Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.45 KB, 88 trang )

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
Chương I: Tế bào thực vật
Bài 5: Kính lúp kính hiển vi và cách sử dụng.
Câu hỏi: 5 câu.
Câu 1: Trình bày các bộ phận kính lúp và cách sử dụng: nhận biết (3
phút).
Đáp án: gồm 1 tay cầm bằng kim loại gắn với tấm kính trong dầy, 2
mảnh lồi có khung bằng kim loại.
- Cách sử dụng: để mặt kính sát mẫu vật, từ từ đưa kính lên cho
đến khi nhìn rõ vật.
Câu 2: trình bày các bô phận của kính hiển vi? Trong đó bộ phận
nào là quan trọng nhất. (thông hiểu). (3 phút).
Đáp án: Trình bày các bộ phận của kính hiển vi:
+ Gồm có 3 phần chính:
-Chân kính
-Thân kính
-Bàn kính
Bộ phận nào là quan trọng nhất: Thân kính
Câu 3: Nêu các bước sử dụng kính hiển vi: ( vận dụng). (4 phút).
Đáp án :
- xoay bàn kính có độ phóng đại nhỏ nhất
- điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu
- đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho mẫu vật nằm ở đúng trọng tâm
dùng kẹp dữ tiêu bản
- mắt nhìn vào vật kính
- mắt nhìn vào thị kính tay phải từ từ vặn ốc to
- điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn rõ vật
Câu 4: Theo em muốn bảo quản tốt kính hiển vi cần thực hiện như
thế nào? (thông hiểu) (2 phút)
Đáp án :
-Khi di chuyển kính phải dùng cả 2 tay: một tay đỡ chân kính, một


tay cầm thân kính.
- khi dùng xong phải lau kính ngay
Câu 5: Cách bảo quản kính lúp như thế nào? (thông hiểu) (2 phút)
- Lau hai mặt kính bằng vải mềm, cất vào hộp.
Bài 6: Quan sát tế bào thực vật.(5 câu)
Câu 1: Nêu các bước tiến hành bài thực hành (nhận biết) (3 phút)
Đáp án: Biết làm một tiêu bản hiển vi tạm thời tế bào thực vật.
- Biết cách sử dụng kính hiển vi
1
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
- Tập vẽ hình đã quan sát được
Câu 2: Nêu cách chuẩn bị dụng cụ một tiết thực hành: (nhận biết)
(3 phút).
Đáp án :
- Kính hiển vi
- Lam kính
- Lọ đựng nước cất
- Giấy hút nước
- Kim nhọn, kim mũi mác
- Vật mẫu, củ hành tươi, củ cà chua
Câu 3: Nêu các bước làm tiêu bản hiển vi tế bào thực vật: (vận
dụng)
(4 phút).
Đáp án :
- Bóc một vẩy hành tươi ra khỏi củ hành, dùng kim mũi mác khẽ
lật lấy một lớp rất mỏng phía trong vẩy hành cho vào đĩa có
nước.
- Chải phẳng mặt ngoài lớp biểu bì vẩy hành lên lam kính đã nhỏ
sẵn nước không cho ngập nước
- Cố định tiêu bản trên bàn kính và điều chỉnh ánh sáng sao cho

nhìn rõ vật nhất
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi
Câu 4: So sánh sự giống khác nhau giữa tế bào biểu bì vẩy hành
và tế bào thịt quả cà chua chín ( thông hiểu )(4 phút).
Đáp án:
- Sự giống nhau: đều gồm các thành phần sau: vách tế bào, chất
tế bào, nhân, màng sinh chất.
- Sự khác nhau: khác nhau về hình dạng kích thước tế bào biểu bì
vẩy hành có hình dạng đa giác, xếp sát nhau. Tế bào thịt quả cà
chua có hình dạng hình trứng.
Câu 5: Em hãy cho biết các bước làm tiêu bản hiển vi tế bào thực
vật: (nhận biết) (3 phút).
Đáp án:
- Bóc một vẩy hành tươi ra khỏi củ hành, dùng kim mũi mác: khẽ
lật lấy một lớp rất mỏng ở phía trong vẩy hành cho vào đĩa có
nước
- Chải phẳng mặt ngoài lớp biểu bì vầy hành lên lam kính đã nhỏ
sẵn nước sao cho không bị ngập nước. rồi nhẹ nhàng đậy lam
men lên
2
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
- Cố định tiêu bản trên bàn kính và điều chỉnh ánh sáng sao cho
nhìn thấy vật mẫu rõ nhất.
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi và vẽ các tế bào biểu bì vẩy
hành theo hình quan sát được.
Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật. (5 câu)
Câu 1: Em hãy nêu hình dạng và kích thước của tế bào thực vật ?
(nhận biết)
(3 phút).
Đáp án :

