổn định quỹ đất.
+ Rà soát lại các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng
xây dựng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của vùng. Chúng ta phải có một
hệ thống pháp lý đủ chặt nâng cao hiệu quả trong sử dụng đất, bảo vệ quỹ đất, chế
tài đủ mạnh nghiêm cấm việc chuyển đổi mục đích bừa bãi, trái phép. Phải xem xét
dự án một cách kỹ lưỡng trước khi phê duyệt.
+ Việc quy hoạch đất nông nghiệp phải đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
16
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
kinh tế- xã hội. Giải quyết hiện tượng quy hoạch còn chạy theo các dự án. Tăng
cường công tác quản lý thực hiện quy hoạch, xử lý nghiêm các địa phương vi phạm
về quản lý đất đai, về bảo vệ đất trồng lúa.
+ Thực hiện nghiêm ngặt công tác quản lý đất nông nghiệp và đất lúa. Kiểm tra, ra
soát tình hình sử dụng đất nông nghiệp hiện nay, xử lý nghiêm việc sử dụng đất trái
mục đích được giao, bỏ hoang hóa, việc tự phát chuyển đổi đất nông nghiệp sang
mục đích khác.
+ Có chính sách khuyến khích, hỗ trỡ việc xây dựng nhà máy, khu công nghiệp ở
vùng đất kém màu mỡ, trung du miền núi, đất cát ven biển, hạn chế tối đa trên đất
lúa nước, bảo vệ quỹ đất chuyên lúa của cả nước.
+ Không quy hoạch giao thông mới vào các vùng đất chuyên sản xuất lúa nước;
điều chỉnh lại quy định giao thông theo hướng: nắn tuyến hạn chế tối đa lấy đất lúa
làm đường, không quy hoạch giao thông mới vào các vùng đất chuyên sản xuất lúa
nước, xây dựng cầu cạn hầm ngầm.
+ Hạn chế xây dựng nhiều biệt thự rộng lớn gây tốn quỹ đất nông nghiệp. Tiến hành
xây dựng các trung cư cao tầng nhằm tiết kiệm quỹ đất trong thời kỳ dân số ngày
càng tăng như hiện nay.
Đối với tình trạng biến đổi khí hậu dẫn đến mất đất. Nhằm ổn định diện tích đất

