1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Nguyễn Thị Thanh Hoa
BÁO NGHỆ AN VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC Ở MIỀN NAM
TRONG NHỮNG NĂM 1965 – 1968
LUẬN VĂN KHOA HỌC THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
Người hướng dẫn: TS. Trần Văn Thức
VINH – 2012
LỜI CẢM ƠN
2
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn của mình em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
Thầy giáo TS. Trần Văn Thức - Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình học tập, triển khai và hoàn thành
luận văn.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy, cô giáo
công tác tại Khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh đã góp ý chân thành và cung cấp
một số tài liệu khoa học để tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu của bản thân.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, nhân viên Thư viện Nghệ An,
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi tiếp tận, thu thập, sử dụng tài
liệu trong quá trình viết luận văn.
Thành phố Vinh, 10 - 2012.
Nguyễn Thị Thanh Hoa
3
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Mục lục phụ lục tranh ảnh
MỞ ĐẦU ………………………………………………………..................
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………..
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………….
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu………………
6. Đóng góp khoa học của luận văn ..............................................................
7. Bố cục của luận văn ..................................................................................
Chương 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH BÁO NGHỆ AN
1
1
2
5
6
6
6
7
NHỮNG NĂM 1965 – 1968 ……………………………………………
1.1.Hồn cảnh lịch sử …………………………………………………......
1.1.1. Hoàn cảnh quốc tế …………………………………………………………
1.1.2. Hoàn cảnh trong nước …………………………………………………….
1.2.Tình hình báo Nghệ An……………………………………………….
Tiểu kết chương 1
8
8
8
16
26
30
………………………………………………………………….
Chương 2: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA QUÂN DÂN MIỀN NAM
NHỮNG NĂM CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ”
QUA BÁO NGHỆ AN ………………………..…………………………...
2.1. Phản ánh về những tội ác do đế quốc Mĩ, đồng minh và tay sai gây ra
31
ở miền Nam ……………………………………………………………….. 31
2.2. Phản ánh đường lối của Đảng đối phó với chiến lược “Chiến tranh cục 36
bộ” ở miền Nam ……………………………………………………………
2.2.1. Đường lối của Trung ương Đảng chống “Chiến tranh cục bộ”…….. 36
2.2.2. Phản ánh đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu
39
nước………………..
2.3. Phản ánh về thắng lợi của nhân dân miền Nam trong kháng chiến
4
chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” …………………………………...
2.3.1. Trên mặt trận quân sự ……………………………………………………
2.3.2. Trên mặt trận chính trị ……………………………………………………
2.3.3. Trên mặt trận ngoại giao …………………………………………………
2.3.4.
Công
tác
binh
43
44
51
57
59
vận…………………………………………………………..
2.4. Phản ánh sự giúp đỡ ủng hộ của bạn bè, các lực lương yêu chuộng
hịa bình quốc tế đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta … 63
2.4.1.Chủ trương tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế……..
63
2.4.2. Báo Nghệ An với việc phản ánh sự giúp đỡ, ủng hộ của thế giới đối
với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta ………………………….. 65
Tiểu kết chương 2 ………………………………………………………….. 83
Chương3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KINH NGHIỆM
LỊCH SỬ …………………………………………………………………. 85
3.1. Một số nhận xét, đánh giá …………………………………………….. 85
3.1.1. Trong những năm 1965 – 1968 báo Nghệ An tập trung tuyên
truyền, cổ động về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và
dân ta ở miền Nam
85
………………………………………………………………...
3.1.2. Báo Nghệ An phản ánh kịp thời, đầy đủ thực tiễn phong trào cách
mạng ở miền Nam ………………………………………………………………… 90
3.1.3. Báo Nghệ An góp phần giữ vững ý chí chiến đấu, nêu cao quyết
tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ…………………………………………………………..
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu………………………………………………
3.2.1. Luôn quán triệt đầy đủ đường lối của Đảng và Nhà nước, tập trung
92
nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động những nhiệm vụ chính trị cụ thể ………….. 94
3.2.2.Thường xuyên đi sâu vào hiện thực cuộc sống và thực tiễn cách
mạng của toàn Đảng, toàn dân để khai thác đề tài, phát hiện những sáng
tạo của quần chúng, phản ánh sự thật khách quan………………………….
96
3.2.3. Nâng cao tính chiến đấu của báo, xung kích trên mặt trận tư tưởng,
báo chí đảm bảo tính Đảng, tính nhân dân, tính chân thật …………………
Tiểu kết chương 3 ………………………………………………………….
KẾT LUẬN ………………………………………………………………...
Danh mục cơng trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án …………
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………
Phụ lục ……………………………………………………………………..
