Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Biện pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp Việt nam tại thành phố HCM từ nay đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.99 KB, 48 trang )

1
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Kết cấu của luận văn 2
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Kháiniệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước 3
1.1.2 Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 6
1.2 Vai trò của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 10
1.2.1 Vai trò của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước 10
1.2.2 Vai trò của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 15
1.2.3 Vai trò của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tp HCM 18
CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Số lượng DNV&N ở Tp HCM 23
2.1.1 Số lượng các DNV&N mới thành lập tại TP HCM 23
2.1.2 Phân bổ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quận, huyện 24
2.1.3 Lónh vực hoạt động của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 24
2.2 Vốn, máy móc trang thiết bò và lao động ở các DNV&N 25
2.2.1 Tình hình vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 25
2.2.2 Tình trạng máy móc, thiết bò của Doanh nghiệp vừa và
nhỏ
26
2.2.3 Tình hình sử dụng lao động của các Doanh nghiệp vừa và
nhỏ


27
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp ngân sách 29
2.3.1 Số DN sản xuất kinh doanh có lãi, bò lỗ 29
2.3.2 Đóng góp cho ngân sách nhà nước 30
2.4 Thò trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh 30
2.5 Đánh giá chung 31
2.5.1 Về phía các DNV&N 31
2.5.2 Về phía Nhà nước 35
CHƯƠNG 3 : BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TP HỒ CHÍ MINH TỪ NAY ĐẾN NĂM
2010
3.1 Quan điểm, mục đích và căn cứ xây dựng biện pháp 44
2
3.1.1 Quan điểm của việc xây dựng các biện pháp 44
3.1.2 Mục đích của việc xây dựng các biện pháp 44
3.1.3 Căn cứ để xây dựng các biện pháp 45
3.2 Biện pháp hỗ trợ của một số nước trên thế giới 45
3.3 Biện pháp và kiến nghò nhằm phát triển DNV&N 50
3.3.1 Một số biện pháp từ phía các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 50
3.3.2 Một số kiến nghò đối với phía Nhà nước 53
KẾT LUẬN 58

Tài liệu tham khảo

Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CTCP : Công ty cổ phần tư nhân
CTTNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
DN : Doanh nghiệp
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNV&N : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
XNK: Xuất nhập khẩu
FDI: Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 : Phân loại các DNV&N tại Hàn Quốc 4
Bảng 1.2 : Phân loại các DNV&N tại một số nước Châu Á 5
Bảng 2.1 : Số lượng lao động trong DNV&N ở Tp HCM đến
31/12/2003
27
Bảng 2.2 : Các DNV&N hoạt động SXKD có lãi, bò lỗ 30




3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, khu vực DNV&N được đánh
giá là có tiềm năng phát triển lớn và có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Vai trò của DNV&N được

thể hiện ở những mặt sau: DNV&N sản xuất ra nhiều hàng hoá đáp ứng nhu
cầu tiên dùng trong nước và cung cấp các loại thiết bò, công cụ, tư liệu sản xuất
phục vụ các ngành tiểu, thủ công; DNV&N phát triển tạo ra một lượng lớn
công ăn việc làm cho người lao động; DNV&N phát triển sẽ khai thác và tận
dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, các nguồn nguyên vật liệu và vật tư có sẵn
ở trong nước; DNV&N giữ vai trò bổ sung cho khu vực các doanh nghiệp lớn
tạo thành mối liên kết cùng hợp tác cùng cạnh tranh và cùng nhau phát triển,…
Hiện nay, trong nền kinh tế các nước trên thế giới các DNV&N thường
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Ở Việt Nam nói chung và
đặc biệt là tại Tp HCM số lượng các DNV&N chiếm tỉ trọng khoảng 90% tổng
số doanh nghiệp (Nguồn: Tạp chí kinh tế & phát triển số 80 Tháng 2 năm 2005,
trang 17). Khu vực DNV&N đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong sự
phát triển nền kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và Tp HCM nói riêng
trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay các DNV&N vẫn chưa phát huy được
hết tiềm năng to lớn của mình và cũng đang còn gặp nhiều khó khăn trở ngại
trong quá trình phát triển ; một trong những nguyên nhân của sự khó khăn là
xuất phát từ chính bản thân sự yếu kém của các DNV&N và mặt khác là do
những cơ chế chính sách của nhà nước vẫn chưa phát huy được tác dụng hay
chưa đồng bộ, chưa đầy đủ để có thể đáp ứng được yêu cầu hổ trợ tích cực cho
các DNV&N trong quá trình phát triển.
4

Với mong muốn tìm ra được những hướng đi, những giải pháp giúp cho các
DNV&N ở Tp HCM nói riêng và của cả nước nói chung ngày càng hoạt động
có hiệu quả và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp nhiều hơn
vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tp HCM và của cả nước. Với lý do
đó mà tôi đã chọn đề tài “ Biện pháp nhằm phát triển các DNV&N tại Tp
HCM từ nay đến năm 2010” làm đề tài nghiên cứu .
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận chung về DNV&N, vai trò của DNV&N trong nền kinh

tế, và cùng với những phân tích tình hình hoạt động của các DNV&N tại Tp
HCM; từ đây gíup chúng ta thấy được những mặt ưu điểm, những mặt hạn chế,
những khó khăn mà các DNV&N đang gặp phải. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đưa
ra một số biện pháp và kiến nghò nhằm phát triển các DNV&N tại Tp HCM.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các DNV&N ngoài quốc doanh
(DNTN, CTTNHH, CTCP) đang hoạt động sản xuất kinh doanh.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ nghiên cứu các DNV&N ngoài quốc
doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên đòa bàn Tp HCM.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu trong đề tài là phương pháp tổng hợp, thống kê,
phân tích, và so sánh,…để làm rõ những luận điểm đề cập trong luận văn.


