Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ước tính mức giá sẵn lòng trả cho việc sử dụng nước máy trong sinh hoạtở xã thới hưng, huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 78 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN HỨA PHƯƠNG THẢO



ƯỚC TÍNH MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO
VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC MÁY TRONG SINH
HOẠTỞ XÃ THỚI HƯNG, HUYỆN CỜ ĐỎ,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành KT- TNTN
Mã số ngành: 52850102





Tháng 8 –Năm 2013
2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGUYỄN HỨA PHƯƠNG THẢO
MSSV: 4105685


ƯỚC TÍNH MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO
VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC MÁY TRONG SINH
HOẠT Ở XÃ THỚI HƯNG, HUYỆN CỜ ĐỎ,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KT- TNTN
Mã số ngành: 52850102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. VÕ THỊ LANG
Ths. VŨ THUỲ DƯƠNG



Tháng 8 - Năm 2013

3


LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn quí Thầy, Cô của Trường Đại học Cần Thơ, đặc
biệt là các Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế -Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình
hướng dẫn dìu dắt truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm hành trang
để tôi bước vào đời. Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Võ Thị Lang và Ths. Vũ
Thuỳ Dương đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị trong Trung
tâm quan trắc Tài Nguyên Môi Trường Thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình thân yêu của tôi đã luôn động viên và
ủng hộ tôi những lúc tôi thấy khó khăn để tôi có thể cố gắng hoàn thành bài
luận văn này.
Do lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế và thời gian có hạn nên đề tài
không tránh khỏi những thiêu sót, rất mong sự đóng góp chân thành của quý
Thầy, Cô để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, xin chúc tất cả mọi người thật nhiều sức khoẻ, thật nhiều
niềm vui và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn.
4


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng
với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
S





Cần Thơ, Ngày …. tháng …. năm 2013


Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)



Nguyễn Hứa Phương Thảo



















5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP














Cần Thơ, Ngày …. tháng …. năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(ký và ghi họ tên)


6


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 12
GIỚI THIỆU 12
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 13
1.2.1 Mục tiêu chung 13
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 13
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 14
1.3.1 Phạm vi không gian 14
1.3.2 Phạm vi thời gian 14
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 14
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 14
CHƯƠNG 2 15
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 15
2.1.1. Khái niệm tài nguyên nước mặt 15
2.1.2 Khái niệm về ô nhiễm nguồn nước 15
2.1.3 Nước sạch Error! Bookmark not defined.
2.1.4 Khái niệm nước máy 18
2.1.5 Cơ sở xác định mức giá 19
2.1.6 Khái niệm mức sẵn lòng trả (Willingness To Pay – WTP) 19
2.1.7 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên – CVM 20
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 23
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 23
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 23
CHƯƠNG 3 25
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 25
3.1 TỔNG QUAN VỀ XÃ THỚI HƯNG, HUYỆN CỜ ĐỎ 25
7

3.1.1 Vị trí địa lý 25
3.1.2 Khí hậu – Thời tiết 26
3.1.3 Địa hình, địa chất 26

3.1.4 Kinh tế - xã hội 27
3.2 HIỆN TRẠNG CUNG CẤP NƯỚC TẠI XÃ THỚI HƯNG 29
3.2.1 Thông tin về các cơ sở cung cấp nước tại địa bàn xã Thới Hưng. 29
3.2.2 Chi phí lắp đặt hệ thống cung cấp nước được áp dụng tại các công
ty cung cấp nước trong địa bàn hiện nay. 30
3.2.3. Cách thu phí nước sinh hoạt hiện nay của cơ quan cung cấp nước
tại địa bàn 30
CHƯƠNG 4 31
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, THÁI ĐỘ VÀ SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI
DÂN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT 31
4.1 SỐ LƯỢNG BẢNG CÂU HỎI Ở CÁC MỨC GIÁ 31
4.2 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
4.3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Ở XÃ THỚI HƯNG 35
4.3.1 Nguồn khai thác nước dùng trong sinh hoạt của người dân xã Thới
Hưng 35
4.3.2 Cách thức làm sạch nước trước khi sử dụng 35
4.3.3 Lượng nước sinh hoạt sử dụng trong tháng 37
4.3.4 Số tiền chi tiêu cho nước sinh hoạt hiện tại trong tháng 37
4.4 KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC
SINH HOẠT HIỆN TẠI VÀ NHU CẦU ĐƯỢC SỬ DỤNG HỆ THỐNG
NƯỚC MÁY TRONG SINH HOẠT 38
4.4.1 Khó khăn của người dân trong việc sử dụng nước sạch sinh hoạt
hiện tại 38
4.4.2 Nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân 40
4.5 THÁI ĐỘ VÀ SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SINH HOẠT HIỆN TẠI 41
4.5.1 Mức độ hài lòng về chất lượng nước sinh hoạt hiện tại của các hộ
gia đình ở xã Thới Hưng 41
4.5.2 Thái độ của các hộ gia đình với sự ảnh hưởng của chất lượng nước

