ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP DẬY HỌC CHUYÊN NGÀNH 2.
1. Giải thích đối tượng nhiệm vụ của phương pháp dậy học chuyên ngành bao gồm đối
tượng hoạt động dậy, hoạt động học, kỹ thuật và các nhiệm vụ.
• Đối tượng của phương pháp dậy học chuyên ngành là là quá trình dạy kỹ thuật – nghề
nghiệp ở các trường THCN – DN gồm: Môn học kỹ thuật, hoạt động dạy, hoạt động học,
những điều kiện đảm bảo cho quá trình dạy học kỹ thuật – nghề .
• Hoạt động dạy: là hoạt động của giáo viên nhằm tổ chức và chỉ đạo sự lĩnh hội nội dung
học tập của người học.
Đây là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho người học, trong đó bản chất của hoạt
động dạy là tổ chức hoạt động nhận thức và tạo ra tình huống học tập, trong đó người học
hoạt động một cách tích cực, tự lực và tự giác dưới sự hướng dẫn của người dạy nhằm đạt
mục tiêu học tập.
Quá trình này được thể hiện qua hệ thống các phương pháp dạy học và các hình thức tổ
chức dạy học.
• Hoạt động học: là hoạt động của người học nhằm tổ chức các điều kiện đẩm bảo cho sự
lãnh hội nội dung học tập một cách tích cực, tự lực, tự giác để qua đó lĩnh hội các kiến
thức, kỹ năng và thái độ học thuộc môn học chuyên ngành, chuyển tải đúng vào hệ thống
kinh nghiệm của bản thân người học và cũng chính là quá trình hình thành nhân cách con
người. Như vậy, hoạt động học nhằm biến đổi và phát triển nhận thức của bản thân người
học phù hợp với yêu cầu xã hội. Nói cách khác, học chính là nhằm biến đổi những yêu
cầu của xã hội thành phẩm chất năng lực của mỗi cá nhân người học.
• Nhiệm vụ của PPGDCN trong đào tạo Giáo sinh SPKT.
- Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về phương pháp giảng dậy bộ môn chuyên
ngành.
Để đảm bảo trách nhiệm giảng dậy bộ môn kỹ thuật chuyên ngành, sinh viên phải
nắm vững những vấn đề then chốt sau: Mục đích, đối tượng, nội dung, Phương pháp,
hình thức tổ chức, điều kiện và hoạt động dạy và học của bộ môn kỹ thuật chuyên
ngành.
- Trang bị cho sinh viên hệ thống các kỹ thuật dạy học bộ môn kỹ thuật:
Rèn luyện kỹ năng phân tích chương trình.
Kỹ năng lập kế hoạch giảng dạy, học tập.
Kỹ năng diễn đạt và tổ chức hoạt động nhận thức của người học.
Kỹ năng chế tạo và sử dụng phương tiện dạy học cho môn học.
- Bồi dưỡng cho sinh viên năng lực dạy học và giáo dục thông qua dạy các môn học kỹ
thuật và năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục đào tạo.
Bồi dưỡng để góp phần hình thành tình cảm nghề nghiệp, phẩm chất của người giáo
viên kỹ thuật.
→ Nhiệm vụ của PPGDCN trong nhà trường sư phạm kỹ thuật là chuẩn bị cho sinh viên mọi
điều kiện cơ bản, thiết yếu để hoàn thành được các nhiệm vụ giảng dạy tại các trường TCCN –
DN và các cơ sở dạy nghề sau khi tốt nghiệp.
2. Giải thích các nhiệm vụ dậy học kỹ thuật chuyên ngành gồm có giáo dưỡng giáo dục
phát triển các năng lực trong đó về tư duy kỹ thuật và năng lực kỹ thuật.
Quá trình dạy học là quá trình truyền thụ nhằm giúp học sinh hội tụ được về: kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo để hoàn thành được mục đích dạy học.
Giáo viên phải hoàn thành được 3 nhiệm vụ: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển năng lực người
học(năng lực nhận thức năng lực hành động).
- Giáo dưỡng: là quá trình bồi dưỡng (tức truyền thụ) cho học sinh những tri thức về
khoa học kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và cách vận dụng những tri thức đó
vào cuộc sống nhằm phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh.
