Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

CHUYÊN đề tâm lý học TRÍ TUỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.91 KB, 22 trang )

CHUYÊN ĐỀ: TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ
Giảng viên: GS.TS Phan Trọng Ngọ
NHIỆM VỤ 1: Khái quát về trí tuệ
1. Định nghĩa về trí tuệ
Trí tuệ cũng như các hiện tượng tâm lý khác, có bao nhiêu trường phái
nghiên cứu sẽ có bấy nhiêu cách hiểu, bấy nhiêu định nghĩa về trí tuệ. Có thể nói
đến một số quan điểm, định nghĩa như sau:
- Trong tiếng Latinh, trí tuệ có nghĩa là hiểu biết, thông tuệ.
- Theo từ điển Tiếng Việt, trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình
độ nhất định.
- Theo Nguyễn Khắc Viện (1991) trí tuệ là khả năng thích nghi nhưng thiên
về tư duy trừu tượng.
- Theo Phạm Hoàng Gia (1979), Nguyễn Kế Hào (1985) coi trí thông minh
là một phẩm chất cao của trí tuệ, mà cốt lõi là tính chủ động, linh hoạt và sáng tạo
của tư duy để giải quyết tối ưu vấn đề nào đó trong những tình huống mới, phức
tạp.
- Trí tuệ là khả năng hiểu các mối quan hệ sẵn có giữa các yếu tố của tình
huống và thích nghi để thực hiện cho lợi ích bản thân (N. Sillamy-1997).
- Các nhà tâm lí học Ghestan quan tâm nhiều đến thành phần sáng tạo trong
các thao tác trí tuệ của cá nhân.
- Các nhà trắc nghiệm học định nghĩa đơn giản, trí tuệ là cái mà trắc nghiệm
đo được
Khó có thể áp đặt một định nghĩa chung về trí tuệ.Tuy nhiên, có thể khái
quát một cách tương đối các quan niệm đã có về trí tuệ thành 3 nhóm chính:
Thứ nhất: coi trí tuệ là khả năng hoạt động lao động và học tập của cá nhân;
Quan niệm này đã có từ lâu và khá phổ biến. Chẳng hạn, theo nhà tâm lí học
Nga B.G. Ananhev, trí tuệ là đặc điểm tâm lí phức tạp của con người mà kết quả
của công việc học tập và lao động phụ thuộc vào nó. Thực ra, mối quan hệ giữa
học tập (đặc biệt là kết quả học tập) với khả năng trí tuệ của cá nhân đã được các
nhà sư phạm quan tâm từ lâu.Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy giữa hai yếu tố
này có quan hệ nhân quả với nhau.Tuy nhiên, đây không phải là quan hệ tương ứng


1-1. Ngay từ những năm 1905, nhà tâm lí học Pháp A.Binet (1857-1911) đã nghiên
cứu (bằng test trí lực) và xác định được những học sinh học kém do khả năng trí
tuệ và những em do lười hoặc do nguyên nhân khác.
Thứ 2: đồng nhất trí tuệ với năng lực tư duy trừu tượng của cá nhân;
Về thực chất, quan niệm này đã quy hẹp khái niệm trí tuệ vào các thành
phần cốt lõi của nó là tư duy và gần như đồng nhất chúng với nhau. Trên thực tế,
nhóm quan niệm này khá phổ biến: A.Binet (1905), L.Terman (1937),
G.X.Côtxchuc (1971), V.A.Cruchetxki (19761, R.Sternberg (1986). D.N.Perkins
(1987)
Thứ 3: Trí tuệ là năng lực thích ứng tích cực của cá nhân.
Quan niệm này, coi trí tuệ là khả năng thích ứng của cá nhân được phổ biến
hơn cả và thu hút nhiều nhà nghiên cứu lớn: U.Sterner, G.Piagie, Đ.Wechsler,
R.Zazzo Có thể dẫn ra một số trong nhóm quan niệm này: Theo G.Piagie (1969),
bất kì trí tuệ nào cũng đều là một sự thích ứng. Đ.Wechsler cho rằng (1939): trí tuệ
là khả năng tổng thể để hoạt động một cách có suy nghĩ, tư duy hợp lí, chế ngự
được môi trường xung quanh. Trí tuệ là khả năng xử lí thông tin để giải quyết vấn
đề và nhanh chóng thích nghi với tình huống mới (F.Raynal, A. Rieunier- 1997).
Thực ra, các quan niệm về trí tuệ không loại trừ nhau.Trong thực tiễn không
có quan niệm nào chỉ chú ý đến duy nhất một khía cạnh năng lực tư duy hay khả
năng thích ứng, mà thường để cập tới hầu hết các nội dung đã nêu.Sự khác biệt
giữa các quan niệm chỉ là ở chỗ khía cạnh nào được nhấn mạnh và nghiên cứu sâu
hơn.
Tuy nhiên, để có cách hiểu bao quát vấn đề trí tuệ cần tính đến những đặc
trưng của nó, đó là:
- Trí tuệ là yếu tố tâm lí có tính độc lập tương đối với các yếu tố tâm lí khác
của cá nhân.
- Trí tuệ có chức năng đáp ứng mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể với
môi trường sống, tạo ra sự thích ứng tích cực của cá nhân.
- Trí tuệ được hình thành và biểu hiện trong hoạt động của chủ thể.
- Sự phát triển của trí tuệ chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh học của cơ thể và

