Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển nhận thức thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với Toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.88 KB, 14 trang )

PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ.
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà ngành giáo dục đang từng bước được
đổi mới, để đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước thì việc xây dựng con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam phải hình thành ngay cho trẻ từ thuở ấu thơ. Chính vì vậy mà ngành giáo
dục mầm non giữ vai trò rất quan trọng - đó là nơi đặt nền móng cho sự phát triển
nhân cách của con người. Trong hoạt động giáo dục mầm non, các hoạt động là
những mắt xích tạo nên một chương trình giáo dục nói chung trong đó hoạt động
cho trẻ làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp
những kiến thức ban đầu cho trẻ. Ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, trẻ đã được hoạt động
với đồ vật, qua đó mà trẻ đã dần dần biết được giữa to hơn - nhỏ hơn; cao hơn -
thấp hơn… với những dấu hiệu đặc trưng nhất. Song đến tuổi mẫu giáo, trí tuệ và
các giác quan của trẻ phát triển hoàn thiện hơn, trẻ bắt đầu thích tìm hiểu, khám
phá và nhận biết được những kiến thức sơ đẳng nhất của toán học.
Toán học giúp trẻ biết quan sát, phát hiện những dấu hiệu nổi bật rõ nét về
màu sắc, hình dạng, kích thước, chủng loại để trẻ có thể tạo thành nhóm đồ vật
theo dấu hiệu cho trước. Toán học còn giúp trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số
lượng, về độ lớn, chiều cao, chiều dài, chiều rộng giữa 2 nhóm đối tượng …Thông
qua hoạt động làm quen với toán còn giúp trẻ nhận biết và gọi đúng tên các hình
hình học, biết định hướng trong không gian… Chính vì vậy việc định hướng cho
trẻ về hoạt động toán học là việc làm rất quan trọng trong trường mầm non.
Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã chủ động giành thời gian nghiên
cứu tài liệu, tập san và tìm ra một số phương pháp để truyền tải những nội dung
cần cung cấp cho trẻ sao cho gần gũi, đơn giản và dễ hiểu nhất. Do đó tôi đã mạnh
dạn đưa ra "Một số biện pháp phát triển nhận thức thông qua hoạt động cho
trẻ làm quen với Toán" ở lớp 4 tuổi để làm đề tài nghiên cứu và trao đổi cùng
bạn bè đồng nghiệp.
Tuy vậy tôi thấy trong quá trình hoạt động cho trẻ làm quen với toán những
năm trước đây của lớp tôi vẫn còn nhiều hạn chế. Các cháu chưa hứng thú tham
gia vào hoạt động, chưa tích cực trong lĩnh hội tri thức; đồ dùng dạy học chưa


phong phú hấp dẫn trẻ. Cô chưa chú ý nhiều xem trẻ muốn gì? Cần gì? Chính
những hạn chế này đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hoạt động cho trẻ làm
quen với toán trong trường mầm non. Song với lòng nhiệt tình, yêu nghề đã giúp
tôi tìm tòi ra những phương pháp hữu hiệu nhất để dạy trẻ ở lớp mình.
II/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Từ những kinh nghiệm đã tích luỹ, kết hợp với việc nghiên cứu tài liệu, tập san,
qua đài - báo, ti vi và qua thực tế chất lượng giảng dạy của hoạt động toán học tôi
đã sử dụng một số phương pháp sau:
+ Nghiên cứu, nắm chắc nội dung, phương pháp giảng dạy của hoạt động toán
học.
+ Tích hợp, lồng ghép các hoạt động khác có nội dung phù hợp, sinh động tạo
được hứng thú cho trẻ.
+ Tạo điều kiện cho trẻ được thường xuyên tham gia trải nghiệm ở mọi lúc, mọi
nơi.
+ Có kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động của cô và của trẻ.
+ Học tập giáo viên giỏi, biết đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy của bản
thân và đồng nghiệp.
III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu trẻ ở lứa tuổi 4 – 5 tuổi.
PhÇn B- Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò
I/ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA LỚP.
