SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài : Giải toán có lời văn ở dạng “Tìm hai số khi biết tổng và
hiệu của hai số đó” - Toán lớp 4.
A. ĐẬT VẤN ĐỀ .
Trong những năm học gần đây, do ảnh hưởng nhiều yếu tố về mặt xã
hội. Đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng .
- Các trò chơi trên Internet rất hấp dẫn đối với lớp trẻ ở độ tuổi đi học. Phần
có nhiều gia đình lo làm ăn, kinh doanh buôn bán nên ít khi quan tâm đến
việc học của con em mình, phần đa số các bậc phụ huynh là ỉ lại cho nhà
trường, cụ thể là giáo viên chủ nhiệm trong việc học tập của các em. Đối với
nhà trường việc quản lý học tập của các em, ở trường nếu học cả ngày thì
thời gian đến trường của các em từ 7h đến 10h 30 phút là buổi sáng từ 1h
đến 4h 30 phút là buổi chiều, còn học một buổi trên ngày thì cũng áp dụng
giờ giấc nói trên, còn lại khoảng thời gian không học ở trường là các em ở
tại gia đình có những gia đình vì lo cho cuộc sống riêng của gia đình mà
không ít bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm đến việc học tập của con em mình
ở nhà.Trong thời gian không đến trường. Trong dân gian chúng ta có câu
“Văn ôn, võ luyện ” Vì thế trong học tập của các em cũng vậy, có được kiến
thức ở trường về nhà phải tự ôn lại mới khắc sâu kiến thức trong học tập.
Nhưng đối với lứa tuổi học sinh tiểu học chưa làm chủ được trong học
tập mà cần được cha mẹ người thân trong gia đình thường xuyên nhắc nhở
cho các em về việc học ở nhà. Nhưng về vấn đề này thì lỏng lẻo đôi khi các
em còn làm biếng trong học tập mà ham mê chơi các trò chơi điện tử. Chính
vì thế cụ thể là một số học sinh ở lớp 4 học toán có lời văn, ở dạng toán
“Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” các em giải còn sai nhiều, ở
phần tóm tắt đề chưa chính xác, lời văn chưa phù hợp với phép tính dẫn đến
chất lượng học toán ở dạng này, các em làm toán điểm chưa cao. Cụ thể chất
lượng ở các kỳ thi định kỳ chưa đạt với chỉ tiêu của nhà trường, đưa ra.
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Để giúp các em học giỏi toán, hay cụ thể giúp các em học giải những
bài toán có lời văn dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ở
lớp 4. Là giáo viên đang giảng dạy học sinh lớp 4. Cần phải kết hợp nhiều
yếu tố như : nhà trường, gia đình và xã hội luôn tìm hiểu tài liệu giảng dạy
môn toán để có một lượng kiến thức chiều sâu cho bản thân học hỏi anh chị
em đi trước về kinh nghiệm cộng với lòng nhiệt tình yêu thích nghề nghiệp
tôi luôn đem hết khả năng của mình và quan tâm đến các đối tượng học sinh
trong lớp, nhắc nhở hướng dẫn các em bằng những phương pháp tối ưu nhất
giúp các em dễ hiểu khi gặp những bài toán khó, ở dạng toán khác nhau cụ
thể là dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ”.
Ví dụ Bài toán :
“Chiều dài và chiều rộng khu đất có tổng là 250m. Biết rằng chiều dài
hơn chiều rộng là 30m.Tìm chiều dài và chiều rộng của khu đất ”.
* Đối với bài toán này trước hết giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh hiểu
được đề bài và yêu cầu đề. Bài toán cho biết gì ? yêu cầu chúng ta phải tìm
những gì ? theo yêu cầu của đề.
* Bước 1. Cho 3 học sinh đọc đề bài, học sinh cả lớp hiểu đề bài.
* Bước 2. Giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán cho biết thêm điều kiện
gì?
- Yêu cầu đề bài bắt các em phải tìm
cái gì ?.