5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1 Khái niệm DNV&N
1.1.1 Khái niệm DNV&N ở các nước trên thế giới
Khái niệm DNV&N hiện nay ở các nước trên thế giới chỉ mang tính chất
tương đối cả về thời gian và không gian. Một doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ, Nhật hay
Pháp có thể sẽ lớn hơn nhiều một doanh nghiệp lớn ở Trung Quốc hayViệt
Nam. Và một doanh nghiệp nhỏ ở một nước nào đó trong hiện tại chắc chắn sẽ
lớn hơn quy mô doanh nghiệp nhỏ tại nước đó vào những thời kỳ trước. Các
công trình nghiên cứu, các nhà thiết kế khi đề cập đến quy mô doanh nghiệp
đều căn cứ vào những tiêu thức chung về vốn , lao động hoặc doanh số. Để có
cơ sở cho việc nghiên cứu cần xác đònh lại các khái niệm có liên quan đến
DNV&N.
Tại Mỹ, người ta đònh nghóa DNV&N như sau: “ Doanh nghiệp nhỏ là một
doanh nghiệp có quyền sở hữu độc lập, hoạt động độc lập và không phải là

thành phần trội yếu của một ngành công nghiệp”. Tiêu chuẩn cụ thể của một
doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ phụ thuộc vào ngành hoạt động, ví dụ:
- Nếu là ngành chế tạo, doanh nghiệp có số lượng công nhân từ 250 người
trở xuống sẽ thuộc loại doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nào có từ 1000 công
nhân trở lên là doanh nghiệp lớn và những doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp
có từ 250 – 1000 người.
- Những ngành khác thì căn cứ vào một số tiêu chuẩn như: Doanh nghiệp
nhỏ là doanh nghiệp có doanh số không chiếm quá 5% tổng số thương vụ đối
với các ngành công nghiệp ít cạnh tranh; có doanh số không quá 5 triệu USD
hàng năm đối với doanh nghiệp bán sỉ; có doanh số không quá 1 triệu USD
hàng năm đối với doanh nghiệp bán lẻ.
Tại Hàn Quốc, theo quy đònh thì DNV&N là các cơ sở sản xuất kinh doanh
tầm trung và tầm nhỏ dựa trên số lượng công nhân làm việc cho cơ sở ấy và tuỳ
thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Việc phân chia được cụ thể hoá trên một số
ngành như sau:
Bảng 1.1 : Phân loại các DNV&N tại Hàn Quốc
Ngành kinh doanh Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Chế tạo, khai khoáng,
giao thông vận tải
Từ 20 công nhân trở xuống Từ 21 - 300 công nhân
Xây dựng Từ 20 công nhân trở xuống Từ 21 - 300 công nhân
6
Thương mại, dòch vụ Từ 5 công nhân trở xuống Từ 6 - 20 công nhân
Còn tại một số nước Châu Á khác, thì phân loại DNV&N như sau:
Bảng 1.2 : Phân loại các DNV&N tại một số nước ở Châu Á
Tiêu thức áp dụng
Nước
Số lao động Vốn kinh doanh
Hồng kông
< 100 người trong ngành CN

< 50 người trong ngành dòch vụ

Indonesia < 100 người < 0,6 tỷ rupi
Singapore < 100 người < 499 tr dollar Singapore
Myanmar < 100 người
Philipin < 200 người < 100 triệu pêsô
Thái Lan < 100 người < 20 triệu bat
Nhật
< 50 người trong bán lẽ
< 300 người trong bán buôn
< 300 người ở các ngành khác
< 10 triệu yên
< 30 triệu yên
< 100 triệu yên
Nguồn: Dự án chính sách phát triển DNV&N ở Việt Nam. Học viện chính trò
quốc gia, viện Friedrich CHLB Đức, Hà Nội 1996.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng ở mỗi nước trên thế giới đều có những
khái niệm khác nhau và những tiêu chuẩn khác nhau để phân loại như thế nào
là một DNV&N. Nhưng nhìn chung là những tiêu thức mà các nước thường sử
dụng làm căn cứ để phân loại các DNV&N với các doanh nghiệp lớn là các
tiêu thức về vốn, lao động hoặc doanh thu, tuỳ vào điều kiện và thời điểm của
mỗi nước mà các tiêu thức dùng để phân loại có thể là một hoặc hai trong ba
tiêu thức đó.
1.1.2 Khái niệm DNV&N ở Việt Nam
Để hỗ trợ cho các DNV&N, một số cơ quan nhà nước và tổ chức đã tự đưa
ra các tiêu thức để xác đònh DNV&N:
1.Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam (VCCI) căn cứ vào hai tiêu
thức lao động và vốn của ngành để phân loại DNV&N với doanh nghiệp lớn.
Cụ thể như sau:


7
Tiêu thức phân loại
Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp nhỏ
Ngành
Vốn Lao động Vốn Lao động
Côngnghiệp 5-10tỷ đồng 200-500 người < 5 tỷ đồng < 200 người
TM-Du lòch 5-10tỷ đồng 50-100 người < 5 tỷ đồng < 200 người
Nguồn: Vương Liêm,DNV&N,NXB GTVT,2000, trang 29
Mục đích của việc phân loại này nhằm giúp cho Phòng thương mại và
công nghệ có căn cứ để hỗ trợ về vốn, tư vấn công nghệ,… cho các doanh
nghiệp.
2.Liên Bộ tài chính – Thương binh xã hội có thông tư số 21/LĐTT ngày
17-06-1993 quy đònh: Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiêp có ít hơn hai trong ba
tiêu chí sau đây: có vốn pháp đònh nhỏ hơn 1tỷ đồng, có số lao động nhỏ hơn
100người, có tổng doanh thu hàng năm nhỏ hơn 10tỷ đồng. Sự xác đònh này
nhằm mục đích để có chính sách đầu tư và quản lý.
3.Ngân hàng Công thương Viêt Nam thì đònh nghóa, DNV&N là các doanh
nghiệp có dươí 500 lao động, có vốn cố đònh nhỏ hơn 10 tỷ đồng, có vốn lưu
động nhỏ hơn 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng nhỏ hơn 20 tỷ đồng. Sự xác
đònh nhằm phân loại đối tượng cho vay vốn và số vốn cho vay đối với các
doanh nghiệp.
4.Dự án VPE/US/95/004 hỗ trợ DNV&N ở Việt Nam do UNIDO tài trợ
phân loại DNV&N như sau: Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động
dưới 30 người và có vốn đang ký kinh doanh nhỏ hơn 0,1 triệu USD( tương
đương 1tỷ đồng vào thời điểm đó). Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao
động từ 31-200 người và có vốn đang ký kinh doanh nhỏ hơn 0,5 triệu USD
(tương đương 5tỷ đồng vào thời điểm đó).
5.Quỹ hỗ trợ DNV&N thuộc chương trình VN-EU cho rằng DNV&N là các
doanh nghiệp có tổng giá trò tài sản không quá 2triệu USD và có số lao động
không quá 500người.

