Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
----------------------------
Nguyễn thái sơn
điều tra thành phần loài thực vật
bậc cao có mạch tại vùng đệm khu bảo
tồn thiên nhiên kẻ gỗ xà cÈm mü – huyÖn huyÖn
cẩm xuyên huyện tỉnh hà tÜnh
Chuyên ngành: thực vËt
M· sè: 60.42.20
Luận văn th¹c sÜ sinh häc
Ngêi híng dÉn khoa häc: pgs.ts. ng« trùc nh·
NghÖ An, 2012
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và bản luận văn này tơi xin được bày
tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS. Ngô Trực Nhã,
người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và công sức để chỉ dẫn, giúp đỡ và
hướng dẫn khoa học để tôi hoàn thành tốt bản luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong
trường Đại học Vinh, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Sinh, tổ bộ môn
Thực vật, cũng như các đồng nghiệp tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ - tỉnh
Hà Tĩnh đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn
bè và những người thân đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn để đạt được kết quả tốt.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Tĩnh, tháng 10 năm
2012
Tác giả
Nguyễn Thái Sơn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Tình hình nghiên cứu thực vật........................................................................3
1.1.1. Trên thế giới................................................................................................3
1.1.2. Tại Việt Nam...............................................................................................4
1.1.3. Tại các vùng và khu vực nghiên cứu...........................................................5
1.1.4. Đa dạng về phổ dạng sống của thực vật......................................................7
1.1.5. Nghiên cứu đa dạng về yếu tố địa lý thực vật...........................................10
1.2. Khái quát đặc điểm tự nhiên và điều kiện xã hội khu vực nghiên cứu.........12
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................13
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...................................................................................................17
2.1. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................17
2.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................................17
2.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................18
2.4.1. Thu thập số liệu ở thực địa........................................................................18
2.4.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thiên nhiên...................................................18
2.4.3. Xử lý và trình bày mẫu..............................................................................18
2.4.4. Xác định và kiểm tra tên khoa học............................................................19
2.4.5. Xây dựng bảng danh lục thực vật..............................................................20
2.4.6. Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật....................................................20
2.4.7. Phương pháp đánh giá đa dạng về dạng sống...........................................21
2.4.8. Phương pháp đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật....................21
2.4.9. Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và mức độ bị đe dọa...............21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................22
3.1. Đa dạng về ngành.........................................................................................33
3.2. Đa dạng về họ................................................................................................35
3.3. Phân tích đa dạng về phổ dạng sống............................................................36
3.4. Đa dạng về tài nguyên thực vật....................................................................38
3.5. Phân tích đa dạng về yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật.............................39
3.6. Các loài thực vật quý hiếm...........................................................................41
3.7. Các loài bổ sung vào danh lục thực vật khu bảo tồn....................................43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................45
KẾT LUẬN.........................................................................................................45
KIẾN NGHỊ.........................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................47
PHỤ LỤC 1.........................................................................................................51
PHỤ LỤC 2.........................................................................................................52
PHỤ LỤC 3:........................................................................................................53
PHỤ LỤC 4. .......................................................................................................53
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
1. Phân bố
1 Yếu tố toàn cầu
2 Yếu tố liên nhiệt đới
2.1 Yếu tố Á - Mỹ
2.2 Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Mỹ
Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ và các đảo Thái Bình
2.3
Dương
3 Yếu tố cổ nhiệt đới
3.1 Yếu tố Á - Úc
