Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Ảnh hưởng của việc sử dụng mỡ cá trong thức ăn heo thịt theo ba giai đoạn từ sau cai sữa đến xuất chuồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.25 KB, 34 trang )




ĐẠI HỌC NÔNG LÂM. TPHCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP




ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỢ CÁ TRONG
THỨC ĂN HEO THỊT THEO BA GIAI ĐOẠN
TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG









NGÀNH : THÚ Y
KHÓA : TC 16 (1999-2004)
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN NGỌC THÀNH









2004


ĐẠI HỌC NÔNG LÂM. TPHCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP





ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỢ CÁ TRONG
THỨC ĂN HEO THỊT THEO BA GIAI ĐOẠN
TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG



Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG Nguyễn Ngọc Thành






2004


i
LỜI CẢM TẠ

Thành kính nhớ ơn cha, mẹ đã sinh thành ra con và cho con có ngày nay.

Xin chân thành cảm tạ Trường Đại Học Nông Lâm, các thầy cô trong Khoa
Chăn Nuôi Thú Y đã hết lòng chỉ bảo em trong suốt thời gian học và thực tập

Xin chân thành cảm tạ Tiến Só DƯƠNG DUY ĐỒNG đã hết lòng hướng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm tạ Ông NGUYỄN TRÍ CÔNG, chủ trại chăn nuôi heo PIGFARM
TRÍ CÔNG và các anh, chò công nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi trong
suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.


ii
MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 01

I. Đặt vấn đề 01
II. Mục đích yêu cầu 01
PHẦN 2. TỔNG QUAN 02
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 02
1.1 Mỡ cá 02
1.1.1 Khái niệm 02
1.1.2 Vai trò sinh học của mỡ cá ù04
II. Điều kiện chuồng trại thí nghiệm 04
2.1 Chuồng trại 04
2.2 Nước uống 05
2.3 Vệ sinh và phòng bệnh 05
2.4 Qui trình tiêm phòng 05
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 06
3.1 Thời gian và đòa điểm 06
3.2 Bố trí thí nghiệm 06
3.3 Thức ăn 07
3.4 Các chỉ tiêu khảo sát 10
3.4.1 Trọng lượng bình quân (kg) 10
3.4.2 Tăng trọng bình quân (kg) 10
3.4.3 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 11
3.4.4 Thức ăn tiêu thụ (kg/con/ngày) 11
3.4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn (kg thức ăn/kg P) 11
3.4.6 Tiêu chảy 11
3.4.7 Chất lượng quầy thòt 11
3.4.8 Hiệu quả kinh tế 12
3.4.9 Phương pháp xử lý số liệu 12
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 13
4.1 Trọng lượng bình quân (kg) 13
4.1.4 So sánh mức trọng lượng bình quân lúc kết thúc của cả 3 thí nghiệm 15
4.2 Tăng trong bình quân (kg) 15

4.3 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 16
4.4 Thức ăn tiêu thụ (kg/con/ngày) 16
4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn 17
4.6 Hiệu quả kinh tế 18
4.7 Chất lượng quầy thòt 18
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 23
I. Kết luận 23
II. Tồn tại 23


iii
III. Đề nghò 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
PHẦN VI PHỤ LỤC 25

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần của mỡ cá 02
Bảng 1.2 Thành phần của mỡ cá 03
Bảng 1.5 Thành phần acid béo 04
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí của thí nghiệm 1 06
Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí của thí nghiệm 2 07
Bảng 3.3 Sơ đồ bố trí của thí nghiệm 3 07
Bảng 3.4 Thành phần nguyên liệu của các loại cám 08
Bảng 3.5 Giá trò dinh dưỡng của thức ăn loại 10 kg- 30 kg 08
Bảng 3.5 Giá trò dinh dưỡng của thức ăn loại 30 kg- 60 kg 09
Bảng 3.5 Giá trò dinh dưỡng của thức ăn loại 60 kg- xuất chuồng 10
Bảng 4.4 Trọng lượng bình quân của 3 thí nghiệm 15
Bảng 4.5 Tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm 15
Bảng 4.6 Tăng trọng tuyệt đối 16

Bảng 4.7 Thức ăn tiêu thụ 17
Bảng 4.8 Hệ số chuyển biến thức ăn 17
Bảng 4.9 Bảng giá chi phí thức ăn cho 1kg P 18
Bảng 4.10 Độ dày mỡ lưng 19
Bảng 4.11 Diện tích thòt thăn 19
Bảng 4.12 Độ hao hụt khối lượng (độ mất nước) 20

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1 Phần thòt thăn của heo sử dụng thức ăn thông thường của trại 21
Hình 2 Phần thòt thăn của heo sử dụng thức ăn có bổ sung mỡ cá với tỉ lệ 1 % 21
Hình 3 Phần thòt thăn của heo sử dụng thức ăn thông thường của trại 22
Hình 4 Phần thòt thăn của heo sử dụng thức ăn có bổ sung mỡ cá với tỉ lệ 1 % 22
Hình 5 Phần thòt thăn của heo sử dụng thức ăn thông thường của trại 22
Hình 6 Phần thòt thăn của heo sử dụng thức ăn có bổ sung mỡ cá với tỉ lệ 1 % 22







iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỢ CÁ TRONG THỨC ĂN HEO
THỊT THEO BA GIAI ĐOẠN TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Luận văn được thực hiện từ ngày 15/04/2004 đến ngày 05/08/2004 tại trại chăn
nuôi heo PIGFARM TRI CONG 74A Đoàn Văn Cừ, Ấp Vàm, Xã Thiện Tân, Huyện

