Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

luận văn thạc sĩ Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.03 KB, 96 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong bài báo mang tiêu đề "Rice: Why It's So Essential for Global Security
and Stability" (Lúa gạo: Tại sao lại cần thiết cho sự an toàn và ổn định của thế gới),
Ronald Cantrell, Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (International
Rice Research Institute - IRRI) cho rằng không một hoạt động kinh tế nào nuôi sống
nhiều người và hỗ trợ nhiều gia đình bằng việc sản xuất lúa gạo. Lúa gạo đóng vai trò
cốt lõi trong việc phát triển của rất nhiều quốc gia nhưng cũng gây nhiều tác động đến
môi trường của chúng ta. Việc sản xuất lúa gạo nuôi sống gần một nửa hành tinh mỗi
ngày, cung cấp hầu hết thu nhập chính cho hàng triệu hộ gia đình ở vùng quê nghèo
khổ. Bằng cách cung cấp cho nông dân trồng lúa những sự lựa chọn và những kỹ
thuật mới, người ta đã giúp nông dân tăng gia sản xuất.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ứng dụng khá thành công những thành
tựu khoa học kỹ thuật để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp. Việt Nam đã vươn
mình từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai
trên thế giới. Quá trình đổi mới và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng vụ, sử dụng giống thâm canh chất lượng cao, nâng
cao trình độ thâm canh trong sản xuất của người nông dân đã làm thay đổi bộ mặt
nông nghiệp của cả nước. Tuy nhiên, khí hậu nóng ẩm ở nước ta đã tạo điều kiện cho
sâu hại và dịch bệnh phát triển rất nhiều. Để đảm bảo năng suất và sản lượng, người
nông dân đã sử dụng quá mức các chất hóa học vì nó mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Đây chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tác
động xấu đến môi trường sinh thái và tốn kém trong sản xuất. Vì vậy, để phát triển
nông nghiệp bền vững thì việc áp dụng và phối hợp hài hòa các biện pháp phòng trừ
sâu bệnh khác nhau là rất cần thiết.
Trong thời gian qua, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa (IPM) đã
đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất của người nông dân và giảm thiểu việc sử
dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học, đảm bảo môi trường an toàn hơn. Chương trình
1
này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, chương trình IPM đã


được bà con nông dân trong cả nước đồng tình ủng hộ và thực hiện. Chương trình
IPM được thực hiện trên cây lúa ở Việt Nam (1992) và trên cây bông (1995), sau đó
tiếp tục triển khai trên cây rau và một số cây trồng khác như hoa và chè (1996). Các
chương trình IPM thực sự có ý nghĩa giúp nông dân có được kiến thức để trở thành
người ra quyết định hợp lý trên đồng ruộng của họ. Đặc biệt, với vai trò là một nước
xuất khẩu gạo, chương trình IPM cũng giúp cho chúng ta tiếp cận được các thị trường
tiêu thụ khó tính, do giảm được dư lượng chất hóa học trong sản phẩm.
Yên Thành là một trong những vựa lúa chính của tỉnh Nghệ An. Với phần lớn
dân số sống bằng nghề nông, cây lúa thực sự trở thành cây trồng chính của nông dân
trong huyện. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cũng chính là góp phần nâng
cao đời sống cho người dân trong huyện. Chương trình IPM được áp dụng ở Yên
Thành từ năm 1998, đã chứng tỏ được lợi ích của nó đối với mỗi hộ sản xuất lúa. Dù
vậy, chương trình IPM vẫn chưa được các nhà quản lý, các cán bộ khuyến nông và cả
nông dân hiểu biết một cách đầy đủ.
Với mục tiêu tìm hiểu tình hình áp dụng và tác động của chương trình đến hiệu
quả sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện, trên cơ sở đó tiếp tục
khuyến khích bà con cùng tham gia áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Tác động của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện
Yên Thành, tỉnh Nghệ An” để làm rõ các câu hỏi sau:
(1) Thực trạng chương trình IPM ở huyện Yên Thành hiện nay ra sao?
(2) Chương trình IPM tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông dân trên
địa bàn huyện như thế nào?
(3) Việc thực hiện chương trình IPM trên địa bàn huyện có những thuận lợi và
khó khăn gì?
(4) Giải pháp nào nhằm mở rộng và thực hiện hiệu quả chương trình IPM trên
lúa trên địa bàn huyện?
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Xem xét tác động của chương trình IPM đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ
nông dân trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm mở rộng và thực hiện hiệu quả, bền vững chương trình IPM trên địa bàn huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu chung trên, mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chương trình IPM, tác động của chương trình
IPM đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân. Cơ sở thực tiễn về áp dụng
chương trình IPM trên thế giới và ở Việt Nam;
- Tìm hiểu tình hình triển khai chương trình IPM trên lúa trên địa bàn huyện Yên
Thành: mục đích, nội dung, phương pháp triển khai, kết quả triển khai chương trình;
- Thực tế sản xuất lúa của các hộ nông dân: chi phí, kết quả và hiệu quả sản
xuất lúa của hộ nông dân có tham gia và không tham gia thực hiện chương trình IPM
trên lúa trên địa bàn huyện. Từ đó so sánh sự khác nhau về các chỉ tiêu trên giữa hai
nhóm hộ, rút ra lợi ích khi áp dụng chương trình;
- Tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn khi áp dụng chương trình IPM trên địa
bàn huyện;
- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả, bền vững chương trình IPM
trên lúa trên địa bàn huyện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào 2 nhóm chính
(1) Nhóm hộ nông dân sản xuất lúa có áp dụng chương trình IPM;
(2) Nhóm hộ nông dân sản xuất lúa nhưng không áp dụng IPM .
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của chương trình IPM đến hiệu quả sản
xuất lúa của hộ nông dân qua việc so sánh hiệu quả sản xuất lúa của nhóm hộ nông
dân có tham gia chương trình IPM và nhóm hộ đang canh tác theo quy trình thông
thường, từ đó đưa ra những nhận xét nhằm thực hiện bền vững và mở rộng chương
trình trên diện tích rộng hơn.
3

