Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đề cương cây công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.29 KB, 30 trang )

P a g e | 1
Đề cương ôn tập môn: Cây Công Nghiệp
CÂY CHÈ
1. Đặc điểm sinh trưởng các loại mầm trên cây chè?
Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực. Mầm dinh
dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả.
Mầm đỉnh: Loại mầm này ở vị trí trên cùng của cành, tiếp tục phát triển trên
trục chính của các cành năm trước, hoạt động sinh trưởng mạnh và thường có
tác dụng ức chế sinh trưởng của các mầm ở phía dưới nó (ưu thế sinh trưởng
ngọn). Trong một năm, mầm đỉnh hình thành búp sớm nhất cùng với thời kỳ bắt
đầu sinh trưởng mùa xuân của cây. Búp được hình thành từ các mầm đỉnh là các
búp đợt 1, có thể là búp bình thường hoặc búp mù.
Mầm nách: Trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên, phần lớn chúng ở trạng
thái nghỉ do sự ức chế của mầm đỉnh. Khi hái các búp đỉnh, mầm nách phát triển
thành búp mới. Tùy theo vị trí của lá ở trên cành, khả năng phát triển thành búp
và chất lượng búp ở các nách lá rất khác nhau. Những mầm ở nách lá phía trên
thường hoạt động sinh trưởng mạnh hơn, do đó cho búp có chất lượng tốt hơn
các mầm ở nách lá phía dưới. Những búp được hình thành từ mầm nách của các
lá năm trước gọi là búp đợt 1, có thể là búp bình thường hoặc búp mù.
Mầm ngủ: Là những mầm nằm ở các bộ phận đã hóa gỗ của các cành một
năm hoặc già hơn. Những mầm này kém phân hóa và phát triển hơn hai loại
mầm trên, cho nên sự hình thành búp sau khi đốn đòi hỏi một thời gian dài hơn.
Kỹ thuật đốn lửng, đốn đau, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của mầm ngủ, tạo
nên những cành chè mới, có giai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng mạnh. Búp
được hình thành từ mầm ngủ có thể là búp bình thuờng hoặc búp mù.
Mầm bất định: Vị trí của loại mầm này không cố định trên thân chè thường
ở sát cổ rễ. Nó chỉ phát triển thành cành lá mới khi cây chè được đốn trẻ lại.
Trong trường hợp ấy cành chè tựa như mọc ở dưới đất lên. Búp được hình thành
từ các mầm bất định cũng có hai loại: búp bình thường và búp mù.
Mầm sinh thực: Mầm sinh thực nằm ở nách lá. Bình thường mỗi nách lá có hai
mầm sinh thực nhưng cũng có trường hợp số mầm sinh thực nhiều hơn và khi đó ở


nách lá có một chùm hoa. Các mầm sinh thực cùng với mầm dinh dưỡng phát sinh
trên cùng một trục, mầm dinh dưỡng ở giữa, mầm sinh thực ở hai bên, vì vậy, quá
trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực thường có những mâu thuẫn
nhất định. Khi mầm sinh thực phát triển nhiều ở trên cành chè, thì quá trình sinh
trưởng của các mầm dinh dưỡng yếu đi, do sự tiêu hao các chất dinh dưỡng cho
P a g e | 2
việc hình thành nụ hoa và quả. Trong sản xuất chè búp cần áp dụng các biện pháp
kỹ thuật thích đáng để hạn chế sự phát triển của các mầm sinh thực.
2. Hãy nêu 1 số biện pháp kỹ thuật hạn chế mầm sinh trưởng sinh thực trên
cây chè?
- trong khi tiến hành giâm cành chè, người ta tiến hành loại bỏ hai nụ chè ở nách lá
của hom chè giâm tạo đk cho mầm dd phát triển thành cây chè mới.
+ Tiến hành đốn chè vừa là để tạo khung tán cho cây chè đồng thời thúc đẩy sự
phát triển của mầm sinh trưởng sinh dưỡng
+ hái chè: phải hái đúng lứa, đúng lúc và đúng kỹ thuật
Ngoài ra cần chú ý đến biện pháp chăm sóc cho cây chè: bón phân, tưới nước, làm
cỏ, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây chè nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của
cây chè và nâng cao năng suất phẩm chất của chè.
3. Hãy trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn, quy trình kỹ thuật sản xuất chè
Đông Xuân?
Sản xuất vụ đông xuân là hình thức chuyển đổi từ sxchef chính vụ tập trung chủ
yếu từ t5-t10 hàng năm sang trái vụ trung t11-t4 năm sau. Sx chè vụ đông xuân
ccos ý nghĩa quan trọng trong việc rải vụ sx, rải vụ thu hoạch chè, cung cấp chất
lượng tốt cho nhu cầu cao của thị trường, tăng giá trị sp và hiệu quả sx chè
1, Cơ sở sinh vật học.
Cây chè ngừng sinh trưởng ở ≥10
0
C chè vẫn có khả năng ra búp và lá non chè
+ngửng hút chất dinh dưỡng và nc liên tục.
+chè ngừng sinh trưởng khi khô hạn.

+sản lượng chè có mối quan hệ chặt chẽ với lượng mưa
-Lượng mưa < 50mm/tháng sản lượng / tháng < 5% tổng sản lượng hàng năm.
-Lượng mưa 50-100mm/tháng sản lượng / tháng 5-10% tổng sản lượng hàng năm.
-Lượng mưa > 100mm/tháng sản lượng / tháng > 10% tổng sản lượng hàng năm.
2, Cơ sở kinh tế
-Cơ sở cung cầu: vụ đông xuân cung > cầu: giá tăng.
-Cơ sở giá trị: chè vụ đông xuân có chất lượng > chè chính vụ.
-Cung cấp lđ: +Vụ chính thiếu lđ
+Vụ xuân thừa lđ.
-Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy
+Vụ chính: thừa nguyên liệu, vụ đông xuân thiếu nguyên liệu.
-Chị phí: BVTV, công hái chế biến.chính vụ tăng vụ đông xuân giảm.
->hiệu quả kt cao: vụ đông xuân > chính vụ.
3, Cơ sở XH:
P a g e | 3
- Rải vụ thu hạt, chế biến chè, iamr căng thẳng lđ, cơ sở nhà máy chế biên.
-Tạo việc làm chò người làm chè vụ đông xuân.
-Tăng hiệu quả kt tăng thu nhập tăng mức sống.
4, Kỹ thuật sx.
*Đk để chuyển sang sx chè vụ đông xuân:
-Nhu cầu tiêu thụ lớn ở vụ đông xuân.
-Sx chè vụ đông xuân phải có đk tưới, ủ giữ ẩm.
-Quy mô sx chè vụ đông ≤ 50% S vùng.
Kỹ thuật sx:
- Tưới nc 600-1000m
3
/ tháng chia làm 3-4 lần/ tháng.
- Tủ giữ ẩm tủ bằng rơm rạ, thân ngô, cỏ tế…kín đất.
- Đốn rải vụ:
+Đốn cuối tháng 2(vùng k chủ đông nc tự nhiên).

+Đốn cuối tháng 4(vùng chủ động nc).
-Bón phân: +Phân chuồng 20-30 tấn /ha bón T4 sau đốn, TB 3 năm bón lại.
P bón 1-2 lần/ năm(T4, T8)
N,K bón 3-4 lần trên năm (t4,7,10,2).
Hái: Vụ đông xuân hái chừa ít lá, hái chú ý chè A để chế biến chè xanh, chất lượng
cao.
Bảo vệ thực vật: chú ý bệnh phồng lá thường xhien T2,3 : giảm số lần tưới nương
chè t2, tháng chạp khi xhien bệnh.
4. Trình bầy các phương pháp chon giống chè?
1) Lựa chọn hỗn hợp:
Nội dung của phương pháp này là chọn cây tốt trong quần thể nguyên thủy.
Hạt được lựa chọn ở những cây tốt đem hỗn hợp lại, các năm sau đem giao
chung và giám định so sánh giống.
Phương pháp này có ưu điểm là giữ được đặc tính tốt của giống, đơn giản,
dễ làm và không cần những trang bị nghiên cứu phức tạp, thời gian tiến hành
khảo nghiệm giống ngắn. Khuyết điểm của phương pháp này là: hiệu quả thấp
vì chọn hỗn hợp rất khó phân biệt tách riêng được tính di truyền của cây đời sau.
Đối với quần thể phức tạp dễ lựa chọn, nhưng đối với quần thể đã qua lựa chọn
rồi thì rất khó phân biệt. Mặt khác, đối với những đặc tính kinh tế không có lợi
hoặc có quan hệ không chặt chẽ thì hiệu quả lựa chọn sẽ không rõ.
2) Lựa chọn tập đoàn:
Thực chất của phương pháp này là lựa chọn hỗn hợp nhưng khác ở chỗ là từ
quần thể nguyên thủy tìm ra những nhóm có đặc tính khác nhau, sau đó tiến
P a g e | 4
hành lựa chọn hỗn hợp ở những nhóm đã được phân lập. Phương pháp này tạo
được những loại hình tốt nhất trong một tập đoàn nguyên thủy. Đối với quần thể
hữu tính phức tạp, phương pháp này lựa chọn nhanh và tốt.
3) Lựa chọn cá thể:
Phương pháp này nhằm chọn những hạt hoặc cành riêng theo từng dòng, rồi quan
sát so sánh đặc điểm từng cá thể. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, dùng phổ

