Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN CẦU THANH TRÌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.37 KB, 22 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT
Báo cáo:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN CẦU THANH TRÌ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
PHỤ LỤC
Lời mở đầu...............................................................................................................................2
1. Giới thiệu chung về dự án cầu Thanh Trì............................................................................3
2. Phạm vi ảnh hưởng của dự án.................................................................................4
2.1 Phạm vi......................................................................................................4
2.2 Lý giải sự ảnh hưởng.................................................................................5
3. Nội dung chính của báo cáo....................................................................................6
4. Đánh giá tác động của dự án đến môi trường kinh tế xã hội................................10
4.1 Tác động tích cực.....................................................................................10
4.2 Tác động tiêu cực.....................................................................................11
5. Biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường kinh tế xã hội.......................17
5.1. Đối với các hộ gia đình và chính quyền.................................................18
5.2. Đối với người lao động..........................................................................19
Kết luận và kiến nghị................................................................................................21
DANH MỤC ẢNH
Hình 1. Cầu Thanh Trì.................................................................................................3
Hình 2. Ảnh vệ tinh cầu Thanh Trì.............................................................................4
Hình 3. Sơ đồ vị trí địa lý của dự án............................................................................8
Hình 4. Nhà dân dưới cầu Thanh Trì có xuất hiện rạn nứt....................................12
Hình 5. Những vết loang lổ trong nhà dân................................................................16
Lớp Địa Môi trường K49
2
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
LỜI MỞ ĐẦU


Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ về chính trị - kinh tế - xã hội. Thủ đô
Hà Nội là thành phố có tốc độ đô thị hóa rất cao và là một trong những trung tâm trọng
điểm của cả nước. Chính vì vậy, quy hoạch thành phố trở nên rất quan trọng trong sự
phát triển của thành phố cũng như đất nước để phục vụ cho mọi nhu cầu phát triển. Rất
nhiều công trình về kinh tế - xã hội và đặc biệt là giao thông vận tải được quy hoạch và
xây dựng nhằm giúp cho giao thông liên lạc được thuận lợi không chỉ cho nhân dân mà
cho sự phát triển chung của xã hội.
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thì việc đảm bảo cho xã hội và môi
trường phát triển cũng được đặt lên hàng đầu. Cái đích của mỗi quốc gia là hướng tới
phát triển bền vững vì chỉ có phát triển bền vững thì quốc qia đó mới phát triển về mọi
mặt, không gây nên những tác động xấu cho vận mệnh quốc gia cũng như toàn cầu
trong tương lai..
Đối với mỗi dự án quy hoạch xây dựng và phát triển được thực thi và đi vào sử
dụng thì đã có ít hay nhiều tác động đến môi trường kinh tế - xã hội. Do vậy, việc đánh
giá tác động môi trường của mỗi dự án nhất là những dự án mang tầm địa phương, quốc
gia, khu vực…trước khi được thực thi là rất quan trọng. Nó sẽ đánh giá ảnh hưởng tốt
hay xấu của mỗi dự án đến đời sống kinh tế - xã hội dân cư và đặc biệt là tác động đến
môi trường cảnh quan.
Dự án xây dựng cầu Thanh Trì cũng thuộc dự án mang tầm quốc gia với quy mô
lớn nhất khu vực Đông Dương có chiều dài gần13km được nối từ khu vực Pháp Vân
(Văn Điển) đến khu vực Gia Lâm thuộc thành phố Hà Nội. Do vậy,dự án đã có những
tác động lớn về nhiều mặt đến môi trường kinh tế - xã hội.
Trong thời gian hoàn thành bài báo cáo chúng em nhận được sự giúp đỡ của thầy
giáo hướng dẫn. Chúng em xin chân thành cám ơn thầy.
Lớp Địa Môi trường K49
3
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
1. GIỚi THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN CẦU THANH TRÌ
Nhằm giải tỏa sức ép giao thông đang đè nặng lên cầu Chương Dương (Hà Nội),
đồng thời phân bố và giảm bớt lưu lượng xe, nhất là xe tải lưu thông qua nội thành Thủ