1.4.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
1.4.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu phục vụ cho nghiên cứu tập trung trong 3 năm (2008 - 2010).
- Số liệu phân tích được thu thập thông qua kết quả điều tra năm 2011.
- Các giải pháp, khuyến nghị đưa ra áp dụng cho thời gian tới.
- Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 20/01/2011 đến ngày 26/05/2011.
1.5. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở tính cấp thiết và mục tiêu của đề tài, chúng tôi đặt ra các giả thuyết
và chúng sẽ được kiểm định trong suốt quá trình nghiên cứu:
- Giả thuyết 1: Nông dân được tập huấn IPM giảm được chi phí sản xuất lúa.
Giả thuyết này được kiểm định thông qua việc so sánh chi phí về phân bón, chi phí
thuốc BVTV, chi phí giống trong sản xuất lúa của hộ áp dụng IPM và hộ không áp
dụng IPM.
- Giả thuyết 2: Năng suất, sản lượng lúa khi áp dụng chương trình IPM cao
hơn. Giả thuyết này được kiểm định thông qua việc so sánh năng suất, sản lượng lúa
của hộ có áp dụng IPM và hộ không áp dụng IPM.
- Giả thuyết 3: Tham gia chương trình IPM làm cho thu nhập từ sản xuất lúa
của hộ cao hơn, do chi phí giảm, năng suất, sản lượng tăng. Giả thuyết này được kiểm định
thông qua việc so sánh thu nhập từ trồng lúa của hộ áp dụng và không áp dụng IPM.
- Giả thuyết 4: Nhận thức về sản xuất lúa, kiến thức về kỹ thuật canh tác của
hộ khi tham gia chương trình IPM cao hơn. Giả thuyết này được kiểm định thông qua
so sánh nhận định, đánh giá của các hộ áp dụng IPM và hộ không áp dụng IPM về kỹ
thuật canh tác.
- Giả thuyết 5: Chương trình IPM làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường hơn
trước, hệ sinh thái đồng ruộng đa dạng hơn. Giả thuyết này được kiểm định thông qua
nhận xét, đánh giá của hộ nông dân sau khi áp dụng chương trình IPM.
4
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
2.1.1.1. Một số khái niệm
* Dịch hại (Pest): Dịch hại bao gồm bất cứ cơ thể sống nào gây hại hoặc gây ra
thiệt hại đối với lợi ích cây trồng của con người.(Hà Quang Hùng, 1988) Dịch hại bao
gồm sâu, bệnh, chim, chuột, cỏ dại, nhện,…và một số côn trùng gây hại khác.
* Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): IPM là viết tắt từ cụm từ
tiếng Anh “Integrated Pests Management”, có nghĩa là quản lý dịch hại một cách tổng
hợp, hay còn gọi là phòng trừ tổng hợp. Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về quản lý
dịch hại tổng hợp.
- “Quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung
cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng
tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các
loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.”(Tổ chức nông lương thế giới,
1972 ).
- “Sử dụng những nguyên tắc sinh thái hợp lý (mối quan hệ giữa các sinh vật
trong hệ sinh thái, cân bằng sinh học trong tự nhiên, quy luật tự điều chỉnh, qua luật
hình tháp số lượng) để giữ cho chủng quần dịch hại phát triển dưới mức gây hại kinh
tế.”(Hà Quang Hùng, 1988).
5
2.1.1.2. Sự cần thiết phải vận dụng biện pháp IPM
Sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của con
người và của mỗi quốc gia. Xã hội càng phát triển thì vai trò của nông nghiệp càng
được coi trọng.
Ngành nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt do đối tượng của nó là các
sinh vật sống được thực hiện chủ yếu trên đất - tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể
thay thế. Hoạt động nông nghiệp cơ bản thực hiện ngoài trời nên chịu nhiều tác động
của điều kiện tự nhiên. Do đó mà sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro do môi
trường thiên nhiên đem lại, và rủi ro về dịch hại được coi là rủi ro lớn và thường
xuyên nhất.

Với nhu cầu phòng chống dịch bệnh hại mùa màng, con người đã nghiên cứu
phát minh ra thuốc hóa học phòng trừ dịch hại – biện pháp có hiệu quả nhanh chóng.
Tuy nhiên, một thực trạng xảy ra ở nhiều vùng trồng lúa là vấn đề bùng phát dịch hại,
người ta càng dùng nhiều thuốc hóa học thì dịch hại bùng phát càng mạnh. Bên cạnh
đó còn làm ô nhiễm môi trường, hủy hoại hệ sinh thái, gây ngộ độc cho con người do
để lại dư lượng lớn thuốc BVTV trong sản phẩm. Như vậy, biện pháp sử dụng thuốc
hóa học chỉ có ý nghĩa tạm thời. Việc lạm dụng thuốc BVTV gây hậu quả xấu đến
việc phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Vì các lý do trên mà trong sản xuất nông nghiệp cần thiết phải có một biện
pháp phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại một cách tốt nhất. IPM chính là biện
pháp khoa học và tiến tiến, giúp tăng hiệu quả sản xuất lúa và bảo vệ môt trường, hệ
sinh thái tốt hơn.
2.1.1.3. Sự ra đời và phát triển của biện pháp IPM
Bằng việc phát hiện ra vấn đề sử dụng hóa chất BVTV làm mất hệ cân bằng
sinh thái, làm hủy diệt mối quan hệ bền vững giữa cây trồng – sâu hại – thiên địch,
các nhà khoa học đã định hướng ra một chiến lược phòng trừ sâu bệnh, đó là giữ cho
được mối quan hệ cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái, bằng cách không tác động các
hóa chất BVTV. Ý tưởng đó đã được kiểm chứng tại Viện đấu tranh sinh học Quốc tế
(Malaysia) và Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (Philippiness) bằng cách trồng lúa trong
điều kiện không phun thuốc trừ sâu có đối chứng với việc phun thuốc. Kết quả cho
thấy ở ruộng không phun thuốc trừ sâu, hệ sinh thái được cân bằng, thiên địch phát
triển đủ sức khống chế sâu hại; ở ruộng có phun thuốc trừ sâu thì ngược lại, sâu hại
6
phát triển mạnh gây ảnh hưởng đến năng suất. Với thành công này, các nhà khoa học
đưa ra áp dụng đại trà đầu tiên ở Indonesia năm 1986 – nơi liên tiếp 2 năm 1985, 1986
bị rầy nâu hại nặng. Các nhà khoa học đã hướng dẫn cho nông dân vùng này sử dụng
giống kháng rầy, tác động các biện pháp kỹ thuật cho cây trồng sinh trưởng khỏe và
không phun thuốc trừ rầy, lập tức dịch rầy nâu bị lắng xuống. Trong hai vụ liên tục,
bằng cách này, các nhà khoa học đã dập tắt dịch rầy nâu ở Indonesia. Trước thành
công này, năm 1987, Tổng thống Indonesia đã ra sắc lệnh cấm nhập khẩu 57 loại hoạt

chất trừ sâu vào Indonesia. Từ đó đã hình thành nên một biện pháp phòng trừ sâu
bệnh mới mà không cần sử dụng thuốc trừ sâu và chương trình quản lý dịch hại tổng
hợp IPM ra đời.
Trong tiến trình phát triển quan niệm IPM có ba điểm “sửa sai” đáng chú ý, đó là:
1) Vào lúc ban đầu, nguyên tắc IPM không bao gồm các giống lúa kháng sâu
bệnh vì một vài nghiên cứu lẻ tẻ cho thấy rằng các giống lúa kháng sâu rầy cũng sẽ
kháng các loại côn trùng thù nghịch thiên nhiên. Tuy nhiên, kết luận này đến hôm nay
chưa được xác định rõ ràng.
2) Phương pháp IPM không chủ yếu làm cây lúa tăng thêm năng suất mà chỉ
giúp một phần cho vụ lúa đạt được năng suất tiềm thế của nó. Nghĩa là IPM chỉ là một
trong những yếu tố làm tăng năng suất lúa. Nhiều nhà côn trùng học lúc bấy giờ cho
rằng IPM làm tăng năng suất lúa ở Indonesia trong những năm 80 của thế kỷ XX.
3) IPM ban đầu chỉ chú ý vào diện côn trùng và phương pháp phổ biến được
gọi là “trường học ruộng nông dân” (farmers field school) mà thôi, nhưng sau đó bao
gồm thêm các diện khác như tình trạng cây lúa và các phương pháp canh tác nông học
tiến bộ.
Từ Indonesia, chương trình quản lý dịch hại đã lan dần ra nhiều nước trồng lúa
trên thế giới. Năm 1992, Việt Nam đã chính thức tham gia mạng lưới IPM network và
từ đó đến nay, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp đã phát triển mạnh mẽ ở Việt
Nam, mang lại cho nông dân nhiều lợi ích thiết thực.
7
2.1.1.4. Những nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp
Mục đích của IPM là không hoặc ít dung thuốc trừ dịch hại nhưng vẫn đảm bảo
năng suất cây trồng, tránh sự ô nhiễm môi trường và đạt hiệu quả kinh tế cao. Do đó,
IPM có các nguyên tắc cơ bản sau:
- Trồng cây khỏe: Sử dụng các giống không có mầm mống dịch hại, khỏe
mạnh và có khả năng chống chịu được sâu bệnh. Việc lựa chọn các giống cây trồng
phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu của từng vùng để chúng phát triển khỏe mạnh
cũng là một biện pháp quản lý dịch hại.
- Bảo vệ thiên địch: Bảo tồn được sự hiện diện của các loài sinh vật có ích

