Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng bộ tỉnh đăk lăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến năm 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.98 KB, 99 trang )


HC VIN CHNH TR-HNH CHNH QUC GIA H CH MINH



NGUYN TH TNH



Đảng bộ tỉnh đăklăk lãnh đạo
công tác đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật ngời
dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004

Chuyờn ngnh : Lch s ng Cng sn Vit Nam
Mó s : 60 22 56


LUN VN THC S LCH S



Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN HU CT


H NI - 2009




LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu ñược sử dụng
trong luận văn là trung thực và tin cậy.

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2009
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Tĩnh













MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1:
ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK VỀ CÔNG
TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI

DÂN TỘC THIỂU SỐ (1996-2004)

7
1.1. Đặc ñiểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Đăklăk

7
1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ñào tạo cán bộ
khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số 14
1.3. Sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Đăklăk về ñào tạo cán bộ khoa
học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số 29
Chương 2:
KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH ĐẢNG
BỘ TỈNH ĐĂKLĂK LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ (1996-2004)
46

2.1. Kết quả và nguyên nhân của những thành công và hạn chế

46
2.2. Kinh nghiệm lãnh ñạo công tác ñào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật
người dân tộc thiểu số 71
KẾT LUẬN
87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
89










DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện ñại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
DTTS : Dân tộc thiểu số
GDĐT : Giáo dục và ñào tạo
KHKT : Khoa học-kỹ thuật
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
UBND : Ủy ban nhân dân




















DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN

Trang
Bảng 2.1: Học sinh ĐăkLăk theo học dự bị Đại học Dân tộc Trung
ương Nha Trang từ 1999-2004
48
Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ KHKT có trình ñộ từ cao ñẳng trở lên
phân theo giới tính và trình ñộ ñào tạo năm 2004
56
Bảng 2.3: Đội ngũ cán bộ KHKT có trình ñộ từ cao ñẳng trở lên phân

theo hình thức ñào tạo và nơi ñào tạo năm 2004
57
Bảng 2.4: Số lượng cán bộ KHKT qua các năm 58
Bảng 2.5: Đội ngũ cán bộ KHKT có trình ñộ từ cao ñẳng trở lên
phân theo thành phần dân tộc năm 2004
59

Bảng 2.6: Cán bộ có trình ñộ từ cao ñẳng trở lên là người DTTS phân
theo giới tính và trình ñộ ñào tạo năm 2008-2009

60

Bảng 2.7: Cán bộ có trình ñộ từ cao ñẳng trở lên là người DTTS
phân theo chuyên ngành ñào tạo năm 2008-2009

61





1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trong suốt quá trình lãnh ñạo, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác ñịnh
vấn ñề dân tộc là một trong những vấn ñề có tính chiến lược của cách mạng
và thực hiện chính sách dân tộc với những nguyên tắc cơ bản là: “Bình
ñẳng, ñoàn kết, tương trợ giúp ñỡ nhau cùng phát triển”. Biểu hiện của
nguyên tắc ñó trong thời kỳ ñẩy mạnh CNH, HĐH là việc tập trung xây
dựng vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội,
vững mạnh về chính trị, an ninh-quốc phòng, xứng ñáng với vị trí chiến
lược ñặc biệt quan trọng của cả nước.
Để ñưa vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh và bền vững tiến kịp
miền xuôi, làm cho ñồng bào DTTS ñược hưởng ngày càng ñầy ñủ hơn những
quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa thì vấn ñề có ý nghĩa quyết ñịnh là
phải có ñội ngũ cán bộ. Việt Nam ñang ở trong thời kỳ phát triển mới - thời
kỳ ñẩy mạnh CNH, HĐH do ñó KHKT là một nguồn lực quan trọng của sự
nghiệp CNH, HĐH. Điều này khẳng ñịnh, vận hội cũng như nguy cơ của
vùng dân tộc và miền núi gắn liền với công tác ñào tạo, bồi dưỡng ñội ngũ
cán bộ DTTS nói chung và cán bộ KHKT người DTTS nói riêng ñủ về số
lượng ñảm bảo về chất lượng. Chính ñội ngũ cán bộ này là lực lượng nòng
cốt, hạt nhân ñưa ñường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ñi
vào cuộc sống, lãnh ñạo ñồng bào các DTTS từng bước làm chủ quá trình
phát triển kinh tế-xã hội ở ñịa phương. Họ ñem sự hiểu biết KHKT của mình
truyền bá rộng rãi cho ñồng bào DTTS. Họ là những chiến sỹ trên mặt trận tư
tưởng, văn hóa và KHKT; góp tài góp sức ñể cải tiến bộ mặt xã hội của vùng

ñồng bào DTTS, làm cho ñồng bào mình sản xuất và công tác theo khoa học
và ñời sống của chính họ ñược văn minh. Cán bộ KHKT người DTTS còn là
cầu nối giữa ñảng và dân, là một trong những “kênh” làm cho Đảng gắn bó


2
với dân, gần gũi với dân. Vai trò của cán bộ KHKT người DTTS không chỉ
thể hiện trong phát triển kinh tế mà còn ñảm bảo cho việc giữ vững an ninh-
quốc phòng.
ĐăkLăk là một tỉnh miền núi thuộc Tây Nguyên, tại thời ñiểm trước khi
chia tách thành hai tỉnh (ĐăkLăk và ĐăkNông) có 44 dân tộc anh em chung
sống, chiếm 29,5% tổng dân số cả tỉnh, trong ñó 19,31% là ñồng bào DTTS
tại chỗ. ĐăkLăk có một vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an
ninh và quốc phòng.
Quán triệt chính sách dân tộc của Đảng cũng như nhận thức ñược tầm
quan trọng của KHKT ñối với sự phát triển của tỉnh, trong quá trình lãnh ñạo
Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk ñã tập trung chỉ ñạo công tác ñào tạo cán bộ KHKT
người DTTS nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh ñể
ñưa ñồng bào các dân tộc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước xây dựng
cuộc sống văn minh, hạnh phúc, góp phần xây dựng CNXH và ñảm bảo quốc
phòng, an ninh. Tuy nhiên, ñây là nhiệm vụ rất khó khăn, từ năm 1996-2004 ở
ĐăkLăk ñã diễn ra hai cuộc bạo loạn chính trị năm 2001 và 2004, ñiều ñó bộc
lộ một số tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở ĐăkLăk
mà trước hết là sự yếu kém về ñội ngũ cán bộ DTTS nói chung và cán bộ
KHKT người DTTS nói riêng.
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh ñạo công tác ñào tạo
cán bộ KHKT người DTTS một cách khoa học, ñúng ñắn và toàn diện sẽ giúp
chúng ta rút ra ñược những kinh nghiệm có tính khả thi ñể lãnh ñạo, chỉ ñạo việc
ñào tạo nguồn nhân lực này một cách có hệ thống nhằm phục vụ sự nghiệp CNH,
HĐH bảo ñảm cho chính trị, an ninh-quốc phòng ñược giữ vững, từng bước nâng

cao chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần cho ñồng bào DTTS.
Xuất phát từ những lý do trên, Tôi chọn ñề tài: “Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk
lãnh ñạo công tác ñào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật người dân tộc thiểu
số từ năm 1996 ñến 2004” làm luận văn tốt nghiệp.


