Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Cải thiện phương pháp hoạch định ngân sách tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 120 trang )

GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 1 Lớp : 31K02.3
LỜI CẢM ƠN
ZY
Khi thực tập tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng tôi đã học hỏi được rất nhiều về
kiến thức thực tế, và có cơ hội đối chiếu những kiến thức học ở giảng đường đại học
với thực tế trong kinh doanh tại công ty. Ngoài ra tôi đã tìm hiểu nghiên cứu nhiều
thông tin về công ty cổ phần Vinatex, tình hình kinh doanh hiện tại và về thực trạng
quy trình hoạch
định ngân sách của Vinatex. Quan trọng nhất là sau thời gian thực
tập tôi đã hoàn thiện được đề tài mang tên: “Cải thiện phương pháp hoạch định
ngân sách tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng”. Để hoàn thiện đề tài này tôi
phải cảm ơn đến sự giúp đỡ của:
Ban lãnh đạo công ty cổ phần Vinatex đã cho phép và tạo nhiều điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành tốt khóa thực tập tại công ty.
Các anh chị
phòng kinh doanh và phòng tài chính kế toán đã cung cấp những thông
tin, số liệu về công ty và nhiều chỉ dẫn cụ thể khác cần thiết cho để tài của tôi
Giáo viên hướng dẫn - TS.Nguyễn Thanh Liêm về góp ý lựa chọn đề tài, cung cấp
tài liệu tham khảo, hướng dẫn hoàn thiện đề tài. Và tôi cũng rất cảm ơn toàn thể
giáo viên khoa Quản Trị Kinh Doanh đã giảng dạy tôi 4 năm với nhiều kiến thức
nền tảng giúp tôi
đủ tự tin và hiểu biết để viết chuyên đề này.
Cuối cùng tôi cảm ơn tất cả các bạn trong nhóm thực tập, gia đình tôi đã có nhiều
trợ giúp về vật chất và tinh thần trong suốt thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2009
Tác giả


Thái Thi Hồng Linh- Sinh viên 31k2.3


GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 2 Lớp : 31K02.3
MỤC LỤC
ZY
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................1
MỤC LỤC..................................................................................................................2
MỤC LỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................7
MỤC LỤC HÌNH VẼ.................................................................................................8
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................9
Phần A: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH .........................11
I. Kiến thức chung về hoạch định ngân sách........................................................11
I.1. Một số định nghĩa cơ bản.................................................................................11
I.1.1. Ngân sách là gì?...............................................................................................11
I.1.2. Hoạch định ngân sách là gì? ............................................................................11
I.2. Vai trò và tầm quan trọng của hoạch định ngân sách trong kinh doanh. ..12
I.2.1. Tầm quan trọng của ngân sách ........................................................................12
I.2.2. Mục
đích của ngân sách...................................................................................12
I.3. Hoạch định ngân sách với chiến lược và chiến thuật kinh doanh. ..............13
I.4. Ngân sách tổng thể............................................................................................14
I.5. Các phương pháp hoạch định ngân sách. ......................................................16
I.5.1. Phương pháp hoạch định ngân sách từ trên xuống..........................................16
I.5.1.1. Phân tích các thông số quá khứ ....................................................................16
I.5.1.2. Lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .....................................17
I.5.1.3. Lập dự toán bảng cân đối kế toán.................................................................18
I.5.2. Phương pháp hoạch định ngân sách từ dưới lên..............................................19
I.5.2.1. Quản lý và phối hợp trong quy trình lập kế hoạch .......................................20
I.5.2.2. Thu thập thông tin lập ngân sách..................................................................20
I.5.2.3. Xây dựng các ngân sách hoạt động ..............................................................20
I.5.2.3.1. Ngân sách bán hàng ...................................................................................20

I.5.2.3.2. Ngân sách sản xuất ....................................................................................22
I.5.2.3.3. Các ngân sách hoạt động khác...................................................................24
I.5.2.4. Xây dựng các ngân sách tài chính ................................................................25
I.5.2.4.1. Ngân sách ngân quỹ...................................................................................25
I.5.2.4.2 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh..........................................30
I.5.2.4.3. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng............................................................31
I.5.2.4.4. Lập dự toán bảng cân đối kế toán..............................................................32
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 3 Lớp : 31K02.3
I.6. Đánh giá phương pháp hoạch định ngân sách...............................................33
I.7. Quy trình hoạch định ngân sách. ....................................................................35
II. Chuẩn bị cho hoạch định ngân sách.................................................................36
II.1 Tìm hiểu về mục tiêu của tổ chức...................................................................36
II.1.1. Đánh giá kinh doanh.......................................................................................36
II.1.2. Lập kế hoạch cho tương lai ............................................................................37
II.1.3. Quyết định mục tiêu doanh nghiệp.................................................................37
II.1.4. Xác định mục tiêu tài chính............................................................................37
II.2 Chuẩn hoá hoạch định ngân sách...................................................................37
II.2.1. Tạo ra biểu mẫu..............................................................................................37
II.2.2. Biên soạn sổ tay..............................................................................................38
II.2.3. Thành lập uỷ ban ............................................................................................38
II.3. Các loại ngân sách cần lập .............................................................................39
III. Soạn thảo ngân sách.........................................................................................39
III.1. Thu thập thông tin
để hoạch định ngân sách..............................................39
III.1.1. Dự đoán doanh thu........................................................................................39
III.1.2. Dự đoán các biến số khác.............................................................................40
III.2. Lập các ngân sách..........................................................................................41
III.3. Hoàn thiện ngân sách....................................................................................41
IV. Giám sát ngân sách...........................................................................................41