Vónh Cửu, Đồng Nai.
Thí nghiệm gồm 3 thí nghiệm với tổng số 160 heo:
-Thí nghiệm 1: 80 heo 65 ngày tuổi chia thành 2 lô nuôi đến khi xuất chuồng
165 ngày tuổi. Lô 1 có 40 heo, sử dụng thức ăn thông thường của trại, dùng để đối
chứng cho giai đoạn heo 65 ngày đến 165 ngày tuổi (thí nghiệm 1) và các giai đoạn 91
– 165 ngày (thí nghiệm 2), và giai đoạn 119 – 165 ngày tuổi (thí nghiệm 3). Lô 2 có 40
heo, sử dụng thức ăn cơ bản có bổ sung mỡ cá tỉ lệ 1%.

-Thí nghiệm 2: gồm 40 heo 91 ngày tuổi phân vào lô thí nghiệm nuôi đến khi
xuất chuồng 165 ngày tuổi với nội dung thí nghiệm giống như ở thí nghiệm 1. Các heo
này được so sánh với heo của lô đối chứng trong thí nghiệm 1 từ 91 ngày tuổi trở đi.

-Thí nghiệm 3: cũng giống như thí nghiệm 2, 40 heo 119 ngày tuổi phân vào lô
thí nghiệm, sử dụng thức ăn có bổ sung thêm mỡ cá với tỉ lệ 1% và so sánh với heo ở
lô đối chứng trong thí nghiệm 1 từ 119 ngày tuổi trở đi.

Kết quả cho thấy sử dụng mỡ cá vào thức ăn trong suốt thời gian dài từ khoảng
65 ngày tuổi đến xuất chuồng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi và nâng
cao chất lượng quầy thòt. Khi bổ sung mỡ cá trễ hơn, lúc 91 ngày hoặc 119 ngày tuổi
thì heo thí nghiệm cũng có cải thiện tăng trưởng và hiệu quả kinh tế tốt hơn đối chứng
nhưng sự khác biệt không rõ bằng như khi bổ sung mỡ cá ngày từ lúc 65 ngày tuổi.



DOWNLOAD» Agriviet.Com

1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lónh vực chăn nuôi, phát triển mạnh mẽ nhất là chăn nuôi heo. Để nâng

cao năng suất, cải thiện phẩm chất quầy thòt như độ dày mỡ lưng, diện tích thòt thăn,
khả năng giữ nước, màu sắc… của thòt heo cần phải bổ sung một số dưỡng chất phù
hợp cho heo theo từng giai đoạn tăng trưởng. Song song với mục đích trên còn mong
muốn heo tăng trọng nhanh, giảm tiêu thụ thức ăn để đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất cho nhà chăn nuôi. Mỡ cá là một trong những thực liệu cung cấp năng lượng cho
heo khi tổ hợp khẩu phần, mỡ cá chứa nhiều loại acid béo mà quan trọng là các acid
béo không no. Các loại thức ăn hỗn hợp hiện được sử dụng đôi khi không cung cấp đủ
năng lượng cho sự tăng trưởng tối đa của heo do giá thành hoặc do khó khăn khi bảo
quản nên các trại heo đôi lúc vẫn phải tìm nguồn năng lượng cao có giá cả hợp lý bổ
sung thêm. Vì vậy việc tìm hiểu ảnh hưởng của sử dụng mỡ cá trong thức ăn heo thòt
sẽ có thể đóng góp phần nào cho mục đích trên.
Được sự phân công của KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y – BỘ MÔN DINH
DƯỢNG và sự hướng dẫn của TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG chúng tôi thực hiện đề tài:
Ảnh hưởng của việc sử dụng mỡ cá trong thức ăn heo thòt theo ba giai đoạn từ sau
cai sữa đến xuất chuồng.
II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
Tìm hiểu ảnh hưởng của bổ sung 1% mỡ cá trong thức ăn đến các chỉ tiêu sản
xuất của heo thòt và giai đoạn thích hợp nhất để bổ sung mỡ cá vào thức ăn heo thòt.
2. Yêu cầu
Nuôi heo thòt từ khoảng 25 kg đến xuất chuồng và ghi nhận các chỉ tiêu về tăng
trọng, sử dụng thức ăn, chất lượng quầy thòt và liên quan đến hiệu quả kinh tế.
DOWNLOAD» Agriviet.Com

2
PHẦN II. TỔNG QUAN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Mỡ cá
1.1.1. Khái niệm
Mỡ cá là loại mỡ được chế biến từ công nghiệp chế biến cá. Thành phần của

mỡ cá gồm có các acid béo không no và acid béo no. Nhưng chủ yếu là các acid béo
không no mà đại diện là các acid linolenic liên kết (CLA)
Bảng 1.1. Thành phần của mỡ cá (g/85 g)
(tham khảo từ )
Acid béo no Tổng lượng mỡ
Cá Vược biển 0.6 2.2
Cá Hồi 0.9 3.1
Cá Chỉ Vàng (cá Hanh) 0.2 1.1
Cá Mũi Kiếm 1.2 4.4
Cá Ngừ Califoni, cá Ngừ lớn) 1.1 4.2
Cá Ngừ đóng hộp 1.4 6.9
Cá Ngừ (nước) 0.7 2.5
Cá Hồi, cá Hồi lưng gù 1.3 5.1
Cá Trống 1.1 4.1
Cá Vược 0.7 3.1
Cá Ngừ lớn 0.8 3.6
Cá Chép 0.9 4.8
Cá da trơn 0.6 2.4
Trứng cá muối 3.8 15.2
Cá Tuyết 0.1 0.7
Cá Chình 2 9.9

