Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Điều tra thành phần loài chim ở khu BTTN Côpia - Thuận Châu tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.33 KB, 45 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chim là loài động vật có xương sống có số lượng lớn, phân bố ở nhiều
dạng sinh cảnh khác nhau. Theo thống kê hiện nay trên thế giới có hơn 9000
loài, riêng Việt Nam có 828 loài thuộc 81 họ, 19 bộ. Chim có vai trò rất quan
trọng, không những có ý nghĩa trong thương mại , làm cảnh mà còn có giá
trị cao về môi trường, sinh thái đặc biệt là sản xuất nông lâm nghiệp.
Khu bảo tồn thiên nhiên(BTTN) Copia, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn
La nằm trên địa bàn 4 xã: Cò Mạ, Nậm Lầu, Long Hẹ, Chiềng Bôm. Trong đó
phần lớn diện tích rừng thuộc địa phận xã Cò Mạ. Nơi đây có một hệ sinh thái
có tính đa dạng sinh học cao, diện tích rừng tự nhiên là chủ yếu, có nhiều laòi
động thực vật đặc hữu quý hiếm của vùng Tây Bắc nước ta, được các nhà
khoa học trong và ngoài nước quan tâm.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, ở Sơn La việc săn bắt động vật
rừng ngày càng gia tăng, do nó đem lại thu nhập cao cho người dân bản nghèo
xung quanh khu bảo tồn sống chủ yếu dựa vào nghề rừng. Cùng với sự thu
hẹp dần diện tích rừng do cháy rừng, khai thác bừa bãi, đốt phá rừng làm
nương rẫy.vv dẫn đến sự suy giảm lớn số lượng các loài chim hiên nay của
khu vực bảo tồn. Công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của cán bộ công
nhân viên rất tích cực nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó,
chúng ta cần có nhiều công trình nghiên cứu về chim làm cơ sở cho công tác
quản lý bảo tồn đạt hiệu quả cao.
Để cung cấp thêm cơ sở khoa học cho công tác quản lý bảo vệ và góp
phần bảo tồn các loài chim ở khu BTTN Copia, với sự giúp đỡ của thầy giáo,
thạc sỹ Đào Nhân Lợi tôi thực hiện đề tài : “ Điều tra thành phần loài chim ở
khu BTTN Côpia - Thuận Châu tỉnh Sơn La”
1
PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới người ta đã thống kê được khoảng hơn 9700 loài
chim khác nhau, trong đó bộ sẻ được coi là bộ giàu họ nhất với gần 30 họ.


Một số loài ít họ là Bộ Ngỗng, Bộ Bồ câu, Bộ Nuốc, Bộ Vẹt, Bộ Cúc cu có từ
1-2 họ. Tuy nhiên con số đó vẫn thay đổi theo thời gian bởi có nhiều loài mới
được phát hiện thêm bên cạnh đó nhiều loài bị tuyệt chủng.
Đáng chú ý là có nhiều loài được coi là đã tuyệt chủng thì mấy chục
năm hoặc thế kỷ sau người ta lại phát hiện ra chúng và sự kiện đó người ta gọi
là “sự hồi sinh” hay “phát hiện lại”.
Tại cuộc họp thường niên về hệ động vật có lông vũ của đời sống chim
quốc tế người ta cho rằng gần đây mặc dù có sự xuất hiện trở lại của một số
loài chim nhưng nhìn chung tình hình vẫn rất bi đát. Hiện nay trong tổng số
9775 loài chim thì có đến 1212 loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
trong khi khoảng 2000 loài khác đang trong tình trạng nguy cấp. Đặc biệt
trong đó có 179 loài gần như bị tuyệt chủng, chim Sẻ ức đỏ Châu Âu (chỉ còn
300 cá thể là một ví dụ).
Mất 50000 giờ nghiên cứu ngoài trời tại 100 quốc gia, các nhà nghiên
cứu đã thống kê được gần một nửa số lượng các loài thuỷ cầm đang bị giảm
phần lớn là do tốc độ phát triển kinh tế và hậu quả của biến đổi khí hậu toàn
cầu. Trong 900 loài chim trên thế giới có 44% đang bị giảm, 34% khá ổn
định, 17% đang trên đà tăng. Trong đó Châu Á là nơi có tốc độ giảm nhanh
nhất với 62% số lượng các loài thuỷ cầm bị giảm hoặc bị tuyệt chủng, thứ hai
là châu Phi (48%), tiếp theo là Châu Úc (45%), Nam Mỹ (42%) và Bắc Mỹ
(37%).
2
1.1.1. Ở châu Á
Theo thống kê của tổ chức Birdlife International thì Châu Á là lục địa
có nhiều chim muông nhất, trong đó có 12% số loài đang bị đe doạ nghiêm
trọng và sẽ đi đến chỗ tuyệt chủng trong vòng 10 năm tới nếu con người
không có hành động bảo vệ nơi cư trú của chúng.
Sau khi khảo sát tại 28 nước Châu Á từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Birlife
cho biết có khoảng 332 loài chim đang bên bờ tuyệt chủng. Khoảng 43%
trong số 2293 vùng cư trú của các loài chim nhất là rừng rậm không còn được