biến trong công tác chọn giống, nó khắc phục được khuyết điểm của phương pháp
lựa chọn hỗn hợp là giám định được cá thể mà tính di truyền tốt xấu chưa biểu
hiện rõ. Trong sản xuất thường lựa chọn cá thể bằng phương pháp cắm cành.
5. Trình bầy đặc điểm của cây chè trong chu kỳ phát triển lớn?
chu kỳ phát triển lớn bao gồm cả đời sống của cây chè , kể từ khi tế bào trứng được
thụ tinh bắt đầu phân chia ( chè hạt) hoặc từ khi phôi mầm bắt đầu phân hóa đến
khi hình thành 1 cây mới cho đên khi cây già cỗi và chết. cây chè là cây lâu năm có
chu kỳ pt rất dài có thể đạt tới 100 năm hoặc lâu hơn.
Theo tác giả TQ thì chu kỳ lớn chia làm 5 gđ:
-Gđ phôi thai : từ khi tb trứng được thụ tinh bắt đầu phân chia hình thành hạt đến
khi hạt chín , hoặc từ khi phôi mầm bắt đầu phân hóa đến khi hình thành một cây
mới đối với nhân giống vô tính. đây là gđ đầu tiên của chè chủ yếu nằm ở vườn
ươm ở chè giống lấy hạt, chè cành.
-Gđ cây con : tính từ khi hạt hoặc cành chè bắt đầu nảy mầm cho đến khi ra hoa
kết quả lần đầu. chè hạt kéo dài 1-2 năm , cành giâm 3-6 tháng .
+ Ở gđ này stsd phát triển mạnh , tán cây , bộ rễ chủ yếu pt theo chiều cao, chiều
sâu hơn chiều ngang
+ Gđ này cần chú ý chăm sóc tốt để cây st khỏe.
-Gđ câu non : từ khi cây chè ra hoa lần đầu tiên đến khi định hình có bộ khung tán
ổn định
+ Gđ này thường kéo dài 2-3 năm
+ Tuy cây chè đã có hoa quả nhưng stdd vẫn chiếm ưu thế , cùng với sự pt của thân
và sự đâm sâu của rễ thì các cành,rễ bên cũng bắt đầu pt.
+ Trong gđ này cần trồng giặm, làm cỏ, bón phân , bảo vệ thực vật. tiến hành đốn
tạo hình nhằm hạn chế sinh trưởng đỉnh , kích thích mầm nách cành ngang pt, tạo
cho cây có bộ khung tán to khỏe,vững chắc,hái tạo tán là chủ yếu, k tận thu làm
kiệt sức.
-Gđ chè lớn : từ khi cây có bộ khung tán ổn định bước vào gđ kinh doanh, thu
hoạch búp cho đến khi có biểu hiện thay tán mới, gốc mọc lên những cành vượt
thay thế cành già cỗi

+ Gđ này kéo dài 20-3a0 năm hoặc lâu hơn tùy giống, đất đai, khí hậu, chế độ quản
lý, chăm sóc và khai thác.
P a g e | 5
+ là gđ dài nhất và là gđ kinh doanh sx, trong gđ này q.trình stdd và stst diễn ra
song song.
-GĐ già cỗi : từ khi nương chè ó biểu hiện thay tán đến khi già và chết .
+ GĐ này cây suy yếu dần , ra hoa kết quả nhiều,nhiều cành tăm hương, các mầm
mọc lên nhanh bị mù xòe,lá nhỏ,tuổi thọ lá giảm, cành có nhiều mấu , dưới gốc
xuất hiện nhiều cành vượt.
+ GĐ nà cần đốn đau , đốn trẻ lại, nhằm tạo tán mới bón phân chăm sóc -> kéo dài
thời gian thu hoạch.
6. Nêu Đặc điểm của các thứ chè ( TQ lá to, TQ lá nhỏ, shan, Assamica)?
a) Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea):
Đặc điểm:
- Cây bụi thấp phân cành nhiều.
- Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 - 6,5 cm.
- Có 6 - 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều.
- Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường.
- Khả năng chịu rét ở độ nhiệt -12
o
C đến -15
o
C.
Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số
vùng khác.
b) Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla):
Đặc điểm:
- Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên.
- Lá to trung bình chiều dài 12 - 15 cm, chiều rộng 5 - 7 cm, màu xanh nhạt,
bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn.

- Có trung bình 8 - 9 đôi, gân lá rõ.
- Năng suất cao. Phẩm chất tốt.
Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).
c) Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan):
- Thân gỗ, cao từ 6 đến 10 m.
- Lá to và dài 15 - 18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày.
- Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi là chè
tuyết.
P a g e | 6
- Có khoảng 10 đôi gân lá.
- Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất
cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất.
Nguyên sản ở Vân Nam - Trung Quốc, miền bắc của Miến Điện và Việt
Nam.
d) Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. atxamica):
- Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa.
- Lá dài tới 20 - 30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình
bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài.
- Có trung bình 12 - 15 đôi gân lá.
- Rất ít hoa quả.
- Không chịu được rét hạn.
- Năng suất, phẩm chất tốt.
Trồng nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng
khác.
Bốn thứ (varietas) chè trình bày trên đây đều có trồng ở Việt Nam, nhưng
phổ biến nhất là hai thứ C. sinensis var. macrophylla và C. sinensis var. Shan.
7. Nêu yêu cầu cơ bản về đất đai khí hậu đối vs đời sống cây chè?
* Yêu cầu cơ bản:
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm. Song để
cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những

yêu cầu sau:
+ Đáp ứng được yêu cầu sinh lý (lý tính, hóa tính) của cây chè
+ Đất tốt, nhiều mùn (hàm lượng mùn trong đất lớn hơn hoặc bằng 2 – 4%)
+ Đất chè phải sâu > 1m, thấp nhất là o,5m ; tầng dầy lớn hơn hoặc bằng 1m, độ
dốc < 25
0
.
+ Hơi chua độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 – 5,5(pH < 4 và pH > 6,5 ko
thích hợp).pH(KCl) từ 4 – 6
+ Mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.
+ Đất phải tơi xốp, kết cấu hạt, viên (đất sa thạch, phiến thạch…ở đồi núi, trung du
phía bắc của nước ta)
+ Dinh dưỡng đất cao và cân đối (đa lượng, trung lượng và vi lượng)
P a g e | 7
Khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa độ ẩm , ánh sáng
-Nhiệt độ : là yếu tố q.định st , pt, năng suất, phẩm chất của cây chè
+ Nhiệt độ thích hợp 22-28 độ C
+ Dưới 10 độ cây ngừng sinh trưởng
+ Trên 30 độ cây st chậm lại
+ Trên 40 độ lá non có thể bị cháy xám
+ Cây chè yêu cầu lượng nhiệt hang năm là 3500-4000 độ C , nhiệt độ thấp tuyệt
đối của cây chè có thể tùy giống, dao động từ - 5 độ C đến – 25 độ C hoặc thấp
hơn.
+ Nhiệt độ là yếu tố q.định thời gian thu hoạch búp trong năm
+ Ngoài ra nhiệt độ trong giới hạn thích hợp làm tăng hàm lượng tannin trong búp,
nhiệt độ quá cao phẩm chất chè giảm sút
-Lượng mưa và độ ẩm
+ Lượng mưa hang năm từ 1000 – 4000 mm và trung bình 1500 – 2000 mm
+ Trong đk lượng mưa > 100mm/ tháng chè st tốt, phiến lá to, mềm, búp nhiều, tỷ
lệ búp có tôm cao

