Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và sinh trưởng của loài Trúc Yên Tử (Indosada sp) tại khu rừng đặc dụng Yên Tử - Uông Bí - Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.88 KB, 53 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Để kết thúc khoá học 2000 - 2004 tại trường Đại học Lâm nghiệp, đồng
thời củng cố thêm những kiến thức đã học, gắn liền giữa lý thuyết với thực
tiễn, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Lâm học, bộ môn Lâm sinh, tôi
tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh
thái và sinh trưởng của loài Trúc Yên Tử (Indosada sp) tại khu rừng đặc
dụng Yên Tử - Uông Bí - Quảng Ninh”
Hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo Bùi Thế Đồi, cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Lâm sinh
và các bạn đồng nghiệp. Nhân dịp này tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
tất cả tình cảm quý báu đó.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do còn hạn chế về nhiều mặt, lần
đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, vì vậy khoá luận tốt
nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận
được những đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn bè
đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm trong bước đường công tác
tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Tây, tháng 05 năm 2004
Sinh viên:

Lê Thanh Nghị
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta diện tích tre nứa rất lớn, theo kết quả kiểm kê rừng năm 1993
thì diện tích rừng tre nứa chiếm 11,4% diện tích toàn quốc, với trữ lượng
5,555 tỷ cây. Ngoài tre trúc còn được trồng rải rác khá nhiều ở các vùng nông
thôn Việt Nam.
Tre nứa ở các tỉnh phía bắc có khoảng 10 chi, 48 loài (Vũ Văn Dũng


1978). Cây Trúc Yên Tử là một loài trong phân họ tre nứa, là loài cây đặc
hữu, đặc sản của Việt Nam.
Từ xưa đến nay, tre trúc gắn liền với đời sống của nhân dân ta. Người
dân sử dụng tre tróc trong nhiều công việc khác nhau như: dùng trong xây
dựng, làm nguyên liệu cho các đồ thủ công mỹ nghệ, làm nguyên liệu giấy,
đũa xuất khẩu. Măng tre trúc làm thực phẩm được nhiều người ưa chuộng và
có giá trị xuất khẩu cao. Ngoài ra rừng tre trúc thường có mật độ rất cao, hệ rễ
chùm và thân ngầm phát triển nên có khả năng chống xói mòn, rửa trôi đất.
Mặt dù là loài cây đa tác dụng, có giá trị kinh tế cao nhưng tre trúc vẫn chưa
được quan tâm đúng mức. Trừ một số loài thông dụng như: Luồng, Vầu,
Mai… thì nhiều loài còn khá mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu, trong đó có
loài Trúc Yên Tử, một loài cây đặc hữu của nước ta cho măng có chất lượng
cao, thân dùng làm cần câu hoặc chế biến đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị xuất
khẩu.
Hiện nay diện tích rừng Trúc tự nhiên tại Yên Tử Quảng Ninh đang bị
thu hẹp, chất lượng và trữ lượng rừng trúc giảm sút nghiêm trọng. Nguyên
nhân do hiện tượng khai thác bừa bãi, đốt lớp thảm thực vật dưới tán rừng
kích thích sinh trưởng của măng sau đó khai thác. Tại đây chưa có bất cứ một
biện pháp nào nhằm làm giảm tình trạng khai thác và lạm dụng quá mức, đặc
biệt là việc khai thác măng với số lượng lớn vào mùa lễ hội. Từ đó dẫn đến
diện tích, mật độ cũng như chất lượng của rừng trúc bị giảm sút nhanh chóng.

2
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
Mặt khác chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu nhằm gây trồng và
phát triển loài cây này.
Với vai trò và tình trạng của rừng Trúc Yên Tử hiện nay, sù quan tâm
nghiên cứu để ứng dụng gây trồng loài cây này trong tương lai là việc làm cần
thiết, góp phần thực hiện thành công chương trình 5 triệu ha rừng của ngành
lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm hình thái, sinh thái và sinh trưởng của loài Trúc Yên Tử (Indosada sp)
tại khu rừng đặc dụng Yên Tử - Uông Bí - Quảng Ninh”
Chúng tôi hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài sẽ góp
phần tạo cơ sở đề xuất các biệp pháp khoa học nhằm gây trồng và phát triển
loài cây này, đồng thời nâng cao khả năng sinh trưởng cũng như chất lượng
rừng ở đây.

3
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về tre tróc
Tre trúc là các loài cây thuộc phân họ tre (Bambusoideae), họ Hoà thảo
(Poaceae), lớp một lá mầm, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt
đới. Hầu hết 75 chi và1250 loài tre trúc là cây gỗ sinh trưởng nhanh. Về kích
thước thân từ cây thân cỏ đến cây có chiều cao 40m, đường kính đạt 32cm.
Từ ghép Tre trúc là từ muốn chỉ chung tất cả các loài Tre, Nứa, Vầu,
Giang v.v…trong họ phụ này. Căn cứ vào cách sinh trưởng người ta có thể
chia tre trúc thành 3 loại lớn:
(1) Loại có thân mọc cụm (hợp trục): các cây tre đứng gần nhau, mọc
từng bụi mà không tự lan rộng trong diện tích đất.
(2) Loại có thân ngầm mọc phân tán (còn gọi là mọc tản, đơn trục): loại
này có thân ngầm nhỏ (so với thân khí sinh) mọc bò ngang trong tầng đất theo
hình lượn sóng. Trên thân ngầm có đốt, rễ mọc trên các đốt, mỗi đốt lại có
mắt xếp so le hai bên, có mắt nẩy lên mọc khỏi mặt đất thành măng và phát
triển thành thân khí sinh, có mắt lại mọc thành thân ngầm mới, tiếp tục bò lan
trong đất.
(3) Loại có thân mọc tản phức hợp (phức trục), tức là thân khÝ sinh
vừa mọc tản vừa mọc cụm. Cây tre có thể mọc ra từ thân và từ gốc tre như

loài mọc cụm.
2.2. Đặc điểm của tre tróc
2.2.1. Đặc điểm sinh thái của tre tróc.
Trên thế giới họ phụ tre nứa có trên 1200 loài, 70 chi, phân bố chủ yếu
ở vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới và một số loài phân bố ở vùng ôn đới
và hàn đới.
Theo Zho Fangchun (1998) tre trúc thế giới có thể chia làm 3 vùng:
- Vùng tre trúc Châu á - Thái bình dương.
- Vùng tre trúc Châu Mỹ.
- Vùng tre trúc Châu Phi.