(thiên địch) trên đồng ruộng ở một số đủ khống chế sâu hại.
- Thăm đồng thường xuyên: Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nắm được
diễn biến về sinh trưởng phát triển của cây trồng, dịch hại, thời tiết, đất, nước để có
biện pháp xử lý kịp thời. Giúp chúng ta phân biệt được từng yếu tố trong hệ sinh thái,
mối quan hệ của chúng.
- Nông dân trở thành chuyên gia: Tất cả các nông dân được tập huấn sẽ trở
thành chuyên gia trên đồng ruộng của mình. Đồng thời, nông dân hiểu biết kỹ thuật,
có kỹ năng quản lý đồng ruộng cần tuyên truyền cho nhiều nông dân khác để cùng
thực hiện chương trình IPM.
2.1.1.5. Nội dung quản lý dịch hại tổng hợp
Phòng trừ dịch hại tổng hợp là việc sử dụng các biện pháp sau:
* Biện pháp canh tác kỹ thuật:
Đó là các kỹ thuật đơn giản có tác dụng hạn chế và ngăn cản sự phát triển của
dịch hại, bao gồm:
- Cày bừa: Loại bỏ một giai đoạn trong chu kỳ sống của dịch hại, từ đó làm
giảm số lượng của chúng.
- Tiêu hủy tàn dư cây trồng: Tiêu hủy tồn dư cây trồng cũng là tiêu hủy dịch hại
tồn tại trên đồng ruộng sau khi thu hoạch.
- Luân phiên cây trồng: làm cho dịch hại, sâu bệnh ít có cơ hội phát triển.
- Tưới tiêu hợp lý: điều khiển chế độ tưới tiêu có tác dụng cản trở sự phát triển
của dịch hại, nhất là cỏ dại.
- Bón phân cân đối và hợp lý: làm giảm được bệnh khô vằn và đạo ôn.
Biện pháp canh tác kỹ thuật không phòng trừ dịch hại một cách hoàn hảo
nhưng tiến hành hàng năm sẽ mang lại hiệu quả nhất định.
* Biện pháp đấu tranh sinh học:
8
Đây là biện pháp được coi là tiên tiến và hiệu quả trong phòng trừ dịch hại cây
trồng. Bởi nó an toàn, kinh tế, không gây ô nhiễm môi trường và tồn tại lâu. Cơ sở của
biện pháp này dựa trên mối quan hệ tự nhiên giữa các cơ thể sống với nhau, giữa ký
sinh bệnh với ký chủ của nó, giữa loài bắt mồi với con mồi của chúng. Nhược điểm

của phương pháp này là có hiệu quả lâu.
* Biện pháp sử dụng giống chống chịu dịch hại:
Là biện pháp sử dụng những giống cây trồng mang gen chống dịch hại hoặc
chịu đựng dịch hại dựa trên mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật với nhau.
Mỗi cây trong mối quan hệ dinh dưỡng là thức ăn cho nhiều loài sinh vật nhưng
không phải lúc nào sinh vật cũng tồn tại và gây hại bởi cây có đặc tính chống chịu
dịch hại. Hạn chế của phương pháp này là giống cây trồng có đặc tính chống chịu sâu
bệnh cao là những giống cây cho năng suất không cao và chất lượng nông sản thấp.
Chính vì vậy, công tác chọn giống hiện nay đang tập trung giải quyết vấn đề này. Để
tăng cường giữ gìn và phát huy được tính chống chịu sâu bệnh của cây trồng trong
quản lý dịch hại tổng hợp người ta thực hiện các công việc sau:
- Lựa chọn và áp dụng những bộ giống cây trồng thích hợp cho từng vùng sản xuất.
- Luân phiên thay đổi các giống cây trồng sau nhưng chu kỳ trồng nhất định.
- Bảo đảm các biện pháp kỹ thuật canh tác đáp ứng đúng yêu cầu của mỗi loại
giống cây trồng.
- Đẩy mạnh việc chọn tạo và sử dụng các giống cây mới vừa có năng suất cao,
vừa có phẩm chất tốt, vừa chống chịu được sâu bệnh.
- Tiến hành một cách thường xuyên việc kiểm tra bệnh lý và các giống cây trồng.
* Biện pháp hóa học:
Quản lý dịch hại tổng hợp cây trồng không loại trừ biện pháp hóa học. Tuy
nhiên, chương trình IPM không coi biện pháp hóa học là chủ đạo mà phát huy những
ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của biện pháp này. Phương pháp hóa học
trong IPM là việc sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc bốn đúng:
- Dùng đúng thuốc
- Dùng thuốc đúng liều lượng và nồng độ
- Dùng thuốc đúng lúc
- Dùng thuốc đúng chỗ và đúng nơi
* Biện pháp vật lý cơ giới:
Là việc đào bắt chuột, sử dụng bẫy để tiêu diệt dịch hại như chuột, bướm và thủ
công bắt sâu bọ, rệp… Đây là biện pháp bảo vệ thực vật an toàn nhưng tốn nhiều thời