+ Trong đk lượng mưa < 50mm/ tháng chè mọc cằn cỗi, búp nhỏ,cứng, ít búp, tỷ lệ
mù xòe cao, nhện đỏ phá hoại nặng
+ Ẩm độ k khí thích hợp 80 – 85%
+ Ẩm độ k khí thấp chè cằn cỗi,búp chóng già,tỷ lệ mù xòe cao, chống chịu sâu
bệnh giảm.
+ Ẩm độ k khí cao búp chè non lâu, chất lượng tốt
+ Ẩm độ đất thích hợp 70 – 80 %
-Ánh sáng : chè là cây ưa ánh sáng tán xạ ở gđ cây non.
Vd. Chè phú hộ, chè 1A
+ Ánh sáng trực xạ và nhiệt độ k khí cao k thuận lợi cho quang hợp và st của cây
chè.
+ Các giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn chè lá nhỏ
8. Nêu Kỹ thuật sản xuất hom chè giống, nêu kỹ thuật làm vườn ươm chè
giống?
a)Vườn sản xuất hom giống:
Vườn sản xuất hom giống phải trồng bằng cành của giống chọn lọc đã được xác
nhận là giống có năng suất cao, phẩm chất tốt. Vườn giống trồng theo khoảng
cách 1,75 x 0,60 x 2 cây. Sau khi không sản xuất hom giống tiến hành đốn theo
quy trình của vườn chè sản xuất và chuyển sang nhiệm vụ kinh doanh búp.
Phân hữu cơ bón lót, lần đầu 30 tấn vào tháng 12 - 01; các năm sau: 2 năm bón
một lần 20 tấn.
P a g e | 8
Phân thúc: 200 kg đạm sunfat + 200 kg supe lân + 200 kg Kali clorua/ha. Chè
dưới 3 tuổi bón một năm 2 lần vào tháng 2 - 8.
Chè trên 3 tuổi bón một năm 4 lần vào các tháng 2 - 5 - 8 và 10.
Vườn sản xuất hom giống phải luôn luôn sạch cỏ và sạch sâu bệnh.
b) Vườn ươm:
+ Chọn giống và làm đất: chọn đất nơi gần nguồn nước tưới, gần diện tích
sắp trồng, độ dốc không quá 5
o

, gần đường vận chuyển, đất đỏ hoặc vàng có cấu
tượng tốt, độ pH từ 4,5 - 6, mực nước ngầm dưới 1m. Đất mới khai hoang cần
cày ải trước 3 tháng, cày sâu 25 - 30cm, bừa nhỏ rồi lên luống theo hướng đông
tây; mặt luống rộng 1,2m, cao 15 - 20cm, dài không quá 20m, rãnh luống rộng
60cm. Sau khi lên luống, đất trên mặt luống phải nhỏ, mịn, tơi xốp. Nếu đất đã
bón phân hữu cơ phải phủ một lớp đất đỏ hoặc vàng dày 8cm.
Trong trường hợp dùng túi polietilen để giâm cành thì chỉ cần giẫy sạch cỏ,
lên luống, xếp bầu và làm giàn.
+ Làm giàn che: tùy theo khả năng nguyên liệu của địa phương có thể làm giàn
cao 1,20m hoặc 1,80m. Mặt giàn lợp bằng cỏ tế, tranh, lá lau, phên, nứa. Phải
lợp kín cả mặt luống, rãnh luống và che kín xung quanh lô. Phên che chung
quanh và rãnh luống làm thành từng tấm để tiện việc cất dỡ khi đi lại tưới nước,
chăm sóc và điều chỉnh ánh sáng.
+ Chọn cành cắt hom: chọn cành có đường kính 4 - 6mm không bị sâu bệnh. Mỗi
hom cắt một đoạn cành 3 - 4cm có 1 lá và 1 mầm nách dài không quá 5 cm, nếu
mầm dài quá 5 cm thì bấm ngọn mầm. Vết cắt phía trên lá vát theo mặt lá và cành
nách lá 0,5 cm, nếu lá to thì cắt bớt đi 1/3 hoặc 1/2 để giảm sự thoát hơi nước.
+ Cắm hom: hom cắt xong đem cắm ngay là tốt nhất.
Khoảng cách cắm hom: 10 x 6 cm (160 hom/m
2
), hom cắm sao cho lá xuôi theo
chiều gió, mặt lá cách mặt đất 1cm, cắm xong nén chặt đất vào gốc hom và tưới
nước ngay.
+ Cắm hom trực tiếp vào túi polietilen: túi polietilen có kích thước 12 x 18cm, phía
đáy đục 4 lỗ. Đáy túi đựng một lớp đất mặt trộn với phân hữu cơ hoai mục, tỷ lệ
phân 50%, phần trên là 8 cm đất đỏ hoặc vàng. Trước khi cắm hom tưới cho đất
trong bầu có độ ẩm 80 - 85%, mỗi túi cắm 1 hoặc 2 hom. Xếp bầu vào luống, có
điểm tựa để bầu đứng vững, các bầu xếp sát vào nhau.
9. Biện pháp kỹ thuật quản lý, chăm sóc vườn chè giâm cành?
P a g e | 9

+ Quản lý chăm sóc vườn ươm:
- Tưới nước: sau khi cắm hom từ 1 đến 15 ngày, mỗi ngày tưới 2 lần, tưới bằng
bơm con gà, bảo đảm độ ẩm đất 70 - 80%.
Từ 15 - 30 ngày, tưới 2 ngày một lần (bơm con gà hoặc ô doa)
Từ 30 - 60 ngày, tưới 3 ngày một lần bằng ô doa
Từ 60 - 90 ngày, tưới 5 ngày một lần bằng ô doa
Từ 90 - 120 ngày, tưới 6 ngày một lần bằng ô doa.
Từ 120 - 180 ngày, tưới 10 - 15 ngày 1 lần, tưới ngấm.
- Điều chỉnh ánh sáng:
Vụ đông xuân: thời gian 60 ngày kể từ sau khi cắm hom che cả rãnh luống, mở
giàn khi ngày râm.
Từ 60 - 90 ngày, không che rãnh luống
Từ 90 - 150 ngày, tách giàn che 1/3
Từ 150 - 180 ngày, tách giàn che 1/2
Sau 180 ngày mở hẳn giàn che.
Vụ hè thu: Từ 1 - 30 ngày, che rãnh từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
Từ 30 - 60 ngày, che rãnh từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiếu
Từ 60 - 90 ngày, che rãnh từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều
Từ 90 - 120 ngày, không che rãnh, rút 1/3 giàn che
Từ 120 - 150 ngày, rút 1/2 giàn che
Sau 150 ngày, mở hẳn giàn che.
- Bón phân thúc: lượng phân bón thúc cho 1m
2
vườn ươm quy định như sau:
Bảng 16
Đạm sunfat
(gam)
Supe lân (gam)
Clorua kali
(gam)

Sau cắm hom 2
tháng
9 4 7
P a g e | 10
Sau cắm hom 4
tháng
Sau cắm hom 6
tháng
14
18
6
8
10
14
- Trừ sâu bệnh: sau khi giâm cành 3 tháng phun hỗn hợp vofatôc 0,2% + urê 2%,
phun 1 lít/ 5m
2,
sau đó cách một tháng phun một lần. Nếu vườn ươm phát sinh
bệnh thì phun bocđô 1: 100 phun 1 lít/ 5m
2
.
10. Kỹ thuật làm đất trồng chè, Thời vụ trồng chè ưu và nhược
điểm, biện pháp khắc phục?
Việc làm đất trồng chè phải đạt yêu cầu sâu, sạch, ải, vùi lớp đất mặt có nhiều hạt
cỏ xuống dưới, san ủi những dốc cục bộ.
Cày sâu lật đất 40 - 45cm, bừa san, rạch hàng sâu 15 - 20cm, rộng 20 - 25cm.
Trường hợp không thể cày sâu được thì phải rạch hàng sâu 40 - 45cm.
Rạch hàng xong bón phân lót 20 - 30 tấn phân hữu cơ và 100 kg P
2
O

5
cho 1 ha,
trộn phân vào đất trồng.
Đất được cày bừa bón phân lót trước khi gieo hạt chè khoảng nửa năm là tốt nhất.
Đất chuẩn bị xong thường trồng các cây bộ đậu, cây phân xanh để tăng thêm thu
nhập (đậu, đỗ, lạc ) tăng thêm lượng phân xanh, đồng thời chống xói mòn do mưa
lũ và cỏ dại phát triển. Trường hợp khai hoang làm đất không kịp, có thể làm chậm,
song ít nhất cũng cần hoàn thành làm đất và bón phân lót trước khi gieo hạt chè
một tháng.
Thời vụ trồng chè: 2 vụ
+ Vụ xuân trồng tháng 3-4(vùng Tây Bắc trồng t4-5).
-Ưu điểm: khi trồng cây chè đủ ẩm nhiệt độ mát mẻ thuận lợi cho cây sinh trưởng
và pt. vụ này cây sinh trưởng rất nhanh.
-Nhược điểm: ẩm độ, lượng mưa cường độ ánh sáng tăng từ t3-t7,8 sau đó giảm.
nên cây cè trồng vụ này có tỷ lệ chết cao.
Cây sinh trưởng nhanh rễ pt k đủ dinh dưỡng cung cấp cây sẽ chết.
Trời nắng cây con bị ảnh hưởng.
Mưa nhiều đất xói mòn rửa trôi phân bón.
BPKT: Trồng cây che bóng vả gốc.
+ Vụ thu trồng tháng 8-9(vùng tây bắc trồng sớm hơn).
P a g e | 11
Ưu điểm: sau trồng cây chè đủ ẩm, nhiệt độ mát mẻ thuận lợi cho cây chè sinh
trưởng pt. vụ này trồng chè tốt hơn tỷ lệ sống cao hơn.
Nhược điểm: hời kỳ này gặp nhiều khô hạn nên cây sau hồi gặp nhiệt độ k thích
hợp sẽ yếu k chịu đc sẽ chết
BPKT: + Dùng chất giữ ẩm
+ Bón phân hữu cơ
+ Tủ gốc
+ Sử dụng hệ thống tưới
11. Kỹ thuật chăm sóc nương chè kiến thiết cơ bản?

