Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu chế xuất khu công nghiệp tại Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.09 KB, 108 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CHẾ XUẤT KHU CÔNG
NGHIỆP ......................................................................................... 1
1.1 Một số khái niệm ............................................................................................1
1.1.1 Khu chế xuất ..................................................................................... 1
1.1.2 Khu công nghiệp ............................................................................... 1
1.1.3 Khu công nghệ cao............................................................................. 2
1.1.4 Khu sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.............................................. 2
1.1.5 Khu kinh tế tự do ............................................................................... 2
1.1.6 Khu mậu dòch tự do ............................................................................ 3
1.1.7 Đặc khu kinh tế ................................................................................. 3
1.2 Các loại hình khu công nghiệp ....................................................................... 3
1.2.1 Loại hình thứ nhất.............................................................................. 3
1.2.2 Loại hình thứ hai ............................................................................... 4
1.2.3 Loại hình thứ ba ................................................................................ 4
1.2.4 Loại hình thứ tư ................................................................................. 4
1.3 Một số điều kiện hình thành và phát triển khu chế xuất – khu công nghiệp ............. 4
1.4 Vai trò của khu chế xuất – khu công nghiệp đối với công cuộc công
nghiếp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam. ..........................................................6
1.4.1 Vài nét về tình hình phát triển khu chế xuất – khu công nghiệp ở
Việt Nam .......................................................................................................... 6
1.4.2 Vai trò của khu chế xuất – khu công nghiệp .................................. 15
1.5 Lợi ích về phát triển khu chế xuất khu công nghiệp trong tương lai............. 17
1.6 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển các khu chế xuất – khu
công nghiệp của các nước Châu Á ................................................................ 20

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC


KHU CHẾ XUẤT – KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TP. HỒ
CHÍ MINH. .................................................................................. 33
2.1 Khái quát về qui hoạch tổng thể các khu chế xuất – khu công nghiệp ........ 33
2.2 Phân tích quá trình đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công
nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh........................................................................... 43
2.3 Tình hình thu hút đầu tư ................................................................................ 46
2.4 Hiện trạng hoạt động của các doanh nghiệp khu chế xuất – khu công nghiệp ....... 48
2.5 Tình hình sử dụng nguồn lao động................................................................. 54
2.6 Công tác quản lý nhà nước đối với khu chế xuất khu công nghiệp .............. 56
2.7 Đánh giá về những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động của các
khu chế xuất – khu công nghiệp ở Việt Nam................................................ 59
CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC KHU CHẾ XUẤT – KHU CÔNG
NGHIỆP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ............................................. 68
3.1 Quan điểm về thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp................................ 68
3.2 Những giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho công việc xây dựng khu chế
xuất – khu công nghiệp.................................................................................. 70
3.2.1 Chính sách về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực .................. 70
3.2.2 Chính sách tài chính tiền tệ................................................................... 74
3.2.3 Cải cách hành chánh, hoàn thiện chế độ quản lý một cửa trong
quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp........................................ 77
3.2.4 Qui hoạch và phát triển tối ưu hạ tầng khu công nghiệp...................... 82
3.2.5 Môi trường đầu tư nội tại các khu chế xuất – khu công nghiệp ........... 88
3.2.6 Chính sách khuyến khích xuất khẩu ..................................................... 91
3.2.7 Các giải pháp khác................................................................................ 93
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 101
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 103








MỞ ĐẦU

Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam còn
mới mẻ so với thế giới và nhiều nước trong khu vực, nhưng đã được khẳng đònh là
mô hình sản xuất công nghiệp hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích trong giai đoạn
nền kinh tế đang chuyển đổi ở nước ta. Xây dựng và phát triển các KCX – KCN ở
nước ta còn có ý nghóa lớn là phát huy nội lực và là động lực đẩy mạnh công
nghiệp hóa đất nước. Bởi vậy đònh hướng phát triển KCX – KCN ở nước ta vừa
cấp thiết, vừa có tính chiến lược. Nghò quyết lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa 8 ghi: “Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
KCX – KCN. Nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu
dòch tự do ở những đòa bàn ven biển có đủ điều kiện”. Theo tinh thần đó, Chính
phủ đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư với những quy đònh thông
thoáng, tạo khung pháp lý thuận lợi hơn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh, đặc biệt là cho các doanh nghiệp ở KCN.
Mỗi KCN ra đời đã trở thành đòa điểm quan trọng trong việc thu hút nguồn
vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo động lực lớn cho
quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dòch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao
động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng công
nghiệp, chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, hạn chế tình trạng ô
nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Việc phát triển KCX – KCN thu hút đầu
tư cũng thúc đẩy việc hình thành và phát triển các đô thò mới, phát triển các
ngành phụ trợ và dòch vụ, tạo việc làm cho người lao động, góp phần đào tạo phát
triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật.
Tuy nhiên, sau hơn 15 năm phát triển KCX – KCN, bên cạnh những thành

tựu quan trọng, việc phát triển tại TP.HCM cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần
được tiếp tục nghiên cứu nhằm đúc kết các bài học kinh nghiệm, tìm giải pháp

khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển của các KCX –
KCN, đưa ra mô hình phát triển KCX – KCN bền vững, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đề tài : “Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCX – KCN
tại TP. Hồ Chí Minh” được hình thành từ những lý do trên.
- Phạm vi nghiên cứu: Các KCX – KCN trên đòa bàn TP.HCM được
thành lập từ năm 1991 đến nay.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật lòch sử, duy vật biện
chứng, phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp, …
- Bố cục Luận án : Luận án được trình bày theo 3 chương, bao gồm :
• Chương 1 : Tổng quan về các khu chế xuất – khu công nghiệp
• Chương 2 : Phân tích tình hình hoạt động của các KCX – KCN tại
TP. Hồ Chí Minh.
• Chương 3 : Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCX
– KCN tại TP. Hồ Chí Minh.
Do phạm vi đề tài khá rộng, giới hạn về kinh nghiệm thực tiễn và thời gian
nghiên cứu, nên chắc rằng trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp của Quý Thầy Cô và các bạn. Xin
chân thành cảm ơn.