DOWNLOAD» Agriviet.Com

3
Thành phần của mỡ cá tham khảo từ
được trình bày ở
bảng 1.2.
Bảng 1.2. Thành phần của mỡ cá trong các loại cá thòt trắng (g/85 g)
(tham khảo từ )

Mỡ Acid béo no Acid béo không no
Nung nóng 1.2 0.6 0.5
Làm lạnh 10 1 8.7
Dùng nồi hấp (cá Êâfin) 0.7 0.2 0.5
Làm lạnh 8 0.7 7.2
Dùng nồi hấp (cáBơn Halibut) 3 0.5 2.4
Dùng nồi hấp (cá Bơn Lemon) 1 0.2 0.8
Dùng nồi hấp (cá Bơn Sao) 1.5 0.4 1
Làm lạnh 18 1.5 15.8
Dùng nồi hấp 1 0.1 0.8
Làm lạnh (cá Đuối) 10 1 8.5
Dùng nồi hấp 1 0.2 0.7
Làm lạnh 10 1 8.8
Cá Trích 13 3.8 8.9
Nung nóng (cá Trích muối) 9.8 1.4 8
Làm lạnh (cá Thu) 12 2.2 9.2
Cá Mòi cơm 5.7 1 4.2
Dùng nồi hấp (cá Hồi) 12 2 9.5
Nước sốt cà chua (cá Mòi) 11 3.2 7.4
Dầu cá Mòi 14 2.8 10.7
Dùng nồi hấp (cá Mòi) 2.6 0.7 1.8
Dầu cá Ngừ 8 1.5 6.2
Cá Ngừ trong nước biển 0.5 0.3 0.2
DOWNLOAD» Agriviet.Com

4
Cá BaSa được xếp vào loại cá da trơn, hiện nay mỡ cá BaSa sẵn có trên thò
trường, là phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến cá, giá rẻ, là nguồn cung cấp
năng lượng quan trọng cho heo.
1.1.2. Vai trò sinh học của mỡ cá

Ảnh hưởng của mỡ cá đến thức ăn tiêu thụ, sự tăng trọng, và thành phần quầy
thòt (tham khảo từ Purdue University).
Bảng 1.5. Thành phần acid béo
n tự do n giới hạn Sự khác biệt
Tổng CLA (%) 0.09 0.09 P < 0.1
Tổng (SFA) acid béo no (%) 36.04 36.73 P < 0.1
Tổng (UFA) acid béo không no (%) 63.96 63.27 P < 0.1
Tỉ lệ SFA/UFA 0.56 0.58 P < 0.1
Tổng (MUFA) acid béo không no
đơn (%)
53.27 52.78 Không
Tổng (PUFA) acid béo không no đa 10.69 10.49 Không

II. ĐIỀU KIỆN CHUỒNG TRẠI NƠI THÍ NGHIỆM
Trại chăn nuôi heo PIGFARM TRI CONG – ĐONG NAI. 74A/Đoàn Văn Cừ.
p Vàm, Xã Thiện Tân, Huyện Vónh Cửu, Tỉnh Đồng Nai
2.1. Chuồng trại
- Chuồng trại được thiết kế theo dạng hai mái, cao, ráo, thoáng mát, độ dốc nền
5%. Mỗi dãy trại được chia thành 10 ô chuồng, diện tích mỗi ô chuồng khoảng 50m
2

(dài 10m * rộng 5m), chiều cao là 0.7m. Phía sau mỗi dãy chuồng có hệ thống thoát
nước, vách ngăn mỗi ô chuồng được xây bằng gạch tô xi-măng. Mỗi ô có 3 vòi nước tự
động được lắp ở giữa vách ngăn. Một máng ăn cho 1 ô được lắp ở giữa ô chuồng.
Máng ăn và vòi nước được lắp theo kiểu bán cố đònh. Phân và nước thảy được thoát ra
ngoài bằng nhiều khoảng trống ở cuối ô chuồng.
DOWNLOAD» Agriviet.Com

5
2.2. Nước uống

- Nước uống được bơm từ giếng khoan, trữ trên bồn chứa rồi dẫn đến từng ô
chuồng.
2.3. Vệ sinh và phòng bệnh
- Trại áp dụng phương thức cùng vào cùng ra
- Chuồng được chà rửa kó, quét vôi, phun thuốc sát trùng sau khi chuyển heo,
xuất heo, để trống ít nhất 1 tuần trước khi đưa heo vào nuôi.
- Mỗi tuần phun thuốc sát trùng 1 lần toàn trại và không gian quanh trại, tắm
heo, rửa chuồng mỗi ngày 1 lần từ 10 giờ đến 11 giờ 30 phút.
2.4. Quy trình tiêm phòng
Tiêm phòng cho heo nọc: tiêm phòng vaccin Aujeszky, FMD, Dòch tả, Parvo,
Tụ Huyết Trùng: 6 tháng/1lần. Mỗi loại vaccin tiêm cách nhau 7 ngày.
Tiêm phòng cho nái hậu bò khoảng 6 tháng tuổi thì chủng ngừa các loại vaccin:
Aujeszky, dòch tả, FMD, parvo. Nái trước khi sanh khoảng 2 tuần thì chủng ngừa
vaccin dòch tả và vaccin FMD.
Tiêm phòng cho heo con theo mẹ và heo cai sữa (cai sữa heo con đạt 28 ngày ):
+ Trong vòng 12 giờ đầu sau khi sanh: cho uống kháng huyết thanh E.coli nếu trại có
tình trạng tỉ lệ heo biểu hiện tiêu chảy nhiều
+ 3 ngày sau khi sanh: cho uống Baycox (ngừa cầu trùng)
+ 2 tuần tuổi: vaccin ngừa viêm phổi (lần 1)
+ 5 tuần tuổi: vacccin ngừa viêm phổi (lần 2)
+ 6 tuần tuổi: vaccin dòch tả (lần 1)
+ 7 tuần 3 ngày tuổi: vaccin Aujeszky
+ 8 tuần 2 ngày tuổi: vaccin dòch tả (lần 2)
+8 tuần 5 ngày tuổi: vaccin FMD
DOWNLOAD» Agriviet.Com