a)Dặm chè: nương chè k đồng đều cần tiến hành dặm,n/nhân:hạt chè xấu tỉ lệ nảy
mầm thấp, cây con không đủ tiêu chuẩn sức sống kém khi trồng ra nương, gieo
trồng k đúng thời vụ han úng,sau trồng trâu bò phá hại dế phá cỏ lấn át. Kĩ thuật:
phương châm dặm sớm,dặm ngay từ khi trồng,dặm nhiều lần vs cây con cùng tuổi,
dặm đúng thời vụ và c/sóc đặc biệt
+) Cây con dặm:chè hạt có thể dặm hạt,nhưng h/quả k cao,nên khi gieo hạt ra
nương chọn 1 vị trí để gieo dự trữ cùng lúc trồng để có cây con cùng tuổi đem dặm
+) Chè trồng cành:khi c/bị giống dành 10% cây con để dặm,những năm sau dùng
cây con vườn ươm để dặm.
-Thời vụ:khi có mưa,đất ẩm,thg là thời vụ trồng chè
-Kthuat:chọn ngày dâm mát mưa phùn đất ẩm đánh cây con đem trồng. hố đào
30x30x25cm,phân chuồng hoai trộn đều vs đất,đặt cây ngay ngắn,nén chặt đất
quanh gốc,chè có búp non bấm bỏ giảm thoát nc,tủ gốc=cỏ.
-C/sóc sau dặm:làm cỏ và bón phân,
b)Phòng trừ cỏ dại: tác hại cỏ dại tranh chấp dd nc a/sáng,nơi trú ngụ nhiều loại
sâu bệnh hại chè,tạo đk trâu bò ăn cỏ phá hại nương,trở ngại cho canh
tác(đón,hái,b/phân,phòng trừ sâu bệnh). b/pháp:
-Phòng:lm đất kĩ,đ/bảo yc kĩ thuật trc khi trồng chè,dùng giống sạch,trồng
đúng,đ/bảo mật độ,b/phân chuồng ủ kĩ,trồng cây phân xanh cây họ đậu kết hợp che
bóng và trừ cỏ,tủ gốc chè con
-Trừ:chè non lm cỏ 4l/năm. Dug cuốc xới,tay nhổ cỏ gốc,lm các tháng 2,5,8,12, sd
thuốc trừ cỏ như 2,4D…6-8kg hòa tan 600-800l nc cho 1ha,(dalapon cho cỏ 1 lá)
C) Bón phân :ý nghĩa qđinh k/năng đưa nương chè từ gđ kiến thiết cơ bản sang gđ
kinh doanh, bón phân tăng nhanh lượng st của cây,hình thành khung tán,đk cho rễ
pt tốt, k/năng chống chịu đk ngoại cảnh,sâu bệnh.chỉ bón phân khi nương sạch
cỏ,bón khi đất ẩm sau mưa,bón phối hợp,bón mỗi đợt 1 đồi trong time ngắn
P a g e | 12
d)Trồng xen :tận dụng đất đai,phủ đất chống xói mòn giữ ẩm đất,hạn chế cỏ dại,cải
thiện thành phần cơ giới đất,lm đất tơi xốp,thoáng khí,tăng vsv có ích,tăng yếu tố
dd(mùn,npk). 1 số cây :cốt khí,lạc,cỏ stylo,

e)Đốn chè : căn cứ đốn vào sự st của cây như cao cây,độ lớn thân cành,tuổi cây.
. Quy trình của Bộ Nông nghiệp quy định mức đốn tạo hình cho chè con như
sau:
Lần 1: khi cây chè 2 tuổi, đốn cách mặt đất 12 - 15 cm
Lần 2: khi cây chè 3 tuổi, đốn cách mặt đất 30 - 35 cm
Lần 3: khi cây chè 4 tuổi, đốn cách mặt đất 40 - 45cm
12. Kỹ thuật chăm sóc nương chè kinh doanh?
1) Trừ cỏ xới xáo và tủ gốc cho chè:
Cũng như thời kỳ cây con, công việc diệt trừ cỏ dại trong thời kỳ này phải được coi
trọng và phải được tiến hành triệt để, nhất là khi hàng chè chưa giao tán.
Việc diệt trừ cỏ dại cho chè có thể tiến hành bằng biện pháp cơ giới hoặc hóa học.
Biện pháp cơ giới (xới cỏ, phay đất) có tác dụng vừa diệt được cỏ dại vừa làm tơi
đất cho chè.
Trong vụ đông xuân cần xới sạch cỏ, cày giữa hàng chè hoặc phay sâu 10cm, lấp
phân hữu cơ và cành lá già sau khi đốn. Vụ hè thu: đào gốc cây dại luổng hoặc xới
cỏ gốc giữa hàng bừa 3 - 4 lần hoặc phay sâu 5cm.
Ngoài ra đang dùng các biện pháp hóa học để phòng trừ.
2) Bón phân cho chè:
Bón phân cho chè trong thời kỳ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng, sản lượng và phẩm chất của chè.
Xây dựng một quy trình bón phân hợp lý cho chè cần phải căn cứ vào điều
kiện đất đai cũng như điều kiện ngoại cảnh và đặc điểm sinh lý của cây.
a) Sử dụng phân đạm cho chè:
Đạm có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây và có ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, búp nhỏ và búp bị mù nhiều,
do đó năng suất thấp. Yêu cầu về đạm thay đổi tùy theo loại đất tuổi của cây và
năng suất của vườn chè.
bón đạm đầy đủ, sản lượng búp chè tăng 2 - 2,5 lần so với không bón.
P a g e | 13
bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn độc đều làm giảm chất lượng

chè.
Loại chè
Liều
lượng
N/ha (kg)
Số
lần
bón
Thời gian bón
Năng suất búp dưới 6 tấn/ha
Năng suất búp 6t - 10t/ha
Năng suất búp 10t/ha
80 – 120
120 - 160
160 – 200
3 - 5
3 - 5
4 - 6
Từ tháng 1 đến tháng
9
Từ tháng 1 đến
tháng 9
Từ tháng 1 đến
tháng 10
b) Sử dụng phân lân cho chè:
bón lân có ảnh hưởng tăng năng suất và phẩm chất búp chè rõ rệt.
hiệu quả của phân lân được nâng lên một cách rõ rệt trên đất đã được bón N, K.
Ngược lại hiệu quả của phân lân thấp không những do lân bị cố định trong đất mà
còn do đất thiếu N, K.
Thí nghiệm 10 năm bón phân N,P,K cho chè tại trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho

thấy: trên cơ sở bón 100 kgN/ha, bón thêm 50kg P
2
O
5
qua từng năm không có sự
chênh lệch gì đáng kể về năng suất, nhưng từ năm thứ 7 trở đi bội thu tăng dần
một cách rõ rệt và để chúng qua 10 năm thì supe lân tỏ ra có hiệu lực chắc chắn
và đáng tin cậy. Bình quân 10 năm 1kg P
2
O
5
đã làm tăng được 3,5kg búp chè.
Bình quân 10 năm 1kg P
2
O
5
đã làm tăng được 3,5kg búp chè.
Theo quy trình của Bộ Nông nghiệp: đối với chè đang kinh doanh thì 3 năm bón
phân lân một lần vào tháng 11 - 12 với liều lượng 100kg P
2
O
5
/ha.
c) Sử dụng phân kali cho chè:
Tùy theo năng suất, lượng kali bón cho chè kinh doanh được quy định cụ thể
như sau:
Loại đạt năng suất búp tươi dưới 6t/ha, bón 40 - 60 kg K
2
O/ha
Loại đạt năng suất búp tươi từ 6 - 10t/ha, bón 60 - 80 kg K

2
O/ha
Loại đạt năng suất búp tươi trên 10t/ha, bón 80 - 100 kg K
2
O/ha
Phân kali bón làm hai lần vào tháng 1 và tháng 7.
P a g e | 14
Vấn đề bón phối hợp N, P, K cho cây chè tùy thuộc vào điều kiện canh tác ở mỗi
nước và năng suất cụ thể của nương chè.
d) Sử dụng phân hữu cơ cho chè:
Bón phân hữu cơ cho chè ngoài việc cung cấp thức ăn cho cây, còn có tác dụng
cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh vật học và chế độ nước trong đất. Nguồn
phân hữu cơ gồm có phân chuồng, phân trấp, phân xanh và các nguyên liệu ép
xanh (dùng cành lá sau khi đốn vùi vào giữa hai hàng chè).
Theo quy trình hiện nay đối với chè kinh doanh 3 năm, bón phân hữu cơ một lần
với liều lượng 25t/ha.
3) Kỹ thuật đốn chè:
+ Đốn phớt: là cách đốn được tiến hành mỗi năm một lần và đốn cao hơn mức
đốn hàng năm 3 - 5cm. Mục đích của đốn phớt là loại trừ các cành nhỏ, cành tăm
hương trên tán để xúc tiến sự nảy sinh và phát triển của các búp mới. Có thể đốn
thủ công bằng dao, kéo hoặc đốn bằng máy
+ Đốn lửng: sau một số năm đốn phớt liên tục, cây chè có chiều cao quá tầm hái,
mật độ cành trên mặt tán quá dày cành và búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng,
vết đốn cách mặt đất 60 - 65cm.
+ Đốn đau: những cây chè được đốn lửng nhiều lần, cành nhiều mấu, cây phát
triển kém, năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 - 45cm nhằm thay
thế một phần lớn bộ khung tán của cây.
Dùng dao sắc để đốn, vết đốn phải thẳng và sát vào phía trong.
+ Đốn trẻ lại: Những cây chè già, cằn cỗi đã qua đốn đau nhiều lần, thân cây
bị sâu bệnh phá hại, năng suất giảm nghiêm trọng, thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10