chính quyền các nước bảo vệ. Cũng theo tổ chức Birlife International thì 41
loài chim ở Châu Á được liên đoàn bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) nói
đến thì nay không chỉ có nguy cơ tuyệt chủng mà thực sự đã sắp biến mất
hẳn.
Về số lượng loài chim có nguy cơ tuyệt chủng thì Inđôêxia có 117 loài,
Trung Quốc có 78 loài, Ấn Độ 73 loài, Philippin 70 loài. Đặc biệt Đông Nam
Á là khu vực rất nguy hiểm cho chim.
1.1.2. Ở Châu Âu
Tại Châu Âu các nhà nghiên cứu quan sát thấy một loài chim phân tách
làm đôi, đó là loài chim đầu đen châu Âu (blackap) thường sinh sản ở Áo và
Đức thường bay tới những địa điểm khác nhau trong mùa đông: một nhóm
bay về phương Nam tới Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nam Phi và một nhóm
bay về phương Bắc tới Anh và Ailen.
Cũng tại Châu Âu người ta thấy loài Sẻ đồng ( Azores Bullfinch
pyrrhula murina) là loài chim hót hay và hiếm nhất ở đây đang bị suy giảm về
số lượng và chỉ còn 300 con. Rất nhiều loài chim Châu Âu xuất hiện trong
sách đỏ thế giới lần đầu tiên cũng đang suy giảm, điển hình là loài Sả Châu
Âu ( European Roller coracias garrulus ) có quần thể chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ
và Nga.
3
1.1.3. Một số loài chim mới được phát hiện
Bên cạnh nhiều loài chim bị tuyệt chủng hoặc đang có nguy cơ tuyệt
chủng thì người ta cũng phát hiện ra nhiều loài chim mới quý hiếm trên khắp
hành tinh.
Thế giới loài chim vừa có thêm thành viên mới khi một nhóm các nhà
điểu học Nêpal ghi nhận một loài chim mới tại khu bảo tồn động vật hoang dã
Koshi Tappu, miền đông Nêpal được phát hiện vào ngày 17-02-2002 và có
tên là Rato baksha arijunak. Nêpal là quê hương của 9% loài chim được tìm
thấy trên thế giới với 862 loài chim được phát hiện ở khu bảo tồn này.
Các nhà điểu học vừa phát hiện một loài chim Chích chân dài

(Trichocichla rufa) ở đảo Fiji, nhóm đã phát hiện 12 đôi chim quý này trong
rừng bảo tồn Wabu gần núi Tomaniivi ở độ cao 1323m ở đảo Vitilevu thuộc
Thái Bình Dương.
Nhiều loài mới cũng được phát hiện vào năm 2004 trong đó có loài Gà
nước (Calayan Rail) ở Philippin. Tháng 3/2006 Philip Round giám đốc
chương trình bảo tồn động vật hoang dã tại trường Đại học Mahidol ở
Bangkok đã phát hiện ra loài Chích Sậy mỏ lớn, một loài chim sống ở vùng
đầm lầy được coi là đã tuyệt chủng hơn 130 năm qua.
Theo tạp chí chuyên nghiên cứu về chim Indian Birds, một loài chim
mới quý hiếm được phát hiện ở đông bắc Ấn Độ có tên là Bugun Liocichla có
bộ lông màu ô liu, đầu màu đen có các chấm đen, trắng đỏ ở cánh, chỉ có 14
cá thể tồn tại.
Theo tạp chí Science các nhà nghiên cứu vừa tìm được loài chim gõ
kiến mỏ ngà được coi là đã tuyệt chủng 85 năm trước tại vùng đầm lầy sông
Cache (Akansas, Bắc Mỹ). Tại Colombia các nhóm bảo tồn thiên nhiên cho
4
biết họ mới phát hiện một loài chim đa sắc ở vùng rừng rậm Andean, được
xác định là chim sẻ Yari guies.
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam có rất ít nhà nghiên cứu hay tổ chức nghiên cứu về chim,
nếu có cũng chỉ là những quan sát mang tính chất tiêu khiển hay giải chí và
thường tập chung vào các nhóm, các cá nhân hay tổ chức người nước ngoài
mà thôi. Đi đầu trong lĩnh vực này là chương trình Birdlife Quốc tế tại Việt
Nam đã nghiên cứu cho ra đời cuốn sách “Chim Việt Nam” nhằm hướng dẫn,
giới thiệu cho những ai quan tâm đến việc tìm hiểu về các loài chim ở Việt
Nam.
Nước ta thống kê được khoảng 830 loài chim thuộc 81 họ thuộc 19 bộ.
Nhiều Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập nhằm góp
phần bảo vệ nơi cư trú của các loài chim. Đáng kể có tràm chim Tam Nông -
Đồng Tháp với loài Sếu đầu đỏ là loài điển hình.

Các nhà điểu học hoặc quan sát chim chuyên nghiệp quốc tế đến nước
ta thường quan tâm đến các loài chim mà hầu như chúng ta không biết tới.
Nhiều khi họ đến chỉ để tìm một loài nhất định nào đó thôi. Theo thông tin
của tạp san Birding Asia (số 6, tháng 12/2006, trang 96) trong thời gian từ
tháng 8/2005 đến tháng 8/2006 có ít nhất 6 nhà chuyên nghiệp nước ngoài
thông báo những ghi nhận thấy một số loài chim tại các địa điểm khác nhau
tại Việt Nam như:
4) Một con Oanh (Erithacus akahige) ở Cúc Phương ngày 7/12/2005.
(4) Ít nhất 500 con Dô nách nâu (Glareola maldivarum) ngày
7/01/2006 và 4 con Rẽ ngón dài (Calidris subminuta) ngày 4,12,15/08/2006
dọc theo đê quanh Hà Nội.
(4) 288 con Mòng bể mỏ ngắn (Raurus saudersi) và một con Sáo đá
xanh (Sturnus vulgaris) ở Thay Tuy (Đông Bắc) ngày 7/01/2006.
5
(4) 1 con Cắt lưng xám (Falco columbarius) ở Xuân Thuỷ ngày
1/04/2006.
(4) 1 cặp Sẻ bụi lưng xanh (Saxicola jerdoni) khoảng 25km từ Sa Pa đi
Lai Châu ngày 31/10/2005. 3 - 4 con Sẻ thông đầu xám (Caduelis sinica) ở
Đồng Hới - Quảng Bình ngày 6/08/2005 và có ít nhất 6 con cùng loại ở Cửa
Đại 3km về phía đông Hội An ngày 4/06/2006.
Tại khu vực Côpia chưa có công trình nào nghiên cứu về chim. Vì vậy
sau khi đề tài hoàn thành sẽ đóng góp đáng kể vào danh lục các loài chim tại
khu vực này, làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm.
6
PHẦN II
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
+ Góp phần vào bảo tồn các loài chim ở khu vực nghiên cứu và trong