+ Bài toán cho biết chiều dài và
chiều rộng là 250m.
+ Bài toán cho biết thêm là chiều dài
hơn chiều rộng 30m.
+ Tìm chiều dài và chiều rộng của
khu đất.
- Có 2 cách tóm tắt :
Tóm tắt theo sơ đồ đoạn thẳng hoặc tóm tắt theo lời văn.
2
- Cho học sinh lên bảng kẻ sơ đồ tóm tắt bằng đoạn thẳng.
Dựa vào sơ đồ đoạn thẳng này bài
toán này có mấy cách giải ?
Tóm tắt
Chiều dài :
Chiều rộng :
+ Có hai cách
+ Tìm chiều dài hoặc tìm chiều rộng
trước cũng được
.
Bước 3. Giải.
- Cho học sinh giải theo nhóm giáo viên hướng dẫn cách giải.
- Mời 2 nhóm đại diện trình bày bảng
- Giáo viên và cả lớp nhận xét sửa bài.
Vậy muốn tìm chiều dài trước ta làm
thế nào?
- Sau khi tìm được chiều dài.
ta làm thế nào để tìm chiều rộng ?
- Sau khi biết được chiều dài, Chiều
rộng, để kết thúc bài toán theo yêu
cầu của đề ta trình bày tiếp theo như
thế nào?
+ Học sinh nêu miệng các bước giải.
+ Lấy tổng cộng với hiệu rồi chia 2.
(250 + 30) : 2 = 140m
+ Sau khi tìm được chiều dài lấy
tổng trừ đi chiều dài còn lại là chiều
rộng.
250 – 140 = 110(m)
+ Sau khi tìm được chiều dài chiều
rộng ta ghi vào nội dung đáp số : kết
quả chiều dài, kết quả chiều rộng.
Giáo viên cho học sinh làm bài theo nhóm, trên bảng lớn và trong vở.
- Mời hai nhóm đại diện trình bày mỗi nhóm giải một cách.
- Ở bài này không bắt buộc 1 học sinh phải giải hai cách, chỉ cần giải
một cách là được.
3
? m
30 m
250 m
?m
* Giáo viên và cả lớp nhận xét chữa bài:
Cách 1:
Tính Giải
Chiều dài khu đất là :
(250 + 30) : 2 = 140 (m)
Chiều rộng khu đất là :
250 – 140 = 110 (m)
Đáp số : Chiều dài : 140 m
Chiều rộng : 110 m
Cách 2: Sau đi tìm được chiều rộng rồi các bước tiếp theo tương tự như ở
cách 1.
Tính Giải
Chiều rộng khu đất là:
(250 – 30) :2 = 110 (m )
Chiều dài khu đất là:
250 – 110 = 140 (m)
Đáp số :Chiều rộng : 110 m Chiều dài : 140 m
* Đối với bài toán này học sinh đã hiểu được đề và yêu cầu các em sẽ
tóm tắt đúng với yêu cầu của bài.
* Và giải theo cách 1.
Với ở phép tính thứ nhất các em tìm chiều dài trước. Biết chiều dài
hơn chiều rộng là 30m. Nên lấy tổng cộng với 30 sau đó chia cho 2 để tìm
chiều dài. Sau khi biết được chiều dài kết hợp để tìm chiều rộng bằng cách
lấy (250 – 140 = 110) tổng trừ đi chiều dài còn lại là chiều rộng và đặt đúng
lời văn là tìm chiều rộng.
* Đối với cách 2: các em tìm chiều rộng trước sau đó kết hợp với yêu
cầu đề để tìm chiều dài.
4
250
30
+
280
250
140
-
110
280
0
140
2
220 2
0 110
250
-
110
110
250
- 30
220
Giáo viên, hướng dẫn từng bước để học sinh nhớ từng bước giải và
kết hợp với lời văn chính xác cụ thể so với yêu cầu đề bài.
- Sau đó cho các em tự làm cá nhân.
- Làm theo nhóm, hai nhóm đại diện trình bày trên bảng, các nhóm
nhận xét bổ xung cách giải và trình bày trong vở.