3.2 Yếu tố Á - Phi
4 Yếu tố nhiệt đới châu Á
4.1 Yếu tố Đông Dương - Malêzi
4.2 Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ
4.3 Yếu tố Đông Dương - Himalaya
4.4 Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc
4.5 Yếu tố Đơng Dương
5 Yếu tố Ơn đới
5.1 Yếu tố Đơng Á - Nam Mỹ
5.2 Yếu tố Ơn đới cổ thế giới
5.3 Yếu tố Ôn đới Địa Trung Hải
5.4 Yếu tố Đông Nam Á
6 Yếu tố đặc hữu Việt Nam
6.1 Yếu tố gần đặc hữu
6.2 Yếu tố đặc hữu
7 Yếu tố cây trồng
2. Dạng sống
Ph Phanerophytes - cây có chồi trên đất
Mg Megaphanerophytes - cây có chồi lớn
Me Mesophanerophytes- Cây chồi trên vừa
Mi Microphanerophytes - cây có chồi nhỏ trên đất
Na Nanophanerophytes - cây có chồi lùn trên đất
Lp Lianesphanerophytes - cây leo
Ep Epiphytes phanerophytes - cây sống bám
Pp Parasit-hemiparasit-phanerophytes - Cây ký sinh hay bán ký sinh
Hp Cây có chồi trên thân thảo
Suc Phanerophytes Succulentes - Cây mọng nước
Ch Chamaephytes - cây có chồi sát mặt đất
Hm Hemicryptophytes - cây có chồi nửa ẩn
Cr Cryptophytes - cây có chồi ẩn
Th Therophytes - cây một năm
3. Công dụng
Or Cây làm cảnh
T Cây cho gỗ
M Cây cho thuốc
Oil Cây có tinh dầu
F Cây có thể làm thức ăn
Tn Cây cho Tanin
Mp Nhóm cây cho độc
E Nhóm cây cho tinh dầu
4. Mức độ nguy cấp
CR Critically Endangered - Rất nguy cấp
EN Endangered - Nguy cấp
VU Vulnerable - Sẽ nguy cấp
DANH MỤC CÁC BẢNG DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu khí hậu bình qn các tháng trong năm 2011............14
Bảng 3.1. Danh lục thực vật bậc cao có mạch vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên
Kẻ Gỗ, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh..............................................22
Bảng 3.2. Sự phân bố các taxon ngành của hệ thực vật bậc cao có mạch vùng
đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, xã Cẩm Mỹ..............................................33
Bảng 3.3. Sự phân bố các taxon bậc lớp trong ngành Mộc Lan của vùng đệm
Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, xã Cẩm Mỹ......................................................34
Bảng 3.4. Thống kê 10 họ đa dạng nhất trong hệ thực vật vùng đệm Khu bảo tồn
thiên nhiên Kẻ Gỗ xã Cẩm Mỹ............................................................................35
Bảng 3.5. Thống kê các chi đa dạng nhất............................................................36
Bảng 3.6. Thống kê các dạng sống của các loài trong khu hệ thực vật vùng đệm
Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, xã Cẩm Mỹ......................................................36
Bảng 3.7. Thống kê các dạng sống của các lồi thuộc nhóm cây chồi trên........37
Bảng 3.8. Thống kê các giá trị sử dụng của hệ thực vật vùng đệm.....................38
Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, xã Cẩm Mỹ......................................................38
Bảng 3.9. Thống kê các yếu tố địa lý cơ bản hệ thực vật vùng đệm Khu bảo tồn
thiên nhiên Kẻ Gỗ xã Cẩm Mỹ............................................................................40
Bảng 3.10. Thống kê các loài đang bị đe dọa ở khu vực nghiên cứu..................42
Bảng 3. 11. Thống kê các loài bổ sung cho danh lục thực vật Khu bảo tồn thiên
nhiên Kẻ Gỗ.........................................................................................................43
DANH LỤC CÁC HÌNH DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Hình 1.1. Biểu đồ lượng mưa trung bình, độ ẩm trung bình, nhiệt độ trung bình
năm 2011 tại khu vực nghiên cứu.......................................................................14
Hình 2.1. Sơ đồ các tuyến thu mẫu tại khu vực nghiên cứu................................17
Hình 3.1. Phân bố các taxon bậc ngành của hệ thực vật bậc cao có mạch vùng
đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, xã Cẩm Mỹ..............................................33
Hình 3.2. Phân bố các lớp thực vật trong ngành Magnoliophyta........................34
Hình 3.3. Phổ dạng sống cơ bản của hệ thực vật có mạch vùng đệm Khu bảo tồn
thiên nhiên Kẻ Gỗ, xã Cẩm Mỹ...........................................................................37
Hình 3.4. Các nhóm cơng dụng chính của khu hệ thực vật vùng đệm Khu bảo
tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, xã Cẩm Mỹ.....................................................................39
Hình 3.5. Phổ các yếu tố địa lý cơ bản của khu hệ thực vật vùng đệm Khu bảo
tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, xã Cẩm Mỹ.....................................................................41
Hình 3.6. Tỉ lệ các bậc taxon bổ sung cho khu bảo tồn.......................................44
MỞ ĐẦU
Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học đã và đang trở thành một
chiến lược trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp
đỡ và tổ chức thực hiện việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học như:
Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình mơi trường Liên Hợp
quốc (UNEP), Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF)... Năm 1992, hội nghị
thượng đỉnh tồn cầu tại Rio de Janeiro (Brazin) đã thơng qua Công ước về Bảo
tồn Đa dạng sinh học. Như vậy, trách nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức đối
với việc Bảo tồn Đa dạng sinh học càng được nâng cao và chú trọng hơn.