Trước khi tiến hành áp dụng sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp
phát triển nhận thức thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với Toán" có kết
quả, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế ở lớp tôi trong đầu năm học này và
kết quả như sau:
Năm học Số trẻ Giỏi Khá TB Yếu
Tháng
9/2011
42 8 = 19% 11 = 26% 19 = 45% 4 = 10%
II/ CÁC BIỆN PHÁP DẠY TRẺ LÀM QUEN VỚI TOÁN.

Từ khảo sát tình hình thực trạng của lớp kết hợp với một số phương pháp
nghiên cứu nên tôi đã tiến hành thực nghiệm đề tài bằng một số việc làm cụ thể
sau:
1. Tạo cơ hội để cho trẻ làm quen với Toán.
Đặc điểm tư duy chủ yếu của trẻ mẫu giáo là tư duy trực quan hình tượng
cho nên từ các sự vật, hiện tượng, những đồ dùng đồ chơi ở xung quanh lớp sẽ
phát huy được tư duy của trẻ. Nắm được các yếu tố này và để giúp trẻ tích cực chủ
động trong lĩnh hội tri thức nhất là hoạt động toán học. Tôi luôn bày đồ dùng, đồ
chơi hấp dẫn xung quanh lớp tạo điều kiện cho trẻ tự lấy đồ chơi theo ý thích của
mình, trẻ có thể ghép đôi tương ứng 1 - 1 các nhóm đồ vật để đếm và so sánh về số
lượng của 2 nhóm đồ vật…
Bên cạnh đó tôi còn trang trí lớp bằng những đồ dùng tự tạo và một số hình
ảnh ngộ nghĩnh vừa với tầm mắt của trẻ giúp trẻ tự trao đổi, khám phá và nhận biết
được một số hình hình học cơ bản, biết phân biệt về kích thước của 2 đối tượng,
biết định hướng trong không gian…
Ví dụ: Ở góc học tập tôi làm bằng bìa cattông mô hình những chiếc đồng hồ
tròn, đồng hồ quả lắc vừa để làm đồ dùng dạy học cho trẻ vừa trang trí ở góc học
tập giúp trẻ nhận biết được các hình học cơ bản.
Ở góc phân vai tôi bày 2 hộp bánh giống nhau nhưng 1 hộp to - 1 hộp nhỏ
giúp trẻ phân biệt được độ lớn của 2 hộp bánh
Trên tường tôi dán hình 1 con thỏ mẹ và 1 con thỏ con đang tung tăng dạo
chơi vườn hoa giúp trẻ nhận biết được thỏ mẹ thì cao hơn còn thỏ con thì thấp hơn.
Tôi cắt dán mô hình đoàn tàu trên tường vừa giúp trẻ học đếm vừa nhận biết
chữ số và vừa giúp trẻ nhận biết được các hình học.
Từ đó khi trẻ chơi theo ý thích hoặc trong các giờ học trẻ được quan sát và
tiếp xúc với các loại đồ dùng, đồ chơi, được tự sử dụng sẽ kích thích tư duy của
trẻ, trẻ sẽ tự đưa ra câu hỏi cho mình, cho bạn cùng chơi và cùng trả lời câu hỏi đó.
Tôi luôn thay đổi học liệu theo từng chủ đề, việc thay đổi đó còn đem đến
cho trẻ môi trường luôn có những thách thức mới và kích thích trẻ tư duy và sử
dụng.

Tôi thường xuyên quan sát khi trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi của toán học.
Nếu thấy trẻ luôn sử dụng một loại đồ dùng, đồ chơi tôi sẽ động viên khuyến khích
trẻ sử dụng các đồ dùng, đồ chơi khác cũng hấp dẫn không kém đồ dùng mà trẻ
đang sử dụng.
2. Tổ chức tiết học.
Muốn dạy một hoạt động cho trẻ làm quen với toán có thành công hay
không phụ thuộc phần lớn vào sự chuẩn bị của cô giáo. Để hoạt động đạt kết quả
tốt thì đồ dùng dạy và học của cô và trẻ phải đẹp và hấp dẫn trẻ, phải đảm bảo tính
sư phạm và đặc biệt là phải đảm bảo tính chính xác của hoạt động toán, phải phù
hợp với chủ đề mình đang thực hiện.
