LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, việc sử dụng bao nylon ở Việt Nam còn rất phổ biến, minh chứng
cho sự phổ biến này là tới 93% người dân xài bao nylon, ngoài ra mỗi ngày có tới
hàng triệu bao nylon được tiêu thụ mỗi ngày. Đấy dường như là một thói quen khó
bỏ được của người dân Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã áp
dụng nhiều biện pháp giảm thiểu việc sử dụng bao nylon thì người dân ta lại xài một
cách vô tư. Bao nylon được sử dụng khắp mọi nơi từ chợ, siêu thị, các shop cho tới
các trung tâm thương mại bởi vì tính tiện dụng của chúng. Tuy nhiên, bên cạnh sự
tiện dụng ấy thì mấy ai biết đến tác hại vô cùng to lớn của nó. Đi cùng với những
bao bì sản phẩm ngày càng đẹp hơn, tiện dụng hơn là lượng rác thải do bao nylon,
chai nhựa, vỏ hộp bọc nhựa cũng gia tăng. Dù tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm
đạt trên 8,5%, nhưng nếu tính đến cả các tổn thất do môi trường thì tốc độ tăng
GDP thực tế của Việt Nam sẽ chỉ là 3 - 4%. Trong số thiệt hại này, túi nhựa nylon
“góp phần” không ít. Đấy là một thiệt hại quá lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Bên
cạnh, những thiệt hại kinh tế thì còn có những thiệt hại khác về môi trường, và ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người. Điển hình như, túi nylon đã phân hủy thấm vào
đất là cho đất trơ, không giữ được nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Không kể những tác hại môi trường, các thế hệ sau phải gánh chịu, túi nylon còn
gây ra nhiều tác hại trước mắt và trực tiếp vào người sử dụng như rác thải nhựa làm
tắc các đường dẫn nước thải gây ngập lụt đô thị, dẫn đến ruồi muỗi phát triển lây
truyền nhiều bệnh dịch. Ngoài ra, bao nylon cũng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con
người vì nó chứa chì, cadimi… gây tác hại cho não và cũng là nguyên nhân gây ra
ung thư phổi. Đó chính là lý do nhóm chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
1
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm yếu tố ngoại vi
Yếu tố ngoại vi được hiểu như là những hoạt động của một chủ thể nhất định
nào đó gây tác động đến các đối tượng này không được đền bù hoặc không phải bị
đền bù.
Các chủ thể và đối tượng tác động ở đây có thể là cá nhân hoặc các đơn vị
sản xuất kinh doanh. Sự tác động của các chủ thể này là sự tác động tốt hoặc tác
động xấu. Các chủ thể này không chịu bất cứ một trách nhiệm kinh tế nào về sự tác
động của họ, cũng như họ không đòi hỏi một sự đền bù nào.
Như vây, yếu tố ngoại vi là một sự thể hiện mối quan hệ sản xuất – sản xuất,
sản xuất – tiêu dùng, tiêu dùng – tiêu dùng, tiêu dùng – sản xuất. Hoạt động của
người này tác động đến hoạt động của người khác. Kết quả hoạt động của người
này chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của người khác.
Tóm lại, khi có sự tương tác giữa các hoạt động của các chủ thể và đối tượng
khác nhau trong nền kinh tế, có thể tạo ra sự khác biệt giữa giá trị xã hội và giá trị
thị trường, lợi ích và chi phí xã hội khác biệt với lợi ích và chi phí tư nhân.
2. Phân loại yếu tố ngoại vi
Dựa trên giác độ hiệu quả kinh tế – xã hội của các yếu tố ngoại vi đến các
đối tượng tác động người ta chia làm 2 loại:
Yếu tố ngoại vi tích cực: là yếu tố ngoại vi có tác động tốt đến đối tượng
chịu tác động. Ví dụ: Người nuôi ong tạo ra yếu tố ngoại vi tích cực đến người
trồng táo.