- Hình dạng: TBTV có nhiều hình dạng khác nhau: Hình vuông, hình
thoi, hình đa giác, …
- Kích thước: Có kích thước hiển vi rất nhỏ bé. Một số tế bào có kích
thước dễ quan sát như: tế bào sợi gai, tép bưởi, thịt cà chua, …
Câu 2 : Thành phần cấu tạo tế bào ? Chức năng của mỗi thành phần ?
(thông hiểu ) (3 phút)
Đáp án :
- Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
- Màng sinh chất: Bao bọc và bảo vệ tế bào.
- Chất tế bào: Chức các bào quan như: Lục lạp, nhân, không
bào
+ Lục lạp có các hạt diệp lục thực hiện quang hợp.
+ Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
+ Không bào chứa dịch tế bào.
Câu 3 : Trình bày sự lớn lên và phân chia tế bào ? Tế bào bộ phận nào
có khả năng phân chia ? Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào ?
(nhận biết)
(4 phút)
Đáp án :
- Sự lớn lên của TB: TB non tăng dần về kích thước, các bào
quan lớn dần lên, thành tế bào trưởng thành. TB trưởng thành không
lớn lên nữa mà thực hiện phân chia.
- Sự phân chia TB: Từ 1 nhân nhân đôi thành 2 nhân, chất tế
bào phân chia, vách tế bào hình thành vách ngăn phân đôi tế
bào thành 2 tế bào con. 2 tế bào con tiếp tục lớn lên.
- TB mô phân sinh có khả năng phân chia.
- Ý nghĩa: TB lớn lên và phân chia liên tiếp giúp cây lớn lên,
sinh trưởng và phát triển.
Câu 4: Mô là gì? (vận dụng) (2 phút)
3

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
Đáp án: Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng
thực hiện một chức năng riêng
Câu 5: Kể tên một số loại mô thực vật: (thông hiểu) (2 phút)
Đáp án:
- Mô phân sinh ngọn
- Mô mềm
- Mô nâng đỡ
Bài 8: Sự lớn lên và phân chia tế bào: (5 câu)
Câu 1: Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia
(nhận biết) (3 phút)
Đáp án: Tế bào ở mô phân sinh của cây có khả năng phân chia.
Câu 2: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì? ( thông hiểu)
(2 phút)
Đáp án:
- Giúp cây sinh trưởng và phát triển
Câu 3: Nhóm sinh vật lớn nhất có khả năng tự tạo ra chất hữu cơ
ngoài ánh sáng? ( vận dụng) (2 phút)
a) thực vật
b) Động vật
c) Nấm
d) Vi khuẩn
Đáp án: D
Câu 4: Cây xanh mỗi ngày lớn lên là nhờ: (vận dụng) (2 phút)
a) Các tế bào lớn lên làm gia tăng kích thước
b) Số lượng các tế bào nhiều thêm vì mỗi tế bào trưởng thành
phân thành hai tế bào con
c) Câu a và b đều đúng
d) Câu a và b đều sai
Đáp án: C

Câu 5: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực
vật: (thông hiểu) (2 phút)
a) Giúp cây có khả nằng chống chịu với những bất lợi của môi
trường
b) Giúp cây sinh trưởng và phát triển
c) Giúp cây duy trì nòi giống
d) Cả a,b và c đều đúng
Đáp án: B
4
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
Chương II: Rễ
Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ: (5 câu)
Câu 1: Em hãy phân biệt rễ cọc và rễ chùm ? Mỗi loại lấy 3 ví dụ ?
(nhận biết) (3 phút).
Đáp án: - Rễ cọc: Có rễ cái to, khoẻ, đâm sâu vào đất, xung quanh có
nhiều rễ con. Rễ con có nhiều rễ bé hơn nữa. Ví dụ: Na, cải, su hào.
- Rễ chùm: Có nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc toả ra
thành chùm. Ví dụ: Lúa, ngô, hành.
Câu 2 : Nêu tên các miền của rễ?( thông hiểu) (2 phút).
Đáp án :
- Miền trưởng thành: Có mạch dẫn, dẫn truyền nước và muối
khoáng.
- Miền hút: có lông hút hấp thụ nước và muối khoáng.
- Miền sinh trưởng: Phân chia tế bào, làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp rễ: Bao bọc và che chở cho đầu rễ.
Miền hút quan trọng nhất vì hấp thụ nước và muối khoáng
cung cấp cho cây.
Câu 3: Nhóm cây nào sau đây toàn là cây có rễ cọc: (nhận biết)
(2 phút)
a) Cây ngô, cây sa, cây lúa

b) Cây khoai tây,cây môn, cây xà
c) Cây xoài, cây ổi, cây đào
d,Cây dừa, cây lúa, cây mít
Đáp án: C
Câu 4: Nhóm cây nào sau đây toàn là cây có rễ chùm: (nhận biết)
(2 phút)
a) Cây ngô, xả, lúa
b) Cây khoai, cây môn, cây xả
c) Cây xoài, cây ổi, cây đào
d) Cây dừa, cây cau, cây mít
Đáp án: A
Câu 5: Muốn cho bộ rễ phát triển mạnh để cây nhanh tốt phải: (vận
dụng ) (2 phút)
a) Xới đất cho tơi xốp
b) Tưới nước đủ và bón phân hợp lý
c) Vun gốc để cây mọc thêm rễ phụ
d) Cả a,b và c
Đáp án: D
5
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ: (5 câu)
Câu 1 : Nêu tên các bộ phận cấu tạo miền hút của rễ? Chức năng mỗi
bộ phận ?( thông hiểu) (4 phút).
Đáp án :
• Vỏ: Gồm:
- Biểu bì: Bảo vệ các bộ phận bên trong rễ. Có lông hút hấp
thụ nước và muối khoáng.
- Thịt vỏ: Vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
• Trụ giữa: Gồm:
- Bó mạch: Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá xuống.

Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên.
- Ruột: Dự trữ.
Câu 2 : Vì sao nói lông hút là một tế bào ? Nó có tồn tại mãi không ?
(nhận biết) (2 phút)
Đáp án : Lông hút là một tế bào vì có đầy đủ các bào quan của một tế
bào: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào. TB lông hút khi già sẽ
rụng và được thay thế bởi TB lông hút khác.
Câu 3 : Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không ? Vì sao ?
( thông hiểu) (2 phút)
Đáp án : Tất cả rễ cây đều có miền hút vì nó là miền quan trọng nhất
hấp thu nước và muối khoáng nuôi cây.
Câu 4 : Thí nghiệm nào chứng minh cây cần nước và muối khoáng ?
(vận dụng)(2 phút)
Đáp án:
- TN chứng minh cây cần nước: Có hai chậu cây A và B như
nhau. Sau đó chậu A tưới nước hàng ngày, còn chậu B không
tưới nước. Sau thời gian, chậu B khô héo dần rồi chết.
- TN chứng minh cây cần muối khoáng: Có hai chậu cây A và
B như nhau. Sau đó tưới đầy đủ đạm, lân, kali cho chậu A,
chậu B tưới thiếu đạm. Sau một thời gian thấy chậu B cây
còi cọc, chậm lớn.
Câu 5: Theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối
khoáng: (vận dụng) (2 phút)
Đáp án: Cây cần các loại muối khoáng: muối đạm, lân, kali đối với
lúa khi ra bông trổ đòng.
Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ: (5 câu)
6
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
Câu 1: Bộ phận nào của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối
khoáng (nhận biết) (1 phút)

Đáp án: Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu nhờ lông
hút
Câu 2: Vai trò của nước và muối khoáng đối với cây như thế nào?
(thông hiểu) (2 phút)
Đáp án:
- Nước: rất cần cho hoạt động sống của cây, cây thiếu nước
các quá trình trao đổi bị ngừng chệ và cây sẽ chết
- Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng
và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khác nhau
(muối đạm, lân, kali) ví dụ: cây trồng lấy quả ( cà chua, ổi
mít…) cây cần nhiều muối đạm như các loại rau. Cây lấy củ
như khoai lang, củ cải. cà rốt cần nhiều muối kali
Câu 3: Theo em những cây cần nhiều nước và muối khoáng vào thời
kì nào? ( thông hiểu) (3 phút)
Đáp án: Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào thời kì sinh trưởng
mạnh như đâm chồi nẩy lộc như đẻ nhánh (ở lúa) chuẩn bị ra hoa
( làm đòng ở lúa). Bởi vì vào thời kì này cây cần tích lũy vật chất và
năng lượng cho sự tăng khối lượng và chất lượng của các bộ phận
trong cây.
Câu 4: Bạn minh làm thí nghiệm nhằm mục đích để chứng minh sự
cần nước cho cây? Dự đoán kết quả của thí nghiệm và giải thích.
(nhận biết) (3 phút)
Đáp án: Chậu a vẫn sống xanh tốt vì cây có đầy đủ nước hàng ngày
còn chậu b sẽ chết vì nước rất cần cho cây, không có nước cây sẽ chết
- Dựa vào kết quả thí nghiệm 1 và 2 cho nhận xét: tất cả các
cây quả hạt củ đều chứa nước lượng nước chứa trong các
loại cây, các bộ phận của cây không giống nhau.
- Nước rất cần cho cây nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc
vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác của
cây

- Rễ không những giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây
hút nước và muối khoáng hòa tan từ đất
Câu 5: em hãy kể những cây cần nhiều nước, những cây cần ít nước: (
vận dụng) (2 phút)
Đáp án: Những cây cần nhiều nước: rau muống nước, bèo hoa dâu,
cây dừa nước…
7
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
- những cây cần ít nước: xương rồng, cỏ lạc đà…
Bài 11: (tiết 2) (5 câu)
Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng nhất (hiểu) (2 phút)
1- Rễ cây hút nước nhờ bộ phận nào?
a) miền tăng trưởng
b) miền chóp rễ
c) miền bần
d) các lông hút
Đáp án: D
Câu 2: tại sao các cây sống trong nước không có lông hút? ( nhận
biết) (2 phút) Có những rất mềm và dễ rụng
a) Vì cây không cần nước
b) Cây hút nước và muối khoáng hòa tan qua bề mặt các tế bào
biểu bì của rễ nên rễ chúng không có lông hút
c) Cả a và b
Đáp án: C
Câu 3: Rễ cây hút muối khoáng như thế nào (hiểu) (2 phút)
a) Hút được các muối khoáng hòa tan trong đất
b) Những muối khoáng không hòa tan, rễ có thể tiết ra những
chất để hòa tan chúng rồi hút vào cây
c) Cả a và b đều đúng
d) Cả a và b đều sai