Đa dạng thảm thực vật là điều kiện tiền đề và quan trọng để xác lập những
khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia; vì thực vật là mắt xích đầu tiên và
quan trọng trong chuỗi thức ăn, đồng thời thực vật còn là nơi sinh sống của
nhiều lồi sinh vật khác trong hệ sinh thái, góp phần bảo vệ và gìn giữ mơi
trường sống của nhiều lồi sinh vật trên hành tinh trong đó có lồi người. Có thể
nói, sự tồn tại và phát triển của thực vật chính là nền tảng cho sự tiến hóa của
sinh giới. Với những ý nghĩa quan trọng trên, nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên và
Vườn quốc gia đã được thành lập trên cả nước, trong đó có khu bảo tồn thiên
nhiên Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh. Là một trong những vùng rừng thường xanh cây lá
rộng còn lại khá lớn tại khu vực Bắc Trung Bộ; thuộc dạng rừng trên địa hình
đồi núi thấp dọc theo vùng đồng bằng ven biển. Hiện nay phần lớn diện tích ở
đấy đã biến thành đất canh tác nông nghiệp. Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ
cũng là nơi duy nhất ở Việt Nam và thế giới có hai lồi chim Trĩ là Gà lôi lam
đuôi trắng (Lophoura hatinhensis ), và Gà lôi lam mào đen (Lophura imperialis)
còn tồn tại. Khu bảo tồn trải dài trên 3 huyện với 9 xã vùng đệm của tỉnh Hà
Tĩnh, giáp ranh với tỉnh Quảng Bình. Vùng đệm Khu bảo tồn thuộc địa đanh xã
Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên nằm dọc hai bên bờ hồ Kẻ Gỗ, là vùng rừng phòng
hộ quan trọng cho khu vực lòng hồ Kẻ Gỗ. Theo số liệu của Viện điều tra quy
hoạch rừng năm 1996, Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ có 117 họ, 367 chi, 567
lồi thực vật, là nơi gặp gỡ của nhiều luồng thực vật: luồng thực vật bản địa bắc
1
Việt Nam – Nam Trung Hoa, luồng thực vật Indonesia – Malaysia, luồng thực
vật India – Myanma, luồng thực vật Hymalaya, nên sự đa dạng các họ, chi, loài
là rất lớn và phong phú. Việc điều tra thành phần loài thực vật cũng như đa dạng
sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đã được các nhà khoa học và các tổ
chức quan tâm, tiến hành nghiên cứu và điều tra. Tuy nhiên, qúa trình điều tra
thành phần loài thực vật mới chỉ tập trung tại vùng lõi của khu khu bảo tồn, chưa
có nghiên cứu nào về thành phần loài thực vật tại vùng đệm của khu bảo tồn.
Vì vậy điều tra thành phần loài thực vật tại vùng đệm là cần thiết và sẽ
góp phần bổ sung, hồn thiện danh lục các lồi thực vật có tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Kẻ Gỗ. Trên cơ sở đó sẽ có biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí hơn
và bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật ở đây. Xuất phát từ những lý do trên,
chúng tôi tiến hành chọn đề tài “Điều tra thành phần loài thực vật bậc cao có
mạch tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh”.