- Giáo dục theo nghĩa rộng: giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có
kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người
được giáo dục trong cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ.
- Giáo dục theo nghĩa hẹp: là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng,
động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, hành vi thói quen cư
xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu.
→ Giáo dục: thông qua giáo dưỡng để hình thành thái độ, tác phong công nghiệp dẫn tới hình
thành đạo đức nghề nghiệp.
- Nhân thức: hình thành niềm tin khoa học dẫn đến hình thành niềm tin bộ môn khoa
học (yêu mến nghề nghiệp) cuối cùng dẫn đến hứng thú.
Cái cuối cùng muốn hính thành ở người học:
Thế giới quan: quan niệm về sự tồn tại của thế giới quan vật chất, duy vật biện chứng.
Nhân sinh quan: quan niệm về cuộc sống → XHCN.
Ví dụ: Nền giáo dục ở mỹ không bắt học sinh học thuộc long.
- Phát triển năng lực:
Nhận thức: để phát triển phải nắm bắt quy luật nhận thức (trực quan → tư duy trừu tượng
→ thực tiễn) luôn luôn phải có củng cố, hệ thống hóa kiến thức, phải đi từ dễ đến khó,
đơn giản đến phức tạp. Phải biết thống nhất giữa độ khó và độ phức tạp.
Hành động: để tổ chức quá trình thực hành, thực tập.
3. Giải thích các lĩnh vực về mục tiêu dậy học chuyên ngành và các yêu cầu khi viết
mục tiêu dậy học.
Mục tiêu học tập được hiểu là kết quả cụ thể mà người học sẽ hiểu biết, sẽ làm được sau một quá
trình học tập mà trước đó họ chưa có được.
Chức năng của mục tiêu học tập:
- Làm rõ những nội dung học tập.
- Thông báo cho người học những kiến thức và kỹ năng cần được thu nhận.
- Làm cơ sở để kiểm tra những kết quả học tập.
- Điều chỉnh hoạt động của người dạy và người học.
Mục tiêu học tập được phân loại ra: mục tiêu định hướng, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể.
Loại mục tiêu học tập Hình thức miêu tả Đặc điểm Chức năng
Mục tiêu định hướng Diễn tả ở các hình
thức định hướng cho
hành động
ở mức ít thấy có sự rõ
rang và chính xác
Mục tiêu đào tạo:
được biên soạn ở tầm
vĩ mô – mô hình nhân
cách.
Mục tiêu tổng quát Mô tả trạng thái cuối
cùng của quá trình
học tập người học
phải đạt được
ở mức độ trung bình
của sự rõ rang và
chính xác
Cho người dạy biết:
Mục tiêu môn học/
học trình/ đề mục
Mục tiêu cụ thể Mô tả trạng thái cuối
cùng có thể đo lường
được
ở mức độ cao của sự
rõ rang và chính xác
với tiêu chí cụ thể.
Cho biết cụ thể những
mục tiêu bài học
người học cần đạt
được
Cách viết mục tiêu bài học chuyên ngành.
Để viết mục tiêu của bài học chuyên ngành giáo viên cần lưu ý các yếu tố:
- Mục tiêu phải hương về người học và người học phải đạt được sau quá trình học.
- Mục tiêu phải diễn đạt bằng động từ chỉ hoạt động nhận thức một cách cụ thể.
- Mục tiêu phải đủ cả 3 thành phần về kiến thức, kỹ năng và thái độ như kiến thức là sự
hiểu biết của người học, về kỹ năng là người học làm được gì, về thái độ là người học
phải hình thành tình cảm nhận thức, thói quen tốt.
- Mục tiêu phải đo kiểm được: mục tiêu vừa là dự kiến ban đầu nhưng cũng là tiêu chí
cuối cùng để so sánh với kết quả thực tế của người học.
- Mục tiêu phải thể hiện yếu tố thời gian, nhất là mục tiêu về kỹ năng như: làm cái gì,
đạt được mức độ nào và thời gian là bao nhiêu.
- Mục tiêu phải xác định điều kiện và mức độ thực hiện, nhất là mục tiêu về kỹ năng
phải nêu rõ ai làm? Làm cái gì? Với phương tiện nào? Đạt mức độ nào?.