Ví dụ : Chủ đề "Gia đình": Khi dạy trẻ xác định tay phải- tay trái của bản
thân: Tôi chuẩn bị cho mỗi cháu 1 bàn chải đánh răng- 1 cái ca đựng nước.
Chủ đề "Thế giới thực vật": Khi dạy trẻ so sánh chiều cao 2 đối
tượng: Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 cây hoa màu vàng cao hơn - 1 cây hoa màu đỏ
thấp hơn.
Để có được những đồ dùng đồ chơi đó ngoài việc tích cực làm đồ dùng, đồ
chơi tôi còn phối kết hợp cùng phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có hoặc
phế thải của gia đình, địa phương khuyến khích phụ huynh cùng làm đồ dùng, đồ
chơi và tạo môi trường toán học cho trẻ phong phú, hấp dẫn hơn.
Trong các hình thức cho trẻ làm quen với toán thì hình thức trên tiết học là
hình thức dạy trẻ các kiến thức một cách chính xác nhất, tổ chức được cho đa số trẻ
trong lớp, khả năng quan sát của giaó viên cũng dễ dàng hơn. Từ những điểm
mạnh của hoạt động học cho nên tôi chú ý đến nội dung yêu cầu của hoạt động mà
sử dụng linh hoạt các biện pháp, thủ pháp dạy học.
2.1. Tiết học về số lượng.
Với trẻ 4 – 5 cô giáo cần dạy trẻ kĩ năng đếm đúng, sử dụng đúng các từ chỉ
số lượng và thứ tự, dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém giữa 2 nhóm đối tượng
trên cơ sở so sánh về số lượng của 2 nhóm. Với yêu cầu trên tôi luôn vận dụng linh
hoạt các phương pháp, hình thức sao cho phù hợp với từng bài, từng chủ đề.
Để hoạt động học cuốn hút ngay từ đầu với trẻ thì cô phải biết tạo hứng thú

cho trẻ ngay từ phần vào bài, có thể bằng các trò chơi nhẹ nhàng hoặc lồng ghép
tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động toán học một cách logic.
Ví dụ : Chủ đề " Thế giới thực vật”: Tôi cho trẻ chơi trò chơi " Gieo hạt".
Sau đó gợi hỏi trẻ: Các cháu vừa chơi trò chơi gì? Để cây nhanh ra hoa các cháu
phải làm gì? Chúng mình cùng tưới cây nào? Các cháu thấy có mấy cây ra hoa
rồi? Các cháu thử đếm xem có đúng là 2 cây hoa không nhé! Đó là những cây hoa
màu gì? Bây giờ chúng mình cùng gieo hạt và trồng thêm những cây hoa khác nhé.
Các cháu thấy những cây hoa này màu gì? Có bao nhiêu cây hoa màu đỏ ra hoa
rồi? Các cháu cùng đếm xem có đúng là 3 cây hoa màu đỏ không nhé…Bạn nào
có nhận xét gì về số cây hoa màu đỏ và số cây hoa màu vàng?
Chủ đề "Nghề nghiệp": Tôi cho trẻ hát" Cháu yêu cô chú công nhân" và đàm
thoại cùng trẻ: Các cháu vừa hát bài hát nói về ai? Chú công nhân làm gì? Hôm
nay các cháu sẽ cùng làm chú công nhân thi đua nhau xây những ngôi nhà thật đẹp
nhé. Các cháu cùng đặt khối vuông xuống trước và đặt chồng khối tam giác lên
trên nào. Các cháu xây được mấy ngôi nhà? Chúng mình cùng đếm xem có đúng
không nhé. Bây giờ các cháu sẽ trồng cho mỗi ngôi nhà 1 cây xanh cho mát nhé
(Cô hướng dẫn trẻ đặt dưới mỗi ngôi nhà 1 cây). Các cháu trồng xong chưa? Các
cháu trồng được mấy cây? Các cháu cùng đếm nào? Các cháu thấy số ngôi nhà như
thế nào so với số cây xanh?