Đáp án: A
Câu 4: Hãy chọn các từ: lông hút, vỏ, mạch gỗ điền vào chỗ trống
(…) thay cho các chữ a,b,c,d sao cho thích hợp trong các câu sau:
(nhận biết) (2 phút)
- Nước và muối khoáng hòa tan trong đất, được…(a)….hấp
thụ, chuyển qua….(b)… tới….(c)….
- Rễ mang các….(d)…. Có chức năng hút nước và muối
khoáng hòa tan trong đất.
Đáp án: a,d lông hút
b: vỏ
c: mạch gỗ
Câu 5: Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu lan rộng, số lượng rễ con
nhiều: (vận dụng) (3 phút)
Đáp án:
- Bộ rễ là cơ quan thu nhận chất dinh dưỡng ( nước và muối
khoáng cho cây. Cho nên khi cây càng lớn, nhu cầu nước và
8
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
muối khoáng càng cao thì bộ rễ cây phải phát triển để hút đủ
nước và muối khoáng phục vụ cho mọi hoạt động sống của
cây
- Mặt khác, khi cây càng lớn thì bộ rễ càng phải ăn sâu, lan
rộng mới giữ cây đứng vững.
Bài 12: Thực hành quan sát biến dạng của rễ (5 câu)
Câu 1 : Nêu tên các loại rễ biến dạng ? Chức năng của mỗi loại rễ biến
dạng ?(nhận biết) (2 phút)
Đáp án:
- Rễ củ: Rễ phình to, chứa chất dự trữ. VD: củ cải, cà rốt.
- Rễ móc: Rễ phụ móc vào trụ bám giúp cây leo cao. VD: hồ
tiêu, vạn niên thanh.

- Rễ thở: Rễ mọc ngược lên để lấy không khí. VD: bần, bụt
mọc, mắm.
- Rễ giác mút: Rễ đâm sâu vào thân hoặc cành cây cây khác để
lấy chất dinh dưỡng. VD:tơ hồng, tầm gửi.
Câu 2: Chọn phương án đúng nhất (thông hiểu) (1 phút)
1) nhóm cây nào sau đây toàn là cây có rễ móc?
a) Trầu không, tiêu
b) Khoai sắn
c) Bụt mọc, cây bần, cây mắm
d) Cây tầm gửi, dây tơ hồng
Đáp án: A
Câu 3: Nhóm cây nào sau đây toàn là cây có rễ thở (vận dụng) (1
phút)
a) trầu không, tiêu
b) khoai, sắn
c) bụt mọc, cây bần, cây mắm
d) cây tầm gửi, dây tơ hồng
Đáp án: C
Câu 4: Nhóm cây nào sau đây toàn là cây có rễ củ: (thông hiểu) (1
phút)
a) trầu không, tiêu
b) khoai lang, sắn
c) bụt mọc, cây bần, cây mắm
d) tầm gửi, dây tơ hồng
Đáp án: B
9
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
Câu 5: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra
hoa?
( vận dụng) (3 phút)

Đáp án: người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra
hoa vì: củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa,
tạo quả: vì vậy nên trồng cây lấy củ như khoai lang, củ cải…thì phải
thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự
trữ nhất. nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất
hữu cơ của củ đã được chuyển hóa để tạo ra các bộ phận của hoa nên
chất lượng củ bị giảm rõ rệt.
Chương III. THÂN (6 tiết)
Tiết 13 - Bài 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
Câu
1
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi: : Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời
đúng:
1. Thân cây gồm:
a. Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi hoa
b. Chồi ngọn và chồi nách
c. Thân chính, chồi nách, cành, chồi ngọn.
d. Thân chính, cành, chồi lá, hoa.
- Đáp án: c.
Câu - Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi: Căn cứ vào cách mọc của thân, người ta chia thân làm 3
loại là:
a. Thân quấn, tua cuốn, thân bò
b. Thân gỗ, thân cột, thân cỏ
c. Thân đứng, thân leo, thân bò

d. Thân cứng, thân mềm, thân b
10
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
2
- Đáp án: b
Câu
3
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 4
- Câu hỏi: Thân cây gồn những bộ phận nào?
- Đáp án: - Gồm:Chồi ngọn,chồi nách,thân chính,cành
Câu
4
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 4 phút
- Số điểm: 3 điểm
- Câu hỏi: .Sự khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa?
Đáp án:
- Giống nhau :Có mầm lá,
Khác nhau:Chồi lá có mô phân sinh ngọn sau này pháp triển thành
cành mang lá.
Chồi hoa có hoa sau này pháp triển thành cành mang hoa hoặc hoa
Câu
5
- Mức độ: Vận dụng
- Thời gian: 2 phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi: 5.Có mấy loại thân chính? Cho ví dụ:
Đáp án:

Có 3 loại thân chính:Thân gỗ:cây đa
- Thân cột: Cây cau
- Thân cỏ: Cây lúa
Tiết 14 - Bài 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU?
Câu
1
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm 2
- Câu hỏi: 1. Thân cây dài ra do đâu?
a. Mô phân sinh ở cành, ở ngọn
b. Chồi ngọn
c. Sự phân chia và lớn lên của các tế bào ở mô phân sinh ngọn
d. Sự lớn lên và phân chia các tế bào ở thân cây
- Đáp án: c.
Câu - Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi: Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì?
Đáp án:Cây ra nhiều ngọn nhiều cành, cho nhiều hoa quả, năng xuất
11
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
2
cao.
Câu
3
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi: .Những loại cây nào thường thỉa cành?cho ví dụ.