chịu sự chế ước của các yếu tố văn hoá - xã hội.
Theo em khi xây dựng định nghĩa trí tuệ nên dựa theo các đặc trưng trên
2. Cấu trúc của trí tuệ
Có nhiều quan điểm về cấu trúc trí tuệ:
2.1. Mô hình cấu trúc đa nhân tố của L.L.Thurstone
L.L Thurstone (1887-1955) là nhà tâm lí học Mỹ. Ông rất ủng hộ việc sử
dụng các trắc nghiệm (Test) để đo đạc trí tuệ. Tuy nhiên, ông không tán thành quy
kết trí tuệ thành một khối.
Theo ông, có nhiều yếu tố trong trí tuệ cá nhân tham gia vào sự thành công
của mọi trắc nghiệm, như tri giác, trí nhớ, ngôn ngữ,v.v. Nếu tách ra được các yếu
tố đó sẽ dễ dàng soạn thảo được các trắc nghiệm khách quan.Thurstone đã sử dụng
phương pháp thống kê để làm rõ các yếu tố đặc trưng trong trí tuệ cá nhân và gọi
đó là các yếu tố trí tuệ nguyên thuỷ.Theo ông, có 7 yếu tố.
+ Khả năng hiểu và vận dụng số, bao gồm các thao tác với những con số - yếu tố N
(Number)
+ Hiểu (lĩnh hội) được ngôn ngữ (nói và viết)-yếu tố V (Verbal comprehension)
+ Sự hoạt bát ngôn ngữ, biểu hiện qua khả năng dùng từ ngữ chính xác và linh hoạt
- yếu tốW (Word fluency)
+ Khả năng về không gian, bao hàm khả năng biểu tượng về vật thể trong không
gian - yếu tố S (Space)
+ Trí nhớ - yếu tố M (Memory)
+ Khả năng tri giác - yếu tố P (Perceptual)
+ Khả năng suy luận - yếu tố R (Reasoning)
Mô hình trí tuệ đa nhân tố của L.L.Thurstone là một đóng góp lớn cho
hướng phân tích nhân tố trong nghiên cứu trí tuệ. Tuy nhiên, ngày nay, dễ dàng
nhận ra mô hình trên chỉ là trường
hợp cụ thể trong nhiều mô hình loại này.
2.2. Mô hình cấu trúc 3 chiều của J.P.Guilford
Có lẽ cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu trí tuệ theo hướng
phân tích nhân tố vượt được mô hình của Guilford về số lượng và mức độ chi tiết

của các phần tử. Trong lĩnh vực này, ông đã có hai đóng góp lớn: cấu trúc nội dung
của trí tuệ và quan điểm về trí tuệ sáng tạo (1959).
Về cấu trúc trí tuệ, J.C.Guilford quan niệm bất kì hoạt động trí tuệ nào cũng
là vận động của các thao tác nhằm phản ánh nội dung sự vật và đem lại một sản
phẩm nhất định.Vì vậy, vận động của các thao tác, nội dung sự vật và sản phẩm là
ba mặt của một hoạt động trí tuệ.Mỗi mặt lại bao gồm nhiều yếu tố.
Mặt thao tác gồm các yếu tố, khả năng nhận thức: nhận dạng các sự kiện; trí
nhớ; tư duy hội tụ (tư duy tái tạo); tư duy phân kì (tư duy sáng tạo); khả năng đánh
giá.
Mặt nội dung phản ánh: hình ảnh (tượng hình); tượng trưng (biểu tượng);
ngữ nghĩa (khái niệm); hành vi (ứng xử).
Mặt sản phẩm: đơn vị (cá thể): các yếu tố giản đơn; lớp (loại): toàn bộ các
yếu tố có đặc tính giống nhau; quan hệ: tất cả những gì liên kết các yếu tố hay các
lớp (nguyên nhân, hệ quả mâu thuẫn ); hệ thống: toàn bộ các yếu tố được tổ chức
lại với nhau; chuyển hoá: chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác; tổ hợp
(bao hàm): quan hệ nhân quả, suy luận, quy nạp.
Mô hình cấu trúc 3 mặt của trí tuệ gồm 120 yếu tố và được gọi theo nhiều
tên: Khối vuông trí tuệ; Mô hình ba chiều; Mô hình cấu trúc trí tuệ.
Với mô hình chi tiết trên, Guilford hy vọng sẽ chỉ ra một cách sáng tạo các
bài tập cần thiết để phát triển các kĩ năng trí tuệ cá nhân.
Về trí tuệ sáng tạo, J.C.Guilford cho rằng,trong trí tuệ có hai thành phần: thứ
nhất: tư duy hội tụ (covergence thinging), là thành phần lôgic của trí tuệ, làm cơ sở
cho việc phát hiện, tìm hiểu những sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ, các quy
luật vốn tồn tại trong tự nhiên, xã hội và con người, mà trước đó ta chưa biết, tức là
các phát minh. Thứ hai: tư duy phân kỳ (Divergence thinging), là loại tư duy sáng
tạo, làm cơ sở để cá nhân tạo ra cái mới, độc đáo và có ích cho xã hội, như các
sáng chế kỹ thuật, sáng tạo văn học - nghệ thuật, quân sự,v.v tức là sáng tạo ra cái
mới có ích mà trước đó chưa có. Theo J.C.Guiliord và các cộng sự, tư duy sáng tạo
có 4 đặc trưng: tính linh hoạt (Flexibility). tính mềm dẻo (Fluency), tính độc đáo
(Otyginali) và tính nhạy cảm vấn đề (Problemsensibility).

Tư tưởng phân định trí tuệ lôgic và trí tuệ sáng tạo cũng như các phương pháp đo
đạc trí tuệ sáng tạo của J.C.Guilford có sức thuyết phục lớn đối với các nhà tâm lý
học ở Mỹ và thế giới. Một mặt, nó mở ra triển vọng nghiên cứu khả năng sáng tạo
của con người trong các lĩnh vực khoa học- kỹ thuật, văn học - nghệ thuật cũng
như các lĩnh vực khác của đời sống; mặt khác, đặt các nhà nghiên cứu trí tuệ theo
xu hướng trắc nghiệm truyền thống trước vấn đề có tính phương pháp luận: trí tuệ
con người không chỉ bao gồm các thành phần lôgic được biểu hiện qua các bài trắc
nghiệm có tính khuôn mẫu tương ứng, mà còn có cả các thành phần sáng tạo,
nhưng đã không được phản ánh vào trong các trắc nghiệm hiện hành.
2.3. Mô hình cấu trúc trí tuệ của R.J.Sternberg
Robert J.Sternberg là giáo sư trường đại học Yale (Mỹ).Ông là nhà tâm lí
học nhận thức đương đại và là chuyên gia hàng đầu của Mỹ về nghiên cứu tư duy,
trí tuệ. R.Sternberg không tán thành quan niệm đơn giản hoá việc nghiên cứu trí
tuệ thông qua các trắc nghiệm và huấn luyện trẻem đạt kết quả cao các trắc nghiệm
đó, mà phải hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện các kỹ năng trí tuệ cho trẻ em.
Ông cho rằng bất cứ sự giải thích nào về trí tuệ cũng phải giải quyết được 3 vấn đề:
- Thứ nhất, phải có khả năng liên kết trí tuệ với thế giới bên trong của con
người và giải thích được cái gì xảy ra khi con người suy nghĩ một cách thông
minh.
- Thứ hai, có khả năng giải thích mối quan hệ giữa thế giới bên ngoài với trí
tuệ con người và giải thích được trí tuệ vận hành trong thế giới hiện thực như thế
nào.
- Thứ ba, phải liên kết giữa thao tác trí tuệ với kinh nghiệm cá nhân.
Theo R.Sternberg (1986), năng lực trí tuệ và năng lực tư duy không thể tách rời
nhau, mặc dù năng lực trí tuệ rộng hơn năng lực tư duy.
Trên cơ sở đó, ông xây dựng thuyết 3 thành phần của trí tuệ để giải thích các
quan điểm của mình. Ông gọi tên 3 thành phần đó là: Cấu trúc, kinh nghiệm và
điều kiện.
+ Thành phần cấu trúc. Đây là thành phần mở đầu của cấu trúc trí tuệ và nó
chính là cấu trúc của kĩ năng tư duy. Trong cấu trúc này có 3 thành phần: siêu cấu