CHƯƠNG 1

:
TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CHẾ XUẤT – KHU CÔNG NGHIỆP

1.1.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
1.1.1-
KHU CHẾ XUẤT (EXPORT PROCESSING ZONE. EPZ) :
− Là loại hình đặc khu kinh tế có diện tích tương đối nhỏ, có hàng rào phân
cách về đòa lý trong một quốc gia, không có dân cư sinh sống, nhằm thu hút các doanh
nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và dòch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.
− Khu chế xuất được hưởng nhiều ưu đãi, nhất là ưu đãi về thuế và thủ tục
hải quan, song đòi hỏi phải xuất khẩu gần như toàn bộ sản phẩm. Khu chế xuất do
Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết đònh thành lập.
1.1.2-
KHU CÔNG NGHIỆP (INDUSTRIAL PROCESSING ZONE) :
− Là hình thức tổng hợp của khu chế xuất (EPZ) và khu sản xuất hàng
thay thế nhập khẩu (IPZ). Các khu công nghiệp này có vò trí quan trọng đặc biệt
trong sự phát triển kinh tế, vì nó vừa kích thích xu hướng sản xuất hướng ra xuất
khẩu vừa động viên phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu và chế biến nguyên
liệu thô trong nước.
− Thu hút các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dòch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới đòa lý xác đònh, không có
dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết đònh thành lập.
Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
− Theo quy chế Khu công nghiệp (KCN) của Chính phủ Việt Nam thì Khu
chế xuất (KCX) và Khu công nghiệp (KCN) có những điểm giống và khác biệt
như sau:
− Khu chế xuất và khu công nghiệp đều sản xuất hàng công nghiệp, phần
lớn là hàng tiêu dùng áp dụng cơ chế quản lý đơn giản, thuận tiện, trong khu
không có dân cư sinh sống.
1

− Khu chế xuất có đặc điểm khác với khu công nghiệp là khu chế xuất
xuất khẩu 100% sản phẩm, trong khi khu công nghiệp được sử dụng một phần thò

trường trong nước.
− Quan hệ giữa KCX với thò trường nội đòa là quan hệ ngoại thương, do đó
không tranh chấp với sản xuất trong nước, không ảnh hưởng đến quỹ ngoại tệ của
Nhà nước. Trong quan hệ này không coi KCX là một thò trường khép kín, chỉ
dành xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài mà KCX còn có mối quan hệ hữu cơ với
thò trường trong nước, thúc đẩy sản xuất trong nước cùng phát triển thông qua việc
mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm từ thò trường nội đòa vào KCX nhằm tăng
hàm lượng quốc gia của sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.
1.1.3-
KHU CÔNG NGHỆ CAO (HIGH – TECH INDUSTRIAL ZONE) :
− Là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn
vò hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu – triển khai,
khoa học – công nghệ, đào tạo và các dòch vụ liên quan, có ranh giới đòa lý xác
đònh, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết đònh thành lập. Trong khu
công nghệ cao có thể có doanh nghiệp chế xuất.
1.1.4-
KHU SẢN XUẤT HÀNG THAY THẾ NHẬP KHẨU (IMPORT–
PROCESSING ZONE. IPZ)
:
− Là hình thức được áp dụng chủ yếu ở các nước Đông Á và Đông Nam Á
phục vụ cho chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Tại khu vực này thu
hút các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khậu và
chế biến các nguyên liệu thô trong nước.
1.1.5-
KHU KINH TẾ TỰ DO (FREE ECONOMIC ZONE. FEZ) :
− Khu vực kinh tế tự do thường có không gian đòa lý rộng hơn EPZ hay
IPZ, đồng thời các loại hình kinh tế cũng bao gồm nhiều loại hình phong phú hơn.
Bên cạnh công nghiệp chế tạo, FEZ còn có hoạt động tài chính, thương mại, vận
2


tải, … khu vực kinh tế tự do đã được Trung Quốc áp dụng để thử nghiệm mô hình
kinh tế thò trường mở ở nước này.
− Khác với KCN, KCX là những khu vực không có dân cư sinh sống, còn
khu kinh tế tự do có diện tích lên đến hàng chục, hàng trăm km
2
với dân số hàng
triệu người, tức là ngang với quy mô của một huyện hoặc một tỉnh.
1.1.6-
KHU MẬU DỊCH TỰ DO (FREE TRADE ZONE. FTZ) :
− Loại hình này thường được áp dụng cho các thành phố có diện tích tương
đối nhỏ nhưng có vò trí đòa lý đặc biệt. Trước đây FTZ thường chỉ có chức năng
phát triển quan hệ thương mại tự do với các nước khác nhưng hiện nay các hoạt
động khác như tài chính, bảo hiểm, vận tải, nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng
đã trở thành các chức năng quan trọng của nó.
1.1.7-
ĐẶC KHU KINH TẾ:
− Là một khu vực đòa lý nhất đònh, có dân cư sinh sống, được Chính phủ
dành cho những quy chế đặc biệt so với các vùng khác của đất nước – Quy chế
này bao gồm các điều khoản ưu đãi về thuế, về chế độ hải quan, về giá thuê đất,
về sử dụng cơ sở hạ tầng và ngoại tệ, về cung cấp lao động ….
− Khác với các mô hình khác, đặc điểm của đặc khu kinh tế là mặc dù vẫn
có một ranh giới hành chính, nhưng sự phát triển của khu vực không bò giới hạn
bởi ranh giời này. Việc phát triển đặc khu tạo điều kiện cho việc tăng cường mối
quan hệ kinh tế với các vùng khác của quốc gia và đồng thời phát huy tối đa các
tác động tích cực về đầu tư, chuyển giao công nghệ và chất lượng nguồn nhân
lực. Mô hình đặc khu kinh tế có một cơ cấu kinh tế đa ngành dựa vào một cấu
trúc đô thò hiện đại với các dòch vụ cơ sở hạ tầng phát triển. Các nước phát triển
tận dụng các điều kiện thuận lợi của đặc khu kinh tế để thực hiện chuyển giao
công nghiệp, tăng hiệu quả đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
1.2.