nông nghiệp, đặc biệt diện tích lúa chúng ta phải có các biện pháp khắc phục, hạn
chế tối đa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: biện pháp hạn chế sự xâm thực nước
biển, cải tiến giống cây trồng, chuyển từ những giống lúa có khả năng chịu mặn
cao, có thời gian sinh trưởng dài ngày sang ngắn ngày để dễ dàng thích nghi với
những thay đổi mùa lũ, chuyển từ giống lúa thường sang giống lúa nổi để có thể
canh tác ở cả những vùng ngập cao.Việt Nam cùng với thế giới hạn chế nguyên
nhân gây biến đổi khí hậu: giảm thiểu khí thải nhà kính, giảm sự nóng lên toàn cầu,
xử lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cải tiến công nghệ trong sản xuất.
Thực hiện chuyển đổi trong nội bộ ngành nông nghiệp phải phù hợp cơ cấu cây
trồng địa phương. Hỗ trợ người trồng lúa, tăng thu nhập nhập người dân.
Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy sự đầu tư vào nguồn lực ruộng đất; hỗ trợ
cho các địa phương thuần nông và các hộ nông dân, khuyến khích họ yên tâm làm
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
17
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
ruộng, tránh tình trạng di cư gia thành phố; mở rộng cơ chế thúc đẩy quá trình
chuyển đổi ruộng đất, hình thành nền sản xuất nông nghiệp lớn.
Khai thác nước ngầm hợp lý, hạn chế chặt phá rừng bừa bãi, làm sa mạc nguồn
đất nông nghiệp. Tiến hành bảo vệ và cải tạo nguồn đất nông nghiệp, nghiêm cấm
hành vi gây ô nhiễm, thoái hóa nguồn đất (chất thải của các khu công nghiêm, sử
dụng thuốc hóa học, phân bón bừa bãi, )
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
18
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẤT ĐAI ĐẾN VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO
AN NINH LƯƠNG THỰC Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan chung về nguồn đất nông nghiệp Việt Nam
2.1.1. Hiện trạng quỹ đất và những biến động diện tích đất đai sản xuất lương
thực Viêt Nam
Trong vài thập niên tới, dân số nước ta tiếp tục tăng, nhu cầu tiêu thụ lương
thực, thực phẩm sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời để thực hiện mục
tiêu CNH-HĐH đất nước, nhu cầu về đất để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển
công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa tiếp tục tăng. Mặt khác theo dự báo của Ủy ban
liên chính phủ về biến đối khí hậu toàn cầu (IPCC), Việt Nam là một trong 5 quốc
gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu, trong 100 năm tới,
mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao khoảng 1m, nếu không có biện pháp phòng
chống hữu hiệu sẽ gây ngập lụt, nhiễm mặn cho hàng triệu ha đất nông nghiệp, chủ
yếu là đất lúa ở vùng ĐBSCL, ĐBSH và các vùng ven biển khác, ảnh hưởng đến
đời sống của khoảng 20 % dân số và đe dọa nghiêm trọng tới ANLT quốc gia.
Vấn đề cấp bách hiện nay là phải kiểm soát chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp nói
chung và đất trồng lúa nói riêng để vừa giữ vững ANLT quốc gia kể cả trước mắt
và lâu dài, vừa đảm bảo mục tiêu CNH, HĐH đất nước.
Với nước ta, là một nước nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí
hậu, một đất nước mà nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống gần 90 triệu dân là lúa
gạo, do đó giữ được đất lúa là nhiệm vị hàng đầu. Vì vậy, chúng đề sẽ đi sâu hơn
vào xem xét hiện trạng đất lúa hiện nay và những giải pháp đồng bộ nhằm ổn định
diện tích.
a) Diện tích đất nông nghiệp và đất lúa cả nước một số năm gần đây
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT từ năm 2000 đến năm 2009, tổng diện tích
đất nông nghiệp bị thu hồi, chuyển sang mục đích phi nông nghiệp là hơn 500 nghìn
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
19
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
ha, diện tích đất lúa giảm 378,7 nghìn ha, bình quân 1%/năm. Trong đó, mạnh nhất
là thời kỳ 2000-2005 (giảm tới 302,5 nghìn ha), bình quân mỗi năm giảm 60,5
nghìn ha.
Bảng 2.1. Diện tích đất lúa toàn quốc giai đoạn 1995 - 2011
Đơn vị: 1.000 ha
Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2007 2010 2011
Tổng diện tích đất lúa 4.328 4.468 4.165 4.106 4.068 4.120
- Đất chuyên lúa nước 2.763 3.147 3.333 3.277 3.288 3.297
- Đất lúa nước còn lại, lúa nương 1.565 1.321 832 829 780 823
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường )
Xu hướng giảm diện tích lúa diễm ra ở hầu hết các vùng trong cả nước. Diện
tích đất lúa giảm tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, vùng ven đô thị do
chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây khác và sang mục đích phi nông
nghiệp. Đứng đầu danh sách vùng có diện tích lúa giảm mạnh nhiều nhất là ĐBSCL
với 217.9 nghìn ha, chiếm 57% diện tích đất lúa trên toàn quốc. Vùng Đông Nam
Bộ đứng thứ 2 với 71,3 nghìn ha nhưng lại có tỷ lệ giảm cao nhất, ở mức 3,2 %.
Đồng bằng sông Hồng ở vị trí thứ 3, giảm 29,4 nghìn ha, chiếm 14,4 %. Cũng trong
giai đoạn từ năm 2001 đến 2008 đất lúa cũng được bổ sung khoảng 161,8 nghìn ha
do khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng và đất bỏ hóa để đưa vào trồng lúa.
Bảng 2.2. Diện tích đất lúa giai đoạn 2000 - 2009 theo các vùng
Đơn vị:1000ha
Vùng DT 2000 DT 2005 DT 2007 DT 2009
TDMNBB 541,8 524,6 524,0 534,18
ĐBSH 667,3 631,4 615,3 607,9
DHBTB 407,8 409,8 407,2 407,65
DHNTB 298,2 297,9 293,0 291,47
TN 177,4 160,7 162,1 161,69
ĐNB 283,7 232,3 218,0 212,43
ĐBSCL 2091,6 1908,6 1886,2 1873,75