- Đáp án: Cây lây gỗ thì tỉa những cành sấu cành sâu, để cây cao lấy
được nhiều gỗ
Câu
4
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 5 phút
- Số điểm: 3
- Câu hỏi: Tạo sao khi trồng các cây lấy quả thường hay bấm ngọn?
- Đáp án: Bấm ngọn để cây ra nhiều cành, nhiều hoa đạt năng xuất
cao.
Câu
5
- Mức độ: Vận dụng
- Thời gian: 2 phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi:Bấm ngọn cho cây vào thời gian nào thích hợp mhất.
- Đáp án: tùy từng loại cây và mục đích sử dụng.
Tiết 15 - Bài 15: CẤU TAO TRONG CỦA THÂN NON
Câu
1
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 2 phút
- Số điểm: 1
- Câu hỏi: .Tìm câu trả lời đúng về cấu tạo trong thân non.
a. Vỏ gồm thịt vỏ và ruột.
b. Vỏ gồm biểu bì, thịt vỏ, mạch rây
c. Vỏ gồm thit vỏ và mạch rây.
- Đáp án: c
Câu
2

- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 2 phút
- Số điểm: 1 điểm
- Câu hỏi: Tìm câu trả lời đúng về cấu tạo trong thân non
a.Trụ giữa gồm mạch gỗ, mạch rây xếp xen kẽ,và ruột
b.Trụ giữa có một vòng bó mạch ( Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở
trong ) và ruột
c. Trụ giữa gồm biểu bì, một vòng bó mạch và ruột
- Đáp án: b
Câu
3
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 2
12
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
- Câu hỏi: Thân non gồm các bộ phận nào?
- Đáp án: Vỏ và trụ giữa
Câu
4
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 5 phút
- Số điểm: 4
- Câu hỏi: So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ.
- Đáp án: Giống nhau.
- Đều có vỏ và trụ giữa
-Khác nhau.
- Miền hút có lông hút, mạch gỗ,mạch rây xếp xen kẽ,
Thân non. Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong
Câu

5
- Mức độ: Vận dụng
- Thời gian: 2 phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi: Nêu chức năng mạch rây, mạch gỗ?
- Đáp án:Mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ.
- Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng
Tiết16 - Bài 16: THÂN TO RA DO DÂU?
Câu
1
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi: 1. Thân to ra do sự phân chia và lớn lên của tế bào ở:
a . Chồi ngọn. c. Chồi nách.
b . Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. d. Ruột.
- Đáp án:b
Câu
2
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi: Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?
- Đáp án: Tầng sinh vỏ.
Câu
3
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 5 phút
- Số điểm: 3
- Câu hỏi: Cây gỗ to ra do đâu?

Đáp án. Do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và
tầng sinh trụ.
Câu
4
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 4 phút
- Số điểm: 2
13
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
- Câu hỏi: Tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng.
- Đáp án.
- Dác là phần gỗ ở phía ngoài có màu sáng.
- Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc ở phía trong
Câu
5
- Mức độ: Vận dụng
- Thời gian: 2phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi:.Có thể xác định được tuổi của cây bằng cách nào?
- Đáp án: . Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ đếm các số vòng gỗ
hàng năm có thể xác định được tuổi của cây
Tiết 17 - Bài 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHÂT TRONG THÂN
Câu
1
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 3
- Câu hỏi: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: Rây,gỗ
,vận chuyển các chất hữu cơ, vận chuyển nước và muối khoáng.
- Mạch………gồm những tế bào sống, màng mỏng, có chức

năng………
- Mạch …… gồm những tế bào hóa gỗ dày, không có chất
nguyên sinh,có chức năng……
- Đáp án: Rây, vận chuyển chất hữu cơ
- gỗ, vận chuyển nước và muối khoáng
Câu
2
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 4 phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi: Nêu chức năng của mạch rây?
- Đáp án. vận chuyển các chất hữu cơ
Câu
3
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 4 phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi: . Nêu chức năng của mạch gỗ
- Đáp án: vận chuyển nước và muối khoáng
Câu
4
- Mức độ: Vận dụng
- Thời gian: 5 phút
- Số điểm: 1
- Câu hỏi: Để nhân giống nhanh cây ăn quả như cam, bưởi, hồng
xiêm, nhân dân ta thường làm gì?
- Đáp án: chiết cành.
Câu
5
- Mức độ: Vận dụng

