Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giáo dục kĩ năng sống qua môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.98 KB, 18 trang )

NỘI DUNG TẬP HUẤN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
MÔN ĐỊA LÍ KHỐI THCS
- Thời gian: 29->30/9/2010
- Địa điểm: Trung tâm dạy nghề tỉnh
- Thành phần:
+ Giảng viên:
1. Cô giáo Trần Thị Ngọ - Phó trưởng phòng TrH Sở GD-ĐT Quảng
Trị ( Nhóm trưởng)
2. Cô giáo Trần Thị Thu - Giáo viên trường THPT Chu Văn An
(thành viên)
3. Thầy giáo: Nguyễn Thế Hùng – Giáo viên trường THCS Nguyễn
Tri Phương ( thành viên)
4. Thầy giáo: Nguyễn Đình Hùng – Giáo viên trường THCS Hải Thọ (
thành viên)
+ Giáo viên: cốt cán môn Địa Lí của các phòng GD-ĐT Quảng Trị.
- Nội dung:
1. Khái niệm về KNS
2. Phân loại KNS
3. Tầm quan trọng của việc GDKNS cho Hs
4. Mục tiêu và nguyên tắc cơn bản của GD KNS
5. Môn Địa lí có nhiều khả năng để GD KNS cho HS, bởi:
6. Tìm hiểu vể nội dung GD KNS cho HS trong trường phổ thông
7. PP GDKNS cho Hs thông qua cách tiếp cận mới: Sử dụng PPDH và
KTDH tích cực
Việc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông được thực hiện
thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng
không phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và
hoạt động giáo dục; mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS
được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.
1


Thứ nhất: Các PPDH mới có thể GDKNS cho HS
1. Phương pháp dạy học nhóm
Quy trình dạy học theo nhóm
2
NHẬP ĐỀ VÀ GIAO
NHIỆM VỤ
Giới thiệu chủ đề
Xác định nhiệm vụ các
nhóm
Thành lập các nhóm
LÀM VIỆC NHÓM
Chuẩn bị chỗ làm việc
Lập kế hoạch làm việc
Thoả thuận quy tắc làm việc
Tiến hành giải quyết nhiệm vụ
Chuẩn bị báo cáo kết quả
TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
/ ĐÁNH GIÁ
Các nhóm trình bày kết
quả
Đánh giá kết quả
Làm việc toàn lớp
Làm việc toàn lớp
Làm việc nhóm
2. Phương pháp giải quyết vấn đề
Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề
Ví dụ: Lớp 8: Bài 16 ” đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á”
GV: Em sẽ nói gì khi có một khách nước ngoài muốn tìm hiểu về đặc
điểm phát triển kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á nói
chung và của Việt Nam nói riêng”

3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện
có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra
trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề.
Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video
hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết.
Quy trình thực hiện
Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:
• HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình
• Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều
đó với người khác).
Vấn đề
I) Nhận biết vấn đề
. Nhận biết, trình bày vấn đề
cần giải quyết
. Phân tích tình huống
II) Tìm các phương án giải quyết
. So sánh với các nhiệm vụ đã giải quyết
Tìm cách giải quyết mới
Hệ thống hoá, sắp xếp các phương án giải quyết.
III) Quyết định phương án (giải quyết
VĐ) . Phân tích các phương án
Đánh giá các phương án
Quyết định
Giải quyết
3
• Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của
GV.
4. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “ làm thử” một

số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp
nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một
sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn”
không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự
thảo luận sau phần diễn ấy.
Quy trình thực hiện
• Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai
cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian
đóng vai của mỗi nhóm.
• Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
• Các nhóm lên đóng vai.
• Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn;
về ý nghĩa của các cách ứng xử.
• GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình
huống đã cho.
Ví dụ: Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
Bước 1: Gv mời 3 học sinh lên bảng, mỗi học sinh đóng vai người dân ở
một thành phố ( Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh) đại diện cho 3 miền khí
hậu khác nhau.
Bước 2: Mỗi học sinh sẽ trình bày một vài đặc điểm nổi bật về khí hậu
của thành phố mình:
+ Hà Nội: Một năm có 2 mùa, mùa Đông lạnh và ít mưa, mùa Hạ nóng và
mưa nhiều.
+ Huế: Mưa nhiều vào mùa Thu – Đông, đặc biệt là các tháng 9,10 và 11;
mùa hè thường có gió Tây khô nóng.
+ TP Hồ Chí Minh: nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khố.
Bước 3: Giáo viên nhận xét và chuẩn xác kiến thức
* Lưu ý: Thường dùng ở phần củng cố bài học.
5. Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một

vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm
thông qua một trò chơi nào đó.
Quy trình thực hiện
• GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
• Chơi thử ( nếu cần thiết)
• HS tiến hành chơi
4
• Đánh giá sau trò chơi
• Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
* Ví dụ: Lớp 8: Bài 2 “Khí hậu Châu Á”
Trò chơi lắp ghép nội dung:
Chọn các mảnh giấy hoặc bìa có các cụm từ cho trước dưới đây và sắp xếp
vào các cột cho đúng với các khu vực thuộc các kiểu khí hậu và đặc điểm
chung của các kiểu khí hậu: Đông Á, vùng nội địa, Đông Nam Á, Tây Nam
Á, Nam Á. Một năm có hai mùa rỏ rệt: Mùa đông thời tiết lạnh ít mưa;
mùa hạ khô và nóng; mùa hạ thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông
khô và lạnh; lượng mưa trung bình năm thấp.
Cột A
Kiều khí hậu gió mùa
Cột B
Khí hậu lục địa
Các khu vực
Đặc điểm chung
Cách tiến hành: Thi giữa các đội, đội nào lắp ghép đúng nội dung và nhanh
nhất sẽ đội thắng cuộc.

6. Dạy học theo dự án
5
Thứ hai: Các KTDH tích cực có thể GDKNS cho HS
1. Kĩ thuật chia nhóm

Có nhiều cách chia nhóm khác nhau:
• Theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa
trong năm,…
• Theo biểu tượng
• Theo hình ghép
• Theo sở thích
• Theo tháng sinh
• Theo trình độ
• Theo giới tính
• Ngẫu nhiên
Ví dụ: Điểm danh 1,2,3,4,5. cho đến hêt: Những người số 1 ngồi lại với
nhau thành một nhóm, số hai thành một nhóm, số 3 thành một nhóm, số 4
thành một nhóm, số 5 thành một nhóm.
2. Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:
+ Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?
+ Nhiệm vụ là gì?
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
QUYẾT ĐỊNH CHỦ ĐỀ
GV /HS đề xuất sáng kiến chủ đề, xđ mục đích dự án
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Học sinh lập kế hạch làm việc, phân công lao động
THỰC HIỆN
Học sinh làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch
Kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo sản phẩm
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Học sinh thu thập sản phẩm, giới thiệu,
công bố sản phẩm dự án
Đánh giá
GV và HS đánh giá kết quả và quá trình

Rút ra kinh nghiệm
6
+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?
+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?
+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
- Nhiệm vụ phải phù hợp với:
+ Mục tiêu HĐ
+ Trình độ HV
+ Thời gian, không gian HĐ
+ CSVC, trang thiết bị
3. Kĩ thuật đặt câu hỏi
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
• Liên quan đến việc thực hiện MT bài học
• Ngắn gọn
• Rõ ràng, dễ hiểu
• Đúng lúc, đúng chỗ
• Phù hợp với trình độ HS
• Kích thích suy nghĩ của HS
• Phù hợp với thời gian thực tế
• Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó,từ đơn giản đến phức tạp.
• Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xính
• Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
4. Kĩ thuật “phòng tranh”
• GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
• Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm)
phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên
tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
• HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.

• Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương
án tối ưu.
5. Kĩ thuật công đoạn
• HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một
nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo
luận câu B, nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,…
• Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0
xong, các nhóm sẽ luân chuyển giáy A0 ghi kết quả thảo luận cho
nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho
nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1
7
• Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp
tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ
một nhóm khác để góp ý.
• Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của
nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm
sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo
luận của nhóm . Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo
luận lên tường lớp học.
Ví dụ: Địa 9: Bài 39 “ Sự phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài
nguyên môi trường biển - đảo”
Phần 3: Yêu cầu học sinh thảo luận
- Nhóm 1: Tìm hiểu thực trạng giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi
trưởng biển - đảo?
- Nhóm 2: Tìm hiểu nguyên nhân giảm sút tài nguyên và ô nhiễm moi
trường biển - đảo?
- Nhóm 3: Tìm hiểu hậu quả giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi
trưởng bển đảo?
- Nhóm 4: Tìm hiểu, đề xuất các giải pháp cụ thể để bảo vệ tài nguyên,
môi trường biển - đảo?

