Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm khai thác và ứng dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên từ Internet vào công tác giảng dạy cho trẻ ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.42 MB, 27 trang )

Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:
ĐỀ TÀI : Một số biện pháp nhằm khai thác và ứng dụng
có hiệu quả nguồn tài nguyên từ Internet vào công tác
giảng dạy cho trẻ ở trường mầm non


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cuộc cách mạng công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đã ngày
càng thể hiện được vai trò to lớn của mình trong mọi mặt đời sống, đặc biệt là trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong bối cảnh kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ
như hiện nay, việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin, cụ thể là
Internet vào công cuộc đổi mới dạy học đang trở thành một trong những mục tiêu
quan trọng hàng đầu của ngành Giáo dục, nhằm thích ứng với sự phát triển của giáo
dục thời đại.
Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là
một trong những giai đoạn trẻ học hỏi, tiếp thu nhiều nhất trong cuộc đời. Giai
đoạn này dạy cho trẻ biết các quy ước trong cuộc sống, các kỹ năng cơ bản thông
qua các trò chơi, các hoạt động đa dạng, trực quan.
Để đáp ứng nhu cầu học hỏi của trẻ cũng như yêu cầu của chương trình giáo
dục đòi hỏi người giáo viên mầm non phải biết cách tìm kiếm, truy cập thông tin
cũng như sàng lọc, biến đổi, sử dụng một cách có hiệu quả các hình ảnh, tư liệu để
phục vụ công tác giảng dạy cho trẻ ở trường mầm non. Qua đó người giáo viên trở
nên năng động, sáng tạo và hiện đại hơn, phù hợp với sự phát triển của người giáo
viên nhân dân trong thời đại công nghệ thông tin, đồng thời góp phần mở ra những
hướng đi mới trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học.
Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những
hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng hay công tác trang trí lớp thì hiện
nay với ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ
động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh,


những bông hoa đủ màu sắc, những video hấp dẫn phối hợp với âm thanh nhịp
nhàng thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ trong mọi hoạt động,
phù hợp với tâm sinh lý trẻ mầm non. Ngoài ra, các giáo viên có thể sử dụng các
hình ảnh sinh động, tươi vui, phong phú và bắt mắt để trang trí lớp nhằm tạo môi
trường vui chơi học tập tốt nhất để trẻ tham gia các họat động, giúp trẻ phát triển
toàn diện về tất cả các lĩnh vực cũng như các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng
tượng
Tuy nhiên, trên thực tế việc tìm kiếm và sử dụng tư liệu giáo dục chưa đạt
được những hiệu quả tối ưu, việc chọn lọc và vận dụng chưa sáng tạo, chưa phù
hợp với yêu cầu của chương trình mầm non.
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:
Vì vậy, để chất lượng giáo dục trẻ ngày càng nâng cao, tôi hướng đến việc
tìm hiểu các biện pháp nhằm khai thác nguồn tài nguyên từ Internet một cách có
hiệu quả và sử dụng chúng như một phương tiện dạy học nhằm phục vụ tốt hơn cho
công tác giảng dạy trẻ ở trường mầm non.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Phân tích, đánh giá thực trạng về việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên từ
Internet của các giáo viên, hiệu quả và phản ứng của trẻ khi giáo viên ứng dụng các
tư liệu vào công tác giảng dạy ở các lớp.
- Nêu một số những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc khai thác và ứng
dụng nguồn tài nguyên từ Internet.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Hiệu quả của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên từ Internet của các giáo
viên trước và sau khi thực hiện các giải pháp
- Phản ứng và kết quả của trẻ khi giáo viên ứng dụng các tư liệu vào các hoạt động
giảng dạy ở các lớp trước và sau khi thực hiện các giải pháp.
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Quy mô: Các trẻ lớp Mẫu giáo lớn Lá 1, Lá 2, Lá 3 ; 6 giáo viên
Thời gian: Từ tháng 9/2012 – tháng 2/2013

