Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

dự án phát triển cây chè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.56 KB, 31 trang )

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ TÂN
CƯƠNG TP THÁI NGUYÊN
Danh sách nhóm
1. Lý Hải Anh
2. Dương văn Duy
3. Lưu Đình Hưu
4. Hoàng Đức Kinh
5. Hứa Văn Lam
6. Nông Thị Ngọc
Nội dung
1. Đặt vấn đề.
2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
3. Mục đích, mục tiêu của dự án.
4. Kết quả.
5. Đối tượng, phạm vi, thời gian.
6. Các hoạt động của dự án.
7. Giải pháp thực hiện dự án.
8. Tổ chức quản lý, thực hiện và kế hoạch hoạt động.
9. Hiệu quả của dự án.
10. Kinh phí dự án.
11. Giám sát, đánh giá dự án
1.Đặt vấn đề
Tính cấp thiết của dự án
- Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước,
đứng thứ 2 sau tỉnh Lâm Đồng. Nghề trồng và chế
biến chè đã đem lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội
trên địa bàn tỉnh. Chè được xem là cây xóa đói, giảm
nghèo và làm giàu của nông dân Thái Nguyên. Hiện
nay, diện tích chè của tỉnh có hơn 18.600 ha, trong
đó có gần 17.000 ha chè kinh doanh, năng suất đạt
109 tạ/ha, sản lượng đạt gần 185 nghìn tấn.


- Hiện nay giá cả các mặt hàng trên thị trường leo
thang, các yếu tố đầu vào tăng vọt, vốn đầu tư cho cây
chè lớn, trong khi giống cũ trồng bằng hạt chất lượng
và sản lượng kém đã ảnh hưởng đến thương hiệu chè
Tân Cương và hiệu quả kinh tế của cây chè trong thời
gian dài, đã ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến lợi ích
của người trồng chè. Vì vậy việc nâng cao năng suất
và sản lượng chè là nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển
kinh tế của tỉnh và nhân dân trong vùng. Đồng thời hiện
nay phần lớn cây chè đã ở giai đoạn già cỗi, nhiều diện
tích chè bị chết, làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn trong việc thu mua và phục vụ chế biến xuất
khẩu.
- Nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng chè để có vị
thế cạnh tranh cao không chỉ trong nước mà còn vươn
ra thế giới. Mặt khác để thay thế giống chè cũ năng suất
thấp trồng bằng hạt sang trồng các loại chè mới năng
suất cao chất lượng tốt, thì việc cải tiến giống, nhân
giống bằng phương pháp giâm hom có ý nghĩa quan
trọng.
2. Tổng quan điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội
2.1. Điều kiện tự nhiên:
2.1.1. Vị trí địa lý:
- Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du –
Miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, Phía
bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn,
Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú
Thọ.


Diện tích: 3.526,2 km²

Dân số: 1,131 triệu (Năm 2010)

Tọa độ địa lý: nằm 20°20’ đến 22°25’ vĩ độ Bắc;
105°25’ đến 106°16’ kinh độ Đông
- Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng (mưa
nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình
khoảng 23-28°C và lượng mưa trong mùa này chiếm tới
90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh
(mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có
sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên
trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng
khí hậu khác nhau.
- Khí hậu Tân Cương cũng vô cùng trong lành và sạch
sẽ. Do cách xa khu vực trung tâm thành phố nên không
hề cảm thấy khói bụi, ô nhiễm. Cây xanh nhiều, phong
cảnh thoáng, nước trong lành tạo nên vị ngon ngọt
của chè thái nguyên.

- Tân Cương là một xã ngoại thành phía Tây nam của
thành phố Thái Nguyên. 3 xã chính nằm trong vùng
này: xã Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu có tổng
diện tích 48,618 km², nằm ở vùng ngoại thành phía tây
của thành phố Thái Nguyên, là các xã thuộc vùng trung
du bán sơn địa, xen kẽ có nhiều thung lũng hẹp, bằng
phẳng; có Sông công chảy qua địa bàn. Ba xã giáp
hoặc nằm gần Hồ Núi Cốc và nằm ở phía đông của dãy
núi Tam Đảo.
2.1.2. Điều kiện khí hậu:

- Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu,
nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của
khí hậu nhiệt đới gió mùa.
2.1.3. Điều kiện về địa hình
- Là một tỉnh miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung
bình so với mặt biển khoảng 200 – 300m, thấp dần từ
Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái
Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn,
Ngân Sơn và Tam Đảo.
- Về đất đai, đất ở Tân Cương được cho là có chứa
những nguyên tố vi lượng với tỷ lệ phù hợp thuộc
quyên đặc hữu của cây chè, được hình thành chủ yếu
trên nền Ferarit, macma axít hoặc phù sa cổ, đá cát; có
độ pH phổ biến từ 5,5 đến dưới 7,0 thuộc loại đất hơi
chua.