cả nước.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Lập danh lục các loài chim ở khu vực nghiên cứu.
+ Đề xuất một số giải pháp bảo tồn các loài chim.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu là các loài chim tại khu bảo tồn thiên Côpia
Thuận Châu.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: Đề tài được tiến hành tại khu bảo tồn thiên nhiên Côpia
Thuận Châu.
-Về nội dung: Tính đa dạng về thành phần loài chim tại khu bảo tồn thiên
nhiên Côpia Thuận Châu.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Thành phần các loài chim khu vực nghiên cứu:
+ Các loài chim phân bố theo độ cao.
+ Thành phần loài chim theo sinh cảnh sống.
- Mô tả đặc điểm hình thái của một số loài chi ở khu vực nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn chim tạo khu vực nghỉên cứu
2.5. Phương pháp nghiên cứu
7
2.5.1. Kế thừa tài liệu có liên quan
2.5.2. Phương pháp điều tra ngoài thực tế
2.5.2.1 .Phương pháp điều tra theo tuyến
Đây là phương pháp phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Cách tính như
sau:
- xác định vị trí và chiều dài tuyến: chọn tuyến theo lối đường mòn
rừng tại các sinh cảnh điển hình khác nhau trong khu bảo tồn ( cần tránh
đường cái lớn và nơi có nhiều người qua lại).
- chiều dài tuyến thường từ 500- 800m đến 2-3km tuỳ từng điều kiện cụ
thể như địa hình, sinh cảnh rừng,chiều rộng của tuyến tuỳ điều kiện cụ thể

nếu rừng có độ che phủ lớn thì tầm nhìn hay chiều rộng tuyến càng bị thu hẹp,
có thể từ 10-30m về một phía của tuyến và về cả hai phía là (10-30m)x2.
- Tầm xa phát hiện chim: là khoảng cách từ người quan sát đến chim
theo tuyến quan sát (ước lượng).
+Phương pháp thống kê trên tuyến.
Quan sát vào khoảng từ 6 – 9 h sáng và từ 16 – 17 h chiều, tốc độ đi bộ
trên tuyến là 2 – 3 km/h, mỗi tuyến quan sát 2 – 3 lần.
Các tuyến đều đi qua các dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu. Trên mỗi
tuyến điều tra cần tiến hành điều tra hai lần mỗi ngày.
+Sáng từ 5h đến 10h.
+Chiều từ 15h đến 18h.
Cách phát hiện:
+Lắng nghe tiếng kêu, quan sát trực tiếp bằng mắt thường hay ống
nhòm.
+ nhận biết qua tập tính như cách bay lượn, cách bắt mồi, tập tính tự
vệ…vv
8
Biểu 2.1. Biểu điều tra theo tuyến
Tuyến điều tra Ngày
Đặc điểm tuyến Thời tiết
Trên cơ sở điều tra sơ thám và phân chia các dạng sinh cảnh, chúng tôi
tiến hành xây dựng 3 tuyến điều tra như sau.
Tuyến 1: Xuất phát từ trạm kiểm lâm Côpia dọc theo suối Nhộp dài
3.5km. Tuyến này đi qua các dạng sinh cảnh: Nương rẫy, rừng tự nhiên trạng
thái IIB, gồm các loài cây như Dẻ, Đom đóm, Vối thuốc, Thôi chanh…
Tuyến 2: Xuất phát từ km 12 thuộc tỉnh lộ 108 ở độ cao khoảng 1100m
qua rừng trồng thông Caribe đến suối Nhộp dài khoảng 3km. Ở tuyến này đi
qua các dạng sinh cảnh như: Rừng trồng, trảng cây bụi, nương rẫy, rừng tự
nhiên.
Tuyến 3: Xuất phát từ Bản Lìu đến Bản Có thuộc xã Chiềng Bôm -

Thuận Châu – Sơn la dài khoảng 3.5 km. Ở đây đi qua các dạng sinh cảnh:
Trảng cây bụi, rừng phục hồi sau nương rẫy với các loài cây chủ yếu là Hoắc
quang tía, Hoắc quang trắng, Vối thuốc, Dẻ, Bồ đề cánh, Trẩu.
2.5.2.2. Phương pháp quan sát chim theo đi
Trong rừng rậm việc đi lại và lập tuyến khó khăn nên có thể áp dụng
phương pháp tính số lượng chim theo các điểm nằm cách xa nhau (để tránh
Stt
Tên loài Sinh cảnh Độ cao Số lượng Ghi
chú
Tên địa
phương
Tên khoa học
9
lặp lại giữa các điểm) tại mỗi điểm duy trì thời gian từ 10 đến 15 phút. Sau
khi điều tra và xử lý số liệu ta thu được kết quả như sau:
Biểu 2.2. Biểu điều tra chim theo điểm
Vị trí quan sát ( toạ độ) Ngày
2.5.2.3. Phương pháp bẫy lưới mờ
Bắt chim bằng lưới mờ là cách bắt thả, kết quả đặt lưới mờ cho biết số
lượng chim thu được trên tổng số lưới đặt ở rừng với số ngày, số giờ đặt, số
lần kiểm tra lưới. Thực chất các thông tin thu được cũng chỉ cho khái niệm
về số lượng tương đối của một số loài chim trong khu vực nghiên cứu.
+ Kiểm tra lưới: thường chúng ta kiểm tra lưới sau 1.5- 2 giờ. Mỗi lần
đến kiểm tra bên cạnh việc gỡ chim cần vệ sinh sạch các lá khô bị rơi mắc vào
lưới. Khi có rơi hoặc côn trùng cánh cứng dính lưới cần thận trọng dùng kéo
và kẹp để lấy chúng ra đề phòng làm hỏng lưới.
+ Lập bảng số liệu kết quả bẫy bắt bằng lưới mờ
Biểu 2.3. Bảng ghi số liệu đặt lưới mờ
Loại lưới thời gian
2.5.2.4. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm và người dân địa phương: Chim là nguồn
thực phẩm có giá trị và thường được người dân săn bắt hàng ngày. Đặc biệt
Stt Tên loài Địa điểm Số lượng Độ cao Ghi chú
Tên địa
phương
Tên khoa
học
Stt Tên loài Vị trí đặt
lưới
Độ cao Số lượng Ghi
chú
Tên địa
phương
Tên khoa học
10
nhiều loài chim đẹp được người dân nuôi để làm cảnh. Nên rất nhiều người
dân có những hiểu biết tốt về các loài chim và đó là cơ hội để người điều tra
thu thập các thông tin như: thành phần loài, giá trị kinh tế, nơi phân bố, thức
ăn, sinh cảnh phân bố
Các kết quả nghiên cứu ghi trong mẫu biểu sau.
Biểu 2.4. Phiếu điều tra nhân dân
Nơi phỏng vấn ngày
2.5. Phương pháp xử lý nội nghiệp
- Lập danh lục các loài chim ở khu vực nghiên cứu: Dựa vào mẫu vật
bắt được trên thực địa, các thông tin đáng tin cậy của người dân địa phương
và kế thừa tài liệu để đưa ra danh lục các loài chim ở khu vực nghiên cứu.
Tên được kiểm tra và sắp xếp theo thứ tự A,B,C…lập danh lục trong bảng
sau:
Bảng 2.5. Danh lục các loài chim tại khu vực nghiên cứu
Stt Tên họ Stt Tên loài TênViệt Nam