6
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Thời gian và đòa điểm
Thời gian: Từ ngày 15/04/2004 đến ngày 15/08/2004.

Đòa điểm: Tại trại chăn nuôi heo PIGFARM TRI CONG_ ĐONG NAI.
74A/Đoàn Văn Cừ. p Vàm – xã Thiện Tân – Huyện Vónh Cửu – Tỉnh Đồng Nai
Trại được xây dựng từ đầu năm 1998, hoạt động và phát triển đến ngày nay
Đây là trại heo thương phẩm, tổng số heo là 2500 con gồm từ 28 ngày tuổi (cai
sữa ) đến khoảng 140 ngày tuổi
3.2. Bố trí thí nghiệm
3.2.1. Thí nghiệm 1
Thí nghiệm được tiến hành trên 80 heo 65 ngày tuổi, trọng lượng ban đầu trung
bình khoảng 27.5kg, chia thành 2 lô, nuôi đến kết thúc thí nghiệm là 165 ngày tuổi
(thời gian nuôi 100 ngày )
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí của thí nghiệm 1

3.2.2. Thí nghiệm 2
Thí nghiệm được tiến hành trên 80 heo 91 ngày tuổi, trọng lượng ban đầu trung
bình khoảng 43.5kg, chia thành 2 lô, nuôi đến kết thúc thí nghiệm là 165 ngày tuổi
(thời gian nuôi là 74 ngày tuổi ). Sơ đồ bố trí thí ngiiệm được trình bày ở trang bên.
Lô 1 (65 ngày tuổi) Lô 2 (65 ngày tuổi)
Tổng số con 40 40
Đực 20 20
Cái 20 20
Trọng lượng BQ ban đầu (kg) 27,50± 1,71 27,65 ± 2,45
Mỡ cá bổ sung thức ăn (%) 1
DOWNLOAD» Agriviet.Com

7
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí của thí nghòêm 2
Lô 1 (91 ngày tuổi) Lô 2 (91 ngày tuổi)
Tổng số con 40 40
Đực 20 20
Cái 20 20

Trọng lượng BQ ban đầu (kg) 43,55 ± 3.97 43,65 ± 4,85
Mỡ cá bổ sung thức ăn (%) 1

3.2.3. Thí nghiệm 3
Thí nghiệm được tiến hành trên 80 heo 119 ngày tuổi, trọng lượng ban đầu
trung bình khoảng 59 kg, chia thành 2 lô, nuôi đến kết thúc thí nghiệm. Do giá cả thò
trường nên khi xuất chuồng thời gian nuôi của 2 lô là khác nhau, lô 1 kết thúc thí
nghiệm lúc heo đạt 153 ngày tuổi (thời gian nuôi là 46 ngày ), lô 2 kết thúc thí nghiệm
lúc heo đạt 179 ngày tuổi (thời gian nuôi là 60 ngày)
Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí của thí nghiệm 3
Lô1 (119 ngày tuổi) Lô 2 (119 ngày tuổi)
Tổng số con 40 40
Đực 20 20
Cái 20 20
Trọng lượng BQ ban đầu (kg) 58,95 ± 4.87 59,1 ± 3,96
Mỡ cá bổ sung thức ăn (%) 1

3.3. Thức ăn
Sử dụng thức ăn hỗn hợp do trại tự trộn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của
heo theo mỗi giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ 40 ngày tuổi đến 80 ngày tuổi (khoảng 10 kg – 30 kg)
Giai đoạn 2: Từ 80 ngày tuổi đến 120 ngày tuổi (khoảng 30 kg – 60 kg)
DOWNLOAD» Agriviet.Com

8
Giai đoạn 3: Từ 120 ngày tuổi đến xuất chuồng (khoảng 60 kg - xuất chuồng)
Bảng 3.4. Thành phần nguyên liệu các loại thức ăn hỗn hợp
NL
TL heo
Đậm đặc

pocry (%)
Mì lát
(%)
Cám gạo
(%)
Cám bắp
(%)
Mỡ cá
(%)
Đơn giá (đ/kg) 7500

1500 2300 2600 6500
10kg-30kg 25 15 15 45 1
30kg-60kg 20 20 20 40 1
60kg-XC 18 _ 15 67 1