2.2. Điều kiện kinh tế
- Tân Cương có tiềm năng để phát triển: Là vùng trọng
điểm trồng chè của cả nước, thị trường tiêu thụ lớn.
- Mối sản xuất kinh doanh chè đã được thiết lập: Hộ gia
đình - nông trường - Xí nghiệp – Công ty kinh doanh.
Cơ sở chế biến, hạ tầng kỹ thuật vùng nguyên liệu chè
đã được quan tâm đầu tư.
2.3. Điều kiện xã hội.
- Tân Cương,Thái nguyên có nguồn lao động dồi dào
( Dân số trên 5.200 người).
- Thái Nguyên đang được chính phủ quan tâm, nhiều
đề án có ỹ nghĩa chiến lược đang được triển khai thực
hiện.

3. Mục đích, mục tiêu của dự án
3.1. Mục đích
- Nâng cao đời sống cho người dân.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác hiệu quả các
thế mạnh trên địa bàn, từng bước hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn
- Đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của ngành
chè Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Mục tiêu
- Nâng cao năng lực sản xuất cho người trồng chè
- Ứng dụng các TBKT vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất
phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi
trường sinh thái phục vụ du lịch.
- Mục tiêu giống chè cao sản năng xuất đạt 20 - 25
tấn/ha, tăng chất lượng sản phẩm chè. Đây là một trong
những định hướng góp phần cho ngành chè Thái
Nguyên phát triển bền vững.
4. Kết quả
4.1. Kết quả 1: Đào tạo nhân lực vùng trồng mới cải thiện
trình độ canh tác chè.
4.2. Kết quả 2: Mở rộng diện tích trồng chè bằng kỹ thuật
mới.
4.3. Kết quả 3: Hỗ trợ người dân để trồng và phát triển
cây chè.
4.4. Kết quả 4: Nâng cao chất lượng sản phẩm chè, tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế
giới.
5. Đối tượng, phạm vi, thời gian
5.1. Đối tượng hưởng lợi từ dự án
- Đối tượng hưởng lợi trực tiếp: Tất cả các hộ gia đình

nằm trong dự án tại địa phương. Tất cả người dân trồng
chè được chuyển giao kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm
sóc, thu hái chè.
- Đối tượng hưởng lợi gián tiếp: Đội ngũ cán bộ kỹ thuật
tham gia vào dự án thông qua các chương trình đào tạo
tập huấn, các doanh nghiệp kinh doanh chè tại địa
phương.
5.2. Phạm vi
- Xã Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu, TP Thái
Nguyên
5.3. Thời gian
- Thời gian thực hiện dự án từ năm 2015 – 2017

6. Các hoạt động của dự án
6.1. Kết quả 1: Đào tạo nhân lực vùng trồng mới cải thiện
trình độ canh tác chè.

Hoạt động 1: Tập huấn cho cán bộ dự án.

Hoạt động 2: Tập huấn kỹ thuật giâm cành chè cho
người dân.

Hoạt động 3: Tập huấn kỹ thuật trồng mới cho người
dân ngay trên đồng ruộng.

Hoạt động 4: Tập huấn trồng cây che bóng cho cây
chè cho hộ nông dân.

Hoạt động 5: Tổ chức tham quan một số mô hình sản
xuất trong tỉnh và các khu vực lân cận.

6.2. Kết quả 2: Mở rộng diện tích trồng chè bằng kỹ
thuật mới.

Hoạt động 1: Điều tra thực trạng sản xuất chè tại địa
phương.

Hoạt động 2: Xác định lại điều kiện, đất đai, khí hậu.
Đặc điểm, vị trí khu vực tiến hành.

Hoạt động 3: Thành lập các nhóm trồng mới.
6.3. Kết quả 3: Hỗ trợ người dân để trồng và phát triển
cây chè.