IV.1. Phân tích những khác biệt giữa kết quả thực tế và kế hoạch ngân sách..41
IV.2. Giám sát những sai lệch, phân tích các lỗi, kiểm soát các biến cố ...........42
IV.3. Thực hiện các điều chỉnh và rút ra kinh nghiệm........................................43
KẾT LUẬN PHẦN A..............................................................................................45
PHẦN B: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH HOẠCH ĐỊNH
NGÂN SÁCH TẠI VINATEX ĐÀ NẴNG............................................................46
I. Giớ
i thiệu về công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng..............................................46
I.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................46
I.2. Hệ thống tổ chức của công ty Vinatex Đà Nẵng ............................................48
I.2.1. Quy mô tổ chức................................................................................................48
I.2.1.1. Nhân sự .........................................................................................................48
I.2.1.2. Cơ cấu các bộ phận:.....................................................................................48
I.2.2. Công nghệ tổ chức ...........................................................................................49
I.2.3. Thiết kế tổ chức ...............................................................................................51
I.2.3.1. Sơ đồ tổ chức ................................................................................................51
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 4 Lớp : 31K02.3
I.2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: ...................................................51
I.2.3.3. Phân tích cơ cấu tổ chức ...............................................................................54
I.2.4. Mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp.................................................54
I.2.4.1. Mối quan hệ với khách hàng........................................................................54
I.2.4.2 Mối quan hệ với nhà cung cấp.......................................................................55
I.2.5. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của tổ chức ..............................................55
I.3. Khái quát về tình hình kinh doanh của công ty.............................................58
I.3.1. Thị trường xuất nhập khẩu...............................................................................58
I.3.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu...............................................................58
I.3.1.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty.................................................59
I.3.1.3 C
ơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty.......................................................59

I.3.2. Tình hình sản xuât và kinh doanh....................................................................60
I.3.3. Phân tích tình hình tài chính năm 2008 ...........................................................62
I.3.3.1. Thông số khả năng thanh toán......................................................................63
I.3.3.2. Các thông số nợ ............................................................................................65
I.3.3.3. Các thông số khả năng sinh lợi.....................................................................65
I.3.3.4. Phân tich báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh điều chỉnh.......................67
II. Thực trạng về tình hình hoạch định ngân sách...............................................68
II.1. Tầm quan trọng của hoạch định ngân sách đối với Vinatex Đà Nẵng ......68
II.2. Trách nhiệm hoạch định ngân sách ..............................................................69
II.3. Quy trình hoạch định ngân sách....................................................................69
II.3.1. Thu thập thông tin: .........................................................................................70
II.3.1.1. Dự báo doanh số:.........................................................................................70
II.3.1.3. Thông tin chi phí: ........................................................................................72
II.3.2. Lập kế hoạch ngân sách..................................................................................72
II.4. Phương pháp hoạch định ngân sách hiện tại................................................75
II.5. Hiệu quả hạch định ngân sách trong những năm trước .............................75
II.6. Những vấn đề trong hoạch định ngân sách của Vinatex cần phải loại bỏ.76
KẾT LUẬN PHẦN B..............................................................................................78
PHẦN C: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH MỚI .........80
I. Phương hướng giải quyết các vấn đề.................................................................80
II. Giải pháp xây dựng quy trình hoạch
định ngân sách bằng phương pháp từ
dưới lên.....................................................................................................................81
II.1. Lý do và tầm quan trọng của giải pháp ........................................................81
II.1.1. Lý do...............................................................................................................81
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 5 Lớp : 31K02.3
II.1.2. Tầm quan trọng của giải pháp ........................................................................82
II.2. Mô tả giải pháp................................................................................................82
II.3. Nội dung giải pháp ..........................................................................................82

II.3.1. Bước I: Chuẩn bị cho hoạch định ngân sách..................................................83
II.3.1.1. Làm rõ mục tiêu của tổ chức .......................................................................83
II.3.1.1.1 Đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại .....................................................83
II.3.1.1.2. Xác định chiến lược kinh doanh...............................................................87
II.3.1.1.3. Xác định mục tiêu kinh doanh..................................................................89
II.3.1.1.4. Xác định mục tiêu tài chính......................................................................89
II.3.1.2. Chuẩn hoá hoạch định ngân sách ................................................................90
II.3.1.2.1. Thành lập uỷ ban hoạch định ngân sách...................................................90
II.3.1.2.2. Lập sổ tay hoạch định ngân sách..............................................................90
II.3.1.2.3. Chuẩn hóa các biểu mẫu thu th
ập thông tin .............................................91
II.3.1.2.4. Chuẩn hóa quy trình hoạch định ngân sách..............................................92
II.3.1.3. Đánh giá hệ thống........................................................................................94
II.3.2. Bước II:Soạn thảo ngân sách..........................................................................94
II.3.2.1. Thu thập thông tin để hoạch định ngân sách...............................................94
II.3.2.1.1. Xác định các hoạt động lập ngân sách .....................................................94
II.3.2.1.2. Xác định chi phí các hoạt động ................................................................95
II.3.2.1.3. Dự đoán doanh thu ...................................................................................96
II.3.2.2. Lập các ngân sách hoạt động.......................................................................98
II.3.2.2.1. Lập ngân sách doanh thu........................................................................100
II.3.2.2.2. Ngân sách sản xuất................................................................................100
II.3.2.2.3. Ngân sách chi phí bán hàng...................................................................104
II.3.2.2.4. Lập ngân sách quản lý............................................................................104
II.3.2.2.4. Lập các ngân sách hoạt động khác .........................................................105
II.3.2.3. Lập ngân sách tài chính .............................................................................105
II.3.2.3.1. L
ập ngân sách ngân quỹ .........................................................................105
II.3.2.3.2. Dự toán báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh ......................................107
II.3.2.3.3. Lập dự toán bảng cân đối kế toán...........................................................108
II.3.2.4.. Hoàn thiện ngân sách................................................................................110