CÁC LOẠI HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP :
1.2.1-
LOẠI HÌNH THỨ NHẤT :
− Các khu công nghiệp được thành lập trên khuôn viên đã có một số
doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển khu
3

công nghiệp theo đúng quy hoạch mới, đồng thời tạo hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt
việc phát triển khu công nghiệp, có điều kiện xử lý chất thải với những thiết bò
hiện đại.
1.2.2-
LOẠI HÌNH THỨ HAI :
− Các KCN được hình thành nhằm đáp ứng cho việc di dời các nhà máy,
xí nghiệp đang ở trong nội thành các đô thò lớn, do nhu cầu chỉnh trang đô thò và
bảo vệ môi trường, môi sinh phải di chuyển vào KCN. Việc hình thành các KCN
phục vụ nhu cầu di dời là yêu cầu khách quan của quá trình đô thò hóa – kết quả
tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
1.2.3-
LOẠI HÌNH THỨ BA:
− Các KCN có quy mô nhỏ gắn liền với nguồn nguyên liệu nông lâm, thủy
sản được hình thành ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng Bằng, Trung
Du Bắc Bộ và Duyên Hải Miền Trung là nơi có nguồn nguyên liệu, nông sản
hàng hóa nhưng công nghiệp chế biến chưa phát triển.
1.2.4-
LOẠI HÌNH THỨ TƯ:
− KCN hiện đại xây dựng hoàn toàn mới nhằm thu hút đầu tư nước ngoài
và các doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh phát triển công nghiệp.
− Ngoài bốn loại hình xây dựng các KCN nói trên, còn có công nghiệp kỹ
thuật cao với trình độ tự động hóa cao, với yêu cầu sử dụng trí tuệ cao và nhiều
phát minh sáng chế mới nhằm tạo ra những sản phẩm kỹ thuật cao tiêu thụ trên

thò trường thế giới.

1.3. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CHẾ
XUẤT – KHU CÔNG NGHIỆP :
− Có hai điều kiện chung và bốn điều kiện căn bản để xây dựng KCX – KCN:
a)
Điều kiện chung : 2 điều kiện chung để hình thành KCX – KCN trên một
Quốc gia đó là:
− Chính trò ổn đònh.
4

− Luật pháp cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm.
b)
Điều kiện cơ bản: ngoài 2 điều kiện chung nêu trên, khi xây dựng
KCX – KCN phải có những điều kiện cơ bản sau:
− Hạ tầng cơ sở phải đảm bảo sẵn sàng tiện lợi và thông suốt, nếu
chưa đáp ứng trước mắt thì phải có khả năng hoàn thiện trong thời gian phù hợp.
− Môi trường không bò ô nhiễm hoặc có nơi chấp nhận ô nhiễm nhưng
trong mức độ luật pháp cho phép.
− Lao động phải đủ sức cung ứng.
− Phải có cơ chế quản lý và chính sách năng động, phù hợp.
Ngoài ra các cấp chính quyền đòa phương phải có 3 khả năng cơ bản sau
đây mới có thể xây dựng phát triển KCX – KCN có ích cho Quốc gia:
− Về di dời đền bù: Công ty phát triển hạ tầng KCX – KCN không
những có khả năng chỉ di dời đền bù mà còn phải có khả năng xây dựng cuộc
sống mới cho người di dời ngày càng tốt hơn cuộc sống trước đó.
− Có khả năng huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng … bằng nhiều nguồn
khác nhau ở các thành phần kinh tế, cả trong nước và ngoài nước.
− Tổ chức bộ máy của Ban Quản lý các bộ phải đủ năng lực thực hiện
tốt cơ chế “một cửa – một chỗ” và phải có đội ngũ cán bộ đầu tư kinh doanh năng

động có khả năng đối tác với nước ngoài và trong nước.
Vò trí KCX – KCN mang ý nghóa rất quan trọng đối với hoạt động KCX –
KCN. Việc quy hoạch phát triển KCX – KCN là cần thiết trong tổng thể các biện
pháp về KCX – KCN. Việc lựa chọn KCX – KCN phải xuất phát từ những đặc
điểm phát triển & phân bố các lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay và điều kiện
đòa lý từng vùng. Các vò trí thích hợp nhất được lựa chọn để xây dựng KCX –
KCN phải là vò trí nằm gần các hải cảng lớn, có hậu phương rộng, có cơ sở hạ
tầng bên ngoài KCX – KCN tương đối phát triển. Mối liên hệ giữa KCX – KCN
với các vùng kế cận trong và ngoài nước phải thuận tiện, gồm các trục giao thông
5

quốc tế, đặc biệt là đường biển, gồm các khu vực kinh tế sầm uất của thế giới và
trong nước.
Quy mô KCX – KCN (diện tích khu) là vấn đề quan trọng, đảm bảo tính
khả thi và phát huy hiệu quả KCX – KCN. Việc xác đònh quy mô KCX – KCN
được xuất phát từ những yếu tố sau:
− Khả năng thu hút đầu tư để lấp đầy KCX – KCN bởi các xí nghiệp trong
thời gian ngắn.
− Khả năng hoàn thiện hệ thống cấu trúc hạ tầng trong và ngoài KCX –
KCN: điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải …
− Khả năng quản lý tổ thức lãnh thổ.
KCX – KCN là một trong những hình thức thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước đang được Chính phủ quan tâm nhất hiện nay. Nó không những nâng cao giá
trò tổng sản phẩm xã hội, mà còn tạo tiền đề cho việc phát triển nền kinh tế mang
tính chất lâu dài và bền vững. Hãy tưởng tượng nếu trong thời gian qua chúng ta
không thành lập KCX – KCN thì chắc chắn trong tương lai chúng ta phải giải
quyết những hậu quả nặng nề về xã hội, môi trường, do đó đầu tư xây dựng các
KCX – KCN là yêu cầu bức thiết hiện nay.
1.4.
VAI TRÒ CỦA KHU CHẾ XUẤT – KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI

CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM :
1.4.1.
VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KHU CHẾ XUẤT - KHU
CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM :
− Khu chế xuất (KCX) Khu công nghiệp (KCN) hình thành và phát triển
gắn liền với công việc đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc
Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986) với những đổi mới cơ bản về
nhận thức và tư duy về kinh tế mà trọng tâm là chủ trương chuyển từ cơ chế kinh
tế kế hoạch tập trung sang cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Theo đó,
việc hình thành hệ thống KCX – KCN hiện nay đã thay thế mô hình KCN kiểu cũ
6

từ chỗ chỉ là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh thành nơi
thu hút các doanh nghiệp sản xuất và dòch vụ công nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế.
Hàng lọat các chương trình phát triển kinh tế – xã hội được triển khai để
thực hiện Nghò quyết của Đại hội VII, trong đó có chính sách phát triển KCX –
KCN với sự ra đời KCX Tân Thuận TP.HCM (1991) và việc ban hành Quy chế
KCX (Nghò đònh 322/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng ngày 18/10/1991) và Quy
chế KCN (Nghò đònh 192/CP của Chính phủ ngày 28/12/1994). Các Nghò quyết
của Đảng tại Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hình thành hệ thống các quan điểm
nhất quán của Đảng về phát triển KCX – KCN, khẳng đònh vai trò của KCX –
KCN trong việc “tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại” như Nghò quyết Đại hội X đã nêu rõ; là cơ sở để
triển khai xây dựng quy hoạch, cơ chế, chính sách phát triển KCX – KCN trong
15 năm qua và trong giai đoạn tới.
Việc xây dựng và phát triển KCX – KCN giai đoạn 1991 – 2006 đã được
những kết quả sau:
− Hình thành hệ thống KCX – KCN trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế – xã hội cả nước. Đến cuối tháng 12/2005 cả nước đã có

131 KCN, KCX được Thủ tướng Chính phủ quyết đònh thành lập với tổng diện
tích đất tự nhiên là 26.986 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê
đạt 18.044ha. Các KCX – KCN được phân bố theo hướng vừa tập trung đẩy mạnh
phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế và tiềm năng, vừa tạo điều kiện để
các đòa phương có ít lợi thế hơn có động lực để thúc đẩy chuyển dòch vơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 131 KCX – KCN được Thủ tướng
Chính phủ thành lập đến tháng 12/2005 phân bố trên 47 tỉnh, thành phố trên cả
nước. Trừ vùng Tây Bắc kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, tất cả các vùng còn
lại đều đã thành lập KCX – KCN.
7

− Phát triển các KCX – KCN trong thời gian qua có những chuyển động
tích cực cả từ phía Chính phủ, các đòa phương, các ngành và doanh nghiệp, nhưng
vẫn còn những khiếm khuyết cần nhanh chóng khắc phục. Đó là cơ chế quản lý
đối với KCX – KCN có những tiến bộ nhưng chưa thật đơn giản, sự phối hợp giữa
các ngành của Trung ương và các đòa phương chưa chặt chẽ, việc giải tỏa mặt
bằng để xây dựng hạ tầng KCN còn chậm, công tác tiếp tục vận động đầu tư vào
lúc KCN còn yếu, việc đào tạo để cung cấp lao động có tay nghề cho KCN chưa
đáp ứng được nhu cầu… Việc quan trọng hàng đầu có tính chiến lược và ảnh
hưởng lâu dài đến phát triển kinh tế – xã hội là công tác quy hoạch phát triển
KCN ở một số đòa phương còn chậm và chưa sát với điều kiện thực tế. Ngoài
những điều kiện cần thiết để xây dựng KCN, vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng
mỗi KCN đều rất lớn đòi hỏi các đòa phương phải tính kỹ đến khả năng chỉ đònh
doanh nghiệp trong nước hoặc mỗi doanh nghiệp nước ngoài hợp tác đầu tư.
Trước tình hình trên Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát việc quy
hoạch phát triển KCX – KCN ở các đòa phương. Trước hết là xem xét để thành
lập các KCX – KCN đã được quy hoạch phát triển đến năm 2000 với quy mô vừa
và nhỏ ở các tỉnh Thái Nguyên, Vónh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tónh, Thừa Thiên – Huế, Bình Đònh, Phú Yên, Khánh
Hòa, Tây Ninh, Đồng Tháp, Vónh Long, Đắc Lắc, An Giang … Một số tỉnh có

nhiều KCN như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương thì ưu tiên cho việc mở
rộng xem xét thành lập các KCN mới khi các KCN hiện có được doanh nghiệp
đăng ký đầu tư chiếm ít nhất 50% diện tích KCN.
8

Biểu phân bố KCX – KCN theo vùng đến tháng 12/2005
Vùng Số lượng KCX – KCN Diện tích KCX – KCN (ha)
Đồng Bằng Sông Hồng 26 4.515
Đồng Bằng Bắc Bộ 6 867
Bắc Trung Bộ 8 791
Duyên Hải Nam Trung Bộ 12 2.596
Tây Nguyên 4 463
Đông Nam Bộ 58 14.694
Đồng Bằng Sông Cửu Long 17 3.060
Cả nước 131 26.986

Nguồn : Vụ quản lý KCX và KCN – Bộ KH & ĐT

Trên cơ sở tương quan về điều kiện và tiềm năng phát triển công nghiệp của
các vùng kinh tế, các đòa phương, KCX – KCN được phân bố tập trung ở các vùng
có tiềm năng và lợi thế như Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, Duyên Hải
Miền Trung, các Tỉnh, Thành phố thuộc chiến lược phát triển công nghiệp các
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam. Riêng 3 vùng kinh tế
trọng điểm đã chiếm tới 73% số lượng KCX – KCN cả nước (96 KCN, KCX);
vùng Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ & Duyên Hải Nam Trung Bộ chiếm
73% (96 KCN).
Quy mô các KCX – KCN đa dạng và phù hợp với từng điều kiện và trình độ
phát triển cụ thể của mỗi đòa phương. Quy mô trung bình của các KCX – KCN
đến 12/2005 là 206 ha. Các vùng có điều kiện tương đối khó khăn, ít có lợi thế
phát triển công nghiệp được bố trí các KCX – KCN có quy mô trung bình các

KCX – KCN thấp hơn, như vùng Tây Nguyên (115,75ha), vùng Đông Bắc Bắc Bộ
(144,5ha). Các vùng có điều kiện phát triển công nghiệp được bố trí các KCX –
KCN có quy mô bình quân cao hơn, như Đông Nam Bộ (253,3 ha), Đồng Bằng
Sông Hồng (173,7 ha).
9