6.Ngày 20/6/1998 tại công văn số 681/CP-KTN của chính phủ đã tạm thời
quy đònh thống nhất tiêu chí xác đònh DNV&N là những doanh nghiệp có vốn
điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động bình quân hàng năm dưới 200 người.
Công văn nêu rõ các Bộ, ngành, đòa phương có thể căn cứ vào tình hình cụ thể
mà có thể áp dụng cả hai hoặc một trong hai tiêu thức trên.
8
7.Và gần đây nhất, Nghò đònh số 90/2001/NĐ-CP của nhà nước Việt Nam
ban hành ngày 23-11-2001 quy đònh “DNV&N là các cơ sở sản xuất, kinh doanh
độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký kinh
doanh không quá 10tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình hàng năm không quá
300 người”. Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của ngành, đòa phương; trong
quá trình thực hiện các biệp pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp
dụng đồng thời cả hai tiêu chí vốn và lao động hoặc một trong hai tiêu chí đó.
Tóm lại, với những mục đích khác nhau và vào những thời điểm khác nhau
nên việc đưa ra những tiêu thức để phân loại, xác đònh DNV&N của các tổ
chức, cơ quan nhà nước và cá các nhân cũng khác nhau và cũng chỉ mang tính
ước lệ. Bản thân các tiêu thức đó chưa đủ để xác đònh thế nào là một DNV&N
ở Việt Nam hiện nay.
Việc phân loại không đồng nhất dẫn đến việc đánh giá và kết luận khác
nhau trong nghiên cứu, phân tích vai trò của DNV&N trong công cuộc xây dựng
và phát triển kinh tế đất nước. Vì thế, chúng ta cần phải xác đònh đúng đắn và
thống nhất các tiêu thức để xác đònh DNV&N ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở phân tích và tham khảo các đònh nghóa, các tiêu thức phân loại
của các nước trên thế giới và của các tổ chức, cơ quan cũng như các cá nhân ở
Việt Nam về DNV&N. Theo tác giả, DNV&N ở Việt Nam có thể đònh nghóa và
xác đònh theo các tiêu thức như trong Nghò đònh số 90/2001/NĐ-CP của nhà
nước Việt Nam ban hành ngày 23-11-2001 là phù hợp với thực tế khách quan
hiện nay và những năm tiếp theo ở Viêt Nam , cụ thể là:
“ DNV&N là các cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh
doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ

đồng hoặc có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
Và như vậy, DNV&N ở Việt Nam sẽ bao gồm các loại hình doanh nghiệp
sau:
- Các doanh nghiệp nhà nước được thành lập và đăng ký theo luật doanh
nghiệp nhà nước đáp ứng được hai hoặc một trong hai tiêu thức mà nghò đònh
90/2001/NĐ-CP đưa ra.
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm các công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã được thành lập và
hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã đáp ứng được hai hoặc một
trong hai tiêu thức mà nghò đònh 90/2001/NĐ-CP đưa ra.
9
- Các doanh nghiệp cố vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động
theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng được hai hoặc một trong hai
tiêu thức mà nghò đònh 90/2001/NĐ-CP đưa ra.
Như vậy, DNV&N ở Việt Nam theo đònh nghóa trên sẽ nằm trong ba khu
vực doanh nghiệp: khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trong đó
số lượng các DNV&N ngoài quốc doanh là chiếm đa số. Và tại Tp HCM,
DNV&N ngoài quốc doanh là cũng chiếm số lượng đa số trong tổng số các
DNV&N. Do vậy, trong đề tài của mình, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các
DNV&N nằm trong khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Bao gồm các
DNTN, CTTNHH và CTCP) tại Tp HCM.
1.2 Vai trò của các DNV&N
1.2.1 Vai trò của các DNV&N ở một số nước trên thế giới
Trong giới hạn của đề tài này tác giả chỉ tập trung phân tích vai trò của
các DNV&N ở Đài Loan, do đặc điểm các DNV&N ở Việt Nam hiện nay có
nhiều nét tương đồng với các DNV&N ở Đài Loan ; mặt khác không phải ngẫu
nhiên mà tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APEC) chọn Đài
Loan làm nơi hội thảo quốc tế đầu tiên (tháng 3 năm 2003) về chuyên đề “Phát
triển DNV&N”. Hội nghò bộ trưởng ngọai giao và thương mại các nước thành