Yếu tố ngoại vi tiêu cực: là yếu tố ngoại vi có tác động xấu đến đối tượng
chịu tác động. Ví dụ: Việc khai thác than gây ra tác động tiêu cực đối với khu dân
cư gần đó.
2
3. Sự tác động của yếu tố ngoại vi tiêu cực
Xem xét hoạt động của ngành sản xuất túi nylon trên thị trường đã gây ra
một ngoại ứng tiêu cực là ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến môi trường sống
của chúng ta.
Giá túi nylon hình thành trên thị trường là P
E
, tương ứng với điểm cân bằng
thị trường là E và sản lượng được sản xuất trên thị trường là Q
E
. Tuy nhiên do các
doanh nghiệp sản xuất túi nylon đã tạo ra một tác động ngoại vi tiêu cực về môi
trường nên ngoài chi phí sản xuất 1 tấn túi nylon, nền kinh tế còn phải gánh chịu các
chi phí khác về môi trường do tác động ngoại vi tiêu cực. Nếu gọi chi phí sản xuất 1
tấn nylon của ngành là MC, chi phí biên ngoại ứng (tiêu cực) là MEC thì chi phí xã
hội để sản xuất 1 tấn nylon là MSC = MC + MEC. Như vậy sản lượng nylon có hiệu
Q
Q
E’
Q
E
P
MSC
MC
MEC
D=MB=MSB
E
A
B
E’
P
E’
P
E
O
3
quả phải là sản lượng mà ở đó lợ ích biên xã hội MSB phải bằng chi phí biên xã hội
MSC tương ứng với sản lượng Q
E’
.
Nhận xét: Khi có ngoại tác tiêu cực đã dẫn đến tình trạng:
(1) Hiệu quả thị trường (E) duy trì vượt quá hiệu quả xã hội (E’) mong muốn do chi
phí biên thị trường (MC) khác với chi phí xã hội (MSC) vì có ngoại ứng tiêu cực
nên cần có chi phí biên ngoại ứng (MEC)
(2) Sản lượng thị trường vượt quá sản lượng xã hội (Q
TT
> Q
XH
)
Giá cả thị trường thấp hơn giá cả xã hội (P
TT
< P
XH
)
(3) Vấn đề là cần phải đảm bảo hiệu quả chung cho xã hội (E’) chứ không chỉ nhằm
mang lại hiệu quả riêng của thị trường (E). Do vậy, hiện nay chưa có biện pháp can
thiệp thích hợp thì thị trường có khuynh hướng sản xuất vượt quá hiệu quả chung
của xã hội mong muốn. Điều đó, gây ra tổn thất kinh tế do thị trường sản xuất vượt
quá hiệu quả chung của xã hội tương ứng dt(E’BE)
4. Hệ thống biện pháp khắc phục sự tác động ngoại vi của chính phủ
a. Hệ thống các biện pháp kinh tế
Phạt tiền là biện pháp kinh tế được chính phủ áp dụng đối với các chủ thể
gây ra tác động ngoại vi tiêu cực. Có 2 chế độ phạt tiền được áp dụng:
Chế độ phạt tiền cố định là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản
tiền phạt cố định trên một đơn vị sản lượng. Khoản tiền phạt này bằng chênh lệch
giữa chi phí xã hội và chi phí tư nhân biên và đúng bằng chi phí ngoại ứng tại mỗi
đơn vị sản lượng. Chế độ phạt tiền này thường được chính phủ áp dụng với trường
hợp tác động ngoại vi tiêu cực không được gọi là nghiêm trọng và mức độ tiêu cực
thường tỷ lệ thuận với sản lượng, còn chi phí biên ngoại ứng được coi là như nhau
với mỗi đơn vị.
Chế độ phạt tiền phi tuyến là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản
tiền phạt dựa vào mức độ nghiêm trọng hoặc tính chất của tác động tiêu cực. Có 2
khoản tiền phạt:
Khoản tiền phạt rất thấp (hoặc bằng không) nếu mức độ tác động tiêu cực
dưới mức cho phép.