Các KCX – KCN được thành lập và phát triển phù hợp với mục tiêu của kế
hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm. Kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 là giai
đoạn đầu và thí điểm phát triển KCX – KCN, số lượng KCX – KCN được thành
lập trong giai đoạn này là 12 KCX – KCN với tổng diện tích tự nhiên 2.360 ha.
Sau giai đoạn này việc thành lập các KCX – KCN được đẩy nhanh, cụ thể trong
kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 thành lập 53 KCX – KCN với tổng diện tích tự
nhiên 9.706,12 ha, tăng 4,4 lần về số lượng và 4,1 lần về diện tích so với kế
hoạch 5 năm 1991 – 1995; kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 thành lập thêm 66 KCX
– KCN với tổng diện tích 13.140,4 ha, tăng 24,5% về số lượng và 35,4% diện tích
về kế hoạch 5 năm 1996 – 2000.
Số dự án đầu tư nước ngoài và tổng vốn đăng ký vào KCX – KCN dần được
mở rộng trong giai đoạn đầu (1991 – 1995) và đặc biệt tăng trưởng với tốc độ cao
trong các kỳ kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 và 2001 – 2005. Nếu trong kế hoạch 5
năm 1991 – 1995, khi các KCX – KCN đang trong quá trình triển khai xây dựng,
số dự án có vốn đầu tư nước ngoài thu hút được mới đạt 155 dự án với tổng vốn
1.550 triệu USD, thì trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000, số dự án tăng thêm đạt
588 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 7.213 triệu USD, tăng gấp 3,8 lần về
số dự án và 4,65 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với kế hoạch 5 năm 1991 –
1996. Số dự án tăng thêm trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 là 1.377 dự án với
tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8.080 triệu USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự án và
12% về tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996 – 2001. Tốc độ tăng bình
quân về số dự án và tổng vốn đầu tư lũy kế giai đoạn 1996 -2000 tương ứng là
37% và 46%, kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 là 23%, và 14%.
Tính đến cuối tháng 12/2005, các KCX – KCN đã thu hút được 2.120 dự án

có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 16.843
triệu USD. Tỷ trọng tổng vốn đăng ký của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài
10

trong KCX – KCN trong tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trên cả nước tăng
dần qua các năm và đạt mức 45% năm 2005.
Nhìn lại chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển cho thấy KCX – KCN
đóng góp ngày càng quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài
ra KCX – KCN còn là một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương phát
huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước. Nếu như kế hoạch 5 năm 1991
– 1995, chỉ có gần 50 dự án đầu tư trong nước đầu tư vào KCX – KCN, thì đến kế
hoạch 5 năm 1996 -2000 số dự án trong nước tăng thêm đạt 450 dự án, tăng 9 lần
so với kế hoạch 5 năm 1991 – 1995, kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 thu hút được
1870 dự án, tăng gấp 4,16 lần so với kế hoạch 5 năm trước. Tổng vốn đầu tư trong
nước tăng thêm tương ứng trong các thời kỳ kế hoạch là 200 tỷ VNĐ, 35.000 tỷ
VNĐ và trên 80.000 tỷ VNĐ. Trong hai năm kế hoạch 5 năm 1996 – 200 và 2001
– 2005, xu hướng gia tăng đầu tư trong nước vào KCX – KCN ngày càng rõ rệt,
đặc biệt trong hai năm 2004 và 2005, số dự án trong nước còn hiệu lực đầu tư vào
các KCX – KCN đã vượt số dự án đầu tư nước ngoài. Đến cuối tháng 12/2005,
tổng số có 2.367 dự án trong nước còn hiệu lực trong KCX – KCN với tổng số
vốn đầu tư trên 113 nghìn tỷ đồng.
SỐ DỰ ÁN VÀ ĐẦU TƯ ĐĂNG KÝ CỦA CÁC KCN TỪ 1995 – 2005

Nguồn : Vụ quản lý KCN và KCX – Bộ KH & ĐT
11

Các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trong KCX – KCN đa dạng về
hình thức đầu tư. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư dưới hình
thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 1.820 dự án với tổng vốn
đầu tư đăng ký gần 13.600 triệu USD, chiếm 85% về số dự án và hơn 80% về

tổng vốn đầu tư đăng ký, hình thức liên doanh có khoảng 200 dự án (gần 3.000
triệu USD), còn lại là hình thức doanh nghiệp cổ phần (6 dự án) và hợp đồng hợp
tác kinh doanh (12 dự án). Các dự án trong nước cũng bao gồm đa dạng các loại
hình doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là Công ty TNHH (trên 80% số dự án và gần
60% vốn đầu tư).
Thực tế 15 năm xây dựng và phát triển cho thấy các KCX – KCN đã có
những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao tỷ trọng giá trò sản xuất công
nghiệp trong GDP của cả nước. Giá trò xuất khẩu công nghiệp của các KCX –
KCN đều tăng dần qua các năm, đặc biệt trong kế hoạch 5 năm 1996 -2000 và
2001 – 2006, tốc độ gia tăng giá trò sản xuất công nghiệp trong KCX-KCN đều
vượt so với tốc độ gia tăng giá trò sản xuất công nghiệp cả nước. Tổng giá trò sản
xuất công nghiệp của các KCX – KCN thời kỳ 1996 – 2000 đạt 9,5 tỷ USD, bình
quân khoảng 20%/năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân
trên cả nước chỉ đạt 12%. Trong thời kỳ 2001 -2005, tổng giá trò sản xuất công
nghiệp của doanh nghiệp KCX – KCN đạt được khoảng 44,4 tỷ USD, gấp gần 5
lần so với kế hoạch 5 năm trước và tăng bình quân khoảng 32%/năm, trong khi đó
tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân cả nước chỉ đạt 16%. Tỷ trọng giá trò
sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCX – KCN trong tổng giá trò sản
xuất công nghiệp của cả nước đã tăng đáng kể từ mức 8% năm 1996 lên 14%
năm 2000 và từ 17% năm 2001 lên khoảng 28% năm 2005.
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp KCX – KCN trên thò trường thế giới
được nâng cao đáng kể trong thời gian qua, thể hiện ở giá trò xuất khẩu của các
doanh nghiệp KCX – KCN tăng đều qua các năm từ 1996 trở lại đây (từ năm
12