98
101
103
105
106
111
5
MỤC LỤC PHỤ LỤC TRANH, ẢNH
Phụ lục
Phụ lục 1: Tin tức thắng lợi trên mặt trận quân sự qua Báo Nghệ An số
325…………………………………………………………………….
Phụ lục 2: Tin tức thắng lợi trên mặt trận quân sự qua Báo Nghệ An số
Trang
111
112
6
356 ………………………………………………………………………
Phụ lục 3: Tin tức thắng lợi trên mặt trận quân sự, chính trị qua Báo
Nghệ An số 359 ………………………………………………………….
Phụ lục 4: Tin tức thắng lợi trên mặt trận quân sự qua Báo Nghệ An số
403 ……………………………………………………………………….
113
114
Phụ lục 5: Tin tức thắng lợi trên mặt trận quân sự
qua Báo Nghệ An số 432 ………………………………………………..
Phụ lục 6: Tin tức thắng lợi trên mặt trận quân sự qua Báo Nghệ An số
439 ……………………………………………………………………….
Phụ lục 7: Tin tức thắng lợi trên mặt trận quân sự qua Báo Nghệ An số
482 ……………………………………………………………………….
Phụ lục 8: Tin tức về thành tích chiến đấu ở miền Nam qua Báo Nghệ
An số 518 ………………………………………………………………..
Phụ lục 9: Tin tức thắng lợi trên mặt trận quân sự qua Báo Nghệ An số
543 ……………………………………………………………………….
Phụ lục 10: Tin tức thắng lợi trên mặt trận quân sự và chính trị qua Báo
Nghệ An số 473……………………………………………….................
Phụ lục 11: Tin tức phong trào đấu tranh chính trị qua Báo Nghệ An số
349 ……………………………………………………………………….
Phụ lục 12: Tin tức đấu tranh chính trị qua Báo Nghệ An số 505 ………
Phụ lục 13: Tin tức về phong trào đấu tranh chính trị qua Báo Nghệ An
số 512 ……………………………………………………………………
115
116
117
118
119
120
121
122
123
Phụ lục 14: Về sự ủng hộ của một số nước đối với cuộc kháng chiến
chống Mỹ qua Báo Nghệ An số 544 …………………………………….
Phụ lục 15: Về sự ủng hộ của một số nước đối với cuộc kháng chiến
chống Mỹ qua Báo Nghệ An số 552 …………………………………….
Phụ lục 16: Về sự ủng hộ của một số nước đối với cuộc kháng chiến
chống Mỹ qua Báo Nghệ An số 561 …………………………………….
124
125
126
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hào hùng của dân tộc Việt Nam
trong những năm 1954 - 1975 là biểu hiện tình đồn kết cao độ, tinh thần yêu
nước nồng nàn và là biểu hiện sáng ngời về ý chí quyết tâm “Khơng có gì q
hơn độc lập tự do” của nhân dân cả nước.
Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam tỉnh
Nghệ An - tờ báo Nghệ An trong những năm 1965 – 1968 phản ánh sinh động
toàn diện những vấn đề lịch sử của Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.
Đặc biệt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân miền Nam
được các số báo phản ánh kịp thời đầy đủ, qua đó góp phần khơi dậy, phát
huy mạnh mẽ khối đồn kết tồn dân, gắn bó mật thiết tình cảm giữa hậu
phương và tiền tuyến miền Nam.
Trong phong trào kết nghĩa Bắc – Nam, Nghệ An là tỉnh kết nghĩa với
Quảng Ngãi, qua phong trào này đã động viên quân và dân miền Bắc thi đua
lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam theo tinh
thần “Thóc khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người”. Vì vậy,
những diễn biến quan trọng trong cuộc chiến đấu của đồng bào miền Nam,
đặc biệt là tỉnh Quảng Ngãi đã được phản ánh sinh động, kịp thời qua báo
Nghệ An giai đoạn này.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1968,
Quảng Ngãi là một trong những địa phương diễn ra những trận đọ sức quyết
liệt đầu tiên giữa quân và dân ta với bọn xâm lược trong “Chiến tranh cục
bộ”. Bởi đây là địa phương mà đế quốc Mỹ và đồng minh tiến hành thí điểm
những cuộc hành qn “tìm diệt” hịng đè bẹp sức chiến đấu của quân và dân
8
ta. Nhưng, ngay từ những cuộc hành quân đầu tiên âm mưu, thủ đoạn của
chúng đã bị thất bại. Báo Nghệ An đã kịp thời phản ánh và cỗ vũ cho những
thắng lợi to lớn của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận.