trúc, thực hiện và tiếp nhận.
Thành phần siêu cấu trúc là thành phần điều khiển, có chức năng lập kế
hoạch, theo dõi và đánh giá các chiến lược giải quyết vấn đề của cá nhân.
Thành phần thực hiện, giúp cá nhân triển khai các chỉ dẫn của thành phần
siêu cấu trúc.Chúng là bộ phận ứng dụng của trí tuệ.Trong thành phần thực hiện,
quan trọng nhất là việc suy luận ra các mối quan hệ, áp dụng các quan hệ đó đối
với các kích thích mới và so sánh chất lượng của các kích thích.
Thành phần tiếp thu tri thức, liên quan chủ yếu đến khả năng tiếp thu và sử
dụng ngôn ngữ, cho phép chúng ta nắm được ý của ngữ cảnh trong quá trình giải
quyết vấn đề. Điều then chốt trong khi tiếp thu tri thức là xác định yếu tố phù hợp.
Sternberg nhận thấy 3 thành phần trên có độ tương hỗ cao: lập kế hoạch,
hành động, tạo ra sự phản hồi,v.v
+ Kinh nghiệm. Nó cho phép chỉ ra trong kinh nghiệm cá nhân chỗ nào trí
tuệ cần tập trung và mang tính quyết định. Kinh nghiệm làm tăng khảnăng giải
quyết các nhiệm vụ mới và làm cho việc xử lí thông tin có tính chất tự động nhiều
hơn.
- Ngữ cảnh. Khía cạnh thứ ba trong mô hình trí tuệ của Sternberg là mối
quan hệ giữa các hành vi trí tuệ của cá nhân với hoàn cảnh bên ngoài. Nói cách
khác.lực đẩy chính của trí tuệ là sựthích ứng. Sự thích ứng ở đây được hiểu theo 3
nghĩa:
+ Thích ứng với môi trường thực tại, vì thếmà ta phù hợp với môi trường.
+ Sắp xếp, phát triển môi trường thực tại, làm thay đổi môi trường hiện tại
cho phù hợp với nhu cầu của mình.
+ Lựa chọn các môi trường mới (bao gồm việc đánh giá môi trường hiện tại
và lựa chọn môi trường mới thuận lợi hơn). Sternberg cho rằng người thông minh
là người điều chỉnh thành công môi trường sống của họ. Rất tiếc khả năng này đã
không được tính đến trong các trắc nghiệm trí tuệ có tính truyền thống hiện nay. Vì
vậy, khi đánh giá khả năng trí tuệ của một cá nhân phải tính đến sự biến đổi của
hoàn cảnh, biến đổi từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác, từ thời đại này sang
thời đại khác, từ giai đoạn này sang giai đoạn khác trong suốt cuộc đời mỗi cá

nhân
Tóm lại, mô hình của Sternberg đã cung cấp một quan điểm khá phong phú
về bản chất của trí tuệ. Nó gợi ý muốn biết một cá nhân thông minh như thế nào
cần xem xét:
1. Các kỹ năng xử lý thông tin của họ;
2. Kinh nghiệm của họ về những thông tin (những tình huống, bài tập) đó;
3. Ngữ cảnh trong đó họ đang thực hiện các bài tập được giao (văn hoá, thời
đại, tuổi tác ).
2.4. Cấu trúc trí tuệ theo Vưgoxki
L.X.Vưgôtxki đã tách ra hai mức trí tuệ với hai cấu trúc khác nhau: trí tuệ
bậc thấp và trí tuệ bậc cao
+ Trí tuệ bậc thấp: L.X.Vưgôtxki cho rằng hành vi trí tuệ là các phản ứng
trực tiếp và không có sự tham gia của kí hiệu ngôn ngữ là hành vi trí tuệ bậc thấp.
Loại hành vi nàycó cả ở động vật và ở trẻ em.
Như vậy, hành vi trí tuệ bậc thấp có cấu trúc hai thànhphần: thứ nhất, các
kích thích của môi trường (các bàitoán tư duy của chuột, chim bồ câu, khỉ trong
các thínghiệm của Tooođai, Skinnơ, Kơlơ). Thứ hai, cácphản ứng của cơ
thể.Những phản ứng này rất đadạng (có thể là các phản ứng mò mẫm, thử - sai,
đến"suy nghĩ- bừng hiểu của con vật). Cấu trúc của loạitrí tuệ này phù hợp sơ đồ
S -R mà ta thường gặp trongcác công trình nghiên cứu của tâm lí học liên tưởng và
tâm lí học hành vi.
+ Cấu trúc trí tuệ bậc cao. Theo L.X.Vưgôtxki trí tuệ cảu con người khác
con vật ở chỗ con người sử dụng ngôn ngữ và công cụ tâm lí. Đó chính là trí tuệ
bậc cao, chỉ có ở con người.
L.X.Vưgôtxki cho rằng công cụ tâm lí là các cấu thành nhân tạo (các
thích ứng nhân tạo) có bản chất xã hội. Chúng được hướng vào làm chủ các quá
trình của người khác hay của bản thân. Về hình thức, chúng rất đa dạng, có thể
là ngôn ngữ, sơ đồ, thủ thuật ghi nhớ, kí hiệu đại số.v.v, nói chung là mọi quy ước
có thể có… công cụ tâm lí khônglàm thay đổi đối tượng. Nó là phương tiện tác
độngtâm lí, hành vi của bản thân, làm thay đổi diễn biến vàcấu trúc của các chức