sinh hoạt tới sức khoẻ gia đình 42
8

4.5.3 Sự hiểu biết của đáp viên về nước sạch trong sinh hoạt 42
CHƯƠNG 5 45
ƯỚC TÍNH MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC
MÁY TRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN XÃ THỚI HƯNG 45
5.1 ƯỚC TÍNH MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC CẤP NƯỚC
MÁY TẠI XÃ THỚI HƯNG 45
5.1.1 Thống kê WTP cho nước sạch trong sinh hoạt của người dân xã
Thới Hưng 45
5.1.2 Lý do sẵn lòng chi trả và không sẵn lòng chi trả cho việc sử dung
nước máy trong sinh hoạt của người dân 47
5.2 ĐÁNH GIÁ SỰ TIN CẬY CỦA BẢNG CÂU HỎI 49
5.3 ĐO LƯỜNG SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ (WTP) 50
5.3.1 Đo lường sự sẵn lòng trả (WTP) 50
5.3.2 Điều chỉnh cho “sự chắc chắn” 50
5.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC SẴN LÒNG
TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN CHO NƯỚC SẠCH SINH HOẠT 51
5.4.1 Giải thích các biến sử dụng trong mô hình xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người dân cho việc sử dụng nước máy
trong sinh hoạt 51
5.4.2 Kết quả xử lý mô hình Probit về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn
lòng chi trả cho nước sạch sinh hoạt 53
5.5 TÓM LẠI 54
CHƯƠNG 6 56
KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN 56
6.1 Kết luận 56
6.2 Kiến Nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59



9


DANH SÁCH HÌNH

Bảng 2.1: Bảng giá trị các tiêu chuẩn nước sạch 12
Bảng 2.2: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình hồi quy
Probit 21
Bảng 3.1: Dân số và mật độ dân cư các quận huyện thành phố Cần Thơ năm
2013 25
Bảng 4.1: Số lượng bảng câu hỏi nhận lại 28
Bảng 4.2: Thông tin về đối tượng nghiên cứu 29
Bảng 4.3: Sự hiểu biết của đáp viên về vấn đề nước sạch trong sinh hoạt 41
Bảng 4.4: Đánh giá hiệu quả của người tuyên truyền thông tin về nước sạch
trong sinh hoạt 42
Bảng 5.1: Các câu trả lời cho câu hỏi WTP 46
Bảng 5.2: Lý do sẵn lòng trả của đáp viên cho nước sạch trong sinh hoạt 48
Bảng 5.3: Lý do không sẵn lòng trả của đáp viên cho nước sạch trong sinh
hoạt 49
Bảng 5.4: Mức độ chắc chắn của đáp viên đối với bảng câu hỏi 50
Bảng 5.5: Đo lường giá trị WTP trung bình 50
Bảng 5.6: Tổng hợp WTP của đáp viên sau khi điều chỉnh “sự chắc chắn” 51
Bảng 5.7: Kết quả hồi quy 53
10