Báo Nghệ An giai đoạn 1965-1968 là tấm gương phản ánh sinh động
lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam. Qua đó, làm cho
thế hệ ngày nay hiểu rõ hơn về truyền thống cách mạng quật cường và tinh
thần qủa cảm của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng dân
tộc, thống nhất Tổ quốc. Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ
trẻ hôm nay.
Bởi vậy, tôi quyết định chọn vấn đề “Báo Nghệ An với cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam trong những năm 1965 – 1968”
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu, đề cập về đề tài
báo Nghệ An, tựu trung các công trình ấy có thể chia thành các nhóm chủ
yếu: lịch sử về báo chí nói chung, báo Nghệ An nói riêng; lịch sử Đảng bộ
Nghệ An. Những cơng trình này ít nhiều đề cập đến một số vấn đề của báo
Nghệ An trên những khía cạnh nhất định.
Trước hết, nhóm cơng trình nghiên cứu lịch sử báo chí nói chung nổi
bật có:
Năm 1985, nhà nghiên cứu Hồng Chương đã hồn thành cơng trình
Báo chí Việt Nam. Cơng trình này đã cung cấp cho chúng ta một bức tranh
tổng thể về sự xuất hiện của nền báo chí Việt Nam từ năm 1865 đến năm
1985, chia thành hai thời kỳ phát triển chính là từ năm 1865 đến 1925 và từ
năm 1925 đến năm 1985. Qua việc trình bày lịch sử báo chí Việt Nam thời
kỳ 1925 – 1985 tác giả đã nhắc đến tờ báo Nghệ An, nhưng không đi sâu tìm
hiểu nội dung cơ bản của báo qua các thời kỳ.
Năm 1998, tập thể Hội đồng khoa học do PGS. PTS Tô Huy Rứa chủ
biên đã công bố công trình Thư tịch báo chí Việt Nam. Cơng trình này đã giới
9
thiệu về báo chí của nước ta như: tên của những tờ báo, tờ tạp chí sắp xếp
theo thứ tự chữ cái A, B, C, D, Đ, E, F… năm ra đời, kích thước, tịa soạn, tên
người chủ nhiệm, số lượng phát hành.v.v.. từ khi xuất hiện đến năm 1996.
Bao gồm những tờ báo, tạp chí của người Việt xuất bản bằng chữ Quốc ngữ
và chữ nước ngồi, khơng nhất thiết là những tờ báo, tạp chí xuất bản tại Việt
Nam. Riêng đối với báo Nghệ An cơng trình này chỉ giới thiệu về năm ra đời
năm 1961 và năm sáp nhập thành báo Hà Tĩnh thành báo Nghệ Tĩnh năm
1975. Cịn các nội dung về báo chí giai đoạn này cơng trình khơng đề cập.
Năm 2000, Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương đã phát hành cuốn
sách Lịch sử báo Đảng bộ các tỉnh và thành phố (Sơ thảo). Cơng trình này đã
thống kê về các tờ báo cách mạng của các địa phương trong đó có báo Nghệ
An. Qua cơng trình này, người đọc biết về tờ báo Nghệ An trên các mặt: năm
ra đời, số lượng phát hành, năm đổi tên báo khi sáp nhập với báo Hà Tĩnh…
còn những nội của dung báo Nghệ An nói chung, báo Nghệ An phản ánh về
cuộc kháng chiến chống Mỹ nói riêng, cơng trình này chưa đề cập đến.
Năm 2004, cơng trình Lịch sử báo Nghệ An của tác giả Văn Hiền đã
được xuất bản. Cơng trình này đã trình bày những bước phát triển của báo
Nghệ An trong quá trình lịch sử nhưng lại chưa đề cập đến nội dung cụ thể
mà báo Nghệ An phản ánh về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
đồng bào miền Nam. Những diễn biến quan trọng, những thắng lợi của quân
dân ta trên các mặt trận, chính trị, quân sự, binh vận…chưa được làm rõ.
Năm 2010, tập thể các nhà nghiên cứu do Đào Duy Quát, Đỗ Quang
Hưng, Vũ Duy Thơng (Đồng chủ biên) đã xuất bản cơng trình Tổng quan lịch
sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925 – 2010). Cơng trình này cung cấp cho
người đọc tổng thể bức tranh báo chí cách mạng của nước ta, trong đó có nhắc
đến tên tờ báo Nghệ An dưới góc độ là - Cơ quan ngơn luận của Đảng bộ tỉnh
Nghệ An.
Năm 2011, cơng trình Lịch sử báo Nghệ An (1961-2011) đã được xuất
bản. Cơng trình này đã giới thiệu về sự ra đời và phát triển của báo Nghệ An
10
từ ngày thành lập đến năm 2011. Cơng trình đã giới thiệu về nội dung cơ bản
mà báo Nghệ An phản ánh trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và
an ninh – quốc phịng của địa phương nói chung. Nếu đi sâu tìm hiểu về cuộc
kháng chiến ở miền Nam trong những năm 1965 – 1968 do báo Nghệ An
phản ánh, cơng trình này chưa làm rõ được.
