Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề án phát triển Suối Mỡ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 21 trang )

1
MỤC LỤC
I. Lời mở đầu............................................................................................2
II. Nội
dung.......................................................................................................2
1. Khái quát chung về Bắc Giang
• Điều kiện tự nhiên.................................................................3
2. Tiềm năng kinh tế............................................................................6
• Lĩnh vực kinh tế lợi thế.........................................................6
• Tiềm năng du lịch.................................................................7

3. Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ.........................................................7
• Du lịch sinh thái....................................................................7
 Khái niệm du lịch sinh thái.........................................7
 Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam......8
 Tình trạng hiện nay.....................................................9
• Khu DLST Suối Mỡ............................................................10
 Giới thiệu về Suối Mỡ..............................................10
 Thực trạng cần giải quyết.........................................16
• Quy hoạch và xây dựng khu du lịch Suối Mỡ.....................17
III. Kết luận..............................................................................................19.
Trích dẫn các nguồn:
-
-
-
-
-
- Tổng Cục Thống Kê
- Kênh truyền hình trực tuyến: Văn hóa Việt Nam
PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SUỐI MỠ
2


PHẦN1: MỞ ĐẦU
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người không còn nhu cầu ăn no, mặc
ấm mà thay vào đó, họ cần ăn ngon, mặc đẹp, nhu cầu đi du lịch ngày càng được
ưa chuộng, hơn nữa con người lại hướng tới du lịch hướng về thiên nhiên và phát
triển kinh tế bền vững thì du lịch sinh thái phát triển mạnh mẽ và nhận được nhiều
sự quan tâm của cả Thế Giới là một điều tất yếu. Thời gian gần đây, thế giới đang
ghi nhận nhiều bước tiến đáng kể của ngành du lịch, nhất là du lịch sinh thái và bảo
tồn do những quan ngại ngày càng lớn về vấn đề môi trường. Du lịch sinh thái
không chỉ tồn tại như một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm mà đă trở thành
một thực tế trên toàn cầu. Ở rất nhiều nước trên thế giới, vấn đề phát triển du lịch
sinh thái rất được chính phủ quan tâm, thường xuất hiện trong các bản tin chính
hay các quảng cáo thương mại công cộng.Du lịch sinh thái đă mang lại nhiều lợi
ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững.. Ecuador sử dụng khoản
thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galỏpagú để giúp duy trì toàn bộ mạng lưới
vườn quốc gia. Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để
nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày
càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái…. Tại Việt Nam, du lịch
cũng đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng và trong tương lai gần, hoạt động
du lịch được coi là con đường hiệu quả nhất để thu ngoại tệ và tăng thu nhập cho đất
nước, du lịch sinh thái ở Việt Nam được các công ty du lịch hàng đầu thế giới đánh
giá rât cao bởi những ưu ái mà tạo hóa đã ban tặng cho đất nước ta cùng với bàn tay
con người xây đắp.
Bên cạnh các khu du lịch sinh thái nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể, vườn
quốc gia Cúc Phương, Hoàng Liên Sơn…đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta
còn vô vàn những khu du lịch sinh thái nhỏ nhưng không kém phần độc đáo. ..Cách
Hà Nội không xa, khoảng 80 km và từ TP Bắc Giang, ngược theo quốc lộ 31
khoảng 30km, du khách sẽ bắt gặp một thắng cảnh nổi tiếng - Khu du lịch Suối
Mỡ, thuộc xã Nghĩa Phương (Lục Nam). Con suối nằm trong thung lũng của dãy
núi Huyền Đinh-Yên Tử hùng vỹ, quanh năm nước chảy uốn lượn qua các khe núi,
ghềnh đá cao, thấp tạo thành nhiều tầng thác ngoạn mục. Những dòng nước lúc thì