3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan ñến ñề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan ñến ñề tài như:
- Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (1996), Chiến lược CNH,
HĐH ñất nước và cách mạng công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- TS. Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò ñội ngũ trí thức các
dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
- PGS.TS. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn ñề lý luận và thực tiễn
về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- GS.TS. Lê Hữu Nghĩa (2001), Một số vấn ñề về xây dựng ñội ngũ cán
bộ lãnh ñạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- PTS. Danh Sơn (1999), Quan hệ giữa phát triển khoa học công nghệ
với phát triển kinh tế-xã hội trong CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
- Ủy Ban khoa học xã hội Việt Nam, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân
ĐăkLăk (1990), Vấn ñề phát triển kinh tế xã hội các dân tộc thiểu số ở
ĐăkLăk, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- TS. Lê Phương Thảo, PGS, TS. Nguyễn Cúc, TS. Doãn Hùng (2005),
Xây dựng ñội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ ñẩy mạnh
CNH, HĐH - Luận cứ và giải pháp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
Một số luận văn, luận án chuyên ngành Triết học, Lịch sử có bàn ñến
nội dung của ñề tài:

- Trịnh Quang Cảnh (2002), Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam
trong công cuộc ñổi mới (chủ yếu ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc), Luận án
tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Phạm Ngọc Đại (2008), Quá trình lãnh ñạo thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng bộ các tỉnh Nam Tây Nguyên từ năm 2001-2006, Luận văn thạc
sỹ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.


4
- Lê Nhị Hòa (2002), Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh ñạo xây dựng ñội ngũ
cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cấp cơ sở thời kỳ ñổi mới
(1986-2000), Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
- Phạm Đức Kiên (2006), Đảng lãnh ñạo công tác ñào tạo ñội ngũ cán
bộ khoa học, kỹ thuật ở miền Bắc 1960-1975, Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Tứ (1993), Mấy vấn ñề chủ yếu của chính sách giáo dục
và ñào tạo ñối với các ñồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, Luận
văn thạc sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Bài viết của nhiều tác giả ñược ñăng tải trên các tạp chí như:
- Đặng Ngọc Dinh (1998), “Vấn ñề ñịnh hướng chiến lược phát triển
khoa học công nghệ nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (3), tr. 35.
- Lại Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Mỹ Trang (2005), “Chính sách cử tuyển
- Một chủ trương ñúng trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta về
phát triển giáo dục, ñào tạo ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số”, Tạp chí
Dân tộc học, (2), tr. 27.
- Nguyễn Đình Hòa (2004), “Vai trò của khoa học, kỹ thuật ñối với sự phát
triển của xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, (21), tr. 31.
- GS.VS. Đặng Hữu (1990), “Tăng cường sự lãnh ñạo của Đảng ñối với
khoa học-công nghệ”, Tạp chí Cộng sản, (8), tr. 2.

- Nguyễn Hữu Ngà (2005), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc
thiểu số trong thời kỳ ñẩy mạnh CNH, HĐH”, Tạp chí Dân tộc học, (3), tr. 50.
- Vũ Thị Hoài Nghiêm (2008), “Phát triển giáo dục và ñào tạo trong
vùng ñồng bào dân tộc thiểu số”, Tuyên giáo, (2), tr. 44.
Những tài liệu nêu trên chỉ ñề cập ñến việc xây dựng ñội ngũ cán bộ
người DTTS nói chung ở các cấp và các ñịa phương khác nhau, cũng như vai
trò của khoa học kỹ thuật trong giai ñoạn hiện nay, chưa có công trình khoa


5
học nào nghiên cứu về sự lãnh ñạo của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk ñối với công tác
ñào tạo cán bộ KHKT người DTTS từ năm 1996-2004. Tuy nhiên, những
công trình khoa học, bài viết kể trên là cơ sở ñể tác giả tham khảo và kế thừa
trong việc thu thập, xử lý nguồn tài liệu và phương pháp luận trong quá trình
thực hiện ñề tài.
3. Mục ñích, nhiệm vụ của luận văn
Mục ñích
Tổng kết những kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn có thể
bước ñầu vận dụng vào việc xây dựng nguồn nhân lực cán bộ KHKT người
DTTS trên ñịa bàn tỉnh ĐăkLăk ñáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ
ñẩy mạnh CNH, HĐH.
Nhiệm vụ
- Trình bày một số quan ñiểm, chủ trương, ñường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk về công tác ñào tạo cán bộ KHKT người
DTTS từ năm 1996 ñến 2004.
- Phân tích và làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk chỉ ñạo
công tác ñào tạo cán bộ KHKT người DTTS thời kỳ 1996-2004.
- Nêu lên những thành tựu, hạn chế và tổng kết kinh nghiệm của Đảng
bộ trong quá trình lãnh ñạo công tác ñào tạo cán bộ KHKT người DTTS ở
tỉnh ĐăkLăk thời kỳ 1996-2004.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Thời gian: Từ năm 1996 ñến năm 2004.
Nội dung: Đường lối lãnh ñạo và tổ chức chỉ ñạo thực hiện công tác
ñào tạo cán bộ KHKT người DTTS.
Địa bàn khảo sát chủ yếu: 2 cơ sở ñào tạo trên ñịa bàn tỉnh ĐăkLăk là
Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Cao ñẳng Sư phạm; cán bộ KHKT
người DTTS có trình ñộ từ cao ñẳng trở lên ñang công tác tại các sở, ban,
ngành, viện, trường, các tổ chức, ñoàn thể xã hội, doanh nghiệp trên ñịa bàn
tỉnh ĐăkLăk (trừ các ñơn vị lực lượng vũ trang).