Heo được ăn tự do bằng máng ăn tự động, loại thức ăn được căn cứ theo trọng
lượng của heo.
Giá trò dinh dưỡng của từng loại thức ăn được trình bày như sau:
Bảng 3.5. Giá trò dinh dưỡng của thức ăn loại 10 kg – 30 kg
STT Thành phần dinh dưỡng Đơn vò Nhỏ nhất Lớn nhất
1 Năng lượng trao đổi Kcal/kg 3.200,00 3.350,00
2 Protein % 17,50 21,00
3 Chất béo % 7,00
4 Chất xơ % 5,00
5 Calcium % 0,85 1,00
6 Phospho tổng số % 0,77
7 Phospho hữu dụng % 0,49
8 Muối % 0,30 0,50
9 Lysine % 1,12

10 Methionine + Cystine % 0,64
11 Methionine % 0,36
12 Threonine % 0,70
13 Tryptophan % 0,27
DOWNLOAD» Agriviet.Com

9

Bảng 3.6. Giá trò dinh dưỡng của thức ăn loại 30 kg - 60 kg
STT Thành phần dinh dưỡng Đơn vò Nhỏ nhất Lớn nhất
1 Năng lượng trao đổi Kcal/kg 3.150,00 3.250,00
2 Protein % 16,00 20,00
3 Chất béo % 3,00 7,00
4 Chất xơ % 3,00 5,50
5 Calcium % 0,98 1,10
6 Phospho tổng số % 0,74
7 Phospho hữu dụng % 0,45
8 Muối % 0,30 0,55
9 Lysine % 1,05
10 Methionine + Cystine % 0,60
11 Methionine % 0,32
12 Threonine % 0,65
13 Tryptophan % 0,18

Giá trò dinh dưỡng của loại thức ăn từ 60kg

xuất chuồng được trình bày ở
trang bên.









DOWNLOAD» Agriviet.Com

10

Bảng 3.7. Giá trò dinh dưỡng của thức ăn loại 60 kg - xuất chuồng
STT Thành phần DD Đơn vò Calculated Tối thiểu Tối đa
1 Năng lượng trao đổi Kcal/kg 3.066,74 3.040,00 3.200,00
2 Protein % 17,30 16,00 20,00
3 Chất béo % 4,24 3,00 8,00
4 Chất xơ % 3,99 3,50 7,00
5 Calcium % 1,03 0,98 1,20
6 Phospho tổng số % 0,83 0,70 1,00
7 Phospho hữu dụng % 0,40 0,43
8 muối % 0,45 0,40 0,50
9 Lysine % 1,03 0,90
10 Methionine + Cystine % 0,60 0,54
11 Methionine % 0,34 0,27
12 Threonine % 0,69 0,56
13 Tryptophan % 0,21 0,16

3.4. Các chỉ tiêu khảo sát
3.4.1. Trọng lượng bình quân (kg)
Heo được cân trọng lượng lúc bắt đầu thí nghiệm là 65 ngày tuổi, 91 ngày tuổi,
119 ngày tuổi và lúc xuất chuồng. Cân 40 con/lô (tương tự cho tất cả các lô) để so sánh

khả năng tăng trọng giữa các lô trong suốt thời gian thí nghiệm, sử dụng cân bàn và
cân từng con.
3.4.2. Tăng trọng bình quân (kg)
Khảo sát tăng trọng bình quân (TTBQ) bằng cách lấy trọng lượng sau (trọng
lượng lúc kết thúc thí nghiệm) trừ cho trọng lượng trước (trọng lượng lúc bắt đầu thí
nghiệm) TTBQ (kg) = Tlsau – Tltrước
DOWNLOAD» Agriviet.Com

11

3.4.3. Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày)
Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) được xác đònh bằng TTBQ của heo thí nghiệm
chia cho tổng số heo trên 1 lô và chia cho tổng số ngày nuôi của heo thí nghiệm.
TTTĐ (g/con/ngày)= (p
t
-p
o
)/n(t-t
o
)
P
t
: Trọng lượng lúc kết thúc thí nghiệm(g)
P
o
: Trọng lượng lúc bắt đầu thí nghiệm(g)
n: số con nuôi trong lô
(t –t
o
): số ngày nuôi

3.4.4. Thức ăn tiêu thụ (kg/con/ngày)
Lấy mốc lúc cân heo bắt đầu thí nghiệm, trong thời gian này ghi nhận số
lượng(kg) thức ăn mỗi lần cho ăn để biết được tổng lượng thức ăn trong suốt thời gian
thí nghiệm.
TATT (kg/con/ngày) =∑TATT/số con/số ngày nuôi
3.4.5. Hệ số chuyển biến thức ăn (kg TA/kg P)
Là tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng tính từ úc bắt đầu nuôi cho đến kết thúc
thí nghiệm.
HSCBTA (kg TA/kg P) =TATT/TTTĐ
3.4.6. Tiêu chảy
Ghi nhận số con tiêu chảy với dấu hiệu phân dính hậu môn, số ngày tiêu chảy
của từng con, quan sát ngày hai lần.
3.4.7. Chất lượng quày thòt
Chọn ngẫu nhiên 6 mẫu (6 con)/lô khi giết mổ để quan sát các chỉ tiêu:
+ Độ dày mỡ lưng(mm): Đo bằng thước kẹp, đo ở điểm đốt xương sườn cuối
cùng, vò trí P
1
, P
2
, P
3
. P
1
được xác đònh theo chiều ngang từ đường thẳng lưng một đoạn
là 45cm, P
2
xác đònh tương tự như vậy một đoạn là 65cm, tương tự cho P
3
một đoạn là
85cm.