Mục tiêu dậy học là tiêu điểm để hoạt động dạy học hướng đến mà nó còn là tiêu chí để đánh giá
kết quả của người học. Do vậy khi viết mục tiêu dạy học cần phải đạt được các yếu tố một cách
cụ thể, rõ rang (SMART): cụ thể, đo được, đạt được, thực hiện, thời gian.
Ví dụ: dạy về bài học đinh luật ohm.
Sau khi học sau bài học này người học có thể:
- Viết được công thức định luật ohm.
- Vận dụng được công thức giải bài tập.
- Nâng cao ý thức học tập.
4. Phân tích các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu kỹ thuật. Cho ví dụ cụ thể để
minh họa các tính chất trên (lưu ý tới đối tượng).
• Tính đa chức năng, đa phương án:
Mỗi sản phẩm kỹ thuật được chế tạo có thể thực hiện được cá chức năng khác nhau. Do
đó chúng có tính chất đa chức năng.
Ví dụ: Động cơ bước được dùng làm nguồn động lực để bơm nước, nén khí, dùng trên các
chuyển động của bàn máy, xa dao…
Mỗi sản phẩm kỹ thuật, mỗi nhiệm vụ kỹ thuật được chế tạo hay giải thích bằng nhiều
phương pháp hay giải pháp khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Đó là tính chất đa
phương án.
Ví dụ: muốn gia công ren trên một chiếc bulong, có thể dùng phương pháp tiện, cân ren hay cắt
ren bằng bàn ren.
Đặc điểm này đòi hỏi người nghiên cứu phải năng động, sang tạo. Trong dạy học kỹ thuật giáo
viên cần phải:
- Chỉ rõ phạm vi ứng dụng, cách khai thác những chức năng của mỗi sản phẩm kỹ
thuật.
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và dạy học sinh biết lựa chọn công nghệ hợp lý trong
mỗi điều kiện cụ thể.
• Tính tiêu chuẩn hóa:
Tiêu chuẩn hóa và thống nhất là cơ sở của thương mại hóa và chuyển giao công nghệ, đảm bảo
tính kinh tế trong sản xuất công nghiệp. Nó giúp sử dụng rộng rãi nguồn lao động, nâng cao năng
suất trong sản xuất loạt, tạo điều kiện cho việc lắp lẫn, khi lắp ráp, sửa chữa, đo kiểm. Nó còn là
cơ sở cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm, cấp bản quyền sở hữu công nghiệp và bảo vệ cho
quyền lợi người tiêu dùng.
Tính tiêu chuẩn hóa trong môn học kỹ thuật được thể hiện bằng những tiêu chuẩn về ngôn ngữ
kỹ thuật (bản vẽ kỹ thuật) những thông số quy định của máy míc, thiết bị kỹ thuật những quy
định kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, sử dụng sản phẩm…
Tính tiêu chuẩn hóa đò hỏi trong dạy kỹ thuật cần phải:
- Giáo dục cho học sinh coi trọng và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, qui trình, qui
trình thao tác thực hành.
- Dạy cho học sinh hiểu và biết tra cứu vận dụng tính chất kỹ thuật.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng, vận hành máy móc thiết bị kỹ thuật đúng quy trình, quy
định…
• Tính kinh tế:
Hiệu quả kinh tế là mục đích hang đầu của việc áp dụng kỹ thuật – công nghệ vào sản
xuất và đời sống. hiệu quả này phụ thuộc chủ yếu vào số lượng, chất lượng sản phẩm, giá
thành sản xuất sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ…
Để nâng cao chất lượng sản phẩm cần thục hiện đúng quy trình công nghệ; thường xuyên
kiểm tra chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ lao động kỹ thuật; cải tiến kiểu dạng sản
phẩm; ứng dụng kỹ thuật mới, công nghệ mới, sử dụng vật liệu mới
Để giảm hợp lý giá thành sản phẩm cần thiết kế sản phẩm sao cho có kết cấu hợp lý, gia
công ít tốn kém nhất; chọn và sử dụng hợp lý vật tư, năng lượng, công cụ lao động.
Khi dạy, kỹ thuật yếu tố kinh tế phải thường xuyên được đề cập trong giáo dục học sinh.
Ví dụ: tiết kiệm điện.