- Giáo viên phải kịp thời nhận xét kiểm tra khích lệ tuyên dương chấm
điểm để cho học sinh phát hiện điểm sai cần chỉnh sửa cho đúng và kịp thời.
- Hết tiết học cần tuyên dương những học sinh trình bày sạch, đẹp và
làm bài đúng.
* Ngoài ra tôi cũng dành chút thời gian để thăm gia đình những học
sinh có hoàn cảnh trong lớp để tìm hiểu về các em và giúp đỡ các em kịp
thời trong học tập do những nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến việc học
tập của các em.
* Thường xuyên liên lạc tới cha mẹ những người trực tiếp nuôi dưỡng
các em ăn học để nhắc nhở động viên các em trong học tập và sắp xếp thời
gian; thời khóa biểu trong học tập ở trường cũng như ở nhà một cách khoa
học phù hợp. Nhờ thế mà chất lượng cụ thể ở môn toán đã được dần dần
năng cao.
C. KẾT QUẢ PHỔ BIẾN VÀ ỨNG DỤNG .
Trong năm học trước tôi chủ nhiệm .Đầu năm khảo sát chất lượng
môn toán giỏi 6% khá 35 % trung bình 20% yếu 39%. Nhưng khi áp dụng
phương pháp như đã trình bày, kết quả học tập ở môn toán cuối năm đã đạt
được như sau:
Loại: Giỏi từ 6% tăng lên 26%.
Khá từ 35% tăng lên 45%.
Trung bình 20% tăng lên 25%.
Yếu từ 39% giảm xuống còn 4%.
5
Từ phương pháp này có thể áp dụng trong việc giảng dạy toán về
“Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” trong chương trình toán
lớp 4 ở tiểu học.
D. TÍNH KHOA HỌC:
Khi các em đã yêu thích học toán thì các em sẽ tự sắp xếp việc học tập
của mình một cách khoa học vận dụng các kiến thức đã học từ đó các em
ham học tập.
Đ. TÍNH SÁNG TẠO:
Các em đã yêu thích học tập môn toán nói riêng và môn học ở tiểu
học nói chung. Đồng thời phát huy tính tích cực, biết lao động có sự kết hợp
với bạn, với thầy, năng động, dám nghĩ, dám làm.
* Cũng như bao giáo viên khác tôi mong muốn học sinh mình nói
riêng và học sinh tiểu học nói chung trở thành con ngoan trò giỏi sau này lớn
lên giúp ích cho gia đình và xã hội cũng là mong muốn của tôi khi bước
chân vào làm nghề nhà giáo. Vì tương lai của đất nước là thế hệ trẻ văn minh
và sáng tạo, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cà Mau, ngày 28 tháng 01 năm
2011
Người viết
LÊ THU HUỆ
6
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
( Trang cuối của SKKN)
- Tên đề tài: Giải toán có lời văn ở dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
của hai số đó” - Toán lớp 4.
- Tác giả: Lê Thu Huệ
Trường (đối với đơn vị trực thuộc Phòng
GD & ĐT), Tổ chuyên môn (đối với đơn vị
trực thuộc sở GD & ĐT)
Phòng GD & ĐT (hoặc trưởng, trung tâm,
đơn vị trực thuộc sở)
Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại
- Đặt vấn đề.
- Biện pháp.
- Kết quả phổ biến, ứng dụng.
- Tính khoa học.
- Tính sáng tạo
- Đặt vấn đề.
- Biện pháp.
- Kết quả phổ biến, ứng dụng.
- Tính khoa học.
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung:
Ngày tháng năm 20
Hiệu trưởng
(hoặc tổ chuyên môn)
Xếp loại chung:
Ngày tháng năm 20
Thủ trưởng đơn vị
Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD &
ĐT cấp tỉnh; Giám đốc Sở GD & ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN
và xếp loại:……………….
Ngày tháng năm 20
GIÁM ĐỐC
7
Mẩu 02