Thứ hai, các cơng trình Lịch sử Đảng bộ địa phương được xuất bản
trong những năm gần đây:
Năm 1995, cơng trình Những sự kiện Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, tập 2
(1954 – 1975) đã hoàn thành. Ngoài việc trình bày những sự kiện lớn của
Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây đựng chủ nghĩa xã hội, đánh bại chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Cơng trình này đã giới thiệu về năm ra đời
báo Nghệ An, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Nghệ An. Nội dung phản
ánh cụ thể của báo thì cơng trình này chưa đi vào trình bày
Năm 1999, cơng trình Lịch sử Đảng bộ Nghệ An tập 2 (1954 – 1975)
đã được xuất bản. Trong chương IV của cuốn sách này đã đề cập đến những
thành tựu đạt được trong công cuộc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần
thứ nhất, giai đoạn (1961-1964) đã tạo nên những cơ sở vật chất cần thiết, làm
tiền đề cho Nghệ An bước vào thời kỳ cùng cả nước quyết tâm đánh thắng
cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, ra sức chi viện cho
cách mạng miền Nam. Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã nhanh chóng chuyển
mọi hoạt động sang thời chiến, tăng cường lực lượng quốc phòng với tinh
thần sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng lực lượng không quân, hải quân của
giặc Mỹ (1965); tiếp tục kết hợp sản xuất với chiến đấu, xây dựng và bảo vệ
hậu phương, tích cực chi viện chiến trường miền Nam trong giai đoạn (19663/1968); đảm bảo giao thông vận tải trong mọi tình huống, đánh bại thủ đoạn
ném bom hạn chế của đế quốc Mỹ từ tháng 4 đến tháng 11/1968. Đồng thời
cũng giới thiệu về tờ báo Nghệ An với tư cách cơ quan ngôn luận của Đảng
bộ tỉnh. Nhưng cơng trình khơng đi sâu vào khai thác nội dung của báo Nghệ
An giai đoạn này.
11
Nói tóm lại, trong những năm qua đã có khơng ít cơng trình nghiên
cứu về báo chí nói chung, báo Nghệ An nói riêng, trực tiếp hay gián tiếp
phản ánh được phần nào diện mạo báo Nghệ An những năm 1965 - 1968.
Nhưng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu mang tính tổng hợp về vấn đề
báo Nghệ An với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam từ
năm 1965 đến 1968.
Tổng hợp từ một số công trình nghiên cứu, quá trình sưu tầm tư liệu,
tài liệu báo Nghệ An hiện còn, giúp tác giả tái hiện rõ về cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam được báo Nghệ An phản ánh trong những
năm 1965 – 1968.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân miền Nam
những năm 1965-1968.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống tư liệu về các số báo Nghệ An từ 1965 đến 1968.
- Khảo sát nội dung các tờ báo ấy, dựng lại lịch sử phát triển của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta miền Nam từ khi Mỹ
thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đến khi Mỹ tuyên bố “phi Mỹ hóa”
chiến tranh ở Việt Nam.
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế của báo Nghệ An đối với việc phản
ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam những năm 1965 –
1968.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những bài viết về đề tài kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân
và dân ta ở miền Nam giai đoạn 1965 - 1968 trên báo Nghệ An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về thời gian: từ 1965 – 1968.
12
- Về không gian: các tỉnh từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam.
- Lĩnh vực nghiên cứu: báo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Tác giả vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp biện chứng
của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của
Đảng về cơng tác báo chí làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
5.2. Nguồn tài liệu
- Nguồn tài liệu báo chí khai thác tại Thư viện Quốc gia Việt Nam,
Thư viện Nghệ An …
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng các nhóm nghiên cứu chủ yếu
sau: Phương pháp nghiên cứu khoa học chung trong nghiên cứu lịch sử, bao
gồm: Phương pháp lịch sử; Phương pháp lôgic; Phương pháp phân loại;
Phương pháp đồng đại; Phương pháp lịch đại; Phương pháp phân kỳ; Phương
pháp đối chiếu lịch sử (Phương pháp so sánh).
6. Đóng góp khoa học của luận văn
- Làm rõ nội dung và vai trò của báo Nghệ An phản ánh về cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1968 của miền Nam.
- Làm rõ thực tế sắc thái cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai
đoạn 1965 – 1968 ở miền Nam.