đô, Chính phủ đã quyết định phê duyệt dự án xây dựng cầu Thanh Trì, do nhà thầu
chính là công ty Liên danh Obayashi – Sumitomo (Nhật Bản) cùng với nhiều đơn vị xây
dựng của Việt Nam tham gia liên danh như Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, Tổng
công ty XDCTGT1, Tổng công ty XDCTGT4, Vinaconex…
Toàn bộ Dự án cầu Thanh Trì có điểm đầu tại Pháp Vân (Quốc lộ 1A) và điểm
cuối tại thị trấn Sài Đồng, Gia Lâm (giao cắt Quốc lộ 5) với tổng chiều dài 12,8 km,
trong đó chiều dài cầu chính vượt sông dài 3.084m, rộng 33,1m với 6 làn xe chạy (4 làn
xe cao tốc), tốc độ cho phép 100km/h; Cầu Thanh Trì có trọng tải H30 - XB80 tức là: xe
tải bánh lốp có tải trọng dưới 30 tấn,cũng như xe bánh xích có tải trọng dưới là 80 tấn
thì đạt điều kiện về tải trọng để qua cầu. Cùng với đường vành đai III (Hà Nội), cầu
Thanh Trì nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 1, liên kết vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải
Phòng – Quảng Ninh với trục giao thông Bắc – Nam, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế-xã hội của khu vực Đồng bằng Bắc bộ nói chung và thủ đô Hà Nội nói
riêng.
Cầu được khởi công xây dựng vào năm 2002 và hoàn thành vào năm 2006.
Hình 1. Cầu Thanh Trì
Lớp Địa Môi trường K49
4
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
Hình 2. Ảnh vệ tinh cầu Thanh Trì
2. PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN
2.1. Phạm vi:
Phạm vi hẹp:
Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của dự án là khu vực nằm trong vùng thi công
cầu chính bao gồm các khu dân cư, đường xá, các bãi bồi và dòng chảy của sông Hồng
thuộc các xã Đông Dư, Cự Khối, Thạch Bàn, Lĩnh Nam, Thanh Trì.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến khu vực xung quanh cầu đặc biệt là khu vực dân cư
đông đúc.
Độ rung do phương tiện qua lại trên cầu ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân
gần 2 bên cầu.

Phạm vi rộng:
Lớp Địa Môi trường K49
5
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
- Về phía Đông Bắc: Ảnh hưởng của dự án kéo dài tới tận khu vực đường 5,
hướng đi Hải Phòng, Quảng Ninh.
- Theo hướng Tây Nam, phạm vi ảnh hưởng của dự án là khu vực Lĩnh Nam
thuộc quận Hoàng Mai, và kéo dài tới tận khu vực Pháp Vân.
- Khói bụi theo hướng gió ảnh hưởng đều đến khu vực 2 bên cầu tính từ khu vực
Pháp Vân đến Sài Đồng quốc lộ 5 phạm vi ảnh hưởng vài chục mét.
2.2. Lý giải sự ảnh hưởng
Ảnh hưởng của dự án xây dựng cầu Thanh Trì được tính từ lúc khởi công xây
dựng cầu và được tính trong suôt quá trình cầu được đưa vào sử dụng.
Trong quá trình thi công:
- Việc xây dựng cầu sẽ làm mất đi đáng kể diện tích đất canh tác nông nghiệp, cũng
như diện tích đất ở của dân cư khu vực xã Đông Dư, Cự Khối, Thanh Trì…
- Việc di dân, đền bù sẽ gây xáo trộn lớn đến cuộc sống của người dân sống trong
khu vực thi công.
- Quá trình xây dựng cầu (như khoan, nén ép cột bê tông…) làm ảnh hưởng đến các
khu dân cư quanh đó vì có thể tạo sức ép làm nhà dân bị nứt, nghiêng, đổ…
- Với việc xây dựng một cầu lớn sẽ yêu cầu cần thiết nhiều vật liệu, bởi vậy khu dân
cư quanh đó còn chịu nhiều ảnh hưởng ô nhiễm không khí do bụi của xe chở vật liệu
xây dựng (có thể vương vãi vật liệu xây dựng). Đồng nghĩa với đó là ảnh hưởng bởi
chất thải xây dựng đựơc thải ra trong quá trình thi công.
- Việc khoan, xây dựng các trụ cầu có thể gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển trầm
tích của sông, đồng thời ảnh hưởng đến việc giao thông vận tải thuỷ của Công ty đường
sông số 1 ở gần đó.
Trong quá trình cầu được đưa vào sử dụng:
- Khi được đưa vào sử dụng, trên cầu sẽ xuất hiện nhiều phương tiện tham gia giao
thông do vậy các khu dân cư quanh đó, cũng như khu dân cư quanh khu vực đường dẫn