6. Động não
• Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm
hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
• Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
• Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến
nào, trừ trường hợp trùng lặp.
• Phân loại các ý kiến.
• Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng
• Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.
Ví dụ: Lớp 6: Bài 2 “Bản đồ và cách vẽ bản đồ”
Trước khi vào bài mới giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ nhằm
địnhhướng cho học sinh tìm hiểu bài mới: Các em có biết bản đồ là gì
không? Vẽ bản đồ là gì và làm thế nào để vẽ được bản đồ?
7. Kĩ thuật “ Trình bày một phút”
• Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các
câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các
em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
• HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình
thức khác nhau.
8
• Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã
học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề
các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm
Ví dụ: Lớp 9: Bài 1 “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam”
Phần củng cố: Trong thời gian 1 phút giáo viên yêu cầu các em hãy kể tên
các dân tộc ở Việt Nam?
Ví dụ: Lớp 7: Bài 1 “Dân số”Trình bày 1 phút: GV cho học sinh trình bày về
một trong cá nội dung sau:
- “Bùng nổ dân số” diễn ra ở nhóm nước nào?
- Nguyênn hânvà hậu quả của “bùng nổ dân số”

- Biện pháp khắc phục hiện tượng “bùng nổ dân số”
8. Kĩ thuật “Chúng em biết 3”
• GV nêu chủ đề cần thảo luận.
• Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 10
phút về những gì mà các em biết về chủ đề này.
• HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả
lớp.
• Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên.
Ví dụ: Lớp 9: Bài 5 “thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm
1989 – 1999)
Bước 1: Học sinh thảo luận nhóm về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ
tuỏi ở nước ta qua tháp dân số 1989 và 1999 và chọn ra 3 điểm để trình
bày trước lớp.
Bướ 2: Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp về 3 điểm nhóm mình đã
chọn.
9. Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”
• GV nêu chủ đề .
• GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một
HS khác trả lời câu hỏi đó.
• HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa
và yêu cầu một HS khác trả lời.
• HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng
lớp, Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại.
Ví dụ: Lớp 9: Bài 30 ” Thực hành: so sánh tình hình sản xuất cây công
nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên”
GV: Cho biết những cây Công nghiệp lâu năm nào được trồng ở vùng Tây
Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ?
9
HS 1: Những cây Công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng ở Tây Nguyên mà
không trồng được ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ?

HS 2: Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
HS 3: Vấn đề đặt ra đối với việc trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là gì?
10. Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”
• HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm
“chuyên gia” về một chủ đề nhất định.
• Các ”chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có
liên quan đến chủ đề mình được phân công.
• Nhóm ”chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học
• Một em trưởng nhóm ”chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư vấn”,
mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời ”chuyên gia” giải đáp, trả lời.
Ví dụ: Đại lí lớp 9 thành lập các nhóm chuyên gia: ”Chuyên gia dân số
Việt Nam”, ”chuyên gia biển Việt Nam”, ”chuyên gia vùng đồng bằng
Sông Hồng”
Bài 2: ”Dân số và gia tăng dân số”
GV: Mời nhóm trưởng nhóm chuyên gia dân số Việt Nam lên trước lớp
giải đáp câu hỏi của các học sinh khác hoặc hỏi một số câu hỏi đến dân
số và tình hình gia tăng dân số Việt Nam?
11. Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy”
• Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm.
• Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh
chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay
quanh ý tưởng trung tâm nói trên.
• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung
thuộc nhánh chính đó.
• Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
10
Ví dụ: Địa lí 9 :Bài 7 "Các nhân tố ảnh hưởng đên sự phát triển và phân bố
nông nghiệp”

12. Hoàn tất một nhiệm vụ

• GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông
điệp/ mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu HS/nhóm HS
hoàn tất nốt phần còn lại.
• HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
11
TỰ NHIÊN
KINH TẾ - XÃ
HỘI
Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển và
phân bố nông nghiệp
Tài nguyên đất
Đất phù sa
Đất Feralit
Phân bố:
Cây trồng thích
hợp:
Phân bố:
Cây trồng thích
hợp:
• HS/ nhóm HS trình bày sản phẩm.
• GV hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá
Ví dụ: Địa lí 6: Bài 17 “Lớp vỏ khí”
Lỗ hổng tầng ô-zôn phía trên Nam Cực tiếp tục bị thủng to (Ảnh minh họa từ BBC)
Theo Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), hiện tầng ô-zôn vẫn đang
tiếp tục bị thủng. Kích thước của lỗ hổng tầng ô-zôn năm nay trên Nam Cực
có thể tương đương với hai lỗ hổng lớn ghi nhận trong năm 2000 và 2003.
Hiện nay, lỗ hổng ô-zôn ở phía trên Nam Cực rộng chừng 27 triệu km2 và
có thể tăng lên tới 28 triệu km2, gần bằng diện tích của lỗ hổng ô-zôn lớn
nhất đo được vào năm 2003 (29 triệu km vuông).