Mục tiêu của đề tài:
- Xác định và lập danh lục thành phần loài thực vật tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá tính đa dạng về các taxon bậc họ, chi, lồi cũng như tính đa dạng
về dạng sống, về yếu tố địa lý phân bố và về giá trị sử dụng các loài thực vật, làm
cơ sở cho việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật khu
vực nghiên cứu.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu thực vật
1.1.1. Trên thế giới
Từ thời tiền sử con người đã biết trồng trọt, nhân giống, đặt tên cho những
loài thực vật mà họ dùng làm lương thực, thực phẩm, làm thuốc, và chế tác công
cụ lao động và truyền lại cho con cháu.
Những cơng trình nghiên cứu đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập cổ đại (cách
đây hơn 3.000 năm TCN) và Trung Quốc cổ đại (2.200 năm TCN) sau đó là ở
Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng lần lượt xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực
vật [46].
Théophrastus (371 - 286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương
pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ thể
thực vật. Trong hai tác phẩm "Lịch sử thực vật" (Historia Plantarum) và "Cơ sở
thực vật" Ơng mơ tả được khoảng 500 lồi cây. Sau đó Plinus (79 - 24 TCN)
cho ra đời cuốn "Lịch sử tự nhiên" (Historia naturalis) Ơng đã mơ tả gần 1.000
lồi cây. Cùng thời gian này có Dioseoride (20 – 60 TCN) một thầy thuốc của
vùng Tiểu Á đã xuất bản cuốn "Dược liệu học". Ông nêu được hơn 500 loài cây
cỏ và xếp chúng vào các họ khác nhau [13]
Trên thế giới, tổng số loài thực vật hiện nay có nhiều thay đổi và chưa cụ
thể, chưa có sự nghiên cứu và điều tra đầy đủ. Các nhà thực vật học dự đốn số lồi
thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000 loài [26].
Al. A. Phêđơrốp (1965) đã dự đốn trên thế giới có khoảng: 300.000 lồi
thực vật hạt kín; 5.000 - 7.000 lồi thực vật hạt trần; 6.000 - 10.000 loài quyết
thực vật; 14.000 - 18.000 loài rêu; 19.000 - 40.000 loài tảo; 15.000 - 20.000 loài
địa y; 85.000 - 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác [26].
Những nghiên cứu về thành phần loài thực vật được tiến hành từ lâu trên
thế giới. Ở Liên Xơ (cũ) có nhiều cơng trình nghiên cứu của Vưsotxki (1915),
Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicốp (1933), .. Theo các tác giả thì mỗi vùng
sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật đặc trưng khác biểu thị bởi thành phần loài,
3
thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của chúng. Vì vậy, việc nghiên cứu
thành phần lồi, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng trong phân loại các
loại hình thảm thực vật [26].
1.1.2. Tại Việt Nam
Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao, là một trong 10 trung tâm đa
dạng sinh học quan trọng của thế giới và được thể hiện qua sự phong phú của
nguồn gen, số lượng loài, các kiểu cảnh quan, các hệ sinh thái và vùng địa lý
sinh học.
Ở nước ta, trong Thực vật chí đại cương Đông Dương và các tập tài liệu
khoa học bổ sung tiếp theo đã mơ tả và ghi nhận có khoảng 240 họ với 7.000
lồi thực vật bậc cao có mạch. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật dự đoán
con số đó có thể lên tới 10.000 đến 12.000 lồi [52].
Phan Kế Lộc (1998) đã xác định hệ thực vật miền bắc Việt Nam có 5.609
lồi thuộc 1.660 chi và 240 họ [29].
Thái Văn Trừng (1978) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 lồi thực
vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi, 289 họ [47].
Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1992) trong cơng trình “Cây cỏ Việt Nam” đã
thống kê được số loài của hệ thực vật Việt Nam đạt 10.500 loài gần trùng với số
lượng 12.000 loài theo dự đoán của nhiều nhà thực vật học [22].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê thành phần loài của Vườn quốc
gia Tam Đảo với 2.000 lồi, trong đó có 904 lồi cây có ích thuộc 478 chi, 213
họ thuộc 3 ngành: Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Các lồi này được xếp thành 8
nhóm có giá trị khác nhau. Năm 1998, khi nghiên cứu về họ Thầu Dầu
(Euphorbiaceae) ở Việt Nam, ông thu được 156 loài trong tổng số 425 loài của
họ Thầu dầu ở Việt Nam chia làm 7 nhóm theo cách sử dụng [36].