- 15cm, nhằm thay thế hoàn toàn bộ khung tán cũ của cây, kéo dài thêm nhiệm
kỳ kinh tế. Yêu cầu kỹ thuật của đốn trẻ lại là vết đốn phải nhẵn, tránh gây giập
nát và làm tổn thương đến phần gốc của cây.
d) Thời vụ đốn:
Tất cả các loại hình đốn đều tiến hành vào giữa tháng 12 đến hết tháng giêng là
thời kỳ cây chè tạm ngừng sinh trưởng. Nơi thường bị sương muối cần đốn muộn
sau những đợt sương muối nặng. Nói chung đốn dau cần đốn trước, đốn phớt tiến
hành sau. Trước khi đốn và sau khi đốn cần phải cung cấp dinh dưỡng cho cây,
đặc biệt là cần bón đầy đủ phân chuồng trước khi đốn đau.
Cây Đậu Tương
P a g e | 15
13. Yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sinh trưởng sinh dưỡng & Sinh trưởng sinh
thực của cây Đậu Tương?
*Sinh trưởng sinh dưỡng:thời kỳ này nhiệt độ tb 23
0
C, ngày đêm khoảng 26/20
o
C,
29/17
0
C hoặc 23/23
0
C. Sinh trưởng qua nhiều gđ khác nhau yêu cầu nhiệt độ thích
hợp khác nhau
Ở nhiệt độ - 4
0
C cây con không chết, nhưng đối với một số giống, cây con có
thể chết ở -4
0
C trong thời gian ngắn.

Đậu tương có thể bị tổn thương khi gặp nhiệt độ l0-15
0
C.
Khi vùng rễ nhiệt độ giữ ở 25
0
C, Xử lý lạnh cây đậu tương hai tuần tuổi ở 10
0
C
trong một tuần đã dẫn đến việc giảm thế nước trong lá, tốc độ kéo dài của lá, tỷ lệ
ra lá và mức hấp thụ CO
2.
Quang hợp của mỗi lá đậu tương tăng với sự tăng với nhiệt độ từ 35 đến 40
0
C và
sau đó lại bắt đầu giảm.Những sự tích luỹ chất khô trong cây bắt đầu giảm khi
nhiệt độ không khí trên 30
0
C
Nhiệt độ rễ 25
0
C thì sự sinh trưởng của cây và nốt sần đạt mức tối đa, ở nhiệt độ
thấp nốt sần hình thành chậm và hoạt động yếu.
Nhiệt độ rễ thấp làm giảm sự hút nước của nó và gây ra thiếu nước, giảm tốc độ
ra lá.
*Sinh trưởng sinh thực:
Giai đoạn ra hoa, phát triển quả nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến
quá trình ra hoa làm quả.
Ở nhiệt độ 18/14
0
C và 30/26

0
C quả hình thành ít mặc dù hoa ra rất nhiều, chứng tỏ
nhiệt độ cao và thấp đã dẫn đến rụng hoa nhiều (trong Ngô Thế Dân và cs, 1999).
Đối với nhiều giống đậu tương, ở nhiệt độ thấp hơn 15
0
C không hình thành quả
mặc dù có một số giống có thể cho quả ở nhiệt độ 10
0
C.
Nhiệt độ thích hợp cho ra hoa, đậu quả của đậu tương là 17
0
C.
Nhiệt độ tối ưu cho đậu chín là 25
0
C ban ngày và 15
0
C ban đêm.
Nhiệt độ quá cao trong thời gian quả chín làm giảm chất lượng nảy mần của hạt.
Sương mù xuất hiện trong thời gian quả chín gây tổn thương hạt. Ở quả xanh hàm
lượng nước trong hạt chiếm khoảng 65% và hạt sẽ bị tổn thương nếu gặp nhiệt độ
-2
0
C, trong khi đó vỏ quả vẫn chuyển sang màu quả chín. Khi hàm lượng nước
trong hạt khoảng 35% thì hạt không bị tổn thương mặc dù nhiệt độ có thể xuống
tới - 12
0
C.
Ẩm độ:
Sinh trưởng sinh dưỡng
Sinh trưởng của cây phụ thuộc vào cường độ quang hợp, hiệu suất quang hợp,

tổng diện tích lá và thế năng quang hợp (thời gian lá xanh). Tất cả các quá trình
này bị ảnh hưởng nếu thiếu nước.
P a g e | 16
Tổng sản phẩm quang hợp của cây bị thiếu nước sẽ giảm so với tỷ lệ CO
2
hấp thụ
trên một đơn vị diện tích lá giảm và diện tích quang hợp giảm do sự phát triển của
lá kém và chóng tàn (Lawn, 1982).
Hô hấp cũng giảm với sự giảm của thế nước lá nhưng ở mức độ khác. Cường độ hô
hấp giảm khi thế nước giảm từ -0,6 tới - 1 ,6 MPa sau đó không đổi.
Ở điều kiện thiếu nước, quá trình cố định đạm giảm một phần do lượng sản
phẩm quang hợp chuyển về rễ giảm, một phấn do ảnh hưởng trực tiếp của thế nước
ở trong nốt sần (Huang và cộng sự (1975). Cho thấy hoạt động cố định đạm giảm
khi thế nước giảm và ngừng hoạt động khi trọng lượng nốt sần giảm dưới 80% so
với khi đủ nước (Ngô Thế Dân và cs, 1999).
Sinh trưởng sinh thực
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực, cây rất nhạy cảm với thiếu nước. Sự thiếu nước
dẫn đến rụng hoa, quả và giảm kích thước hạt. Trong thời gian xảy ra thiếu nước,
quang hợp giảm. Nếu thiếu nước xảy ra trước giai đoạn hạt phát triển, sau đó đủ
nước thì quang hợp có thể hồi phục, sinh trưởng có thể trở lại bình thường và hạt
có thể phát triển tới kích thước bình thường.
Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng chủ yếu qua quang hợp và
quang tạo hình.
- Bức xạ hoạt tính quang hợp
Hướng đứng của lá tăng sự hấp thụ bức xạ của chỉ số diện tích lá > 3, sự tích luỹ
chất khô của đậu tương trồng ngoài đồng ruộng đạt tối đa khi chỉ số diện tích lá
(LAI) tiến gần 4,0.
Thời gian chiếu sáng ngắn ở giai đoạn đầu sinh trưởng sinh dưỡng có thể làm giảm
sinh trưởng của cây thông qua giảm cường độ quang hợp, giảm tích luỹ chất khô

trên diện tích lá, tốc độ phát triển lá giảm.
Bức xạ mặt trời mạnh cũng có thể là điều bất lợi, nó làm tăng nhiệt độ lá và do
đó dẫn đến tăng cường độ thoát hơi nước ở tốc độ lớn hơn tốc độ của dòng nước
hút qua rễ. Bức xạ mạnh vào những tháng đầu mùa hè thường làm giảm quang hợp
và năng suất do tăng nhiệt độ lá và thoát hơi nước.
- Bức xạ quang hợp tạo hình
Sự phát triển cây trồng do bức xạ quang tạo hình điều khiển, đặc biệt do tia
sáng ở bước sóng 660nm - 730nm, có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng và năng suất
của cây đậu tương.
Trong suốt thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, tỷ lệ tia sáng bước song 660nm/730nm
thấp sẽ kích thích phát triển lá, thân và cuống lá của nhiều loại cây, kể cả đậu
tương.
Biến động của quang chu kỳ có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng sinh thực cả trước và
sau khi hoa nở (Trần Đình Long và cs, 2001a)
P a g e | 17
Quang chu kỳ có ảnh hưởng tới sự tích luỹ N lớn hơn tích luỹ cacbon trong hạt.
Nồng độ đạm trong hạt giảm khi quang chu kỳ tăng. Tỷ lệ tích luỹ đạm giảm trong
hạt do quang chu kỳ dài có liên quan chặt với sự tích luỹ N trong lá và làm cho lá
xanh lâu, không bị rụng khi quả chín.
Ở điều kiện ngoài đồng ruộng, sự giảm của quang chu kỳ trong giai đoạn sinh
thực có thể dẫn đến giảm hoạt động cố định đạm, nhưng ở điều kiện nhà kính thì
không nhất thiết như vậy ở điều kiện ngày ngắn, tỷ lệ tích luỹ đạm giảm khi bị
thiếu nước ở đầu giai đoạn phát triển hạt.
14. Tính chịu đựng điều kiện bất lợi của cây Đậu Tương?
Tính chịu lạnh
Nhiệt độ dưới 15
0
C có ảnh hưởng xấu đến nảy mần của hạt và sự hút nước.
Nhiệt độ dưới 13 – 15
0