II.3.3. Bước III: Giám sát ngân sách.......................................................................110
II.3.3.1. Phân tích những khác biệt giữa kết quả thực tế và kế hoạch ngân sách ...110
II.3.3.2. Thực hiện các điều chỉnh và rút ra kinh nghiệm .......................................110
II.4. Lưu ý khi thực hiện giải pháp......................................................................111
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 6 Lớp : 31K02.3
KẾT LUẬN PHẦN C............................................................................................113
Tài liệu tham khảo ................................................................................................115
PHỤ LỤC...............................................................................................................116

GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 7 Lớp : 31K02.3
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
ZY
Bảng A.1: Tỷ lệ các tài khoản trên doanh thu...........................................................17
Bảng A.2: Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 20X6.....................18
Bảng A.3: Dự toán báo cáo bảng cân đối kế toán 31/12/ 20X6................................19
Bảng A.4: Ngân sách bán hàng 20X6.......................................................................21
Bảng A.5: Ngân sách sản xuất năm 20X6 ................................................................23
Bảng A.6: Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu .......................................................23
Bảng A.7: Ngân sách quản lý....................................................................................25
Bảng A.8: Ngân sách ngân quỹ năm 20X6...............................................................29
Bảng A.9: Kế hoạch tài trợ quý I năm 20X6 ............................................................30
Bảng A.10: Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý I năm 20X6 ........31
Bảng A.11: Xác định các thay đổ
i tài chính để lập báo cáo nguồn sử dụng.............32
Bảng A.12: Dự toán bảng cân đối kế toán ................................................................33
Bảng B.1: Cơ cấu nhân sự của Vinatex ....................................................................48
Bảng B.2: Mục tiêu cụ thể.........................................................................................57
Bảng B.3: Kim ngạch xuất khẩu ...............................................................................58

Bảng B.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu......................................................................59
Bảng B.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty.................................................59
Bảng B.6:Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế năm 2008.................................60
B
ảng B.7: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh với hai đối thủ chính ..................67
Bảng B.8: KẾ HOẠCH DOANH THU NĂM 2009.................................................71
Bảng B.10: KẾ HOẠCH ĐỊNH MỨC VỐN LƯU ĐỘNG NĂM 2009 ..................74
Bảng B.9: KẾ HOẠCH THU CHI TÀI CHÍNH NĂM 2009...................................73
Bảng C.1 NGÂN SÁCH DOANH THU................................................................100
Bảng C.2: Định mức chi phí sản xuất trực tiếp.......................................................101
Bảng C.3: Kế hoạch chi phí sản xuất chung ...........................................................102
Bảng C.4: NGÂN SÁCH SẢN XUẤT HÀNG FOB..............................................103
Bảng C.5: Ngân sách sản xuất hàng gia công.........................................................103
Bảng C.6: Ngân sách chi phí bán hàng ..................................................................104
B
ảng C.7: NGÂN SÁCH QUẢN LÝ .....................................................................104
Bảng C.8: NGÂN SÁCH NGÂN QUỸ..................................................................106
Bảng C.9: KẾ HOẠCH TÀI TRỢ ..........................................................................107
Bảng C.10: Dự toán báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh....................................108
Bảng C.11: Xác định các thay đổi tài chính............................................................109
Bảng C.12: dự toán bảng cân đối kế toán ...............................................................109
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 8 Lớp : 31K02.3
MỤC LỤC HÌNH VẼ
ZY
HÌNH A.1: Sơ đồ ngân sách tổng thể ..........................................................................15
Hình A2. Quy trình hoạch dịnh ngân sách...................................................................36
Hình B.1: Quy trình sản xuất sản phẩm(nguồn phòng kỹ thuật công nghệ)................50
Hình B.2: Sơ đồ tổ chức(nguồn phòng tổ chức hành chính) .......................................51
Hình B.3:Biểu đồ tăng trưởng doanh thu(nguồn phòng kế toán tài chính) .................60

Hình B.4 Cơ cấu doanh thu (nguồn phòng kinh doanh) ..............................................61
Hình B.5: Dịch chuyển trong cơ cấu doanh thu (nguồn phòng kinh doanh)...............61
Hình B.6:Cơ cấu sản xuất các mặt hàng của công ty năm 2008 (phòng kinh doanh) .62
Hình B.7:Dịch chuyển trong cơ cấu s
ản xuất các mặt hàng của công ty năm 2008 so
với 2007 (phòng kinh doanh).......................................................................................62
Hình B.8: Biểu đồ mối tương quan giữa các loại lơi nhuận ........................................67
Hình C.1 Ba bước hoạch định ngân sách.....................................................................83
Hình C.2 Chuẩn bị hoạch định ngân sách....................................................................83
HìnhC.3 :Quy trình hoạch định ngân sách chi tiêt.......................................................93
Hình C.4 Viết ngân sách ..............................................................................................94
HÌNH C.5: SƠ ĐỒ NGÂN SÁCH TỔNG THỂ..........................................................99
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 9 Lớp : 31K02.3
MỞ ĐẦU
ZY
Tên đề tài:
Cải thiện phương pháp hoạch định ngân sách tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng.