4
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
Tre trúc ở Việt Nam theo kết quả thống kê rừng toàn quốc (2001) có
1.492.000 ha và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Thanh
Hoá, Nghệ An, Đắc Lắc. Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) Việt Nam đã thống kê
được 23 chi với 121 loài tre tróc.
Tre trúc có rất nhiều loài, mỗi loài có những yêu cầu riêng về điều kiện
ngoại cảnh. Song nhìn chung, điều kiện khí hậu nhiệt đới thích hợp với phần
lớn loài tre trúc có thân mọc cụm, khí hậu á nhiệt đới thích hợp với loài có
thân mọc phân tán. Loại có thân mọc cụm sinh trưởng ở hầu hết các nơi
trong điều kiện khí hậu nước ta, từ vùng đồi núi đến đồng bằng, ven biển.
Nhìn chung các loài này yêu cầu nhiệt độ bình quân hàng năm từ 22
0
C trở
lên, nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất không dưới 8
0
C, lượng mưa hàng
năm 1.500mm, độ Èm không khí hàng tháng 80% trở lên. Các loại tre trúc có
thân ngầm mọc tản (phân tán) có phạm vi phân bố tương đối hẹp hơn loại có

thân ngầm mọc cụm. Phần lớn tre trúc mọc tản thích hợp với khí hậu á nhiệt
đới, ở những nơi có nhiệt độ bình quân năm trên 14
0
C, nhiệt độ bình quân
mùa đông trên 4
0
C, lượng mưa từ 1000mm trở lên và phân bố đều, nhất là
mùa xuân.
Loại tre trúc mọc cụm nói chung không kén đất, có thể sinh trưởng và
phát triển trên nhiều loại đất. Tuy vậy nơi có đất tốt, tầng dầy đủ Èm thì sinh
trưởng tốt hơn, cây tre cao to hơn, lãng tre dài hơn nơi đất xấu khô hạn.
Các loại tre trúc mọc phân tán yêu cầu đất tốt hơn loại có thân mọc
cụm, yêu cầu đất sâu, Èm, nhiều mùn và thoát nước tốt, đất còn tính chất đất
rừng.
2.2.2. Đặc điểm sinh vật học, đặc điểm sinh trưởng của tre trúc
Cơ quan sinh dưỡng của tre trúc gồm thân ngầm, măng, cành, lá, rễ.
Thân khí sinh và thân ngầm hợp thành thể thống nhất. Thân ngầm sinh ra
măng, măng mọc thành tre (tróc), tre nuôi thân ngầm hoặc sinh thân ngầm
mới, mỗi thân ngầm lại sinh măng, cứ luôn hồi như vậy, cho nên cả rừng tre
là một thể thống nhất.

5
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
Cơ quan sinh sản của tre trúc là hoa, quả, hạt, nhưng tre trúc lại nhân
giống chủ yếu bằng sinh dưỡng vì tre trúc hàng mấy chục năm thậm chí hàng
trăm năm mới ra hoa kết quả một lần.
Năng lực sinh trưởng dinh dưỡng và tái sinh vô tính của tre trúc rất
mạnh, măng tre trúc được phân sinh từ gốc, từ thân ngầm mà ra, lợi dụng đặc
tính này người ta có thể sản xuất kinh doanh rừng tre trúc liên tục. Tre trúc
hàng năm đều sinh ra măng mọc thành tre, cho nên bụi tre, rừng tre luôn là

rừng khác tuổi.
Tre tróc sinh trưởng rất nhanh vì thân, cành, thân ngầm của tre trúc đều
sinh đốt, mỗi đốt đều có tổ chức phân sinh, đều sinh trưởng nên tre tróc sinh
trưởng rất nhanh. Hầu hết các loài tre trúc chỉ cần trên dưới 3 tháng (khoảng
100 ngày) đã hoàn thành sinh trưởng chiều cao và đường kính. Thời gian về
sau chỉ là hoàn thiện, cây cứng ra, tích luỹ Cellulose v.v… mà không tăng
thêm về đường kính chiều cao nữa. Đường kính thân tre, số đốt tre (lãng tre)
được quyết định trong giai đoạn măng.
Mặc dù sinh trưởng mạnh mẽ, nhu cầu về các chất dinh dưỡng, nước,
muối khoáng cao song tre trúc vẫn là bạn của môi trường do có khả năng bảo
vệ đất, chống xói mòn nhờ bộ rễ và thân ngầm ăn rộng, chằng chịt, lá rụng
nhiều và không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
2.3. Một số công trình nghiên cứu về tre trúc trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Trên thế giới
Tre trúc là đối tượng được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ
rất sớm. Có thể coi công trình: "Nghiên cứu về Bamboosaceae" của Munro
xuất bản năm 1868 là công trình đầu tiên nghiên cứu đối tuợng này. Sau đó là
công trình: "Các loại Bamboosaceae ở Ên Độ" của Gamble xuất bản năm
1896, công trình đã cho biết chi tiết 15 loài tre trúc của Ên Độ, Miến Điện,
Inđônêxia, Malaixia, đã xuất bản thành công công trình: "Những bài học nhỏ
về sinh lý tre nứa Ên Độ". Năm 1899, Troup đã thâu tóm những hiểu biết về
tre nứa vào công trình nghiên cứu về sinh thái tre nứa đã bắt đầu tiến hành
trước thời kỳ Gamble, Brandis và Troup. Một công trình đầu tiên cung cấp
nhiều thông tin về tre nứa phải kể đến công trình "Rừng tre nứa" của I.J. Haig,

6
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
M.A. Huberman, U.Aung. Dis đã được FAO xuất bản năm 1959, công trình
này các tác giả đã tổng kết được các nhu cầu sinh thái, đặc tính sinh vật học
của tre nứa nói chung.

* Ở Trung Quốc:
Trung Quốc là nước có nguồn tài nguyên tre tróc phong phú vào bậc
nhất trên thế giới nên có rất nhiều công trình nghiên cứu đối tượng này.
Ở tỉnh Vân Nam, một tỉnh biên giới phía tây nam của Trung Quốc
người ta nhận thấy rằng công nghiệp tre trúc và song mây đóng vai trò rất
quan trọng trong thế kỷ mới và chúng có triển vọng tốt. Chiến lược phát triển
công nghiệp tre trúc và song mây của tỉnh đã được vạch ra như sau:
+ Kết hợp phát triển công nghiệp tre trúc và song mây với kế hoạch của
chính quyền. Dự án phát triển công nghiệp tre trúc là một dự án tổng hợp của
dự án xoá đói, chương trình sinh thái và dự án lâm nghiệp điển hình.
+ Đẩy mạnh công tác quản lý: Điều này bao gồm việc đặt Cơ quan
quản lý hành chính về công nghiệp tre trúc vào trong Sở Lâm nghiệp, tạo điều
kiện hình thành và thúc đẩy các hoạt động Hội công nghiệp tre trúc và song
mây của tỉnh, thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghiệp tre
trúc và song mây của Vân Nam.
+ Thúc đẩy công nghiệp tre trúc thông qua khoa học kỹ thuật.
+ Tiếp tục trong nghiên cứu khoa học.
+ Bảo tồn nguồn giống.
* Ở Nhật Bản.
Nghiên cứu của GS.TS. Koichiro Ureda tại trạm rừng thực nghiệm
khoa
Nông nghiệp Trường Đại học Tokyo, xuất bản tháng 4 năm 1960 và được
Vương Tuấn Nhi dịch năm 1976. Tác giả đã công bố trên thế giới có 1250
loài (Species), 47 chi (genera) tập trung nhiều nhất ở Châu Á, Ýt nhất ở Châu
Óc (6 chi). Đông Nam Á được coi là vùng trung tâm phân bố của tre tróc.
* Ở Philipin.
- Nghiên cứu tài nguyên tre trúc ở Phlipin (Adelaida A Bumarlong,
1999) cho thấy: Những điều tra dùng viễn thám kết hợp với ô thí nghiện ngoài