14
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
- Thời gian: 6 phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi: Muốn có bông hoa màu trắng chuyển sang màu mình yêu
thích ta làm như thế nào?
- Đáp án:
Cắt bông hoa cắm xuống nước màu để ra chỗ thoáng sau một thời
gian hoa sẽ chuyển màu.
Tiết 18 - Bài 18: THỰC HÀNH: QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA THÂN
Câu
1
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi:Thân củ có đặc điểmgì? Chức năng.
- Đáp án: Nằm trên mặt đất, dự trữ chất dinh dưỡng.
Câu
2
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 2
- Câu hỏi:Thân rễ có đặc điểm gì? Chức năng,cho ví dụ
- Đáp án: Thân rễ nằn trong đất, có chức năng dự trữ, ví dụ củ nghệ
Câu
3
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 2 điểm
- Câu hỏi: Quan sátcây xương rồng 3 cạnh,nhận xét đặc điểm của

thân.
- Đáp án: Thân cây có gai, mọng nước -> thân mọng nước
Câu
4
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 5 phút
- Số điểm: 3
- Câu hỏi: Tìm điểm giống và khác nhau giữa các củ: dong ta, khoai
tây, su hào.
- Đáp án.
- Giông nhau: cùng chung chức năng là dự trữ chất dinh
dưỡng.
- Khác nhau: Củ su hào, nằm trên mặt đất
- củ khoai tây,củ dong là thân củ nằm dưới mặt đất
- Củ dong là thẩn rễ ,củ su hào, củ khoai tây là thân củ.
Câu - Mức độ: Vận dụng
- Thời gian: 5 phút
- Số điểm: 1
- Câu hỏi: Cây chuối có phải là thân biền dạng không?
15
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
5
- Đáp án: Cây chuối có thân củ nằm dưới mặt đất, thân cây chuối to
trên mặt đất thực chất là thân giả gồm các bẹ lá mọng nước
16
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
NGÂN HÀNG CÂU HỎI - ĐÁP ÁN
Môn: Sinh học 8, 9
Giáo viên: Vương Thị Phượng
Đơn vị: Trường THCS Tân Giang - Thành phố Cao Bằng

Năm học: 2013 - 2014

SINH HỌC 8
Chương II. Vận động (6 tiết)
Tiết 7 - Bài 7: Bộ xương
17
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
Câu
1
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 4 phút
- Số điểm: 1 điểm
- Câu hỏi: Chọn từ thích hợp (khớp xương, nâng đỡ, cơ, xương thân)
điền vào chỗ trống những câu sau:
Bộ xương là bộ phận , bảo vệ cơ thể, là nơi bám của
các . Bộ xương gồm nhiều xương, được chia làm ba phần:
Xương đầu, và xương chi. Các xương liên hệ với nhan
bởi .
- Đáp án:
Bộ xương là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ.
Bộ xương gồm nhiều xương, được chia làm ba phần: Xương đầu,
xương thân và xương chi. Các xương liên hệ với nhan bởi khớp
xương.
Câu
2
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 5 phút
- Số điểm: 1,5 điểm
- Câu hỏi: Nêu rõ vai trò của từng loại khớp xương.
- Đáp án:

+ Khớp bất động giúp xương tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội
quan (hộp sọ bảo vệ não) hoặc nâng đỡ (xương chậu).
+ Khớp bán độngk giúp xương tạo thành khoang bảo vệ (khoang
ngực). Ngoài ra, còn có vai trò quan trọng đối với việc giúp cơ thể
mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp.
+ Khớp động đảm bảo sự hoạt động linh hoạt của tay, chân
Câu
3
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 6 phút
- Số điểm: 2 điểm
- Câu hỏi: Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì
đối với hoạt động của con người?
- Đáp án:
Những điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:
+ Về kích thước;
+ Về cấu tạo khác nhau của đai vai và đai hông;
+ Về sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương cổ tay, cổ chân,
bàn tay, bàn chân.
Sự khác nhau đó là kết quả của sự phân hoá tay và chân trong quá
trình tiến hoá, thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
Câu
4
- Mức độ: Vận dụng
18
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
- Thời gian: 8 phút
- Số điểm: 1,5 điểm
- Câu hỏi: Xương chi trên và xương chi dưới có những điểm nào
giống nhau và khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó?

- Đáp án:
* Giống: Đều gồm các phần tương tự:
- Xương đai (đai vai, đai hông);
- Xương cánh tay (xương đùi);
- Xương cổ tay (cổ chân);
- Xương bàn và xương ngón.
* Khác: Xương tay mảnh dẻ, các khớp cử động nhiều; xương chân
dài, to, khoẻ, ít cử động hơn.
* Giải thích: Tay có cấu tạo thích nghi với quá trình lao động; Chân
có cấu tạo thích nghi với quá trình đi thẳng mình.
Câu
5
- Mức độ: Vận dụng
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 0,5 điểm
- Câu hỏi: Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không để lâu được?
- Đáp án: Khi sai khớp phải chữa ngay không để lâu được. Nếu để
lâu bao khớp không tiết dịch nữa, sau này có chữa khỏi, xương cử
động khó khăn.
Tiết 8 - Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
Câu
1
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 5 phút
- Số điểm: 2 điểm
- Câu hỏi:
Tìm những cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện các
câu sau:
Xương có cấu tạo gồm , mô xương cứng và
mô .