Trong quá trình dạy trẻ cách ghép đôi tương ứng 1 - 1 cô giáo cần khắc sâu
bản chất của việc xếp tương ứng 1 - 1 bằng cách cô và trẻ cùng làm, cùng nói cách
làm " một với một". Để hình thành những thao tác đúng cho trẻ, tôi thường gợi hỏi
trẻ: Cháu xếp đồ chơi bằng tay nào? Cháu xếp như thế nào? Cháu thấy số hoa
vàng như thế nào so với số hoa màu đỏ….Trẻ 4 tuổi thường thao tác bằng tay trái
từ trái qua phải hoặc thao tác bằng tay phải từ phải qua trái, tôi thường chú ý sửa
lỗi sai cho trẻ để không tạo thành khuôn mẫu thao tác như vậy. Điều đó có tác
dụng hạn chế những lỗi mà trẻ hay mắc phải khi đọc, nhận biết chữ số… Khi trẻ
đã nắm được thao tác thiết lập tương ứng 1 - 1, tôi dạy trẻ nhận biết mối quan hệ
số lượng giữa các nhóm vật và phản ánh mối quan hệ đó bằng lời nói, sử dụng các
từ nhiều hơn - ít hơn, nhiều bằng nhau.Và cô sẽ chỉ ra cho trẻ thấy phần thừa hoặc

thiếu của các nhóm đối tượng. Từ đó trẻ sẽ nhận biết được nhóm nào thừa ra là
nhiều hơn, nhóm nào thiếu là ít hơn.
Ngoài ra trong hoạt động học tôi thường sử dụng câu hỏi gợi mở để kích
thích trẻ trả lời đồng thời phát huy được tư duy của trẻ như: Các cháu thấy số
lượng của 2 nhóm cây hoa này như thế nào với nhau? Số cây hoa màu đỏ như thế
nào so với số cây hoa màu vàng? Hay: Các cháu thấy số cây xanh như thế nào so
với số ngôi nhà các cháu vừa xây? Hoặc ai có ý kiến khác bạn nào?
Với những câu hỏi như thế trẻ sẽ độc lập suy nghĩ và tìm ra các giải pháp để
trả lời các câu hỏi của cô.
2.2. Tiết học về kích thước.
Trẻ 4 tuổi thì khả năng ước lượng bằng mắt của trẻ chưa được chính xác
nên khi dạy trẻ so sánh về kích thước tôi luôn phải chuẩn bị cho trẻ những đồ
dùng sinh động và có sự khác biệt rõ nét và tạo tình huống cho trẻ được tự trải
nghiệm để phát hiện ra sự khác nhau về kích thước thông qua các hoạt động khác
nhau trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Để cho trẻ so sánh từng chiều dài của 2 vật tôi luôn sử dụng các đồ dùng đa dạng
nhưng dấu hiệu cần so sánh phải nổi bật.
Ví dụ: Chủ đề "Thế giới động vật”: Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau về
chiều cao 2 đối tượng: Tôi cho trẻ so sánh hai con vật như con Gấu với con Thỏ.
Trẻ sẽ tri giác và nhận ra con Gấu cao hơn còn con Thỏ thấp hơn.
Chủ đề “Gia đình": Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau về chiều rộng hai đối
tượng: Tôi cho trẻ làm bưu thiếp tặng sinh nhật em bé bằng xốp, một bưu thiếp
màu đỏ rộng hơn, một bưu thiếp màu xanh hẹp hơn nhưng chiều dài bằng nhau.
Khi trẻ cho bưu thiếp vào phong bì thì trẻ phát hiện bưu thiếp màu đỏ rộng hơn
thì không cho được còn bưu thiếp màu xanh hẹp hơn thì cho được.