6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan ñiểm, ñường lối
của Đảng về chính sách dân tộc, cán bộ dân tộc và KHKT, cán bộ KHKT.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc,
kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành như thống kê,
so sánh, ñồng ñại, lịch ñại, phân tích, tổng hợp …
6. Những ñóng góp về khoa học của luận văn
- Giải ñáp những vấn ñề còn tồn tại trong quá trình lãnh ñạo, chỉ ñạo
của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk về công tác ñào tạo cán bộ DTTS và cán bộ KHKT
người DTTS - Một vấn ñề chưa ñược nghiên cứu nhiều.
- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch ñịnh các chủ trương, chính
sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ĐăkLăk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói
chung về công tác ñào tạo ñội ngũ cán bộ KHKT người DTTS.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Tổng kết những kinh nghiệm có tính ñịnh hướng ñể nâng cao nhận
thức, chất lượng và hiệu quả của công tác ñào tạo cán bộ DTTS nói chung và

cán bộ KHKT người DTTS nói riêng ở ĐăkLăk.
- Kết quả của luận văn góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy các
chuyên ñề của môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở ñầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5 tiết.



7
Chương 1
ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK VỀ CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC - KỸ THUẬT
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (1996-2004)

1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
CỦA TỈNH ĐĂKLĂK
Tỉnh ĐăkLăk nằm ở phía Tây Nam của dãy Trường Sơn, phía Bắc
giáp với tỉnh GiaLai; phía Nam giáp với hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước;
phía Đông giáp với hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vương
quốc Cămpuchia. ĐăkLăk có nhiều tuyến giao thông quan trọng nối liền với
các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và tỉnh
Munñunkiri (Cămpuchia).
ĐăkLăk nằm ở trung tâm Cao Nguyên, với diện tích là 13.125 km
2
và ở
ñộ cao trung bình là 500m so với mặt nước biển, trong ñó diện tích ñất lâm
nghiệp có 1.019.847ha, ñất nông nghiệp diện tích 28.906ha, ñất trồng cây lâu
năm 160.488ha và hàng vạn hécta ñồng cỏ, có nhiều cánh ñồng cỏ chạy dài,
nhiều ñầm hồ rộng lớn (lớn nhất là hồ Lăk với diện tích 750ha, hồ EaSoup với

diện tích 400ha), Hệ thống sông suối ở ĐăkLăk khá phong phú, lớn nhất là
sông Sêrêpốc. Do ñó, tiềm năng thủy ñiện cũng là một thế mạnh của ĐăkLăk.
Việc xây dựng các công trình thủy ñiện sẽ làm tăng sản lượng ñiện, góp phần
phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu trên ñịa bàn tỉnh theo hướng tăng dần tỷ
trọng công nghiệp, tạo tiền ñề cho giao thông phát triển, giao lưu văn hóa xã hội,
cải thiện ñời sống vật chất và tinh thần, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho
ñồng bào các dân tộc. Quan trọng nhất là nó mở ra cơ hội cho các dân tộc tiếp
xúc với ñời sống hiện ñại và dần từng bước xóa bỏ các thủ tục lạc hậu.
Vùng Cao Nguyên Buôn Ma Thuột và các khu vực phụ cận có ñịa hình
tương ñối bằng phẳng, ñất ñai phì nhiêu. Diện tích ñất ñỏ bazan ở ĐăkLăk có
hơn 704.000ha, có diện tích rừng và ñất rừng lớn nhất ñất nước với


8
1.215.000ha (chiếm 62,2% diện tích ñất tự nhiên), có nhiều tài nguyên sinh
vật phong phú, ña dạng như Vườn Quốc gia YokĐôn; Với thế mạnh về tài
nguyên ñất ñai, rừng, lâm sản, ĐăkLăk là vùng ñất phù hợp cho phát triển cây
công nghiệp dài ngày, ñặc biệt là các loại cây có giá trị xuất khẩu cao như cao
su, cà phê … chăn nuôi ñại gia súc và kinh doanh tổng hợp nghề rừng.
Khí hậu ở ĐăkLăk tương ñối ôn hòa, nhiệt ñộ trung bình hàng năm là
24
0
C. Lượng chiếu sáng dồi dào với cường ñộ tương ñối ổn ñịnh, lượng mưa
trung bình 1700 - 2000mm/ năm. Độ ẩm trung bình 81%, khí hậu phân thành
hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 ñến tháng 11 chiếm trên 70% lượng mưa
cả năm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Mùa khô từ tháng 12 ñến tháng
4, ñộ ẩm giảm, gió ñông bắc thổi mạnh từ cấp 4 ñến cấp 6, lượng bốc hơi lớn
gây ra khô hại nghiêm trọng. Vì vậy, yếu tố giữ và cấp nước trong mùa khô
có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
ĐăkLăk là tỉnh còn trữ lượng lớn tài nguyên, khoáng sản chưa ñược

khai thác nhiều như: chì, vàng, sét cao lanh, than bùn, … nhưng ñáng kể nhất
là quặng bôxít tự nhiên có trữ lượng khoảng 5,4 tỷ tấn với hàm lượng ôxít
nhôm khoảng 35-40%, sét cao lanh trữ lượng 60 triệu tấn phân bổ ở Ma’Đrắc,
Buôn Ma Thuột, Sét làm ngói trữ lượng trên 50 triệu tấn tập trung ở huyện
KrôngAna, Buôn Ma Thuột, Ma’Đrắc và nhiều nơi khác trong tỉnh. Ngoài ra
còn có các khoáng sản khác như: vàng ở huyện EaKar, chì ở huyện EaH’leo,
phốtpho ở Buôn Đôn, than bùn chủ yếu ở CưM’Gar cùng các loại ñá quý, ñá
ốp lát, cát ñá xây dựng có trữ lượng không lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
Điều kiện tự nhiên vốn có ñã tạo ra thế mạnh cho tỉnh ĐăkLăk, nhưng
do trình ñộ còn nhiều hạn chế, nên các DTTS bản ñịa ñã không khai thác
ñược thế mạnh phục vụ cho cuộc sống mà chủ yếu vẫn là dựa vào săn bắt, hái
lượm những sản phẩm sẵn có trong tự nhiên và canh tác sản xuất nhưng hiệu
quả thấp nên ñời sống của ñại bộ phận các DTTS bản ñịa còn hết sức khó
khăn. Để phát huy ñược nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có của tỉnh, vấn ñề