1991 -1996, giá trò xuất khẩu của các doanh nghiệp KCX – KCN không đáng kể
do các KCX – KCN và doanh nghiệp mới hình thành và đi vào hoạt động). Tổng
giá trò kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp KCX – KCN thời kỳ kế hoạch
5 năm 1996 – 2000 đạt 6,2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 18%/năm, trong kế
hoạch 5 năm 2001 – 2006 giá trò xuất khẩu của doanh nghiệp KCX – KCN đạt

trên 22,3 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân
giá trò xuất khẩu công nghiệp của cả nước (đạt bình quân khoảng 17%/năm). Tỷ
trọng giá trò xuất khẩu các doanh nghiệp KCX – KCN trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước đã tăng từ mức khoảng 15% năm 2000 lên khoảng 20% năm
2005. Tổng trò giá trò nhập khẩu của các doanh nghiệp KCX – KCN thời kỳ 2001
– 2005 đạt được khoảng 27,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm và tăng
3,4 lần so với tổng giá trò nhập khẩu trong kế hoạch 5 năm 1996 -2000.
Các doanh nghiệp KCX – KCN bước đầu có đóng góp tích cực vào ngân
sách Nhà nước, trong thời kỳ 2001 -2005, tổng giá trò nộp ngân sách của các
doanh nghiệp KCX – KCN tăng mạnh và đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng bình quân
khoảng 45%/năm và gấp 6 lần so với kế hoạch năm 1996 – 2000.
Đến cuối tháng 12/2005, 131 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ
tầng trên cả nước bao gồm 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 112 dự án trong
nước với tổng số vốn đầu tư đạt hơn 1 tỷ USD và 33 nghìn tỷ đồng. Trong đó các
KCX – KCN do doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm chủ đầu tư chiếm số lượng
lớn nhất: 45 KCX – KCN với tổng vốn đầu tư 15.673 tỷ đồng; 33 KCX – KCN
được đầu tư theo cơ chế đơn vò sự nghiệp có thu vốn tổng số vốn đầu tư hạ tầng
đạt trên 7.424 tỷ đồng, các KCX – KCN còn lại do doanh nghiệp Nhà nước làm
chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 9.835 tỷ đồng (34 KCN). Nhìn vào hình thức
đầu tư cơ sở hạ tầng KCX – KCN cho thấy nhìn chung KCX – KCN được đầu tư
theo hướng phát huy nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là chủ yếu.
13

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN TỪ 1995 -2005

Nguồn : Vụ quản lý KCN và KCX – Bộ KH & ĐT
− Phát triển KCX – KCN mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh
mới có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Lực
lượng lao động trong KCX – KCN gia tăng cùng với sự gia tăng các KCX – KCN

thành lập mới và mở rộng – Trong thời kỳ 2001 – 2005 các KCX – KCN đã thu hút
thêm được 656.000 lao động trực tiếp, gấp 4 lần so với thời kỳ trước (1991 – 2000),
hiện đến 6/2006 các KCX – KCN đã thu hút được khoảng 865.000 lao động trực
tiếp, nếu tính cả số lao động gián tiếp thì số lao động thu hút được còn lớn hơn
nhiều (ước tính lượng lao động gián tiếp khoảng 1,5 triệu người).
CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO (12-2005)
60%
31%
4.50%
4.50%
Đại học và trên ĐH
Nhân viên kỹ thuật
Công nhân kỹ thuật
Lao động căn bản

Nguồn : Vụ quản lý KCN và KCX – Bộ KH & ĐT
− Phát triển KCX – KCN đồng nghóa với hình thành và phát triển mạnh
mẽ thò trường lao động, nhất là thò trường lao động trình độ cao ở nước ta. Hiện
nay, lao động làm công ăn lương ở nước ra khoảng 25,6% (khoảng 11 triệu lao
14

động) thì 80% tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, KCX –
KCN. Đây là một sự tác động rất lớn của KCX – KCN đến phát triển thể chế
kinh tế thò trường đònh hướng xã hội chủ nghóa trong xu thế hội nhập ở nước ta.
1.4.2.
VAI TRÒ CỦA KHU CHẾ XUẤT - KHU CÔNG NGHIỆP:
Qua quá trình phát triển ở các quốc gia trên thế giới, KCX – KCN nói
chung đã chiếm một vò trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và thể hiện vai
trò đầu tàu đối với quá trình phát triển của mỗi quốc gia cụ thể:
− Là công cụ thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước tiến hành các

hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài là chủ yếu.
− Tạo công ăn việc làm cho người lao động , đây là một trong những mục
tiêu quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển trong quá trình xây dựng và
phát triển các KCX – KCN. Các nhà đầu tư có thể sử dụng nguồn nhân công rẻ
và khá dồi dào để tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường. Thông qua việc
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh,
các KCX-KCN sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động tại chỗ và
các đòa phương lân cận. Người lao động tại các xí nghiệp có điều kiện phát triển
chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng lao động, sẽ là nguồn lực quý giá trong quá
trình phát triển kinh tế quốc gia.
− Giúp kiểm soát và xử lý chất thải công nghiệp có hiệu quả, đảm bảo vệ
sinh môi trường. Với qui mô thích hợp và tập trung các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp tách biệt với khu dân cư thêm vào đó các KCX - KCN được đầu tư
xây dựng các hệ thống xử lý chất thải hoàn chỉnh và hệ thống cây xanh, thảm cỏ
nên sẽ đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường.
− Là công cụ thúc đẩy mậu dòch quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo
nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Thông thường các KCX – KCN được qui hoạch
nhằm các mục tiêu chủ yếu sau : di đời các nhà máy ra khỏi khu vực thành thò,
tránh ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, thu hút đầu tư, tập trung sản
15

xuất hướng về xuất khẩu ( các KCX, ĐKKT). Hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế
của các doanh nghiệp sẽ làm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Thông qua quá
trình sản xuất, gia công chế biến, các doanh nghiệp sẽ tạo ra phần giá trò tăng, là
nguồn thu ngoại tệ ròng của mỗi quốc gia sở tại. Ngoài ra các quốc gia còn có
nguồn thu ngoại tệ khác thông qua việc xuất khẩu lao động tại chỗ, hoạt động gia
công chế biến cho các doanh nghiệp đang KCX – KCN, ĐKKT …
− Là công cụ công nghiệp hoá và qui hoạch tổng thể quốc gia. Các KCX –
KCN với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và được hưởng chính sách ưu đãi của
Nhà nước, có thể nói đây là nơi lý tưởng để tiến hành các hoạt động sản xuất công