Chủ đề "Bản thân": Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau về chiều dài 2 đối
tượng: Tôi phát cho mỗi trẻ hai dây nơ có màu sắc và chiều dài khác nhau. Trẻ tự
thực hiện thao tác buộc vòng vào tay cho nhau. Lúc này trẻ phát hiện được dây nơ
ngắn hơn thì không buộc được còn dây nơ dài hơn thì buộc được.
Để nhận ra sự khác biệt về kích thước, tôi dạy trẻ các thao tác so sánh về kích

thước của 2 đối tượng bằng cách đặt cạnh hoặc xếp chồng trùng khít 1 đầu lên
nhau theo chiều đo kích thước cần so sánh trên cùng một mặt phẳng. Trên cơ sở đó
trẻ biết phản ánh kết quả so sánh bằng lời nói. Tuy nhiên ở tiết học này trẻ sử
dụng các từ dài hơn - ngắn hơn, cao hơn - thấp hơn, to hơn - nhỏ hơn, rộng hơn -
hẹp hơn còn rất lúng túng, chưa đúng đôi khi còn lặp lại từ cuối của cô nên tôi
thường cho trẻ được phát âm nhiều lần. Qua đó trẻ sẽ nhận biết rõ hơn về kích
thước cần so sánh.
2.3- Tiết học về không gian.
Định hướng trong không gian là cách xác định vị trí phía trước- phía sau;
phía trên - phía dưới; phía phải - phía trái của bản thân so với các đối tượng khác.
Do vậy khi dạy trẻ xác định phía trước- phía sau, phía trên - phía dưới của bản thân
trẻ việc chủ yếu cần làm là dựa vào kinh nghiệm của trẻ. Chính vì vậy tôi đã tạo
mọi cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và tự rút ra kinh nghiệm của bản thân.
Ví dụ : Chủ đề " Trường mầm non": Tôi sẽ tạo một không gian rộng và cho
trẻ tham gia vào một cuộc dã ngoại. Kết thúc cuộc dã ngoại tôi hỏi trẻ: Các con có
nóng không? Để đỡ nóng hơn các con cùng quan sát xem cô làm gì nhé? Các con
đã đỡ nóng hơn chưa? Vì sao? Vì sao con biết là quạt đang chạy? (Vì khi ngẩng
đầu lên thì nhìn thấy nó đang quay).
Tương tự như vậy muốn dạy trẻ xác định các phía khác tôi sẽ dấu đồ vật ở
từng phía và cho trẻ tự trải nghiệm và suy nghĩ. Cô giáo vừa hướng dẫn vừa gợi
hỏi trẻ để kích thích trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
Bên cạnh đó tôi còn tận dụng những thói quen sử dụng tay trái - tay phải
trong công việc hàng ngày để dạy trẻ xác định phía phải - phía trái của bản thân
trẻ.
Ví dụ : Chủ đề "Bản thân": Tôi cho trẻ chơi trò chơi làm động tác mô phỏng
các hành động như: đánh răng, xúc cơm ăn, ….Khi trẻ làm động tác mô phỏng
hành động đang đánh răng cô hỏi: Con đang cầm bàn chải bằng tay nào? Con dùng
tay nào cầm ca nước? Tay trái ngoài việc cầm ca nước còn dùng để làm những việc
gì? (cầm bát, giữ vở…). Tay phải ngoài cầm bàn chải khi đánh răng còn dùng để
làm những việc gì? (cầm thìa, cầm bút…).Tay cầm bát của con đâu? Đó là tay

gì?
Bằng những hành động cụ thể như vậy trẻ sẽ dễ nhớ và nhớ sẽ lâu hơn, đồng
thời hoạt động cũng nhẹ nhàng và trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Với hoạt động này
tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm thực tế để trẻ có những định hướng
đúng trong không gian. Bên cạnh đó tôi còn tổ chức cho trẻ định hướng các phía
bằng hình ảnh những con vật gần gũi bằng nhựa, bằng bông…kích thích hứng thú
của trẻ và kể bằng những câu chuyện.