9
căn cốt hiện nay là cần có một ñội ngũ cán bộ KHKT ñặc biệt là cán bộ
KHKT người DTTS ñể họ hướng dẫn cho DTTS bản ñịa, vận dụng những tri
thức khoa học vào việc khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên vốn có của ñịa phương mình.
Trước khi chia tách tỉnh (2004), ĐăkLăk gồm 18 huyện và 1 thành
phố. Dân số trên 1,7 triệu người, dân tộc kinh chiếm 44%, DTTS chiếm 56%,
mật ñộ dân số là 135 người/ km
2
, trong ñó số dân làm nông nghiệp và sống ở
nông thôn chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
Kinh tế ĐăkLăk nhìn chung chậm phát triển, công nghiệp, dịch vụ
manh mún thiếu tập trung, tỷ trọng ñóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu
GDP của tỉnh cao. Tốc ñộ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong 5 năm

2001-2005 ñạt 8,05%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân xấp xỉ 5,18%/
năm trong giai ñoạn 2001-2005. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh gồm
các mặt hàng nông sản như: cà phê, tiêu, ñiều, ong mật, gỗ, cao su … trong
ñó, các mặt hàng cà phê, ngô, gỗ, bông có sản lượng ñứng ñầu cả nước, ñặc
biệt sản phẩm cà phê ĐăkLăk là mặt hàng nổi tiếng trên thế giới ñã xuất khẩu
sang 83 quốc gia và vùng lãnh thổ, thâm nhập ñược vào cả những thị trường
khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như EU,
Mỹ, Nhật … Tuy nhiên, những mặt hàng xuất khẩu của ĐăkLăk ñều ở dạng
thô nên hiệu quả kinh tế không cao, ñiều ñó ñòi hỏi cần ñầu tư xây dựng
những nhà máy chế biến những sản phẩm ñó ở dạng tinh ñể xuất khẩu. Muốn
làm ñược vậy cần quan tâm ñến chính sách ñào tạo và thu hút những cán bộ
KHKT về lĩnh vực này.
Xã hội Tây Nguyên nói chung và ĐăkLăk nói riêng là sự ñan xen giữa
những yếu tố của xã hội truyền thống với hiện ñại. Tính chất cư trú ñan xen
giữa các tộc người là một hiện tượng phổ biến ở ĐăkLăk, nó không chỉ dừng
lại ở cấp ñộ xã, phường, thị trấn mà còn xuống tận các buôn, làng, thôn, xóm.
Và kéo theo là sự ña dạng, phong phú về phong tục, tập quán, truyền thống


10
văn hóa, truyền thống với ñầy ñủ tính chất hai mặt của nó. Như vậy, sự ña
dạng về thành phần dân tộc, sự ñan xen về ñịa bàn cư trú là một nét nổi bật
của các DTTS ở ĐăkLăk.
ĐăkLăk là một trong những tỉnh có số lượng thành phần dân tộc ñông
nhất nước. Hiện ĐăkLăk có 44 dân tộc anh em chung sống, chiếm 29,5% tổng
dân số cả tỉnh, trong ñó 19,31% là ñồng bào DTTS tại chỗ (Êñê, M’Nông,
GiaJai). Êñê dân tộc bản ñịa chiếm tỷ lệ cao nhất là 14,8% so với các DTTS
khác. Trong các DTTS ở nhiều vùng khác nhau di cư vào thì dân tộc Tày,
Nùng chiếm tỷ lệ lớn nhất gần 6%. Có 7 dân tộc có số dân trên 1 vạn người là
Êñê, M’Nông, GiaJai, Tày, Nùng, Thái, Mường.

Khoảng cách về trình ñộ phát triển giữa các dân tộc tương ñối cao. Một
số dân tộc ñã ñạt tới trình ñộ tiên tiến, nhưng vẫn còn một bộ phận vẫn còn
mới chỉ vừa qua giai ñoạn canh tác, ñốt, phát, chọc, trỉa. Chính vì vậy, sự
phân hóa giữa các dân tộc thể hiện rõ nét hơn sự phân hóa trong nội bộ từng
dân tộc, rõ nét nhất là giữa dân tộc kinh với các DTTS bản ñịa. Sự phân hóa
ñang có xu hướng tăng dần không chỉ giữa các dân tộc và trong nội bộ một
dân tộc, mà còn giữa các khu vực và các vùng trong tỉnh.
Đặc ñiểm này ñòi hỏi phải có ñội ngũ cán bộ KHKT người DTTS ở
nhiều trình ñộ khác nhau, nhiều tộc người khác nhau và phải có khả năng
nhạy cảm với các vấn ñề về dân tộc và quan hệ dân tộc, biết giải quyết nhanh,
ñúng ñắn, có hiệu quả trong quá trình chuyển ñổi từ thói quen sản xuất lạc
hậu sang vận dụng KHKT vào sản xuất không ngừng nâng cao hiệu quả của
sản xuất tăng năng xuất lao ñộng. Có thể nói ñây là một yêu cầu không thể
thiếu ñược ñối với người cán bộ KHKT là người DTTS ở ĐăkLăk.
ĐăkLăk là một vùng văn hóa giàu bản sắc và phong phú của nhiều
dân tộc anh em trong ñại gia ñình các dân tộc Việt Nam. Nó vừa ña dạng ñan
xen; vừa thống nhất, kết hợp hài hòa với nhau tạo nên một bản sắc ñộc ñáo,
tinh tế, một phong cách ñặc thù với 3 dòng văn hóa chính:


11
- Văn hóa bản ñịa của các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên
- Văn hóa của các DTTS phía Bắc
- Văn hóa của dân tộc Việt, mang ñủ sắc thái 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Cả ba dòng văn hóa này ñang phát triển, giao thoa, ñan xen, bồi ñắp
cho nhau tạo nên nền văn hóa ĐăkLăk phong phú, ña dạng, ñậm ñà bản sắc
dân tộc. Văn hóa làng buôn ở ĐăkLăk là sự hội tụ của văn hóa nhà dài (Êñê,
M’Nông), văn hóa nhà rông (GiaJai, XêĐăng), văn hóa nhà sàn của các DTTS
phía Bắc và văn hóa ñình làng của người Việt. Nơi ñây vừa có hương ước
(quy ước) làng thể hiện sự gắn bó trong cộng ñồng từ lâu ñời, vừa thể hiện sự

giao kết giữa các cộng ñồng trong việc thực hiện nếp sống văn minh, gia ñình
văn hóa trong sự nghiệp ñổi mới hiện nay.
Nói ñến văn hóa các dân tộc ĐăkLăk không thể không nói ñến văn hóa
cồng chiêng hết sức ñộc ñáo, với sự hội nhập của các dàn chiêng Knar (Êñê),
GôngPế (M’Nông), Aráp (XêĐăng, GiaJai) tạo nên một bản hợp sướng giàu
âm ñiệu của núi rừng Tây Nguyên.
Là một trong những dân tộc bản ñịa lâu ñời ở ĐăkLăk, người Êñê có
một hệ thống lễ hội dân gian hết sức phong phú, ña dạng và ñộc ñáo. Đặc biệt
là lễ nghi nông nghiệp theo nông lịch chu kỳ hàng năm như lễ ăn cơm mới,
cúng bến nước, cầu mưa, lễ ñâm trâu, lễ mừng ñược mùa … Vấn ñề ñặt ra ở
ñây là, hệ thống lễ hội phong phú như vậy vừa chứa ñựng những quan niệm
mê tín dị ñoan cần ñược xóa bỏ nhưng cũng bao hàm chứa ñựng ý nghĩa nhân
văn, giáo dục ñạo ñức và ý thức cộng ñồng của các thành viên buôn làng, cần
ñược tiếp tục nghiên cứu và cải biến cho phù hợp với nhu cầu ñời sống văn
hóa mới.
Một nét ñặc sắc trong văn hóa các dân tộc ở ĐăkLăk là các Sử thi. Nội
dung của các Sử thi mang ñậm tính lịch sử, trong ñó các sinh hoạt xã hội, tín
ngưỡng, phong tục tập quán ñược miêu tả cụ thể và sinh ñộng bằng những lời
văn vần xúc tích, trau chuốt và mang tính nghệ thuật cao. Các Sử thi thường


12
ñược kể trong các lễ hội cầu chúc sức khỏe, lễ cơm mới, các lễ hội sau mùa
gặt hái … phản ánh khát vọng tự do của con người hướng về cội nguồn tổ
tiên, cội nguồn dân tộc; về ý thức cộng ñồng buôn làng. Các nội dung này có
ý nghĩa quan trọng ñối với việc giáo dục thế hệ trẻ, hình thành mối quan hệ
giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên một cách hài
hòa, góp phần trong việc tạo dựng phẩm chất khoan dung, sự ñoàn kết gắn bó
và tính cộng ñồng bền chặt xây dựng quê hương giàu ñẹp hơn.
Người Êñê theo chế ñộ mẫu hệ, con cái tính theo dòng mẹ, lấy họ mẹ.

Trong cuộc sống gia ñình, vai trò của người phụ nữ trở thành chính yếu, từ
việc nắm giữ kinh tế, nuôi dạy con cái, tổ chức cuộc sống, còn người ñàn ông
chỉ lo nương rẫy. Chính sự phân công xã hội từ bản sắc văn hóa cộng ñồng
này ñã ảnh hưởng ñến nhân cách của người DTTS hiện nay theo hai chiều:
tâm lý tự ti thụ ñộng. Mặt khác, tuy người vợ có vị thế quan trọng trong gia
ñình nhưng trong quan hệ xã hội thì người ñàn ông vẫn giữ vị trí quan trọng.
Cho nên nam giới vẫn dễ thoát ly, nữ giới vẫn dễ bị cột chặt vào công việc gia
ñình, dòng họ. Thực tế này ñã ảnh hưởng ñến việc xây dựng ñội ngũ cán bộ
nữ người DTTS.
Sống trong một xã hội mà ý thức cộng ñồng bao giỡ cũng là tính trội
so với ý thức sống và làm việc theo pháp luật; những tàn tích của gia ñình
mẫu hệ vẫn còn tồn tại; những thói quen và tập tục lạc hậu từ ngàn ñời vẫn
níu kéo con người làm cho người cán bộ DTTS bàng quang trước cái mới
và ngại thay ñổi.
Yếu tố xã hội truyền thống này ảnh hưởng không nhỏ ñến việc hình
thành nhân cách, tâm lý của người cán bộ DTTS, chỉ dừng lại ở tư duy trực
quan, cảm tính mà không vươn tới tư duy lý luận, tư duy khoa học, làm cho
năng lực cá nhân chưa ñược phát triển một cách ñầy ñủ.
ĐăkLăk chịu sự chi phối rất lớn bởi ñặc ñiểm tình hình của một ñịa
bàn miền núi, biên giới, nơi có nhiều thành phần dân tộc và tôn giáo ñang


13
hoạt ñộng; là ñịa bàn tập trung ñầy ñủ các yếu tố về dân tộc, tôn giáo, biên
giới hết sức phức tạp và nhạy cảm. Tỉnh có 10 xã của 6 huyện tiếp giáp với
tỉnh Munñunkiri với 193km ñường biên giới. Có 24,6% dân số theo tôn giáo,
trong ñó Công giáo 214.425 người, Phật Giáo 123.619 người, Tin lành
135.836 người, Cao Đài 4.200 người, Hòa Hảo 175 người; có mối liên quan
và ảnh hưởng mật thiết với yêu cầu xây dựng và bảo vệ khu vực Tây Nguyên
cũng như của cả nước. Sự ổn ñịnh và phát triển của ĐăkLăk gắn liền với sự