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có
nhận xét về tổ thành loài thực vật của tầng cây bụi như sau: trong các trạng thái
thảm khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành lồi của tầng cây bụi chủ
yếu có sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris, Pavetta (họ Cà phê –
4
Rubiaceae); chi Tabernaemontana (họ Trúc đào – Apocynaceae); chi Ardisia,
Maesa (họ Đơn nem – Myrsinaceae) [47].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) khi tổng kết các cơng trình nghiên cứu về khu
hệ thực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2.393 lồi thực vật bậc thấp và 1.373 loài
thực vật bậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ [37].
Trên cơ sở những thông tin mới nhất và những căn cứ chắc chắn, Nguyễn
Tiến Bân (1997) đã giới thiệu khái quát những đặc điểm cơ bản của 265 họ và
2.300 chi thuộc ngành hạt kín ở nước ta [4].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) trong khi tổng kết các cơng trình về khu hệ
thực vật Việt Nam đã ghi nhận có 2.393 lồi thực vật bậc thấp và 11.373 loài
thực vật bậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ [36].
1.1.3. Tại các vùng và khu vực nghiên cứu
Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động thực vật
thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđônêxia – Malaysia.
Cùng với các yếu tố địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn đã tạo cho nơi đây trở
thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao của thế giới. Theo
ước tính Việt Nam có khoảng 15.000 lồi thực vật có mạch. Hiện nay đã xác
định tên được 11.373 lồi thực vật bậc cao, 793 loài rêu và hơn 600 loài nấm.
Để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là các vùng có tính đa dạng sinh học
cao, nơi phân bố các lồi q hiếm, Chính phủ Việt Nam đã cho thành lập một
hệ thống các Khu rừng đặc dụng bao gồm Vườn quốc gia, Khu dự trữ thiên
nhiên, Khu bảo tồn loài/sinh cảnh, Khu bảo vệ cảnh quan được phân bố trên hầu
khắp các vùng sinh thái, gồm 127 khu.
Tại Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Thực vật tại khu vực
Bắc Trung Bộ nói chung và Hà Tĩnh nói riêng:
Nguyễn Bá Thụ Nghiên cứu tính đa dạng thực vật Vườn quốc gia Cúc
Phương, Ông đã đưa ra số liệu tổng số loài thực vật bậc cao là 1.944 loài
thuộc 912 chi, 219 họ, 86 bộ của 7 ngành thực vật, trong đó có 98 lồi q
hiếm. So với tổng số lồi thực vật bậc cao của Việt Nam (11.374 loài kể cả
ngành Rêu), số loài thực vật bậc cao của Cúc Phương chiếm 17,27%. Tác giả
5
cũng đã đưa ra được sự đa dạng về các quần xã thực vật của hệ thực vật Cúc
Phương, có 19 quần xã thực vật đã được phân loại, mô tả và lần đầu tiên được
thể hiện trên bản đồ [26].
Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật thuộc dự án ICBG tại Cúc Phương,
đã bổ sung thêm 119 loài thực vật mới cho Cúc Phương (so với danh lục năm
1997), phát hiện được 2 chi thực vật mới cho Việt Nam là Nyctocalos thuộc họ
Núc nác (Bignoniaceae) và chi Gardneria thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae), đặc
biệt đã phát hiện một chi mới và là loài mới cho khoa học là Vietorchis aurea
Averyanov thuộc họ Lan (Orchidaceae). Phát hiện được 45 điểm đa dạng thực
vật tại khu vực Cúc Phương [26].
Phạm Hồng Ban (2001) khi nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh
thái sau nương rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An, tác giả đã xác định thành phần
loài, mật độ cá thể và phổ dạng sống của thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy
theo thời gian bỏ hoá. Theo tác giả, hệ thực vật sau nương rẫy ở vùng đệm Pù
Mát (Nghệ An) có 586 lồi thuộc 344 chi, 105 họ thực vật bậc cao có mạch [2].
Averyanov và các cộng sự (2005), đã nghiên cứu hệ thực vật Pù Luông,
các tác giả đã đánh giá về đa dạng thảm thực vật và thành phần loài với 152 họ,
477 chi, 1.109 loài [1].