năng tâm lí, bằng các tính chấtcủa mình, quy định cấu trúc của hành vi có tính chất
của công cụ mới.
Trong các chức năng tâm lí cấp cao,mang tính chất văn hoá, tồn tại quan hệ
gián tiếp giữa kích thích đối tượng (A) với phản ứng (B) thông qua kích tích
phương tiện (X), tạo nên cấu trúc 3 thành phần: A<-> Xvà X<-> B.
Việc phát hiện ra công cụ tâm lí trong hoạt động trí tuệ cá nhân, và cấu trúc 3 thành
phần của nó, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn, khắc phục rất nhiều khiếm
khuyết trong nghiên cứu trí tuệ trước kia và hiện nay. Một mặt, giúp nhà nghiên
cứu thấy được mối liên hệ thực, cụ thể, lịch sử giữa trí tuệ cá nhân với đời sống
xãhội, thông qua việc tìm hiểu tính chất và nội dung xã hội của các công cụ tâm lí.
Nhờ đó đã mởra hướng nghiên cứu khách quan nội dung văn hoá - xã hội của trí
tuệ, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường này tới phương thức phát
triển, diễn biến và biểu hiện của trí tuệ của các thành viên sống trong xã hội đó.
Nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ sau này đã chứng minh, trẻ em trong các
dân tộc khác nhau, trong các nền văn hoá khác nhau thường có các kiểu tư duy
khác nhau.Mặt khác, qua việc nghiên cứu loại công cụ kí hiệu và cách cá nhân sử
dụng nó, cho phép xác định được cấu trúc và trình độ trí tuệ của cá nhân đó trong
mỗi giai đoạn phát triển nhất định.Sựthật là trẻ em có trình độ tư duy, trí tuệ khác
nhau, được biểu hiện khá rõ qua việc chúng sử dụng các phương tiện kí hiệu (khái
niệm khoa học hay khái niệm kinhnghiệm) vào trong quá trình tư duy. Từ đó cho
thấy một trong những con đường quan trọng nhất để hình thành và phát triển trí tuệ
cho trẻ em là thông qua việc giúp đỡ các em học cách sử dụng các phương tiện tâm
lí vào trong hoạt động trí tuệ của mình.
Đây là quan điểm em cho rằng có nhiều ưu điểm, thực tế và có thể
vận dụng vào trong quá trình xây dựng các chương trình dạy học nhằm phát triển,
đánh giá trí tuệ của học sinh.
3. Phân loại trí tuệ
Có nhiều cách phân loại trí tuệ, ở đây chúng ta có thể nói đến cách phân loại
phổ biến và được nhiều người thừa nhận. Đó là cách phân loại của Howard
Gardner.

H.Gardner đã xác định được 7 loại trí tuệ tương đốiđộc lập của con người.
1. Trí tuệ ngôn ngữ, là khả năng làm chủđược ngôn ngữ và diễn đạt bằng lời hay
bằng chữ viết. Đây là khả năng trí tuệ có đầy đủ các biểu hiện trên.Chúng ta có thể
phát hiện ra ảnh hưởng của tổn thương vùng ngôn ngữ trên não trái. Có hai vùng
quan trọng nhất: thuỳ trán kiểm soát các khả năng nói, còn thuỳ thái dương điều
khiển sự hiểu biết ngôn ngữ. Các thao tác cơ bản của trí tuệ ngôn ngữ là: ngữ âm,
cú pháp, ngữ nghĩa và thực hành ngôn ngữ. Lịch sử phát triển ngôn ngữ được
nghiên cứu bằng thực nghiệm.H.Gardner coi trí tuệ ngôn ngữ là trí tuệ nổi bật của
con người.
2. Trí tuệ âm nhạc. Yếu tố chính trong trí tuệâm nhạc là khả năng nhạy cảm với
các hệ thống dấu hiệu âm thanh, có khả năng cảm nhận các nốt nhạc, giai điệu,
nhịp điệu của chúng, khả năng sáng tạo ra các tác phẩm có tính âm nhạc. Theo
Gardner, có thểbán cầu não phải đóng vai trò quan trọng đối với năngkhiếu này.
Tuy nhiên, mức độ khu trú của nó không tập trung như trí tuệ ngôn ngữ và có thể
biến mất khi não bị tổn thương.
3. Trí tuệ 1ôgic-toán. Loại trí tuệ này cho ta khả năng tính toán phức tạp và lí luận
sâu sắc. Các nhà khoa học là những người tiêu biểu sử dụng loại trí tuệ
này.Họthường có tài nhìn thấu suốt các vấn đềphức tạp và cảm nhận được giải
pháp trước khi đưa ra được những bằng chứng.Trí tuệ này thường nổi bật ởnhững
năm trai trẻ.Cơ sở khu trú của nó có thể ở bán cầu não trái, nhưng không chuyên
biệt tại một vùng nào. Sự suy giảm trí tuệ này liên quan tới sự thái hoá (lão hoá)
toàn bộ của não hơn là do tổn thương hay taibiến cục bộ.
4. Trí tuệ thị giác - không gian (khả năng tưởng tượng không gian). Khả năng tri
giác và làm thấy rõ về không gian của các vật.Các nghiên cứu vềnão đã phát hiện
khả năng này gắn với bán cầu nào phải. Sự tổn thương ở vùng não này có thể dẫn
đến cá nhân không nhận ra người thân và những nơi chốn rất quen thuộc trước kia
5. Trí tuệ vận động (năng lực điều khiển cơthể). Khả năng tạo hay tái tạo một điệu
bộ phù hợp vớihoàn cảnh. H.Garclner cho rằng khả năng kiểm soát cơ thể và khả
năng điều khiển các đồ vật bằng tay là các thao tác cơ bản của trí tuệ vận động. Ở
đây, cơ thểtham gia trực tiếp giải quyết vấn đề, thường nhanh hơn cả trí tuệ.Diễn