- Rút ra những nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm chủ yếu qua
hoạt động của báo Nghệ An.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử và tình hình báo Nghệ An những năm
1965 – 1968.
13
Chương 2: Báo Nghệ An với cuộc kháng chiến của quân dân miền Nam
những năm chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Chương 3: Một số đánh giá, nhận xét và kinh nghiệm lịch sử.
Chương 1
HỒN CẢNH LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH BÁO NGHỆ AN
NHỮNG NĂM 1965 – 1968
1.1.
Hồn cảnh lịch sử
1.1.1. Hoàn cảnh quốc tế
Thế giới sau hai mươi năm từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
có những biến đổi quan trọng về chính trị, kinh tế trên cơ sở hình thành hai
hệ thống xã hội đối lập nhau: hệ thống xã hội chủ nghĩa và hệ thống tư bản
chủ nghĩa.
14
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ vươn lên vị trí số một thế
giới tư bản chủ nghĩa. Mỹ theo đuổi chiến lược tồn cầu ni tham vọng bá
chủ thế giới.
Đến những năm 60 của thế kỷ XX, với tư cách là một hệ thống có chế
độ chính trị - kinh tế - xã hội mới tồn tại và phát triển trên cả ba châu lục Á Âu và Mỹ Latinh, chủ nghĩa xã hội đã tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời
sống nhân loại. Về mặt kinh tế có sự phát triển đáng kể, thể hiện kinh tế chủ
nghĩa xã hội thế giới phát triển tương đối ổn định và đóng một vai trị và tác
động nhất định trong đời sống kinh tế thế giới. Chủ nghĩa xã hội cũng đã góp
phần quan trọng trong việc giúp đỡ các nước mới giành được độc lập về
chính trị.
Về mặt quân sự, sau khi phá thế độc quyền hạt nhân của Mỹ (1949),
Liên Xô đã thành công trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ với sự kiện Sputnic
(1957) . Cộng hịa nhân dân Trung Hoa cũng thành cơng trong việc chế tạo
bom nguyên tử (1964), bom khinh khí (1968). Với sức mạnh chính trị của
chế độ xã hội mới biểu hiện cả trong kinh tế và quân sự, hệ thống chủ nghĩa
xã hội là tác nhân làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa cách
mạng và phản cách mạng trên phạm vi thế giới, trở thành chỗ dựa cho phong
trào giải phóng dân tộc phát triển và là yếu tố cơ bản ngăn đe mọi mưu toan
gây chiến xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, làm đảo lộn chiến lược quân sự
toàn cầu của Mỹ từ “trả đũa ồ ạt” trong những năm 50 sang “phản ứng linh
hoạt” của những năm 60.
Cùng với sự tự khẳng định của hệ thống chủ nghĩa xã hội là sự phát
triển của phong trào giải phóng dân tộc trên các lục địa Á - Phi – Mỹ Latinh
làm tan rã chủ nghĩa thực dân cũ, đưa nhiều quốc gia bước vào thời kỳ độc
lập về chính trị và bắt đầu cuộc đấu tranh thoát khỏi sự phụ thuộc về kinh tế.
Từ chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam (1954) đến năm 1965 có thêm
40 nước giành được độc lập. Từ năm 1960 đến 1975, có 36 nước được Liên
Hiệp Quốc thừa nhận độc lập. Các dân tộc sau khi giành được độc lập, tuy
15
khuynh hướng phát triển xã hội khác nhau, phụ thuộc vào giai cấp lãnh đạo
cuộc đấu tranh giải phóng nhưng đều thi hành những chính sách nhằm đưa
đất nước có những bước chuyển biến về kinh tế – chính trị – xã hội theo
hướng độc lập và tiến bộ. Tính hình đó đã thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của
chủ nghĩa đế quốc, buộc phải xác lập những quan hệ mới với những nước
này và điều chỉnh lại chiến lược quốc tế của mình, đặc biệt khi các nước độc
lập tập hợp thành “Phong trào không liên kết” với tư cách như một lực lượng
kinh tế chính trị quốc tế mới tham gia ngày càng mạnh vào đời sống kinh tế,
chính trị thế giới.
Là một phong trào đấu tranh cho tiến bộ xã hội, cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì hịa bình, dân chủ ở các nước tư
bản chủ nghĩa cũng phát triển mạnh mẽ trong những năm 60 của thế kỷ XX.
Vượt qua thời kỳ tạm lắng xuống của những năm 50, nhằm chống lại bọn tư
bản độc quyền đang trút gánh nặng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát, suy
thoái và chạy đua vũ trang lên vai người lao động cũng như các chính sách
đối nội đàn áp, chính sách đối ngoại phản động của chúng. Phong trào này
đặc biệt dâng cao dưới tác động của cuộc kháng chiến anh dũng của nhân
dân Việt Nam, trong đó nhân dân các nước đã kết hợp chặt chẽ cuộc đấu
tranh hịa bình ở Việt Nam với cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Đây cũng là một tác nhân quan trọng tác động vào chính sách đối ngoại của
các nước tư bản chủ nghĩa.