1

n
- Đặc điểm về phân bố của chim.
+ Phân bố chim theo dạng sinh cảnh: Số liệu được tổng hợp trong biểu
sau:
Biểu 2.6. Phân bố chim theo dạng sinh cảnh
STT Tên họ Tên loài 1 … n
Stt Tên loài Địa điểm Số
lượng
Ghi chú
Tên địa phương Tên khoa học
11
Trong đó: 1…n là các dạng sinh cảnh có trong khu vực nghiên cứu
+ Phân bố chim theo độ cao.
Tương tự các kết quả điều tra được tổng hợp vào bảng đánh giá.
Biểu 2.7. Phân bố chim theo độ cao
Stt Độ cao Số loài % Loài chủ yếu
PHẦN III
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1. Điều kiện tự nhiên
32.1.1. Vị trí địa lí
12
Khu bảo tồn thiên nhiên Copia nằm phía Tây Bắc tỉnh Sơn La, cách Thị
xã Sơn La 44 km và cách thị trấn huyện Thuận Châu 10 km, thuộc địa phận
của huyện Thuận Châu và diện tích trải rộng trên 4 xã: Chiềng Bôm, Co Mạ,
Long Hẹ và Nậm Lầu.
- Phía Bắc giáp tiểu khu 245a, TK 242 xã Long Hẹ và Tiểu khu 234
thuộc xã Chiềng Bôm
- Phía Nam giáp xã Chiềng Phung, xó Nậm Ty, huyện Sông Mã

- Phía Đông giáp xã Púng Tra và Tiểu khu (TK) 256, TK 265, TK 276,
TK 280, TK 279 thuộc xã Nậm Lầu.
- Phía Tây và Tây Nam giáp TK 246, TK 259, TK 271 thuộc xã Co Mạ.
- Toạ độ địa lý:
+ Vĩ độ: 21
0
17' 30" đến 21
0
25' 54" độ vĩ Bắc
+ Kinh độ : 103
0
32' 00" đến 103
0
44' 00"
3.1.2. Địa hình
Theo phân vùng địa lý tự nhiên, Khu BTTN Copia nằm trong vùng đồi
núi thung lũng Sông Mã, chủ yếu là địa hình xâm thực. Độ cao so với mức
nước biển biến động từ 500m, 600m đến 1.800m, nơi cao nhất là đỉnh Pu Sam
Sẩu 1.821m và đỉnh Copia 1.816,8m. Địa hình ở đây chia cắt mạnh do các
dông núi phụ, các khe suối chạy từ trên các đỉnh cao xuống, tạo thành thung
lũng sâu, sườn núi dốc, độ dốc trung bình 25
0
đến 30
0
nhiều nơi có độ dốc
trên 35
0
.
Hệ núi ở đây được chia làm 2 hệ chính: Hệ núi Pu Sam Sẩu (núi ba
chân) được chia thành 3 hướng chính:

13
+ Chạy theo hướng Tây Bắc và Tây là các dãy núi nối tiếp nhau, thấp
dần về phía Tây Bắc gồm các dãy núi: Hua Nhộp, Huổi Nọi, Dấu Mý, Hua
Viếng. Đoạn từ đỉnh Côpia đến núi Dấu Mý độ cao luôn đạt trên 1600m và
đây là đường chia nước giữa suối Nhộp (đổ về hệ Sông Đà) và Nậm Nhứ (đổ
về hệ Sông Mã). Đoạn từ dãy núi Hua Viếng trở đi tuy độ cao có giảm dần
nhưng vẫn đạt độ cao trên 1400m.
+ Chạy theo hướng Tây Nam là dãy núi Lá Mèo với độ cao trên 1500m
như đỉnh 1541m và nó được nối tiếp với dãy Cửa Rừng tạo thành đường chia
nước giữa suối Nậm Nhứ với suối Nậm Ty.
+ Chạy theo hướng Đông là các dãy núi nối tiếp nhau thấp dần về phía
Đông gồm: Long Nọi, Pu Chòm Cúp và Pu Huổi Nọi. Độ cao các đỉnh từ
1170.2m đến 1765.6m. Các dãy núi này là đường chia nước giữa suối Liệp
(đổ về hệ Sông Đà) và suối Nậm Ty (đổ về hệ Sông Mã).
3.1.3. Đất đai
3.1.3.1.Địa chất
Khu bảo tồn thiên nhiên Copia nằm trên vùng đồi núi có độ cao từ trên
1000m đến 1820m, các dạng chính đều có xu hướng qui tụ về đỉnh cao nhất
Copia, rồi từ đây hạ dần độ cao về bốn phía ở những mức độ khác nhau. Qua
trình tạo sơn ở vùng này cũng có cùng nguồn gốc tuổi địa chất với vùng Sốp
Cộp và dãy núi Pu Sam Sao ở Mộc Châu.
3.1.3.2. Thổ nhưỡng
Theo kết quả khảo sát của các chuyên gia lập địa thì đất trong khu BTTN
Côpia bao gồm:
- Đất mùn vàng xám núi cao: Phân bố từ độ cao 1500m-2000m so với
mặt nước biển, được hình thành trên đá mẹ Mắc ma, A xít, đỏ phiến thạch,
sét.
14
- Đất Feralít mùn có màu vàng gạch cua nhạt: Phân bố trên độ cao
1000m đến 1500m so với mặt nước biển, tập trung phần lớn ở các dãy núi