5. Phân tích tính chất đặc điểm của nội dung lĩnh vực kỹ thuật cho ví dụ trong chuyên
ngành của mình và vận dụng vào hoạt động dậy học chuyên ngành.
• Tính cụ thể và tính trừu tượng:
- Tính cụ thể: (phản ánh lại bằng các giác quan) những sản phẩm thao tác, các trang
thiết bị kỹ thuật, qui trình kỹ thuật công nghệ thuộc nội dung môn học gọi là những
cái cụ thể trực tiếp tri giác được ngay trên đối tượng nghiên cứu thông qua các
phương tiện trực quan.
- Tính trừu tượng: (phản ánh qua con đường tư duy) được biểu hiện qua hệ thống khái
niệm kỹ thuật, nguyên lý kỹ thuật… mà học sinh không thể trục tiếp quan sát được.
Ví dụ nguyên lý tạo thành từ trường quay, hỗn hợp xăng và không khí trong bộ chế
hòa khí, chu kỳ làm việc thực tế của động cơ đốt trong. Để tiếp thu loại tri thức này
đòi hỏi phải hình thành biểu tượng, tưởng tượng, và tư duy. Song để có các dữ liệu
cho tư duy thì phải qua giai đoạn nhận thức cảm tính (trực quan). Vì thế trong tài liệu
kỹ thuật phải mô phỏn hay qui ước những nội dung dạy học và trừu tượng bằng các
ký hiệu, hình vẽ, sơ đồ, mô hình.
- Các loại tính chất vừa nêu trên vừa là đối tượng lại vừa là phương tiện để nghiên cứu
môn học.
- Hai đặc điểm trên đòi hỏi phải: thống nhất giữa cái cụ thể và cai trừu tượng, giữa
nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính, giữa cấu trúc bên ngoài với nội dung
nguyên , diễn biến bên trong của đối tượng kỹ thuật.
Ví du: động cơ điện
- Về cấu tạo: dây quấn (stator), lõi sát (roto) cái cụ thể.
- Về nguyên lý: là sự tác động của cảm ứng điện từ và từ trường quay là cái trừu tượng.
• Tính thực tiến:
(là toàn bộ hoạt động trong đời sống con người). Tính thực tiễn là bản chất vốn có của kỹ thuật,
vì đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu kỹ thuật là hoạt động nhận thức của con người.
sư ra đời của mỗi thiết bị, máy móc hay công nghệ mới bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu của
con người và chỉ tồn tại khi con người có nhu cầu đối với chúng mà thôi.
Ví dụ: con đỉa lấy gen đời F1.
Tính thực tiễn đòi hỏi trong quá trình dạy học, cần phải phân tích được:
- Vấn đề nghiên cứu giải quyết những yêu cầu nào, ở đâu trong thực tiễn.
- Vấn đề nghiên cứu có thê được giải quyết bằng con đường hay giải pháp nào?
Ví dụ: muốn nâng cao công suất và giảm lượng tiêu hao nhiên liệu của động cơ xăng cần nâng
cao tỉ số nén. Hạn chế khả năng cháy kích nổ, đảm bảo độ kín khít, truyền nhiệt giữa các bộ phận
trên động cơ ra ngoài bằng cách tỏa nhiệt, quạt gió môi chất dẫn nhiệt như nước, dầu bôi trơn…
Bài giảng kỹ thuật mang tính kỹ thuật bằng hai cách:
- Từ những kinh nghiệm sẵn có ở học sinh rồi khái quát thành hiểu biết chung (quy
nạp)
- Từ những nguyên lý, lý thuyết chung dẫn ra những ứng dụng cụ thể trong thực tế
(diễn dịch).
• Tính tích hợp:
(sự tích hợp của nhiều khoa học khác nhau). Tính tích hợp được hiểu ở đây là sự thống nhất, các
phần tử khác nhau trong một chỉnh thể, kết quả của một quá trình tích hợp là sự ra đời của một
hệ thống mới mà trong đó các phần tử liên hệ với nhau chặt chẽ hơn và bản thân thuộc tính của
các phần tử cũng có sự thay đổi nhằm mang lại kết quả một cách hiệu quả.
Ví dụ: môn tin học đồ họa ứng dụng thì cần những kiến thức của các môn khác nhau: môn tin
học văn phòng, tin học cơ sở.