gian, công sức và không thể áp dụng được khi sâu bệnh bùng phát.
9
* Biện pháp điều hòa:
Được sử dụng để ngăn chặn sự lây lan và phát triển của dịch hại từ vùng này
sang vùng khác hay từ nước này sang nước khác như kiểm dịch giống cây trồng trước
khi nhập khẩu hoặc đưa đi tiêu thụ.
2.1.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu tác động của chương trình
Nông nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bên
cạnh đó, nông nghiệp phát triển sẽ tạo nên sự ổn định xã hội và là nền tảng chính trị
cho mỗi quốc gia. Xã hội ngày một phát triển, dân số ngày một tăng lên, trong khi quỹ
đất thì có hạn đã gây sức ép lên sản xuất nông nghiệp. Trước thực tế đó, người nông
dân đã lựa chọn biện pháp là hiện đại hóa và thâm canh trong sản xuất. Tuy nhiên, quá
trình này thường gắn liền với việc lạm dụng phân bón và thuốc BVTV có nguồn gốc
hóa học. Việc lạm dụng này đã gây nên hậu quả xấu cho sự phát triển bền vững trong
ngành trồng trọt nói riêng và trong ngành nông nghiệp nói chung.
Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ra đời không chỉ nhằm mục đích
giảm sử dụng thuốc BVTV mà mục tiêu quan trọng mà IPM muốn hướng tới là tạo
một nền nông nghiệp bền vững. Trong sản xuất lúa, chương trình IPM được đông đảo
bà con nông dân áp dụng. Như vậy, phải chăng chương trình đã mạng lại hiệu quả cho
sản xuất của họ? ảnh hưởng của chương trình này hiệu quả trong sản xuất lúa của họ
cụ thể là như thế nào? Chương trình này liệu đã đạt được những mục tiêu của mình?
Là một nước nông nghiệp, với mức sống của người dân chưa cao thì việc tìm hiểu tác
động của chương trình, dự án đến đời sống của người nông dân như thế nào là thật sự
cần thiết. Nghiên cứu tác động của chương trình IPM đến hiệu quả kinh tế trong sản
xuất lúa của các hộ nông dân sẽ trả lời cho các câu hỏi đó. Kết quả nghiên cứu sẽ
giúp cho việc hoàn thiện chương trình IPM đồng thời giúp các lãnh đạo địa phương
xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích nông dân áp dụng rộng rãi và hiệu
quả biện pháp IPM trên địa bàn huyện.
2.1.3. Tác động của chương trình IPM đến hiệu quả sản xuất lúa
2.1.3.1. Tác động tới chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất. Đối với sản xuất lúa,
chi phí sản xuất bao gồm các chi phí: chi phí về giống, chi phí làm đất, thuốc bảo vệ
thực vật, thuê lao động, thủy lợi phí, Chương trình IPM với mục đích nâng cao năng
lực phân tích hệ sinh thái đồng ruộng, nhận biết thiên địch, quản lý dịch hại, rủi ro và
10
khả năng tự giải quyết vấn đề. Do vậy, những nông dân tập huấn có khả năng sản xuất
tốt hơn, sử dụng đầu vào tiết kiệm và hiệu quả hơn.
IPM là sử dụng tổng hợp các biện pháp canh tác để quản lý dịch hại. Vì thế, các
hộ áp dụng chương trình chú trọng tất cả các khâu từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc.
Làm đất cũng chính là một biện pháp quản lý dịch hại, những nông dân áp dụng
chương trình làm đất sớm và kỹ hơn. Để ải đất và làm đất nhiều lần vừa có tác dụng
diệt cỏ dại, mầm mống sâu bệnh vừa làm cho đất thoáng khí, nhiều oxy rất tốt cho cây
trồng phát triển. Do đó mà chi phí làm đất của các hộ tập huấn tăng lên.
Các hộ tập huấn sử dụng giống cũng hiệu quả hơn. Cấy lúa với mật độ vừa phải
không chỉ hạn chế được sâu bệnh mà còn giúp cây có đủ điều kiện để phát triển tốt.
Nhận thức được điều này, các hộ tham gia tập huấn đã thay đổi được thói quen, sử
dụng giống ít hơn so với hộ không áp dụng. Như vậy, chương trình IPM đã giúp hộ áp
dụng tiết kiệm được chi phí về giống.
Trước đây, bà con thường quan niệm rằng bón nhiều đạm cho lúa là rất tốt, và
thường không hoặc rất ít bón kali. Tuy nhiên, chương trình IPM đã làm thay đổi nhận
thức của họ. Những hộ tham gia tập huấn đã biết rằng bón phân cân đối mới làm cho
năng suất cây trồng đạt tối ưu. Bón phân cân đối chính là bón đa dạng các loại: phân
chuồng, phân đạm, lân, kali với tỷ lệ hợp lý. Đặc biệt là chú trọng vai trò của phân
chuồng. Bởi lẽ phân chuồng không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn làm cho đất
tơi xốp, có tác dụng cải tạo đất, chống suy thoái đất.
Dịch hại trong sản xuất lúa làm giảm năng suất, thông thường nông dân sử
dụng hóa chất để quản lý bởi nó có tác dụng rõ rệt. Đây chính là lý do làm tăng chi
phí sản xuất, làm cho nền nông nghiệp bị phụ thuộc vào thuốc hóa học, làm cho sâu
bệnh lờn thuốc, đồng thời làm ô nhiễm đến môi trường sống của cộng đồng. Chương
trình IPM đã mang đến cho nông dân những kỹ thuật canh tác phù hợp, hiệu quả và

quản lý được dịch hại. Ví dụ như việc làm đất kỹ có tác dụng loại trừ mầm mống sâu
bệnh trong đất, trong tàn dư của cây trồng trước; mật độ cây hợp lý làm giảm tốc độ
lây lan và bùng phát dịch hại. Mặt khác, hộ áp dụng IPM phun thuốc theo nguyên tắc
4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng chỗ và đúng nơi, vì
thế nên họ tiết kiệm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật.
2.1.3.2. Tác động tới năng suất
11
Như trên đã phân tích, mặc dù chi phí của các hộ áp dụng thấp hơn, nhưng
năng suất của hộ vẫn bằng hoặc cao hơn hộ không áp dụng. Bởi vì hộ tập huấn đã
chăm sóc và quản lý đồng ruộng tốt hơn. Làm đất tốt có tác dụng hạn chế sâu bệnh và
cỏ dại, là một trong những yếu tố chính làm giảm năng suất lúa. Hơn nữa, làm đất kỹ
còn có tác dụng làm cho đất tơi xốp và thoáng khí, cải thiện môi trường sống của cây,
cây có điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Hộ tập huấn IPM cũng được nâng cao sự hiểu biết, họ biết lựa chọn các giống phù
hợp với hệ sinh thái đồng ruộng, vừa cho năng suất cao, vừa kháng được sâu bệnh.
Bón phân cân đối, hợp lý không những làm giảm chi phí về phân bón mà còn cung
cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ và hài hòa cho cây phát triển tốt, mang lại năng suất
cao.
Mật độ cấy hợp lý thì cây sẽ đủ ánh sáng và dinh dưỡng để phát triển. Những nông
dân tập huấn IPM sẽ cấy đúng mật độ, vì thế mà năng suất lúa của họ sẽ cao hơn.
Làm đất sớm và gieo trồng đúng mật độ làm giảm các vấn đề về sâu bệnh.
Ngoài ra, hiệu quả quản lý bằng thuốc hóa học của nhóm hộ tập huấn cũng cao hơn,
nên năng suất lúa mang lại sẽ cao hơn.
Thăm đồng thường xuyên là một trong các nguyên tắc của quản lý dịch hại
tổng hợp và là nội dung giảng dạy của lớp huấn luyện nông dân. Chính vì thế mà
nhóm hộ tập huấn chăm sóc lúa tốt hơn. Hơn nữa, thăm đồng thường xuyên giúp bà
con phát hiện được sâu bệnh kịp thời, nhanh chóng có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm tăng năng suất lúa.
2.1.3.3. Tác động tới sản lượng
Sản lượng lúa phụ thuộc vào diện tích gieo trồng và năng suất lúa. Chương

trình IPM làm tăng năng suất trên một đơn vị diện tích, do đó làm tăng sản lượng lúa
của nhóm hộ áp dụng.
2.1.3.4. Tác động tới thu nhập
Chương trình IPM tác động làm tăng năng suất cũng như sản lượng của hộ áp
dụng, trong khi giá bán cũng không ít hơn so với hộ không áp dụng. Vì thế, làm tăng
thu nhập cho nhóm hộ áp dụng IPM. Thu nhập tăng không những giúp họ có điều
kiện để đầu tư tái sản xuất như mua các máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất
mà còn góp phần cải thiện đời sống của gia đình.
2.1.3.5. Tác động tới nhận thức của nông dân
12
Chương trình IPM không những tác động về mặt kinh tế mà còn tác động về
mặt kiến thức ở các hộ tham gia. Nhờ tham gia tập huấn chương trình mà nông dân
tăng thêm sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật, về hướng phát triển nền nông nghiệp bền
vững. Tham gia tập huấn IPM, nông dân có thếm kiến thức về hệ sinh thái đồng
ruộng, về các biện pháp giúp họ quản lý đồng ruộng tốt hơn.
2.1.3.6. Tác động tới môi trường
Môi trường sống ở nông thôn đang ngày càng bị ô nhiễm. Một trong những
nguyên nhân gây nên tình trạng này là do chúng ta sử dụng quá nhiều thuốc hóa học
và phân bón hóa học trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Các hộ tham gia áp dụng
chương trình IPM vào sản xuất đã sử dụng hợp lý hơn, giảm lượng thuốc BVTV và
phân bón hóa học, giúp cho hệ sinh thái đồng ruộng không bị mất cân bằng. Bên cạnh
đó, còn làm cho môi trường đất, nước và không khí đỡ bị ô nhiễm hơn và ít ảnh
hưởng đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và người trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất nói riêng.
13
2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Chương trình IPM trên lúa ở thế giới
Khái niệm IPM đã được áp dụng từ khoảng những năm 1950. Nông dân của
các nước tiên tiến đã dùng IPM cho một số cây ôn đới hàng niên như bông vải, alfalfa
và cây đa niên như cao su, dừa dầu và cây trà từ 1957. Vào năm 1984, khóa họp thứ