DANH SÁCH BẢNG

Hình 4.1: Trình độ học vấn của đáp viên 30

Hình 4.2: Thu nhập trung bình của các đáp viên 31
Hình 4.3: Giới tính của đáp viên 32
Hình 4.4: Tình trạng hôn nhân của đáp viên 33
Hình 4.5: Các nguồn nước khai thác dùng cho hoạt động của đáp viên 34
Hình 4.6: Các cách làm sạch nước trước khi sử dụng của các đáp viên 35
Hình 4.7: Lượng nước sinh hoạt sử dụng trong tháng 36
Hình 4.8: Chi tiêu bình quân hàng tháng cho nước sinh hoạt 37
Hình 4.9: Khó khăn của đáp viên trong việc sử dụng nước sinh hoạt hiện tại 38
Hình 4.10: Nhu cầu nước sạch trong sinh hoạt của đáp viên 39
Hình 4.11: Mức độ hài lòng về chất lượng nước sinh hoạt hiện tại của các hộ
gia đình 41
Hình 4.12: Thái độ của các hộ gia đình đối với sự ảnh hưởng của chất lượng
nước sinh hoạt đến sức khoẻ 42
Hình 5.1 Tỷ lệ đáp viên sẵn lòng trả và không sẵn lòng trả cho nước sạch sinh
hoạt 47

11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
WTP Gía sẵn lòng trả
BCH Bảng câu hỏi
TP Thành phố
WTO Tổ chức thương mại thế giới
BYT Bộ y tế

12

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được những thành tựu to
lớn về kinh tế nhờ bước tiến quan trọng là trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính những điều đó đã thúc đẩy và đòi
hỏi ngày càng cao trình độ khoa học kỹ thuật về con người Việt Nam. Đó cũng
là thách thức lớn nhất của chúng ta trên con đường vươn ra biển lớn. Bên cạnh
những vấn đề phát triển đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, đây là một trong
những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật
và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại.
Ô nhiễm môi trường mà đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đã và đang gây
ra nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sự
tồn tại và phát triển của con người. Nguyên nhân là do nạn chặt phá rừng tràn
lan, khai thác và sử dụng nước không hợp lý, nhiều người vẫn còn quan niệm
“nước là của trời cho” dẫn đến việc sử dụng bừa bãi, không tiết kiệm và thiếu
ý thức bảo vệ, bảo tồn nguồn nước. Theo khảo sát của Chương trình quy
hoạch môi trường đô thị Việt Nam 2010, môi trường ở các đô thị vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, nhất là tại Thành Phố
Cần Thơ. Nguồn nước trên sông Hậu và các nhánh sông trong khu vực có dấu
hiệu bị nhiễm các chỉ tiêu: BOD, COD, Coliform, NH
4
,… do các nguồn thải
từ sản xuất công nghiệp, khu dân cư, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông
nghiệp,… chưa được xử lý triệt để vẫn tiếp tục thải vào hệ thống sông rạch
trong khu vực.
Là một trong những xã ngoại thành của huyện Cờ Đỏ, xã Thới Hưng là
một xã nông nghiệp có diện tích tự nhiên là 6.928,03 ha, có mạng lưới sông
ngòi chằng chịt thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, là vùng sản xuất nông
nghiệp trọng điểm của thành phố Cần Thơ, diện tích đất sản xuất chiếm 77,3%
diện tích đất tự nhiên chủ yếu phục vụ cho ngành nông nghiệp. Trên địa bàn

13

có Trung tâm giống Cần Thơ - Nông Trường Sông Hậu, đơn vị luôn đi đầu
trong ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông
nghiệp, đó là những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp để phát triển huyện nhà. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển kinh
tế đã gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường như ô nhiễm từ rác thải, nước
thải trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản không qua
xử lý mà thải trực tiếp lên sông ngòi làm ảnh hưởng đến môi trường sống của
người dân nơi đây. Bên cạnh đó, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu ở đây là nguồn
nước mặt, chưa được cung cấp hệ thống nước máy sử dụng đã gây tác động rất
lớn đến sức khoẻ và sinh hoạt nơi đây.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Ước tính mức giá sẵn lòng trả cho
việc sử dụng nước máy của người dân xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành
phố Cần Thơ” được chọn làm đề tài tốt nghiệp.Qua bài viết này, với mong
muốn Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền quan tâm đến việc đầu tư hệ
thống cung cấp nước máy sinh hoạt cho người dân nơi đây để nâng cao sức
khoẻ cũng như tạo thêm giá trị kinh tế cho xã hội.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá sự ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường sống
của người dân và nhận thức của người dân trước tình trạng ô nhiễm nguồn
nước.Ước tính mức giá mà người dân sẵn lòng trả cho việc được cung cấp
nước máy sử dụng. Bên cạnh đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn
lòng trả và đề ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm nguồn nước
sinh hoạt, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong việc khai thác và
sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng và nhận thức của người dân khi sử dụng nguồn
nước sinh hoạt không đủ tiêu chuẩn nước sạch.