Hoàng Thị Hạnh (2007), khi nghiên cứu đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch
tại vùng đệm VQG Bến En, Thanh Hóa đã xác định được 396 loài thuộc 245 chi, 93
họ của 4 ngành thục vật bậc cao có mạch là Ngành Thơng đất, ngành Dương xỉ, ngành
Hạt trần và ngành Hạt kín [20].
Đỗ Ngọc Đài (2012) điều tra Đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo
tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa đã xác định được 952 loài, 517 chi và
162 họ [18].
Nguyễn Anh Dũng, nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch
tại xã Mơn Sơn, vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An đã xác định được
497 loài thuộc 319 chi và 110 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch là Ngành
thơng đất (8 lồi), ngành dương xỉ (27 loài) và ngành Mộc lan (642 loài) [16].
6
Phan Thị Thúy Hà (2006), khi điều tra Hệ thực vật bậc cao có mạch tại xã
Hương Điền, thuộc vường quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh đã xác định được 349
loài thuộc 215 chi và 79 họ thuộc 4 ngành là Ngành thông đất, ngành Dương xỉ,
ngành thông và ngành Mộc Lan [19].
Nguyễn Tiến Cường (2012), Điều tra thành phần loài thực vật Hai lá mầm
(Magnoliopsida) tại khu vực khe Nước Sốt, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh, đã thống kê được 227 loài, 135 chi và 56 họ [15].
Theo kết quả điều tra khảo sát của viện Điều tra quy hoạch rừng bộ Lâm
nghiệp năm 1996, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ thu được 567 lồi thực vật
bậc cao có mạch thuộc 367 chi và 117 họ “báo cáo bảo tồn số 17: Dự án khả thi
Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ”. Năm 2011 Nguyễn Đình Nhâm và cộng sự đã
điều tra và xây dựng danh lục gồm 26 loại lâm sản ngồi gỗ, mục đích xây dựng
thỏa thuận chia sẻ và đồng quản lý bền vững khu bảo tồn với người đân các xã
vùng đệm.
1.1.4. Đa dạng về phổ dạng sống của thực vật
Dạng sống của thực vật là sự biểu hiện về hình thái, cấu trúc cơ thể thực
vật thích nghi với điều kiện mơi trường sống. Nó liên quan chặt chẽ với các
nhân tố sinh thái của mỗi vùng, nên đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu từ rất sớm.
Schow (1823) đã nghiên cứu về sự phân bố của thực vật và cho rằng: cách
mọc của thực vật được hiểu là đặc điểm phân bố của các loài trong quần xã. I.
K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thường xanh; thực
vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên mặt đất trong
thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có thời kỳ sinh
trưởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu năm.
G. N. Vưxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp cây nhiều năm
và lớp cây hàng năm [25].
Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là
hệ thực vật của các vùng ôn đới, người ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer
(1934) để sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các dạng
7
sống. Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả năng thích
nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm. Từ tổ hợp các dấu hiệu thích
nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất
trong suốt thời gian bất lợi trong năm.
Raunkiaer đã chia 5 nhóm dạng sống cơ bản:
1. Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất
2. Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất
3. Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn
4. Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn
5. Therophytes (Th): nhóm cây sống 1 năm
Ông đã xây dựng phổ chuẩn của các dạng sống ở các vùng khác nhau trên trái
đất (SB):
SB = 46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + 13Th[57].
Hệ thống phân chia dạng sống của Raunkiaer có ý nghĩa quan trọng, đảm
bảo tính khoa học, dễ áp dụng. Phân chia dạng sống của Raunkiaer dựa trên
những đặc điểm cơ bản của thực vật, nghĩa là dựa trên đặc điểm cấu tạo, phương
thức sống của thực vật, đó là kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố môi
trường tạo nên. Thuộc về những đặc điểm này có hình dạng ngồi của thực vật,
đặc điểm qua đơng, sinh sản…
Lược sử nghiên cứu về phổ dạng sống ở Việt Nam chưa nhiều. Đầu tiên
phải kể đến Pócs Tamás nghiên cứu về hệ thực vật Miền Bắc Việt Nam Ơng đã
phân tích và lập phổ dạng sống cho hệ thực vật này như sau [56]:
-Megaphanerophytes : 4,85%
-Mesophanerophytes + Microphanerophytes : 13,81%
-Nanophanerophytes : 19,02%
-Lianes phanerophytes : 9,08%
-Epiphytes phanerophytes : 6,45%.