viên APEC (ngày 17,18 tháng 10 năm 2003) cũng chọn Đài Loan làm nơi hội
thảo quốc tế lần thứ hai (năm 2004) về chuyên đề này. Sở dó như vậy, theo các
chuyên gia APEC là do Đài Loan tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sự
nghiệp phát triển DNV&N. Chúng ta hãy lần lượt xem xét các DNV&N đã có
những đóng góp gì, có vai trò như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế của
Đài Loan:
Các DNV&N chiếm tỷ trọng cao và hoạt động trong nhiều ngành sản
xuất trong nền kinh tế.
Ở hầu hết các nước phát triển, các DNV&N chiếm tỷ trọng cao trong nền
kinh tế và phân bố ở tất cả các ngành, nhất là trong các ngành dòch vụ và công
nghiệp chế biến hàng tiêu dùng.
Tại Đài Loan, số lượng DNV&N đến cuối năm 1989 là 780.000 cơ sở,
đóng góp 45% GDP và cung cấp 70% tổng số việc làm. Đến năm 1997 đã có
đến 1.024.000 đơn vò, chiếm 97,8% tổng số doanh nghiệp của cả nước. Các
DNV&N hoạt động phổ biến trong tất cả các ngành công nghiệp, dòch vụ, từ
công nghiệp thủ công truyền thống đến các ngành công nghiệp kỹ thuật cao.
Trong mỗi sản phẩm công nghiệp, sản xuất của các DNV&N đều chiếm trên
10
50% giá trò sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong lónh vực thương nghiệp các
DNV&N chiếm trên 80%. Cũng trong năm 1960, số lượng các DNV&N trong
công nghiệp chế tạo chiếm 95,43%, năm 1965 là 98,7%, năm 1970 chiếm
97,96% và hiện nay chiếm khoảng 98%. Chính sự hoạt động kinh doanh có
hiệu quả cao của các DNV&N đã góp phần làm cho Đài Loan trở thành một
nước công nghiệp mới.
Vai trò của DNV&N trong giải quyết việc làm.
Mang đặc tính vừa và nhỏ, đa dạng hoá về lónh vực hoạt động, các
DNV&N đã góp phần tích cực vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao
động. Ở Đài Loan, trong ngành chế tạo số công nhân trong các DNV&N chiếm
59,6% lao động của ngành, trong ngành thương nghiệp tỷ lệ này là 95% và
trong ngành dòch vụ tỷ lệ này 66,2%. Ưu điểm của của các DNV&N trong việc

giải quyết công ăn việc làm cho người lao động là: các doanh nghiệp này có số
lượng lớn, phân bố rộng rãi từ nông thôn đến thành thò, từ miền xuôi lên miền
ngược, góp phần cân đối lao động. Sự lớn mạnh của các DNV&N đã làm tăng
thu nhập của công nhân và giảm tỷ lệ thất nghiệp của mỗi đòa phương nói riêng
và toàn lãnh thổ nói chung.
Do các DNV&N có thể phát triển ở khắp mọi nơi trong nước , nên khoảng
cách giữa nhà sản xuất và thò trường được rút ngắn lại, tạo nên sự phát triển
cân bằng giữa các vùng. Chênh lệch giàu nghèo không đáng kể, mỗi người dân
có thể là một ông chủ, mỗi gia đình có thể là một doanh nghiệp.
Các DNV&N góp phần không nhỏ vào quá trình tích lũy nền kinh tế.
Sản xuất muốn phát triển, trước hết phải có vốn. Phát triển công nghiệp
cũng đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Ở các nước đang phát triển; ngoài nguồn nhân lực
là yếu tố dư thừa; các yếu tố khác như vốn đầu tư, kỹ thuật, thò trường đều rất
hạn chế; vì vậy đã gây trở ngại cho quá trình phát triển.
Năm 1940, quỹ tiền tệ trong nước của Đài Loan thiếu hụt nghiêm trọng,
tích luỹ ngoại hối ít ỏi, sự cung ứng vốn đầu tư không đủ đáp ứng theo yêu cầu
đầu tư. Nền kinh tế Đài Loan phải nhận một phần vốn rất lớn từ nguồn viện trợ
của Mỹ để phát triển công nghiệp. Khác với Hàn Quốc luôn lấy công nghiệp
nặng, công nghiệp đại quy mô với các tập đoàn kinh tế lớn làm đầu; Đài Loan
bước vào phát triển kinh tế với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, không
cần nhiều vốn, dễ quản lý và vốn quay vòng nhanh. Sự phát triển của các
doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đã dẫn đến quá trình tích lũy của cải không
ngừng của nhân dân. Đến năm 1970, sự cung ứng vốn của Đài Loan không
những đã đủ mà còn có hiện tượng dư thừa. Hiệu suất tiết kiệm của Đài Loan
đạt đỉnh cao trên thế giới. So sánh việc hình thành vốn dự trữ của dân chúng
11
với số tiền cung ứng đầu tư thì thấy; trước năm 1970, tiết kiệm của dân chúng
là không đủ để đầu tư. Năm 1960, tỷ lệ tiết kiệm của dân chúng là 17,8%, trong
khi tỷ lệ đầu tư là 20,2%. Nhưng từ năm 1970 trở lại đây, không những tỷ lệ
tiết kiệm của dân chúng đủ để cung ứng, mà còn vượt mức đầu tư. Năm 1970,

tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ đầu tư là bằng nhau 25,6%. Năm 1985, tỷ lệ này là
33,6% và 18,7%. Năm 1989 là 30,8% và 22,3%.
Các DNV&N đóng góp vai trò to lớn trong việc lưu thông hàng hoá và
xuất khẩu.
Sản xuất muốn phát triển phải gắn với thò trường. Trong những năm 1950,
các DNV&N tại Đài Loan lấy mục tiêu phục vụ thò trường trong nước là chính,
đáp ứng nhu cầu trong nước và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào sẵn
có. Khi nền kinh tế phát triển, sức mua tăng lên, nhu cầu lớn hơn, các DNV&N
rất nhạy bén trong việc điều chỉnh cơ cấu, tăng doanh thu.
Những năm 1960, chính phủ Đài Loan đã quyết đònh phát triển các
DNV&N theo đònh hướng xuất khẩu; bởi vì từ đầu những năm 1960, các doanh
nghiệp lớn của Đài Loan lần lượt ra đời, lấy thò trường trong nước làm chính,
lại có đầy đủ nguồn lực để độc chiếm thò trường trong nước làm cho các
DNV&N không còn đất để đặt chân. Các DNV&N chỉ còn cách hướng về thò
trường nước ngoài để tìm lối thoát. Kết quả là tỷ lệ xuất khẩu trung bình qua
các năm của các DNV&N là rất cao. Từ năm 1961-1968, tỷ lệ xuất khẩu đạt
53% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu, từ năm 1969-1975 tỷ lệ xuất khẩu đạt
67% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu , từ năm 1980 đến nay đạt 70% trong
tổng số kim ngạch xuất khẩu. Rõ ràng, các DNV&N có vai trò rất lớn trong
việc xuất khẩu của hàng hóa của Đài Loan trong những năm qua.
Các DNV&N có vai trò quan trọng trong vấn đề chuyển giao công
nghệ.
Chuyển giao công nghệ là vấn đề tất yếu của mọi doanh nghiệp, mọi nền
kinh tế và chuyển giao công nghệ có thể tránh được những kỷ thuật quá lạc hậu
hoặc quá sức chòu đựng của doanh nghiệp, của nền kinh tế sẽ góp phần quyết
đònh thành công trong phát triển sản xuất của các DN và cả nền kinh tế đó.
Đi từ quy mô nhỏ lên quy lớn, các DNV&N Đài Loan đã đáp ứng được yêu
cầu đó. Do DNV&N hoạt động trong mọi lónh vực, các kỹ thuật nhập khẩu
mang tính quảng đại, tránh sự phát triển mất cân bằng, phiến diện của nền kinh
tế. Với đặc tính hoạt động đa dạng nhưng lại liên kết với nhau theo một hệ