7

Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
thực địa được sử dụng để điều tra tài nguyên rừng trong đó có các sản phẩm
cỡ nhỏ bao gồm tre tróc, song mây, cọ. Ước lượng tài nguyên tre trúc của 10
vùng trong cả nước được đề cập đến số lượng cây trên ha ở dưới tán rừng cây
họ Dầu và các phần rừng còn lại.
- Đề án nghiên cứu sử dụng tre trúc để giảm nạn đói ở nông thôn
Philipin (Carmelita Bersalona, 2000) được tiến hành tại tỉnh miền núi Abra đã
cho thấy, Ýt nhất có tới 80% dân số trong vùng phải sống dựa vào nông
nghiệp và các sản phẩm từ tre trúc. Một dự án sản xuất ván dán 3 lớp từ
nguyên liệu là một loài tre có tên địa phương Buho, đã thu được những kết
quả khả quan như sản xuất được vật liệu làm nhà giá rẻ, góp phần đổi mới
nhận thức và trình độ quản lý của người dân, và rót ra được những bài học
kinh nghiệm và những tồn tại trong tổ chức, thực hiện các dự án phát triển
kinh tế xã hội nông thôn vùng tre trúc như việc cung cấp điện năng chưa đảm
bảo, giao thông khó khăn, các dịch vụ còn yếu kém, trình độ dân trí thấp, các
rủi do từ thiên tai, hiện tượng tre trúc chết hàng loạt do bị khuy.
Tóm lại, tre trúc được sử dụng phổ biến trên thế giới đặc biệt là các
nước Châu Á, sử dụng trong công nghiệp xây dựng, trồng rừng sản xuất,
phòng hộ, trong công nghiệp sản xuất bột giấy, ván Ðp. Ngoài ra còn là nguồn
thực phẩm rất được ưa dùng, đến hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật
cao mang tính văn hoá nhân văn ở nhiều nước trên thế giới. Cũng bởi lẽ đó tre
trúc là đối tượng được các nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới nghiên
cứu từ rất sớm. Tuy nhiên, các công trình khoa học của mỗi nước ở những
mức độ khác nhau nhưng đều chung một mục đích phục vụ lâu dài cho lợi
Ých của con người và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này thông qua việc
nghiên cứu các thuộc tính tự nhiên của tre trúc, cách gây trồng và giá trị sử
dụng của chúng…
2.3.2. Ở Việt Nam.
Có thể nói, Việt Nam là một đất nước của tre trúc, có điều kiện thiên
nhiên ưa đãi cho sù sinh trưởng, phát triển của tre trúc, từ miền ngược đến

miền xuôi đâu đâu cũng thấy hiện diện của tre trúc. Thêm vào đó, con người
Việt Nam vốn thông minh và cần cù, nguồn nhân lực dồi dào là những tiềm

8
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
năng to lớn cho sự phát triển nền kinh tế tre trúc. Vì vậy, ngành tre trúc nước
ta đã đạt được những thành công đáng kể góp phần phát triển kinh tế xã hội
nước nhà. Các sản phẩm mây tre đan nước ta đã và đang chiếm được tình
cảm của nhiều khách hàng và được thị trường thế giới chấp nhận. Tuy nhiên,
việc quản lý nguồn tài nguyên này xưa nay chỉ dựa vào những hiểu biết và
kinh nghiệm của nhân dân, chỉ diễn ra một cách tự phát. Các hoạt động quản
lý tài nguyên này chưa thật sự trở thành công tác thường xuyên của các cơ
quan có thẩm quyền, của các tổ chức, cá nhân tham gia vào kinh doanh tre
trúc. Chúng chỉ chiếm một tỉ trọng rất Ýt, không đáng kể trong các hoạt động
quản lý tài nguyên rừng nên hiệu quả quản lý không cao, chưa phát huy được
những tiềm năng của nguồn tài nguyên này.
Nghiên cứu về phân bố, điều tra về tổng diện tích, trữ lượng, số lượng
loài và tinh hình sinh trưởng của các loài tre trúc ở Việt Nam (Viện điều tra
qui hoạch rừng, 1995- 1998) đã cho thấy sự phong phú về tổ thành các loài tre
trúc, khả năng sinh trưởng nhanh và vùng phân bố rộng rãi của tre trúc ở nước
ta.
Nghiên cứu về tính chất cơ lý, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, tình
hình sinh trưởng và phát triển của một số loài tre trúc trên các điều kiện đất
đai khác nhau, tác dụng của rừng tre trúc đến đất đai, phương pháp nhân
giống sinh dưỡng, của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Trạm nghiên
cứu Lâm nghiệp Ngọc Lặc- Thanh Hoá thực hiện từ những năm đầu thập kỷ
60 đến nay như nghiên cứu của Nguyễn Thị The (1984) về của các phương
thức cuốc chăm sóc, khai thác khác nhau đến khả năng sinh măng của Luồng,
(1984- 1987) về thâm canh Luồng cho năng suất cao. Các nghiên cứu của
Hoàng Văn Tý (1972) về đất trồng tre trúc đến đất rừng dưới tán rừng tre trúc;

của Trần Nguyên Giảng (1961- 1967) về kỹ thuật trồng, kinh doanh rừng
Luồng; Trịnh Đức Trình và Nguyễn Thị Hạnh (1990) nghiên cứu về thâm
canh Luồng lấy măng xuất khẩu. Nghiên cứu nhân giống Luồng của một số
tác giả như: Trịnh Đức Trình (1972), Lê Quang Liên (1999), Quy trình tạm
thời của Sở Nông nghiệp và PTNT Cao Bằng về kỹ thuật trồng Trúc sào
(2002)… Nhìn chung các nghiên cứu đã đề cập được một số kỹ thuật trong