-Chamaephytes
-Hemicryptophytes : 40,68%
-Cryptophytes
8
-Therophytes : 7,11%
SB = 52,21Ph + 40,68 (Ch +Hm + Cr) + 7,11Th
Lê Trần Chấn (1990) khi nghiên cứu hệ thực vật Lâm Sơn - tỉnh Hoà Bình
cũng phân chia hệ thực vật thành 5 nhóm dạng sống chính theo phương pháp
của Raunkiaer. Tuy nhiên tác giả đã dùng thêm ký hiệu để chi tiết hoá một số
dạng sống (a: ký sinh; b: bì sinh; c: dây leo; d: cây chồi trên thân thảo). Tác giả
không xếp phương thức sống ký sinh, bì sinh vào dạng sống cơ bản mà chỉ coi
đây là những dạng phụ [9].
-Phanerophytes : 51,3%
-Chamaephytes : 13,7%
-Hemicryptophytes : 17,9%
-Cryptophytes : 7,2%
-Therophytes : 9,9%
SB = 51,3Ph + 13,7Ch + 17,9Hm + 7,2Cr + 9,9 Th
Đối với Vườn Quốc gia Cúc Phương, Phùng Ngọc Lan và các tác giả
(1996) đưa ra phổ dạng sống như sau [26]:
SB = 57,78 Ph + 10,46 Ch + 12,38 Hm + 8,37 Cr + 11,01 Th
Đối với Vườn Quốc gia Bạch Mã, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phơ
(2003) đã cơng bố dạng sống của thực vật như sau [42]:
SB = 75,71 Ph + 5,78 Ch + 4,83 Hm + 10,23 Cr + 3,45 Th
Cịn ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn
(2004) [44] đã lập được phổ dạng sống:
SB = 78,88 Ph + 4,14 Ch + 5,76 Hm + 5,97 Cr + 5,25 Th
Ngồi ra cịn có một số cơng trình nghiên cứu về dạng sống ở Việt Nam
như: Doãn Ngọc Chất (1969) nghiên cứu dạng sống của một số loài thực vật
thuộc họ Hoà thảo. Hoàng Chung (1980) thống kê thành phần dạng sống cho
loại hình đồng cỏ Bắc Việt Nam, đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng
phân loại kiểu đồng cỏ sa van, thảo nguyên [10].
Thái Văn Trừng (1978) cũng áp dụng nguyên tắc của Raunkiaer khi phân
chia dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam [47].
9
Nhìn chung, những nghiên cứu về thành phần loài của các tác giả trên thế
giới và ở Việt Nam đều tập trung nghiên cứu, đánh giá thành phần loài ở một
vùng và khu vực cụ thể, phản ánh hệ thực vật đặc trưng trong mối tương quan
với điều kiện địa hình và khí hậu. Tuy vậy, số lượng các cơng trình nghiên cứu
cịn chưa nhiều, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn, rộng rãi hơn nhằm mục
đích có thể đánh giá chính xác thành phần loài thực vật đặc trưng của một khu
vực hoặc một quốc gia.
Về thành phần dạng sống: khi nghiên cứu hệ thực vật ở một khu vực cụ
thể, các tác giả đều phân chia và sắp xếp các loài thực vật thành các nhóm dựa
vào các tiêu chuẩn cụ thể tùy từng tác giả.
Như vậy, việc phân tích dạng sống và lập phổ dạng sống cho hệ thực vật có
ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu các hệ thực vật cụ thể. Vì thơng qua việc
nghiên cứu sự thích nghi của các lồi thực vật người ta có thể đánh giá được đặc
tính sinh thái của các vùng địa lý và phổ dạng sống là một trong những cơ sở để so
sánh các hệ thực vật với nhau.