GV: Theo em tầng ô zôn bị thủng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sinh
vật và con người?
13. Kĩ thuật “Viết tích cực”
• Trong quá trình thuyết trình, GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS
tự do viết câu trả lời. GV cũng có thể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì
các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định.
• GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp.
Ví dụ: Lớp 8: Bài 24 “Vùng biển Việt Nam”
GV yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học và hoàn thành nội dung của
phiếu học tập dưới đây:
PHIẾU HỌC TẬP
ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CỦA BIỂN VIỆT NAM
Yếu tố Đặc điểm
12
- Chế độ gió
- Chế độ nhiệt
- Chế độ mưa
14. Phân tích phim Video
•Trước khi cho HS xem phim, hãy nêu một số câu hỏi thảo luận hoặc liệt kê
các ý mà các em cần tập trung. Làm như vây sẽ giúp các em chú ý tốt hơn.
• HS xem phim
• Sau khi xem phim video, yêu cầu HS làm việc cá nhân/ theo cặp và trả lời
các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim đã xem.
15. Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm
• HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc to tài liệu được phát, thảo luận và
chuẩn bị trả lời các câu hỏi về bài đọc.
• Đại diện nhóm trình bày các ý chính cho cả lớp.
• Sau đó, các thành viên trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi của các
bạn khác trong lớp về bài đọc


16. Kĩ thuật “Đọc hợp tác”
- GV nêu câu hỏi/yêu cầu định hướng học sinh đọc bài/phần đọc.
- Học sinh làm việc cá nhân, tìm ý chính, tóm tắt ý chính
Ví dụ: Lớp 6: Bài 18 “Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí”
Khi dạy mục 1: Thời tiết và khí hậu
GV: Yêu cầu hcọ sinh đọc mục 1. Qua nội dung vừa đọc em hãy cho
biết thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?
8. Địa chỉ (Các bài có thể GDKNS cho HS: cả 6,7,8,9)
9. Giới thiệu giáo án 1 bài minh họa
13
ĐỊA LÍ LỚP 6
Bài 1
VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Nêu được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của
Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến; quy ước về kinh tuyến
gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến
Nam, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
2. Về kỹ năng
- Xác định được các kinh tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ
tuyến gốc, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên quả
Địa cầu.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC
- Tìm kiếm và xử lí thông tin (HĐ1, HĐ2 , HĐ3)
- Tự tin ( HĐ 1, HĐ2)
- Phản hồi/Lắng nghe tích cực, giao tiếp( HĐ 3)
III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ, trình bày 1
phút.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Quả Địa cầu.
- Tranh/ ảnh về Trái Đất và các hành tinh.
- Các hình vẽ trong SGK phóng to (nếu có thể)
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khám phá
Động não
GV yêu cầu HS suy nghĩ nhanh và nêu một điều đã biết về Trái Đất. Sau
khi HS phát biểu, GV tóm tắt các ý kiến, lưu ý tới các ý kiến liên quan đến
nội dung bài học để chuẩn bị vào bài mới.
2. Kết nối
14
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: Tìm hiểu vị trí của Trái Đất
trong hệ Mặt Trời
* HS làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và
trả lời câu hỏi ở mục 1.
- HS trả lời, sau đó GV chốt kiến
thức.
- GV có thể mở rộng:
+ 5 hành tinh (Kim, Thuỷ, Hoả,
Mộc, Thổ) được quan sát bằng mắt
thường từ thời kỳ cổ đại.
+ Năm 1781, bắt đầu có kính thiên
văn, con người phát hiện sao Thiên
Vương.
+ Năm 1846, phát hiện sao Hải