Ví dụ : Chủ đề "Thế giới động vật": Tôi chuẩn bị mũ múa con Gà cho 1 trẻ
đội; 1 con Vịt bằng nhựa; 1 con Mèo bằng bông. Câu chuyện là " cuộc thi xem ai
nhanh". Ban đầu là bạn Mèo đi trước, sao đó đến Gà, đến Vịt. Cô cho trẻ xác định
vị trí đứng của mình khi được đóng vai con Gà. Cô kể tiếp: Bạn Mèo dần dần thấy
mệt đi chậm lại không biết ai sẽ vượt lên đi trước ( Cô cho bạn Gà lên trước)…. Từ
đó trẻ sẽ hứng thú hơn trong việc xác định vị trí trong không gian.
2.4. Tiết học về hình dạng.
Với trẻ mẫu giáo bé khả năng phân biệt các hình hình học của trẻ còn chưa
rõ nét nên trong hoạt động này tôi thường dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình theo
đường bao quanh hình, dạy trẻ thực hiện một số thao tác khác nhau như: lăn hình.
Qua thực tiễn trẻ thấy rằng, hình tròn lăn được còn các hình khác không lăn được.
Từ đó trẻ sẽ nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của hình. Sau khi trẻ đã nhận
biết, phân biệt được các hình cần dạy trẻ nhận biết dấu hiệu hình dạng không phụ
thuộc vào những dấu hiệu khác nhau như: màu sắc, kích thước, vị trí sắp đặt…
Giáo viên tổ chức cho trẻ luyện tập nhóm các hình theo các dấu hiệu khác nhau.
Chẳng hạn: "Chọn tất cả các hình vuông"; "Chọn tất cả các hình tròn"….Việc
luyện tập đó vừa là củng cố những kiến thức và kĩ năng cho trẻ vừa giúp trẻ ôn
luyện nhận biết màu sắc, so sánh kích thước cũng như những kỹ năng định hướng
trong không gian.
Ví dụ: Yêu cầu trẻ cầm hình vuông bằng tay phải giơ lên phía trên, cầm hình
tròn bằng tay trái để xuống phía dưới.
Hay: Xếp các hình tròn to lên phía trên và các hình tròn nhỏ xuống phía
dưới.

Ngoài ra tôi còn sử dụng các trò chơi để cho trẻ ôn luyện như trò chơi "Về
đúng số nhà" trong đó số nhà được biểu thị bằng các hình học mà trẻ quen biết.
Hay trò chơi "Cái túi kỳ diệu" trong đó trẻ phải thực hiện nhiệm vụ phân biệt, nhận
biết hình chỉ bằng cách dùng tay sờ đường bao hình….Tất cả các trò chơi, bài
luyện tập trên đều góp phần khắc sâu hơn những biểu tượng về các hình hình học
mà trẻ đã có.
3. Tổ chức hoạt động góc.
Hoạt động góc là một hoạt động giúp trẻ được tự do tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội
cũng như củng cố kiến thức, trẻ được tự do chọn góc chơi mà trẻ thích , được tự
chọn bạn chơi. Điều đó có lợi cho tư duy của trẻ.
Với hoạt động cho trẻ làm quen với toán: Việc trẻ lĩnh hội và củng cố kiến thức ở
các góc chơi là một việc làm hết sức cần thiết và bổ ích đối với trẻ.
3.1. Góc học tập.
Trẻ được tự do tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu chung, tô màu các đồ dùng đồ
chơi. Sau đó đếm và so sánh về số lượng của các đồ dùng đồ chơi đó, nhận xét về
kích thước của 2 nhóm đối tượng với nhau…
Cô có thể cho trẻ xem các tranh vẽ các con vật, các loại phương tiện giao
thông… và cho trẻ nêu nhận xét của mình về phía phải - phía trái; phía trước - phía
sau của các con vật, các loại phương tiện giao thông.
3.2. Góc xây dựng.
Trẻ dùng các hình hình học để xếp ngôi nhà, xếp mô hình các phương tiện
giao thông…Lúc này trẻ sẽ tư duy xem xếp các đối tượng này như thế nào? Xếp gì
trước? Xếp gì sau? Xếp các mô hình để tạo thành các chủ đề nhỏ: trường học,
công viên, trang trại, bến xe ….