thuộc phía Đông nam của dông chính (thuộc hệ dông khu vực Gieo Bay). Đất
tầng A có độ dày từ 50cm đến 1m, độ dốc mặt đất trên 35
0
.
- Đất Feralít vàng nâu trên đất sét và đá biến chất nằm ở độ cao từ 1200m
đến 1500m. Độ dày tầng A trên 1m thuộc các dãy núi Chín Đỉnh, Huổi Viếng,
Huổi Nhộp, độ phì đất còn tương đối tốt, độ dốc mặt đất 30
0
đến 35
0
.
- Đất Feralít do canh tác nương rẫy hoặc bồi tụ ven suối, đất tầng A có
độ dày trên 1m, độ dốc mặt đất trung bình nhỏ hơn 25
0
, cục bộ có nơi độ dốc
nhỏ hơn 15
0
. Đất tốt, dinh dưỡng khá, có nhiều thuận lợi cho khả năng phục
hồi tái sinh rừng tự nhiên .
3.1.4. Khí hậu thuỷ văn
3.1.4.1. Khí hậu
Khu vực BTTN Copia khí hậu mang tính chất chung của khu Tây Bắc
(Nhiệt đới giú mùa) và có các đặc trưng cơ bản:
- Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9,
mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
- Lượng mưa bình quân năm 1500 - 1600mm/năm, mưa tập trung từ
tháng 6 đến tháng 8 (chiếm 70% cả năm).
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tối cao 32
0
c, Nhiệt độ tối thấp là 14

0
C, nhiệt độ bình
quân năm là 19
0
C
- Ẩm độ: Ẩm độ tối cao 90%, ẩm độ tối thấp là 70%, ẩm độ trung bình là
85%
3.1.4.2.Thuỷ văn
15
Khu bảo tồn thiên nhiên Copia không có sông lớn do đặc điểm địa hình
địa thế của khu vực mà khu bảo tồn Copia có các hệ suối đầu nguồn chính
gồm:
- Hệ thống suối Nậm Nhộp thuộc địa phận xã Chiềng Bôm là đầu nguồn
của suối Nậm Muội đổ ra sông Đà.
- Hệ suối Hủa Lương, Hủa Nhứ (suối Đen) các hệ suối này có dòng chảy
bắt nguồn từ các lưu vực thuộc phía Tây Bắc Copia, nước chảy về hướng Tây
và Tây Bắc đổ ra suối lớn đổ về sông Mã.
- Hệ suối Nậm Lu, Kộp, Hủa Ty, Lầu đổ về suối lớn (suối Ty) chảy ra
sông Mã. Ngoài ra còn có một số chi lưu nhỏ khác chịu sự chi phối rất lớn của
khu bảo tồn thiên nhiên như suối Liếp, suối Nậm Cang vv…
Tổng diện tích lưu vực của các hệ suối nêu trên khoảng 200 km
2
, phần
lưu vực tụ nước chính trong khu bảo tồn khoảng 160 km
2
. Chiều dài trung
bình các lưu vực khoảng 18 km, chiều rộng trung bình các lưu vực khoảng 7,5
km và có đặc điểm:
- Độ dốc đỉnh thượng nguồn suối so với cuối nguồn suối (tính điểm cuối
cùng của suối nằm trong khu bảo tồn) chênh lệch khoảng 750m.

- Độ dốc trung bình lòng suối khoảng 30%.
3.2. Đặc điểm về kinh tế - văn hoá - xã hội
3.2.1. Dân sinh kinh tế
Tại khu BTTN Côpia có 4 dân tộc chính sinh sống, trong đó cộng đồng
người Thái và Mông chiếm tỷ lệ cao và quyết định tới mọi hoạt động kinh tế,
xã hội và văn hoá trong vùng. Tuy có được học tập, phổ biến cải tiến và áp
dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, nhưng sự biến đổi tập quán canh tác cũ
còn rất chậm và hạn chế. Người dân vẫn canh tác nương rẫy với phương thức
16
chính là quảng canh, chưa thâm canh, ít sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu để
nâng cao năng suất cây trồng.
Trong các cộng đồng, người Thái sinh sống ổn định hơn, họ định canh
ruộng nước, có biết sản xuất luân canh nương rẫy, do đó cuộc sống tương đối
ổn định và có nhiều điều kiện cải tiến tập quán canh tác và áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất. Còn các cộng đồng Mông, Kháng, Khơ Mú sinh
sống phân bố trên sườn núi cao trước đây cuộc sống không ổn định (du cư),
nhưng gần đây hưởng ứng chính sách định cư của Đảng, cuộc sống định cư
đó được các cộng đồng trên thực hiện khá tốt, tuy vậy canh tác sản xuất vẫn
còn lạc hậu.
3.2.2. Sinh hoạt văn hoá, phong tục địa phương
Trong khu bảo tồn thiên nhiên Copia, mỗi dân tộc nhiều hay ít đều có
hình thức sinh hoạt văn hoá riêng mang đậm bản sắc dân tộc của mình.
+ Dân tộc Thái ở nhà sàn cấu trúc kiên cố đẹp, trong nhà bố trí ngăn nắp,
gọn gàng.
+ Dân tộc Kháng, Khơ Mú cũng ở nhà sàn nhưng cấu trúc đơn giản, nội
thất không cầu kì, vật dụng không phong phú bằng người Thái. Điều này thể
hiện hạn chế ở trình độ văn hoá còn bị hạn chế nhiều.
+ Dân tộc Mông ở nhà đất hoặc gỗ, mái thấp và cũng rất đơn giản.
Sinh hoạt văn hoá mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng với sinh hoạt văn hoá
của mình rất độc đáo Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại các tục lệ ma chay, cúng tế