12 của cơ quan FAO/UNEP, diễn ra ở Rome, đã khuyến cáo rằng FAO nên chú ý
nhiều hơn nữa đến các biện pháp tổng hợp trong công tác bảo vệ mùa màng, vì một số
sâu bọ đã kháng lại thuốc sát trùng (FAO/UNEP, 1984). Nông dân cũng đã nhận thức
dùng thuốc sát trùng lâu ngày không còn hiệu quả như lúc ban đầu đối với côn trùng.
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, FAO đã trợ giúp kỹ thuật cho một số
nước ở châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Sri Lanka,
Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam, và một vài nước ở Đông Phi Châu tổ chức các thí
điểm trình diển về IPM. Một dự án lớn về IPM đã thành công nổi bật nhất trong
ngành trồng lúa ở Indonesia. Vào năm 1986, dịch rầy ở nước này đã tác hại trầm trọng
cho vụ lúa gấp 4 lần vụ mùa trước, nhưng nông dân không có đủ thuốc sát trùng và
giống lúa kháng để đối phó. Chính phủ Indonesia rất lo ngại dịch rầy này có thể làm
ảnh hưởng đến mục tiêu tự túc về lúa mà họ đã đạt được từ 1984. Nhờ vào kết quả
khảo cứu từ 1979-1986, các chuyên viên côn trùng học đã hiểu được thuốc sát trùng
đã giết cả các côn trùng phá hại và côn trùng thù nghịch thiên nhiên có lợi cho cây
lúa; từ đó gây ra tình trạng bất quân bình sinh học trong ruộng lúa. Sau khi phun thuốc
nhiều lần, các loại sâu bọ sinh sản càng nhiều hơn vì dân số côn trùng thù nghịch
thiên càng ngày ít đi.
Vì thế, vào cuối năm 1986, Tổng Thống Suharto của nước Indonesia đã tuyên
bố phát động một chiến dịch rầm rộ về IPM trên toàn quốc, với sự yễm trợ của FAO,
và đồng thời ra lệnh cấm bán 57 trong danh sách 63 loại thuốc sát trùng không cần
thiết, nhưng có hại cho sức khỏe con người và môi sinh; và hủy bỏ bao cấp cho các
loại thuốc sát trùng đó. Điều này đã giúp cho nước này tiết kiệm được 120 triệu đô la
mỗi năm, môi trường ít bị ô nhiễm, và giá thành sản xuất lúa hạ thấp hơn. Theo cuộc
nghiên cứu kinh tế về IPM ở Indonesia, chi phí cho việc tập huấn mỗi học viên tốn độ
10 đô la và mỗi nông dân đã được huấn luyện sẽ tiết kiệm được từ 10-30 đô la cho
14
mỗi hecta lúa mỗi vụ mùa, do ít sử dụng đến thuốc diệt trùng (The Indonesian
National IPM Program).
Từ kết quả bảo vệ mùa lúa thành công ở Indonesia, FAO đẩy mạnh nỗ lực
khuyến khích các nước khác như Việt Nam, Phlippines, Bangladesh, Sri Lanka, áp

dụng triệt để phương pháp IPM. Phương pháp này đang được phổ biến mạnh mẽ cho
canh tác lúa và các màu khác ở châu Phi và Mỹ La Tinh.
2.2.2. Chương trình IPM trên lúa ở Việt Nam
Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã được áp dụng ở nước ta từ
những năm 90 của thế kỷ XX. Năm 1992, nước ta đã chính thức tham gia mạng lưới
IPM network. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều tỉnh áp dụng đại trà chương trình này
vào sản xuất, không chỉ trong sản xuất lúa mà cả cho một số loại cây trồng khác như
rau, bông, cây hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Tôi xin đề
cập đến một số tỉnh như Thái Bình, Hải Dương, ĐakLak.
Ở Thái Bình, chương trình IPM được Chính phủ Vương quốc Đan Mạch tài trợ
về kinh phí dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cục bảo vệ thực vật, với chức năng giúp
nông dân tự chủ trong sản xuất, nâng cao kiến thức cải tiến tập quán canh tác và kỹ
năng quản lý đồng rộng cho nông dân, từ đó giúp nông dân sử dụng có hiệu quả các
loại vật tư nông nghiệp trên cơ sở hiểu biết về sinh thái đồng ruộng, tạo điều kiện cho
nông dân được chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, giúp họ tự điều chỉnh
phương thức sản xuất, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề mang tính đặc thù của từng
địa phương. Trong 7 năm chương trình đã đào tạo 54 giảng viên chính (cấp tỉnh) và
1.025 giảng viên nông dân. Đây là lực lượng quan trọng để triển khai dự án ở các địa
phương. Từ vụ mùa 2000 đến vụ đông 2007, chương trình đã huấn luyện được 3.374
lớp huấn luyện nông dân, với trên 101 ngàn hộ nông dân tham gia học tập, thời gian
huấn luyện từ 14 đến 16 tuần/lớp, với nội dung: Điều tra phân tích hệ sinh thái đồng
ruộng, sinh lý cây trồng qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển, các thí nghiệm
trên đồng ruộng, thí nghiệm nuôi côn trùng có ích, các chủ đề: chuột và cỏ dại, thuốc
sâu với sức khỏe con người. Ngoài lý thuyết, nông dân còn trực tiếp điều tra, thu thập
các số liệu trên đồng ruộng làm các thí nghiệm để hiểu biết được các yếu tố cần thiết
như: ánh sáng, nhiệt độ, phân bón tác động đến cây trồng. Với phương pháp này, bắt
15
buộc nông dân phải suy nghĩ để nhớ lâu, hiểu sâu kỹ thuật canh tác mới áp dụng có
hiệu quả trong sản xuất, đạt hiệu quả kinh thế cao hơn. Do sự phát triển không ngừng
của sản xuất nông nghiệp, nên hoạt động IPM cộng đồng có những thay đổi cho phù