Sự thay đổi của bản đồ chính trị thế giới trong những năm 60 đã làm
sâu sắc thêm bởi những chuyển biến mới về kinh tế với sự xuất hiện của các
khu vực kinh tế mới. Ngoài khu vực kinh tế của các nước đế quốc là khu vực
kinh tế chủ nghĩa xã hội và khu vực kinh tế của các nước mới giành được
độc lập. Mặc dù các nước mới giành được độc lập chiếm khoảng 60% tài
nguyên thế giới, 62% dân cư trái đất và vẫn đi theo hình thái kinh tế tư bản
chủ nghĩa nhưng trong quá trình đấu tranh giành quyền tự chủ về kinh tế
16
nhằm củng cố độc lập chính trị đã tập hợp họ lại thành một lực lượng mới
tham gia vào đời sống kinh tế thế giới.
Như vậy, cùng với sự thay đổi quan hệ về chính trị giữa các quốc gia ở
các mức độ khác nhau là sự hình thành ba lực lượng kinh tế thế giới đã làm
thay đổi quan hệ kinh tế quốc tế và sự thay đổi đó lại tác động trở lại các
quan hệ chính trị thế giới. Có thể thấy được sự xuất hiện các quan hệ: 1,
giữa các nước xã hội chủ nghĩa; 2, chủ nghĩa xã hội với các nước mới giành
được độc lập; 3, tư bản chủ nghĩa với các nước mới giành được độc lập; 4,
giữa các nước tư bản chủ nghĩa; 5, chủ nghĩa xã hội với tư bản chủ nghĩa.
Các mối quan hệ chính trị – kinh tế quốc tế mới này thay đổi theo nhịp độ
thay đổi của so sánh lực lượng về kinh tế – chính trị – quân sự giữa hệ thống
chủ nghĩa xã hội và tư bản chủ nghĩa. Ở những năm 60 của thế kỷ XX, các
mối tương quan là có lợi cho chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân
tộc.
Bên cạnh các cuộc cách mạng xã hội thì cách mạng khoa học – kỹ thuật
cũng tác động mạnh mẽ tới các quan hệ quốc tế khi nó bùng nổ mạnh vào
những năm 60 của thế kỷ XX. Một mặt cuộc cách mạng này thúc đẩy tốc độ
tăng trưởng của sản xuất vật chất đối với tất cả các nước và đẩy nhanh q
trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới. Mặt khác, do đòi hỏi nhiều mặt
của những chuyển đổi kỹ thuật, đặc biệt là vốn tài chính và chất xám đã tạo
ra sự thay đổi nhanh chóng tương quan kinh tế giữa các nước, các khu vực
kinh tế, khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước giàu – nghèo tăng
lên. Do đó, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật tạo ra những khả năng cho
sự hợp tác về kinh tế, hịa hỗn về chính trị. Mặt khác, lại làm sâu sắc thêm
sự phân hóa và mâu thuẫn về kinh tế, chính trị giữa các nước. Và như vậy, từ
tính chất hai mặt của sự tác động trên đây đã chuyển vào các mối quan hệ
quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại của các nước.
17
Những chuyển biến mới kể trên của tình hình thế giới tác động tương
hỗ lẫn nhau trong sự vận động khơng ngừng của chúng đã khởi động một
q trình vận động mới trong quan hệ quốc tế.
Sự phát triển của tình hình thế giới thể hiện chính sách bao vây kinh tế,
thực hiện chiến tranh lạnh với chiến lược “trả đũa ồ ạt” dựa vào vũ khí hạt
nhân của Mỹ nhằm vào các nước chủ nghĩa xã hội đã thất bại. Hơn thế nữa,
khả năng nước Mỹ bị tấn công trở thành hiện thực khi Liên Xơ phóng thành
cơng vệ tinh nhân tạo và thử thành công tên lửa vượt đại châu (1957). Trong
khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp
đe dọa đến lợi ích của Mỹ ở các thuộc địa kiểu mới mà Mỹ vừa thu được sau
chiến tranh thế giới thứ hai. Trước tình hình đó đã buộc Mỹ phải có bước
hịa hỗn với Liên Xơ để đối phó với phong trào giải phóng dân tộc, chuyển
từ chiến lược “trả đũa ồ ạt” sang chiến lược “Phản ứng linh hoạt” sau khi
Giôn Kennơdy lên cầm quyền (1-1960).
Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Liên Xô và Mỹ đều theo đuổi
chính sách hịa hỗn với nhau mà mức độ của nó tùy thuộc vào tương quan
giữa hai nước và những thay đổi trong quân hệ quốc tế tác động vào cả hai
phía. Với mục tiêu cơ bản là duy trì lợi ích tồn cầu của mỗi nước. Q trình
hịa hỗn Xơ - Mỹ được tiếp tục cho tới các thập kỷ sau, trong đó sự hịa
hỗn trong đấu tranh của hai cường quốc đối lập nhau về chính trị – kinh tế –
xã hội tùy thuộc vào tổng thể tương quan giữa hai lực lượng căn bản trên thế
giới: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Nhưng hịa hỗn giữa hai cực Xơ
- Mỹ dường như lại thúc đẩy một sự chuyển động mới của quan hệ quốc tế,
đó là sự ly tâm trong hai khối.
Quy luật phát triển không đều giữa các nước đế quốc trước sự tồn tại
của hệ thống chủ nghĩa xã hội và sự trỗi dậy của các nước mới giành được
độc lập cũng như tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – kỹ
thuật đã làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa phân hóa trong tương quan so
sánh lực lượng về kinh tế ngày càng rõ nét và sâu sắc. Cuối thập kỷ 60 của
18
thế kỷ XX, trên thế giới tư bản chủ nghĩa đã hình thành ba trung tâm kinh tế,
tài chính Mỹ – Tây Âu – Nhật Bản cạnh tranh gay gắt với nhau. Thế lực
kinh tế của Mỹ ngày càng giảm sút, các nước Tây Âu và Nhật ngày càng
được củng cố và tăng cường. Điều này thúc đẩy khuynh hướng của Tây Âu
và Nhật tách dần khỏi sự khống chế của Mỹ về kinh tế mà sự ra đời của
Khối thị trường chung châu Âu (1967) là bước khởi đầu.
Các nước đế quốc tách khỏi sự kiểm soát của Mỹ trên nhiều vấn đề
nhưng đặc biệt nhất là đối với cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và Đông
Dương. Với những ý đồ và ở các mức độ khác nhau trong sự chống đối
chính sách của Mỹ ở Việt Nam nhưng các nước này đều thống nhất trên thực
tế là để cho Mỹ tự làm lấy chiến tranh, tự chịu lấy phí tổn, thất bại trong
chiến tranh Việt Nam mà không ủng hộ Mỹ như cuộc chiến tranh ở Triều
Tiên và đều lợi dụng cơ hội Mỹ sa lầy ở Việt Nam để vươn lên cạnh tranh về
kinh tế, mặc cả về chính trị với Mỹ. Tình hình đó thể hiện sự ly tâm và tập
hợp lực lượng trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, làm cho mâu thuẫn của tư
bản chủ nghĩa thêm gay gắt. Một Tây Âu và Nhật Bản lớn mạnh về kinh tế
đang cố gắng tạo ra thế cân bằng chính trị mới và thiết lập vị trí riêng của
mình trong việc giải quyết các công việc quốc tế độc lập với Mỹ. Tuy nhiên,
sự vận động có mạnh mẽ tới mức nào cũng khơng vượt qua quỹ đạo của hệ
thống tư bản chủ nghĩa và do đó tất cả các nước trong hệ thống này đều phải
điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp với thực tế mới.
Ở thời kỳ này, với sự phát triển theo bề rộng của nền kinh tế, hệ thống
chủ nghĩa xã hội có tốc độ tăng trưởng sản xuất ổn định nhưng về chính trị
đã bắt đầu xuất hiện những rạn nứt và theo thời gian đi tới phân cực mà biểu
hiện tập trung nhất là trong quan hệ Xô - Trung.
Mâu thuẫn Xô - Trung phát sinh từ lâu nhưng trong điều kiện sau chiến
tranh lại bị các nước đế quốc bao vây, đe dọa, hai nước còn dựa vào nhau
nên những mâu thuẫn chưa bùng nổ. Từ 1958, đặc biệt là từ 1960, khi kẻ thù
là Mỹ khơng cịn khả năng tấn cơng hai nước nữa và chuyển sang chiến lược
19
mới, Xơ - Mỹ đi vào hịa hỗn, mâu thuẫn Xô - Trung bắt đầu bùng nổ công
khai. Từ cuộc tranh luận gay gắt trên địa hạt tư tưởng, lý luận, mâu thuẫn Xô
- Trung càng thêm trầm trọng chuyển từ Đảng sang nhà nước và dẫn tới đỉnh
điểm là các cuộc xung đột biên giới giữa hai nước.