4
Khoản tiền phạt rất cao nếu mức độ tác động tiêu cực trên mức cho phép
Trợ cấp: Đối với trường hợp các yếu tố ngoại vi có tác động tiêu cực nhưng
để hạn chế sự tác động đó chính phủ cũng có thể dùng chính sách trợ cấp (thường
thông qua thuế hoặc giá thu mua). Bằng việc trợ cấp đúng bằng sự chênh lệch giữa
lợi ích biên xã hội và lợi ích biên cá nhân, chính phủ đã điều chỉnh mức độ hạn chế
tác động tiêu cực đến mức hiệu quả.
b. Hệ thống biện pháp về hành chính và pháp luật
Biện pháp hành chính đòi hỏi chính phủ phải xây dựng hệ thống các tiêu
chuẩn quốc gia, ban hành các văn bản pháp luật, các quy định cụ thể buộc các cá
nhân phải tuân thủ triệt để và sẽ xử lý hành chánh theo quy định khi có sự vi phạm.
Thường có 2 loại:
Hệ thống pháp quy về nguyên nhân: bao gồm tất cả các quy định, các tiêu
chuẩn bắt buộc các cá nhân phải tuân thủ để hạn chế các nguyên nhân gây ra tác
động tiêu cực.
Hệ thống pháp quy về hậu quả: bao gồm tất cả các quy định, các tiêu chuẩn
buộc các cá nhân phải tuân thủ để hạn chế các hậu quả các tác động tiêu cực.
Biện pháp về pháp luật thường giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể gây ra tác
động và đối tượng bị tác động một cách trực diện bằng một hệ thống pháp luật tỏ ra
có ưu thế. Cơ sở để giải quyết các mâu thuẫn về mặt pháp luật đòi hỏi chính phủ
phải công nhận và thiết lập về quyền tài sản của các cá nhân cũng như của cộng
đồng.
5
II. THỰC TRẠNG VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÚI NYLON
1. Thực trạng cảu việc sử dụng túi nylon
Ngày nay, việc sản xuất và tiêu dùng đã trở nên phổ biến trong đời sống
hàng ngày của con người, và các nhà cung cấp và sản xuất hàng hoá chú trọng đến
việc làm thế nào để người tiêu dùng mua hàng được thuận tiện. Và nó đã trở nên
tràn lan trong sự thiếu kiểm soát của chính phủ về tác hại của những túi nylon này.
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những túi nylon đủ màu sác và kích cỡ ở khắp mọi
nơi. Người tá có thể dùng túi nylon đưng tất cả những vật dụng có thể như: quần áo,
thức ăn, thức uống, đồ đạc… Cứ tính trung bình mỗi ngày một gia đình có một
người đi chợ mua sắm thức ăn thì có ít nhất vài cái túi nylon được mang về nhà.
Người Việt Nam chúng ta đang tiêu dùng khoảng 30 – 40 kg
nhựa/người/năm, với dân số 86 triệu dân thì số lượng túi nylon được tiêu thụ mỗi
năm ở nước ta là một con số khổng lồ. Riêng Thành Phố Hồ Chí Minh có khoảng
30 tấn nylon được sử dụng mỗi ngày trong các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ở
TP.HCM và 34-60 tấn/ngày tương đương từ 5 – 9 triệu túi nylon/ngày từ các hộ
dân. Và hầu như chúng đều được phát thải ra môi trường, trong đó khu vực phát
sinh nhiều nhất là chợ chiếm 70%, kế đến là siêu thị 25% và cuối cùng là trung tâm
thương mại 3%. Đây là những con số rất đáng báo động.