Vương.
1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt
Trời
- Mặt Trời cùng với 8 hành tinh
chuyển động xung quanh
nó gọi là hệ Mặt Trời.
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ
Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt
Trời.
HĐ 2: Tìm hiểu hình dạng và kích
thước của Trái Đất
* HS làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 2
( SGK) , cho biết:
+ Hình dạng của Trái Đất
+ Độ dài bán kính và đường Xích
đạo của Trái Đất.
- HS trả lời, sau đó GV chốt kiến
thức và sử dụng quả Địa cầu để
khẳng định về hình dạng của Trái
Đất.
- GV kể cho HS nghe một số câu
chuyện liên quan đến tưởng tượng
của con người về hình dạng Trái Đất
thời cổ đại và quá trình tìm ra chân lí
2. Hình dạng và kích thước của
Trái Đất
Trái Đất có dạng hình cầu và kích
thước rất lớn:
- Độ dài bán kính: 6370 km.

- Độ dài đường Xích đạo:
40.076km.
15
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
về hình dạng Trái Đất của các nhà
địa lí.
HĐ 3: Tìm hiểu về hệ thống kinh,
vĩ tuyến
* Suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ
Bước 1. HS làm việc cá nhân:
- Dựa vào hình 2 (SGK), cho biết
các đường nối liền hai điểm cực Bắc
và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu
là những đường gì. Những vòng tròn
trên quả Địa Cầu vuông góc với các
kinh tuyến là những đường gì?
- Đọc mục 2 ( SGK) và cho biết quy
ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc,
kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ
tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu
Bắc, nửa cầu Nam.
Bước 2. HS thảo luận cặp đôi
HS trao đổi theo cặp về những nội
dung cá nhân đã tìm hiểu và xác định
trên hình 3 ( SGK) kinh tuyến gốc,
vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh
tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến
Nam, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
Bước 3. Đại diện một số cặp trình
bày trước lớp về những nội dung đã

trao đổi ( sử dụng quả địa cầu khi
trình bày)
Bước 4. GV tóm tắt các ý kiến của
HS và chốt kiến thức.
- GV nói ngắn gọn về ý nghĩa của hệ
thống kinh,vĩ tuyến và cho ví dụ. GV
3. Hệ thống kinh, vĩ tuyến.
3.1. Khái niệm
- Kinh tuyến: đường nối liền hai
điểm cực Bắc và Nam trên quả Địa
cầu.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên
16
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
cho HS biết trên bề mặt Trái Đất
không có đường kinh tuyến, vĩ
tuyến, chúng chỉ được thể hiện trên
bản đồ và quả Địa cầu.
quả Địa cầu vuông góc với các kinh
tuyến,
3.2. Một số quy ước:
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số
0
0
;đối diện với kinh tuyến gốc là kinh
tuyến 180
0
.
- Những kinh tuyến nằm bên phải
kinh tuyến gốc là những kinh tuyến

Đông; những kinh tuyến nằm bên trái
kinh tuyến gốc là những kinh tuyến
Tây.
- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến số 0
0
(chính là đường Xích đạo). Những vĩ
tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc
là những vĩ tuyến Bắc; những vĩ
tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam
là những vĩ tuyến Nam.
- Đường Xích đạo chia quả Địa cầu
ra nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.
- Hệ thống kinh, vĩ tuyến giúp cho
con người có thể xác định được vị trí
của mọi địa điểm trên quả địa cầu.
3. Thực hành /luyện tập
Trình bày 1 phút
Dựa vào thông tin dưới đây “ Dự báo thời tiết thông báo ngày 12 tháng 6
năm 2006, tâm bão đang ở kinh tuyến 130ºĐ, vĩ tuyến 15ºB”. Em hãy xác
định vị trí tâm bão trên hình 12 (SGK Địa lí 6) và cho biết: bão xảy ra trên
biển nào, vào thời điểm nào, tâm bão ở đâu ( kinh tuyến bao nhiêu, vĩ tuyến
bao nhiêu ?).
4. Vận dụng
Trình bày bằng hình
17
GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ Trái Đất với một số kinh tuyến, vĩ tuyến, ghi tên
các cực Bắc, Nam, đường Xích đạo và giới thiệu với bố mẹ hoặc anh, chị em
của em.
10. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện GD KNS
• Thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài

giờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân,
tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính
mình và người khác.
• Tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị,
thái độ và những hành vi trước đây để thích nghi hoặc chấp
nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới.
 Tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào
các tình huống “”thực” trong cuộc sống.
18

×