Sự phân liệt Xô - Trung đã làm giảm sút không những uy tín của hai
nước mà cả hệ thống chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cho kẻ thù lợi dụng và
khuyến khích chúng phiêu liêu hơn trong hành động gây chiến, gây khó
khăn rất lớn cho phong trào cách mạng thế giới. Chính Mỹ đã lợi dụng mâu
thuẫn Xơ - Trung để liều lĩnh tiến hành và kéo dài cuộc chiến tranh tàn bạo
chống nhân dân Việt Nam.
Như vậy, trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX đã nảy sinh quá trình
phân cực ở cả hai hệ thống xã hội, tập hợp lực lượng mới và hịa hỗn giữa
các nước lớn ở những thời gian khác nhau. Trong mối quan hệ tam giác Mỹ
– Trung – Xô, mỗi nước đều là đối thủ của hai nước kia nhưng mỗi nước
cũng có thể là đồng minh của một trong hai nước còn lại để chống nước thứ
ba đã ảnh hưởng to lớn đến tình hình chính trị thế giới và tác động sâu sắc
vào các quan hệ quốc tế. Nhưng sự ly tâm trong hai khối ở thời kỳ này đều
chưa đủ vận tốc để vượt qua hệ thống của nó: các nền tảng kinh tế – xã hội
đang tồn tại đã tạo nên những lực hút và giữ các trung tâm mới nảy sinh nằm
trong quỹ đạo vốn có của nó. Ngun nhân này làm cho q trình ly tâm
chậm chạp nhưng tạo ra những mối quan hệ phức tạp, rất khó biết ngay
được, nhất là ở thời kỳ đầu.
Tình hình trên là một trong những nguyên nhân đồng thời làm xuất
hiện một xu hướng mới, một lực lượng mới trên trường quốc tế phát triển từ
phong trào độc lập dân tộc: Phong trào không liên kết. Tháng 6-1961, Hội
nghị Bộ trưởng ngoại giao 19 nước Á - Phi đã quyết định triệu tập Hội nghị
các nước không liên kết đầu tiên. Tháng 9 năm đó, Hội nghị cấp cao các
nước không liên kết được triệu tập ở Bê-ô-grát (Nam Tư) gồm 25 nước và đã
20
thông qua “Tuyên bố 27 điểm” và “Lời kêu gọi” gửi Liên Xô và Mỹ. Phong
trào không liên kết ra đời.
Phù hợp với quan điểm của giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước mới
giành được độc lập và đáp ứng phần nào nguyện vọng nhân dân vừa thoát
khỏi ách nô dịch thực dân ở các nước này, Phong trào khơng liên kết phát
triển nhanh và mau chóng trở thành lực lượng chính trị mới trên vũ đài quốc
tế. Số thành viên của Phong trào không ngừng tăng lên: năm 1961: 25 nước;
1964: 48 nước; 1970: 54 nước; 1973: 73 nước.
Cùng với sự gia tăng về số lượng các nước thành viên tham gia phong
trào là sự trưởng thành của Phong trào không liên kết trong mục tiêu đấu
tranh của mình. Từ việc lên án chủ nghĩa đế quốc chung chung trong đấu
tranh chính trị đến khẳng định “các dân tộc bị thực dân thống trị có quyền
chính đáng sử dụng vũ khí để bảo đảm quyền tự quyết và nền độc lập của
họ” và đi tới khẳng định rằng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc,
đấu tranh kinh tế, đòi thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới có một ý nghĩa
lớn lao trong việc củng cố nền độc lập mới giành được. Đến năm 1973,
ngồi Tun bố chính trị, hội nghị lần IV đã ra bản Tuyên bố kinh tế và các
văn kiện vạch ra chương trình hành động nhằm thực hiện chủ quyền các vấn
đề thương mại và tiền tệ quốc tế.
Tình hình phát triển về số lượng và chất lượng của Phong trào không
liên kết chứng minh cụ thể xu hướng chống đế quốc ngày càng mạnh. Từ
năm 1961-1965, xu hướng chủ yếu của phong trào là đứng giữa hai phe mà
biểu hiện ở giải pháp “thương lượng không điều kiện” cho cuộc chiến tranh
ở Việt Nam. Từ năm 1965-1969, phong trào mất phương hướng đưa tới việc
không triệu tập được Hội nghị cấp cao lần III năm 1970 ở Lu-xa-ca, nhờ cỗ
vũ của cuộc đấu tranh chống Mỹ ở Việt Nam và phong trào giải phóng ở cả
ba châu Á - Phi - Mỹ latinh, phong trào đã lấy lại được xu hướng chủ đạo
chống đế quốc trong đó bao gồm cả mặt chính trị lẫn kinh tế.