êm nhẹ, róc rách, khi thì tung bọt trắng xoá đổ ào ào từ trên cao xuống tạo thành
những ngọn thác. Không chỉ có dòng suối mang cái tên lạ "suối Mỡ" mà những
ngọn núi, cánh rừng hoang vu cùng với những ngôi đền cổ kính không kém phần kì
3
bí, linh thiêng nằm trong núi đã tạo nên một khung cảnh đáng để cho những du
khách tham quan, khám phá. Đến với Khu Du lịch sinh thái suối Mỡ- Bắc Giang,
du khách sẽ cảm nhận được cái khí hậu trong lành, mát mẻ, thoải mái của núi rừng
nơi đây. Được tham gia lễ hội từ đầu tháng tư đến hết mùa hè cùng du khách thập
phương đi lễ đền cầu bình an, tài lộc, sức khoẻ, được tắm suối, leo núi, ngắm
thác... Và đặc biệt được thưởng thức những món ẩm thực, trái cây, nước chè xanh
tươi quê hương...
PHẦN 2 NỘI DUNG:
I, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẮC GIANG
Điều kiện tự nhiên
Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng
sản. Địa lý lãnh thổ Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng về đất đai, tài
nguyên khoáng sản. Địa lý lãnh thổ không những có nhiều vùng núi cao, mà còn có
nhiều vùng đất trung du trải rộng xen kẽ với các vùng đồng bằng phì nhiêu.
1- Vị trí địa lý
Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ bắc;
từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ đông;Bắc Giang là tỉnh miền núi,
4
nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110
km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và
Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên,
phía Nam và Đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Đến nay
tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố. Trong đó có 6 huyện miền núi và 1
huyện vùng cao (Sơn Động); 229 xã, phường, thị trấn.
2- Đặc điểm địa hình
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng

xem kẽ. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TP- Bắc Giang.
Vùng miền núi bao gồm 7 huyện : Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân
Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó 1 phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam,
Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt
mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở
khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả,
cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè...; chăn nuôi
các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là
đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có
khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp,
chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.
3- Khí hậu
Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc. Một
năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn
hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 73 - 87%.
Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống.
Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển các cây
trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.
4- Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123 nghìn ha đất nông
nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dùng và
đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ
1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp -
dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh, ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển
rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh đã có kế hoạch
5

chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp
và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn 20 nghìn ha đất đồi núi chưa sử
dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư doanh, liên kết trồng
rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản.
b. Tài nguyên rừng
Đến hết năm 2005 Bắc Giang có 129.164 ha đất lâm nghiệp đã có rừng, và
gần 30.000 ha đất núi đồi có thể phát triển lâm nghiệp. Trữ lượng gỗ có khoảng 3,5
triệu m3, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây. Ngoài tác dụng tàn che, cung cấp gỗ,
củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có nhiều sông, suối, hồ đập,
cây rừng nguyên sinh phong phú... tạo cảnh quan, môi sinh đẹp và hấp dẫn.
c. Tài nguyên khoáng sản
Đến hết năm 2005 Bắc Giang đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại
khoáng sản khác nhau bao gồm : than, kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng
sản, vật liệu xây dựng. Phần lớn các khoáng sản này đã được đánh giá trữ lượng
hoặc xác định tiềm năng dự báo.
Tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số loại là nguồn nguyên
liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như mỏ than đá ở Yên Thế, Lục
Ngạn, Sơn Động có trữ lượng khoảng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than:
antraxit, than gầy, than bùn. Trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn (107,3
triệu tấn) phục vụ phát triển quy mô công nghiệp trung ương. Quặng sắt ước
khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế. Ngoài ra gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục
Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng. Khoáng sản sét cũng có tiềm
năng lớn, sử dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ và điểm mỏ, tổng trữ lượng khoảng
360 triệu m3, chủ yếu ở các huyện: Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế,
Hiệp Hoà. Trong đó có 100 m3 sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi,
cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam.
d. Tài nguyên nước
Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dai 347 km,
lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao ,hồ, đầm, mạch
nước ngầm. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước

cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.
II, TIỀM NĂNG KINH TẾ
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
6
Bắc Giang là một tỉnh miền núi nhưng có cả vùng trung du, đồng bằng xen
kẽ. Lợi thế kinh tế của tỉnh là nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp. Nông, lâm nghiệp đang có sự chuyển dịch cơ cấu một cách
tích cực. Tiến bộ khoa học kỹ thuật không ngừng được ứng dụng, nhất là việc đưa
giống mới, phương pháp canh tác mới. Tốc độ tăng tỷ trọng nông sản hàng hoá
mỗi năm đều tăng. Những cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được phát triển, mở
rộng ngày một nhanh hơn. Chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp cùng với nuôi
trồng thuỷ sản tiếp tục có những bước phát triển rất khả quan. Dịch vụ nông nghiệp
không ngừng phát triển đến tận các thôn bản, xóm làng vùng cao, hẻo lánh.
Thương mại dịch vụ phát triển nhanh trong nền kinh tế thị trường, nhiều chợ nông
thôn đã được khôi phục, mở rộng hoặc nhanh chóng hình thành. Các thị trấn, thị tứ
ngày càng sầm uất thêm.
Công nghiệp là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của tỉnh. Khu công nghiệp
Đình Trám rộng hơn 100 ha đã được các nhà đầu tư vào gần kín, ngoài ra còn gần
10 cụm công nghiệp tại các huyện, thị xã đã và đang đi vào hoạt động hoặc đang
thiết kế quy hoạch hoàn chỉnh. Từ khi tỉnh có văn bản khuyến khích ưu đãi đầu tư
trên địa bàn, sau một năm đã có 114 nhà đầu tư đăng ký với tổng số vốn hơn 1.187
tỷ đồng, trong đó 57 dự án đầu tư đã được chấp thuận. Các làng nghề truyền thống
ngày càng được khôi phục và phát triển như: mây tre đan Tăng Tiến, tơ tằm Song
Mai, bún Đa Mai, rượu làng Vân, mì Chũ, bánh đa Kế…
2. Tiềm năng du lịch
Bắc Giang là tỉnh miền núi nhưng địa lý lãnh thổ không những có nhiều vùng
núi cao, mà còn có nhiều vùng đất trung du trải rộng xen kẽ với các vùng đồng
bằng phì nhiêu. Rừng nguyên sinh còn khá nhiều, đặc biệt là trên 7.000 ha rừng tại
Khe Rỗ (xã An Lạc, huyện Sơn Động), cách thị trấn An Châu hơn 10 km, với hơn
200 loài thực vật, 250 loài dược liệu, 40 loài thú, 70 loài chim, 20 loài bò sát và