đuổi ma tà, mê tín dị đoan của thầy mo, thầy cúng, …
3.2.3. Tình hình kinh tế địa phương
17
Do điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, đất cấy lúa nước có tỷ lệ rất
nhỏ (≤ 1%) diện tích tự nhiên (thường có độ dốc > 35
0
) đồng thời nguồn nước
tưới tiêu khan hiếm thêm vào đó phương thức canh tác lạc hậu quảng canh là
chính thâm canh còn rất ít. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc 80% vào thiên
nhiên, do đó tỷ lệ các hộ đói nghèo trong khu vực bảo tồn thiên nhiên Copia
khá cao, bình quân lương thực quy ra thóc vào loại thấp, hàng năm số hộ
thiếu ăn 3đến 4 tháng khoảng 40%, đời sống hết sức khó khăn, đây là sức ép
rất lớn tới khu bảo tồn.
3.3. Tình hình chung về khu hệ thực vật
Thực vật rừng trong khu vực phát triển ở các bậc diễn thế khác nhau:
Rừng tự nhiên tốt ít bị tác động còn tập trung chạy dọc Suối Đen và sườn dãy
núi từ cửa rừng – Pu Sam Sao - Cò Mạ. Rừng thứ sinh kiệt sau khai thác và
rừng thứ sinh phục hồi sau nương rãy nhiều, ở thấp hơn và quanh làng xóm.
Phần lớn diện tích chân, sườn núi là trảng cây bụi, trảng cỏ, nương rãy, đồng
ruộng bậc thang đan xen với rừng và làng xóm là phổ biến.
Thực vật rừng trong khu nghiên cứu phong phú về thành phần loài nhưng
nghèo về số lượng các cá thể trong loài, kích thức cá thể trung bình loài nhỏ;
nhiều loài cây gỗ quí như Trai, Nghiến, Táu, Re, Kháo, Chò chỉ, Đinh, Giổi
còn nhưng ở nơi dốc, khó đi lại, và nhiều loài thân cỏ như : Cỏ láo tím, Cúc lá
bạc, cỏ tranh, cỏ chít, cỏ lá, cỏ lông
PHẦN IV
18
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần loài chim ở khu vực nghiên cứu
4.1.1. Thành phần loài chim ở khu vực nghiên cứu

Dựa vào mẫu vật bắt được trên thực địa và các thông tin đáng tin cậy
thu thập được qua thời gian điều tra tôi tiến hành tổng hợp xử lý số liệu và lập
được bảng danh lục chim cho khu vực nghiên cứu, kết quả ghi trong biểu 4.1.
Bảng 4.1. Danh lục các loài chim ở khu vực Côpia, Thuận Châu, Sơn La
Stt Tên loài Nguồn
Tên Việt Nam Tên khoa học M T
K
QS
N
D
I. HỌ CHIM CHÍCH Sylviidae
1. Chích phương bắc Phylloscopus borealis *
2. Chích hai vạch Phylloscopus trochiloides * *
3. Sp1 Phylloscopus sp *
4. Chích ngực vàng Phylloscopus ricketti *
5. Chích bông đuôi dài Orthotomus cuculatus *
II. HỌ ĐỚP RUỒI Muscicapidae.
1. Đớp ruồi cằm xanh Cyornis rubeculoides *
2. Đớp ruồi đầu xám Culicicapa ceylonensis *
3. Đớp ruồi vàng Ficedula zanthopygia *
III. HỌ KHƯỚU Timaliidae
1. Hoạ mi Garrlulax canorus * *
2. Khướu bạc má Garrlulax chinensis * *
3. Kim oanh tai bạc Leoathrix argentauris *
4. Khướu bụi đầu hung Stachyris ruficeps *
5. Lách tách Alcippe sp *
IV. HỌ CHIM SÂU Dicaeidae
1. Chim sâu lưng đỏ Dicaeum cruentatum *
2. Chim sâu vàng lục Dicaeum concolor *
V. HỌ VÀNH KHUYÊN Zosteropidae

1. Vành khuyên Nhật Bản Zosterops japonicus *
VI. HỌ CHIM DI Estrildae
1. Di đá Lonchura punctulata * *
VII HỌ CHÈO BẺO Dicruridae
1. Chèo bẻo đen Dicrurus macrocercus *
VIII HỌ RẼ QUẠT Monarchidae
1. Rẽ quạt họng trắng Rhipidura albicollis *
IX. HỌ CHÍCH CHOÈ Turdidae
1. Chích choè Copsychus sauraris *
19
2. Sẻ bụi xám Saxicola ferrea *
3. Oanh cổ đỏ Luscinia calliope *
X. HỌ CHÀO MÀO Pycnonotidae
1. Chào mào Pycnonotus jocosus *
2. Bông lau đít đỏ Pycnonotus aurigaster *
3. Cành cạch núi Hypsipetes mclellandii *
XI. HỌ PHƯỜNG CHÈO Campephagidae
1. Phường chèo má xám Pericrocotus solaris *
XII. HỌ CHÌA VÔI Motacillidae
1. Chìa vôi núi Motacilla cinerae *
XIII. HỌ VẸT Psittacidae
1. Vẹt đầu hồng Psittacula roseata *
XIV. HỌ BỒ CÂU Columbidae
1. Cu gáy Streptopelia chinensis *
XV. HỌ CÚ MÈO Strigidae
1. Cú mèo nhỏ Otus sunia *
2. Cú mèo khoang cổ Otus bakkamoena *
XVI. HỌ HÚT MẬT Nectariniidae
1. Hút mật họng vàng Aethopyga gouldiae *
XVII. HỌ ƯNG Accipitridae