thống liên hoàn, các DNV&N rất thích nghi với kỹ thuật nhập khẩu. Do vậy các
DNV&N ở Đài Loan đã đứng vững và tiếp tục phát triển cho đến trình độ như
ngày nay.
12
Các DNV&N dễ dàng duy trì sự tự do cạnh tranh .
Tự do cạnh tranh là con đường tốt nhất để phát huy hết mọi tiềm lực. Các
doanh nghiệp lớn thường cần thò trường lớn, đòi hỏi phải có sự bảo hộ của chính
phủ và phải có sự độc quyền. Còn ở các DNV&N, tình trạng độc quyền không
xảy ra, họ sẵn sàng chấp nhận sự tự do cạnh tranh. So với các doanh nghiệp
lớn, các DNV&N có tính tự chủ cao hơn. Các DNV&N không ỷ lại vào sự giúp
đỡ của nhà nước và vì sự sinh tồn, các DNV&N sẵng sàng khai thác các cơ hội
để phátbtriển mà không ngại các rủi ro. Ở Đài Loan, mỗi năm bình quân có
khoảng 2-3% các DNV&N bò phá sản và cũng có khoảng 3% loại doanh nghiệp
này mới thành lập. Loại hình DNV&N có điều kiện thuận lợi trong việc tập
trung huy động vốn, tiếp nhận đầu tư nước ngoài, hình thành các doanh nghiệp
lớn cho các ngành then chốt.
Các DNV&N dễ dàng tạo nên sự phát triển cân đối giữa các vùng và
nhanh chóng gỉam bớt nạn thất nghiệp.
Vấn đề phát triển cân đối giữa các vùng không thể thành công nếu một
nước nào đó chỉ chú trọng phát triển các doanh nghiệp đại quy mô. Ở Đài
Loan, tính phổ biến của các DNV&N rất có lợi thế trong việc tuyển dụng công
nhân tại đòa phương và tận dụng các nguồn tài nguyên, tư liệu sản xuất sẵn có
của đòa phương. Lợi nhuận của các DNV&N góp phần tái sản xuất đầu tư lại
cho các đòa phương. Do đó, hiệu quả kinh tế của các DNV&N cũng chính là
hiệu quả về sự ổn đònh và phát triển kinh tế ở đòa phương.
Đồng thời, các DNV&N thu hút nhiều lao động, có thể cùng lúc tạo ra
nhiều công ăn việc làm, góp phần giảm bớt nạn thất nghiệp ở mỗi đòa phương
nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Các DNV&N là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp.
Người Đài Loan có đặc tính muốn tự mình dựng nên cơ nghiệp, thích có

quyền quyết đònh trong mọi vấn đề. Trong các DNV&N, thông qua các hoạt
động sản xuất kinh doanh, người Đài Loan khi thấy mình đã có đầy đủ các kinh
nghiệm liền tự mình tạo nên một cơ nghiệp khác, bỏ doanh nghiệp mình đã
từng làm việc. Nguồn gốc của sự thành công là ở chỗ, họ sẵn sàng học hỏi,
chòu gian khổ trong thời gian còn là công nhân làm thuê để tích lũy những kinh
nghiệm, thành quả riêng cho mình. Khác với các doanh nghiệp lớn mà các nhà
doanh nghiệp thường là những người có học vò cao, đào tạo chính quy để trở
thành nhà doanh nghiệp; các DNV&N là nơi sàng lọc đào luyện các nhà doanh
nghiệp thông qua kinh nghiệm kinh doanh và kinh nghiệm tiếp thu lónh vực có
thể phát triển được của mỗi doanh nhân Đài Loan.
13
1.2.2 Vai trò của các DNV&N ở Việt Nam
Đóng góp lớn vào GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi có Luật doanh nghiệp, khu vực
DNV&N đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta.
Năm 2004 , công nghiệp khu vực DNV&N ngòai quốc doanh tăng 22,8%, là
mức tăng cao nhất so với các khu vực khác, chiếm tỷ trọng 27% giá trò sản xuất
công nghiệp. Trong thương mại, khu vực DNV&N ngòai quốc doanh tăng đạt
mức tăng 26%, cũng là mức cao nhất và chiếm 82% tổng mức bán lẻ và dòch
vụ. Đóng góp của khu vực DNV&N ngòai quốc doanh tăng từ 36,6% năm 2000
lên 41,7% năm 2003 và 42% năm 2004 (Nguồn : Tạp chí Kinh tế & phát triển
số 93 T03/2005, trang 4)
Các DNV&N góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm.
Trong điều kiện nước ta, vấn đề lao động và tạo ra việc làm đang là vấn
đề cấp bách. Trong khi hệ thống các DNNN ở nước ta hiện nay đang trong quá
trình cải cách không tạo thêm được nhiều việc làm mới, khu vực hành chính
nhà nước đang giảm biên chế và tuyển dụng mới không nhiều. Do đó, khu vực
DNV&N ngòai quốc doanh chính là nơi thu hút , tạo việc làm mới cho xã hội.
Trong 4 năm qua, DNV&N ngòai quốc doanh mới thành lập đã tạo ra khỏang
1,5-2 triệu chỗ làm mới. Hiện nay, khu vực DNV&N ngòai quốc doanh vẫn là

