Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.25 KB, 39 trang )

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế
MỤC LỤC
Lời mở đầu..................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI.........................................................................................................................3
1.1. Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.....................................3
1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài................................................3
1.1.2. Các hình thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam...................3
1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................4
1.2.1. Với chủ đầu tư. ..........................................................................................4
1.2.2. Với nước thu hút đầu tư.............................................................................5
1.2.2.1. Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển....................................5
1.2.2.2. Góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ.........................5
1.2.2.3. Thúc đẩy quá trình làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................5
1.2.2.4. Tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động........................6
1.3. Các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ....................6
1.3.1. Đối sử bình đẳng quốc gia................................................................6
1.3.2. Cải cách về thủ tục hành chính..................................................................6
1.3.3. Chính sách hỗ trợ và khuyến khích kịp thời các doanh nghiệp FDI.......7
Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM......................................................................8
2.1. Mối quan hệ Việt - Hàn và vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc
vào Việt Nam .......................................................................................................8
2.1.1. Mối quan hệ Việt – Hàn....................................................................8
2.1.1.1. Lịch sử quan hệ Việt – Hàn.........................................................8
2.1.1.2. Xu hướng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam hiện nay...........9
2.1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Hàn Quốc với Việt Nam...9
2.1.2.1. Bổ sung nguồn vốn cho phát triển.............................................10
2.1.2.2. Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10

Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N


Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế
2.1.2.3. Góp phần tạo việc làm................................................................10
2.1.2.4. Góp phần tăng thu ngân sách.....................................................11
2.2. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam .......11
2.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành.................................................................11
2.2.1.1. Ngành Công nghiệp - Xây dựng................................................12
 Đầu tư vào công nghiệp nhẹ.................................................13
 Đầu tư vào công nghiệp nặng...............................................14
 Đầu tư vào xây dựng............................................................15
 Đầu tư vào dầu khí................................................................16
2.2.1.2. Ngành dịch vụ.............................................................................16
 Xây dựng văn phòng - căn hộ............................................17
 Khách sạn - du lịch.............................................................19
 Văn hoá - Y tế - Giáo dục...................................................19
2.2.1.3. Ngành Nông-lâm-ngư nghiệp....................................................19
2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo địa phương.........................................................21
2.3. Phân tích tình hình thu hút vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam..................23
2.3.1. Những kết quả đạt đã đạt được.......................................................23
2.3.1.1. Về các dự án.......................................................................23
2.3.1.2. Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy quá
trình chuyển giao công nghệ.............................................24
2.3.2. Những tồn tại trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn
Quốc và nguyên nhân......................................................................25
2.3.2.1. Những tồn tại trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Hàn Quốc vào Việt Nam............................................25
 Vốn thực hiện thấp...........................................................25
 Phân bổ dự án đầu tư chưa đồng đều..............................25
 Bất cập trong quan hệ giữa chủ đầu tư và người
lao động..............................................................25
2.3.1.2. Nguyên nhân......................................................................26


Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế
 Sự tăng giá của những yếu tố sản xuất.............26
 Vấn đề về thủ tục hành chính............................26
 Vấn đề về xúc tiến đầu tư của ta.......................26
 Vấn đề về cơ sở hạ tầng....................................27
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO
VIỆT NAM........................................................................................................28
3.1. Nhóm giải pháp về luật pháp và chính sách.......................................................28
3.1.1. Tránh chồng chéo, xung đột giữa các Luật....................................28
3.1.2. Tạo sự nhất quán và ổn định trong Luật.........................................28
3.1.3. Có những chính sách ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư.................29
3.2. Nhóm giải pháp về cải cách thủ tục hành chính................................................29
3.2.1. Thủ tục hành chính đơn giản và minh bạch...................................29
3.2.2. Chỉ dẫn cụ thể về thực hiện thủ tục hành chính.............................30
3.3. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng.......................................................................30
3.3.1. Chuẩn bị cơ sở hạ tầng trước khi thu hút đầu tư............................30
3.3.2. Chú trọng các yếu tố của sản xuất..................................................30
3.3.3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng...................................................................31
3.4. Nâng cao công tác xúc tiến đầu tư.............................................................31
3.4.1. Xác định lĩnh vực thu hút đầu tư trọng điểm.................................31
3.4.2. Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư....................................31
3.4.3. Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan xúc tiến...............................32
Kết luận……………………………………………………………….. .33

Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc

Tế
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment- FDI) là một bộ
phận hữu cơ của nền kinh tế, đóng góp một phần không nhỏ cho quá trình phát
triển của đất nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại nguồn vốn đáng kể cho
phát triển, góp phần chuyển giao công nghệ và kỹ thuật sản xuất, khai thác hiệu
quả các nguồn lực có thế mạnh của đất nước. Việt Nam vừa gia nhập WTO và cơ
hội đón nhận làn sóng FDI đang mở ra với sự đầu tư của hàng nghìn doanh nghiệp
từ các châu lục.
Hai năm gần đây, Hàn Quốc liên tục là quốc gia dẫn đầu về đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam với 1.857 dự án và 14,39 tỷ USD. Nhiều tập đoàn có tên
tuổi của Hàn Quốc đang kinh doanh thành công tại Việt Nam trong nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau.
Về phía Việt Nam, chúng ta đã và vẫn đang tiếp tục nỗ lực để thu hút và sử
dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, của Hàn Quốc nói
riêng bằng các cải cách và chính sách đầu tư mới.
Việt Nam đang được tiếp nhận làn sóng đầu tư lớn từ các doanh nghiệp Hàn
Quốc, nhưng thực sự việc thu hút và sử dụng vốn FDI Hàn Quốc vẫn chưa tương
xứng với mong đợi của 2 quốc gia. Xuất phát từ thực trạng đó, em chọn đề tài
“Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn
Quốc vào Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. Từ việc nghiên cứu
thực trạng của đầu tư, luận văn xin được đề xuất những biện pháp chủ yếu tăng
cường thu hút đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam.
 Mục đích của đề tài:
- Tổng kết về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc trong
thời gian qua.
- Đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại của đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam và tìm ra nguyên nhân.
- Đề xuất những giải pháp thúc đẩy FDI Hàn Quốc vào Việt Nam.
Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc
Tế
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng: đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam.
- Phạm vi: những vấn đề về FDI Hàn Quốc từ 1988 tới nay.
 Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích, tổng hợp và thống kê.
 Kết cấu của luận văn (ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận), luận văn gồm
3 chương lớn:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào
Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam.
Do những hạn chế về thời gian và hiểu biết trong nhìn nhận vấn đề của bản
thân, chắc chắn trong luận văn của em sẽ có nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới thầy giáo - Thạc sỹ Nguyễn Bá Dư - người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình cho em trong suốt thời gian thực hiện luận văn, và Cục Đầu tư nước ngoài -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt là các cô chú và anh chị phòng Tổng hợp chính
sách đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm2008.
Sinh viên
Vũ Thị Hương Quỳnh
Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc
Tế
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.

1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hiện nay, có rất nhiều cách định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI-
Foreign Direct Investment).
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) định nghĩa như sau về FDI:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng
với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp
đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là
"công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam định nghĩa:
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài” là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt
Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy
định của Luật này”
Nói một cách đơn giản hơn: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là quá trình
di chuyển vốn từ nước này sang nước khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: người chủ sở hữu vốn đồng
thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Cho nên, họ
trực tiếp kiểm soát hoạt động kinh doanh, đưa ra các quyết định có lợi cho mình và
chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh.
Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc
Tế
1.1.2. Các hình thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được
đầu tư vào Việt Nam theo 3 hình thức: Liên doanh, 100% vốn nước ngoài và Hợp
đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Cùng với quá trình hoàn thiện pháp luật về đầu tư

nước ngoài nói riêng cũng như hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế thị trường
nói chung, tình hình đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư cũng có những thay
đổi rõ rệt (xem biểu 1).
Biểu 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức đầu tư
(từ 1988 – 2007)
HÌNH THỨC
ĐẦU TƯ
SỐ DỰ ÁN
ĐĂNG KÝ
(DỰ ÁN)
TỔNG SỐ VỐN
ĐẦU TƯ ĐĂNG KÝ
( USD)
VỐN ĐẦU TƯ
THỰC HIỆN
( USD)
100% vốn nước ngoài 6.743 52.437.099.250 11.324.296.112
Liên doanh 1.640 24.574.544.436 11.144.796.904
Hợp đồng hợp tác KD 226 4.578.597.287 5.661.119.003
(Nguồn:Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Trong giai đoạn đầu của thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, liên doanh là
hình thức khá phổ biến. Nhưng hiện nay, hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài
lại chiếm ưu thế. Những doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chủ yếu là các doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động để sản xuất hàng xuất khẩu như sản xuất giầy dép,
quần áo... Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đa phần xuất hiện trong các
ngành khai thác dầu khí, viễn thông, in ấn, phát hành báo chí.
1.2. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại lợi ích cho cả chủ đầu tư và nơi thu
hút đầu tư.

Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc
Tế
1.2.1. Với chủ đầu tư.
Với vai trò là nhà đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp doanh nghiệp tận
dụng được những lợi thế sẵn có của nước thu hút đầu tư: như lợi thế về nguyên vật
liệu, tài nguyên, lao động…Trong khi những lợi thế này ở nước của nhà đầu tư có
thể đang cạn kiệt hoặc chi phí cao.
Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các nhà đầu tư nước ngoài mở
rộng hơn thị trường tiêu thụ của mình và thực hiện việc quay vòng sản phẩm. Một
sản phẩm ở giai đoạn bão hoà ở nước sở tại, có thể là giai đoạn trưởng thành hoặc
giai đoạn phôi thai ở nước thu hút đầu tư. Thêm vào đó, thị trường của nhà đầu tư
không chỉ bó gọn trong quốc gia của mình mà còn mở rộng sang nhiều quốc gia
khác.
1.2.2. Với nước thu hút đầu tư.
1.2.2.1. Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và bổ
sung vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Nhờ có nguồn vốn FDI, nước sở tại có thêm
vốn cho đầu tư phát triển, trước hết là những ngành được đầu tư. Nói một cách
khác, rộng ra, sự phát triển của một ngành sẽ kích thích, ảnh hưởng tới nhiều bộ
phận của nền kinh tế và toàn ngành kinh tế nói chung. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu
năm 2008, số vốn đầu tư FDI đăng ký vào Việt Nam đạt mức kỷ lục là 31,6 tỷ
USD. Đây là con số ý nghĩa rất lớn cho việc đầu tư phát triển kinh tế và cơ sở hạ
tầng mà không dễ gì một sớm một chiều huy động được từ trong nước.
1.2.2.2. Góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ.
FDI góp phần thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ. Hầu hết những
nước chủ đầu tư đều có thế mạnh về một ngành hay một lĩnh vực nhất định. Đây
chính là cơ sở để những nước thu hút đầu tư được học hỏi hoặc kế thừa những kiến
thức công nghệ, điểm mạnh của nước đầu tư. Đồng thời là cơ hội cho người lao
động được tiếp xúc với máy móc hiện đại, phương thức quản lý, sản xuất mới.

1.2.2.3. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc
Tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trước đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam tập trung ở các lĩnh vực sản xuất của công nghiệp nhẹ như dệt, may
mặc để tận dụng nguồn tài nguyên và lợi thế lao động Việt Nam đông, rẻ, khéo léo
và có tay nghề cao. Thế nhưng một vài năm gần đây, tại Việt Nam đang diễn ra
một xu hướng đầu tư mới: tập trung đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghiệp nặng và
những lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao. Xu hướng này làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
từ đầu tư chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp nhẹ, sang các lĩnh vực công nghiệp nặng
và những lĩnh vực đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Sự chuyển đổi này giúp nâng cấp
cơ sở máy móc hạ tầng của đất nước, làm thay đổi diện mạo đất nước theo hướng
phát triển hơn.
1.2.2.4. Tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động.
FDI giải quyết bài toán việc làm cho nhiều người lao động ở nước thu hút
đầu tư. Với mục đích tìm kiếm nguyên vật liệu sản xuất và tận dụng nguồn lao
động dồi dào ở nước sở tại, FDI tạo ra công việc trực tiếp hay gián tiếp cho nhiều
lao động Việt Nam. Như tính đến cuối tháng 10 năm 2006, các doanh nghiệp FDI
đã trực tiếp tạo việc làm cho hơn 1,1 triệu lao động và gián tiếp tạo việc làm cho
hàng triệu lao động khác. Thêm vào đó, người lao động có cơ hội tiếp xúc máy
móc thiết bị mới, phương thức quản lý tân tiến, cùng với những cơ hội được đào
tạo để phát triển bản thân (đi học để nâng cao nghiệp vụ, tiếp cận máy móc hiện
đại...), chất lượng lao động sẽ dần được nâng cao.
1.3. CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA VIỆT NAM.
1.3.1. Đối sử bình đẳng quốc gia.
Một trong những chính sách lớn của Việt Nam về thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài đó là thực hiện những cam kết của nước ta trong việc đối sử ngang

bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước: xóa bỏ phân biệt về giá và lệ phí
với các nhà đầu tư nước ngoài, không phân biệt nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu
tư trong nước...Đặc biệt sau khi Việt Nam vào WTO, những cam kết này càng
Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc
Tế
được thực hiện nghiêm ngặt hơn. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp trong và ngoài
nước được cạnh tranh ngang bằng. Bên cạnh việc mở rộng quan hệ kinh tế với hơn
200 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam còn ký kết nhiều hiệp định song phương
về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo tiền đề
cho quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp các nước.
1.3.2. Cải cách về thủ tục hành chính.
Việt Nam đang thực hiện những cải cách về thủ tục hành chính từ trung
ương đến điạ phương, kết hợp hoàn thiện hệ thống pháp luật cùng với những sửa
đổi, bổ sung những quy định mới trong thu hút đầu tư (như quy định về thuế, quy
định làm thủ tục đầu tư…) giúp các doanh nghiệp cắt giảm thời gian và có hiệu
quả hơn trong việc đầu tư. Thêm vào đó, những công tác xúc tiến đầu tư đa dạng
cùng với những chính sách ưu đãi nhà đầu tư luôn được Chính phủ quan tâm:
những cuộc thảo luận nghiên cứu về công tác xúc tiến đầu tư, các chính sách mới
ưu đãi về thuê cơ sở hạ tầng…Những thay đổi tích cực, phù hợp này khuyến khích
và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài.
1.3.3. Chính sách hỗ trợ và khuyến khích kịp thời các doanh nghiệp FDI.
Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ và giúp đỡ hoặc khuyến khích
kịp thời các doanh nghiệp FDI. Như, những ưu đãi về thuế của Chính phủ: chính
sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp FDI (như tháng
8/2000, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ mức 5%, 7%, 10% được giảm
xuống còn 3%, 5%, 7%). Hay gần đây, Việt Nam đang tiến hành cổ phần hoá
nhiều doanh nghiệp quốc doanh. Doanh nghiệp không chỉ chịu sự quản lý của
riêng Nhà nước như trước kia nữa, mà giờ đây có thể chịu sự quản lý của nhiều
doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư. Cổ phần hoá doanh nghiệp quốc doanh

là một hình thức mới mà các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia đầu tư. Hỗ
trợ về cơ sở hạ tầng để thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài, thành phố Hà Nội đã có
nhiều giải pháp hay: đền bù giải toả trước hoặc tổ chức đấu giá đất đã hoàn thành
hạ tầng kỹ thuật; với các dự án ưu tiên, thành phố Hà Nội chịu một phần chi phí
Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc
Tế
đền bù, giải phóng mặt bằng; với dự án đặc biệt, thành phố sẽ ứng trước tiền đền
bù giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư hoàn trả lại sau.
Từng bước từng bước một, Việt Nam đang có những chính sách thu hút
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
C hương 2
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
2.1. MỐI QUAN HỆ VIỆT – HÀN VÀ VAI TRÒ ĐẦU TƯ CỦA HÀN QUỐC
VÀO VIỆT NAM.
2.1.1. Mối quan hệ Việt – Hàn.
2.1.1.1. Lịch sử quan hệ Việt – Hàn.
Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước cùng ở Châu Á và khu vực Đông Á, có
nhiều điểm tương đồng về văn hoá và lịch sử. Lịch sử giao lưu giữa Việt Nam và
Hàn Quốc được bắt đầu từ thế kỷ XIII. Nhưng sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai
và trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ của hai nước đã bị gián đoạn một thời
gian dài.
Tuy nhiên, mối quan hệ của hai nước thực sự khăng khít từ sau ngày
22/12/1992, khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã cùng Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Sang Ok ký Tuyên bố chung thiết lập quan
hệ ngoại giao cấp Đại sứ, mở ra một chương mới trong mối quan hệ giữa Việt Nam
và Hàn Quốc. Từ đây, hai nước bắt đầu tiến trình thực hiện bình thường hoá quan
hệ, phát triển sự hợp tác hữu nghị hướng tới tương lai. Sau tuyên bố chung, hai
nước đã ký được nhiều hiệp định có tính chất quan trọng thể hiện mối quan hệ hợp

Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc
Tế
tác khăng khít của hai bên: Hiệp định Hợp tác Kinh tế - Khoa học - Kỹ thuật
(tháng 2/1993); Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư - sửa đổi (tháng 9/2003);
Hiệp định Thương mại (tháng 5/1993); Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (tháng
5/1994); Hiệp định Vận tải biển (tháng 4/1995); Hiệp định Hải quan (tháng
3/1995); Hiệp định Khoa học - Công nghệ (tháng 4/1995); Hiệp định về việc Sử
dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (tháng 11/1996); Hiệp định Miễn thị thực cho
hộ chiếu ngoại giao và công vụ (tháng 12/1998); Hiệp định về Hợp tác du lịch
(tháng 8/2002)…
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam, nếu giai đoạn
1988- 1992, mới có 23 dự án với tổng số vốn đầu tư là 176,29 triệu USD thì sau
năm 1992, số dự án và số vốn đầu tư có tăng lên, như năm 1996 với 51 dự án và
số vốn là 940,26 triệu USD. Từ năm 1997-2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tiền tệ khu vực, nên FDI Hàn Quốc vào Việt Nam giảm hơn. Tuy vậy, từ
năm 2000 trở lại đây đánh dấu sự trở lại của đầu tư Hàn Quốc với việc liên tục
tăng lên cả về số lượng và chất lượng dự án. Riêng năm 2007, Hàn Quốc đầu tư tại
Việt Nam với 432 dự án, và vốn đăng ký là 5,38 tỷ USD. Trong các năm gần đây,
Hàn Quốc luôn giữ vị trí là nhà đầu tư nước ngoài số một tại Việt Nam với số vốn
và quy mô đầu tư lớn nhất.
2.1.1.2. Xu hướng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam hiện nay.
Trước kia, Hàn Quốc coi Trung Quốc là thị trường chiến lược của mình,
nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc có mặt ở Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực.
Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, các nhà đầu tư Hàn Quốc lo ngại việc tập trung
đầu tư quá lớn ở một thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc có sức cạnh
tranh cao, đang cạn dần về tài nguyên và có thể có nhiều rủi ro xảy ra. Họ nghĩ đến
đầu tư ở một nước khác có nhiều lợi thế hơn và để hạn chế được rủi ro trong đầu
tư. Do có những điểm tương đồng về văn hoá và kinh tế của hai nước, cộng với
việc Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định và kinh tế đang trên đà

tăng trưởng với tốc độ cao, nên Việt Nam được nhiều nhà đầu tư của Hàn Quốc lựa
chọn là thị trường chiến lược của mình.
Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc
Tế
Từ trước đến nay, FDI Hàn Quốc chủ yếu tập trung ở lĩnh vực công nghiệp
nhẹ, tận dụng lợi thế Việt Nam có đội ngũ lao động đông và rẻ, đồng thời các
doanh nghiệp Hàn Quốc cũng muốn thăm dò thị trường. Nhưng một vài năm gần
đây (từ năm 2000), FDI Hàn Quốc đang có một sự chuyển dịch đáng kể: gia tăng
đầu tư trong các lĩnh vực bất động sản, công nghiệp nặng và các ngành có công
nghệ cao. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá ở Việt Nam.
2.1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Hàn Quốc với Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc đang ngày càng tăng mạnh ở
Việt Nam. Điều đó có vai trò vô cùng to lớn cho quá trình phát triển Kinh tế của
Việt Nam. Vai trò to lớn này được biểu hiện trên các mặt sau đây:
2.1.2.1. Bổ sung nguồn vốn cho phát triển
Nguồn vốn thu được từ đầu tư trực tiếp Hàn Quốc đang trở thành một bộ
phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam, góp phần thực hiện đưa đất nước theo con
đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nguồn vốn này đang ngày một tăng lên. Chỉ
tính riêng năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký của Hàn Quốc vào
Việt Nam đã xấp xỉ 5 tỷ USD chiếm 25% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký
của hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành quốc gia dẫn đầu về đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam. Nếu tính chung quãng thời gian từ 1988 tới nay, tổng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài Hàn Quốc vào Việt Nam chiếm 16%. Đây là những con số
có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của đất nước khi mà nước ta còn nghèo,
nhiều dự án phát triển sẽ không đủ vốn nếu chỉ huy động nguồn vốn trong nước.
2.1.2.2. Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Là một bộ phận của đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, FDI Hàn Quốc
nói riêng đã đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