- Ước tính mức giá mà người dân sẵn lòng trả cho việc được cung cấp
hệ thống nước máy và các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả.
14

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại các hộ dân sinh sống tại xã Thới
Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài: 08/2013 đến 11/2013.
- Thời gian sử dụng số liệu thứ cấp: từ năm 2010 – 2012
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10
năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
- Chất lượng môi trường nước mặttại xã Thới Hưng và nhận thức của
người dân.
- Mức giá mà người dân sẵn lòng trả và các nhân tố ảnh hưởng đến mức
giá mà người dân chấp nhận chi trả.
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Người dân có nhận thức được mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn
nước khi sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đủ tiêu chuẩn sạch hay không?
Mức giá mà người dân chấp nhận chi trả cho việc được cung cấp nước
máy sử dụng là bao nhiêu đồng/m
3
?
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước
máy là gì?
15

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm tài nguyên nước mặt
Nước mặt là một phần của nước tự nhiên, dùng để chỉ các nguồn nước
trên mặt đất, bao gồm ở dạng động như sông, suối, kênh, ao hồ, đầm,…nước
mặt có nguồn gốc chính là nước chảy tràn do mưa hoặc cũng có thể là nước
ngầm chảy ra do áp suất cao hay dư thừa độ ẩm trong đất cũng như dư thừa số
lượng trong các tầng nước ngầm.
2.1.2 Khái niệm về ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học,
thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép (Luật Tài nguyên
nước, 1998).
Sự ô nhiễm nước là sự có mặt của một hay nhiều chất lạ trong môi
trường nước, dù chất đó có hại hay không. Khi vượt quá ngưỡng chịu đựng
của cơ thể sinh vật thì chất đó sẽ trở nên độc hại (Lê Văn Khoa, 1995).
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa : “Sự ô nhiễm là một biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây
nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi
giải trí, đối với động vật nuôi và động vật hoang dại”.
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa sự ô nhiễm (hay sự nhiễm bẩn) là
“Việc đưa các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng
gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy
giảm chất lượng môi trường”.


13
16


TT

Tên tiêu chuẩn
Đơn vị
tính
Giới hạn
tối đa
Phương pháp thử
Mức độ
kiểm tra
(*)
I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1
Màu sắc
TCU
15
TCVN 6187 -1996 (ISO 7887 -
1985)
I
2
Mùi vị

Không có
mùi vị lạ
Cảm quan
I
3
Độ đục
NTU
5
TCVN 6184 -1996
I

4
pH

6.0-8.5
(**)
TCVN 6194 - 1996
I
5
Độ cứng
mg/l
350
TCVN 6224 -1996
I
6
Amoni (tính theo
NH4+)
mg/l
3
TCVN 5988 -1995 (ISO 5664 -
1984)
I
7
Nitrat (tính theo NO3-
)
mg/l
50
TCVN 6180 -1996 (ISO 7890 -
1988)
I
8

Nitrit (tính theo NO2-
)
mg/l
3
TCVN 6178 -1996 (ISO 6777 -
1984)
I
9
Clorua
mg/l
300
TCVN 6194 -1996 (ISO 9297 -
1989)
I
10
Asen
mg/l
0.05
TCVN 6182-1996 (ISO 6595-
1982)
I
11
Sắt
mg/l
0.5
TCVN 6177 -1996 (ISO 6332 -
1988)
I
12


Độ ô-xy hoá theo
KMn04
mg/l
4
Thường quy kỹ thuật của Viện Y
học lao động và Vệ sinh môi
trường
I
13
Tổng số chất rắn hoà
tan (TDS)
mg/l
1200
TCVN 6053 -1995 (ISO 9696 -
1992)
II
14
Đồng
mg/l
2
TCVN 6193-1996 (ISO 8288 -
1986)
II
17