• Tính công nghệ:
Tính công nghệ được thể hiện thông qua các phương pháp, phương tiện kỹ thuật, thông tin kiến
thức, về quy trình thực hiện nhằm tạo ra sản phẩm.
Đặc điểm trên của môn học đòi hỏi trong dạy kỹ thuật cần phải chỉ rõ cơ sở khoa học của những
hiện tượng kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật… Trong từng bài, đồng thời phân tích những khả năng áp
dụng chúng vào trong những trường hợp tương tự.
6. Giải thích bản chất của phương pháp dậy học giải quyết vấn đề và cho ví dụ trình
bày theo phương pháp trên trong chuyên ngành của mình.
Phương pháp dậy học chuyên ngành là sự vận dụng các phương pháp phù hợp với các tính chất
đặc thù của bộ môn chuyên ngành, là nói đến một hoạt động có tổ chức và kế hoạch hợp lý, có
tính khoa học, nghĩa là căn cứ vào tính chất của nội dung đối tượng (nội dung dạy học) mà lựa
chọn phương pháp một cách tốt nhất.
Bản chất của phương pháp dạy học là phản ánh mối quan hệ mang tính có quy luật giữa 3 phạm
trù cơ bản trong hoạt động của con người đó là:
- Mối quan hệ giữa vai trò của qui luật cơ bản chi phối việc sử dụng phương pháp. Quy
luật này được phái biểu như sau:
Mục đích chi phối phương pháp:
Mục đích là cái tiêu điểm được chủ thể xác định ra từ trước cho một hành động.
Mục tiêu này sẽ quyết định hướng hành động và bản thân chủ thể phải hình dung
ra phương pháp và lựa chọn cách tiến hánh phương pháp cho chính hành động đó.
Như vậy mục tiêu quyết định phương pháp cho hành động, quyết định hệ thống
những thao tác, thủ thuật kế tiếp nhau phải thực hiện để tiến đích.
Phương pháp cũng kết thúc hay chấm dứt sự hoạt động một khi mục tiêu đạt
được.
Vậy mục đích quyết định phương pháp: Mục đích nào phương pháp ấy, trong
giảng dậy muốn thành công thì nhất thiết phải đảm bảo được sự thống nhất của
mục đích dạy học với phương pháp dạy học.
Nội dung chi phối phưng pháp:
Nội dung nào phương pháp ấy. Thực vậy, nội dung và phương pháp và thể thống
nhất không thể tách rời nhau được, sự thống nhất hài hòa của nội dung và phương
pháp thể hiện logic phát triển giữa chúng. Nội dung là cái căn cứ để rồi từ đó lựa
chọn cách thức tiến hành.
Chẳng hạn, nội dung nào chứa đựng kiến thưc (lý luận), người ta thường lựa chọn
phương pháp thông báo (thuyết minh) làm chủ đạo; những nội dung đại học macg
tính chất thực hành thì phương pháp làm mẫu và luyện tập là những phương pháp
chiếm ưu thế.
→ Mục đích chi phối nội dung và nội dung chi phối phương pháp và ngược lại.
7. Cho 1 khái niệm thuộc lĩnh vực chuyên ngành trinh bày các bước và phương pháp
dậy khái niệm trên.
Dạy khái niệm chuyên ngành:
- Khái niệm là gì? Một khái cho ta hiểu hai mặt của một sự vật.
Mặt thứ nhất: vật ấy là gì? (nội hàm của khái niệm)
Mặt thứ hai: nó cùng loại với bao nhiêu vật khác (Ngoại diện của khái niệm)
Nghĩa là:
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
PHUONG PHÁP
Nội hàm của hàm khái niệm là tổng cộng những thuộc tính bản chất của cùng một loại
đối tượng.
Ngoai diện của khái niệm là phạm vi tất cả các đối tượng có thuộc tính phản ánh trong
khái niệm ấy.
Ví dụ: khái niệm “động cơ đốt trong”
Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt, trong đó việc đốt cháy nhiên liệu truyền nhiệt cho mỗi
chất và quá trình chuyển nhiệt năng của khí cháy thành cơ năng được thực hiện trong bản thân
động cơ.