9
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
kinh doanh rừng tre trúc nhưng chủ yếu là các kỹ thuật riêng rẽ, chưa có một
giải pháp đồng bộ, thống nhất, chưa đề cập đến ảnh hưởng của các giải pháp
này tới tính bền vững của môi trường nên còn có những hạn chế nhất định.
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Đình Hưng, Nguyễn Tử Ưởng,
Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đỗ Đình Sâm (2000) với công trình “Tài nguyên tre
trúc ở Việt Nam” đã nghiên cứu về hình thái, trữ lượng diện tích rừng tre trúc
ở Việt Nam, tác động của khai thác và đặc điểm cấu trúc rừng tre trúc, nguồn
gen và thành phần loài, đặc điểm sinh trưởng, thực trạng của rừng tre tróc,
nguy cơ tàn phá. Nghiên cứu cũng nêu các phương pháp bảo tồn tại chỗ và
bảo tồn ngoại vi, phát triển rừng trồng tre tróc, trồng rừng tre tróc trong vườn
hộ, giới thiệu một số loài tre tróc, canh tác và khai thác, sử dụng, các ứng
dụng và các giá trị kinh tế, nghiên cứu và phát triển.
- Kết quả điều tra “Khái quát về ngành sản xuất tre trúc ở tỉnh Thanh
Hoá, Việt Nam” (CIDA,2000) đã đề cập đến nguồn tài nguyên tre trúc của
Thanh Hoá, tình hình quản lý, kinh doanh cũng như các vấn đề ảnh hưởng tới
sự phát triển nguồn tài nguyên này. Công trình này cũng đã chỉ ra một số trở
ngại trong quá trình quản lý và kinh doanh tre tróc như sự bất cập của chính
sách trong quá trình phân chia và xác định các chủ quyền quản lý tài nguyên
này vẫn chưa rõ ràng, thông tin thị trường yếu kém, công nghệ khai thác và
chế biến các sản phẩm từ tre trúc còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh trên thị
trường không cao…

Như vậy, cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về
Trúc Yên Tử nên việc thừa kế các tài liệu về loài này gặp nhiều khó khăn. Vì
vậy với kết quả nghiên cứu của khóa luận này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp
một phần hiểu biết về loài cây này cho những công trình nghiên cứu có liên
quan, góp phần duy trì và bảo vệ loài cây này tại khu vực Yên Tử - Quảng
Ninh.

10
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
Phần 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
Rừng đặc dụng Yên Tử thuộc thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh cách
thành phố Hạ Long 40 km, cách thủ đô Hà Nội 150 km.
Với tổng diện tích tự nhiên 2686 ha trong đó 1736 ha rừng tự nhiên đặc
trưng cho hệ sinh thái rừng Đông bắc Việt Nam chứa nhiều nguồn gen động
thực vật quý hiếm
3.1.1. Vị trí địa lý
Yên Tử có toạ độ địa lý: từ 21
0
05

đến 21
0
09

vĩ độ Bắc và từ 106
0
43


đến 108
0
45

kinh độ Đông.
Về ranh giới: Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang
Phía đông giáp phường Vĩnh Danh - thị xã Uông Bí
Phía tây giáp xã Tràng Lương huyện Đông Triều
Phía nam giáp xã Phương Đông huyện Đông Triều
3.1.2. Địa hình địa thế
Khu bảo tồn Yên Tử được bao bởi hệ dông chính Yên Tử về phía bắc
từ đỉnh 660(m) đến đỉnh 908(m) và hai dông phụ theo hướng bắc nam gồm:
- Phái tây từ đỉnh 660(m) về suối Vàng Tân.
- Phía đông từ đỉnh 908(m) về suối Bãi Dâu.
- Phía nam là đường 18B từ ngã ba suôi Vàng Tân đến suối Bãi Dâu
ôm trọn hệ thuỷ suối Vàng Tân, Giải Oan và suối Bãi Dâu. Đỉnh cao nhất là
Yên Tử 1068(m) thấp nhất là cánh đồng Năm Mẫu 50(m). Địa hình ở đây bị
chia cắt mạnh, độ dốc trung bình từ 20-30
0
, có nơi độ dốc >35
0
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng.
Địa chất Yên Tử nằm trong tính chất, địa chất của suối vòng cung
Đông Triều, hình thành từ kỷ Đệ Tứ có các loại đá mẹ chính như:Sa thạch,
Sỏi sạn kết và phù sa cổ.
Các loại đất chính sau:
- Đất fealit màu vàng, vàng sáng núi thấp phát triển trên sa thạch.
- Đất fealit màu vàng, vàng nhạt vùng đồi phát triển trên sa thạch, sỏi
sạn kết.


11
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
- Đất fealit màu vàng đỏ, đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ.
- Nhóm đất ruộng trên đồng Năm Mẫu.
Nhìn chung đất của Yên Tử có những đặc tính sau: Thành phần cơ giới
nhẹ đến trung bình, tầng đất trung bình có độ sâu từ 30(cm) đến 80(cm), đất
tơi xốp, dễ thoát nước, khả năng kÕt dính kém, dễ bị xói mòn.
3.1.4. Khí hậu thuỷ văn.
* Khí hậu:
Do vị trí địa lý, địa hình khu Yên Tử nằm ở tiểu vùng khí hậu Yên
Hưng - Đông Triều có những đặc trưng sau:
- Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau và mùa nóng Èm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
- Nhiệt độ bình quân trên năm là 23,4
0
C, cao nhất là 33,4
0
C và thấp
nhất là 14
0
C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 5-10
0
C. Tổng tích ôn từ
7000-8000
0
C có nơi trên 8000
0
C. Tuy vậy nhiệt độ ở đây có lúc xuống 5
0
C

hoặc thấp hơn nữa nhất là diện tích thung lũng củaYên Tử.
- Lượng mưa bình quân năm là 1785mm, cao nhất là 2700mm, năm
thấp nhất là 1423mm. Lượng mưa tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm khoảng
80% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 8. Chính vì vậy khi mưa
lớn ở đây thường xuất hiện lũ. Nước ở các suối dâng lên rất nhanh gây ảnh
hưởng đến sản xuất, đi lại và làm sụt nở đất đá.
Trong mùa khô lượng mưa từ 10-20% có năm khô hạn kéo dài 2-3
tháng tạo nên không khí nóng lực, khô hanh làm cho các trảng cây bụi, cỏ,
rừng cây khô héo dễ xảy ra hiện tượng cháy rừng.
- Độ Èm không khí bình quân trong năm là 81%, cao nhất là 86%, thấp
nhất là 62%.
- Lượng bốc hơi bình quân một năm là 1289mm, cao nhất là 1360mm,
thấp nhất là1120mm.
- Gió thịnh hành là gió Đông Bắc và Đông Nam.
- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa nay khô
hanh độ Èm không khí xuống thấp, có một số đợt gió mùa Đông Bắc khá lớn,
thường xảy ra vào lúc sắp thu hoạch lúa, màu gây thiệt hại đáng kể cho sản
xuất.
*Thuỷ văn:

12
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
- Trong khu bảo tồn Yên Tử có hệ thuỷ chính đều bắt nguồn từ dãy Yên
Tử: Hệ suối Vàng Tân suối Giải Oan và suối Bãi Dâu.
Nhìn chung các suối đều có nước quanh năm, phục vụ tốt cho sản xuất
nông, lâm nghiệp và phục vô sinh hoạt của nhân dân, phục vụ du khách.
Chính nhờ có rừng giữ và điều tiết nguồn nước lên thượng nguồn của các suối
ở đây tạo nhiều thác đẹp: Thác Vàng,Thác Bạc
3.1.5. Hiện trạng rừng và thảm thực vật.
Bảng 1: Tổng hợp diện tích các loại đất đai (đơn vị: ha).