3.3. Góc nghệ thuật.
Cho trẻ in, dán và xếp các hình hình học để tạo thành mô hình các loại đồ
chơi như: ô tô, tàu thuỷ, ngôi nhà….Khi tạo ra sản phẩm trẻ sẽ tự đưa ra câu hỏi
với bạn cùng chơi: Đây là hình gì? Màu gì?
3.4. Góc thiên nhiên.
Trong góc thiên nhiên khi trẻ được chơi với cát, nước, được chăm sóc cây…

trẻ sẽ nhận thức được bồn cây to hơn sẽ phải tưới nhiều nước hơn, bồn cây nhỏ
hơn sẽ tưới ít nước hơn.
3.5. Góc phân vai.
Cô bày 1-2 gian hàng không theo dấu hiệu chung và cho trẻ chơi bán hàng.
Trẻ sẽ tự nhận thấy đồ dùng này không phải ở gian hàng này mà ở gian hàng kia và
sẽ nhặt đồ dùng để về đúng gian hàng của nó. Như vậy trẻ sẽ bước đầu biết tạo
nhóm đồ vật theo dấu hiệu chung.
4. Cho trẻ làm quen với toán trong các hoạt động học tập khác.
Để củng cố kĩ năng toán học cho trẻ một cách tích cực hơn và để hoạt động học tập
khác được phong phú đa dạng hơn. Trong các hoạt động khác tôi thường tích hợp
toán vào các hoạt động một cách nhẹ nhàng, thoải mái và phù hợp:
Ví dụ: * Hoạt động phát triển vận động: Khi dạy trẻ trèo lên xuống thang. Tôi
cho trẻ đếm số bậc thang để rèn kĩ năng đếm đúng cho trẻ.
Hay khi dạy trẻ ném trúng đích. Tôi sẽ thưởng cho mỗi bạn ném tốt một bông
hoa, sau mỗi lần chơi cho trẻ kiểm tra xem mỗi tổ được bao nhiêu bông hoa và so
sánh số hoa ở 2 tổ xem tổ nào nhiều hơn, tổ nào ít hơn.
* Hoạt động tạo hình: Trẻ sẽ nặn và đếm xem mình nặn được bao nhiêu củ cà
rốt.
Hoặc khi cho trẻ vẽ quả tròn thì quả tròn giống hình gì?
5. Sử dụng vở "Bé làm quen với toán".
Vở "Bé làm quen với toán" giúp trẻ củng cố, luyện tập các khái niệm, các kĩ
năng toán học thông qua các hoạt động tô màu, nối, khoanh tròn…các đối tượng.
Vở "Làm quen với toán" còn rèn cho trẻ các thao tác tư duy và tìm hiểu về thế giới
xung quanh. Ngoài ra ở vở này còn có một nội dung cho trẻ ôn tập và mở rộng
kiến thức, kĩ năng về toán phù hợp với độ tuổi. Chính vì vậy mà tôi thường tổ chức
cho trẻ sử dụng triệt để các yêu cầu của mỗi trang vở. Tôi thấy trẻ rất hứng thú,
hăng say, miệt mài với bài làm của mình.
Ngoài ra tôi còn trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình học tập của
cháu ở trên lớp, động viên phụ huynh mua thêm vở cho cháu và hướng dẫn thêm
cho cháu cách sử dụng vở "Làm quen với Toán" ở nhà cho thành thạo.

6. Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Với đặc điểm của trẻ mẫu giáo là dễ nhớ nhưng cũng mau quên. Vì vậy
những kiến thức cô cung cấp cho trẻ cần được củng cố thường xuyên ở mọi lúc,
mọi nơi giúp cho trẻ nhớ và khắc sâu hơn.
Trong hoạt động đón và trả trẻ tôi cho trẻ chơi với các hình, các khối hình, các cây
cao - cây thấp để trẻ được tự trao đổi với bạn cùng chơi.
Trong hoạt động thể dục sáng cháu sẽ nhận xét xem ai đứng trước mình và ai
đứng sau mình, biết quay phải - quay trái theo hiệu lệnh của cô.