1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: Đọc, phân tích, chọn lọc và tổng hợp tư liệu
- Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát sư phạm, sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn, ghi
chép, phân tích, đánh giá, tổng hợp, thống kê, xử lý số liệu…
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cần biết
Internet: là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công
cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Mạng Internet mang lại rất
nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của
Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm
dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, và các dịch vụ về
y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp
một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
Tài nguyên Internet: trong phạm vi đề tài này được hiểu là bao gồm tất cả
các dạng tri thức khoa học và thông tin phản ánh thế giới xung quanh được mô tả
dưới dạng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết), hoặc là sự kết hợp
của nhiều dạng thông tin (gọi là đa phương tiện)…
Thông tin đa phương tiện: là sự kết hợp thông tin từ nhiều dạng khác nhau
và được thể hiện một cách đồng thời. Các thành phần của ảnh động có thể bao gồm
văn bản, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim và các ảnh động. Ví dụ: Một trang web
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:
(gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim) một bài trình chiếu (văn bản, hình
ảnh, âm thanh), một phần mềm trò chơi, đoạn phim…
Phương tiện dạy học: Phương tịên dạy học được hiểu là những dụng cụ,
máy móc, thiết bị, vật dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học, giúp cho quá trình
nhận biết, lĩnh hội kiến thức của học viên được tốt hơn.
Ví dụ: sách giáo khoa, giáo trình, bảng viết, bảng dữ liệu đã chuẩn bị sẵn,
tranh ảnh, phim, các đoạn clip hoạt hình mô phỏng cùng với máy chiếu qua đầu

(overheat), máy chiếu đa năng Projecter với sự trợ giúp của máy tính, của các phần
mềm, chương trình như Powerpoint, mindmap, Workbelch,… vật mẫu, vật thật các
phương tiện, dụng cụ trang bị trong các phòng thí nghiệm thực hành

2.1.2. Ích lợi của việc sử dụng các thông tin đa phương tiện (văn bản, hình ảnh,
âm thanh, đoạn phim) làm phương tiện dạy học trong các hoạt động giáo dục
trẻ mầm non
Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của trẻ:
Tư duy của trẻ mầm non chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ nhận
biết, khám phá đặc điểm các sự vật hiện tượng chủ yếu thông qua các hình ảnh bên
ngoài với sự vật hiện tượng bằng cách sử dụng các giác quan như nghe, nhìn…
Vì vậy, để quá trình nhận thức trở nên hứng thú, thu hút, kích thích sự tò mò,
ham hiểu biết của trẻ thì giáo viên phải biết sử dụng các phương tiện dạy học (đồ
dùng dạy học) đáp ứng được tính thẩm mĩ, khoa học, sư phạm, trong đó các
phương tiện dạy học đa phương tiện là một trong những phương tiện dạy học thích
hợp với trẻ và mang lại hiệu quả cao. Đa phương tiện tác động đến nhiều giác quan
của trẻ một cách đồng thời nên sẽ tạo ra sự thu hút, chú ý hơn, thể hiện thông tin tốt
hơn, phù hợp cho việc dạy và học nói chung và việc dạy, học ở trẻ mầm non nói
riêng.
Mang đến nguồn thông tin đa dạng, sống động và vô cùng phong phú
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển bùng nổ của Công nghệ thông tin làm
thay đổi mọi mặt của đời sống, thay đổi cách thức học hỏi, tiếp nhận và xử lý thông
tin, đóng vai trò to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có giáo
dục mầm non. Các sản phẩm đa phương tiện, đặc biệt là các sản phẩm đa phương
tiện phù hợp cho việc dạy và học, tiếp thu tri thức của trẻ được sáng tạo ngày càng
nhiều, được sử dụng như một phương tiện dạy học mang lại nhiều ưu điểm, tạo nên
một nguồn tư liệu khổng lồ, phong phú và đa dạng sẽ cho giáo viên có nhiều sự
chọn lựa, để chọn ra được những hình ảnh, tư liệu tốt nhất, phù hợp nhất, mang đến
cái toàn diện, nhìn nhiều khía cạnh về một sự vật hiện tượng, thỏa mãn, đáp ứng
được nhu cầu ham khám phá mọi mặt tự nhiên –xã hội của trẻ.