DOWNLOAD» Agriviet.Com

12
+ Diện tích thòt thăn(mm
2
): Tiết diện thòt thăn được xác đònh bằng cách cắt
ngang phần thăn rồi cho lên giấy có chia ô, 1 ô = 1 cm
2
) diện tích thòt thăn sẽ được in
trên giấy. Đếm các ô nguyên, phần còn lại tính ta tiếp tục chia ô nhỏ (0.1 cm
2
), những
phần không chia nhỏ được ta tính theo diện tích tam giác, cộng dồn các phần tính được
sau khi qui đổi cùng đơn vò.
+ Độ rỉ dòch: Lấy khối lượng thòt thăn nhất đònh, 6 mẫu/lô, dùng cân tiểu li để
cân độ hao hụt khối lương do bò rỉ dòch sau những khoảng thời gian 4giờ, 8giờ, 12giờ
của các mẩu trong các lô thí nghiệm.
+ Màu sắc: So sánh độ đậm nhạt của thòt thăn giữa các lô thí nghiệm và lô đối
chưng, mô tả, đánh giá bằng chụp hình minh hoạ 6 mẫu/lô.
3.4.8. Hiệu quả kinh tế
Tính chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng.
Trong suốt thời gian thí nghiệm, đơn giá các thực liệu có nhiều biến động nên
chúng tôi tính toán dựa trên giá cả thò trường lúc kết thúc thí nghiệm (tháng 08/2004).
3.4.9. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học.








DOWNLOAD» Agriviet.Com

13
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Trọng lượng bình quân (kg)
Trọng lượng bình quân của heo thí nghiệm được so sánh bằng cách cân 40
con/lô lúc bắt đầu thí nghiệm và lúc kết thúc thí nghiệm
4.1.1. Thí nghiệm 1
Kết quả về trọng lượng bình quân của thí nghiệm 1 được trình bày qua bảng
4.1.
Bảng 4.1. Trọng lượng bình quân của heo ở thí nghiệm 1 (kg)
Lô 1 (sử dụng thức ăn
thông thường của trại)
Lô 2 (sử dụng mỡ cá
vào thức ăn với tỉ lệ 1%
Tổng số con 40 40
P
TL 65 ngày tuổi 27,50 ± 1,71 27,60 ± 2,45 0.9260
TL kết thúc thí nghiệm 92,90 ± 5,10 98,20 ± 4,98 0.0001

Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy trọng lượng bình quân của heo lúc bắt đầu thí
nghiệm của thí nghiệm 1 tương đối đồng đều, không có sự khác biệt về thống kê
(P>0.05). Sau 100 ngày nuôi trọng lượng bình quân của heo lúc kết thúc thí nghiệm có
sự khác biệt rất có ý nghóa về mặt thống kê (p< 0.01), lô 2 lớn hơn lô 1 là 5.3kg. Chứng
tỏ bổ sung mỡ cá vào thức ăn đã làm tăng giá trò năng lượng trong thức ăn giúp heo
tăng trọng cao hơn khi sử dụng thức ăn bình thường.
4.1.2. Thí nghiệm 2
Kết quả về trọng lượng bình quân của thí nghiệm 2 được trình bày qua bảng

4.2




DOWNLOAD» Agriviet.Com

14
Bảng 4.2. Trọng lượng bình quân của heo ở thí nghiệm 2 (kg)
Lô 1 (sử dụng thức ăn
thông thường của trại)
Lô 2 (sử dụng mỡ cá vào
thức ăn với tỉ lệ 1%)
Tổng số con 40 40
P
TL 91 ngày tuổi 43,55 ± 3,97 43,65 ± 4,85 0.619
TL kết thúc thí nghiệm 92,90 ± 5,10 95,75 ± 4,52 0.010

Qua bảng 4.2 cho thấy trọng lượng bình quân của heo ở thí nghiệm 2 khi bắt
đầu tương đối đồng đều, không có sự khác biệt về thống kê (P
>
0.05). Trọng lượng heo
bình quân của lô 1 và lô 2 lúc kết thúc thí nghiệm có sự khác biệt có ý nghóa (P <
0.05), lô 2 có mức tăng trọng bình quân lớn hơn lô 1 là 2.67kg. Chứng tỏ bổ sung mỡ
cá vào thức ăn giúp heo tăng trọng cao hơn nếu sử dụng thức ăn thông thường.
4.1.3. Thí nghiệm 3
Kết quả về trọng lượng bình quân của thí nghiệm 3 được trình bày qua bảng
4.3.
Bảng 4.3 Trọng lượng bình quân của heo ở thí nghiệm 3 (kg)
Lô 1 (sử dụng thức ăn

thông thường của trại)
Lô 2 (sử dụng mỡ cá vào
thức ăn với tỉ lệ 1%)
Tổng số con 40 40
P
TL 119 ngày tuổi 58,90 ± 4,87 59,10 ± 3,96 0.989
TL kết thúc thí nghiệm 92,90 ± 5,10 92,60

Do giá cả thò trường nên thời gian xuất chuồng của 2 lô là khác nhau. Lô 1 thời
gian nuôi là 46 ngày và lô 2 thời gian nuôi là 60 ngày. Để so sánh chúng tôi qui đổi
trọng lượng bình quân của heo ở thí nghiệm 2 theo 46 ngày (sử dụng cho tất cả các chỉ
tiêu khảo sát sau này đối với thí nghiệm 3). Do đó kết quả ở đây chỉ sử dụng để tham
khảo chứ không thể tính thống kê chính xác được
DOWNLOAD» Agriviet.Com