Lý do chọn đề tài:
Quản trị tài chính là một trong các hoạt động cơ bản của quản trị doanh nghiệp.
Hoạt động quản trị tài chính có mỗi liên hệ mật thiết với các hoạt động khác trong
doanh nghiệp như: Hoạt động quản trị sản xuất, hoạt động quản trị marketing, hoạt
động quản trị nguồn nhân lực. Mục tiêu của quản trị tài chính là tối đa hóa giá trị

cho những người chủ hiện tại của công ty. Tuy nhiên tại Việt Nam quản trị tài chính
còn khá mới mẽ và bị nhầm lẫn với kế toán (mục tiêu của kế toán là ghi chép và
tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh). Biểu hiện rõ nhất là chức danh giám đốc quản trị
tài chính là hiếm thấy trong các doanh nghiệp Việt, và phòng tài chính thường ghép
chung với phòng kế toán thành phòng kế toán - tài chính. Do đó tôi chọn đề tài

thuộc lĩnh vực quản trị tài chính nh
ằm đưa một số kiến thức tài chính đã được áp
dụng thành công trên thế giới vào doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và
hoạt động trong môi trường kinh doanh thay đổi không ngừng với nhiều yếu tố môi
trường phức tạp. Hoạt động trong môi trường rủi ro cao như vậy thì chức năng
hoạch định trở nên hữu dụng trong việ
c giảm thiểu rủi ro và nắm bắt cơ hội kinh
doanh. Vì vậy tôi chọn mãng hoạch định tài chính cho luận văn tốt nghiệp của
mình. Đề tài này cũng phù hợp với thực trạng tại Vinatex là hoạch định tài chính
không được chú trọng và mang hiệu quả thấp.
Phạm vi đề tài:
Tôi làm đề tài về nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực hoạch định ngân sách. Cụ thể
dựa trên các lý thuyết về hoạ
ch định ngân sách nghiên cứu được từ một số cuốn
sách về tài chính của Mỹ và kiến thức học tại trường đại học để tìm ra phương pháp
hoạch định ngân sách phù hợp nhất cho Vinatex Đà Nẵng. Từ đó tìm hiểu, điều
chỉnh lại quy trình hoạch định ngân sách hiện tại và đưa ra quy trình hoạch định
ngân sách mới cho công ty.
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 10 Lớp : 31K02.3
Về phương pháp hoạch định ngân sách tôi tập trung nghiên cứu hai phương pháp là
hoạch định từ trên xuống và hoạch định từ dưới lên.
Đề tài của tôi không bao gồm hoạch định ngân sách đầu tư, hoạch định ngân sách
cho các tổ chức phi lợi nhuận..
Về phạm vi hoạch định ngân sách tôi tập trung hoạch định ngân sách cho Vinatex
Đà Nẵng có trụ sở đặt tại 25 Trần Quý Cáp – TP. Đà Nẵng.
Mục tiêu đề tài:
Tìm hi
ểu và đánh giá tình hình hoạch định ngân sách của công ty.

Nghiên cứu các phương pháp hoạch định ngân sách và quy trình hoạch định ngân
sách để tìm ra phương pháp và quy trình hoạch định phù hợp cho công ty Vinatex
Đà Nẵng
Loại bỏ những điểm bất cập và nâng cao hiệu quả định ngân sách cho công ty.
Đề xuất phương pháp và quy trình hoạch định hoàn chỉnh cho công ty.
Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tài
Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết có sẵn về phương pháp và mô hình hoạch định ngân
sách.
Thu thập thông tin về tình hình hoạch định ngân sách của công ty và các vấn đề có
liên quan từ người hướng dẫn thực tập, nhân viên kế toán thông qua phỏng vấn .
Dựa vào cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu so sách với thực tế tìm hiểu để rút ra các kết
luận và giải pháp ứng dụng.
Dựa trên mô hình hoạch định ngân sách lý thuyết đưa ra hướng ứng dụng vào thực
tế công ty.
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 11 Lớp : 31K02.3
Phần A:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH
ZY
I. Kiến thức chung về hoạch định ngân sách
I.1. Một số định nghĩa cơ bản.
I.1.1. Ngân sách là gì?
Theo sách Managing Budgets của Stephen Brookson:
Ngân sách là kế hoạch cho những hoạt động trong tương lai. Ngân sách có thể diễn
đạt theo nhiều cách, nhưng thường thì nó mô tả toàn bộ quá trình kinh doanh bằng
ngôn ngữ tài chính và là thước đo nhằm định lượng các hoạt động của một tổ chức.
Ngân sách là một thuyết minh kế hoạch tài chính được chuẩn bị trước cho giai
đoạn
sắp tới, thương là một năm. Ngân sách thường chỉ bao gồm những khoản doanh thu
và chi tiêu có kế hoạch (tài khoản lãi lỗ). Ngân sách sẽ thể hiện những khoản thu