Kết quả khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ Ứng phó Biến đổi Khí hậu (SCC) vào
tháng 09/2008 trên 200 khách hàng tại Hà Nội cho thấy, bình quân mỗi gia đình sử
dụng (được siêu thị/cửa hàng/người bán hàng cấp miễn phí) 11,3 túi nylon/ngày và
đại bộ phận số túi này chỉ sau một lần sử dụng bị thải ra môi trường. Điều này
không những gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn lãng phí tiền của người
dân và xã hội. Theo tính toán nếu mỗi túi nylon trị giá trung bình 200 đồng thì với
khoảng 800.000 gia đình Hà Nội (cũ) sẽ thải 9 triệu túi nylon/ngày, 270 triệu
túi/tháng, 3240 triệu túi/năm tương ứng với số tiền bị lãng phí là 1,8 tỷ đồng/ngày,
54 tỷ đồng/tháng, 648 tỷ đồng/năm. Khảo sát việc sử dụng túi nylon cho thấy, 72%
lượng túi nylon được tiêu thụ ở 229 chợ, số còn lại tiêu thụ ở siêu thị và các trung
tâm thương mại trên địa bàn TPHCM.
6
93% người mua hàng cần dùng túi nylon: Gần đây, tình hình ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng từ rác thải là túi nylon và những cảnh báo về hiểm họa lâu dài
cho môi trường đã khiến nhiều người bắt đầu chú ý đến việc làm sao giảm sử dụng
túi nylon. Ngày 26-8-2008, Quỹ Tái chế chất thải TPHCM – Sở Tài nguyên và Môi
trường TPHCM đã tổ chức hội thảo “Đề xuất các giải pháp giảm thiểu sử dụng túi
nylon tại TPHCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững”. Quỹ Tái chế chất thải
TPHCM đã đưa ra kết quả khảo sát cho thấy người dân TPHCM đã quá phụ thuộc
vào túi nylon khi 93% người đi mua hàng hoàn toàn không đem theo túi vì cho rằng
“được phát miễn phí, tội gì không dùng”. Ngoài ra, 1/4 số này cho rằng sẽ rất bất
tiện nếu phải lỉnh kỉnh xách theo túi từ nhà mỗi khi đi mua sắm.
“Giờ đây, túi nylon có mặt khắp mọi nơi vì nó chiếm được cảm tình của
người tiêu dùng. Đó cũng chính là khó khăn lớn nhất cho việc đưa ra giải pháp giảm
thiểu sử dụng túi nylon” - TS Nguyễn Văn Quán, Trưởng Khoa Môi trường – Bảo
hộ lao động Trường ĐH Tôn Đức Thắng, nhận xét.
Tình hình tiêu thụ túi nylon tại các siêu thị còn nhộn nhịp hơn. Khách hàng
khi rời siêu thị bao giờ cũng "tay xách nách mang" đủ thứ túi nylon. Theo bà
Nguyễn Ánh Hồng - giám đốc hệ thống Maximark, toàn hệ thống siêu thị này (gồm
3 siêu thị) tiêu thụ bình quân 10 tấn nylon/tháng. Nếu tính trung bình 1kg nylon
khoảng 100 túi (bao bì của siêu thị thường dày), mỗi tháng hệ thống cho ra thị
trường khoảng 1 triệu túi và một năm là 12 triệu túi.
Với bảy siêu thị, hệ thống Big C cũng tiêu tốn 20 tấn/tháng, tương đương 3
triệu túi nylon (150 túi/kg). Bà Quỳnh Trang, phụ trách đối ngoại của Big C, cho
biết đó là siêu thị đã nỗ lực hạn chế sử dụng tràn lan túi nylon. Tình hình sử dụng
túi nylon cũng tỉ lệ thuận với sức mua của khách hàng và qui mô tại các hệ thống
siêu thị Co.op Mart, Citimart, Fivimart...
Người ta đã thống kê được rằng trên thế giới cứ một giây trôi qua thì có hơn
một triệu chiếc túi nylon được thải vào môi trường. Hình ảnh người người bước ra
khỏi cửa hàng, siêu thị hay chợ… với những chiếc túi nylon lớn nhỏ chắc hẳn đã
không còn xa lạ gì nữa. Sử dụng túi nylon là một thói quen và nhu cầu tất yếu và
7