15
Qua bảng 4.3 cho thấy trọng lượng bình quân ban đầu giữa 2 lô tương đối đồng
đều không có sự khác biệt về thống kê (P> 0.05). Trọng lượng bình quân lúc kết thúc
thí nghiệm của lô 2â thấp hơn lô 1 là 0,3kg có thể nói thời gian tác động mỡ cá ngắn
quá sẽ không có khác biệt về trọng lượng.
4.1.4. So sánh mức trọng lượng bình quân lúc kết thúc của cả 3 thí nghiệm
Bảng 4.4.Trọng lượng bình quân của 3 thí nghiệm (kg)
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Lô 1 92,90 92,90 92,90
Lô 2 98,20 95,57 92,60
P 0,0001 0,01

Ở thí nghiệm 1 thời gian nuôi heo từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc thí nghiệm là
100 ngày. Trong thí nghiệm 2 thời gian nuôi từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc thí nghiệm
là 74 ngày và ở thí nghiệm 3 thời gian nuôi từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc thí nghiệm

là 46 ngày. Qua bảng 4.4 cho ta thấy đối với thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 trọng lượng
bình quân heo ở lô 2 cao hơn trọng lượng bình quân của heo ở lô 1 (đối chứng). Tuy
nhiên sự chênh lệch giữa hai lô ở thí nghiệm 1 cao hơn ở thí nghiệm 2 (5,3 kg so với
2,67 kg). Như vậy khi bổ sung 1% mỡ cá vào thức ăn heo thòt trong thời gian dài từ
khoảng 25 (kg) đến xuất chuồng sẽ giúp heo tăng trọng nhanh, nâng cao năng xuất.
4.2. Tăng trọng bình quân (kg)
Kết quả về tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm được trình bày qua bảng
4.5
Bảng 4.5. Tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm (kg)

Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Lô 1 65,40 49,35 34,00
Lô 2 70,60 52,10 33,50

DOWNLOAD» Agriviet.Com

16
Ta thấy mức tăng trọng bình quân ở thí nghiệm 1 có lô 2 cao hơn lô 1 là 5,2 kg,
mức tăng trọng bình quân của thí nghiệm 2 có lô 2 cao hơn lô 1 là 2,75 kg, mức tăng
trọng bình quân của thí nghiệm 3 có lô 2 thấp hơn lô 1 là 0.3kg. Vậy khi so sánh giữa 3
thí nghiệm theo trình tự sắp xếp là TN
3
< TN
2
< TN
1
ta có thể nói sử dụng mỡ cá vào
thức ăn sẽ giúp heo tăng trọng nhanh.
4.3. Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày)
Kết quả về tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm được trình bày qua bảng

4.5:
Bảng 4.6. Tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm (g/con/ngày)
Lô 1 (sử dụng thức ăn
thông thường của trại)
Lô 2 (sử dụng mỡ cá
vào thức ăn với tỉ lệ 1%
P
TN1 (65 ngày tuổi - XC) 654,00 ± 0,05 705,50 ± 0,05 0.0001
TN2 (91 ngày tuổi - XC) 667,00 ± 0,09 704,00 ± 0,07 0.010
TN3 (119 ngày tuổi - XC) 738,10 ± 0,14 728,33 ± 0,11

Qua bảng 4.6 cho thấy ở thí nghiệm 1 mức tăng trọng tuyệt đối của lô 2 cao hơn
lô 1 là 51.5 (g/con/ngày), sự khác biệt này rất có ý nghóa về mặt thống kê (P< 0.01).
Chứng tỏ sử dụng mỡ cá vào thức ăn heo thòt trong thời gian dài rất có hiệu quả về khả
năng tăng trọng của heo, nâng cao năng suất. Ở thí nghiệm 2 mức tăng trọng tuyệt đối
của lô 2 cũng cao hơn lô 1 nhưng chỉ là 37 (g/con/ngày), sự khác biệt này có ý nghóa
về mặt thống kê (P< 005). Chứng tỏ sử dụng mỡ cá vào thức ăn heo thòt rất có hiệu
quả về khả năng tăng trọng của heo, nâng cao năng xuất nhưng do thời gian tác động
ngắn hơn (74 ngày) thì sự khác biệt này không cao như ở thí nghiệm 1 (thời gian tác
động là 100 ngày). Ở thí nghiệm 3 thì mức tăng trọng tuyệt đối giữa 2 lô cũng có khác
biệt nhưng như đã trình bày ở trên, do sự chênh lệch về thời gian nuôi và thời điểm
xuất chuồng nên kết quả này không thể so sánh chính xác về mặt thống kê được.
4.4. Thức ăn tiêu thụ (kg/con/ngày)
Lượng thức ăn tiêu thụ của heo thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.6:
DOWNLOAD» Agriviet.Com

17
Bảng 4.6. Thức ăn tiêu thụ của heo thí nghiệm (kg/con/ngày)
Lô 1 (sử dụng thức ăn
thông thường của trại)

Lô 2 (sử dụng mỡ cá vào
thức ăn với tỉ lệ 1%)
Thí nghiệm 1 1,56 1,65
Thí nghiệm 2 1,67 1,76
Thí nghiệm 3 1,84 1,84