C, giảm ra hoa, đậu quả và ảnh hưởng tới quang hợp và bộ
máy quang hợp (Mayer và cs, 1991a).
Hạt phấn đang lớn dễ nhạy cảm với nhiệt độ thấp hơn các mô khác và dẫn đến sự
bất dục ở cây đậu tương.
Tính chịu hạn
Tính chịu hạn của cây có thể phân loại ra như sau:
- Tránh hạn: là cơ chế một số thời kỳ sinh trưởng phát triển nhạy cảm của cây
đậu tương tránh và thoát các ảnh hưởng trực tiếp của khô hạn.
- Chịu hạn hoặc do giảm sự mất nước, hoặc cây chịu được sự mất nước
Chọn thời vụ mà khô hạn xẩy ra ít nhất để hạn chế ảnh hưởng của nó tới sinh
trưởng và năng suất cây.
Chọn những cây có bộ rễ sâu phân nhánh nhiều, do đó có thể hút nước từ tầng đất
sâu và rộng.
Sự mất nước qua khí không phụ thuộc chủ yếu vào độ mở của khí không và sau
đó vào hướng lá và các yếu tố khác.
Tính chịu đựng và khả năng phục hồi
Cho dù đặc tính giảm sự mất nước của cây tốt đến đâu chăng nữa, cây vẫn bị
tổn thương hoặc chết do khô hạn kéo dài.
Cây bị lạnh trong thời gian ra hoa, thì hầu hết những hoa ra trong thời kỳ đó bị
rụng và sau đó vài tuần cây có thể ra hoa và đậu quả nếu thời tiết ấm.
Thiếu nước trong giai đoạn ra hoa sẽ làm giảm thời gian ra hoa. Thiếu nước trong
giai đoạn làm quả sẽ ảnh hưởng tới năng suất nhiều hơn so với thiếu nước trong
giai đoạn ra hoa.
Khó có thể dự đoán khi nào bất lợi xảy ra, cho nên người nông dân khó có thể ứng
dụng được những kết quả nghiên cứu đó nếu như điều kiện tưới không có.
P a g e | 18
Tốt nhất, nên chọn giống có thời gian ra hoa dài và có khả năng phục hồi tốt sau
khi bị hạn hoặc bị lạnh
15. Chế độ canh tác nâng cao hiệu quả trồng Đậu Tương? Cơ sở xác
định thời vụ?

Luân canh
Cây đậu tương trồng liên tiếp không có lợi vì:
+ Rễ cây đậu tương thường tiết ra một loại axít không có lợi cho rễ và vi sinh
vật phát triển.
+ Mất cân đối về dinh dưỡng trong đất, thường lân bị hút nhiều, nên dẫn tới
tình trạng không khôi phục kịp thời và đầy đủ cho cây sử dụng.
+ Tàn dư sâu bệnh được lan truyền từ vụ này sang vụ khác.
Cho nên đậu tương thường được trồng luân canh với cây trồng khác và có lợi
rất nhiều mặt.
+ Rễ có nốt sần cố định được đạm không những cung cấp cho cây đậu tương
mà còn để lại trong đất cho cây trồng sau.
+ Thân và lá có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, do vậy để lại trên ruộng làm
tăng chất mùn, làm thay đổi lý tính của đất.
+ Tránh được sâu bệnh lây lan từ vụ trước để lại
Trồng xen và trồng gối
• Trồng xen:
Là đem 2 loại cây trồng không có cùng thời gian sinh trưởng nhưng có cùng
thời vụ gieo trồng đem gieo xen với nhau theo hàng, theo hốc hoặc theo băng.
Nhân
dân ta thường có kinh nghiệm trồng xen đậu tương với nhiều cây trồng khác nhưng
chủ yếu đối với ngô. Trồng xen đậu tương với ngô là một loại công thức canh tác
hợp lý, biết sử dụng tốt đặc tính của các cậy.
+ Bộ rễ ngô là rễ chùm ăn rộng và sâu còn đậu tương ăn tương đối nông và
không lan rộng sử dụng hữu hiệu nguồn dinh dưỡng.
+ Tận dụng khả năng sử dụng ánh sáng, phối hợp một cây có thân cao bộ lá lớn
chịu cường độ ánh sáng mạnh với một cây có thân lá thấp, lá nhỏ, chịu cường độ
ánh
sáng yếu.
+ Phối hợp được quan hệ dinh dưỡng giữa cây yêu cấu đạm nhiều như ngô với
cây yêu cầu lân nhiều như đậu tương.

+ Ngô chịu được hạn còn đậu tương chịu được ẩm.
P a g e | 19
Trồng xen giữa ngô và đậu tương tiết kiệm được đất đai, mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
• Trồng gối
Là đem cây trồng sau gieo gối vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây trồng trước.
Trồng gối có ưu điểm hơn trồng xen là khi cây đậu tương ra hoa cần cường độ
ánh sáng mạnh lúc này cây trồng trước đã thu hoạch tạo điều kiện cho cây đậu
tương quang hợp. Đậu tương có thể trồng gối với các đối tượng như trồng xen. Ví
dụ như ngô, khoai lang, các cây hoa màu khác. Nhược điểm của trồng xen gối là
khó làm, khó chăm sóc và cơ giới.
Cơ sở để xác định thời vụ
Đất đai: Tuỳ theo chân ruộng thấp hay cao thoát nước hay không, mà phải gieo
trồng đúng thời vụ, tránh lúc ra hoa và làm quả gặp mưa bị úng, rụng hoa, rụng quả
nhiều.
Căn cứ vào chế độ canh tác: Tuỳ theo chế độ canh tác của từng nơi, luân canh
hoặc trồng xen gối mà bố trí thời vụ gieo trồng đảm bảo năng suất cây trồng trước
và cây trồng sau.
Căn cứ vào giống: Tuỳ theo giống chín sớm trung bình hay chín muộn, để bố
trí thời vụ gieo trồng thích hợp nhất. Ví dụ nếu trồng giống chín muộn không được
gieo muộn quá làm rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất giảm.
Căn cứ vào điều kiện khí hậu: Đây là yếu tố chủ yếu nhất để bố trí thời vụ, hay
phải căn cứ vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng để gieo trồng đúng thời vụ,
tạo điều kiện cho đậu tương sinh trưởng thuận lợi nhất, biểu hiện khi gieo trồng
gặp hạn không bị rét khi ra hoa và chín có ẩm độ và nhiệt độ thích hợp khi thu
hoạch ẩm độ phải khô.
16. Một số yếu tố ảnh hưởng chất lượng hạt Đậu Tương? Sản xuất và duy trì
hạt ?
Môi trường
Chất lượng hạt đậu tương biến đổi qua nhiều vùng và năm.

Điều kiện môi trường trong thời kỳ sản xuất có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng
hạt. Môi trường có thể tác động ở 3 giai đoạn; trong thời gian hình thành - phát
triển hạt, trong thời kỳ độ ẩm hạt giảm (từ chín sinh lý tới chín thu hoạch) và sau
chín thu hoạch khi hạt vẫn trong quả ở ngoài đồng.
Đậu chín sau thời kỳ thời tiết nóng và khô thường cho tỷ lệ nảy mầm ở trong
phòng và mọc ngoài đồng cao hơn so với hạt của những lô chín vào đúng thời kỳ
P a g e | 20
thời tiết nóng và khô. Nhiệt độ cao trong thời gian từ chín sinh lý tới chín thu
hoạch sẽ giảm tỷ lệ nảy mần và sức sống hạt.
Những giống chín sớm bị ảnh hưởng bởi thu hoạch muộn nhiều hơn giống chín
muộn. Nhiệt độ, độ ẩm không khí cao, mưa nhiều làm tăng sự thoái hoá hạt ở
ngoài đồng ruộng. Sự xen kẽ giữa khô và ẩm sẽ làm giảm chất lượng hạt nhiều
hơn, với giống đậu tương có tỷ lệ hạt vỏ cứng cao thì tỷ lệ nảy mần ít bị ảnh hưởng
do thu hoạch muộn.
Tỷ lệ nảy mần giảm do thu hoạch muộn có tương quan chặt tới mức độ nấm bệnh.
Chất lượng của một lô hạt nên xác định ngay sau khi thu hoạch để xác định khả
năng làm giống của chúng.
Yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu cho rằng có sự khác nhau nhiều về chất lượng giữa các
giống.
Hạt có kích thước nhỏ có chất lượng cao hơn hạt có kích thước lớn. hạt của những
dòng có tỷ lệ hạt vỏ cứng cao sẽ chống chịu với thời tiết tốt
. Hạt màu đen có tỷ lệ hạt bị thoái hoá trong bảo quản ít hơn hạt màu
vàng bởi vì mức độ bị nhiễm nấm bệnh của nó ít hơn.
Độ dầy của vỏ hạt ở các giống khác nhau, nhưng có tương quan giữa độ dầy vỏ hạt
và chất lượng hạt.
Yếu tố cơ học
Hạt đậu tương có khả năng chống chịu sự phá hoại cơ học kém. Nó có thể bị vỡ
xây sát trong quá trình thu hoạch, phơi và làm sạch. Tỷ lệ hạt bị vỡ cơ học tỷ lệ
nghịch với độ ẩm hạt.