hợp với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cũng như trình độ của nông dân, nhất là
nhóm nông dân nòng cốt trong cộng đồng nông dân được thể hiện rõ nét hơn. Ở mỗi
xã các hoạt động IPM được thực hiện liên tục trong ba vụ, sau đó chuyển sang xã mới.
Sau khi kết thúc ba vụ sản xuất, những xã thực hiện các hoạt động IPM cộng đồng đã
tự khai thác kinh phí của địa phương tiếp tục duy trì và mở rộng các hoạt động IPM
cho nông dân. Thành tựu nổi bật trong bảy năm thực hiện chương trình IPM, đã góp
phần quan trọng đưa năng suất lúa của Thái Bình đạt trên 130 tạ/ha, sản lượng lương
thực đạt trên 1 triệu tấn. Điều đặc biệt, nông dân hiểu được tiếp thu ứng dụng hiệu quả
IPM vào sản xuất và đời sống. Sử dụng các loại vật tư cân đối, giảm được lượng đạm,
tăng lượng lân và kali trên đơn vị diện tích, cấy mật độ vừa phải, giảm lượng giống sử
dụng, tạo cho cây trồng phát triển cân đối, cứng khỏe, tăng sức chống chịu. Các hộ
nông dân ứng dụng chương trình IPM trong phòng trừ sâu bệnh cho lúa, số lần phun
thuốc giảm 51,50%, lượng thuốc sâu giảm 41,84%. Đối với cây rau màu lượng thuốc
trừ sâu, bệnh giảm đáng kể, trước đây thường phun từ 13 đến 15 lần, ứng dụng IPM
chỉ phun 5-6 lần. Ở những ruộng ứng dụng IPM, mức đầu tư phân bón có tăng hơn
ruộng bình thường (không ứng dụng IPM) từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng/ha/vụ,
nhưng năng suất lúa ở những ruộng ứng dụng IPM tăng từ 9% đến 17%, thu nhập tăng
1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra việc ứng dụng chương trình IPM vào sản
xuất giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, bảo vệ được các loài
thiên địch có ích như: ếch nhái, rắn, chim.
Ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, tính đến năm 2010, chương trình IPM
trên lúa cũng đã được thực hiện thành công. Ngay từ khi IPM được đưa vào các
chương trình giảng dạy kĩ thuật cho nông dân (năm 1995) thì hầu hết các xã, thị trấn
và các câu lạc bộ khuyến nông trên địa bàn huyện đã đón nhận và tiếp thu một cách
nhiệt tình và hiệu quả. Hai cơ quan chuyên môn của huyện là trạm Bảo vệ thực vật
(BVTV) và trạm Khuyến nông đã phối kết hợp chuyển giao hơn 60 lớp IPM trên cây
lúa cho 1800 người tham gia. Nông dân trong quá trình tham gia lớp tập huấn IPM đã
16
tận mắt chứng kiến hiệu quả của việc không phun thuốc trừ sâu giai đoạn 40 ngày sau
gieo sạ. Mặt khác, qua các lớp học IPM mà các giáo viên đã hướng dẫn và giảng dạy,

đồng thời qua thực tế kiểm nghiệm nhiều vụ lúa trong nhiều năm khác nhau đã có
không ít nông dân trong huyện thực hiện đúng nguyên tắc IPM trên lúa. Họ đã cùng
nhau và hướng dẫn những nông dân khác không có điều kiện tham gia lớp học, gia
sức bảo vệ nguồn thiên địch có sẵn trong ruộng lúa bằng cách không sử dụng thuốc
trừ sâu ngay từ đầu vụ. Họ lựa chọn những loại thuốc có tính chọn lọc khi cần, biết
được thế nào là dùng thuốc đúng thời điểm, liều lượng và nồng độ, biết thực hiện các
biện pháp canh tác kĩ thuật khích lệ cây lúa phát triển tốt, tăng tính chống chịu. Có sự
hiểu biết nhiều về IPM, trong công tác BVTV, nhiều nông dân Nam Sách đã luôn thực
hiện công việc điều tra đồng ruộng (thăm đồng) một cách thường xuyên để tính
ngưỡng gây hại kinh tế của từng loài sâu hại rồi quyết định biện pháp phòng trừ cho
thích hợp. Nhiều năm qua, trên địa bàn huyện Nam Sách, trải qua các vụ lúa được
gieo trồng, năng suất lúa trong nhiều vụ, nhiều năm gần đây luôn đứng đầu tỉnh Hải
Dương. Điển hình là vụ xuân các năm 2007, 2009, 2010… năng suất lúa trung bình
đều đạt từ 67- 69 tạ/ha. Vụ mùa năm 2006, 2007, 2009 năng suất lúa cũng đều đạt từ
60- 65 tạ/ha. Trong khi đó kinh phí đầu tư cho thuốc BVTV là rất ít: Vụ xuân năm
2010 nông dân bình quân chỉ phun từ 1- 2 lần thuốc BVTV/vụ. Qua thực tế trên cho
thấy các lớp học IPM và các chương trình chuyển giao TBKT cho nông dân trên địa
bàn huyện Nam Sách đã đạt được hiệu quả đáng kể, góp phần không nhỏ cho việc
nâng cao TBKHKT của người nông dân, tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân sản xuất lúa.
Ở ĐakLak, trong suốt gần 20 năm qua, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) đã đạt được những thành tựu to lớn cả về kinh tế, môi trường và xã hội, hiệu
quả của việc thực hiện chương trình đã đem lại những hiểu biết về khoa học kỹ thuật
cây trồng, về sâu bệnh hại, về thiên địch, về tác động của thuốc BVTV từ đó nâng cao
sự nhận thức của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Từ năm 1994 đến nay, hầu hết các
địa bàn của tỉnh đã được triển khai tập huấn các lớp IPM. Tổng số giảng viên đã được
đào tạo l 84 (trong đó có 19 giảng viên IPM chính là cán bộ kỹ thuật và 65 giảng viên
là nông dân). Số lớp IPM đã mở được l.324 lớp huấn luyện nông dân trên cây lúa
nước, rau xanh, điều, số lượng nông dân đã được huấn luyện IPM trên các loại cây
17
trồng lên tới 8.405 lượt người. Để duy trì và mở rộng chương trình IPM có hiệu quả,

sau khi các lớp IPM được phủ rộng khắp các vùng trồng rau và lúa trong tỉnh, Chi cục
BVTV Đắk Lắk đã kết hợp với chính quyền địa phương, cơ sở sản xuất tiến hành mở
các câu lạc bộ IPM, các hoạt động IPM cộng đồng và các hoạt động sau IPM nhằm
tập hợp những học viên đã tham gia chương trình IPM để cùng nhau hoạt động trao
đổi những kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp về kỹ thuật trồng trọt, kỹ
thuật về giống, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng ở địa phương. Năm 2000 -
2001 đã mở 5 câu lạc bộ IPM tại các vùng trọng điểm lúa trong tỉnh (EaSuop, Krông
Pak, Krông Bông), với số người tham gia 40-60 người trên một CLB. Qua thời gian
thực hiện chương trình IPM, hầu hết nông dân đã đúc kết được những kinh nghiệm
trong quá trình sản xuất. Đa số những nông dân học xong chương trình này đã trở
thành những chuyên gia giỏi trên đồng ruộng về cây lúa, cây rau và cây cà phê. Họ
không những đã áp dụng IPM ngay trên chính mảnh ruộng của mình mà còn hướng
dẫn cho 2-3 nông dân khác cùng làm theo. Qua điều tra từ năm 2000 - 2008 có
khoảng 15.000 - 20.000 nông dân ứng dụng IPM trên cây lúa nước, đưa diện tích ứng
dụng IPM lên khoảng 20.000ha. Diện tích ứng dụng IPM trên cây rau khoảng 500 ha.
Trên những diện tích ứng dụng IPM nông dân đã tiết kiệm không phun thuốc trừ sâu
từ 1-2 lần,giảm chi phí do hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu 200.000- 300.000đ/ha, chưa
tính đến việc ứng dụng IPM trên đồng ruộng làm tăng năng suất lúa bình quân 5-6%.
Như vậy nếu chỉ tính giảm phun thuốc trừ sâu của chương trình IPM trên ruộng lúa,
mỗi năm chúng ta đã tiết kiệm được từ 4-6 tỷ đồng. Ngoài thuốc trừ sâu thì lượng
thuốc trừ bệnh cũng giảm đáng kể từ 40-60%. Đối với những cây trồng khác như cây
rau, cây cà phê hiệu quả của chương trình đem lại cũng rất cao.
Rất nhiều mô hình IPM khác cũng đã và đang được tiến hành tại khắp các vùng
miền trong cả nước. Điểm chung lớn nhất là các mô hình này đều hướng đến việc phát
triển một nền nông nghiệp năng suất cao, trên cơ sở hạn chế dư lượng thuốc BVTV,
xây dựng nền cân bằng sinh thái bền vững.
18
2.3. Các đề tài nghiên cứu có liên quan
Năm 1997, chương trình nghiên cứu kinh tế về quản lý tổng hợp dịch hại trên lúa
diễn ra ở Chương Mỹ, Hà Tây đã được Jonathan Pincus và Đỗ Kim Chung đánh giá.