viên kịch câm, thợ thủ công, diễn viên múa là những ví dụ cho loại trí tuệ vận
động.Về cơ sởsinh lí, trung tâm vận động của bán cầu não phải kiểmsoát phần trái
của cơ thể và ngược lại.
6. Trí tuệ 1iên cá nhân. Khả năng tạo ra các mối quan hệ với người khác và thấu
hiểu người khác.Có khả năng thấu cảm, thông minh, khôn ngoan trong quan hệ xã
hội.Các nhà sư phạm, linh mục, các bậc cha mẹ thành công trong vai trò của mình
thường là những người có trí tuệ này.Có thể thùy trán đóng vai trò quan trọng đối
với loại trí tuệ liên cá nhân.Các tổn thương ở vùng này dẫn đến làm mất khả năng
thấu cảm và làm thay đổi nhân cách.
7. Trí tuệ nội tâm. Đây là khả năng cơ bản hiệu biết những cảm xúc, tình cảm của
bản thân; khảnăng phân biệt, biểu hiện xúc cảm bằng hệ thống kí hiệu.
H.Gardner cho rằng, mọi người đều có các loại trí tuệtrên, nhưng giữa các cá
nhân khác nhau về trình độmỗi loại trí tuệ và khả năng kết hợp chúng.
4. Các yếu tố tác động đến trí tuệ và sự tương tác giữa các yếu tố đó.
4.1. Cácyếu tố tác động đến trí tuệ
4.1.1. Các quan niệm nhấn mạnh yếu tố sinh học
Điểm đặc trưng của các quan niệm này là cố gắng tìm hiểu và xác lập mối quan
hệtrực tiếp giữa yếu tố sinh học với sự phát triển trí tuệ của cá nhân; đi tìm sự khác
biệt cá nhân về trí tuệ, dựa trên yếu tố sinh học đó.Vì vậy họ ít quan tâm tới nội
dung xã hội của trí tuệ và tác động của môi trường văn hoá - xã hội. Các quan niệm
nhấn mạnh yếu tố sinh học được quy vào một trong hai hướng chính: các quan
niệm nhấn mạnh yếu tố di truyền trí tuệ và nhấn mạnh yếu tố tư chất, bẩm sinh
* Quan niệm di truyền trí tuệ
Tư tưởng chủ đạo của những nhà di truyền trítuệ là trí tuệ được quyết định
theo con đường di truyềnsinh học (gen) giữa các thế hệ. Những người cực đoan
còn cho rằng chỉ có thiểu số người có khả năng trí tuệ tốt hơn cả.Từ đây, hình
thành các học thuyết vềưu sinh và hàng loạt học thuyết phân biệt chủng tộc, sắc tộc
về trí tuệ.Cơ sở để các nhà tâm lí học quy kết về di truyền trí tuệ là chỉ số trí tuệ
(chỉ số IQ) của các cá nhân, được xác định bằng trắc nghiệm (Tests).
Nếu coi các kết quảtrắc nghiệm đó là một hằng số đối với sự phát triển của mỗi cá

nhân và được truyền từ cha mẹ sang con cái, thì chắc chắn đó là một kết luận phi
khoa học.
* Các quan niệm nhấn mạnh yếu tố tư chất, bẩm sinh
Quan niệm này cho rằng yếu tố bẩm sinh, tư chất quyết định hoàn toàn trí
tuệ của con người.
4.1.2. Quan niệm nhấn mạnh yếu tố môi trường.
Về phương diện triết học, các quan niệmnhấn mạnh yếu tố môi trường đều
bắt nguồn từ triết học duy cảm Anh thế kỉ XVII – XVIII, đặc biệt là của
G.Lôccơ.Theo đó, tâm hồn trẻ em là một tờ giấy trắng, xã hội có thể viết lên đó
những gì mong muốn.
Quan niệm nhấn mạnh yếu tố môi trường dễnhận thấy nhất là của các nhà hành vi
chủ nghĩa, với công thức cố hữu S -> R [kích thích (Stimulant) -> phản
ứng (Reaction)]. Có thể dẫn ra hai ví dụ điển hình: niềm tin sâu sắc của J.Watson -
người sáng lập ra thuyết hành vi, về khả năng tạo ra hệ thống hành vi của cá nhân
bằng cách trước đó hình thành hệ thống kích thích tương ứng; về khả năng nhào
nặn của xã hội tạo ra những con người mong muốn từ bất kì đứa trẻ bình thường
nào, không kể đến nguồn gốc xuất thân của chúng.
Quan điểm lí luận trên của J.Watson đã được hiện thực hoá bằng hệ thống
dạy học chương trình hoá - dạy học bằng người máy, mà tác giả là nhà tâmlí học
hành vi kiệt xuất B.Ph.Skinnơ.
4.1.3. Thuyết kiến tạo trí tuệ của G.Piagie
Trong lí thuyết kiến tạo trí tuệ cá nhân,G.Piagie quan niệm sự phát sinh và
phát triển trí tuệcá nhân chịu sự chi phối bởi 1 số yếu tố.
Thứ nhất : sự tăng trưởng cơ thể, đặc biệt là sự chín muồi của phức hợp được tạo
thành bởi hệthần kinh và nội tiết tạo điều kiện cần thiết cho sự xuất hiện một số
hành vi nào đó.
Thứ hai: vai trò của sự luyện tập và kinh nghiệm thu được thông qua hoạt động
với đối tượng (G.Piagie ám chỉ đây là những kinh nghiệm vật lí- thu được thông
qua các hoạt động vật lí. Chúng đối lập với những kinh nghiệm xã hội).Những yếu
tố này vừa làcần thiết vừa là chủ yếu cho đến khi trẻ em hình thành được các cấu

trúc thao tác lôgic-toán.
Thứ ba: Sự tương tác và chuyển giao xã hội.
Đây cũng là một yếu tố chủ yếu và cần thiết.Trong quátrình phát triển trí tuệ
trẻ em, sự tương tác xã hội có tính hai mặt.Một mặt, sự xã hội hoá là quá trình cấu
trúc, trong đó cá nhân nhận được những khuôn mẫu trítuệ xã hội tương ứng với sự
tương tác của trẻ với xã hội trong từng lứa tuổi. Mặt khác, tác động của xã hội
chỉ có tác dụng khi có sự đồng hoá tích cực của trẻ
Thứ tư: tính chủ thể và sự phối hợp chung của các hành động cá nhân.
Đối với G.Piagie, cả 3 yếu tốtrên đều chủ yếu và cần thiết. Tuy nhiên, chúng
khôngtác động riêng rẽ, mà được phối hợp bởi hành độngcủa chủ thể và được thay
đổi theo sự phát triển của trí tuệ qua các giai đoạn. Tính chủ thể của trẻ trong
sựphát triển trí tuệ biểu hiện ở sự đồng hoá và điều ứng của nó để hình thành nên
các cấu trúc trí tuệ theo một trật tự xác định. Chính do tính chủ thể và sự phát triển
theo một trật tự kế tiếp hằng định, nên không thể nôn nóng, đốt cháy giai đoạn nào
đó, theo kế hoạch chủquan của xã hội (người lớn), được thiết lập từ trước.
Ngoài ra.tính chủ thể còn được biểu hiện ở vai trò củacác yếu tố tình cảm và
động cơ trong quá trình phát triển của trẻ.
4.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến sự phát triển trí tuệ
4.2.1. Quan hệ giữa chủ thể với yếu tố sinh học
Không ai phủ nhận vai trò của yếu tố tự nhiên di truyền trong sự phát triển
cá thể người. Nhưng ở đây cần luôn luôn ý thức rằng: về phương diện loài, các yếu
tố tự nhiên, nhục thể (cơ thể) của con người là mộtbộ phận của sự phát triển và là
sản phẩm của chính sự phát triển đó.
Về phương diện cá nhân, mối quan hệ giữayếu tố sinh học và yếu tố môi
trường xã hội với chủ thểlà mới quan hệ biện chứng.Trong đó có sự chuyển hoá và
sinh thành lẫn nhau giữa chúng.
Trước hết, mối quan hệ giữa các yếu tố sinhhọc (bao gồm các yếu tố bẩm
sinh và di truyền) với sựphát triển của trí tuệ, không phải là quan hệ trực tiếp.Nói
cách khác, yếu tố sinh học không trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ, mà
nó được khúc xạ và phát động bởi hoạt động của chủ thể.Tức là gián tiếp thông