Là nguồn tài nguyên tư liệu rẻ, dễ tìm kiếm, tốn ít thời gian, dễ khai
thác và sử dụng
Chỉ với một máy tính có kết nối mạng Internet và một vài thao tác đơn giản,
trong vòng vài giây, giáo viên có thể tìm được rất nhiều tư liệu mà mình mong
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:
muốn. Thay vì phải vất vả tìm kiếm tranh ảnh ở các cửa hàng, hiệu sách, các tiệm
băng đĩa vừa tốn thời gian, chi phí cao mà sản phẩm tìm kiếm có thể không như
mong muốn, chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng thì với mạng Internet chúng ta có
thể thoải mái lựa chọn những tư liệu phù hợp với mình với chi phí cực kì thấp.
Với những ích lợi trên, việc tìm kiếm, sử dụng một cách sáng tạo nguồn tài
nguyên trên Internet, cụ thể là sử dụng các hình ảnh, các sản phẩm đa phương tiện
làm phương tiện, học liệu để dạy học là xu hướng tất yếu trong công cuộc đổi
mới phương pháp dạy học, nhằm ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng
được nhu cầu của thực tiễn trong thời đại mới.
2.2. Thực trạng về việc tìm kiếm và sử dụng nguồn tài nguyên trên Internet
của giáo viên
2.2.1. Thuận lợi, khó khăn:
Thuận lợi:
- Đa số giáo viên hiểu được rằng Internet mang đến rất nhiều tiện ích cho
việc dạy và học, là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại.
- Đa số giáo viên nhận thức được sự cần thiết, tầm quan trọng cũng như xu
hướng dạy học trong thời đại mới là sử dụng các sản phẩm dạy học đa phương tiện
như sử dụng bài giảng điện tử, sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại như tivi,
máy tính, màn hình chiếu, loa đài…
- Một số lớp đã trang bị được máy vi tính, kết nối Internet.
- Nhận được sư quan tâm, nhắc nhở, động viên, bồi dưỡng kiến thức tin học
của Lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn về việc tìm kiếm và ứng dụng các sản
phẩm phương tiện dạy học từ Internet.
Khó khăn:

- Giáo viên chưa tích cực, chủ động trong việc tìm tòi, học hỏi, xây dựng các
bài giảng điện tử cũng như tìm kiếm những tư liệu, sản phẩm hữu ích phục vụ cho
công tác giảng dạy hàng ngày.

- Trình độ tin học của một số giáo viên còn hạn chế, chỉ dừng lại ở mức độ
soạn thảo văn bản, chưa thực hành thường xuyên, tìm tòi các chức năng, tiện ích
phong phú của Interner như tìm kiếm tư liệu, gửi mail…
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất còn thiếu thốn: Một số lớp chưa được trang
bị máy tính, chưa kết nối Interner, chưa có màn hình chiếu hoặc màn hình tivi cỡ
lớn.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học ở địa
phương còn đang ở giai đoạn đầu nên chưa được tổ chức một cách đại trà, triệt để,
sâu rộng, chưa có sự tác động, thúc đẩy mạnh mẽ đến ý thức cũng như việc thực
hiện của các giáo viên.
2.2.2. Thành công, hạn chế
Thành công:
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:
- Một số giáo viên đã biết tìm kiếm và download được các hình ảnh, tư liệu
cần thiết nhằm phục vụ công tác giảng dạy như hình ảnh, bài giảng điện tử từ các
trang www.violet.vn, www.tulieu.vn …và các trang web khác.
- Biết sử dụng những tư liệu tìm được vận dụng vào công tác giảng dạy như
thiết kế, chỉnh sửa các bài giảng điện tử, các câu truyện kể có sẵn làm phương tiện
dạy học.
Hạn chế:
- Việc tìm kiếm chỉ đơn thuần là gõ từ khóa vào trang www.google.vn và
bấm Enter, giáo viên chưa có kĩ năng tìm kiếm nâng cao, nên hiệu quả tìm kiếm tư
liệu đạt được chưa cao, chưa như mong muốn. Kết quả là: “Tìm không thấy”, “tìm
không ra”, “chỉ có vài cái”…
- Việc khai thác và ứng dụng nguồn tài nguyên Internet vào công tác giảng