Trước đây, FDI Hàn Quốc trong thời gian tìm hiểu thị trường, chủ yếu tập trung
đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp nhẹ để tận dụng lợi thế lao động Việt Nam
rẻ, đông và khéo léo, thì nay, bên cạnh duy trì việc đầu tư trong lĩnh vực công
nghiệp nhẹ, có một sự chuyển đổi tích cực trong luồng vốn FDI Hàn Quốc khi
Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc
Tế
nhiều doanh nghiệp đầu tư ở lĩnh vực công nghiệp nặng và xây dựng, đặc biệt là
xây dựng khu chung cư - văn phòng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào ngành Công nghiệp - Xây
dựng ở Việt Nam đã có 1.472 dự án, đạt tỷ lệ 76,42% số vốn đầu tư, chiếm phần
lớn số vốn đầu tư tính theo ngành. Điều đó cho thấy, ngành Công nghiệp - Xây
dựng đã được các nhà đầu tư Hàn Quốc hết sức chú trọng và tập trung khai thác.
2.1.2.3. Góp phần tạo việc làm
Một vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam
là tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, nhất là trong các lĩnh vực dệt, may
mặc, sản xuất giầy dép…giải quyết bài toán cho hàng nghìn lao động ở điạ phương
và các vùng lân cận khác. Tính đến nay, FDI Hàn Quốc đang tạo công ăn việc làm
cho hơn 500 nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp của Việt Nam. Đồng thời, các
doanh nghiệp FDI Hàn Quốc cũng mở ra những cơ hội cho người lao động Việt
Nam được tiếp xúc với cách quản lý mới và máy móc thiết bị hiện đại. Nhiều
người lao động nước ta đã được tuyển dụng vào các vị trí quản lý của các doanh
nghiệp FDI Hàn Quốc và công nhân làm việc ở đây có tay nghề kỹ thuật ngày càng
được nâng cao.
2.1.2.4. Góp phần tăng thu ngân sách:
Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào ngân sách
ngày càng tăng. Riêng 2 năm 2006 và 2007, khu vực này đã nộp ngân sách trên 3
tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996 – 2000 và bằng 83% thời kỳ 2001- 2005.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA

HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
2.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành.
Biểu 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam phân
theo ngành (từ 1988 đến 4 tháng đầu năm 2008)
Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Doanh Thương Mại Quốc
Tế
NGÀNH
DỰ ÁN
VỐN ĐẦU TƯ
ĐĂNG KÝ
VỐN ĐẦU TƯ
THỰC HIỆN
Số
lượng
(dự án)
Tỷ
trọng
(%)
Số lượng
(USD)
Tỷ trọng (%)
Số lượng
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Công nghiệp -
Xây dựng
1.472 76,42 8.931.218.521 59,70 4.060.286.377 67,25

Nông – lâm -
ngư nghiệp
108 5,60 216.290.868 1,45 129.048.475 2,14
Dịch vụ 346 17,98 5.812.503.182 38,85 1.847.479.873 30,61
Tổng số 1926 100 14.960.012.571 100 6.036.814.725 100
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Nhìn chung, sau 20 năm thực hiện đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, FDI Hàn
Quốc có nhiều biến chuyển đáng mừng: tăng nhanh về tổng vốn đăng ký và cơ cấu
cũng có sự biến động theo hướng tích cực. Hiện nay, Hàn Quốc đang đầu tư ở Việt
Nam với 3 ngành chính: Công nghiệp - Xây dựng, Nông - lâm - ngư nghiệp, và
Dịch vụ.
2.2.1.1. Ngành Công nghiệp - Xây dựng.
Công nghiệp - Xây dựng là ngành thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Hàn Quốc lớn nhất Việt Nam hiện nay với 1.472 dự án và số vốn đăng ký đầu tư là
8,93 tỷ USD. Như vậy trong tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc ở cả 3 ngành, Công
nghiệp - Xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất của các dự án đầu tư, xấp xỉ 76,42% và
với số vốn đầu tư cũng dẫn đầu khoảng 59,7%. Rõ ràng, ngành Công nghiệp - Xây
dựng đang đóng góp cho Việt Nam một lượng vốn đáng kể. (Xem biểu 2)
Một vài năm gần đây, số lượng các dự án đầu tư trong ngành Công nghiệp -
Xây dựng đang tăng dần. Thời kỳ từ 1988-1995, số lượng các dự án đầu tư vào
công nghiệp còn ít, do đây là thời kỳ đầu Việt Nam mở cửa thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài, các chính sách, luật pháp của ta chưa đồng bộ, chưa thông thoáng và
còn nhiều điều làm cho các nhà đầu tư nước ngoài nghi ngờ và thăm dò. Đến thời
kỳ từ 1996-2000, mặc dù đã có nhiều năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài,
Vũ Thị Hương Quỳnh MSV: 04D02351N

×