lên cầu, hay khu ruộng trồng của người dân trên khu vực bãi bồi.. sẽ chịu ảnh hưởng bởi
khói bụi, các chất dầu mỡ…của các phương tiện đó. Tuỳ theo từng mùa với hướng gió
Lớp Địa Môi trường K49
6
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
khác nhau và tốc độ gió khác nhau mà phạm vi ảnh hưởng đến các khu vực là khác
nhau.
- Bên cạnh việc ô nhiễm không khí bởi khói bụi là việc ô nhiễm tiếng ồn được gây ra
bởi hoạt động giao thông đặc biệt là ảnh hưởng tới của tiếng ồn tới trường trung học
Thanh Trì gần đó.
3. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO
Chương 1:
Mô tả tóm tắt các hoạt động của dự án có thể tác động tới môi trường, bắt đầu từ việc
chọn vị trí xây dựng
Khảo sát các yếu tố môi trường tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của khu vực dự
kiến xây dựng dự án. Phân tích và đánh giá tác động của chúng tới môi trường
tự nhiên và kinh tế xã hội
Xây dựng các phương án giảm thiểu tác động và sự cố môi trường trong quá trình
xây dựng
Đề xuất những bổ sung, kiến nghị chỉnh sửa nội dung dự án, để đảm bảo phù hợp với
các quy định về bảo vệ môi trường của Việt Nam.
Cơ sở pháp lý và khoa học của báo cáo
Cơ sở pháp lý.
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 27/12/1993.
- Nghị định số 175/CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành
Luật Bảo vệ môi trường.
- Các văn bản pháp quy hiện hành liên quan đến việc đánh giá tác động môi
trường do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành.
- Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường: TCVN – 1995.

Cơ sở dữ liệu tài liệu kỹ thuật để lập báo cáo ĐTM.
Lớp Địa Môi trường K49
7
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cầu Thanh Trì Khoa Địa chất
- Các công trình nghiên cứu, các tư liệu về điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất,
khí tượng, thủy văn), tài nguyên đất, chất lượng môi trường, tình hình kinh tế xã hội của
vùng dự án (ở dạng đã công bố và dạng lưu trữ).
- Hướng dẫn của Cục Môi trường về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
dự án, ấn hành năm 1999.
Phương pháp ĐTM.
- Phương pháp ma trận.
- Phương pháp GIS và viễn thám.
- Các phương pháp khác
+ Phương pháp thống kê để thu thập, xử lý và phân tích các số liệu khí tượng, thủy
văn, môi trường và kinh tế xã hội liên quan.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.
+ Phương pháp chuyên gia: thông qua trao đổi, tư vấn xây dựng và đề xuất các biện
pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án.
Chương 2: Mô tả tóm tắt dự án.
Giới thiệu về dự án
Dự án xây dựng cầu Thanh Trì, một trong 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, bắt
đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng
(Gia Lâm). Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe
chạy (4 làn xe cao tốc).
Tên dự án: Xây dựng cầu Thanh Trì, Hà Nội
Chủ dự án.
Chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam , và Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại
diện chủ đầu tư.
Hình thức đầu tư và nguồn vốn của dự án.
Dự án cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD), sử dụng vốn vay

ODA, chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam , và Ban quản lý dự án Thăng Long làm
đại diện chủ đầu tư.
Lớp Địa Môi trường K49
8

×