Nội hàm của khái niệm:
- Là loại động cơ nhiệt (biến nhiệt năng thành cơ năng)
- Có sự đốt cháy nhiên liệu – chuyển nhiệt năng thành cơ năng.
- Quá trình cháy thực hiện trong bản thân động cơ.
Ngoại diện của khái niệm:
- Động cơ hai kỹ
- Động cơ 4 kỳ.
- Động cơ xăng.
- Động cơ diesel.
Quá trình dạy một khái niệm:
Bước 1: Phân tích rõ bản chất của khái niệm.
Cho học sinh thấy rõ hoàn cảnh xuất hiện khái niệm, ví dụ: học sinh đã biết về động cơ,
động nhiệt.
Sử dụng phương tiện trực quan (hình vẽ, mô hình, vật thật…) để tìm ra dấu hiệu chung
bản chất của đối tượng kỹ thuật, so sánh đối chiếu với những điều đã biết của học sinh.
Bước 2: nêu rõ sự liên quan định lượng giữa khái niệm với khái niệm mới khái niệm đã biết
trước đây (do vốn sống) nghĩa là chỉ rõ toàn diện của khái niệm.
Bước 3: định nghĩa chính xác khái niệm.
Ví dụ: động cơ đốt trong.
Hóa năng (nhiên liệu) được đốt cháy Nhiệt năng biến đổi Cơ năng.
Trong buồng đốt động cơ
Bước 4: vận dụng khái niệm vào thực tiễn
Làm cho học sinh thấy học để làm gì. Khi nào dùng động cơ hai kỳ, bốn kỳ, động cơ
xăng, động cơ diesel.
Dạy khái niệm thường áp dụng khi bắt đầu môn học, bài học sau đó mới triển khai dạy
nội dung của bài học hay môn học.
8. Cho 1 cấu tạo hoặc cấu trúc ở trong chuyên ngành trình bày các bước và phương
pháp dậy cấu tạo cấu trúc trên.
Dậy kiến thức về cấu tạo (phải dùng sơ đồ, mô hình, vật thật…)
Bước 1: mô tả cấu trúc của đối tượng: thường được sử dụng con đường quy nạp hay diễn dịch.
Bước 2: nêu mối quan hệ của các thành phần: tường thuật – giải thích, hoặc có thể đàm thoại nếu
có tài liệu phát tay hay nội dung dạy đã có trong kinh nghiệm của học sinh kết hợp với trực quan
và dùng các thao tác tư duy.
Bước 3: nêu các yêu cầu về chế tạo, chức năng và sử dụng.
Bước 4: liên hệ với thực tế.
Ví dụ:
Dậy về cấu tạo kim phun nhiên liệu cao áp sử dụng trong động cơ diesel. Đã chuẩn bị sẵn vật
thật cùng với hình ảnh để trình chiếu cho học sinh, sinh viên quan sát.
Bước 1: mô tả cấu trúc: kim phun cao áp gồm có các phần sau: vỏ bơm, lò xo, piston, đót kim,
van một chiều, ốc khóa.
Bước 2: cho sinh quan sát sự hoạt động của kim phun qua trình chiếu trên mô hình giảng dậy của
giáo viên. Tiến hành các bước tháo kim phun theo thứ tự và đặt đúng thứ tự tháo để dễ quan sát
và dễ nhận biết khi lắp. Tháo đến chi tiết nào giới thiệu cho sinh viên biết tên và tác dụng của nó.
Bước 3: Nêu vặt liệu chế tạo kim phun là hợp kim sắt cacbon, chế tạo theo phương pháp đúc áp
lực, yêu cầu chế tạo độ chính xác cao, đò hỏi trơn, kín khít cao đến 0.000001 cho bề mặt van côn
đót kim. Sử dụng cho phun tơi sưng hiệu quả trong quá trình đốt cháy nhiên liệu trên động cơ
diesel.
Bước 4: mỗi loại động cơ tùy thuộc vào đặc điểm làm việc, địa hình làm việc, cấu tạo động cơ ta
có biện pháp quyết định sử dụng kim phun nào cho động cơ phù hợp để tăng tính hiệu quả và tiết
kiệm nhiên liệu tăng tính kinh tế.