qua hoạt động cá nhân.Những người giải quyết mối quan hệ giữa yếu tố sinh học
với trí tuệ theo con đường trực tiếp đã không tính đến vai trò của chủ thể trong mối
quan hệnày.
4.2.2. Quan hệ giữa chủ thể với môi trường xã hội của sự phát triển
Môi trường xã hội vừa quy định nội dung vàphương thức phát triển trí tuệ cá
nhân vừa là sản phẩm của nó. Chữ "vừa" ở đây không có nghĩa lŕ sau nŕy lŕ cái kia,
mà là do cái này có cái kia, cái này quy định cái kia và ngược lại. Vì vậy, về cả
phương diện phát triển tâm lí của loài người lẫn phương diện pháttriển trí tuệ cá
nhân, luận điểm của Các Mác: "con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn
cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy,” phải được coi là định lý của sự phát triển.
4.2.3. Ảnh hưởng của cảm xúc tới trí tuệ
Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạtđộng trí tuệ trên hai phương
diện: là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động trí tuệ nào đó và là người
hướng đạo cho hành động đó. Vai trò hướng đạo của cảm xúc được biểu hiện ít
nhất trên 3 phương diện sau:
- Thứ nhất: Cảm xúc như là yếu tố bên trong xâm nhập vào toàn bộ quá trình
hành động trí tuệ từ trí giác sự vật đến các quá trình tư duy trừu tượng. Toàn bộ
quá trình hành động trí tuệ này bị nhuốm màu và bịchi phối bởi cảm xúc của cá
nhân, trong từng tình huống cụ thể hoặc gắn liền với đặc trưng tình cảm của cá
nhân đó.
- Thứ hai: trong suốt quá trình hành động trí tuệ, ngay từ những thao tác đầu
tiên cho tới thao tác cuối cùng, mỗi khi xuất hiện một thao tác, thì liền ngay đó
xuất hiện một cảm xúc tương ứng và cảm xúc này trở thành tâm thế, dẫn chuỗi
thao tác tiếp theo đi theohướng phù hợp với tâm thế đó.
- Thứ ba: kết quả củamỗi thao tác, mỗi hành động trí tuệ sẽ mang đến cho
chủ thể một cảm xúc mới. Đến lượt nó, cảm xúc này sẽchi phối các quyết định tiếp
theo của chủ thể, đặc biệt là trong việc lựa chọn các phương án, các kế hoạch
hành động trí tuệ.
Nói tóm lại, suy cho cùng mọi hành động trí tuệ đều cósự tham gia của cảm
xúc.Nó thâm nhập vào ngay từcác hoạt động tri giác đến việc lựa chọn các thao tác

và ra quyết định trí tuệ.Mức độ ảnh hưởng này rất lớn và trải ra trên một phổ rộng,
từ những cảm xúc đơn giản, đến tình cảm phức hợp và cuối cùng là sự tham gia
của những linh cảm trực giác.
CHUYÊN ĐỀ: TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ
Giảng viên: GS.TS Phan Trọng Ngọ
Học viên: Nguyễn Thị Hợi
Chuyên ngành: Tâm lý học- K24
NHIỆM VỤ 2:CÁC LOẠI TRÍ TUỆ
( Theo H. Gardner)
STT TÊN ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ SINH HỌC
LĨNH VỰC
HOẠT ĐỘNG
ĐẶC TRƯNG
1 Trí tuệ
ngôn ngữ,
là khả năng làm chủ được
ngôn ngữ và diễn đạt bằng lời
hay bằng chữ viết.
thuỳ trán kiểm soát
các khả năng nói,
còn thuỳ thái
dương điều khiển
sự hiểu biết ngôn
ngữ.
Các diễn giả,
giáo viên, hướng
dẫn viên du lịch
2 Trí tuệ âm
nhạc.
là khả năng nhạy cảm với các

hệ thống dấu hiệu âm thanh,
có khả năng cảm nhận các nốt
nhạc, giai điệu, nhịp điệu của
chúng, khả năng sáng tạo ra
các tác phẩm có tính âm nhạc.
thể bán cầu não
phải đóng vai trò
quan trọng đối với
năngkhiếu
Nhạc sĩ, ca sĩ
3 Trí tuệ
1ôgic-toán.
khả năng nhìn thấu suốt các
vấn đề tính toán phức tạp và lí
luận sâu sắc
Cơ sở khu trú của
nó có thể ở bán cầu
não trái
Các nhà khoa
học là những
người tiêu biểu
sử dụng loại trí
tuệ này
4 Trí tuệ thị
giác -
không gian
Là khả năng tưởng tượng
không gian, khả năng tri giác
và làm thấy rõ về không gian
của các vật

khả năng này gắn
với bán cầu nào
phải.
5 Trí tuệ vận
động (năng
khả năng kiểm soát cơ thể và
khả năng điều khiển các đồ vật
trung tâm vận động
của bán cầu não
Diễn viên kịch
câm, thợ thủ
lực điều
khiển
cơthể).
bằng tay phải kiểm soát
phần trái của cơ
thể và ngược lại.
công, diễn viên
múa
6 Trí tuệ 1iên
cá nhân.
Khả năng tạo ra các mối quan
hệ với người khác và thấu hiểu
người khác.
Thùy trán đóng vai
trò quan trọng đối
với loại trí tuệ liên
cá nhân
Các nhà sư
phạm, linh mục,

các bậc cha mẹ
thành công trong
vai trò của mình
7 Trí tuệ nội
tâm.
Đây là khả năng cơ bản hiểu
biết những cảm xúc, tình cảm
của bản thân; khả năng phân
biệt, biểu hiện xúc cảm bằng
hệ thống kí hiệu.
Thuỳ trán là trung
tâm của trí tuệ
nội tâm
những người
thành công là
nhữngngười
hiểu rõ chính
mình, có thể
định hướng tốt
nhất cách cư xử
và sử dụng kiến
thức của mình
trong các
tình huống thích
hợp
CHUYÊN ĐỀ: TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ
NHIỆM VỤ 3: TRẮC NGHIỆM CHẨN ĐOÁN TRÍ TUỆ
1. Trắc nghiệm chỉ số thông minh của Ph.D.Alfred W. Munzertdùng để đo chỉ số
IQ của những người từ 11 tuổi trở lên
2. Quan điểm lý luận của tác giả trắc nghiệm