Toàn quốc 4.468 4.165 4.106 4.089
(Nguồn: Bộ Tài nguyên-Môi trường )
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
20
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
Bảng 2.3. Diện tích gieo trồng lúa toàn quốc giai đoạn 1995- 2010
Đơn vị: 1000 ha
Vùng 1995 2000 2005 2008 2010
Toàn quốc 6.766 7.655 7.326 7.400 7.514
TDMNBB 657 687 708 704 664,2
ĐBSH 1.193 1.212 1.139 1.107 1150.1
DHBTB 682 695 674 674 691.4
DHNTB 518 548 468 524 523.2
TN 173 176 191 211 217.1
ĐNB 352 401 321 308 297.2
ĐBSCL 3.191 3.936 3.826 3.859 3970.5
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Nhìn chung cả nước diện tích lúa và diện tích gieo trồng giảm nhẹ qua các năm,
do giành đất cho phát triển công nghiệp đô thị, giao thông hoặc chuyển sang nuôi
trồng thủy sản hoặc các cây trồng khác có giá trị cao hơn.
Trong đó, ĐBSCL là vùng sản suất lúa lớn nhất cả nước, diện tích đất lúa cũng
như diện tích gieo trồng hàng năm chiếm đến 50% diện tích lúa cả nước; Đây là
vùng đóng góp sản lượng lớn nhất cho cả nước. Những biến động đất lúa của vùng
sẽ tác động rất lớn tới tình hình sản suất chung, cũng như là tác động mạnh mẽ đến
việc đảm bảo an ninh lương thực.
ĐBSH là vùng sản xuất lúa đứng thứ 2 sau vùng ĐBSCL, diện tích đất lúa và
gieo trồng hằng năm của vùng chiếm khoảng 15- 16% diện tích cả nước. Giữ tầm
quan trọng thứ hai trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực. Đây là hai vùng có

điều kiện đất đai, khí hậu tốt nhất cho sản xuất lương thực. Nhưng đây cũng là
những nơi đứng đầu trong danh sách vùng diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh
nhất. Việc ổn định đất nông nghiệp nới chung và đất lúa nói riêng là thực sự bức
thiết.
Bảng 2.4. Diện tích một số cây lương thực khác
Đơn vị : 1000 ha
Diện tích 2007 2008 2009 2010
Ngô 1096,1 1140,2 1089,2 1126,9
Sắn 495,5 554,0 507,8 496,2
Khoai lang 175,5 162,6 142,6 150,8
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
21
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Ngoài cây lúa là chính, một số cây lương thực khác như: ngô, sắn, khoai lang
cũng đóng vai trò quan trọng an ninh lương thực. Hiện đang có những biến động
tích cực trong sản xuất. Diện tích, sản lượng tăng đáp ứng nhu cầu lương thực cho
hoạt động của các ngành khác, chăn nuôi
b) Cơ cấu đất gieo trồng các loại cây lương thực một số năm
Cơ cấu sản xuất các nhóm cây trồng có giá trị kinh tế cao ngày càng có xu
hướng tăng những cây có giá trị kinh tế cao như nhóm cây rau đậu, cây công nghiệp
và cây ăn quả. Nhóm cây lương thực có xu hướng giảm dần.
Bảng 2.5. Cơ cấu sản xuất các nhóm cây trồng
ĐVT: %
STT Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm

2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Nhóm cây lương thực 57.51 56.51 57.25 57.76 55.72
2 Nhóm cây rau đậu 8.41 8.82 8.63 7.39 8.70
3 Nhóm cây công nghiệp 25.46 25.64 25.34 25.91 25.80
4 Nhóm cây ăn quả 7.17 7.62 7.42 7.59 8.48
5 Cây khác 1.45 1.42 1.35 1.35 1.30
Tổng cộng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Cục Trồng trọt)
c)Thống kê những biến động đất đai những năm vừa qua và đánh giá xu hướng
Bảng 2.6. Biến động sử dụng đất lúa toàn quốc giai đoạn 1995 - 2010
Đơn vị: 1.000 ha
Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2010 2011
Biến động qua các năm
1995-
2000
2000-
2005
2005-
2010
2010-2011 1995-2011
Tổng DT đất lúa
4.328
4.46
8

4.16
5
4.068 4.120 139,6 -302,4 -97,0 52,0 -208,0
- Đất chuyên lúa
nước
2.763 3.147 3.333 3.288 3.297 384,8 185,2 -45,0 9,0 534,0
- Đất lúa nước còn
lại, lúa nương
1.565 1.321 832 780 823 -244 -489,0 -52,0 43,0 -742,0
SV: PhạmThị Bích Hường
Lớp: KTNN 50
22

×