nghiệp. Một số quốc gia phát triển các KCX – KCN tại các khu vực xa các thành
phố nhằm thu hút các doanh nghiệp và lao động di dời ra khỏi các đô thò đông đúc,
tránh ô nhiễm đến các khu vực dân cư, từ đó hình thành các đô thò vệ tinh.
− Tạo động lực thúc đẩy phát triển khu vực, quá trình phát triển các KCX
– KCN sẽ thúc các đòa phương chuyển dòch mạnh mẽ từ đòa phương lạc hậu trở
thành thành phố phát triển nhanh. Hệ thống cơ sở hạ tầng : hệ thống đường giao
thông, viễn thông … được xây dựng tốc độ đô thò hoá diễn ra nhanh chóng.
− Tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, thúc đẩy sản xuất nội đòa phát
triển. Thông qua các hoạt động gia công và mua bán thành phẩm, nguyên vật liệu
từ nội đòa của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại các KCX – KCN, đã giúp
doanh nghiệp bên ngoài nằm bắt được trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ quản
lý, tay nghề của công nhân được nâng cao để từ đó công nghệ sản xuất của họ
được cải tiến và đồng thời chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp bên ngoài
cũng được cải tiến, nâng cao …
− Giúp chính phủ của các quốc gia có thể chuyển đổi phương thức quản lý
theo tập hợp và thực hiện cung cấp các nhóm dòch vụ thay vì theo cơ sở riêng rẽ
như hiện nay. Theo khái niệm KCX – KCN là khu vực xác đònh và tập trung
nhiều doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, nên đây là khu
16

vực rất thuận lợi để các quốc gia thực hiện quản lý theo đầu mối, giúp tiết kiệm
thời gian và chi phí, và điều quan trọng là nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư, tránh được tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu bên ngoài, thường phổ
biến ở các quốc gia đang phát triển.
Bên cạnh những lợi ích nêu trên, việc hình thành KCX – KCN tại Việt
Nam còn góp phần giúp Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế
giới. Cùng với xu thế khu vực hoá và toàn cầu hóa thương mại, Việt Nam đã gia
nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), APEC và trong tương lai sẽ gia
nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), việc phát triển công nghiệp, sử dụng
công nghệ cao sẽ hạn chế được thua thiệt cho Việt Nam do tăng hàm lượng quốc

gia của sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, đảm bảo sức cạnh tranh của hàng
hoá Việt Nam trên trường quốc tế và trước hết là các nước trong khu vực.
1.5.
LI ÍCH VỀ PHÁT TRIỂN KHU CHẾ XUẤT – KHU CÔNG NGHIỆP
TRONG TƯƠNG LAI :
Trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam năm 2010, Đảng và Nhà
nước ta đã chú trọng đầu tư phát triển những vùng, ngành kinh tế trọng điểm. Chủ
trương của Đảng và Nhà nước là phấn đấu hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá
- hiện đại hoá đất nước vào năm 2020. Lúc đó, sản phẩm nông nghiệp sẽ chỉ
chiếm 10%, GDP và các KCX – KCN được xây dựng ở các miền đất nước sẽ trở
thành xương sống của nền kinh tế quốc dân. Chính phủ đã ban hành qui chế KCX
– KCN nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trong nước để xây dựng cơ sở hạ
tầng các KCX – KCN tạo điều kiện đầu tư dễ dàng và hấp dẫn, giảm nhẹ các thủ
tục hành chánh do thực hiện chế độ “ một cửa, một dấu” … thu hút các công ty
nước ngoài và công ty trong nước thiết lập các xí nghiệp công nghiệp ở đây. Các
nhà kinh tế thế giới trong diễn đàn kinh tế Việt Nam vừa qua đã đánh giá rằng
việc cho ra đời các KCX – KCN là bước tiến lớn của Việt Nam trong quá trình
theo đuổi cơ chế thò trường. Nền kinh tế Việt Nam cũng không phải chỉ hướng
17

vào các xí nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu. Một thò trường với 83 triệu
dân với mức độ tăng trưởng GDP hàng năm có sức thuyết phục rất lớn.
Việc hình thành KCX – KCN làm tăng trưởng nhanh và vững chắc tổng sản
phẩm quốc nội , tạo việc làm. Việc tập trung các doanh nghiệp trong các KCX –
KCN sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc kiểm soát và xử lý chất thải công
nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả vốn
đầu tư. Vì rằng trong KCX – KCN các doanh nghiệp dùng chung các công trình hạ
tầng nên giảm được chi phí trên một đơn vò điện tích và đơn vò sản phẩm.
− Các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi liên kết, hợp tác với nhau, đổi
mới công nghệ, nâng cao hiệu qủa và sức cạnh tranh tạo điều kiện thuận lợi hơn

cho hội nhập với thế giới và khu vực.
− KCX – KCN phát huy vai trò lan tỏa dẫn dắt, tác động đến việc hình
thành các vùng nguyên liệu, các vùng công nghiệp vệ tinh, góp phần thúc đẩy
công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn.
− Lao động công nghiệp được nâng lên về cả số lượng và chất lượng, đồng
thời mở rộng việc chuyển giao công nghệ tiên tiến trong công nghiệp.
− Ngoài ra việc xây dựng các KCX – KCN ở các đòa phương trong cả nước
sẽ góp phần hình thành nhanh chóng các thành phố mới, giảm bớt áp lực di dân
vào thành phố và rút ngắn khoảng cách giữa thành thò và nông thôn.
− Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các doanh nghiệp, cũng như phát
triển các doanh nghiệp theo qui hoạch thống nhất, ổn đònh lâu dài.
− Doanh nghiệp đầu tư vào KCX – KCN không mất thời gian và chi phí
cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng và chi phí phát triển các công trình hạ tầng.
Cung cấp các công trình hạ tầng, các dòch vụ hỗ trợ tương đối đồng bộ.
− Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thấp
hơn so với ngoài KCX – KCN.
18