Xương gồm 2 thành phần chính là và muối khoáng.
Sự kết hợp của hai thành phần này làm cho xương bền chắc và có
tính .
- Đáp án:
Xương có cấu tạo gồm màng xương, mô xương cứng và mô xương
xốp.
Xương gồm 2 thành phần chính là cốt giao và muối khoáng. Sự kết
hợp của hai thành phần này làm cho xương bền chắc và có tính mềm
dẻo.
19
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
Câu
2
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 2 phút
- Số điểm: 0,5 điểm
- Câu hỏi:
Chọn ý lời đúng: Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào
gây nên?
a) Ngồi học không đúng tư thế.
b) Đi giày, guốc cao gót.
c) Thức ăn thiếu canxi.
d) Thức ăn thiếu vitamin A, C, D.
- Đáp án: a.
Câu
3
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 7 phút
- Số điểm: 2 điểm
- Câu hỏi: Điểm nào trong cấu trúc của xương người giúp xương

chịu được áp lực gấp 30 lần so với loại gạch tốt?
- Đáp án:
Cấu trúc của xương người giúp xương chịu được áp lực gấp 30 lần
so với loại gạch tốt là:
+ Thân xương có mô xương cứng, cấu trúch ình ống đảm bảo cho
xương vững chắc, chịu lực.
+ Hai đầu xương có mô xương xốp, gồm các nan xương có tác dụng
phân tán lực tác động.
Câu
4
- Mức độ: Vận dụng
- Thời gian: 6 phút
- Số điểm: 1 điểm
- Câu hỏi: Vì sao trẻ em Việt Nam thường mắc bệnh còi xương?
- Đáp án: Trẻ em Việt Nam thường mắc bệnh còi xương là vì thức
ăn thiếu các chất tạo xương như prôtêin (trong thịt, cá, trứng,
sữa, ), muối khoáng, vitamin A, C, D (có trong trái cây, rau, trứng,
sữa, )
Câu
5
- Mức độ: Vận dụng
- Thời gian: 6 phút
- Số điểm: 1 điểm
- Câu hỏi: Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi
lâu) thì bở?
- Đáp án: Khi hầm xương bò, lợn, chất cốt giao bị phân huỷ, vì
vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là
chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên xương bở.
20
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6

Tiết 9 - Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ
Câu
1
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 2 phút
- Số điểm: 0,5 điểm
- Câu hỏi:
Chọn ý lời đúng: Cơ co sinh ra loại năng lượng nào là chủ yếu?
a) Điện.
b) Nhiệt.
c) Công.
d) Cả a, b, c.
- Đáp án: c.
Câu
2
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 4 phút
- Số điểm: 1 điểm
- Câu hỏi: Chọn các cụm từ thích hợp (hai xương, co, dãn, xương cử
động) điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:
Tính chất của cơ là và . Cơ thường bám
vào qua khớp nên khi cơ co
làm dẫn tới sự vận động của cơ thể.
- Đáp án:
Tính chất của cơ là co và dãn. Cơ thường bám vào hai xương qua
khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ
thể.
Câu
3
- Mức độ: Thông hiểu

- Câu hỏi: Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức
năng co cơ?
- Đáp án:
Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là:
+ Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào
cơ dài.
+ Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ
để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ
ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Câu
4
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 8 phút
- Số điểm: 2 điểm
- Câu hỏi: Hoạt động của cơ có những vai trò gì đối với cơ thể?
- Đáp án:
Hoạt động của cơ có những vai trò đối với cơ thể là:
21
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
+ Các cơ vân có đầu gân bám vào xương, khi cơ co rút giúp xương
cử động nên ta có thể vận động được trong không gian và lao động.
+ Một số cơ ở gáy, lưng, bụng và chân giúp cơ thể giữ được thăng
bằng khi đi đứng, chạy nhảy.
+ Cơ co rút sinh nhiệt, một trong những yếu tố giúp cho nhiệt độ cơ
thể luôn ở 37
0
C.
Câu
5
- Mức độ: Vận dụng

- Thời gian: 7 phút
- Số điểm: 1 điểm
- Câu hỏi: Khi các em đi hoặc đứng, hãy để ý tìm hiểu xem có lúc
nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co? Giải thích hiện tượng
đó.
- Đáp án: Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co, nhưng
không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ
cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm rơi vào chân đế.
Tiết 10 - Bài 10: Hoạt động của cơ
Câu
1
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 0,5 điểm
- Câu hỏi:
Chọn ý lời đúng: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào đóng vai trò chủ
yếu làm cho công lớn nhất?
a) Tiết diện cơ to.
b) Nhịp co thích hợp.
c) Khối lượng của vật tác động phải thích hợp.
d) Tinh thần phấn khởi.
- Đáp án: a) Vì bắp cơ càng to, số tế bào cơ càng lớn thì công càng
lớn.
Câu
2
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 0,5 điểm
- Câu hỏi:
Chọn ý lời đúng: Nguyên nhân nào gây ra sự mỏi cơ?

a) Thiếu năng lượng.
b) Thiếu ôxi.
c) Axit lactic ứ đọng trong cơ gây đầu độc cơ làm cơ co rút yếu.
d) Cả a, b, c đều đúng.
- Đáp án: d.
Câu
3
- Mức độ: Thông hiểu
22
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
- Thời gian: 5 phút
- Số điểm: 1 điểm
- Câu hỏi: Vì sao cơ co lại sinh công? Công do cơ sinh ra có tác
dụng gì?
- Đáp án: Cơ co tạo ra một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển
tức là sinh ra một công. Công này được sử dụng vào các thao tác vận
động và lao động.
Câu
4
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 8 phút
- Số điểm: 2 điểm
- Câu hỏi: Trong lao động cần có những biện pháp gì để cho cơ lâu
mỏi và có năng suất lao động cao?
- Đáp án: Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng,
vừa sức, tức là đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài
ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ.
Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục
thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ,
đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.