Tỷ lệ hạt bị vỡ cơ học tỷ lệ nghịch với độ ẩm hạt. Độ ẩm thích hợp để thu hoạch
khoảng 12 - 14%, tỷ lệ hạt bị tổn thương sẽ bị giảm, nhưng hạt với độ ẩm cao sẽ bị
tổn thương từ bên trong và nảy mần sẽ giảm đi. Hạt to dễ bị tổn thương hơn hạt
nhỏ và những hạt được phơi khô ở nhiệt độ cao dễ bị tổn thương.
Nấm bệnh ở hạt
Hạt đậu tương có thể bị nhiễm nhiều loại nấm, vi khuẩn và virus. Chất lượng của
hạt bị nhiễm sẽ bị giảm biểu hiện ở hình thức bên ngoài xấu đi, tỷ lệ nảy mầm kém,
khả năng sinh ra cây con khoẻ mạnh kém hoặc nó có thể di truyền nấm bệnh từ thế
hệ này sang thế hệ khác.
Sâu hại
Đậu tương bị nhiều sâu hại phá hại làm giảm năng suất, tuy nhiên, chỉ có bọ xít
P a g e | 21
gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hạt. Ba loại bọ xít quan trọng: bọ xít xanh,
bọ xít xanh miền Nam và bọ xít nâu.
Tỷ lệ nảy mần, tỷ lệ mọc của hạt bị bọ xít châm giảm.
Nếu hạt bị châm ở trục trụ mầm dưới - rễ hạt có thể không nảy mần, nếu bị châm ở
lá mầm hạt có thể nảy mần nhưng sức sống cây yếu. Nếu quả non bị bọ xít chích
hút, tỷ lệ hạt bị hại nhiều nhất, khi quả đã vàng, bọ xít không ảnh hưởng tới chất
lượng hạt.
SẢN XUẤT VÀ DUY TRÌ HẠT GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO
4.1. Biện pháp canh tác
Trong luân canh có tác dụng bảo vệ độ sạch của cây trồng, giảm tỷ lệ sâu bệnh.
Canh tác theo tập quán bình thường có tác dụng giảm mức độ nhiễm sâu bệnh ở
hạt hơn so với canh tác tối thiểu.
Nóng ẩm đã tạo điều kiện cho nấm phát triển. Để tránh nhiễm bệnh, người ta có thể
điều chỉnh thời vụ gieo trồng.
Cần phun phòng trước khi hạt có dấu hiệu bệnh xuất hiện.
Xác định thời điểm nào phun thuốc có hiệu quả nhất. Sạch cỏ và những cây trồng
khác là yêu cầu quan trọng của những khu vực sản xuất hạt giống.
4.2. Thu hoạch

Đậu cần phải thu ngay sau khi nó khô tới độ ẩm khoảng 12 - 15%. Nếu độ ẩm hạt
thấp hơn 12%, tỷ lệ hạt tổn thương cơ học sẽ lớn.
Máy gặt đập ngay có khuynh hướng gây hạt bị tổn thương ít hơn máy gặt thông
thường. Ở mỗi điều kiện, thời điểm thu hoạch, máy cần điều chỉnh lại cho phù hợp.
4.3. Phơi
Sau khi thu hoạch, hạt cần phơi khô để đảm bảo chất lượng hạt trong bảo quản.
Ta có thể phơi khô ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Ở
điều kiện tự nhiên, hạt nên phơi ở nhiệt độ 16
0
C và độ ẩm không khí 75%.
Hạt có thể bị nứt nếu bị phơi khô ở nhiệt độ cao hoặc ẩm độ không khí quá
thấp. Mục đích: giảm độ ẩm tới mức mong muốn mà không ảnh hưởng tới nảy
mần, sức sống và không gây ra tổn thương trên hạt đến mức giảm chất lượng và
tuổi thọ của chúng.
Ở một số nước chậm phát triển như ở nước ta, do điều kiện cơ giới hoá hạn chế,
đậu tương có thể phơi trên nia, mẹt hoặc bạt để đảm bảo chất lượng hạt. Trong điều
kiện mùa hè nắng, chỉ cần phơi từ 2 - 3 nắng là hạt có thể đạt tới độ ẩm mong
muốn. Mùa đông có thể cần phơi nhiều lần hơn vì nắng yếu.
4.4. Bảo quản trong kho
P a g e | 22
Hạt đậu tương phải cất giữ cẩn thận để đảm bảo nảy mần và sức sống cho vụ
trồng tới. Thời gian bảo quản có thể từ 6 tới 20 tháng hoặc lâu hơn. Tuổi thọ của nó
phụ thuộc vào chất lượng ban đầu, độ ẩm và nhiệt độ.
Nhiệt độ và độ ẩm hạt là 2 yếu tố quan trọng dẫn đến những biến đổi sinh lý, sinh
hoá và di truyền trong hạt trong quá trình bảo quản. Có mối tương quan chặt giữa
biến đổi hoá học, nảy mần và độ ẩm bảo quản hạt.
Như vậy, để giữ cho hạt đậu có tỷ lệ nảy mần cao, hạt cần được bảo quản ở nhiệt
độ độ ẩm thấp
. 4.5. Làm sạch hạt
Hạt sau khi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, cần làm sạch theo các bước:

làm sạch cơ bản, phân loại hạt và xử lý hạt.
4.5.1. Làm sạch sơ bộ
Sau thu hoạch, lấy mẫu và quan sát, xác định độ ẩm hạt. Hạt đưa vào
máy để loại bỏ tất cả các mẩu thân, lá, quả và cỏ dại. Mục đích của thao tác này để
đạt được độ ẩm tối thiểu của cây trồng.
4.5.2. Làm sạch cơ bản
Sau khi làm sạch sơ bộ, hạt được chuyển sang máy làm sạch bằng khí, gồm ba bộ
phận làm sạch:
(i) bộ phận hút: ở đây, những vật nhẹ sẽ bị tách ra;
(ii)sàng: ở đây phân hạt tốt lọt qua sàng, những hạt to ở trên và loại bỏ;
(iii) phân loại:hạt to, đẹp nằm trên sàng, hạt nhỏ, vật nhỏ bị lọt qua lỗ và bị loại bỏ.
4.5.3. Phân loại và xử lý hạt.
Máy tách hình xoáy trôn ốc: ở máy này, hạt được phân ra theo hình dạng, tỷ trọng
và mức độ tròn trĩnh của hạt và hạt non cũng được phân loại ra. Máy tách: ở đây
hạt sẽ phân ra do sự khác nhau về trọng lượng riêng, kích thước và cấu trúc bề mặt
vỏ hạt
17. Đặc điểm của 1 số sâu hại lá, thân, quả ? Biện pháp quản lý sâu hại thích
hợp cho Đậu Tương?
Sâu hại lá
Sâu xanh: Khi trưởng thành sâu non dài 2-3 cm, màu xanh với sọc trắng nhạt
ở hại bên cạnh. Sau khi giai đoạn sâu non kết thúc giai đoạn nhộng xảy ra trên
hoặc ngay dưới mặt đất, hoặc dưới tàn dư cây. Đôi khi nhộng dính vào cây bằng
một vài sợi tơ mùa hè giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 10 ngày, bướm màu gi nâu
xuất hiện và sau khoảng 7 ngày đẻ trứng trên hai mặt lá đậu, trứng nở sau 5 ngày.
P a g e | 23
Sâu sống qua đông dưới dạng nhộng hoặc sâu trưởng thành. Tuỳ thuộc vào khí
hậu, màu vụ có thể có 4 thế hệ trong một năm.
Sâu cuốn lá đậu tương
Sâu phá hại lá bánh tẻ từ giai đoạn cây con cho đến khi có quả non. Sâu non lúc
nhỏ gặm ở mặt dưới của lá.Từ tuổi 3, sâu non bắt đầu nhả tơ cuốn gập lá hoặc gập