dạy còn mang tính hình thức, đối phó, chưa được giáo viên sử dụng thường xuyên.
Chỉ khi nào cần tổ chức thao giảng, dự giờ hoặc có kiểm tra thì giáo viên mới tìm
kiếm, khai thác tư liệu, xây dựng bài giảng điện tử để phục vụ cho tiết học đó.
- Việc vận dụng các tư liệu tìm được vào công tác giảng dạy chưa phát huy
hết hiệu quả sử dụng, hoặc sử dụng nhưng chưa phù hợp, chưa cân nhắc, suy xét kĩ
sự hợp lý giữa phương pháp sư phạm và các thao tác với âm thanh, hình ảnh, video,
chưa đảm bảo các yêu cầu và tính đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực đối
với hoạt động mà giáo viên tổ chức cho trẻ
.
Ví dụ: Đối với hoạt động khám phá khoa học “Các động vật nuôi trong gia
đình” , sự vận dụng vào các hoạt động chỉ dừng lại ở mức độ cô trình chiếu các
tranh ảnh con vật theo tuần tự mà chưa chú ý đến thao thác tổng hợp, phân loại các
con vật bằng cách ghép chúng lại với nhau một cách đồng thời để trẻ khái quát,
phân loại các nhóm động vât: động vật 4 chân, đẻ con; 2 chân, đẻ trứng…
2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu
Mặt mạnh:
- Đội ngũ giáo viên trẻ, tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng
nhận thức, học hỏi, tiếp thu tốt.
- Lãnh đạo nhà trường nhạy bén về chuyên môn, nắm bắt được xu hướng tất
yếu của quá trình đổi mới phương pháp dạy học, có quy chế thi đua khen thưởng để
động viên những người đi đầu, tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học.
Mặt yếu:
- Cơ sở vật chất thiếu thốn, đầu tư cơ sở, trang thiết bị phục vụ cho việc khai
thác và ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa đồng bộ, triệt để.
2.2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
Nguyên nhân thành công:
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:

- Do bản thân giáo viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc
ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp dạy học trong thời đại mới.
- Do có sự khích lệ, động viên, nhắc nhở, đánh giá của Lãnh đạo trường, tạo
điều kiện về cơ sở vật chất.
Nguyên nhân hạn chế:
- Do một số giáo viên còn thụ động, ý thức tìm tòi, sáng tạo chưa cao, ngại
học hỏi, ngại đổi mới.
- Do trình độ về tin học còn yếu.
- Do điều kiện về cơ sở vật chất chưa đảm bảo, chưa thuận lợi.
2.3. Giải pháp, biện pháp
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Nhằm nâng cao khả năng khai thác và ứng dụng có hiệu quả nguồn tư liệu,
tài nguyên từ Internet, từ đó sử dụng tối ưu những tư liệu tìm kiếm được để vận
dụng vào công tác giảng dạy hàng ngày một cách thường xuyên và liên tục. Từ đó,
giúp trẻ có được những trải nghiệm, những khám phá phong phú, đa dạng về thế
giới xung quanh, thúc đẩy các quá trình phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng
giáo dục trẻ.
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp

Biện pháp 1: Tìm kiếm và sử dụng tư liệu một cách linh hoạt vào công tác
trang trí lớp, làm đồ dùng, học liệu, soạn – thiết kế bài giảng điện tử.
* Sử dụng tính năng tìm kiếm nâng cao của www.google.com
Để việc tìm kiếm hình ảnh, video có hiệu quả hơn, tôi đã thử dùng các tính
năng tìm kiếm nâng cao trong www.google.com như sau:
Tìm kiếm thông thường: với từ khóa “con mèo”, sẽ cho ra các kết quả tổng
hợp như ảnh bên dưới:














Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:
Với tìm kiếm nâng cao chuyên về video: sẽ cho ra tất cả những video tìm
được liên quan đến “con mèo” – Ảnh 1


















Ảnh 1

Tìm kiếm riêng về hình ảnh “con mèo”: Khi đó ta có thể lựa chọn bất cứ một hình
ảnh nào thích hợp để làm tư liệu - Ảnh 2
















Ảnh 2
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:
Trong tìm kiếm Hình ảnh ta nhấp chuột vào  “Các công cụ tìm kiếm” 
“Bức vẽ”: Cho ra những hình ảnh phác thảo bằng nét, chưa tô màu. Khi đó ta sẽ
chọn bất cứ hình nào thích hợp và tải về máy. Tùy theo nhu cầu mà chúng ta có thể
thay đổi từ khóa cho thích hợp. Nếu hình ảnh cho ra ít phong phú, ta có thể tìm
kiếm bằng từ tiếng Anh.
Ví dụ: Thay vì từ “con mèo” ta sẽ tìm kiếm với từ “cat”, “a cat”…
Nếu không biết từ tiếng Anh tương ứng, hãy dùng công cụ “DỊCH” ngay trên

thanh công cụ của Google. – Ảnh 3








Ảnh 3

*







Cách sử dụng tư liệu hình ảnh vào công tác giảng dạy:
- Thiết kế thành bài giảng điện tử: Giáo viên chọn lọc, sắp xếp các hình
ảnh về các sự vật, hiện tượng để thiết kế thành các bài giảng điện tử phù hợp với
các đề tài cụ thể. Các bài giảng điện tử sẽ là phương tiện, là “đồ dùng” để phục vụ
các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học – xã hội, hoạt động tạo hình, hoạt động
làm quen với Toán, hoạt động làm quen chữ cái. Các hình ảnh cô lựa chọn phải
đảm bảo tính thẩm mĩ, tính khoa học, sư phạm, miêu tả được tính chất, đặc điểm
bên ngoài của các sự vật hiện tượng với nhiều khía cạnh, nhiều cách thể hiện phong
phú, đa dạng về chủng loại, màu sắc.
Ví dụ: Đối với Hoạt động cho trẻ khám phá về một số loại Rau – củ- quả. Cô
chọn các hình ảnh về quả cam bao gồm: quả cam nguyên vẹn, quả cam được cắt

đôi, quả cam màu vàng, quả cam màu xanh. Tương tự đối với các loại quả khác. Từ
đó trẻ sẽ có cái nhìn tương đối toàn diện về đặc điểm, cấu tạo, màu sắc, chủng loại
của quả cam và các loại rau, củ, quả khác.
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:
- Làm đồ dùng dạy học: Các hình ảnh màu cũng có thể được in màu dưới
dạng lô tô hoặc các đồ dùng dạy học khác để trẻ có thể luyện tập, chơi trò chơi,
thực hiện so sánh, đếm, phân loại các sự vật hiện tượng theo một hay nhiều dấu
hiệu chung trong các hoạt động phát triển nhận thức.
Ví dụ: Lô tô các thức ăn, dinh dưỡng; lô tô học toán với nhiều chủ đề gia
đình, động vật, thực vật, giao thông…; lô tô về con vật, rau củ quả, hiện tượng tự
nhiên, các khái niệm tương phản… dùng trong hoạt động khám phá khoa học xã
hội.
- Trang trí lớp học: Sau khi tải về máy, tôi sử dụng các hình phác thảo (bức
vẽ) để tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực, phù hợp với trẻ mẫu giáo. Hình
được in, photo cỡ lớn, sau đó dùng màu nước, màu sáp để tô màu, tạo ra bức tranh,
hình ảnh có màu sắc tươi sáng, hài hòa. Sử dụng các hình ảnh để trang trí vào các
góc chơi sao cho phù hợp với đặc trưng hoạt động của từng góc, đảm bảo tính thẩm
mĩ, sư phạm nhằm gợi ý, lôi cuốn trẻ vào hoạt động, đồng thời cũng giúp trẻ nhận
biết và xác định các góc chơi được dễ dàng hơn. Ảnh minh họa: Ảnh 5, 6, 7, 8, 9.

