đặc biệt là 7 loài quý hiếm. Ngoài ra, Bắc Giang còn có rừng nguyên sinh Tây Yên
Tử đang được bảo tồn với diện tích tự nhiên gần 15.000 ha gồm nhiều chủng loại
cây hỗn giao phong phú, động vật rừng quý hiếm.
Cùng với rừng núi, tỉnh còn có hệ thống sông, suối xen kẽ nổi tiếng trong vùng
như: hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn) rộng gần 3.000 ha, các hồ Khuôn Thần, làng Thum,
Lòng Thuyền (Lục Ngạn), suối Nứa (Lục Nam), sông Sỏi (Yên Thế)…, mỗi hồ
7
rộng hàng trăm ha với dáng vẻ đặc trưng riêng về sinh thái của mình. Có hồ chứa
hoặc đang triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ nhưng vẫn thu hút hàng vạn
du khách tới thăm. Suối Mỡ (Lục Nam) là một thắng cảnh có di tích văn hoá hấp
dẫn, đang tiếp tục xây dựng thêm các cơ sở dịch vụ…
Ở Bắc Giang còn có vùng trồng vải thiều rộng lớn không chỉ có giá trị kinh tế
cao, mà còn hấp dẫn nhiều du khách. Các chủ trang trại đã kết hợp phát triển kinh
tế vườn đồi với du lịch sinh thái. Rất nhiều trang trại có chủng loại cây ăn quả
phong phú cùng các loại đặc sản hấp dẫn. Tiếng hát quan họ có từ lâu đời ở nhiều
huyện vẫn duy trì và phát huy ở Bắc Giang, đặc biệt tiếng hát Soong Hao nổi tiếng
của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn giữ vai trò chính trong những ngày lễ hội.
Hơn 100 di tích lịch sử văn hoá lớn đang được bảo tồn như chùa Vĩnh Nghiêm,
đình cổ Lỗ Hạnh, đình Phù Lão và chùa Tiên Lục với cây dạ hương nghìn năm
tuổi, thành cổ Xương Giang, thành đất nhà Mạc, đồn Phồn Xương của nghĩa quân
Đề Thám, an toàn khu Hoàng Vân… Các lễ hội cổ truyền vẫn được gìn giữ và
ngày càng phát huy, mở rộng thêm.
Bắc Giang-Kinh Bắc đã từ lâu được biết đến như là một vùng phên dậu quan
trọng bậc nhất của Thăng Long- Hà Nội; một vùng non nước tráng lệ, với biết bao
giá trị văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Bắc Giang còn là một miền quê có tài
nguyên du lịch đa dạng, phong phú cả về du lịch sinh thái và du lịch văn hoá lịch
sử.
Du lịch văn hóa đang là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
Đối với Bắc Giang, đây là loại hình du lịch có tiềm năng lớn và hứa hẹn nhiều triển
vọng. Bắc Giang có nhiều lễ hội truyền thống, hơn 2 nghìn di tích lịch sử văn hóa,