Hạng Mục Tổng cộng Phân theo tiểu khu
TK32 TK36 TK9B
Tổng diện tích 2686,0 1120,0 896,3 669,7
1. Diện tích đất có rừng 2145,0 1054,5 677,8 412,7
1.1. Rừng tự nhiên 1736,0 931,5 424,8 379,7
Rừng Ýt bị tác động 321,0 317,0 4,0
Rừng bị tác động 698,0 371,2 128,8 202,0
Rừng phục hồi 717,0 243,3 269 177,7
1.2. Rừng trồng 409,0 123 253 33,0
Rừng thông 18,7 15,7 3,0
Rừng keo 50,8 7,4 43,4
Rừng bạch đàn 126,5 3,0 93,5
Rừng hỗn giao keo thông 213,0 112,0 100,4 30,0
2. Diện tích không có rừng 331,0 35,5 90,0 205,5
Trảng cá 39,5 10,5 29,0
Trảng cây bụi 5,5 5,5
Trảng cây gỗ rai rác 286,0 25,0 90,0 171,0
3. Đất nông nghiệp 131,0 84,5 46,5
4. Các loại đất khác 79,0 30,0 44,0 5,0
Tổng diện tích tự nhiên là 2686 ha, diện tích có rừng là 2145 ha chiếm
80% diện tích, trong đó rừng tự nhiên là 1736 ha chiếm 80,9% diện tích có
rừng và chiếm 64,6% diện tích tự nhiên.
Diện tích đất không có rừng là 331ha chỉ chiếm 12,3% diện tích tự
nhiên. Diện tích đất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp là 131 ha chiếm 4,9%
diện tích tự nhiên. Diện tích đất khác (đất xây dựng, thổ cư, sông suối
đường ) là 49 ha chiếm 2,% diện tích tự nhiên.
Nhìn chung rừng ở đây còn nhiều, tỉ lệ che phủ của rừng chiếm 80%
diện tích khu bảo tồn (trong đó năm 1993 tỷ lệ che phủ của rừng chỉ còn
63%), đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên chiến 64,5%, trong đó có 321 ha


13
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
rừng hầu như chưa bị tác động bao gồm các ưa hợp, loài cây ưa thế sinh thái
Giẻ, Trám trữ lượng bình quân 218 m
3
/ ha.
* Đặc điểm của hệ thực vật rừng.
Theo kết quả điều tra của thạc sỹ Nguyễn Văn Huy và các cộng sự của
bộ môn cây rừng của trường Đại học Lâm nghiệp trong thời gian 15 ngày
tháng 5- 6 năm 2002 cho thấy đặc điểm của hệ thực vật rừng Yên Tử là:
- Đa dạng hệ sinh thái:
Các hệ sinh thái lớn được ghi nhận có trong khu bảo tồn gồm:
+ Hệ sinh thái rừng: là hệ sinh thái lớn nhất chiếm 80,9% diện tích, tạo
nên cảnh quan, môi trường cho khu bảo tồn Yên Tử.
+ Hệ sinh thái đồng cỏ: có diện tích nhỏ, rải rác bao gồm: Cỏ tranh, cỏ
lá tre, cá lau, cỏ lông lợn
+ Hệ sinh thái sông suối: Tập trung 3 hệ suối Vàng Tân, Giải Oan và
Bãi Dâu
+ Các loài thực vật chủ yếu: Trâm suối, Kháo suối, Rù rì suối, Thu
xương bồ
+ Hệ sinh thái xóm làng: Bao gồm có 4 thôn Khe Sú 1, Khe Sú 2, Năm
Mẫu 1, Năm Mẫu 2, có các loài cây như nhãn, vải, cam chanh
+ Hệ sinh thái đồng ruộng- nương bãi: các cây trồng chủ yếu như lúa
nước, sắn, khoai, rau, vừng, đỗ, dưa, mía
* Đa dạng về các kiểu rừng.
Căn cứ vào kết quả điều tra, dùa theo tiêu chuẩn phân loại thảm thực
vật của Thái Văn Trừng, rừng Yên Tử có hai loại chính:
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới: Kiểu rừng này phân
bố ở độ cao trên 800 (m)
+ Căn cứ vào mức độ tác động và sự phục hồi của rừng, chia ra làm hai

loại chính, rừng Ýt bị tác động, rừng bị tác động và phục hồi.
+ Đáng chú ý nhất là rõng Ýt bị tác động vẫn giữ được cấu trúc gần
như nguyên trạng của rừng Yên Tử và đặc trưng cho vùng đông bắc, rừng
gồm 5 tầng.
.Tầng cây gỗ: Thành phần các loài thực vật cơ bản trong kiểu rừng kín
thường xanh mưa mùa nhiệt đới đai thấp thường chia làm ba tầng. Tuy nhiên
tại các vị trí địa hình, tổ thành tầng cây khác nhau:

14
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
+ Tại vị trí sườn trên: Táu mật (Vatica tonkinensis), Dẻ lá tre
(Quercus bambusaefolius), Chẹo tía (Engelhardtia chrysolepis), Sến
(Madhuca pasquieri)
+ Tại vị trí sườn giữa: Dẻ gai Ên Độ (Castanopsi indica), Re hương
(Cinnamomum iners), Trám trắng (Canarium album), Lim xẹt (Peltophorum
tnkinensis), Gội trắng (Aphanamixis grandifolia), Chẹo (Engelhardia chryso-
lepis)
+ Tại vị trí sườn dưới: Lim xanh (Erythrophloum fordii), Gô lau
(Sindora tonkinensis), Lát khét (Toona sureni), Lim xẹt (Peltophorum
tonkinensis), Bứa (Garcinia oblonggifolia), các loài trong họ Re
(Lauraceae)
.Tầng cây bụi: không cao quá 3 (m) bao gồm các loài thực vật như Lấu,
Trọng đỗ tuyến, Bồ cu vẽ, Mua cây cao, Đỏ ngọn, Sầm sì, Hoắc quang tía….
.Tầng thảm tươi: Bao gồm các loài cỏ như Ráy, Sa nhân, các loài Quyết
thực vật, Thạch tùng, Hoàng tinh, Địa lan…
.Tầng tre nứa và thực vật ngoại tầng: Tầng tre nứa thường tạo thành
tầng riêng ở những nơi trống và tạo tầng không liên tục dưới tán rừng. Thành
phần thực vật là: Trúc Yên Tử, Tre sặt, Nứa…Thực vật ngoại tầng chủ yếu
các loài như Phong lan, Dây leo thuộc họ Na (Anonaceae), họ Trinh nữ
(Mimosaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Trúc đào