Ảnh minh họa: 5, 6, 7, 8, 9
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:
- Các hoạt động trẻ tô màu: có thể cho trẻ tô màu tranh trong các hoạt động
tạo hình, hoạt động tại các góc, tô các chữ cái rỗng, bài tập chữ cái trong hoạt động
làm quen chữ cái, tô chữ số, bài tập nối tranh… - Ảnh 4
















Ảnh 4


Biện pháp 2: Tìm kiếm và sử dụng tư liệu hợp lý trong tổ chức hoạt động
nhằm phát triển nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ
Vào trang www.youtube.com (là trang web chứa rất nhiều tư liệu về video)
và gõ vào ô tìm kiếm. Tùy vào chủ đề giáo dục mà trẻ đang khám phá hay đề tài mà
cô đang dạy cho trẻ, cô có thể tìm với những từ khóa phù hợp. Có rất nhiều những
video giúp trẻ khám phá khoa học xã hội với nhiều nội dung giáo dục theo chủ đề
mang tính giáo dục cao, thu hút và hấp dẫn đối với trẻ. Trẻ vừa chơi, vừa học một
cách nhẹ nhàng thông qua các bài hát, các hình ảnh hoạt hình vui nhộn. Tuy nhiên,
có một lưu ý rằng, với hầu hết các video về khám phá khoa học xã hội, học toán
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:
dành cho trẻ thường chỉ có của nước ngoài ( Tiếng Anh), cho nên khi tìm kiếm
chúng ta phải gõ các từ khóa bằng tiếng Anh.
Qua tìm hiểu cũng như tích lũy kinh nghiệm, tôi nhận thấy các video liên
quan theo các chủ đề sau:
- Chủ đề bản thân: có các video dạy trẻ về Năm giác quan của cơ thể (Số
1), Các bộ phận trên cơ thể (số 2), Bài hát về tai – mắt – mũi – miệng (số
3), Cách đánh răng (số 4), Cách rửa tay (Số 5), Các hoạt động của em bé
(số 6), Hướng dẫn lau người sau khi tắm (số7)…

































Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk

Email:
Cảm xúc của bản thân


- Chủ đề Gia đình: Bài hát về các thành viên trong gia đình










- Chủ đề Nghề nghiệp


- Chủ đề Thế giới Thực vật


Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:




- Chủ đề Thế giới động vật: Miêu tả hình dáng, tiếng kêu của các con vật
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:






- Chủ đề Giao thông:

Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:






- Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:


- Học đếm và nhận biết chữ số



Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:



- Nhận biết về các hình dạng:





Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:


- Nhận biết màu sắc:





- Lắp ghép hình dạng các đồ vật quen thuộc:
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:



- Làm quen với việc học đọc, học viết:

Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:



Cách vận dụng, sử dụng linh hoạt vào việc tổ chức các hoạt động
cho trẻ:
Vì đây là những sản phẩm mang tính giáo dục cao, đựơc sản xuất bởi