khu vực sử dụng nhiều lao động nhất với khỏang 91 % tổng lực lượng lao động
tòan xã hội (Nguồn : Tạp chí Kinh tế & Dự Báo số 384/ T04/2005, trang 26).
DNV&N có vai trò to lớn trong việc phát huy các tiềm năng , huy động
mọi nguồn lực của xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Dựa vào ưu thế của mình, các DNV&N khởi sự thành lập với số vốn nhỏ
nhưng có khả năng thu hồi vốn nhanh, có khả năng huy động vốn tự có hay vay
mượn của bàn bè, thân nhân trong gia đình, sử dụng và tận dụng hết các tiềm
năng về nguồn vốn, lao động và nguyên vật liệu sẵn có tại chỗ, theo ước tính
vốn đầu tư của DNV&N chiếm tới 70% vốn đầu tư toàn xã hội. Các DNV&N
do ít vốn, quản lý đơn giản, linh hoạt và dễ thích nghi với điều kiện biến động
của thò trường nên thường được thành lập và hoạt động tại đòa phương có nguồn
nguyên vật liệu tại chỗ hay vùng phụ cận để dễ dàng sử dụng, dễ được cung
cấp với giá rẻ và đỡ tốn chi phí vận chuyển. Do vậy, các DNV&N có khả năng
sản xuất một khối lượng sản phẩm, dòch vụ tương đối lớn đáp ứng cho nhu cầu
của xã hội với giá rẻ hơn và thuận lợi hơn.


14
DNV&N là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dòch cơ cấu từ
nông nghiệp và sản xuất nhỏ lên nền sản xuất CNH- HĐH.
Qua thực tế nhiều năm cho thấy các DNV&N nhạy bén và linh hoạt đối
với thò trường. Sau một thời gian thành lập và họat động, các doanh nghiệp làm
ăn thuận lợi đều có xu hướng phát triển bằng cách nâng cao năng lực sản xuất
nhằm đáp ứng nhu cầu thò trường. Và trong những điều kiện thuận lợi nhất đònh
các DNV&N có thể từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn và từ tận dụng máy móc
thiết bò cũ sữa chữa lại tiến tới đổi mới trang thiết bò, cải tiến hệ thống dây
chuyền sản xuất, đào tạo lại người lao động nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao
năng lực trình độ quản lý. Sự đổi mới tới mức độ nào đó nhất đònh sẽ dẫn đến
đổi mới công nghệ, điều đó góp phần vào quá trình công nghiệp hoá , hiện đại
hoá đất nước trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc phát triển cá DNV&N cũng

đưa đến việc tổ chức lại sản xuất, hợp lí hoá sự phân công hợp tác xã hội.
DNV&N là nơi hình thành và phát triển đội ngũ các nhà doanh nghiệp,
góp phần xây dựng được một đội ngũ các doanh nghiệp tiêu biểu thành đạt
của Việt Nam.
Trong khi một số nhà quản lý ở các doanh nghiệp lớn của nhà nước được
đào tạo trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tỏ ra bất cập trước đòi hỏi của
nền kinh tế khi chuyển sang cơ chế thò trường và trước yêu cầu về công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước thì sự phát triển của các DNV&N đã và đang xây
dựng được một đội ngũ các nhà doanh nhân thành đạt hoạt động trong hầu hết
các lónh vực, các ngành nghề của nền kinh tế với số lượng và trình độ không
ngừng tăng lên.
Các DNV&N là nơi đào tạo và sàng lọc các nhà quản lý doanh nghiệp
thông qua thực tiễn kinh doanh , góp phần vào việc đào tạo lực lượng cán bộ
quản lý kinh doanh có chất lượng cao cho đất nước. Mặc dù không tránh khỏi
còn nhiều bất cập và hạn chế, đội ngũ những nhà doanh nghiệp mới đã góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, vững bước tiến vào thế kỷ 21, thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước.
1.2.3 Vai trò của các DNV&N ngoài quốc doanh tại Tp HCM
Các DNV&N góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm và giải quyết
thất nghiệp ở Tp HCM.
Theo số liệu của cục thống kê năm 2004, Tp HCM có khoảng 6.062.993
người, hàng năm phải giải quyết công ăn việc làm mới cho trên dưới 200.000
người lao động và hàng năm số người được giới thiệu vào làm việc ở các
DNV&N khu vực ngoài quốc doanh khoảng từ 100.000 – 140.000 người, chiếm
15
khoảng 50-70% số người được giới thiệu việc làm vào các doanh nghiệp tại
TpHCM.
Vai trò giải quyết việc làm của các DNV&N không chỉ là số lao động
thường xuyên ở các doanh nghiệp, mà còn là sự tạo điều kiện để lao động
ngoài doanh nghiệp có việc làm thông qua các hoạt động như cung ứng đầu

vào, tiếp nhận đầu ra phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính của
các DNV&N. Bên cạnh đó là các DNV&N cũng tạo ra một số lượng công việc
thời vụ rất lớn, mà có thể sử dụng được nguồn lao động nhàn rỗi ở mỗi gia đình
góp phần tạo ra thu nhập cho các hộ gia đình, nhất là trong các ngành nghề
truyền thống như thủ công mỹ nghệ, mây tre đan lát,…Rõ ràng sự phát triển
của các DNV&N có vai trò rất lớn trong việc tạo ra nhiều công ăn việc làm và
giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân tại Tp HCM.
DNV&N đóng góp vào GDP của TpHCM một tỷ lệ lớn và góp phần
làm tăng trưởng nền kinh tế của Tp HCM.
Hàng năm ước tính khoảng 20% GDP của toàn Tp HCM được tạo ra từ
hoạt động của các DNV&N (Số liệu chi tiết ở Phụ Lục 1).
Như vậy, DNV&N phát triển sẽ làm cho bản thân doanh nghiệp ngày càng
lớn lên, ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh; và điều đó cũng
đồng nghóa với việc tạo ra nhiều công ăn việc làm, tạo ra nhiều thu nhập cho
người lao động, làm cho đời sống kinh tế xã hội của người dân tại Tp HCM
ngày càng đi lên và nền kinh tế của Tp HCM ngày cũng sẽ càng phát triển
mạnh hơn.
DNV&N tại Tp HCM phát triển sẽ tạo điều kiện tận dụng triệt để và
phát huy tối đa các nguồn lực xã hội.
Các DNV&N là khu vực có khả năng khai thác và thu hút vốn trong dân,
đây là nguồn vốn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác nhiều, do tính hiệu
quả, quy mô sản xuất chủ yếu là vừa và nhỏ đòi hỏi vốn không nhiều, thời gian
thu hồi vốn nhanh, dần dần tạo nên tập quán của người dân đầu tư vào sản
xuất, thực hiện có kết quả vấn đề huy động vốn của dân cư.
DNV&N thường được bắt đầu từ nguồn vốn rất ít, vốn đầu tư cho một
DNV&N có khi chưa đến một trăm triệu đồng. Vì vậy, rõ ràng khu vực
DNV&N có khả năng thu hút vốn ở hầu hết các ngành nghề, các khu vực trong
dân cư. Đồng thời, việc thành lập các DNV&N cũng thuận lợi và dễ dàng hơn
nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa có một số ngành nghề mà chỉ có
khu vực DNV&N hoạt động thì mới có hiệu quả cao như các ngành nghề truyền