Năm 2000, Nguyễn Phùng Hoan và Molares đánh giá tác động của IPM cộng
đồng ở Ý Yên, Nam Định.
Năm 2002, TS. Đỗ Kim Chung và TS. Kim Thị Dung có đánh giá kinh tế xã
hội trong quản lý dịch hại trong sản xuất lúa ở Việt Nam. Và nghiên cứu tiếp tục được
đánh giá sâu sắc trên cây bông vải.
Năm 2007, Lê Thị Thanh Loan và Đỗ Thị Nhài đánh giá tác động của chương
trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đến nông dân trồng rau tại xã Đặng Xá, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Năm 2008, Nguyễn Văn Nhiễm đánh giá sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM
của nông dân sản xuất lúa tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
Năm 2010, Lương Quang Tuyên đánh giá tác động của chương trình “Ba giảm
ba tăng” đến hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông dân tại tỉnh Bắc Giang.
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Thành là vùng đất nửa trung du miền núi, nửa đồng bằng, nằm về phía
đông của tỉnh Nghệ An. Có vị trí địa lý nằm vào khoảng: từ 105
0
10’00 vĩ độ Bắc.
Phía bắc giáp các huyện Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Diễn Châu.
19
Phía đông giáp huyện Diễn Châu, phía đông nam giáp huyện Nghi Lộc.
Phía nam giáp huyện Đô Lương.
Phía tây giáp huyện Tân Kỳ.
Huyện Yên Thành nằm phía tây đường quốc lộ 1A, cách quốc lộ 13km, trên
trục đường tỉnh lộ 538 nối quốc lộ 1A (đoạn Cầu Bùng) với đường quốc lộ 7 chạy qua
địa bàn Yên Thành dài khoảng 21km về phía nam của huyện và cách trung tâm thành
phố Vinh 55km về phía tây. Các trục đường giao thông liên huyện như đường 33, 205,

Dinh – Lạt chạy qua các xã đồng bằng và bán sơn địa phía bắc của huyện nên có cơ
hội giao lưu hội nhập với tất cả các vùng, miền trong ngoài tỉnh, góp phần thúc đẩy
kinh tế huyện phát triển.
3.1.1.2. Địa hình
Nhìn tổng quát, Yên Thành có địa hình lòng chảo có hướng nghiêng dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây hình thành một dãy núi hình cánh cung chạy từ Đông
Bắc xuống Đông Nam. Cao nhất đồi núi gồm các xã Tân Thành, Đức Thành, Lăng
Thành, Mã Thành, Đồng Thành. Thấp nhất là một số đồng trũng phía đông huyện, kẹp
giữa trục đường 205 và đường 33 của các xã Phú Thành, Hồng Thành, Đô Thành, Thọ
Thành, Hợp Thành, Nhân Thành và Vĩnh Thành.
Dựa vào đặc điểm địa hình Yên Thành có thể chia thành 2 vùng: vùng đồng
bằng và vùng bán sơn địa.
- Vùng đồng bằng gồm 24 xã, Thị trấn, độ cao bình quân so với mặt nước biển
từ 0,8 – 2m.
- Vùng bán sơn địa gồm 15 xã chủ yếu là các xã khu vực phía tây, tây bắc, tiếp
giáp với các xã vùng miền núi huyện Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Đô Lương nằm trong vùng
tiếp giáp giữa đồi núi và đồng bằng của tỉnh Nghệ An. Đặc điểm chung của vùng này
là đồi núi thấp, phần lớn sườn phía đông của các dãy núi thoải dần như Nhà Trò (Tân
Thành), Nhà Ba, Hòn Sương (Mã Thành), Đức Thành, Lăng Thành, Hậu Thành, có
nhiều hồ tập trung và tiểu thủy nông (Vệ Rừng, Quản Hài, Mạ Tổ, Nhà Trò, Kẻ Sắt,
Bàu Bà, Đình Dú,… ) đã được xây dựng, cung cấp đầy đủ nước tưới cho đồng ruộng.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Yên Thành có những đặc điểm chung của khí hậu miền Trung. Đó là nhiệt đới
ẩm gió mùa, quanh năm nhận được lượng lớn bức xạ mặt trời. Tổng nhiệt lượng cả
năm 8.500
0
C đạt 75 Calo/cm
2
. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23
0

C, lượng mưa
trung bình 1600 – 1800 ly. Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm mà tập
trung chủ yếu từ nửa cuối tháng 6 đến tháng 10. Có 2 hướng gió chính là gió mùa
20
Đông Bắc và gió Đông Nam. Khí hậu tương đối phù hợp với cây trồng, vật nuôi
nhưng đồng thời cũng tương thích cho sâu bệnh gây hại phát triển; hạn, úng, bão
thường xảy ra. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn, phải luôn
chú ý chủ động phòng chống lụt bão và bố trí thời vụ trong năm.
3.1.1.4. Thủy văn
Yên Thành có một con sông chính chảy từ BaRa (Đô Lương). Đây là hệ thống
sông tưới chính cho các xã đồng bằng và một số xã miền núi. Tuy không có sông lớn
chảy qua địa bàn huyện nhưng Yên Thành lại là huyện có nhiều khe suối từ vùng núi
huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu đổ về các xã bán sơn địa phía tây và tây bắc. Các công
trình trung và tiểu thủy nông vùng này đã được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh và
tương đối đều khắp với tổng số hơn 200 đập nhỏ và vừa. Có nhiều hồ lưu trữ nước lớn
như hồ Vệ Rừng, Đốn Húng…Với hệ thống kênh tưới của công trình Thủy nông Bắc
Nghệ An, mạng lưới các hồ đập bán sơn địa với 270 hồ đập. Có sông Dinh, sông Dền,
kể cả nước ngầm trong đất cùng với lượng mưa hàng năm là nguồn nước đảm bảo cơ
bản cho sản xuất, sinh hoạt.3.1.1.5. Đặc điểm về đất đai
21
Yên Thành có địa hình lòng chảo hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, chia thành 2 vùng: Vùng đồng bằng là vùng trọng điểm lúa, vùng bán sơn địa là
vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Tổng diện
tích đất tự nhiên 54.740,71 ha (năm 2008), có 8 loại đất, trong đó có các loại chính là:
đất phù sa không được bồi hàng năm và đất feralit biến đổi do trồng lúa nước chiếm
52,6% là loại trồng lúa nước chủ yếu. Đất feralit phát triển trên phiến sét, sa phiến sét
và đất nâu vàng chiếm 40,6% chủ yếu dung cho cây công nghiệp, cây lâm nghiệp. Với
sự đa dạng và tiềm năng của các loại đất đó, Yên Thành có thể phát triển kinh tế nhờ
phát triển nông nghiệp.
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của huyện
Việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh không ai khác, chính là con
người. yếu tố con người góp phần quan trọng trong việc thực hiện phát triển kinh tế -
văn hóa – xã hội của địa phương. Huyện Yên Thành có số dân đông, thể hiện là một
địa bàn có nguồn nhân lực dồi dào.
Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thành được thể hiện rõ trong
bảng 3.1. Qua bảng 3.1 ta thấy dân số đến năm 2010 là 279.455. Từ năm 2008 đến
năm 2010, tốc độ tăng dân số bình quân là 0,78%, đây là tốc độ tăng không lớn, tuy
nhiên cũng làm cho dân số của huyện tăng lên đáng kể. Hoạt động nông nghiệp chiếm
phần lớn, thể hiện là số hộ nông nghiệp và lao động nông nghiệp chênh lệch so với
phi nông nghiệp khá cao. Năm 2010, số hộ nông nghiệp chiếm 81,89%, số hộ phi
nông nghiệp chỉ có 18,11%; lao động nông nghiệp chiếm đến 70,52%, lao động phi
nông nghiệp chỉ chiếm có 29,48%. Tuy nhiên ta cũng nhận thấy có sự dịch chuyển cơ
cấu kinh tế, thể hiện ở tỷ lệ hộ phi nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp tăng lên
nhanh hơn so với hộ nông nghiệp và lao động nông nghiệp. Từ năm 2008 đến năm
2010, tốc độ tăng bình quân của hộ nông nghiệp là 0,21%, trong khi đó, hộ phi nông
nghiệp là 0,89; tốc độ tăng bình quân của lao động nông nghiệp là 2,77%, còn tốc độ
tăng bình quân của lao đông phi nông nghiệp là 11,52%. Dân số tăng, lao động nông
nghiệp tăng, trong khi quỹ đất có hạn, đã gây sức ép không nhỏ trong việc giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho hộ.
22
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2008 – 2010
Chỉ tiêu ĐVT
2008 2009 2010 Tốc độ phát triển (%)
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)
2009/
2008
2010/
2009
Bình