trong đó 116 di tích được xếp hạng quốc gia, cùng nhiều loại hình văn hóa vật thể,
phi vật thể tiêu biểu, những danh thắng nổi tiếng như Hồ Cấm Sơn, hồ Khuân Thần
(huyện Lục Ngạn) khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, Suối Nứa, Suối Nước
Vàng(huyện Lục Nam) rừng nguyên sinh Khe Rỗ, khu du lịch sinh thái Đồng
Thông(huyện Sơn Động). Ngoài ra với những trang trại trồng cây ăn quả ngút ngàn
tầm mắt với đặc sản vải thiều Lục Ngạn nổi tiếng trong và ngoài nước.
Với hệ thống di tích Lịch sử-Văn Hoá Bắc Giang tự hào là nơi lưu giữ một tài
nguyên lịch sử văn hoá với những trang sử hào hùng ghi lại tinh thần đấu tranh bất
khuất, tự lập, tự cường của dân tộc trong thời kỳ dựng nước và giữ nước như di
tích thành cổ Xương Giang( thế kỷ XV), thành cổ nhà Mạc(thế kỷ XVI-XVII) di
tích khởi nghĩa nông dân Yên Thế (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) khu di tích
Cách Mạng Hoàng Vân-Hiệp Hoà được mệnh danh là cái nôi của Cách mạng Việt
8
Nam, nơi hoạt động bí mật của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trước Cách
Mạng tháng 8 năm 1945.
Ông Nguyễn Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty Du lịch Hoàng Long cho hay: "Bên
cạnh nhu cầu vui chơi, giải trí, khi đặt chân đến một vùng đất, hầu hết du khách
đều mong muốn tìm hiểu về bản sắc văn hóa địa phương. Công ty chúng tôi đã tổ
chức một số tour du lịch cho khách quốc tế tới Bắc Giang, điểm đến trong hành
trình là chùa Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà, làng cổ Thổ Hà, Vân Hà. Tuy nhiên, Bắc Giang
chưa tạo ra được những dịch vụ du lịch đặc trưng để thu hút du khách".
Xác định khai thác nét văn hóa truyền thống là yếu tố quan trọng đối với sự phát
triển du lịch, những năm qua, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh
đã tích cực đầu tư bảo tồn những loại hình văn hóa đặc trưng của tỉnh. Nhiều di
tích trọng điểm trên địa bàn được quan tâm tu bổ, tôn tạo như đình Thổ Hà, chùa
Bổ Đà (Việt Yên); hệ thống lăng đá cổ, đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa); đình Phù Lão
(Lạng Giang); khu di tích khởi nghĩa Yên Thế; chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng)…
các lễ hội truyền thống được bảo tồn, phục dựng như lễ hội Yên Thế, Xương
Giang, vật cầu bùn làng Vân (Việt Yên); các mô hình truyền dạy hát dân ca quan
họ, ca trù và dân ca các dân tộc thiểu số ngày càng được nhân rộng tại các địa

phương… Qua đó, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, tìm hiểu về văn hóa địa
phương của khách tham quan, đồng thời phát huy giá trị di sản.
Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Trụ, Phó Giám đốc Sở VHTTDL, việc khai thác
những di sản văn hóa đó phục vụ cho du lịch chưa hiệu quả, sự gắn kết giữa văn
hóa và du lịch không chặt chẽ, còn mang tính tự phát. Ví như nếu khách du lịch
muốn nghe dân ca quan họ, ca trù hoặc hát soong hao, hát then và đàn tính (dân tộc
Tày, Nùng)... tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh cũng không dễ có ngay. Ngoài ra,
việc thiếu hướng dẫn viên am hiểu sâu sắc về văn hóa địa phương, truyền tải được
giá trị của di sản đến du khách cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến các sản
phẩm du lịch di sản chưa thu hút được đông đảo khách tham quan.
Trong tương lai, việc ưu tiên đầu tư cho công tác tuyên truyền, quảng bá, xây
dựng thương hiệu và điểm dừng chân cho du khách cần được quan tâm nhiều hơn
nữa. Đặc biệt là tiếp tục chú ý bảo vệ, gìn giữ những di sản văn hóa truyền thống.
Ngoài ra, cần đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, khách sạn, nhà hàng
ăn uống; tăng cường đào tạo đội ngũ thuyết minh, hướng dẫn người dân tham gia
tìm hiểu về di sản văn hóa của quê hương, từ đó họ sẽ tích cực tuyên truyền cho
khách du lịch hiểu về vùng đất, con người Bắc Giang. Để giải quyết được những
vấn đề trên cần tiếp tục nghiên cứu kỹ xây dựng các mô hình văn hóa, giải trí và du
lịch cộng đồng, đồng thời thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp dịch
vụ...Thực tế cho thấy, du lịch và văn hóa luôn có sự gắn kết, hỗ trợ nhau phát triển.
Nếu di sản văn hóa được bảo tồn tốt, giá trị và tính hấp dẫn sẽ lớn hơn, đó cũng là
cơ sở để địa phương xây dựng sản phẩm du lịch. Mặt khác, khi du lịch phát triển,

×