1.1.5. Nghiên cứu đa dạng về yếu tố địa lý thực vật
Mỗi một hệ thực vật bao gồm nhiều yếu tố địa lý khác nhau, thể hiện ở
yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư, các loài thuộc yếu tố đặc hữu thể hiện ở sự khác
biệt giữa các hệ thực vật với nhau, cịn các lồi thuộc yếu tố di cư sẽ chỉ ra sự
liên hệ giữa các hệ thực vật đó.
Phân tích các yếu tố địa lý thực vật là một trong những nội dung quan
trọng khi nghiên cứu một hệ thực vật hay bất kỳ một khu hệ sinh vật nào để hiểu
bản chất cấu thành của nó làm cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và giữ giống
vật nuôi, cây trồng….
Phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành hệ thực vật Việt Nam về mặt
địa lý trước tiên phải kể đến các cơng trình của Gagnepain: “Góp phần nghiên
cứu hệ thực vật Đông Dương” (1962) và “Giới thiệu về hệ thực vật Đông
Dương” (1944) [54].
Theo tác giả, hệ thực vật Đông Dương bao gồm các yếu tố:
Yếu tố Trung Quốc: 33,8%
10
Yếu tố Xích Kim – Himalaya: 18,5%
Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác: 15,0%
Yếu tố đặc hữu bán đảo Đông Dương: 11,9%
Yếu tố nhập nội và phân bố rộng: 20,8%
Pócs Tamás (1965) [56], khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, đã
phân biệt ba nhóm các yếu tố địa thực vật như sau:
- Nhân tố bản địa đặc hữu: 39,90%
Của Việt Nam: 32,55%
Của Đông Dương: 7,35%
- Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới: 55,27%
Từ Trung Quốc: 12,89%
Từ Ấn Độ và Himalaya: 9,33%
Từ Malaysia – Indonesia: 25,69%
Từ các vùng nhiệt đới khác: 7,36%
- Nhân tố khác:
Ôn đới 3,27%
Thế giới 1,56%
Tổng: 100%
Nhân tố nhập nội, trồng trọt 3,08%
Năm 1987, Thái Văn Trừng [47] căn cứ vào bản thống kê các loài của hệ
thực vật Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số lồi
đặc hữu. Nhưng khi thảo luận, tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ nam Trung
Hoa và nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam thành một và căn cứ vào khu phân bố
hiện tại, nguồn gốc phát sinh của loài đó đã nâng tỷ lệ các lồi đặc hữu bản địa
lên 50% (tương tự 45,7% theo Gagnepain và 52,79% theo Pócs Tamás), cịn yếu
tố di cư chiếm tỷ lệ 39% (trong đó từ Malaysia - Indonesia là 15%, từ Hymalaya
- Vân Nam - Quý Châu là 10% và từ Ấn Độ - Miến Điện là 14%), các nhân tố
11
khác theo tác giả chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3% ôn đới và 1% thế giới), nhân tố
nhập nội vẩn là 3,09%.
Năm 1997 Nguyễn Nghĩa Thìn căn cứ vào các khu phân bố lồi của Pócs
(1965) và Ngơ Chinh Dật (1993), tác giả đã xây dựng thang phân loại các yếu tố
địa lý thực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các chi
thực vật Việt Nam vào các yếu tố địa lý như sau [36]:
1- Yếu tố toàn cầu
2- Yếu tố liên nhiệt đới
2.1- Yếu tố Á - Mỹ
2.2- Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Mỹ
2.3- Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương
3- Yếu tố cổ nhiệt đới
3.1- Yếu tố Á - Úc
3.2- Yếu tố Á - Phi
4- Yếu tố nhiệt đới châu Á
4.1- Yếu tố Đông Dương - Malêzi
4.2- Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ
4.3- Yếu tố Đông Dương - Himalaya
4.4- Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc
4.5- Yếu tố Đông Dương
5- Yếu tố Ôn đới
5.1- Yếu tố Đông Á - Nam Mỹ
5.2- Yếu tố Ôn đới cổ thế giới
5.3- Yếu tố Ôn đới Địa Trung Hải
5.4- Yếu tố Đông Nam Á
6 - Yếu tố đặc hữu Việt Nam
6.1- Yếu tố gần đặc hữu
6.2- Yếu tố đặc hữu
7- Yếu tố cây trồng
1.2. Khái quát đặc điểm tự nhiên và điều kiện xã hội khu vực nghiên cứu
12