1. Diều hâu Milcus korschun *
XVIII. HỌ TRĨ Phasianidae
1. Đa đa Francolinus pintadeanus *
XIX. HỌ BÌM BỊP Centropodidae
1. Bìm bịp nhỏ Centropus bengalensis *
SP2 *
Ghi chú: M: mẫu, TK QS: tiếng kêu và quan sát, ND: nhân dân
Qua biểu trên cho thấy số loài chim điều tra được là 35 loài thuộc 19 họ
có một loài chưa rõ . Họ có nhiều loài nhất là Họ Chim chích và Họ Khướu
mỗi Họ có 5 loài. Các Họ ít loài là Họ Diều hâu, Họ Bồ câu, Họ Bìm bịp, Họ
Trĩ, Họ Ưng, Họ Vẹt, Họ Hút mật mỗi Họ có 1 loài.
4.1.2. Thành phần loài chim phân bố theo sinh cảnh.
Sự phân bố của các loài động vật rừng nói chung và các loài chim nói
riêng phụ thuộc vào các yếu tố như: thức ăn, nước uống, nơi ở…Mà các yếu
tố này có mối liên hệ mật thiết với sinh cảnh và đai cao. Trong quá trình tiến
hoá thì mỗi loài sẽ thích nghi với một hoặc một số sinh cảnh và đai cao nhất
định. Khác với ếch nhái hay bò sát, chim là động vật đẳng nhiệt có sự phân bố
20
rất rộng, và sự phân bố của các loài chim phụ thuộc nhiều vào khả năng kiếm
mồi tức là phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn hay môi trường kiếm ăn. Phần
lớn các loài chim có môi trường kiếm ăn là ở trên cạn, tuy nhiên cũng có
nhiều loài kiếm ăn trong môi trường nước như các loài trong Bộ Cò, các loài
trong Bộ Ó cá. Vì vậy nghiên cứu sự phân bố của các loài chim theo sinh
cảnh và đai cao để tìm hiểu khả năng thích ứng của mỗi loài sẽ là những cơ sở
quan trọng để đưa ra các giải pháp bảo tồn thích hợp. Muốn bảo tồn một loài
động vật bất kỳ trước hết phải bảo vệ sinh cảnh mà loài đó phân bố.
Qua khảo sát thực địa từ đặc điểm về hiện trạng rừng, địa hình, địa thế
chúng tôi tiến hành phân chia khu vực nghiên cứu thành các dạng sinh cảnh
sau: sinh cảnh sông suối, sinh cảnh nương rẫy, sinh cảnh rừng, sinh cảnh khu
dân cư. Riêng sinh cảnh rừng chúng tôi lại phân chia thành:

- SC1: rừng trồng
- SC2: rừng tự nhiên
- SC3: trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ mọc rải rác trên núi đất.
* Sinh cảnh rừng tự nhiên
Dạng sinh cảnh này chiếm diện tích lớn trong khu bảo tồn và chủ yếu là
sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đất. Đây là dạng sinh cảnh lí tưởng cho các
loài động vật rừng sinh sống, thảm thực vật với các loài cây thuộc họ Dẻ, Re,
Ngọc lan, Bồ đề, Cáng lò, Chè, Cà phê…Tầng thảm tươi với các loài cây bụi
và cây gỗ lớn tái sinh tốt, khí hậu luôn mát mẻ và ẩm, nguồn thức ăn dồi dào,
điều kiện nơi ở trốn tránh kẻ thù thuận lợi là điều kiện lí tưởng cho các loài
chim cư trú và kiếm ăn.
* Dạng sinh cảnh rừng trồng
Dạng sinh cảnh này chiếm một diện tích không đáng kể chủ yếu trong
các loại cây như thông, keo giổi xanh. Thảm thực bì và cây bụi dưới tán khá
21
phong phú. Đây cũng là dạng sinh cảnh thuận lợi cho các loài chim cư trú và
kiếm ăn.
* Dạng sinh cảnh làng bản nương rẫy
Dạng sinh cảnh này chiếm khoảng 7% diện tích khu bảo tồn thường
xen kẽ với rừng trên các thung lũng gần khe suối hoặc khu canh tác lúa nước.
Ở dạng sinh cảnh này có các loại hạt như: Ngô, Lúa là thức ăn ưa thích của
nhiều loài chim ( Sẻ, Bông lau đít đỏ, Chào mào…), đồng thời cũng là môi
trường kiếm ăn lí tưởng cho các loài chim ăn côn trùng.
* Dạng sinh cảnh khe suối
Dạng sinh cảnh này chủ yếu phân bố ở các khe giữa các ngọn núi cao
thung lũng sâu tạo ra một dạng sinh cảnh lí tưởng cho một số loài chim sinh
sống. Ở sinh cảnh này có nguồn nước dồi dào, là nơi mà các loài chim hay tới
để uống nước
* Dạng sinh cảnh trảng cỏ cây bụi
Dạng sinh cảnh này chiếm diện tích tương đối nhỏ khoảng trên 10%

diện tích khu bảo tồn, trong khu bảo tồn tầng thảm tươi, cây bụi phong phú
chủ yếu là các loại cây như: cỏ chít, cỏ tranh, sim mua, tế guột. Sinh cảnh này
là nơi rất thuận lợi cho các loài côn trùng sinh sống, là nguồn thức ăn và nơi
làm tổ cho các loài chim.
Nhìn chung sự phân bố số loài theo cac dạng sinh cảnh không có sự
khác biệt lớn. Tuy nhiên tổ thành các loài ở các dạng sinh cảnh lại khác nhau
rõ rệt. Sinh cảnh là nơi cung cấp thức ăn, nước uống và nơi ở, mất sinh cảnh
sống sẽ kéo theo sự mất loài, mất đa dạng sinh học. Vì vậy muốn bảo tồn các
loài động vật thì phải bảo vệ sinh cảnh mà loài đó đang sống, nhất là các loài
thích nghi hẹp với các loại sinh cảnh.
22
Từ kết quả điều tra thực địa, các thông tin từ phỏng vấn người dân, căn
cứ vào đặc tính sinh vật học của mỗi loài, chúng tôi tiến hành chỉnh lý, tổng
hợp, sắp xếp phân bố các loài theo sinh cảnh, kết quả ghi trong biểu 4.2.
Biểu 4.2. Sự phân bố các loài chim theo các dạng sinh cảnh
Stt Tên loài Nguồn
Tên Việt Nam Tên khoa học SS NR R DC
I. HỌ CHIM CHÍCH Sylviidae
1. Chích phương bắc Phylloscopus borealis * *
2. Chích hai vạch Phylloscopus trochiloides * * *
3. Sp1 Phylloscopus sp * * *
4. Chích ngực vàng Phylloscopus ricketti *
5. Chích bông đuôi dài Orthotomus cuculatus *
II. HỌ ĐỚP RUỒI Muscicapidae.
1. Đớp ruồi cằm xanh Cyornis rubeculoides *
2. Đớp ruồi đầu xám Culicicapa ceylonensis * *
3. Đớp ruồi vàng Ficedula zanthopygia * * *
III. HỌ KHƯỚU Timaliidae
1. Hoạ mi Garrlulax canorus * * *
2. Khướu bạc má Garrlulax chinensis * *