− Được sự hổ trợ của Chính phủ phát triển hạ tầng ngoài hàng rào KCX – KCN
Phương hướng phát triển KCN trong thời kỳ mới sẽ được triển khai theo
hướng “đa dạng hoá các loại hình KCN” không chỉ quan tâm đến các KCN lớn và
tương đối lớn ở các vùng đô thò mà Chính phủ sẽ chú trọng đến các KCN qui mô
nhỏ ở nông thôn để thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn. Hướng phát triển những năm tới là đònh hình thành khoảng 100 KCN trong
cả nước, dưới các dạng KCX – KCN, khu công nghệ cao, KCN hạt nhân của đặc
khu kinh tế hoặc mậu dòch tự do với những qui mô hợp lý, hợp với khả năng thực
tế. Việc hình thành các KCX – KCN mới cần được đảm bảo tính khả thi, đáp ứng
các điều kiện : Phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh , thành
phố, của vùng, xác đònh rõ ngành nghề kêu gọi đầu tư vào KCX – KCN, có giải
pháp khả thi về huy động vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật, có phương án thu hút

đầu tư, nguồn nhân lực, khả năng hoàn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng. Phát triển
các KCX – KCN là giải pháp quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư sản xuất
công nghiệp và kinh doanh dòch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ
môi trường sinh thái thông qua kiểm soát chất thải và nước thải công nghiệp, giải
quyết việc làm cho nhiều lao động, tiếp thu công nghệ mới ở số lónh vực, sử dụng
đất có hiệu quả cao, thực nghiệm cơ chế quản lý tiếp cận với thông lệ quốc tế,
góp phần hình thành các đô thò mới.
Mô hình phát triển KCN là đúng đắn, đáp ứng việc phát triển công nghiệp
nói riêng và về kinh tế xã hội nói chung theo qui hoạch lâu dài và bền vững.
KCN là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước, sự hổ trợ của các cấp, các ngành, hoạt động của KCX – KCN Việt Nam sẽ
phát triển lên tầm cao hơn trong thời gian tới.
Theo đề án điều chỉnh qui hoạch phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
thời kỳ 2005 – 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tờ trình 3678/TTr-
BKH ngày 2/6/2005) từ năm 2005 đến 2010 dự kiến thành lập mới (có chọn lọc)
19

trên cả nước 132 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 25.229 ha. Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có 24 KCN, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ có 9
KCN và vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ có 34 KCN nằm trong danh mục qui
hoạch đến 2010 .
Tóm lại, các thành tựu đã đạt được trong hơn 15 năm xây dựng và phát
triển trước hết thể hiện chủ trương đúng đắn của việc phát triển mô hình KCX –
KCN của Đảng và Nhà nước ta, sau nữa thể hiện vai trò lợi ích không thể thiếu
của KCX – KCN trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cuối cùng đặt
ra cho các cơ quan quản lý nhà Nhà nước trung ương và đòa phương mục tiêu khắc
phục yếu kém đang tồn tại, nâng cao hơn nữa hiệu quả và vai trò của KCX –
KCN trong thời gian tới.
1.6.
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM PHÁP TRIỂN CÁC

KHU CHẾ XUẤT – KHU CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á:
*
Các đặc khu kinh tế Trung Quốc :
− Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn nằm sát Việt Nam, giữa Trung
Quốc và Việt Nam có 1 số điểm chung :
+ Cùng phát triển kinh tế thò trường theo đònh hướng xã hội chủ nghóa.
+ Cả 2 quốc gia đều chú trọng vào việc thu hút đầu tư, thúc đẩy
xuất khẩu nhằm gia tăng sự phát triển kinh tế mỗi nước.
− Trung Quốc những năm gần đây phát triển nhanh và khá vững chắc (tốc
độ tăng GDP hàng năm vào khoảng hơn 10%), trong đó có phần đóng góp to lớn
từ những thành quả đạt được của mô hình kinh tế được thành lập từ những năm 80
mô hình đặc khu kinh tế. Vì thế nghiêm cứu những kinh nghiệm thành công của
các đặc khu kinh tế Trung Quốc sẽ phần nào giúp Việt Nam có những bài học q
báu trên bước đường xây dựng các KCX – KCN tại Việt Nam, đặc biệt và kế
hoạch xây dựng đặc khu kinh tế tại Việt Nam trong tương lai.
20

− Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc nằm ở vùng ven biển thuộc tỉnh
Quảng Đông, Phúc Kiến và Tỉnh Đảo Hải Nam, các đặc khu kinh tế là cửa sổ của
Trung Quốc mở ra bên ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), nơi tiếp nhận kinh
nghiệm quản lý hiện đại tiên tiến của các nước phát triển và cũng là nơi thực
nghiệm những chính sách cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc. Nếu thành
công sẽ áp dụng thực hiện tiếp cho các khu vực khác, nếu không sẽ chỉ đóng
khung trong đặc khu.
− Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến và Chu Hải thành lập năm 1980, Sán Đầu
và Hạ môn thành lập năm 1981, Hải Nam ra đời năm 1988. Năm 1980 xuất phát
điểm của 5 đặc khu rất kém. Nhưng đến cuối năm 1996, năm đặc khu kinh tế có
diện tích 35.000 km
2
và dân số 10,2 triệu người, chiếm 0,36% diện tích cả nước

và 0,78% dân số cả nước. Ngoài ra 5 đặc khu kinh tế của Trung Quốc đã đạt được
giá trò xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài xấp xỉ 1/3 cả nước.
− Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc đã khai thác các lợi thế vò trí đòa lý
và các chính sách ưu đãi dành cho đặc khu kinh tế nhằm thu hút FDI và cầu nối
hợp tác kinh tế với các khu vực khác trong nội đòa. Đây là những khu vực phát
triển rất nhanh cả về kinh tế và xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế thò trường và
công nghiệp hướng theo xuất khẩu hoạt động một cách tốt nhất. Hiện nay 5 đặc
khu kinh tế là khu vực phát triển nhất của đất nước. Từ sự thành công của đặc khu
kinh tế Trung Quốc có thể rút ra được 1 số bài học sau :
− Bài học 1 : Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đánh giá đúng
tình hình và kiên trì thực hiện một chính sách lớn.
Những năm đầu, do đặc khu còn trong thời kỳ khó khăn, thu hút đầu tư
nước ngoài còn tự phát, chưa có quy hoạch, lối sống thực dụng phát triển, nên có
không ít ý kiến đòi xóa bỏ. Nhưng với quyết tâm cao, kiên trì theo đuổi, từ năm
1992 thì đặc khu kinh tế mới thực sự bước vào thời kỳ phát triển hướng ngoại, hội
nhập quốc tế và sự thống nhất nhận thức được nâng lên từ đây.
21

×