TT
Tên tiêu chuẩn
Đơn vị tính
Giới hạn tối
đa

Phương pháp thử
Mức độ
kiểm tra
(*)
15
Xianua
mg/l
0.07
TCVN 6181 -1996 (ISO 6703 -
1984)
II
16
Florua
mg/l
1.5
TCVN 6195-1996 (ISO 10359 -
1992)
II
17
Chì
mg/l
0.01
TCVN 6193 -1996 (ISO 8286 -
1986)
II
18
Mangan
mg/l
0.5
TCVN 6002 -1995 (ISO 6333 -

1986)
II
19
Thuỷ ngân
mg/l
0.001
TCVN 5991 -1995 (ISO 5666/1 -
1983 ISO 5666/3 -1989)
II
20
Kẽm
mg/l
3
TCVN 6193 -1996 (ISO 8288 -
1989)
II
II. Vi sinh vật
21
Coliform tổng số
vi khuẩn
/100ml
50
TCVN 6187 - 1996 (ISO 9308 -
1990)
I
22
E. coli hoặc Coliform
chịu nhiệt
vi khuẩn
/100ml

0
TCVN 6187 - 1996 (ISO 9308 -
1990)
I
(Nguồn: Quyết định số 09/2005/QĐ – BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch)
Giải thích:
(*) Mức độ kiểm tra:
 Mức độ I: bao gồm những chỉ tiêu phải được kiểm tra trước khi
đưa vào sử dụng và kiểm tra ít nhất sáu tháng một lần. Đây là những chỉ tiêu
chịu sự biến động của thời tiết và các cơ quan cấp nước cũng như các đơn vị y
tế chức năng ở các tuyến thực hiện được. Việc kiểm tra chất lượng nước theo
các chỉ tiêu này giúp cho việc theo dõi quá trình xử lý nước của trạm cấp nước
và sự thay đổi chất lượng nước của các hình thức cấp nước hộ gia đình để có
biện pháp khắc phục kịp thời.
18

 Mức độ II: bao gồm các chỉ tiêu cần trang thiết bị hiện đại để
kiểm tra và ít biến động theo thời tiết. Những chỉ tiêu này được kiểm tra khi:
- Trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng.
- Nguồn nước được khai thác tại vùng có nguy cơ ô nhiễm các thành
phần tương ứng hoặc do có sẵn trong thiên nhiên.
- Khi kết quả thanh tra vệ sinh nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn
nước có nguy cơ bị ô nhiễm.
- Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh
nguồn nước.
- Khi có nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm do các thành phần nêu trong
bảng tiêu chuẩn này gây ra.
- Các yêu cầu đặc biệt khác.
(**) Riêng đối với chỉ tiêu pH: giới hạn cho phép được quy định trong khoảng từ 6,0

đến 8,5.
2.1.4 Khái niệm nước máy
Nước máy là những loại nước đã qua xử lý thông qua một hệ thống nhà
máy với các phương pháp công nghệ và dùng để cấp nước cho các khu vực đô
thị, ngoại ô lớn.Loại nước này sau khi qua xử lý tại các nhà máy lọc nước sẽ
được đưa vào các đường ống dẫn nước đến nơi tiêu thụ, thông thường điểm
cuối của nước máy là các vòi nước ở các hộ gia đình.Việc áp dụng công nghệ
trong việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất và các công trình công
cộng là một trong những bước tiến lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc
sống.
- Nước máy mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cộng đồng, nó thường làm
giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền qua nước. Cung cấp nước máy cho người
dân đô thị, ngoại ô lớn đòi hỏi một hệ thống phức tạp và phải được thiết kế cẩn
thận, việc thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thường là trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước, chính phủ, thường là cơ quan cùng chịu trách nhiệm cho
việc loại bỏ và xử lý nước thải. Hợp chất hoá học thường được thêm vào để
khai thác trong quá trình chuyển hoá để điều chính độ pH hoặc loại bỏ các
chất gây ô nhiễm, cũng như dùng clo để tiêu diệt các độc tố sinh học.
19