Trong hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát và vẽ các ngôi nhà cao tầng
và hỏi trẻ đếm xem nhà có mấy tầng?
Tóm lại: Cô có thể tích hợp toán vào tất cả các hoạt động khác nhưng phải
biết lựa chọn những nội dung phù hợp để giúp trẻ được củng cố và ôn luyện, được
ghi nhớ sâu sắc và bộc lộ được những sáng tạo khi học toán.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Qua việc thực hiện chương trình và áp dụng kinh nghiệm tôi đã thu được kết
quả đáng khích lệ.
* Về cô giáo: Tôi không còn ngại dạy hoạt động cho trẻ làm quen với toán nữa vì
thấy hoạt động thoải mái, trẻ nhiệt tình, hào hứng hơn.
* Về cháu:
Năm học Số trẻ Giỏi Khá TB Yếu
Tháng 9/2011 42 8 = 19% 11 = 26% 19 = 45% 4 =10%
Tháng 2/2012 42 13 = 31% 20 = 48% 9 = 21% 0
IV. SO SÁNH ĐỐI CHỨNG.
Qua sử dụng kinh nghiệm và áp dụng kinh nghiệm dạy trong một năm học tôi
thấy chất lượng các cháu tăng lên rõ rệt.
Cô có kiến thức vững vàng trong hoạt động dạy trẻ làm quen với toán.
Trẻ hứng thú say mê hoạt động, mạnh dạn tự tin trong việc tiếp thu kiến thức.
Trẻ có kiến thức trong việc so sánh về số lượng, kích thước, có định hướng
đúng trong không gian, có nhận biết đúng về các hình hình học cơ bản, biết đếm
đúng theo thứ tự theo yêu cầu của cô.

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua một năm thực hiện tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Giáo viên phải nắm vững phương pháp giảng dạy hoạt động toán học, phải
kiên trì vượt khó, sáng tạo ở mỗi bài dạy, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi
công việc.
Biết sử dụng và vận dụng tốt các trò chơi, các bài hát, câu đố có liên quan đến
toán để tạo sự hứng thú cho trẻ.
Tích cực làm đồ dùng đồ chơi phong phú, hấp dẫn trẻ và phù hợp với lứa tuổi,
với chủ đề.
Chú ý tới những cháu yếu kém - chậm, cháu cá biệt để truyền thụ kiến thức cho
trẻ phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ.
Tạo môi trường và tạo điều kiện cho trẻ được thường xuyên làm quen với các
kiến thức sơ đẳng về toán ở mọi lúc, mọi nơi.
Học tập và nghiên cứu tài liệu, các chuyên đề, hội thi để tích luỹ thêm kiến thức
và kinh nghiệm cho bản thân.
PhÇn c- kÕt luËn chung.
I. KẾT LUẬN.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc xây dựng con
người mới Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải hình thành ngay cho trẻ từ tuổi ấu
thơ. Do vậy cần cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trong trường mầm
non, trong đó hoạt động làm quen với toán là một hoạt động học rất cần thiết vì
chính nó đã xây dựng nền tảng kiến thức cơ bản cho trẻ ở bậc học tiểu học sau này.
Toán học còn giúp chúng ta có sự chính xác cao trong cuộc sống hàng ngày. Chính
vì vậy mà hoạt động cho trẻ làm quen với toán là một nhiệm vụ quan trọng của
mỗi giáo viên mầm non.
II. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ.
Đề nghị các cấp, các ngành, trường mầm non một số vấn đề sau:
+ Đầu tư trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn cho hoạt động
“làm quen với Toán”.
+ Có tranh in theo vở “Bé làm quen với toán” để giáo viên hướng

dẫn trẻ thực hiện học vở “Bé làm quen với toán” thuận lợi hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm đã được áp dụng qua một năm thực hiện.
Tôi rất mong được sự đóng góp của hội đồng khoa học cấp trên tạo điều kiện
giúp đỡ và đóng góp cho sáng kiến của tôi được thực hiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

×