ổn ñịnh và phát triển của cả khu vực Tây Nguyên và trong cả nước.
Với vị trí chiến lược của mình, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, ĐăkLăk
luôn là một trong những ñịa bàn mà các lực lượng thù ñịch chống phá quyết
liệt, tìm cách chia rẽ khối ñại ñoàn kết dân tộc, làm suy yếu chế ñộ XHCN do
Đảng ta lãnh ñạo. Trong thời gian gần ñây, các thế lực phản ñộng quốc tế ñã
và ñang lợi dụng vấn ñề dân tộc, tôn giáo ñể ñẩy mạnh việc thực hiện diễn
biến hòa bình kết hợp với âm mưu bạo loạn lật ñổ ở ĐăkLăk bằng nhiều thủ
ñoạn chống phá trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, gia tăng
việc truyền ñạo tin lành trái phép. Núp dưới danh nghĩa dân tộc, tôn giáo, các
thế lực thù ñịch ra sức xuyên tạc, chia rẽ tổ chức ñảng, chính quyền với ñồng
bào các dân tộc, lừa gạt, dụ dỗ, kể cả ñe dọa ñể lôi kéo ñồng bào nhằm gây ra
sự mất ổn ñịnh về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Vụ bạo loạn mang tính chất chính trị diễn ra vào năm 2001 và 2004
nhằm mục ñích công khai cái gọi là “Nhà nước Đềgar ñộc lập”. Việc phát
triển tổ chức “Tin lành Đềgar”, lôi kéo kích ñộng lừa phỉnh ñồng bào vượt
biên trái phép sang Cămpuchia, phát tán tờ rơi, viết khẩu hiệu chống chính
quyền, chống Đảng … ñều nằm trong âm mưu nói trên.
Đặc ñiểm này ñòi hỏi và yêu cầu trong quá trình xây dựng, ñào tạo ñội
ngũ cán bộ DTTS nói chung, ñội ngũ cán bộ KHKT người DTTS nói riêng
phải hết sức chú ý vấn ñề rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt ñối
trung thành với lý tưởng cách mạng, ñề cao cảnh giác, nắm vững và quán triệt


14
các quan ñiểm của ñảng về chính sách dân tộc, tôn giáo, ñộc lập dân tộc với
an ninh biên giới, phát triển kinh tế gắn liền với ổn ñịnh xã hội và giữ vững
chính trị, an ninh, quốc phòng, có khả năng nhạy bén chính trị, khôn khéo và
kiên quyết trong xử lý, giải quyết công việc khi có “ñiểm nóng chính trị” xảy
ra. Hơn bao giờ hết trong những hoàn cảnh có vấn ñề ñòi hỏi cán bộ, ñảng
viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, ñặc biệt là trên ñịa bàn tỉnh ĐăkLăk

vốn rất phức tạp bởi âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù ñịch.
Tất cả những vấn ñề trên cho thấy, cùng với việc học tập, nâng cao
trình ñộ chuyên môn trong nhà trường thì việc giữ vững bản lĩnh chính trị,
không ngừng rèn luyện tu dưỡng ñạo ñức và tư cách có ý nghĩa hết sức quan
trọng ñể ñội ngũ cán bộ KHKT người DTTS ở ĐăkLăk ñủ sức vươn lên ñáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng ñặt ra.
Những ñặc ñiểm về tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh
ĐăkLăk là cơ sở thực tiễn của một trong năm tỉnh ở Tây Nguyên ñể Trung
ương Đảng ñề ra ñường lối lãnh ñạo khu vực Tây Nguyên phát triển bền vững
và ổn ñịnh chính trị.
1.2. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO
CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
Sự phát triển của lịch sử nhân loại ñã và sẽ tiếp tục chứng minh KHKT
luôn chứa ñựng trong bản thân nó một sức mạnh tiềm tàng, KHKT có thể
mang lại cho con người những lợi ích to lớn, song cũng có thể ñặt con người
trước những nguy cơ, hiểm họa khôn lường. Mác ñã từng nhấn mạnh ñến
những hậu quả, ñặc biệt là về mặt xã hội do sự phát triển của KHKT dưới chủ
nghĩa tư bản mang lại. Ngày nay, khi phải ñối mặt với những hậu quả do sự
lạm dụng KHKT vì những toan tính vụ lợi, ích kỷ của con người gây ra như ô
nhiễm môi trường sống, ngộ ñộc thực phẩm, bệnh tật … chúng ta càng cảm
nhận rõ hơn chiều sâu trong tư tưởng của Mác về vấn ñề này. Hơn lúc nào
hết, trong thời ñại ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học


15
và công nghệ cần phải có ñội ngũ cán bộ KHKT ñể biến sức mạnh tiềm tàng
vốn có của KHKT thành hiện thực phục vụ cho cuộc sống của con người
ñồng thời chính họ cũng là những người tham gia vào công việc ngăn ngừa,
khắc phục những hiểm họa mà chính KHKT tạo ra.
Kế thừa những tư tưởng của Mác và Ăngghen, sau khi giành ñược

chính quyền, ñể ñáp ứng ñược yêu cầu của công cuộc bảo vệ và xây dựng
CNXH, và trong sự nghiệp công nghiệp hóa XHCN, một nhiệm vụ rất mới
mẻ ñặt ra trước công nhân và Đảng của giai cấp công nhân ñó là nhiệm vụ
quản lý nhà nước, quản lý kinh tế nhằm xây dựng thắng lợi CNXH. Lênin ñã
tiến hành ñánh giá, sắp xếp lại, ñào tạo, bồi dưỡng ñội ngũ cán bộ cho phù
hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Lênin rất chú ý ñến việc rèn luyện, ñào
tạo ñội ngũ cán bộ, ñảng viên trẻ, ñó là những người có khả năng tiếp thu
nhanh kiến thức về KHKT, quản lý kinh tế-xã hội, quản lý nhà nước, là những
người kế thừa sự nghiệp lãnh ñạo ñất nước, lãnh ñạo cách mạng trong tương
lai, ñó là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước Xôviết. Lênin nêu rõ: Tiến
tới xóa bỏ sự phân công giữa người và người, ñồng thời giáo dục, huấn luyện và
trau dồi nên lớp người có tri thức về mọi mặt, nghĩa là những người có khả năng
làm ñược tất cả mọi việc. Chủ nghĩa cộng sản ñang ñi theo hướng ấy.
Còn J.Stalin thì cho rằng: Bản thân chúng ta cần phải trở thành những
nhà chuyên môn, những người làm chủ công việc; chúng ta cần phải hướng về
phía những trí thức kỹ thuật; ñấy là phía mà cuộc sống ñang ñẩy chúng ta ñi
tới … Đã ñến lúc gấp rút chúng ta phải hướng về kỹ thuật … bản thân chúng
ta phải trở thành những nhà chuyên môn, những người thông hiểu kỹ thuật,
bản thân chúng ta phải trở thành những người hoàn toàn làm chủ ñược công
tác kinh tế.
Bình ñẳng dân tộc là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong Cương
lĩnh về vấn ñề dân tộc của Lênin. Đây là một sự bình ñẳng hoàn toàn, một sự
bình ñẳng toàn diện giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn


16
hóa, Lênin ñã chỉ rõ rằng: Người nào không thừa nhận và không bảo vệ quyền
bình ñẳng giữa các dân tộc và bình ñẳng giữa các ngôn ngữ, không ñấu tranh
chống mọi áp bức hay mọi bất bình ñẳng dân tộc, người ñó không phải là
người mácxít, thậm chí cũng không phải là người dân chủ nữa. Bình ñẳng văn

hóa có nghĩa là các dân tộc có quyền sử dụng tiếng mẹ ñẻ trong trường học …
Mặt khác, Lênin cho rằng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa sẽ ñòi hỏi các
dân tộc sống trong một quốc gia phải học tiếng của dân tộc ña số.
Có thể thấy, theo Lênin vấn ñề cán bộ có tri thức về mọi lĩnh vực và
ñặc biệt là lĩnh vực KHKT ñược quan tâm hàng ñầu trong công cuộc bảo vệ
và xây dựng chính quyền Xôviết và Người cũng quan tâm ñến việc thực hiện
bình ñẳng dân tộc trên mọi phương diện cũng như việc phải ñoàn kết dân tộc
ñể chung tay xây dựng chính quyền Xôviết vững mạnh. Tuy nhiên, Lênin
chưa ñề cập rõ nét về việc ñào tạo ñội ngũ trí thức DTTS chính là tạo ñiều
kiện ñể các dân tộc vượt lên thực hiện quyền bình ñẳng.
Bình ñẳng dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh có 3 cấp ñộ: bình ñẳng
giữa các quốc gia dân tộc; bình ñẳng giữa dân tộc ña số và các DTTS, bình
ñẳng giữa các DTTS với nhau trong một quốc gia ña dân tộc; bình ñẳng giữa
các cá nhân, giữa các công dân, giữa các thành viên trong xã hội, không phân
biệt nam hay nữ, giàu hay nghèo, ñịa vị cao hay thấp trong xã hội …
Hồ Chí Minh coi thời ñại của chúng ta bây giờ là thời ñại vệ tinh nhân
tạo, nghĩa là thời ñại của khoa học phát triển mạnh, thời ñại XHCN. Tại Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội nghị phổ biến KHKT Việt Nam,
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng ñịnh: không phải từ sản xuất mà ra và phải trở
lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng xuất lao ñộng
và không ngừng cải thiện ñời sống của nhân dân, ñảm bảo cho CNXH thắng
lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh ñặc biệt quan tâm ñến nhiệm vụ giáo dục KHKT
cho nhân dân, coi việc cung cấp tri thức KHKT là một nội dung cơ bản của
giáo dục. Người quan tâm ñến việc tập hợp trí thức, trọng dụng nhân tài,


17
chăm lo xây dựng, phát triển ñội ngũ cán bộ KHKT. Bởi vì, theo Người muốn
phát triển văn hóa thì phải cần thầy giáo, muốn phát triển sức khỏe của nhân
dân thì phải cần thầy thuốc, muốn phát triển kỹ nghệ phải cần các kỹ sư.

Chính vì thế, Người ñã khẳng ñịnh một cách dứt khoát rằng, cách mạng
XHCN phải gắn liền với sự phát triển của KHKT, với sự phát triển văn hóa
của nhân dân; ñồng thời tin tưởng rằng, CNXH cộng với khoa học chắc chắn
sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho dân tộc Việt Nam nói chung và
cho ñồng bào các DTTS nói riêng.
Để cho ñồng bào DTTS có cuộc sống ấm no, Hồ Chí Minh khẳng ñịnh
phải làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, Người chỉ rõ Đảng và Chính phủ
phải có kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi.

Đồng
bào miền xuôi phải giúp ñỡ ñồng bào miền núi. Đồng thời các DTTS cũng
phải không ngừng vươn lên. Động viên ñồng bào miền núi tăng gia sản xuất,
thực hành tiết kiệm. Xây dựng hệ thống giao thông, liên lạc thuận lợi hơn.
Phát triển nông nghiệp toàn diện, tùy theo ñiều kiện của từng ñịa phương mà
phát triển cây lương thực hay cây ăn quả, cây công nghiệp. Đưa tiến bộ
KHKT vào các ngành nông, lâm nghiệp, ñẩy mạnh phong trào cải tiến công
cụ, chống xói mòn ñất trồng. Kết hợp chặt chẽ công nghiệp ñịa phương, thủ
công nghiệp và nông nghiệp; sản xuất và chế biến, thương nghiệp … Muốn
vậy, phải ñào tạo ñược ñội ngũ cán bộ DTTS và cán bộ DTTS làm KHKT.
Đào tạo DTTS là sự thể hiện nội dung của tư tưởng bình ñẳng và chiến
lược con người của Hồ Chí Minh. Trong Hội nghị Tuyên giáo miền Núi
(1963), Người nói: Hiện nay, lại có hơn 30 trường thanh niên dân tộc vừa học
vừa làm, ñể ñào tạo cán bộ ñịa phương, vừa có văn hóa, vừa có kỹ thuật, vừa
giỏi lao ñộng. Loại trường ñó rất tốt, cần giúp cho trường ñó phát triển ñúng
phương hướng … ñây là trường học ñể ñào tạo cán bộ. Hồ Chí Minh cũng rất
chú trọng ñến khâu bồi dưỡng cán bộ miền núi về chính trị, văn hóa và nghiệp
vụ bằng nhiều hình thức, phương pháp bồi dưỡng ña dạng. Cử ñi học văn hóa