- Các nguồn cung cấp có thể đến từ nhiều hình thức khác nhau, có thể
là:
 Nguồn cung cấp nước đô thị
 Giếng nước
 Chuyên chở bằng xe tải
 Sản xuất nước từ sông, rạch, hồ, nước mưa
2.1.5 Cơ sở xác định mức giá
Thông tư 88/2012/TT-BTC ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh
hoạt sẽ được áp dụng từ ngày 11/7. Theo đó, giá nước sạch ở Đô thị đặc biệt,
đô thị loại I sẽ có giá tối thiểu là 3.500 đồng/m

3
và tối đa là 18.000 đồng/m
3

thay cho quy định tại Thông tư số 100/2009/TT-BTC, khung giá nước ở khu
vực này chỉ có giá từ 3.000 đồng/m
3
– 12.000 đồng/m
3
. Tương tự, khung giá
tiêu thụ nước sạch sinh hoạt đô thị loại II, loại III, loại IV, loại V sẽ có mức từ
3.000 đồng/m
3
– 15.000 đồng/m
3
thay vì mức cũ là từ 2.000 đồng/m
3
– 10.000
đồng/m
3
.
Ở khu vực nông thôn, khung giá nước sạch sinh hoạt mới sẽ điều chỉnh
từ mức 1.000 đồng/m
3
– 8.000 đồng/m
3
lên mức 2.000 đồng/m
3
– 11.000
đồng/m

3
.
2.1.6 Khái niệm mức sẵn lòng trả (Willingness To Pay – WTP)
Một khái niệm cơ bản trong kinh tế học là các cá nhân có những sở
thích về hàng hoá và dịch vụ.
Giá trị của một món hàng đối với một người bằng số tiền mà người đó
sẵn lòng trả để có nó.
Giá sẵn lòng trả phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Ý thích cá nhân
- Khả năng trả tiền (thu nhập)
Đặc điểm của sự sẵn lòng trả tiền: khi số lượng đơn vị hàng hoá tiêu
thụ tăng lên, giá sẵn lòng trả cho các đơn vị đó thường sẽ giảm xuống.
20

2.1.7 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên – CVM
2.1.7.1 Định nghĩa
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên: là phương pháp dùng để đánh giá giá trị
hàng hoá môi trường bằng cách hỏi trực tiếp. Phương pháp này được gọi là định giá “
ngẫu nhiên” vì nó cố làm cho người được hỏi nói họ hành động như thế nào
nếu họ được đặt trong trường hợp giả định. Phương pháp này được ứng dụng
trong trường hợp hàng hoá hay dịch vụ không hoặc chưa được buôn bán trên
thị trường và chỉ có cách hỏi các đối tượng nghiên cứu xem họ chọn thế nào
khi được đặt vào trường hợp nhất định.
- Điểm mạnh của phương pháp CVM: Điểm mạnh của phương pháp
này là linh động, có thể áp dụng cho bất cứ thứ gì mà con người có thể hiểu
được, bao gồm hàng hoá có thị trường và không có thị trường tương ứng, định
được giá trị phi sử dụng.
- Điểm yếu:
+ Đặc tính giả định: do người được hỏi đưa ra quyết định trong
trường hợp giả định, không thật nên có hai khả năng xảy ra: một là, trong tình

huống thật họ không quyết định như vậy; hai là, không có động lực để họ trả
lời thực sự quyết định của mình với phóng vấn viên.
+ Động lực nói không đúng giá sẵn lòng trả, có hai động lực:
một là, người được hỏi đoán rằng câu trả lời của họ sẽ được dùng để đưa ra
mức giá nên họ sẽ đưa ra mức giá thấp hơn mức sẵn lòng trả của họ; hai là,
người trả lời sẽ đưa ra mức giá cao hơn vì họ nghĩ rằng những người khác
cũng vậy vì họ thực sự chưa chi trả tiền.
- Ứng dụng: có thể đánh giá giá trị của:
+ Sự cải thiện môi trường: Max WTP để đạt được sự cải thiện,
Min WTP để từ bỏ sự cải thiện.
+ Sự thiệt hại môi trường: Max WTP để tránh thiệt hại, Min
WTP để chấp nhận thiệt hại.

×