3. Kim oanh tai bạc Leoathrix argentauris * *
4. Khướu bụi đầu hung Stachyris ruficeps *
5. Lách tách Alcippe sp * * *
IV. HỌ CHIM SÂU Dicaeidae
1. Chim sâu lưng đỏ Dicaeum cruentatum *
2. Chim sâu vàng lục Dicaeum concolor * * * *
V. HỌ VÀNH KHUYÊN Zosteropidae
1. Vành khuyên Nhật Bản Zosterops japonicus * *
VI. HỌ CHIM DI Estrildae
1. Di đá Lonchura punctulata * *
VII. HỌ CHÈO BẺO Dicruridae
1. Chèo bẻo đen Dicrurus macrocercus * * *
VIII. HỌ RẼ QUẠT Monarchidae
1. Rẽ quạt họng trắng Rhipidura albicollis * *
IX. HỌ CHÍCH CHOÈ Turdidae
1. Chích choè Copsychus sauraris * * *
2. Sẻ bụi xám Saxicola ferrea * *
3. Oanh cổ đỏ Luscinia calliope * *
X. HỌ CHÀO MÀO Pycnonotidae
1. Chào mào Pycnonotus jocosus * * * *
2. Bông lau đít đỏ Pycnonotus aurigaster * *
3. Cành cạch núi Hypsipetes mclellandii *
XI. HỌ PHƯỜNG CHÈO Campephagidae
23
1. Phường chèo má xám Pericrocotus solaris * *
XII. HỌ CHÌA VÔI Motacillidae
1. Chìa vôi núi Motacilla cinerae * *
XIII. HỌ BỒ CÂU Columbidae
1. Cu gáy Streptopelia chinensis *
XIV. HỌ CÚ MÈO Strigidae

1. Cú mèo nhỏ Otus sunia *
2. Cú mèo khoang cổ Otus bakkamoena *
XV. HỌ HÚT MẬT Nectariniidae
1. Hút mật họng vàng Aethopyga gouldiae * *
XVI. HỌ ƯNG Accipitridae
1. Diều hâu Milcus korschun * *
XVII. HỌ TRĨ Phasianidae
1. Đa đa Francolinus pintadeanus *
XVIII. HỌ BÌM BỊP Centropodidae
1. Bìm bịp nhỏ Centropus bengalensis *
Sp2 *
Ghi chú: SS: Sông suối
NR: Nương rẫy
R: Rừng
D: Dân cư
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: Phần lớn các loài chim đều phân bố ở
rừng (có 32 loài), tiếp theo đến sinh cảnh nương rẫy (17 loài), sau đó đến sinh
cảnh sông suối (13 loài) và cuối cùng đến sinh cảnh khu dân cư (7 loài). Chỉ
có 2 loài phân bố ở cả 4 sinh cảnh khác nhau là loài Chào mào và Chim sâu
vàng lục. Có 7 loài phân bố ở 3 sinh cảnh khác nhau, có 16 loài phân bố ở 2
sinh cảnh khác nhau và có 11 loài chỉ phân bố ở một sinh cảnh. Tuy nhiên sự
phân bố của các loài chim theo các sinh cảnh như trên chỉ là tương đối bởi vì
đa số các loài đều di chuyển qua nhiều sinh cảnh khác nhau.
4.1.3. Thành phần loài chim phân bố theo đai cao
Mặc dù chim là động vật đẳng nhiệt có phân bố rất rộng so với lưỡng
cư và bò sát. Tuy nhiên do tập tính sinh sản, tập tính kiếm ăn nên ở mỗi một
độ cao nhất định thì có những loài chim sinh sống nhất định. Khu vực nghiên
cứu là nơi có nhiều đồi núi nhưng đa số đồi núi đất với những đặc trưng chủ
24
yếu như sau: các loài thực vật sinh sống chủ yếu là các cây lá rộng. Nhưng từ

độ cao khoảng 1000m trở lên đã có sự xuất hiện của một số loài cây lá kim
như thông tre, pơ mu, du sam…Và cũng từ độ cao 1000m trở lên này thì sinh
cảnh có sự thay đổi tương đối lớn từ sinh cảnh chủ yếu là nương rẫy, khu dân
cư, sông suối thì chuyển sang sinh cảnh chủ yếu là rừng tự nhiên. Chính vì lí
do đó mà tôi quyết định chia độ cao của khu vực nghiên cứu làm hai đới cao:
đới cao dưới 1000m và đới cao từ 1000m trở lên. Từ kết quả xác định địa
điểm giăng lưới mờ và quan sát thực địa, chúng tôi đã thống kê được thành
phần các loài chim tại khu vực nghiên cứu và kết quả được ghi trong biểu 4.3.
Biểu 4.3: Danh lục các loài chim phân bố theo độ cao ở khu vực Côpia
STT Tên loài Độ cao
Tên Việt Nam Tên khoa học <1000 m ≥1000 m
I. HỌ CHIM CHÍCH Sylviidae
1. Chích phương bắc Phylloscopus borealis * *
2. Chích hai vạch Phylloscopus trochiloides *
3. Sp1 Phylloscopus sp *
4. Chích ngực vàng Phylloscopus ricketti *
5. Chích bông đuôi dài Orthotomus cuculatus * *
II. HỌ ĐỚP RUỒI Muscicapidae.
1. Đớp ruồi cằm xanh Cyornis rubeculoides *
2. Đớp ruồi đầu xám Culicicapa ceylonensis *
3. Đớp ruồi vàng Ficedula zanthopygia *
III. HỌ KHƯỚU Timaliidae
1. Hoạ mi Garrlulax canorus *
2. Khướu bạc má Garrlulax chinensis * *
3. Kim oanh tai bạc Leoathrix argentauris *
4. Khướu bụi đầu hung Stachyris ruficeps *
5. Lách tách Alcippe sp * *
IV. HỌ CHI SÂU Dicaeidae
1. Chim sâu lưng đỏ Dicaeum cruentatum *
2. Chim sâu vàng lục Dicaeum concolor * *

V. HỌ VÀNH KHUYÊN Zosteropidae
1. Vành khuyên Nhật Bản Zosterops japonicus *
VI. HỌ CHIM DI Estrildae
1. Di đá Lonchura punctulata *
VII. HỌ CHÈO BẺO Dicruridae
1. Chèo bẻo đen Dicrurus macrocercus * *
25

×