(Apocy-naceae)… Trong dây leo đáng chú ý là các loài Ba kích, dây Đau
xương, dây Bình vôi, dây Ngũ gia bì là các loài quí hiếm.
- Kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này phân
bố ở độ cao 800 (m) trở lên từ đèo Gió qua đỉnh Yên Tử, dọc ranh giới phía
Đông Bắc của khu bảo tồn.
Căn cứ vào mức độ tác động vào rừng và kết cấu tầng rừng cũng như
khả năng phục hồi của rừng chia thành hai loại rừng: Rừng Ýt bị tác động và
rừng bị tác động. Phân tích cấu trúc của hai loại rừng này nhận thấy: Trong tổ
thành số cây có kích thước to lớn, quí hiếm không đáng kể nhưng rừng vẫn
thể hiện có cấu trúc tầng rừng.
.Tầng cây gỗ: Chia làm hai tàng phụ, tầng vượt tán A
1
, và tầng A
2
.
Thành phần thực vật trong kiểu rừng này là: Vối thuốc, Dẻ cau lá bạc, Dẻ cau
lá nhọn, Gổi đỏ, Trứng gà ba gân, Kháo đá, Chân chim lá đầy…

15
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
.Tầng cây bụi thảm tươi: Thành phần gồm LÊu, Trọng Đỗ Tuyến, Đỗ
Quyên… Thảm tươi gồm: Các loài Quyết thực vật, Mua đất, Thạch Tùng,
Rêu, Lan Hài, Lan Một Lá, Địa Lan…
.Tầng tre nứa và thực vật ngoại tầng: Trúc YênTử, tre, phong lan, dây
leo nhỏ thuộc họ na, họ trúc đào…
.Tầng cây tái sinh:
* Các ưu hợp rừng chủ yếu:
- Vối thuốc + Dẻ gai lá bạc + Chẹo núi: Phân bố ở sườn giữa, cao
800m.
- Giẻ cau + Giẻ đỏ + Vối thuốc + Chẹo núi + Chè hồi: Phân bố ở sườn

cao độ cao 900 – 1000m.
- Sú rừng + Trúc Yên Tử: Phân bố ở sườn độ cao 800 – 900 m.
- Trúc Yên Tử: Phân bố ở sườn trên độ cao 800 – 900m.
- Trúc Yên Tử + Kháo + Chè đuôi lươn: Phân bố ở sườn trên độ cao
800 – 900m.
* Tình hình diễn thế tái sinh rừng:
Kết quả tổng hợp tài liệu điều tra lâm học cho thấy: Một quá trình diễn
thế thứ sinh từ lâu đã xẩy ra trong rừng Yên Tử. Những loài cây có giá trị bảo
tồn, nghiên cứu khoa học và kinh tế trong rừng đã giảm dần theo thời gian (do
khai thác chọn các loài cây quí hiếm từ trước những năm 90) như: Lim xanh,
Lát hoa, Giổi, Sến mật…nhường chỗ cho những loài cây thứ sinh ưa sáng
mọc nhanh phát triển. Trong tầng cây gỗ ưu thế không thấy xuất hiện nhiều
cây có giá trị, mà chỉ thấy ở dạng những cây gỗ nhỏ, những cây tái sinh, thay
vào đó là tập đoàn cây gỗ ưa sáng mọc nhanh và các cây trung tính như:
Trâm, Giẻ, Sau Sau…
3.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Khu bảo tồn Yên Tử chủ yếu nằm trong địa bàn xã Thượng Yên Công
thị xã Uông Bí. Với tổng dân số là 4321 người, thuộc 932 hé, 8 thôn bản,
song ảnh hưởng trực tiếp 4 thôn bản là: Khe Sú 1, Khe Sú 2, Năm Mẫu 1,
Năm Mẫu 2. Với tổng số dân là 2049 người thuộc 482 hé.
Trong khu vực bảo tồn có người hoạt động thường xuyên gồm130
người trong đó:
- Bộ đội thông tin quân khu 3 có: 18 người.

16
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
- Ban quản lý rừng đặc dụng Yên Tử có: 60 người.
- Công ty Tùng Lâm có: 52 người.
Khu vực có 6 dân tộc cùng chung sống đó là:Dao, Kinh, Hoa, Tầy, Sán
chỉ, Cao Lan, trong đó người Dao chiếm 52.4% tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số

là: 2%.
* Các hoạt động kinh tế trong khu vực:
- Đối với nhân dân xã Thượng Yên Công.
Cộng đồng các dân tộc ở đây chủ yếu là làm nông nghiệp trên cánh
đồng Năm mẫu, bình quân nhân khẩu 460 m
2
trên người. Ngoài ra những năm
gần đây nhân dân xã xây dựng vườn rừng, vườn cây ăn quả và tham gia dịch
vụ du lịch.
Nhìn chung đời sống của nhân dân đã ổn định, nhưng năng suất lúa vẫn
chưa cao chỉ đạt 4.5 tấn/ha. Các sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa trở thành
hàng hoá phục vụ khách du lịch nhất là vào mùa lễ hội: Các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ, phục vụ ăn uống… cho du khách chưa phát triển.
Nhân dân đã tham gia tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng,
trồng các cây phân tán, cây ăn quả… trên đất của mình. Nhiều hộ gia đình đã
thu hoạch từ vườn rừng, cây ăn quả đạt từ 20 – 30 triệu đồng trên năm.
- Hoạt động của ban quản lý Yên Tử.
Ban quản lý di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử đựơc thành lập từ
tháng 10 năm 1992, nhằm bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử và văn hoá của
Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.
Đến tháng 9 năm 1996 ban quản lý rừng đặc dụng Yên Tử đã thành lập.
Thực chất ở đây chỉ là một bộ máy quản lý bảo tồn, phát triển rừng và tôn tạo
trùng tu các di tích lịch sử văn hoá trực thuộc Uỷ ban nhân dân thị xã Uông
Bí. Bởi đồng chí trưởng ban khu di tích lịch sử và thắng cảnh Yên Tử là phó
ban quản lý rừng đặc dụng trực thuộc uỷ ban nhân dân thị xã Uông Bí. Với
tổng cán bộ công nhân viên của ban quản lý hiện nay là 60 người trong đó.
+ Văn phòng: 9 người.
+ Quản lý bảo vệ rừng: 15 người.
+ Quản lý di tích: 17 người.
+Thu phÝ và duy tu đường: 19 người.

- Hoạt động của ban quản lý từ khi thành lập đến nay:

17
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
+ Giai đoạn 1992 – 1996: Nhiệm vụ chủ yếu bảo vệ trùng tu, tôn tạo di
tích lịch sử văn hoá.
+ Giai đoạn 1997 – 2002: Nhiệm vụ chủ yếu bảo vệ và phát triển rừng,
bảo vệ tôn tạo trùng tu các điểm di tích lịch sử văn hoá và phục vụ du khách.
* Hiện trạng xã hội.
So với các khu bảo tồn và Vườn Quốc Gia trong cả nước, cơ sở hạ tầng
ở đây đẫ được xây dựng khá hoàn chỉnh.
- Giao thông đi lại dễ dàng đến Yên Tử.
- Ytế, giáo dục, cơ sở hạ tầng phát triển, xây dựng kiên cố.
- Hệ thống đập, hồ, mương kiên cố đã phục vụ sản xuất đạt 70 – 80%
diện tích canh tác.
- Đã có điện lưới trên địa bàn xã và các điểm di tích lịch sử văn hoá.