Qua bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy:
- Thí nghiệm 1: lô 2 có mức tiêu thụ thức ăn cao hơn lô 1 là 0.09(kg/con ngày)
- Thí nghiệm 2: lô 2 có mức tiêu thụ thức ăn cao hơn lô 1 là 0.09(kg/con/ngày)
- Thí nghiệm 3: hai lô có mức tiêu thụ thức ăn là bằng nhau.
Lô 1 của thí nghiệm 1 có mức tiêu thụ thức ăn là thấp nhất so với tất cả các lô
trong 3 thí nghiệm. Vậy có thể kết luận sử dụng mỡ cá vào thức ăn sẽ kích thích heo
ăn nhiều hơn thức ăn thông thường.
4.5. Hệ số chuyển biến thức ăn (kgTA/kgP)
Kết quả về hệ số chuyển biến thức ăn của heo thí nghiệm được trình bày qua
bảng 4.7
Bảng 4.7. Hệ số chuyển biến thức ăn của heo thí nghiệm (kgTA/kgP)





Qua bảng 4.7 chúng ta biết được rằng lô 2 của thí nghiệm 1 có mức tiêu thụ
thức ăn cho một kg tăng trọng là thấp nhất so với tất cả các lô trong 3 thí nghiệm.
Chứng tỏ sử dụng mỡ cá vào thức ăn heo thòt từ sau cai sữa (khoảng 25 kg) đến xuất
Lô 1 (sử dụng thức ăn
thông thường của trại)
Lô 2 sử dụng mỡ cá vào
thức ăn với tỉ lệ 1%)
Thí nghiệm 1 2,38 2,34

Thí nghiệm 2 2,50 2,50
Thí nghiệm 3 2,50 2,53
DOWNLOAD» Agriviet.Com

18
chuồng sẽ giúp heo tăng trọng nhanh nên làm giảm hệ số chuyển hóa thức ăn, từ đó
làm giảm chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
4.6. Hiệu quả kinh tế (Chi phí thức ăn cho một kg P)
Trong suốt thời gian thí nghiệm, đơn giá thức ăn của trại có nhiều biến động,
chúng tôi tính toán dựa trên giá cả thò trường lúc kết thúc thí nghiệm là tháng 08/2004.
Bảng giá của chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Chi phí thức ăn (đ) cho 1 kg tăng trọng
Lô 1 (sử dụng thức ăn thông
thường của trại)
Lô 2 (sử dụng mỡ cá vào
thức ăn với tỉ lệ 1%)
Thí nghiệm 1 8212

8211

Thí nghiệm 2 8444

8589

Thí nghiệm 3 8597

8863


Qua bảng 4.8 chúng tôi nhận thấy khi ta so sánh cả 3 thí nghiệm thì lô 2 của thí

nghiệm 1 có mức chi phí cho một kg tăng trọng là thấp nhất. Mặc dù thức ăn của các
lô 2 có đơn giá cao hơn do chi phí bổ sung 1% mỡ cá nhưng nhờ tăng trọng cao và hệ
số chuyển hóa thức ăn tốt hơn nên khi sử dụng mỡ cá vào thức ăn sẽ làm giảm chi phí
thức ăn cho 1 kg tăng trọng của heo.
4.6. Chất lượng quầy thòt
Lúc xuất chuồng chọn ngẫu nhiên 6 heo trong mỗi lô để kiểm tra các chỉ tiêu
liên quan chất lượng quày thòt.
Độ dày mỡ lưng được trình bày ở trang bên.
DOWNLOAD» Agriviet.Com

19
Bảng 4.9. Độ dày mỡ lưng của heo thí nghiệm (mm)
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Lô 1 Lô 2 Lô 1 Lô 2 Lô 1 Lô 2 Trung bình
(mm)
11,00
± 0,42
11,33
± 0,47
11,00
± 0,42
10,66
± 0,70
11,00
± 0,42
10,78
± 1.03
P > 0.05 > 0.05 > 0.05

Qua bảng 4.10 ta thấy độ dày mỡ lưng của heo ở các lô trong 3 thí nghiệm có

sự khác biệt nhưng sự khác biệt này không có ý nghóa về mặt thống kê (P
>
0.05).
Theo trình tự sắp xếp thì độ dày mỡ lưng của heo ở lô 2 thí nghiệm 2 thấp nhất rồi đến
heo lô 2 (thí nghiệm 3), heo lô 1 (thí nghiệm 1) rồi đến heo lô 2 (thí nghiệm 1). Nhưng
ở đây thí nghiệm 3 có số ngày nuôi của lô 2 là dài hơn số ngày nuôi của lô 1 nên sự so
sánh chỉ có tính chất tương đối.
Bảng 4.10. Diện tích thòt thăn của heo thí nghiệm (mm
2
)
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Lô 1 Lô 2 Lô 1 Lô 2 Lô 1 Lô 2
DTTT
(mm
2
)
100,04
± 2,19

100,87
± 2,12
100,04
± 2,19
102,87
± 1,94
100,04
± 2,19
105,54
± 5,07
P < 0.05 < 0.05 < 0.05


Qua bảng 4.10 ta thấy diện tích thòt thăn của 3 thí nghiệm có sự khác biệt có ý
nghóa về mặt thống kê (P < 0.05 ). Theo trình tự sắp xếp là heo của lô 1 (của cả ba thí
nghiệm có diện tích thòt thăn nhỏ nhất rồi đến heo của lô 2 (thí nghiệm 1 và thí nghiệm
2) và cao nhất là heo ở lô 2 (thí nghiệm 3 ). Vậy có thể nói khi bổ sung mỡ cá vào thức
ăn heo thòt sẽ cải thiện được chất lượng quầy thòt mà cụ thể là nâng cao diện tích thòt
thăn.

×