nhập mà các bộ phận trong tổ chức có khả năng tạo được và tổng chi phí được phép
sử dụng. Tuy nhiên, cững nên đưa vào ngân sách những kế hoạch tài sản và nguồn
vốn của cả tổ chức (bảng cân đối k
ế toán theo ngân sách) và những dự toán về
những khoản thu chi tiền mặt (dòng tiền theo ngân sách)
Theo Budgeting for Better Performance (xuất bản năm 2003)
Có nhiều cách định nghĩa về ngân sách, tùy theo mục đích nghiên cứu. Một trong
những cách định nghĩa phổ biến có thể là: “Một kế hoạch hành động được lượng
hóa và được chuẩn bị cho một khoảng thời gian cụ thể”.
Ngân sách phải được lượng hóa
Ngân sách phải được chuẩn bị t
ừ trước
Ngân sách phải được áp dụng cho một khoảng thời gian cụ thể
Ngân sách phải là một kế hoạch hành động
I.1.2. Hoạch định ngân sách là gì?
Hoạch định ngân sách chính là hoạch định tài chính ngắn hạn (thường là một năm)
một phần trong công tác hoạch định tài chính. Đây là quá trình bao gồm chuẩn bị,
lập các kế hoạch ngân sách và giám sát việc thực hiện kế hoạch ngân sách nhằm
hướng dẫn cho việc đạt
được các mục tiêu của tổ chức.
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 12 Lớp : 31K02.3
I.2. Vai trò và tầm quan trọng của hoạch định ngân sách trong kinh doanh.
I.2.1. Tầm quan trọng của ngân sách
Ngân sách giúp cá nhân, bộ phận hay tổ chức đạt được mục tiêu theo kế hoạch.
Ngân sách cũng giúp thể hiện trách nhiệm tài chính của tổ chức đối với nhiều đối
tượng: Chủ nợ, nhà cung cấp, nhân viên, khách hàng và chủ sở hữu.
Ngân sách rất quan trọng trong việc hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức.
Ngân sách giúp đi
ều phối các hoạt động của những nhà quản lý và những bộ phận

khách nhau, đồng thời đảm bảo cho tổ chức đạt được mục tiêu mong muốn. Ngân
sách cũng cho phép các nhà quản lý bộ phận được quyền chi tiêu và xác lập mục
tiêu doanh thu. Ngân sách có thể trở thành thước đo để giám sát những hoạt động
thực tế, nhờ đó ngân sách là cách thức tin cậy để phân tích hiệu quả kinh doanh thực
tế. Thêm vào đó, ngân sách là cách
để tổ chức có thể thu thập thông tin nhằm đánh
giá mức độ tiến triển và thích ứng của kế hoạch kinh doanh thống nhất khi xem xét
thực tế hoạt động.
I.2.2. Mục đích của ngân sách
Ngân sách là một công cụ quản lý chủ yếu giúp lập kế hoạch, giám sát và kiểm soát
các nguồn tài chính cho một dự án hoặc một tổ chức. Nội dung của ngân sách là dự
tính các khoản thu và chi cho một thời kỳ nhấ
t định của một dự án hoặc tổ chức.
Ngân sách được sử dụng với một số mục đích sau:
• Giám sát các khoản thu chi trong thời hạn 1 năm ( hoặc khung thời gian cụ thể của
một dự án).
• Giúp xác định những điều chỉnh cần thiết đối với các chương trình và mục tiêu.
• Dự báo thu chi đối với các dự án, bao gồm thời gian và dự báo các nguồn thu dự
kiến.(nh
ư các khoản tài trợ bổ sung).
• Tạo cơ sở cho việc giải trình trách nhiệm và tính minh bạch.
Đối với các nhà tài trợ, ngân sách còn là một công cụ thiết yếu vì nó giúp họ hiểu
được công việc của bạn. Các nhà tài trợ xem xét ngân sách để cân nhắc những vấn
đề sau:
• Bạn lên kế hoạch sử dụng các khoản tài trợ này như thế nào?
• Những nguồn tài chính khác hỗ trợ cho hoạt động này là gì?
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 13 Lớp : 31K02.3
• Ngân sách đã phản ánh đúng mặt bằng giá ở địa phương chưa?
• Những chi tiêu có tương ứng với các hoạt động không?

• Dự toán ngân sách có tuân thủ các quy định sử dụng khoản tài trợ không?
• Chi phí vận hành (bao gồm trả lương, thuê văn phòng, thiết bị) chiếm tỷ lên bao
nhiêu trong dự toán ngân sách ?
I.3. Hoạch định ngân sách với chiến lược và chiến thuật kinh doanh.
Quá trình dự thảo ngân sách là một biện pháp ngắn hạn, là một phần c
ủa chiến lược
kinh doanh tổng thể. Nó là một chiến thuật được sử dụng trong việc triển khai các
hoạt động và chương trình mà các nhà quản trị cấp cao sẽ hoạch định.
Chiến lược kinh doanh là tầm nhìn mà tổ chức muốn thực hiện trong khoảng thời
gian ba đến năm năm. Chiến lược kinh doanh bao gồm việc thiết lập mục tiêu tổng
thể để tổ chức có thể xác
định những điều muốn đạt được. Chiến lược kinh doanh
cũng xác định lộ trình hành động. Điều này đòi hỏi phải phân tích môi trường hoạt
động của tổ chức và những nguồn lực mà nó sở hữu bằng phương pháp phân tích
SWOT – đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ.
Song song với việc hoạch định chiến lược dài h
ạn, tổ chức cũng cần hoạch định
ngắn hạn bằng kế hoạch kinh doanh - những việc cần phải thực hiện ngay để đạt
được kế hoạch chiến lược. Để thực hiện kế hoạch kinh doanh, tổ chức phải xem xét
các thủ tục hoạch định phù hợp nhằm xác định những việc cần làm, và thời gian
thực hiện, và những công cụ kiểm soát c
ần thiết (bao gồm kế hoạch ngân sách)
nhằm đảm bảo cá thể thực hiện được những kết quả theo dự đoán.
Kế hoạch ngân sách được sử dụng như một chiến thuật kinh doanh. Kế hoạch ngân
sách là việc triển khai chiến thuật của kế hoạch kinh doanh. Nó được tích hợp trong
cả kế hoạch kinh doanh và quá trình kiểm soát. Các nhà quản lý cấp cao sẽ chọn
những phương án chiến l
ược nào có tiềm năng lớn nhất để đại đươc mục tiêu của tổ
chức và tạo ra những kế hoạch dài hạn nhằm thực thi những chiến lược này. Bạn có
thể biến những kế hoạch dài hạn thành những kế hoạch hoạt động hàng năm được