quân
1.Tổng số hộ Hộ 65.515 100,00 65.714 100,00 65.947 100,00 100,30 100,36 100,33
-Hộ nông nghiệp Hộ 53.781 82,09 53.919 82,05 54.002 81,89 100,26 100,15 100,21
-Hộ phi nông nghiệp Hộ 11.734 17,91 11.795 17,95 11.945 18,11 100,52 101,27 100,89
2.Tổng số nhân khẩu Khẩu 275.165 100,00 277.262 100.00 279.455 100,00 100,76 100,79 100,78
3.Tổng số lao động Lao động 118.350 100,00 125.602 100,00 130.805 100,00 106,13 104,14 105,13
-Lao động nông nghiệp Lao động 87.350 73,81 91.129 72,55 92.249 70,52 104,33 101,23 102,77
-Lao động phi NN Lao động 31.000 26,19 34.473 27,45 38.556 29,48 111,20 111,84 111,52
4.Một số chỉ tiêu
-Mật độ dân số Người/km
2
502,67 - 506,50 - 510,51 - - - -
-Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,20 - 4,22 - 4,24 - - - -
Lao động/hộ LĐ/hộ 1,81 - 1,91 - 1,98 - - - -
Lao động NN/hộ NN LĐNN/hộNN 1,62 - 1,69 - 1,71 - - - -
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Thành)
23
3.1.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
Tình hình trang bị hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện được thể hiện
trong bảng 3.2. Qua bảng 3.2, ta thấy trong mấy năm gần đây, tình hình trang bị cơ sở
vật chất kỹ thuật của huyện tương đối tốt. Về điện thì mặc dù có những xã miền núi
cách trung tâm huyện khá xa song 100% hộ trên địa bàn huyện đã có điện thắp sáng.
Giao thông trong địa bàn huyện tuy đã được chú trọng xây dựng song vẫn còn
một tỷ lệ lớn đường đất. Đường nhựa và đường bê tông vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp. Điều
này làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trao đổi,
giao lưu về văn hóa. Tuy nhiên, trong địa bàn các xã thì đường liên thôn hầu hết đã
được bê tông hóa.
Trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều được xây
dựng kiên cố, thuận lợi để phục vụ tốt cho công tác giáo dục. Trung bình, mỗi xã trên
địa bàn huyện có một đến hai trường mẫu giáo, tiểu học; một trường trung học cơ sở

và trên địa bàn toàn huyện thì có đến tám trường trung học phổ thông, trong đó có đến
sáu trường công lập và hai trường dân lập. Trên địa bàn huyện có trường trung cấp
nghề với rất nhiều ngành nghề đào tạo.
Về y tế, huyện cũng được trang bị khá đầy đủ, với một bênh viện huyện và
trung bình mỗi xã đều có một trạm y tế, ngoài ra còn có ba phòng khám đa khoa khu
vực, phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện.
Yên Thành là một huyện nông nghiệp, nên việc trang bị hệ thống thủy lợi được
chú trọng, quan tâm. Trên địa bàn huyện có 270 hồ đập, phục vụ đầy đủ nước cho sản
xuất nông nghiệp, có 52 trạm bơm điện và tổng chiều dài kênh mương là 1.373,2 km,
trong đó đã có 522,5km được bê tông hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu
đồng ruộng.
Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện cũng khá đầy đủ, với bưu điện
huyện, đài viễn thông, đài truyền hình huyện. Các xã trên địa bàn huyện đều có trạm
truyền thanh xã, hàng ngày truyền đi các thông tin thời sự, các kiến thức mới, đặc biệt
là các tiến bộ nông nghiệp nông thôn giúp cho bà con trong sản xuất.
24
Bảng 3.2. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện Yên Thành (năm 2010)
Cơ sở hạ tầng Đơn vị tính Số lượng
I. Điện % 100
II. Đường giao thông
- Đường nhựa
- Đường bê tông
- Đường cấp phối
- Đường đất
Km
Km
Km
Km
Km
1.932,54

366,6
421,32
241,72
902,9
III. Trường
- Trường mẫu giáo
- Trường cấp 1
- Trường cấp 2
- Trường cấp 3
- Trường Trung cấp nghề
- Trung tâm giáo dục thường xuyên
- Trung tâm chính trị
Trường
Trường
Trường
Trường
Trường
T.Tâm
T.Tâm
42
42
35
8
1
1
1
IV. Y tế
- Bệnh viện huyện
- Trạm y tế xã, thị trấn
- Phòng khám đa khoa khu vực

B. viện
Trạm
Phòng
1
38
3
V. Thủy lợi
- Trạm bơm điện
- Tổng chiều dài kênh mương
- Kênh mương đã bê tông hóa
- Hồ đập
Trạm
Km
Km
Cái
52
1.373,2
522.5
270
VI. Hệ thống thông tin liên lạc
- Bưu điện huyện
- Đài viễn thông
- Đài truyền hình Yên Thành
- Điểm bưu điện văn hóa xã
- Trạm truyền thanh xã
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái

1
1
1
39
39
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Thành)
3.1.2.3. Điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của huyện trong sản xuất nông nghiệp
Qua bảng 3.3, ta thấy trong 3 năm gần đây, đất đai huyện Yên Thành có sự biến
động trong mục đích sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp tăng lên 0,11% vì huyện đã
làm tốt công tác chuyển một phần diện tích chưa sử dụng vào khai thác. Tỷ lệ tăng
thấp bởi một phần diện tích vốn là đất nông nghiệp đã được sử dụng để làm đất ở và
xây dựng một số công trình khác. Diện tích mới được sử dụng này phần lớn được sử
25

×