các chuyên viên nước ngoài và mang tính quốc tế, vì vậy đương nhiên sẽ có
một số điểm khác biệt về ngôn ngữ cũng như đặc trưng văn hoá vùng miền,
quốc gia. Vì thế cho nên đòi hỏi giáo viên cần có một số kĩ năng cần thiết khi
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:
sử dụng như kĩ năng đọc - hiểu tiếng Anh, nhận biết và giải thích cho trẻ
hiểu một số sự khác biệt.
Ví dụ: Khi cho trẻ xem video về một số loại rau – củ - quả thì giáo
viên cần mở âm lượng nhỏ, cho trẻ nói tên loại rau – củ quả bằng tiếng Việt.
Đối với những loại trái cây không phổ biến ở nước ta, cô dùng lời giải thích
cho trẻ hiểu đó là quả gì, thường có ở đâu (quả việt quất…)
Khi trẻ đã quen, cô sử dụng video này để kết hợp dạy trẻ một số từ
Tiếng Anh đơn giản, cho trẻ phát âm theo (tomato: cà chua, orange: cam.
Lemon: chanh…)
Những video này có thể được dùng trong việc cung cấp kiến thức mới
hoặc ôn luyện kiến thức cũ, dùng trong các hoạt động tích hợp, bổ trợ cho
hoạt động trọng tâm.
Ví dụ: Sau khi trẻ đã được thao tác, khám phá đặc điểm của các hình
vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Cô mở video “Bài hát về hình dạng” cho trẻ
xem và củng cố những kiến thức đã học một cách nhẹ nhàng, vui vẻ, hiệu
quả.
Biện pháp 3: Tìm kiếm và sử dụng tư liệu hợp lý trong tổ chức hoạt động
nhằm phát triển nhận thức thẩm mĩ cho trẻ
Tìm kiếm các video với các từ khoá như sau: Học vẽ với Họa sĩ nhí, họa sĩ tí
hon, họa sĩ đốm…


Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:







- Các bài hát thiếu nhi Việt nam và quốc tế:

Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:





Cách vận dụng: Khi tổ chức các hoạt động âm nhạc, tạo hình, cô sử dụng các
video như một phương tiện dạy học, tuy nhiên cần xem xét tư liệu đã phù
hợp với phương pháp đặc trưng của từng hoạt động, từng đề tài để có sự điều
chỉnh và sử dụng hợp lý.
Ví dụ: Đối với đề tài “Vẽ con cá” (mẫu) cô sử dụng vi deo thay cho hành
động vẽ mẫu.
Đối với Hoạt động “Vẽ đàn cá bơi” ( đề tài) cô sử dụng các tranh vẽ đã hoàn
chỉnh trong video như một gợi ý để trẻ vẽ chứ không hướng dẫn trẻ vẽ từng
bước nữa.
2.3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Để thực hiện các giải pháp, biện pháp trên cần có những điều kiện sau:
- Sự nhiệt tình, say mê, ham học hỏi của bản thân giáo viên. Không ngại
khó, ngại khổ, ngại đổi mới. Có ý thức tự học, tự tìm tòi sáng tao, nâng
cao trình độ ngoại ngữ.
- Các điều kiện về cơ sơ vật chất: Các lớp cần được trang bị máy tính, màn
hình cớ lớn hoặc máy chiếu, mạng Internet.

- Sự quan tâm của Lãnh đạo trường và các ban ngành đoàn thể ở địa
phương, tạo sự động viên khuyến khích về vật chất của như tinh thần để
công cuộc đổi mới dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào day học
ngày càng sâu, rộng, triệt để và đạt hiệu quả cao.
2.3.4. Mối liên hệ giữa giải pháp, biện pháp
Các giải pháp, biện pháp trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua
lại, tương hỗ lẫn nhau một cách tuần tự, đồng bộ thì mới đảm bảo đạt hiệu quả cao.
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:
2.3.5. Kết quả khảo nghiệm , giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Sau một thời gian thực hiện các biện pháp trên, đồng thời vận động các đồng
nghiệp cùng tìm kiếm và thường xuyên sử dụng tư liệu đa phương tiện vào tổ chức
các hoạt động cho trẻ thì thu được kết quả như sau:
Khảo sát trên 67 trẻ lớp 5-6 tuổi:
Về thái độ học tập:
STT Nội dung khảo sát Đầu năm Cuối năm So với khi chưa thực hiện
giải pháp sử dụng đồ dùng
đa phương tiện
1 Trẻ thường xuyên tỏ
ra hứng thú, tích cực,
sôi nổi trong các hoạt
động học
55/67 82% 62/67