cấp ngân sách của bộ phận bạn. Sử dụng ngân sách như là một thước đo để tính toán
tính hiệ
u quả thực sự trong tương lai bằng các cách sử dụng những bảng báo cáo tài
chính lưu hành trong nội bộ (được goi là tập hợp tài khoản quản lý). Tập hợp này
được tạo ta từ tài khoản lãi lỗ, bảng cân đối kế toán, báo cáo dòng tiền mặt, và thể
hiện những mục tiêu được kỳ vọng so với thực tế diễn ra.
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 14 Lớp : 31K02.3
I.4. Ngân sách tổng thể.
(finance for managers – Harvard Business Essentials)
Ngân sách tổng thể là trái tim và linh hồn của quy trình hoạch định ngân sách. Ngân
sách tổng thể gồm tất cả các phần lại với nhau kết hợp ngân sách hoạt động và ngân
sách tài chính của tổ chức vào một bức tranh toàn cảnh. Nói cách khác, ngân sách
tổng thể tóm tắt tất cả các dự báo tài chính của một tổ chức trong một thời kỳ đã
định.
Các ngân sách hoạt động bao gồm các ngân sách từ mỗi ch
ức năng hoạt động
gồm:
1. Ngân sách doanh thu
2. Ngân sách sản xuất bao gồm:
Ngân sách chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Ngân sách chi phí lao động trực tiếp
Ngân sách chi phí sản xuất chung
3. Ngân sách chi phí bán hàng
4. Ngân sách Marketing
5. Ngân sách chi phí R&D/thiết kế
6. Ngân sách chi phí phân phối
7. Ngân sách chi phí dịch vụ khách hàng
8. Ngân sách chi phí hành chính
9. Dự toán báo cáo thu nhập

Các ngân sách tài chính liên quan đến các dòng tiền vào và dòng tiền ra và liên
quan đến vị thế tài chính. Tình hình xuất nhập quỹ dự kiến được trình bày chi tiết
trong ngân sách ngân quỹ, báo cáo nguồn và sử dụng và cuối cùng, v
ị thế tài chính
dự kiến vào cuối thời kỳ lập kế hoạch được trình bày trong dự toán bảng cân đối kế
toán.Ngân sách hoạt động bao gồm các ngân sách cấu thành sau đây:
- Ngân sách ngân quỹ
- Ngân sách vốn
- Dự toán bản cân đối kế toán
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 15 Lớp : 31K02.3
- Dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ

HÌNH A.1: Sơ đồ ngân sách tổng thể

Ngân sách
doanh thu
Ngân sách
sản xuất
Ngân sách chi phí
nguyên vật liệu
trực tiếp
Ngân sách chi phí
lao động sản xuất
trực tiếp
Ngân sách chi
phí sản xuất
chung
Ngân sách chi phí
bán hàng

Ngân sách chi phí
tiếp thị
Ngân sách chi phí
R&D/thiết kế
Ngân sách chi phí
phân phối
Ngân sách chi phí
dịch vụ khách hàng
Ngân sách chi phí
hành chính
Báo cáo thu nhập
hoạt động đã lập
ngân sách
Ngân
sách vốn
Ngân sách
ngân quỹ
Dự toán bảng
cân đối kế toán
Dự toán bảng
báo cáo lưu
chuyển tiền tệ
Ngân sách
hoạt động
Ngân sách
tài chính
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 16 Lớp : 31K02.3
I.5. Các phương pháp hoạch định ngân sách.
(giáo trinh quản trị tài chính-ĐHKTĐN)

I.5.1. Phương pháp hoạch định ngân sách từ trên xuống.
Hoạch định ngân sách từ trên xuống mô tả quy trình mà theo đó cấp lãnh đạo sẽ lập
các mục tiêu ngân sách – doanh thu, lợi nhuận… - và áp đặc mục tiêu này cho tổ
chức.
Lập kế hoạch tài chính theo phương pháp từ trên xuống sử dụng một kỹ thuật khá
phổ biến nhất là phương pháp phần tră
m doanh thu. Phương pháp này bắt đầu
bằng cách dự đoán doanh thu, và sau đó, biểu diễn các khoản mục theo tỷ lệ tăng
trưởng hằng năm của doanh thu. Một số khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh và bảng cân đối kế toán được giả định tăng tỷ lệ với doanh thu.
Một cách tiếp cận nữa là phương pháp thông số không đổi. Theo cách tiếp cận
này thì sau khi dự báo doanh s
ố thì các khoản mục khoản mục trong báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán được được giả định là chiếm một tỷ
lệ phần trăm so với doanh số dự đoán. Tỷ lệ này là tỷ lệ trung bình từ các năm trước
đó. Nếu tỷ lệ phần trăm trên doanh thu dự đoán của mỗi khoản mục bằng với thời
kỳ d
ự đoán trước thì các khoản mục đó sẽ tăng theo tỷ lệ tăng của doanh thu.
I.5.1.1. Phân tích các thông số quá khứ
Bước đầu tiên phải thực hiện trong phương pháp này là phân tích các thông số quá
khứ. Phương pháp phần trăm doanh thu giả sử rằng chi phí trong một năm sẽ bằng
một tỷ lệ phần trăm nhất định so với doanh thu trong năm. Vì vậy, chúng ta bắt đầu
phân tích thông qua việc tính toán tỷ lệ chi phí so vớ
i doanh thu trong nhiều năm
trước. Vì khấu hao phụ thuộc vào tài sản nên việc xem xét tỷ lệ khấu hao trên tài
sản cố định sẽ hợp lý hơn tỷ lệ khấu hao trên doanh thu.






GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 17 Lớp : 31K02.3
Bảng A.1: Tỷ lệ các tài khoản trên doanh thu

I.5.1.2. Lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trước hết, chúng ta lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho năm đến.
Báo cáo này cần thiết cho việc dự đoán cả lợi nhuận thuần sau thuế TNDN và lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối. Dựa theo bảng A.1 ta dễ dàng lập được dự báo kết
quả hoạt động kinh doanh.
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 18 Lớp : 31K02.3
Bảng A.2: Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 20X6

I.5.1.3. Lập dự toán bảng cân đối kế toán
Tài sản trên bảng cân đối kế toán phải tăng nếu doanh thu tăng. Dưa vào bảng A.1
ta có thể tính các con sô dự đoán cho các tài khoản bên phần tài sản như hình A.3.
Khi các tài khoản bên phần tài sản đã được dự đoán, chúng ta tính giá trị tổng cộng
của tài sản để hoàn thành phần tài sản của bảng cân đối kế toán. Nếu tài sản tăng, nợ
và vốn chủ c
ũng phải tăng, và như vậy phần tài sản tăng thêm phải có nguồn tài trợ.





GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 19 Lớp : 31K02.3
Bảng A.3: Dự toán báo cáo bảng cân đối kế toán 31/12/ 20X6


I.5.2. Phương pháp hoạch định ngân sách từ dưới lên
Nên nghiên cứu phương pháp sử dụng hoạch định ngân sách từ dưới lên, hoặc bắt
đầu từ số 0 (ZBB-zero based budgeting), theo đó mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích
sẽ đươc kiểm tra. Hãy xác định mục đích và kết quả của những chỉ tiêu khác nhau
cho mỗi hoạt động, bắt đầu từ số 0. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải giả trình m
ọi
chi phí ngay từ đầu. Phương pháp này sẽ phù hợp nhất với những chi phí tự do và
chi phí hỗ trợ như chi phí tiếp thị, thay vì những chi phí hữu hình (chi phí có thể
tính toán dễ dàng) như chi phí sản xuất. Tuy nhiên, cách hoạch định ngân sách này
sẽ mất tất nhiều thời gian. Một vài giám đốc không thích sử dụng phương pháp này
vì nó được xem là một cách tiếp cận hiếu chiến.

GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 20 Lớp : 31K02.3
I.5.2.1. Quản lý và phối hợp trong quy trình lập kế hoạch
Mỗi tổ chức phải có một người chịu trách nhiệm trong việc định hướng và kết hợp
toàn bộ hoạt động lập ngân sách. Nhà quản lý ngân sách này thường là kế toán
trưởng hoặc là người chuyên báo cáo cho kế toán trưởng. Nhà quản lý ngân sách,
làm việc dưới sự quản lý của hội đồng ngân sách. Hội đồng ngân sách có trách
nhiệm xem lại ngân sách, đưa ra các định hướng về chính sách, các mụ
c tiêu ngân
sách và giám sát hiệu quả thực tế của tổ chức. Hội đồng ngân sách cũng có trách
nhiệm đảm bảo cho ngân sách được kết nối với kế hoạch chiến lược của tổ chức.
Giám đốc sẽ lựa chọn các thành viên của hội đồng và họ thường là giám đốc, phó
giám đốc tài chính, kế toán trưởng.
I.5.2.2. Thu thập thông tin lập ngân sách
Vào giai đoạn đầu của tiến trình hoạch định ngân sách, giám đốc ngân sách s
ẽ thông
báo cho tất cả các bộ phận trong công ty về nhu cầu thu thập thông tin cho việc lập
ngân sách. Dữ liệu sử dụng để lập ngân sách được thu thập từ nhiều nguồn khác

nhau, trong đó, dữ liệu quá khứ chỉ là một nguồn. Chẳng hạn như chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp của năm trước có thể giúp cho nhà quản trị sản xuất biết được phần
nào thông tin về chi phí nguyên vật li
ệu của năm đến. Tuy nhiên, dữ liệu lịch sử
không thôi vẫn chưa đủ để phản ánh kế hoạch trong tương lai mà ta phải tiến hành
thu thập thông tin từ nội bộ và bên ngoài để dự đoán các dữ liệu trong năm lập kế
hoạch. Đó là các dự đoán về doanh thu và chi phí .
I.5.2.3. Xây dựng các ngân sách hoạt động
Phần đầu của kế hoạch tài chính và cũng là phần chiếm nhiều thời gian c
ủa các nhà
quản trị nhất là ngân sách hoạt động. Ngân sách hoạt động bao gồm một loạt các
chương trình cho các thời kì hoạt động, và cuối cùng là dự toán báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
I.5.2.3.1. Ngân sách bán hàng
Ngân sách bán hàng là dự đoán do hội đồng ngân sách duyệt, mô tả doanh thu dự
đoán cho từng sản phẩm theo đơn vị sản phẩm và theo đơn vị tiền tệ.
Một công ty có thể chọn các kiểu dự đoán, các hệ thố
ng, các cách phân loại khác
nhau để lập dự toán doanh thu. Có thể phân loại ngân sách doanh thu của công ty
theo các kiểu sau:
-Sản phẩm hàng hóa
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 21 Lớp : 31K02.3
-Khu vực địa lý
-Khách hàng
-Kênh phân phối
-Thời hạn bán hàng
Các kiểu phân loại này giúp công ty quyết định cách thức dự toán sản lượng và
doanh thu cũng như cách đo lường kết quả so với tiêu chuẩn. Các hình thức trình
bày mà người lập kế hoạch chọn nên phù hợp với nhu cầu và kỳ vọng của công ty.