18
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
Phần 4
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
ghiên cứu các đặc tính sinh vật học, sinh thái học và sinh trưởng của
loài Trúc Yên Tử làm cơ sở khoa học đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm
sinh trong gây trồng và phát triển loài cây này.
4.2. Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung: Khoá luận được thực hiện nhằm tìm hiểu một số đặc
điểm hình thái và đặc điểm phân bố của Trúc Yên Tử, tìm hiểu một số chỉ tiêu
sinh trưởng của loài tại các khu vực có hướng phơi, độ cao và độ tàn che của
rừng khác nhau, từ đó đề xuất một số biệp pháp trong gây trồng và phát triển.

- Về địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu rừng Trúc Yên Tử tại sườn phía
Đông và phía Nam của khu bảo tồn Yên Tử, từ độ cao 500m trở lên.
4.3. Nội dung nghiên cứu
• Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Trúc Yên Tử.
• Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài.
• Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng của Trúc Yên Tử
tại những nơi có hướng phơi, độ cao và độ tàn che khác nhau.
• Nghiên cứu một số đặc điểm đất rừng.
• Đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển Trúc Yên Tử.
4.4. Phương pháp nghiên cứu
4.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
4.4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ
Để thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành chuẩn bị các loại dụng cụ sau:
Thước dây, địa bàn, thước kẹp kính, sào đo cao, sổ ghi chép, dao, cuốc, xẻng,
bản đồ và các tài liệu có liên quan khác.
4.4.1.2. Điều tra sơ bộ
Tiến hành khảo sát toàn bộ khu vực điều tra, đánh giá sự phân bố của
loài Trúc Yên Tử và lựa chọn vị trí lập các ô tiêu chuẩn nghiên cứu.

19
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
4.4.1.3. Điều tra tỷ mỉ
- Điều tra sự phân bố
Tiến hành điều tra sự phân bố của loài theo hai hướng chính là: hướng
Đông và hướng Nam thông qua việc lập các ô tiêu chuẩn và ô dạng bản (4m
2
),
thống kê số lượng cá thể cây Trúc trưởng thành theo độ cao và dưới độ tàn
che khác nhau của tầng cây gỗ.
- Điều tra đặc điểm hình thái.

+ Đặc điểm hình thái lá: Trong ô tiêu chuẩn chọn lấy cây đại diện, chọn
số lá đo đếm kích thước chiều rộng, chiều dài lá và mô tả hình thái lá.
+ Điều tra mo: Điều tra hình dạng kích thước, màu sắc và mô tả bẹ mo
và lá mo.
+ Điều tra cành: Quan sát cách mọc của cành, số cành phụ.
+ Điều tra thân khí sinh: Quan sát và mô tả thân khí sinh theo các chỉ
tiêu: đường kính gốc (D
0
), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính và chiều dài
lóng.
- Điều tra sù sinh trưởng của thân khí sinh.
Tiến hành lập các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời có diện tích 500m
2
(25 m x20 m)theo các điều kiện sinh thái khác nhau. Trong mỗi ô tiêu chuẩn
trên từng vị trí chọn cây tiêu chuẩn, tiến hành đo chiều dài lóng và đường
kính lóng tại một vị trí nhất định. KÕt quả thu được ghi vào mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 01: Điều tra sinh trưởng thân khí sinh
Ô tiêu chuẩn số Hướng dốc Ngày điều tra
Vị trí Độ dốc Người điều tra
STT Cây Thứ tù lóng Đường kính lóng(cm) Chiều dài lóng(cm)
- Điều tra sinh trưởng thân ngầm.
Tiến hành đào bới thân ngầm dưới đất, quan sát cách mọc của thân
ngầm, cách phân đốt, mô tả hình dạng kích thước. Kết quả ghi vào mẫu biểu:
Mẫu biểu 02: Điều tra sinh trưởng thân ngầm
Ô tiêu chuẩn số Độ dốc Ngày điều tra
Vị trí Hướng dốc Người điều tra
Số thân ngầm chính Số thân ngầm phụ
L
(cm)
Sốđốt Dg

(cm)
Số
măng
L
(cm)
Sốđốt Dg
(cm)
Số
măng

20
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
- Điều tra độ sâu thân ngầm.
Tiến hành đào chiều rộng là 1m, chiều sâu cho tới khi nào không còn
thân ngầm, sau đó quan sát số lượng thân ngầm theo độ sâu tầng đất. Kết quả
thu được ghi vào mẫu biểu 03.
Mẫu biểu 03: Điều tra độ sâu thân ngầm
Ô tiêu chuẩn số Độ dốc Ngày điều tra
Vị trí Hướng dốc Người điều tra
STT Cây Số thân ngầm STT thân ngầm Độ sâu(cm)
- Điều tra sinh trưởng măng.
Tiến hành quan sát tình hình sinh trưởng của 10 cây măng, đánh dấu
ghi số thứ tự, hàng ngày đo đếm các chỉ tiêu về đường kính, chiều cao vào
đúng thời gian qui định. Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu 04.
Mẫu biểu 04: Điều tra tình hình sinh trưởng của măng.
Ô tiêu chuẩn số Độ dốc Ngày điều tra
Vị trí Hướng dốc Người điều tra
STT Ngày quan sát Dg(cm) H(cm) Ghi chó
- Điều tra đất.
Trong mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đào một phẫu diện đất, sau đó tiến

hành mô tả. KÕt quả thu được ghi vào mẫu biểu 05.
Mẫu biểu 05: Điều tra mô tả phẫu diện đất.
Ô tiêu chẩn số… Độ dốc … Độ che phủ… Ngày điều tra…
Vị trí… Hướng dốc… Độ tàn che… Người điều tra…
STT Tầng
đất
Độ
sâu
(cm)
Đá
lẫn
(%)
TP

giới
Độ
chặt
Độ
Èm
Hang
động
vật
Rễ
cây
Kêt
cấu
Mằu
Sắc
Ghi
chó

4.4.2. Phương pháp nội nghiệp
- Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập số liệu ngoại nghiệp, chúng tôi tiến hành tính toán theo

21
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
phương pháp “Thống kê toán học ứng dụng trong Nông-lâm nghiệp” của giáo
sư Nguyễn HảiTuất và “Xử lý thông kê kết quả nghiên cứu Nông- lâm nghiệp
trên máy vi tính” của tác giả Ngô Kim Khôi.
+ Tính toán
Dg

H
, (Đường kính lóng, chiều dài lóng)
Số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng được xử lý tính toán theo phương
pháp bình quân gia quyền.
Tính số tổ: m = 5 logn,
với m là số tổ và n là dung lượng mẫu quan sát.
Cù ly tổ: K=
m
XX minmax−
Trong đó: X
max
, X
min
, là trị số lớn nhất và nhỏ nhất của chỉ tiêu điều tra
quan sát được.
+ Lập bảng chỉnh lý số liệu cho từng chỉ tiêu sinh trưởng:
TT tổ X
i