3. Cấu trúc của trắc nghiệm
Phần đề bài trắc nghiệm gồm60 item, cụ thể:
4. Cách tiến hành trắc nghiệm
- Trước khi tiến hành, nghiệm thể hãy xem kĩ các câu hỏi và câu trả lời mẫu.
- Nghiệm thể có 45 phút để trả lời hết 60 câu. Không được vượt quá thời
gian.
- Trả lời hết các câu hỏi, nếu câu nào không biết chính xác thì bạn hãy đoán,
đừng bỏ bất cứ câu nào.
- Nếu câu hỏi đó bạn khó xác định câu trả lời chính xác thì hãy chọn 1 đáp
án bạn cho là hợp lí nhất.
- Sau khi trả lời xong, dựa vào bảng đáp án để tính số câu trả lời đúng.
Rồitìm số đó trong cột phù hợp với độ tuổi của banjvaf khoanh tròn số đó lại. Ở
cột ngoài cùng bên phải cùng hàng với con số đó là chỉ số thông minh của bạn.
5. Thang đánh giá
Bảng đáp án:
Câu
Đáp án
đúng
Câu
Đáp án
đúng
Câu
Đáp án
đúng
Câu
Đáp án
đúng
1 C 16 B 31 B 46 B
2 C 17 A 32 11 47 A
3 A 18 D 33 D 48 B

4 C 19 C 34 D 49 E
5 C 20 D 35 A 50 B
6 B 21 E 36 D 51 A
7 A 22 E 37 E 52 M
8 E 23 E 38 A 53 B
9 B 24 C 39 B 54 B
10 A 25 E 40 C 55 C
11 15 26 A 41 B 56 D
12 C 27 C 42 C 57 B
13 D 28 C 43 E 58 C
14 C 29 D 44 12 59 D
15 D 30 C 45 D 60 E
Bảng tính điểm – chỉ số IQ:
Tuổi
Chỉ số thông
minh
11 12 13 14 15 16+
8 10 13 15 17 19 80
9 11 14 16 18 20 82
10 12 15 17 19 21 84
11 13 16 18 20 22 86
12 14 17 19 21 23 88
13 15 18 20 22 24 90
14 16 19 21 23 25 92
15 17 20 22 24 26 94
16 18 21 23 25 27 96
17 19 22 24 26 28 98
18 20 23 25 27 29 100
19 21 24 26 28 30 102
20 22 25 27 29 31 104

21 23 26 28 30 32 106
22 24 27 29 31 33 108
23 25 28 30 32 34 110
24 26 29 31 32 35 112
25 27 30 32 33 36 114
26 28 31 33 34 37 116
27 29 32 34 35 38 118
28 30 33 35 36 39 120
29 31 34 36 37 40 122
30 32 35 37 38 41 124
31 33 36 38 39 42 126
32 34 37 39 40 43 128
33 35 38 40 41 44 130
34 36 39 41 42 45 132
35 37 40 42 43 46 134
36 38 41 43 44 47 146
37 39 42 44 45 48 138
38 40 43 45 46 49 140
39 41 44 46 47 50 142
40 42 45 47 48 51 144
41 43 46 48 49 52 146
42 44 47 49 50 53 148
43 45 48 50 51 54 150
44 46 49 51 52 55 154
45 47 50 52 53 56 158
46 48 51 53 54 57 160
47 49 52 54 55 58+ 165+
Thang đánh giá chỉ số thông minh:
Chỉ số Mức độ thông minh
Dưới 80 Chậm phát triển trí tuệ

Từ 80- 88 Trí thông minh trung bình yếu
Từ 90- 98 Trí thông minh dưới trung bình
Từ 100- 108 Trí thông minh trung bình
Từ 110- 118 Trí thông minh trên trung bình
Từ 120- 138 Rất thông minh
Trên 140 Cực kì thông minh
6. Vùng sử dụng tối ưu và hạn chế
6.1. Vùng sử dụng tối ưu
- Sử dụng tối ưu khi chẩn đoán trí thông minh học đường trong những thời
điểm nhất định.
- Bao quát được nhiều mặt của trí tuệ: tư duy logic, tư duy sáng tạo, khả
năng tư duy hình ảnh, khoogn gian, ngôn ngữ, trí nhớ.
- Là phương tiện hữu hiệu để nhà nghiêncứu tường minh hoá, khách quan
hoá và lượng hoá khái niệm lí luận của mình về trí tuệ. Nó là một mô hình để qua
đó nhà nghiên cứu quan sát, phân tích được những yếu tố trong trí tuệ cá nhân.
- Do tính chất tiêu chuẩn của trắc nghiệm,nên nó trở thành công cụ đo lường
phổ biến, qua đócó thể so sánh, phát hiện sự khác biệt cá nhân về trítuệ.
- Do tính chất ngắn gọn; kỹ thuật tiến hành vàxử lý không phức tạp; các thiết
bị đơn giản, gọn, vì thếnhanh chóng cho kết quả sơ bộ về trí tuệ của số lượng lớn
nghiệm thể trong thời gian ngắn, nhất là những trắc nghiệm làm theo nhóm.
- Về lí luận, do trắc nghiệm được soạn thảo theo một quan niệm lí luận nhất
định, nên dựa vào độứng nghiệm và độ tin cậy của kết quả trắc nghiệm so với cái
có thực của trí tuệ, có thể kiểm tra độ chân thực của khái niệm lí luận cơ sở cũng
như tính đúng đắncủa quá trình soạn thảo và chuẩn hoá trắc nghiệm. Nhờ đó, nhà
nghiên cứu có thể điều chỉnh theo mục tiêu đã định. Như vậy trắc nghiệm không
chỉ là phương tiện của nhà nghiên cứu mà còn gián tiếp là công cụkiểm tra việc
nghiên cứu của họ.
6.1. Hạn chế
- Chỉ chú ý tới kết quả các bài tập do nghiệm thể độc lập thực hiện, không có
sự hợp tác của nhànghiên cứu và ít quan tâm đến quá trình nghiệm thểlàm các bài