9. Cho 1 nguyên lý hoặc nguyên tắc trong chuyên ngành trình bày các bước và phương
pháp dậy nguyên lý trên.
Để dạy bài nguyên lý hoạt động các trang thiết bị, máy móc có thể sử dụng các phương pháp qui
nạp, diễn dịch.
Bước 1: nêu cơ sở khoa học của nguyên lý làm việc của thiết bị, máy móc.
Bước 2: giới thiệu nguyên lý chung trên sơ đồ nguyên lý
Bước 3: nêu nguyên lý làm việc của từng bộ phận, chức năng của nó.
Bước 4: trình bày mối liên hệ giữa các bộ phận.
Bước 5: khái quát về điều kiện và hoạt động của thiết bị trong quá trình sản xuất.
Bươc 6: những sai hỏng thường gặp, những quy định vận hành, sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa.
Ví dụ:
Bài dạy nguyên lý hoạt động của kim phun nhiên liệu cao áp sử dụng trong động co diesel.
Bước 1: điều kiện để kim phun hoạt động được cần đảm bảo độ kín khít mặt côn. Áp lực đưa tới
kim phun phải lớn, độ cứng lò xo phải mạnh. Do hoạt động theo nguyên lý đòn bầy áp lực.
Bước 2: nguyên lý hoạt động của kim phun là khi có áp lực cao đi vào nó sẽ đẩy mặt côn của đót
kim đi lên, đồng thời mặt côn của thân kim được mở tạo lỗ tia nhỏ nhiên liệu được phun ra tao
độ tơi sương. Khi phun áp lực sẽ áp nhờ đó độ cứng lò xo thắng lại áp lực đẩy đót kim đi xuống
đóng kín lỗ phun nhiên liệu lại làm nhiên liệu không ra.
……………
10. Cho 1 kỹ năng dậy trong chuyên ngành chứng minh đó là kỹ năng tâm vận. trình
bày phương pháp dậy kỹ năng tâm vận.
Kỹ năng tâm vận: là vận động tay chân cơ bắp nhưng dưới sự điều khiển của trí óc.
- Có quy trình riêng, phân biệt được kỹ năng này và kỹ năng khác.
- Có ít nhất 2 bước thực hiện.
- Có mở đầu và kết thúc.
- Bắt đầu bằng một động từ, Cụ thể và quan sát được.
Ví dụ: thay nhớt cho xe máy.
TT BƯỚC THỰC
HIỆN
DỤNG CỤ TIÊU CHÍ CHÚ Ý
1 Dựng xe Những nơi bằng
phảng
2 Mở ốc Kềm Tháo rời
3 Tháo ốc xả nhớt Khóa Rời Đúng chiều quay
ốc.
Ví dụ: phương pháp xả gió trên phanh thủy lực.
- Chứng minh:
Có vận động về tay chân và cơ bắp dưới sự chỉ huy của não bộ: sử dụng tua vít tháo ốc xả
gió và nới ốc xả gió đúng lực đúng số vòng quay.
Cụ thể và quan sát được.
Thể hiện quy trình riêng: chỉ thực hiện trên phanh thủy lực.
Có mở đầu và kết thúc: Việc xả gió cho tới khi hết gió trong hệ thống phanh.
TT BƯỢC THỰC
HIỆN
DỤNG CỤ TIÊU CHÍ CHÚ Ý
1 Người ngồi dưới
xe nới tháo cút
xả gió ra
Khóa 14 Tháo rời Đúng lực
2 Lắp ống trong
suốt vào đầu ống
và gió nối với
bình chứa dầu
0,3lit dầu cùng
loại hệ thống
phanh.
ống nhựa trong
suốt, kềm.
Lắp dây, khuynh
hướng.
ống phun trong
suốt để quan sát.
3 Người ngồi trên
đạp phanh liên
tục đến khi cứng
thì ngừng lại
Bàn đạp phanh Đạp nhả liên tục. Đúng lúc, giữ
chắc chắn bàn
đạp.
4 Người ở dưới
tháo ốc xả gió.
Đến khi không
thấy có bọt trắng
chẩy ra thì siết
lại.
Tua vit 14 Đúng lúc, đúng
thời điềm.
Cho các nhóm trao đổi quy trình với nhau để lấy ra quy trình tôt nhất, hoàn thiện.