Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài 21 : sơ đồ mạch điện - chiêu dòng điên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.46 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ GIÁO ÁN VẬT LÍ 7
Tuần : 24
Tiết : 23
BÀI 21 : SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN NS : 15/2/2011
NG : 18/2/2011
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã mắc sẵn bằng các kí hiệu đã quy ước.
- Nắm được quy ước về chiều dòng điện.
2. Kĩ năng :
- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện.
- Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc, cẩn thận, an toàn.
- Giúp các em có niềm say mê, yêu thích môn lí.
II. CHUẨN BỊ :
1. Cả lớp :
- Tranh vẽ phóng to bảng kí hiệu một số mạch điện.
- Hình ảnh các sơ đồ mạch điện tronng thực tế ( nếu có ).
2. Mỗi nhóm : ( chia lớp làm 4 nhóm )
- 1 bóng đèn, 3 dây dẫn bọc nhựa, 1 khóa, 1 bộ nguồn 2 pin.
- 1 đèn pin đã lắp sẵn pin ( loại đèn pin ống tròn ).
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
- Kiểm tra sĩ số : Có mặt…… Vắng mặt………Phép:………
2. Dò bài cũ :
- Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện ? cho ví dụ mỗi loại.
- Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại ?
- Hãy giải thích tại sao các xe chở xăng dầu thường có các dây xích sắt nối từ thùng xe kéo
dài tới mặt đất ?
3. Tổ chức tình huống :


- Vào bài : Các em hãy quan sát hệ thống điện trong phòng mình đang ngồi, và ngay cả hệ
thống điện trong trường. Đó là một hệ thống phức tạp với nhiều bóng đèn, công tắc, dây dẫn
và nhiều thiết bị khác. Các thợ điện không tài nào mang tất cả các thiết bị trên lắp ráp, ghép
nối ngay mà không có một sơ đồ các thiết bị điện. Tuy nhiên, rất khó hoặc không thể chụp
ảnh hay vẽ lại một mạch điện thực. Vậy làm cách nào các thợ điện có thể mô tả mạch điện
một cách đầy đủ chính xác khi lắp đặt ? Bài 21, tiết 23 : sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện
sẽ giải đáp thắc mắc này.
Người soạn : Phan Biên Ải Trang Chiều dòng điện – Sơ đồ mạch điện
1
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ GIÁO ÁN VẬT LÍ 7
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG
Hoạt động 1: sử dụng kí hiệu để
vẽ sơ đồ mạch điện – mắc mạch
điện theo sơ đồ.
* GV : làm thế nào để mô tả đơn
giản các mạch điện và lắp mạch
điện đúng như yêu cầu ?
- GV yêu cầu HS khác nhận xét
câu trả lời.
- GV : giới thiệu bảng kí hiệu của
một số bộ phận mạch điện.
* GV : khi đã có kí hiệu các thiết
bị điện, vậy để dùng các kí hiệu
này vẽ thành một sơ đồ mạch điện
thì ta qua phần 2 : sơ đồ mạch
điện.
- GV : hãy cho biết sơ đồ mạch
điện hình 19.3 gồm các thiết bị
nào ?
- GV yêu cầu HS khác nhận xét

câu trả lời.
* GV : yêu cầu 1 HS đọc câu C1,
sau đó 1 HS khác vẽ mạch điện
trên bảng. cả lớp vẽ vào vở.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét
hình vẽ của bạn.
- GV : vậy với sơ đồ ở câu C1, em
nào vẽ 1 sơ đồ khác bằng cách
thay đổi vị trí các kí hiệu?
- GV gọi lần lượt 3 HS khác nhau
lên vẽ 3 sơ đồ khác nhau.
- HS : sử dụng các kí
hiệu biểu thị các bộ phận
của mạch điện để vẽ sơ
đồ cho mạch điện.
- HS : bóng đèn, khóa,
dây dẫn, bộ pin( 2 nguồn
điện mắc nối tiếp nhau ).
- 3 HS lần lượt lên bảng
vẽ.
I. Sơ đồ mạch điện :
1. Kí hiệu của một số
bộ phận mạch điện :
2. Sơ đồ mạch điện :
Người soạn : Phan Biên Ải Trang Chiều dòng điện – Sơ đồ mạch điện
2
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ GIÁO ÁN VẬT LÍ 7
* Chia 4 nhóm : giới thiệu, phát đồ
thí nghiệm, nhắc nhở HS cẩn thận
khi làm thí nghiệm.

- GV : yêu cầu HS mắc mạch điện
lần lượt theo sơ đồ của 3 bạn.
- GV : quan sát HS thí nghiệm, sau
đó kiểm tra kết quả của 4 nhóm
lần lượt theo từng sơ đồ.
- 4 nhóm tiến hành thí
nghiệm, kiểm tra kết quả.
Hoạt động 2 : xác định và biểu
diễn chiều dòng điện theo quy
ước.
* GV : khi mắc các thiết bị theo sơ
đồ và ta thấy đèn sáng, chứng tỏ
trong mạch đã xuất hiện cái gì ?
- GV : như vậy ở các tiết học
trước, ta đã được học dòng điện là
dòng các điện tích dịch chuyển có
hướng
( bài 19 ). Vậy trong mạch, dòng
điện di chuyển như thế nào thì ta
qua phần II.
* GV : yêu cầu 1 – 2 HS đọc phần
II.
- GV : giới thiệu quy ước về chiều
dòng điện.
- GV : giới thiệu phần : “Có thể
em chưa biết”. ( gợi động cơ cho
các bài tiếp theo ).
- GV : cho HS quan sát hình
20.4/tr 56 sgk. Yêu cầu HS trả lời
C4.

- GV : gọi lần lượt 4 HS lên bảng
hoàn thành C5.
- HS : trong mạch đã có
dòng điện.
- C4 : ngược chiều nhau.
II. Chiều dòng điện
* Quy ước về chiều
dòng điện :
- Chiều dòng điện là
chiều từ cực dương
qua dây dẫn và các
dụng cụ điện tới cực
âm của nguồn điện.
Người soạn : Phan Biên Ải Trang Chiều dòng điện – Sơ đồ mạch điện
3
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ GIÁO ÁN VẬT LÍ 7
Hoạt động 3 : vận dụng
- GV : giới thiệu đèn pin( Hình
21.2)
yêu cầu HS quan sát trả lời lần
lượt C6 :
+ Nguồn điện gồm mấychiếc pin ?
+ Kí hiệu tương ứng ?
+ Thông thường, cực dương của
nguồn lắp về phía đầu hay phía
cuối đèn pin ?
+ Gọi 1 HS lên thực hiện câu b.

- 2 chiếc pin.
- Kh :

- Phía đầu của đèn pin.
-
III. Vận dụng :
Hoạt động 4 : củng cố - dặn dò
* GV : qua bài các em cần nắm
những gì ?
* GV : yêu cầu cả lớp :
- Học thuộc bài cũ.
- Vận dụng giải các bài tập 21.1,
21.2 sgk.
- Chuẩn bị bài 22 : “Tác dụng
nhiệt – Tác dụng phát sáng của
dòng điện”
- GV : nhận xét tiết dạy.
- Vẽ được sơ đồ của
mạch điện đơn giản đã
mắc sẵn bằng các kí hiệu
đã quy ước.
- Nắm được quy ước về
chiều dòng điện.
- Chỉ được chiều dòng
điện chạy trong mạch
điện.
- Biểu diễn được bằng
mũi tên chiều dòng điện
chạy trong sơ đồ mạch
điện.
Người soạn : Phan Biên Ải Trang Chiều dòng điện – Sơ đồ mạch điện
4

×