2 lá lại với nhau. Sâu non ở bên trong gây hại lá. Sâu phá hỏng và làm giảm diện
tích quang hợp của cây.
Sâu đo đậu tương
Sâu đo chủ yếu gây hại bộ lá và đôi khi cũng gây hại quả. Khi trưởng thành, sâu
non của nó lớn hơn sâu non sâu xanh, có màu xanh với những sọc sáng chạy đọc
theo cơ thể. Khi sâu di chuyển, phần giữa có thể tạo thành hình cong cho nên nó có
tên là sâu đo. Giai đoạn sâu non kết thúc trong vòng 14 - 21 ngày, sau đó nhộng
suất hiện, nằm bám vào cây đậu bằng những sợi tơ. Trong những tháng hè, sau 14
ngày bướm xuất hiện. Bướm có cánh dài 3-4 cm màu nâu với 2 đốm trắng ở giữa
cánh trước. Qua đông dưới dạng nhộng, tới xuân bướm xuất hiện và đẻ trứng trên
những cây chủ khác.
Sâu ăn lá
Sâu ăn lá đậu gây hại tất cả tất cả các bộ phận cây và đồng thời truyền virus
đốm quả. Con sâu trưởng thành thường ăn lá và đôi khi cũng ăn hoa, quả. Sâu
thường đục lá đậu thành lỗ. Vào cuối vụ sâu trưởng thành ăn quả, gây nên tổn
thương nhiều do xâm nhập của các nấm khác vào quả. Sâu trưởng thành sống qua
đông ở những chỗ kín đáo gần khu ruộng đậu tương. Vụ xuân sâu mới xuất hiện,
sâu dài khoảng 5mm, vàng nâu hoặc đỏ có thể có hoặc không có chấm đen. Ở giai
đoạn này sâu ăn bề mặt dưới lá, mỗi khi bị động, nó rơi xuống đất. Con trưởng
thành đẻ trứng ở dưới đất gần gốc cây. Sau vài ngày nở ra sâu non nhỏ, màu trắng
phá rễ và nốt sần. Nó hoá nhộng ở đất và vài ngày sau lại xuất hiện sâu trưởng
thành ở mỗi vụ đậu có khoảng 1 đến 3 thế hệ.
Sâu hại quả
5.1.2.1. Sâu đục quả đậu tương
Sâu phá hại mạnh từ khi đậu tương bắt đầu hình thành quả cho đến khi thu hoạch.
Sâu non gặm vỏ quả đục vào bên trong quả ăn hạt và làm cho hạt bị khuyết từng
phần hoặc đục rỗng bên trong. Sâu hoá nhộng trên đất hoặc trên cây. Bướm ưa đẻ
trứng trên các giống đậu tương có nhiều lông. Ở miền Bắc, sâu phát sinh nhiều vào
vụ xuân, hè và vụ thu, đậu tương đông ít bị sâu đục quả phá hại hơn
Côn trùng chích hút

P a g e | 24
Bọ xít thường, và bọ xít xanh. Bọ xít trưởng thành có cánh màu xanh hoặc
nâu, dài 1,3 - 2,0 cm. Con trưởng thành và nhộng trần có tuyến đánh hơi, nó rời bỏ
mùi hôi thối mỗi khi gặp. Bọ xít chích hút nhựa cây, nhộng trần ăn hại quả, hạt.
Khi bọ xít phá hại trong giai đoạn đầu và nếu không phát hiện để phòng trừ kịp
thời, nó có thể gây mất hoàn toàn năng suất. Bọ xít thường xuất hiện nhiều khi
ruộng đậu tương ra hoa và làm quả non. Cây có quả bị bọ xít hại sẽ xanh suốt vụ
ngay cả lúc cây bình thường đã chín.
Sâu hại thân
Bọ nhảy
Sâu trưởng thành và nhộng trần gây hại ở thân đậu tương. Trên cây non, sâu
này châm vào phần dưới gây ra thắt ngang thân. Khi thân cứng, sâu di chuyển lên
phần trên và cuống lá. Con trưởng thành dài khoảng 6,4 mm màu xanh, hình dạng
tam giác, phía trước và phía sau ngọn. Nhộng trần có hình dạng và màu sắc tương
tự, nhưng không có cánh và có nhiều gai nhỏ. Sâu trưởng thành ăn nhiều loại cây
và di chuyển tới cây non đậu tương vào tháng 5 hoặc 6. Nó đẻ trứng ở trên thân
cây, sau 10 ngày nở thành sâu non và nhộng tần gây hại đậu tương, qua vài lần lột
xác tới sâu trưởng thành, mỗi vụ có một vài thế hệ.
Sâu đục thân ngô hại đậu tương
Sâu non chui vào thân cây non, sâu màu vàng xanh với băng chữ thập màu nâu
đỏ, cây nhỏ có thể chết và cây to có thể bị gió bẻ gãy dễ dàng. Sâu sống qua đông
ở giai đoạn sâu non hoặc nhộng, bướm. Con trưởng thành xuất hiện vào vụ xuân.
Bướm cánh dài 2,5 cm, màu nâu, con cái có cánh trước màu thẫm hơn con đực, sâu
đẻ trứng trên ngô, cỏ hoặc một vài loại cây khác. Sâu non bắt đầu ăn lá hoặc rễ và
bắt đầu đi vào thân. Trong điều kiện thuận lợi, sâu cần 4 tuần để kết thúc một vòng
đời.
5.1.3.4. Sâu đục thân
Một loài sâu khác hại thân đậu là sâu đục thân chúng đẻ trứng trên cuống lá. Sâu
non nở ra đi vào cuống và xuống thân, nó tiện thân từ phía trong làm cho thân bị
gãy ở đoạn 5 cm trên mặt đất. Sâu non sống qua đông trong thân, bên dưới chỗ

thân gãy, sang xuân hoá nhộng. Trong một năm có một thế hệ. Sâu đục thân làm
giảm mật độ cây nhiều, đặc biệt khi đậu tương trồng sau cây rau.
5.1.3.5. Ruồi đục thân
Ruồi đục thân là một trong những sâu hại chính ở các vùng trồng đậu tương ở nước
ta. Ruồi phá hại ở giai đoạn cây con, ngay từ khi đậu tương mới có 2 lá đơn và
P a g e | 25
3 lá kép. Ruồi đục rỗng các mô tế bào ở phần vỏ ngoài lớp gỗ làm cây bị chết.
Những cây sống sót thì thấp lùn và ít quả. Thời kỳ cây lớn, ruồi thường đục trên
cành nhưng không gây tác hại nhiều, cây vẫn sinh trưởng bình thường, chỉ héo
từng bộ phận.
5.1.3.5. Sâu xám
Sâu xám là loại sâu đa thực cũng gây hại nhiều cho cây đậu tương, sâu non có
mình dày, dài 4 cm màu xám, cuộn tròn lại khi bị tác động. Ban ngày sâu trú ngụ
dưới đất đêm lên phá cây. Sâu thường phá hoại nhiều ở thời kỳ cây con.
.Quản lý sâu hại tổng hợp (IPM)
Theo dõi ngoài đồng
Điều tra và theo dõi đồng ruộng đậu tương ở những giai đoạn sinh trưởng khác
nhau. Để xác định được lịch theo dõi hợp lý, ta cần hiểu đặc điểm phát sinh và gây
hại của chúng. Thí dụ nếu sâu hại chính trong vùng là rệp thì chú ý theo dõi từ giai
đoạn hình thành quả, vì rệp ít khi xâm nhập vào đồng ruộng trước giai đoạn hình
thành quả. Theo dõi để cung cấp một số thông tin sau:
- Mật độ của sâu hại và trạng thái của tác nhân tự nhiên phòng trừ chúng (ký
sinh, loài ăn thịt, bệnh, khí hậu, thời tiết).
- Số liệu về trạng thái cây trồng và mức độ gây hại hiện tại.
Dự báo
Ở hầu hết các diện tích trồng đậu tương, sâu hại xuất hiện rải rác cả về thời gian,
không gian và có nhiều năm không cần dùng thuốc sâu. Nhìn chung, cải tiến khả
năng dự báo cung cấp cho người trồng ngay từ đầu vụ những thông tin về khả năng
sâu hại, sẽ thúc đẩy người nông dân chấp nhận các phương pháp theo dõi và quản
lý sâu bệnh. Dự báo dựa trên mô hình nhưng bắt đầu xây dựng mô hình cần thu

thập số liệu về mật độ diễn biến sâu hại theo vùng.
5.1 .4.3. Xác định biện pháp phòng trừ
Sau khi theo dõi, người ta có thể đưa ra một số tiêu chuẩn để xác định chiến lược
phù hợp cho phòng trừ sâu hại ở điều kiện nào đó.
Phòng trừ sâu hại đậu tương hiện nay chủ yếu là ngăn chặn tạm thời sự bùng nổ
của sâu khi chúng đạt tới mức hoặc vượt ngưỡng kinh tế. Để có kết quả, việc
phòng trừ cần kết hợp tất cả các thông tin về mật độ sâu.
5.1.4.4. Thuốc hoá học
Thuốc hoá học chỉ là phương tiện tạm thời ngăn chặn sự bùng nổ của sâu lá, việc
dùng thuốc đúng liều lượng, theo đúng hướng dẫn của chuyên môn thì nó không có
hại tới người dùng và môi trường.

×