Câu
5
- Mức độ: Vận dụng
- Thời gian: 7 phút
- Số điểm: 1 điểm
- Câu hỏi: Vì sao rèn luyện qua thể dục thể thao và lao động lại ảnh
hưởng đến toàn bộ các hệ cơ quan?
- Đáp án: Cơ thể là một khối thống nhất: hệ vận động hoạt động sẽ
kéo theo sự hoạt động của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết,
thần kinh. Tóm lại là ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm cho tinh
thần sảng khoái, con người có cảm giác vui vẻ, phấn khởi.
Tiết 11 - Bài 11: Tiến hoá của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động
Câu
1
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 3 phút
- Số điểm: 0,5 điểm
- Câu hỏi:
Chọn ý trả lời đúng: Bộ xương người tiến hoá theo hướng nào?
a) Thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
b) Thích nghi với việc ăn thức ăn chín.
c) Thích nghi với khả năng tư duy trìu tượng.
d) Thích nghi với đời sống xã hội.
- Đáp án: a.
Câu
2
- Mức độ: Nhận biết
23
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
- Thời gian: 3 phút

- Số điểm: 0,5 điểm
- Câu hỏi:
Chọn ý trả lời đúng: Nguyên nhân nào dẫn tới sự khác nhau giữa bộ
xương người và bộ xương thú?
a) Đứng thẳng và lao động.
b) Ăn thịt, ăn chín.
c) Có tư duy trìu tượng.
d) Sống thành xã hội.
- Đáp án: a.
Câu
3
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 10 phút
- Số điểm: 2 điểm
- Câu hỏi: Bộ xương người giống bộ xương thú ở những điểm căn
bản nào? Từ sự giống nhau này có thể rút ra kết luận gì?
- Đáp án:
Bộ xương người giống bộ xương thú ở những điểm căn bản sau:
+ Hình dạng, cấu trúc các loại khớp, thành phần hoá học của xương;
+ Đều gồm các phần giống nhau: Xương đầu có hộp sọ và xương
mặt, xương thân có cột sống và lồng ngực, xương chi có xương đai
và xương chân, xương chân đều có xương ống, xương cẳng, xương
cổ, xương bàn và xương ngón.
Sự giống nhau là một bằng chứng về quan hệ họ hàng thân thuộc
giữa người và thú.
Câu
4
- Mức độ: Thông hiểu
- Thời gian: 7 phút
- Số điểm: 2 điểm

- Câu hỏi: Để đảm bảo cho hệ cơ xương phát triển cân đối, chúng ta
phải thực hiện những biện pháp vệ sinh nào?
- Đáp án:
Để đảm bảo cho hệ cơ xương phát triển cân đối, chúng ta phải thực
hiện những biện pháp vệ sinh sau:
+ Phải ăn đủ các chất đạm, muối khoáng nhất là muối canxi, các
vitamin A, C, D.
+ Ngồi học ở tư thế ngay ngắn. Tránh đi giày, guốc gót quá cao.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, tránh va đập mạnh.
+ Rèn luyện thể dục thể thao và lao động thường xuyên, bền bỉ, vừa
sức.
Câu
5
- Mức độ: Vận dụng
24
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 6
- Thời gian: 5 phút
- Số điểm: 1 điểm
- Câu hỏi: Để chống cong vẹo cột sống, trong lao động và học tập
phải chú ý những điểm gì?
- Đáp án:
Để chống cong vẹo cột sống phải chú ý:
+ Khi mang vác vật nặng, không nên vượt quá sức chịu đựng, không
mang vác về một bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên.
Nếu có thể thì phân chia làm 2 nửa để 2 tay cùng xách cho cân.
+ Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi
ngay ngắn, không cúi gò lưng, không nghiêng vẹo.
Tiết 12 - Bài 12: Thực hành - Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy
xương
Câu

1
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 4 phút
- Số điểm: 1 điểm
- Câu hỏi: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương.
- Đáp án:
Những nguyên nhân dẫn tới gãy xương:
+ Tai nạn lao động (tai nạn giao thông);
+ Trèo cây;
+ Chạy ngã;
+ Ẩu đả;

Câu
2
- Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 5 phút
- Số điểm: 1,5 điểm
- Câu hỏi: Hãy trình bày cách sơ cứu người gãy xương cẳng tay.
- Đáp án:
Cách sơ cứu người gãy xương cẳng tay:
+ Đặt một nẹp gỗ hay tre vào một bên xương gãy;
+ Lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương;
+ Buộc định vị hai đầu nẹp và 2 bên xương gãy.
Câu - Mức độ: Nhận biết
- Thời gian: 5 phút
- Số điểm: 1,5 điểm
- Câu hỏi: Hãy trình bày cách sơ cứu người gãy xương chân.
- Đáp án:
Cách sơ cứu người gãy xương chân:
25

×