tập ðó. Vì vậy, trắc nghiệm đã không phảnánh được bản chất và xu hướng phát
triển của trí tuệcá nhân.
- Tối ưu khi chẩn đoán trí thông minh học đường nhưng chưa chẩn đoán
được trí thông minh cuộc sống.
- Mặt khác nguyên tắc của các trắc nghiệmnày là nghiệm thể phải làm độc
lập, các bài tập trẻ giải quyết được nhờ sự giúp đỡ của người khác thì sẽ không có
ý nghĩa phản ánh trí tuệ của chúng. Nói theo quan điểm của L.X.Vưgotxki thì các
trắc nghiệm như vậy mới chỉ nhằm vào phát hiện mức độ hiện thời của sự phát
triển. Do đó, nó chỉ cho biết quá khứ và kết quả hiện tại mà không dự báo được xu
hướng phát triển của trí tuệ, tức là không chỉ ra được vùng phát triển gần nhất
trong trí tuệcủa trẻ. Phương pháp đo lường như vậy cần nhưng chưa đủ.
- Các item của trắc nghiệm chủ yếulà hệ thống bài tập hướng tới một số yếu
tố nhất địnhcủa trí tuệ, còn bỏ qua nhiều yếu tố tâm lí khác. Vì vậy,một kết quả trắc
nghiệm tốt (một chỉ số IQ cao) chưahẳn là đảm bảo chắc chắn cho trẻ thành công
trong những tình huống tương ứng trong thực tiễn
- Các bài tập trắc nghiệm phần lớn nhằmvào đo lường những yếu tố tri thức,
kĩ năng, kĩ xảo, tư duy, là những yếu tố dễ thay đổi và phát triển trong quá trình
hoạt động và học tập của trẻ. Vì vậy, kết quả thực hiện các bài tập này không thể
được coi là ổn định, cốđịnh, đại diện cho năng lực trí tuệ của trẻ em.Vì vậy, việc sử
dụng trắc nghiệm thiếu thận trọng dễ dẫn đến đánh tráo đối tượng nghiên cứu. Trắc
nghiệm được sửdụng tràn lan sẽ tạo ra hiện tượng "nhờn" đối với nghiệm thể. Nếu
lạm dụng trắc nghiệm đo lường, biến nó trở thành phương tiện huấn luyện phục vụ
cho mục đích đánh giá, sẽ phương hại đến sự phát triển trí tuệvà làm giảm giá trị
thực của trắc nghiệm.
7. Xây dựng trắc nghiệm
7.1. Nội dung, mục đích
- Để xem phản ứng, cách xử lí của bạn khi gặp tình huống khó khăn đã tốt
chưa?Có hiệu quả không?( đo chỉ số EQ)
7.2. Bộ item và đáp án
Câu 1: Một người mượn bạn một món đồ không lớn về giá trị vật chất nhưng có

giá trị lớn về mặt tinh thầnđối với bạn nhưng mãi mà vẫn chưa mang trả. Bạn sẽ
làm gì?
A. Bạn nói thẳng đây là món đồ rất quan trọng với bạn và bạn đề nghị trả lại.
B. Từ mặt mấy người này ra, từ giờ sẽ không cho mượn gì nữa.
C.Bỏ đi, tình bạn quan trọng hơn hết.
D. Làm mặt lạnh cho đến khi người kia mang đến trả.
Câu 2: Vì một số lí do, người bạn thân thiết của bạn bỗng dưng không muốn nhìn
mặt bạn nữa, bạn sẽ làm thế nào?
A. Ngồi tự kỉ một mình.
B. Tìm cách giải tỏa nỗi buồn bằng cách đi shopping, học nhảy… cho đến khi
người kia hết giận bạn.
C. Kiếm bạn mới để chơi, thiếu gì bạn, mất một người có gì đâu.
D. Lao vào công việc để không nghĩ linh tinh nữa.
Câu 3: Bạn phải ở chung phòng ngủ với em/chị/anh, nhưng khổ nỗi em/chị/anh của
bạn lại cực kì bừa bộn và chẳng chịu dọn dẹp gì cả, những lúc như thế bạn làm
sao?
A. Bạn hù doạ, dùng bạo lực để người đó phải dọn phòng.
B. Nói mãi mà nó không chịu thay đổi, bạn đành phải sống cùng sự bừa bãi này
thôi.
C. Bạn nói rõ ràng, giải thích tại sao ở bừa bãi lại không tốt, rằng…
D. Bạn cố tìm cách để làm bẽ mặt nó.
Câu 4: Bạn sẽ làm gì khi tìm được một học bổng rất lớn? Để có được học bổng,
bạn đã phải làm cho xong một bài luận dài ngoằng và cực kì khó khăn.
A. Bạn vô cùng lo lắng, đến mức chẳng làm được gì.
B. Bạn để bài luận sang một bên, phải xả stresss rồi làm gì thì làm.
C. Bạn dành cả tuần để làm bài luận, nhưng tuyệt đối không nói ra với ai.
D. Bạn bình tĩnh để làm tiểu luận, lên dàn bài và tham khảo ý kiến của một số
người.
Câu 5: Bạn đang ung dung trong sân trường, thì bỗng nhiên bạn bị ngã ngay trước
mặt một đám con trai. Và:

A. Bạn đứng lên, mỉm cười và bước đi tiếp.
B. Bạn rất khó chịu khi đứng dậy.
C. Bạn đỏ mặt vì quá mắc cỡ.
D. Bạn cáu điên và lườm mọi người.
Sau khi làm xong bài trắc nghiệm, bạn hãy so sánh với đáp án đúng: 1a, 2b,
3c, 4d, 5a.Nếu số câu đúng của bạn quá ít thì bạn nên xem lại cách xử lí tình huống
của mình trước mọi người. Còn nếu bạn đúng hoàn toàn hay là đúng gần hết thì
bạn là người cực kì khéo cư xử, có chính kiến riêng và biết cách làm cho suy nghĩ
của mình ảnh hưởng lên người khác lắm đấy.
Sở dĩ những đáp án bên trên là đúng vì phù hợp với cách cư xử đúng mực
trước tình huống khó xử. Vì theo định nghĩa quốc tế, EQ là sự thông cảm với
người khác, đứng lên bảo vệ những gì mình tin tưởng theo cách tôn trọng và thuyết
phục nhất. Có chỉ số EQ cao sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng lúc và quan
trọng trong cuộc sống.

×