thống, sử dụng được các nguồn lao động nhàn rỗi trong dân cư. Chính vì những
16
lí do đó mà các DNV&N tại Tp HCM khi phát triển mạnh sẽ tạo điều kiện để
khai thác và phát huy tối đa các nguồn lực xã hội.
Việc phát triển DNV&N có vai trò quan trọng trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và quá trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế của Tp
HCM.
DNV&N muốn hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển thì phải
luôn luôn cải tiến máy móc thiết bò, nâng cấp và đầu tư mới vào dây chuyền
sản xuất , đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao năng lực sản xuất, nâng
cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng thò hiếu của người tiêu dùng. Từ đó sẽ góp
phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại Tp HCM.
DNV&N tại Tp HCM phát triển nhiều trong lónh vực công nghiệp, dòch vụ,
thương mai cũng giúp cho việc chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao
tỉ trọng ngành công nghiệp- dòch vụ , giảm bớt tỷ trọng ngành nông nghiệp,
điều này đi đúng hướng theo quy hoạch phát triển của Tp HCM từ nay đến năm
2010: “Tp HCM vẫn giữ vững là một trung tâm thương mại- dòch vụ-công nghiệp
của khu vực trọng điểm phía nam và của cả nước”.
DNV&N phát triển cũng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển các vùng
ngoại ô nông thôn của Tp HCM.
DNV&N không chỉ được thành lập ở trong nội thành thành phố, mà còn có
rất nhiều các doanh nghiệp được thành lập ngay tại các vùng ngoại ô của thành
phố nhằm tận dụng các nguồn nguyên vật liệu và nguồn nhân lực sẵn có tại đòa
phương. Ngay cả các doanh nghiệp trong nội thành của thành phố cũng không
chỉ hoạt động trong đòa bàn nội thành, mà còn hoạt động ở hầu hết các khu vực
trong thành phố và các tỉnh lân cận. Do vậy, sự phát triển của các DNV&N sẽ
làm cho bộ mặt của nông thôn thành phố sẽ ngày càng thay đổi theo hướng tốt
đẹp hơn và cũng góp phần to lớn kéo theo quá trình đô thò hoá khu vực nông
thôn ở thành phố diễn ra ngày càng nhanh hơn, đóng góp chung vào sự phát
triển ngày càng lớn mạnh của khu vực nông thôn ngoại ô thành phố.

DNV&N có khả năng ứng biến nhanh nhạy, dễ thích nghi với biến động
của thò trường. Do đó, các DNV&N có thể nắm bắt nhanh chóng và khai
thác tốt các khoảng trống, các cơ hội trên thương trường.
DNV&N phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành nghề truyền
thống ở đòa phương như ngành thủ công mỹ nghệ, mây tre đan lát,…Ngoài ra,
các DNV&N với ưu thế nhỏ gọn, năng động nên nó dễ dàng tham gia vào một
số ngành kỹ thuật cao đòi hỏi có sự đầu tư theo chiều sâu như ở các lónh vực
công nghệ thông tin, sản xuất và gia công các phầm mềm tin học để xuất khẩu,
17
các ngành sản xuất và chế tạo linh kiện điện tử, viễn thông nhằm mục đích
phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.…góp phần gia tăng giá trò xuất
khẩu hàng năm của Tp HCM.
DNV&N đã và đang góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện được một
đội ngũ những nhà doanh nghiệp làm ăn thành đạt ngày càng gia tăng về số
lượng cho Tp HCM nói riêng và cả nước nói chung.
DNV&N tại Tp HCM thực tế thời gian qua đã chứng minh đó là nơi đào
tạo ,cho ra đời ngày càng nhiều nhà doanh nghiệp trẻ thành đạt. Thông qua
thực tiễn kinh doanh, thông qua thực tế của thương trường mà các nhà doanh
nghiệp sẽ được đào tạo, tôi luyện và sàng lọc để ngày càng tạo ra được nhiều
nhà doanh nghiệp, nhiều cán bộ quản lý có chất lượng cao cho Tp HCM và cho
cả nước. Mặc dù không tránh khỏi còn nhiều hạn chế và bất cập, nhưng rõ ràng
đội ngũ những nhà doanh nghiệp trẻ ở các DNV&N tại Tp HCM đã và đang
góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội của thành phố và của
cả nước, góp phần giúp cho Tp HCM thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và vững bước tiến vào thế kỷ 21.
Nói tóm lại, DNV&N luôn luôn có vai trò rất quan trọng trong việc góp
phần thúc đẩy sự tăng trưởng , phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên
thế giới, cũng như ở Việt Nam nói chung hay Tp HCM nói riêng. Sự phát triển
của các DNV&N kéo theo việc khai thác và phát huy triệt để các nguồn lực của
xã hội; tạo ra nhiều công ăn việc làm giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao đời

sống của người lao động góp phần xoá đói gỉam nghèo; đồng thời sự phát triển
của các DNV&N cũng kéo theo sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng nông
thôn, tạo ra được sự chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực phù hợp với
từng gia đoạn phát triển kinh tế của Tp HCM và của cả nước. Bên cạnh đó, sự
phát triển của các DNV&N cũng là nơi để đào tạo ra đựơc nhiều nhà doanh
nghiệp tiêu biểu thành đạt, góp phần to lớn vào quá trình thực hiện thành công
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian sắp tới.