Hoạt động 1: Hỗ trợ người dân về vốn.

Hoạt động 2: chuyển giao kỹ thuật trồng chè cho
người dân.

Hoạt động 3: cung cấp cho người dân về nguồn
giống, vật tư.

Hoạt động 4: triển khai trồng và chăm sóc.

Hoạt động 5: Hỗ trợ 1 máy hái chè/hộ gia đình.
6.4. . Kết quả 4: Nâng cao chất lượng sản phẩm chè,
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước
và thế giới

Hoạt động 1: Áp dụng các kĩ thuật, công nghệ tiên tiến
nhất, đảm bảo an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực

phẩm.

Hoạt động 2: Sản phẩm chè được chế biến phù hợp
với thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Hoạt động 3: Tìm hiểu và mở rộng thị trường sang
các nước Châu âu, Châu mỹ.
7. Giải pháp thực hiện dự án.

Lập bảng hỏi cho tất cả các hộ vùng dự án

Phương pháp (PRA) khảo sát nhanh nông thôn có sự
tham gia ( người dân tham gia từ giai đoạn chuẩn bị
đến xây dựng và thực thi dự án).

Số liệu thứ cấp về vị trí địa lý, địa hình, khí tượng thủy
văn, điều kiện kinh tế - xã hội do UBND thành phố Thái
Nguyên cung cấp.

Số liệu sơ cấp về những thuận lợi, khó khăn gặp phải
trong trồng và phát triển chè thông qua điều tra, khảo
sát từ thực tiễn địa phương
8. Tổ chức quản lý, thực hiện và
kế hoạch hoạt động
8.1. Tổ chức quản lý
- Cơ quan chủ trì dự án: UBND thành phố Thái Nguyên
- Thành lập ban quản lý dự án bao gồm các thành
phần sau :
Giám Đốc dự án
Kế toán dự án

03 cán bộ dự án
8.2. Kế hoạch phát triển của dự án.
- Tiến hành mở rộng vùng nguyên liệu, tập trung trồng
giống chè có chất lượng cao
- Cải tiến cơ bản cơ cấu giống, trồng cây xanh, cây
bóng mát theo phương thức nông lâm kết hợp, thâm
canh cao
-
Thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến lâm từ
khâu trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái và
chế biến chè
-
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ
thuật và công nhân sản xuất chè
-
Áp dụng khoa học, kỹ thuật nhằm phát triển chè như áp
dụng các biện pháp thâm canh, sử dụng máy hái chè,
thay thế giống chè cũ sang trồng giống chè mới cho
năng suất cao, chất lượng tốt, áp dụng nhân giống
bằng phương pháp giâm hom.
8.3. Kế hoạch thực hiện dự án

Giai đoạn chuẩn bị: Dự kiến 5 tháng ( Từ 1/2015 –
5/2015 ).
- Điều tra thực trạng vùng dự án
- Hình thành ban quản lý dự án
- Họp xây dựng quy chế cộng đồng về tổ chức và thực
hiện dự án
- Thiết kế đồi chè
- Tổ chức đấu thầu chọn đơn vị thi công.


Giai đoạn thi công: Dự kiến 17 tháng ( Từ 6/2015 –
10/2016

Giai đoạn hoàn tất, nghiệm thu: Dự kiến 2 tháng ( Từ
11/2016 – 1/2017)

9. HiỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
9.1. Đánh giá về thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của
dự án

Thuận lợi:
- Nhân dân nhận thức được sự cần thiết của việc cải thiện
chất lượng, nâng cao sản lượng của sản phẩm chè
- Diện tích đất lớn
- Nguồn nhân lực dồi dào
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thích hợp cho phát
triển cây chè
- Kinh nghiệm sản xất người dân bản địa phong phú

Khó khăn:
- Kỹ thuật canh tác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn
chế
- Chất lượng lao động thấp, sản xuất chủ yếu dùng sức
người

Cơ hội:
- Thị trường chè sôi động, có tiềm năng lớn, nhu cầu sử
dụng và tiêu thụ sản phẩm chè ngày càng tăng.
- Nông dân có thiện chí đầu tư, phát triển cây chè.


Thách thức:
- Diện tích đất để phát triển cây chè ngày càng bị thu
hẹp
- Thị trường chè thiếu ổn định
- Chất lượng nguyên liệu không đồng đều

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×