18

ñể nâng cao trình ñộ, từ bổ túc, các trường phổ thông, rồi ñại học, trên ñại
học. Cử ñi học các trường kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sơ cấp, trung cấp kỹ
thuật ñến ñại học kỹ thuật.
Nhận rõ vai trò và tầm quan trọng to lớn của lực lượng cách mạng
trong vùng ñồng bào các dân tộc, ngay từ khi mới ra ñời, Đảng Cộng sản Việt
Nam ñã có chính sách dân tộc ñúng ñắn, ñộng viên và tập hợp lực lượng các
DTTS tiến hành cuộc ñấu tranh giải phóng dân tộc và ngày nay là sự nghiệp
ñổi mới ñất nước. Trong 79 năm lãnh ñạo cách mạng Việt Nam, từ Cương
lĩnh chính trị ñầu tiên của Đảng (1930) ñến Cương lĩnh xây dựng ñất nước
trong thời kỳ quá ñộ lên CNXH (1991). Chính sách dân tộc của Đảng ñược bổ
sung và hoàn thiện qua mỗi giai ñoạn cách mạng, ñáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp ñấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH. Nội dung chủ yếu,
xuyên suốt và nhất quán trong chính sách dân tộc của Đảng ta là các dân tộc
bình ñẳng, ñoàn kết, tương trợ và giúp ñỡ nhau cùng tiến bộ và phát triển bền
vững. Đây là một trong những ñặc trưng cơ bản thể hiện bản chất ưu việt của
chế ñộ XHCN ở nước ta.
Tinh thần cơ bản trên ñã ñược thể chế vào Hiến Pháp năm 1946, ñược
cụ thể hóa trong Hiến Pháp năm 1959 và ñược khẳng ñịnh lại ở Hiến Pháp
năm 1992:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước
thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên ñất nước Việt Nam.
Nhà nước thực hiện chính sách bình ñẳng, ñoàn kết, tương trợ giữa
các dân tộc; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc … Nhà
nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao
ñời sống vật chất và tinh thần của ñồng bào DTTS [25, tr. 255-256].
Để chính sách dân tộc thực sự ñi vào cuộc sống, trở thành hiện thực,
Đảng ta ñã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, ñề cập ñến việc ñào tạo, bồi dưỡng và
sử dụng có hiệu quả ñội ngũ cán bộ DTTS.



19
Trong thời kỳ ñổi mới ñất nước, Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, ngày
27/ 11/ 1989 và Quyết ñịnh 72 của Hội ñồng bộ trưởng, ngày 13/ 3/ 1990 ñều
ñề cập ñến vấn ñề ñào tạo, bồi dưỡng và các chính sách ñối với ñội ngũ cán
bộ DTTS. Để thực hiện trên thực tế quyền bình ñẳng, giữa các dân tộc, một
mặt pháp luật phải bảo ñảm quyền bình ñẳng ñó, mặt khác phải có chính sách
và tạo ñiều kiện ñể nhân dân các dân tộc miền núi vươn lên mạnh mẽ, phát
triển kinh tế, văn hóa, từng bước nâng cao năng xuất lao ñộng, nâng cao ñời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, coi trọng ñào tạo cán bộ người dân
tộc; tôn trọng và phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa
tốt ñẹp của các dân tộc. Nền văn minh ở miền núi phải ñược xây dựng trên cơ
sở mỗi dân tộc phát huy bản sắc văn hóa của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn
hóa của các dân tộc khác và góp phần phát triển văn hóa chung của cả nước.
Ngày 16/ 5/ 1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 37/ CT-
TW, Chỉ thị nêu cụ thể: Chú trọng ñào tạo ñội ngũ cán bộ KHKT, kinh tế,
pháp luật, hành chính, quản lý nhà nước … cán bộ nữ, dân tộc ít người, tôn
giáo, vùng sâu, vùng xa. Trong các trường ñại học cần xây dựng một số
trường ñại học và một số ngành trọng ñiểm có ñủ năng lực ñào tạo ñược các
nhà khoa học và kỹ thuật giỏi cho ñất nước.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996)

của Đảng

ñã
xác ñịnh phương hướng ñến năm 2000 trong việc thực hiện chính sách dân
tộc của ñảng là, bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, phải thực hiện
cho ñược 3 mục tiêu chủ yếu: xóa ñược ñói, giảm ñược nghèo, ổn ñịnh và cải
thiện ñược ñời sống, sức khỏe của ñồng bào các DTTS; nâng cao trình ñộ dân
trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt ñẹp của các dân tộc; xây
dựng ñược cơ sở chính trị, ñội ngũ cán bộ và ñảng viên của các DTTS ở các

vùng, các cấp trong sạch vững mạnh.
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm ñến việc ñào tạo, bồi dưỡng, sử dụng
ñội ngũ cán bộ KHKT, trong ñó có cán bộ DTTS. Xuất phát từ ñặc ñiểm riêng


20
của ñồng bào DTTS nên chủ trương của Đảng là có chính sách bảo ñảm cho
con em các gia ñình trong diện chính sách, gia ñình nghèo ñược ñi học và mở
thêm các trường phổ thông dân tộc nội trú ở những vùng khó khăn, vùng ñồng
bào thiểu số, coi ñây là một bộ phận quan trọng trong ñường lối cách mạng
của Đảng. Đối với việc phát triển kinh tế-xã hội ở miền núi và vùng ñồng bào
DTTS, Đại hội VIII ñặt ra chương trình mục tiêu: khai thác mọi tiềm lực ở ñịa
phương và huy ñộng sức của cả nước ñể tạo bước phát triển nhanh hơn về
kinh tế-xã hội, ổn ñịnh ñời sống, cải thiện môi trường, môi sinh … tăng
trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển xã hội, văn hóa, bảo ñảm
quốc phòng an ninh, phấn ñấu giảm bớt khoảng cách giữa các vùng về mặt
tiến bộ xã hội.
Từ các mục tiêu nêu trên, Đảng ta yêu cầu ñội ngũ cán bộ KHKT cần
phát huy sáng tạo trong nghiên cứu, ñề cao trách nhiệm trước xã hội. Về phía
Đảng và Nhà nước:
Có chính sách chăm lo ñiều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh
thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công
nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tụê; ưu ñãi nhân tài có cống hiến quan
trọng; khuyến khích cán bộ khoa học làm việc ở vùng sâu, vùng xa.
Ngăn chặn tình trạng “chảy máu chất xám”. [18, tr. 106, 107]
và khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí
của người Việt Nam, quyết tâm ñưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu
bằng khoa học và công nghệ.
Nhằm từng bước ñổi mới giáo dục, Đại hội VIII của Đảng xác ñịnh ñổi
mới hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và ñại học, kết hợp ñào tạo với nghiên

cứu, tạo nguồn nhân lực ñủ khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến. Bên cạnh
ñổi mới giáo dục chúng ta cũng tính ñến hiệu quả của việc sử dụng ñội ngũ
cán bộ ñược ñào tạo và từ khâu sử dụng cán bộ cũng là cơ sở ñể hoạch ñịnh
chiến lược phát triển giáo dục về các lĩnh vực chuyên môn cần chú ý ñào tạo

×