18
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

2.1 Số lượng DNV&N ở Tp HCM.
2.1.1 Số lượng các DNV&N mới thành lập tại TpHCM thời gian qua.
Trước thời kỳ đổi mới (1986), khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là đối
tượng cải tạo XHCN, không được luật pháp bảo vệ và khuyến khích phát triển.
Từ sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( tháng 12/1986) và nhất là từ khi
ban hành luật DNTN và luật Công Ty( thông qua ngày 21/12/1991) và có hiệu
lực từ ngày 15/04/1991) cùng nhiều Nghò quyết, chỉ thò và chính sách tạo ra một
môi trường kinh doanh thông thóang và các họat động sản xuất kinh doanh trên
đòa bàn thành phố trở nên sôi động hơn.
Các DNV&N ngoài quốc doanh trên đòa bàn Tp HCM trong những năm
qua có bước gia tăng mạnh mẽ về số lượng ở tất cả các hình thức CTTNHH,
DNTN, CTCP (Số liệu chi tiết xem Phụ lục 2).

Tính đến ngày 31/12/2004 đã có 47.860 DNV&N được đăng ký hoạt động
ở Tp HCM. Giai đoạn 1991 –1995 có 3.321 doanh nghiệp được thành lập, đến
giai đoạn 1996 – 2000 số doanh nghiệp được thành lập là 5.939, tăng 179% so
với giai đoạn 1991 – 1995. Và chỉ trong 4 năm từ 2001-2004, số doanh nghiệp
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp tại
phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp HCM là 38.600,
gấp 4 lần trên tổng số doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh từ năm 1991 đến
năm 2000 (Số liệu chi tiết xem Phụ lục 3).


2.1.2 Phân bổ các DNV&N theo Quận, Huyện ở Tp HCM.
Các DNV&N có sự phân bổ không đều giữa các quận, huyện trên đòa bàn
thành phố. Đòa bàn các DNV&N chủ yếu tập trung ở các quận nội thành và các
huyện có đường giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng khá tốt như Quận 1, Tân
Bình, 3, 5, 10, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức, Bình Chánh . Một số huyện có
điều kiện giao thông khó khăn lại cách xa trung tâm thành phố ít đựơc các
DNV&N chọn để đặt trụ sở như huyện Nhà Bè, Cần Giờ và Củ Chi ( Số liệu chi
tiết xem Phụ lục 4).

19
2.1.3 Lónh vực hoạt động của các DNV&N ở Tp HCM.
Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng, được thể chế hóa bằng pháp luật
của Nhà nước, các DNV&N ngoài quốc doanh lớn mạnh không ngừng về quy
mô, liên tục mở rộng các lónh vực hoạt động và ngày càng có những đóng góp
quan trọng trong nền kinh tế.
Các DNV&N ở Tp HCM hiện nay hoạt động trong các lónh vực, ngành
nghề tương đối đa dạng. Trong số các DN đăng ký năm 2002 có trên 8500 DN
đăng ký ngành dòch vụ ; 1700 DN đăng ký ngành khai thác chế biến; ngành xây
dựng có gần 1400 DN; 170 DN đăng ký nông lâm thủy sản. Năm 2004, có
khỏang 37.815 DN họat động ngành dòch vụ, 14.085 DN ngành công

nghiệp.(Nguồn: Báo cáo tổng hợp-Đánh giá quá trình triển khai thực hiện Luật
DN tại TP HCM năm 2004, trang28). Nhìn chung hiện nay lónh vực thương mại
dòch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn lónh vực sản xuất. Điều này cũng cho thấy
nhu cầu trong lónh vực thương mại, dòch vụ của thành phố rất đa dạng và chưa
phải đã bảo hòa và cũng phù hợp với khả năng vốn hạn chế, cần vòng quay
nhanh của phần lớn các DN mới thành lập là các DNV&N.
2.2 Vốn, máy móc trang thiết bò và lao động ở các DNV&N tại Tp HCM
2.2.1 Tình hình vốn của các DNV&N tại Tp HCM hiện nay
Sự phát triển mạnh mẽ của các DNV&N đã kéo theo sự gia tăng nguồn
vốn huy động để đưa vào sản xuất kinh doanh. Đến hết thời điểm 31/12/2004
đã có 92.841 tỷ đồng vốn được đăng ký kinh doanh bởi các DNV&N ở Tp HCM
(Số liệu chi tiết xem Phụ lục 5).
Tính bình quân mỗi DNV&N ở Tp HCM có vốn đăng ký kinh doanh
khỏang 1,94 tỷ đồng, cao nhất là C TCP với số vốn bình quân 7,56 tỷ đồng và
thấp nhất là DNTN 0,57 tỷ đồng.
Hầu hết các DNV&N ở Tp HCM ban đầu đều dựa vào nguồn vốn tự có,
vốn huy động ngoài rất ít. Hiệu suất thu hồi vốn của các doanh nghiệp còn thấp
để có thể giúp doanh nghiệp phát triển thành các doanh nghiệp lớn. Ít có các
khoản tín dụng dài hạn từ các tổ chức tín dụng dành cho các DNV&N , khiến
các doanh nghiệp không có khả năng đầu tư vào thiết bò nhà xưởng. Thiếu vốn
lưu động làm cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh rơi vào tình
trạng sản xuất cầm chừng, do doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động khi có đơn đặt
hàng.
Lý giải hiện tượng trên, ngoài các nguyên nhân chủ quan từ phía doanh
nghiệp, còn có những nguyên nhân từ phía các tổ chức tín dụng. Đặc biệt là các
ngân hàng quốc doanh hiện nay chiếm khoảng 80% lượng tài chính, nhưng lại

×