92% Tăng 10%
2 Trẻ tỏ ra không hứng
thú, ít tích cực trong
các hoạt động học
12/67 18% 5/67 8% Giảm 10%


Về mức độ phát triền nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ khi đánh giá theo
chuẩn trẻ 5 tuổi:
STT Nội dung khảo sát Năm học
2011 - 2012
Năm học
2012 -2013
So với khi chưa thực hiện
giải pháp sử dụng đồ dùng
đa phương tiện
1 Trẻ đạt được các chỉ
số về phát triển kĩ
năng tạo hình và âm
nhạc
53/69 77% 62/67

92% Tăng 15%
2 Trẻ đạt được các chỉ
số thuộc chuẩn lĩnh
vực Phát triển ngôn
ngữ
49/69 71% 60/67

90% Tăng 21%
3 Trẻ đạt được các chỉ
số thuộc chuẩn lĩnh
vực Phát triển Nhận
thức
51/69 74% 62/67

92% Tăng 18%


2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu
Sau khi khảo nghiệm kết quả thu được trên trẻ tôi nhận thấy:
Mai Thị Ái Phương – MN Hoa Thiên Lý – Buôn Đôn – Đăk Lăk
Email:
Về mặt thái độ: Trẻ tỏ ra hứng thú hơn trong mọi hoạt động. Số trẻ có biểu
hiện hứng thú, thích cực sôi nổi trong các hoạt động học tăng 10% so với khi chưa
thực hiện các biện pháp trên.
Về kết quả đạt được khi đánh giá các lĩnh vực phát triển của trẻ: So với kết
quả khảo sát cùng thời điểm năm trước (khi chưa áp dụng các biện pháp), kết quả
đánh giá trẻ năm 2012 – 2013 sau khi thực hiện các biện pháp đã tăng lên rõ rệt:
Trẻ đạt các chỉ số vè kĩ năng Tạo hình và âm nhạc: Tăng 15%; Trẻ Đạt chuẩn Phát
triển ngôn ngữ: tăng 21%; Trẻ đạt chuẩn Phát triển Nhận thức tăng 18%.
Như vậy, các giải pháp thực hiện đã có hiệu quả tốt, nâng cao chất lượng
giáo dục trẻ trong thực tế tổ chức và thực hiện.
3. Phần Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Việc khai thác và ứng dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên từ Internet vào
công tác giảng dạy cho trẻ ở trường mầm non là một xu hướng mới, tất yếu trong
thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Để việc tìm kiếm và ứng dụng có hiệu quả,
đòi hỏi giáo viên phải có những kiên thức và kĩ năng cần thiết về giáo dục, tin học.
Người giáo viên phải luôn có sự say mê học hỏi, tìm tòi và sáng tạo không ngừng
nhằm tìm ra các phương pháp dạy học thích hợp, biết vận dụng linh hoạt các nguồn
tư liệu đa phương tiện vào công tác giảng dạy.
Việc ứng dụng nguồn tài nguyên tư liệu trên Internet vào công tác giảng dạy
có ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập, vui chơi và phát triển của trẻ, mang
hiệu quả tốt hơn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non, từ đó nâng cao
chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ một cách toàn diện, sâu rộng và triệt để.
3.2. Kiến nghị

Mong nhận được sự quan tâm hơn của các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện để việc
khai thác và ứng dụng nguồn tài nguyên tư liệu từ Internet được thực hiện tốt
hơn:
- Tạo điều kiện để các cô được tập huấn về các kĩ năng tin học
- Cung cấp cơ sở vật chất, các phương tiện máy tính, màn hình chiếu hoặc ti vi cớ
lớn, mạng Internet.
Trong quá trình viết Sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều thiều sót. Mong nhận
được ý kiến đóng góp của cấp trên để bản sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện
hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Buôn Đôn, ngày 10 tháng 3 năm 2013




×