(giá trị giữa tổ) F
i
(tần sè) X
i
2
F
i
.X
i
F
i
. X
i
2

* Tính các đặc trưng mẫu:
- Trung bình mẫu:
X
=

n
1
f
i
.x
i
- Phương sai mẫu: S
2
=
1


n
Qx
với Q
x
=


2
ii
xf
n
xf
ii

2
)(
- Sai tiêu chuẩn: S =
2
S
- Hệ số biến động: S% =
X
S
x100
*So sánh giá trị trung bình mẫu ở các vị trí địa hình khác nhau: Dùng
tiêu chuẩn U của phân bố tiêu chuẩn
U =
2
2
2

1
2
1
21
n
S
n
S
XX
+

Trong đó:
1
X

2
X
là số trung bình mẫu
2
1
S

2
2
S
là phương sai mẫu

22
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
n

1
và n
2
là dung lượng mẫu quan sát.
- Nếu
U


1.96 thì kết luận giá trị trung bình mẫu so sánh là đồng nhất
- Nếu
U
>1.96 thì kết luận có sự sai khác rõ rệt giữa các giá trị trung
bình mẫu.
* Xác định lượng tăng trưởng đường kính gốc (∆Do) và chiều cao vút
ngọn (∆Hvn) bình quân hàng ngày của măng theo công thức sau:
∆D =
n
DD
12

và ∆H =
n
HH
12

Trong đó: ∆D và ∆H là lượng tăng trưởng bình quân hàng ngày.
D
2
và H
2

là giá trị Do và Hvn tại lần quan sát sau.
D
1
và H
1
là Do và Hvn tại lần quan sát trước.
n là số ngày cách nhau giữa hai lần quan sát.
* Kiểm tra phẩm chất cây rừng.
Chúng tôi so sánh phẩm chất cây Trúc Yên Tử giữa các ô tiêu chuẩn
bằng phương pháp kiểm tra sù thuần nhất các mẫu về chất (dùng tiêu chuẩn
2
n
χ
). Nếu
2
n
χ
>
2
5.0
χ
thì giả thuyết Ho bị bác bỏ có nghĩa là chất lượng cây sinh
trưởng dưới các điều kiện sinh thái có sự khác nhau rõ rệt.

23
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
Phần 5
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
5.1. Đặc điểm hình thái cây Trúc Yên Tử
Để nghiên cứu các đặc điểm hình thái thân khí sinh, thân ngầm, cành,

lá và mo của Trúc Yên Tử chúng tôi tiến hành điều tra trên 30 cây tiêu chuẩn
ở các vị trí khác nhau. Bằng những quan sát, đo đếm tại hiện trường và tính
toán các giá trị trung bình mẫu của cây tiêu chuẩn, chúng tôi thu được những
kết quả như sau:
5.1.1. Thân khí sinh
Thân khí sinh có màu sắc khác nhau tuỳ theo tuổi, thân khi non có màu
xanh thẫm, khi già chuyển sang màu xanh vàng, thân thẳng. Thân khí sinh
được chia làm nhiều lóng, giới hạn giữa các lóng là đốt, trên đốt có mắt. Ở
các cây tiêu chuẩn cây Trúc Yên Tử thường được phân cành vào khoảng 3/5
thân cây tính từ gốc trở lên, mỗi mắt có từ 2- 3 cành. Số lóng của Trúc Yên
Tử là từ 9 – 14 lóng. Tại gốc thân khí sinh có từ 2 – 3 vòng mắt mang rễ.
5.1.2. Cành của Trúc Yên Tử
Thông thường ở vào khoảng 2/3 chiều cao của cây trở lên đốt nào cũng
có cành, các cành tạo với thân một góc từ 30- 45
0
so với thân khí sinh. Cách
bố trí này tạo cho cây có một sự cân đối cho việc tận dụng ánh sánh để quang
hợp, giúp cho cây có dáng thẳng, đẹp. Ở mỗi đốt phân cành có một cành lớn
(cành chính) và có từ 1- 2 cành nhỏ (gọi là cành phụ). Phần áp sát của cành
vào thân có hình gần tròn, từ các cành chính mọc ra các cành phụ manh lá
quang hợp.
5.1.3. Hình thái lá
Lá quang hợp có hình ngọn giáo, đầu ngọn, đuôi hơi tròn, nhẵn, mặt
trên lá màu xanh lục, mặt dưới có màu xanh nhạt, chiều rộng của lá từ 2,6 -
3,4cm, chiều dài từ 18,5 - 24cm, gân lá nhỏ.
5.1.4. Mo của Trúc Yên Tử
Mo của Trúc Yên Tử nhẵn, tai mo rõ ràng, bẹ mo hình chuông cứng,
lúc còn non ôm chặt lấy thân, tai mo nhá. Ở phía dưới các tai mo cùng với bẹ
mo ôm chặt lấy thân càng nên phía trên các tai mo chĩa sang ngang. Khi cây
măng trưởng thành thì các mo cũng rụng hết.


24
Khoá luận tốt nghiệp - 2004 
Kết quả điều tra hình thái mo của Trúc được thể hiện ở biểu sau:
Biểu 01: Kết quả điều tra về Mo
STT Mo Các chỉ tiêu Chiều rộng (cm) Chiều dài (cm)
1 Bẹ mo 5 9,8
Lá Mo 0,3 0,7
2 Bẹ mo 4,5 8,5
Lá Mo 0,2 0,6
3 Bẹ mo 5,2 10,2
Lá Mo 0,4 0,9
4 Bẹ mo 4,3 8,3
Lá Mo 0,2 0,5
5 Bẹ mo 4 7,8
Lá Mo 0,2 0,5
6 Bẹ mo 4,8 9,5
Lá Mo 0,3 0,8
7 Bẹ mo 5,1 10
Lá Mo 0,4 0,9
8 Bẹ mo 4,9 9,8
Lá Mo 0,3 0,8
9 Bẹ mo 4,8 10
Lá Mo 0,4 0,9
10 Bẹ mo 5,2 10,5
Lá Mo 0,4 1
Trung bình Bẹ mo 4,78 9,44
Lá Mo 0,31 0,76
Qua kết quả ở biểu 01 cho ta thấy rằng bẹ mo có đường kính và chiều
dài biến đổi trong khoảng 4 - 5,2cm và 7,8 - 10,5cm, đạt giá trị trung bình là

4,78cm và 9,44cm. Lá mo có đường kính và chiều dài biến đổi trong khoảng
0,2- 0,4cm và 0,5- 1,0cm, đạt giá trị trung bình là 0,31cm và 0,76cm.
5.1.5. Thân ngầm
Thân ngầm là một trong những chỉ tiêu quan trọng để điều tra hình thái
của Tre Trúc, nó là bộ phận đặc biệt của Tre Trúc. Thân ngầm nằm dưới đất
cũng chia đốt, sự sinh trưởng và phát triển của thân khí sinh là do thân ngầm
quyết định. Quá trình sinh trưởng và phát triển của thân ngầm phụ thuộc vào
độ xốp, độ Èm đất, nhiệt độ. Thân ngầm bò trong đất theo dạng lượn sóng,
đan kết với nhau tạo thành mạng lưới trong đất.

25

×