Cấu trúc tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn hình thức lập ngân sách.
Bảng A.4: Ngân sách bán hàng 20X6

Bảng A.4 minh họa ngân sách bán hàng của Công ty cổ phần Tiên Sa với sản phẩm
sơn (đối với công ty có nhiều sản phẩm, ngân sách bán hàng phản ánh doanh thu
của từng sản phẩm theo đơn vị và tổng doanh thu theo từng thời kỳ.) Ngân sách bán
hàng cho thấy sản lượng bán của Công ty cổ phần Tiên Sa biến động theo mùa và
giá bán không thay đổi trong suốt thời kỳ lập kế hoạch.
Ngoài ra, ngân sách này còn biểu diễn chi phí cho hoạt động bán hàng chẳng hạn
như
chi phí hoa hồng, chi phí vận chuyển và công cụ dụng cụ, chi phí phát triển
mạng lưới bán hàng... Các chi phí này có thể là chi phí cố định và cũng có thể là chi
phí biến đổi theo đơn vị sản phẩm. Đối với Công ty cổ phần Tiên Sa, chi phí cho
hoạt động bán hàng bao gồm lương cố định và lương biến đổi theo doanh số. Chi
phí lương cố định cho bộ phận bán hàng mỗi tháng là 3 triệu đồng, lương biến đổi
theo doanh số bằng 5 % doanh số
.


GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 22 Lớp : 31K02.3
I.5.2.3.2. Ngân sách sản xuất
Ngân sách sản xuất bao gồm năm ngân sách liên quan là kế hoạch sản lượng, ngân
sách lao động trực tiếp, ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp, ngân sách chi phí sản
xuất chung. Để đơn giản, chúng ta tập hợp các ngân sách này vào trong kế hoạch.
Kế hoạch sản lượng sản xuất
Kế hoạch sản lượng xác định phải sản xuất sản phẩm nào, bao nhiêu và khi nào.
Thông tin này dựa vào thông tin lượng bán dự đoán từ ngân sách bán hàng. Ngân
sách sản xuất xem xét số lượng tồn kho hiện tại, mức tồn kho sản phẩm hoàn thành
cuối kỳ dự kiến và mức độ hư hỏng, mất mát dự kiến. Người lập kế hoạch sử dụng

thông tin này để xác định số lượng đơn vị đưa vào sản xuất. Nguyên vật liệu cần
phải mua để sản xuất phải được tổng hợp để
xác định nhu cầu nguyên vật liệu.
Ngân sách sản xuất cho biết cần phải có bao nhiêu kilogram nguyên liệu để đáp ứng
nhu cầu bán hàng cho từng tháng. Nếu không có tồn kho, số đơn vị phải sản xuất sẽ
bằng đúng với số lượng hàng bán trong kỳ. Chẳng hạn như các công ty áp dụng
chiến lược sản xuất đúng thời hạn (JIT), số đơn vị hàng bán bằng số đơn vị s
ản xuất
vì khi có đơn đặt hàng thì công ty mới tiến hành sản xuất.
Đối với Công ty cổ phần Tiên Sa, chúng ta giả thiết chỉ có một sản phẩm và chỉ có
một loại nguyên vật liệu duy nhất là bột sơn nên kế hoạch sản lượng sản xuất khá
đơn giản. Để đảm bảo hoạt động bán hàng được liên tục, công ty phải duy trì một
mức tồn kho an toàn vào cuối kỳ. Lưu ý đối v
ới những tháng mà tồn kho đầu kỳ lớn
hơn mức sản xuất cộng tồn kho cuối kỳ dự kiến thì mức tồn kho cuối kỳ thực tế sẽ
lớn hơn mức tồn kho dự kiến.
Để xác định số lượng cần sản xuất trong kỳ, chúng ta phải biết cả lượng bán, số
lượng tồn kho sản phẩm hoàn thành đầu kỳ cũng nh
ư mức tồn kho dự kiến cuối kỳ.
Số đơn vị sản xuất = Lượng bán + Hàng tồn kho cuối kỳ dự kiến - Hàng tồn
kho đầu kỳ
Với mức sản xuất dự kiến trong kỳ, chúng ta tiếp tục xác định chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí lương cho bộ phận sản xuất.
Để xác định chi phí nguyên vật liệu trực ti
ếp, chúng ta xác định nhu cầu nguyên vật
liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm cụ thể căn cứ vào sản lượng sản xuất, định
mức tiêu hao nguyên vật liệu, và đơn giá nguyên vật liệu.
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 23 Lớp : 31K02.3
Tiếp theo, chúng ta xác định chi phí lao động trực tiếp trong từng thời kỳ. Từng sản

phẩm và tất cả các bộ phận liên quan đến hoạt động sản xuất đều được tập hợp để
xác định tổng số giờ lao động trực tiếp. Người ta thường dựa vào dữ liệu quá khứ để
dự đoán số giờ tiêu chuẩn. Giả sử bộ phận lao độ
ng trực tiếp làm việc hiệu quả, tỷ lệ
này sẽ không thay đổi với công nghệ hiện tại. Quan hệ này chỉ thay đổi khi công ty
áp dụng một cách tiếp cận mới trong sản xuất. Tương tự như với cách tính nguyên
vật liệu trực tiếp, chúng ta xác định chi phí lao động trực tiếp.
Cuối cùng, trong ngân sách sản xuất, chúng ta còn thể hiện chi phí lương cho bộ
phận quản lý sản xuất đây là chi phí sả
n xuất chung.
Bảng A.5: Ngân sách sản xuất năm 20X6

Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu
Lượng nguyên vật liệu sản xuất trong ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở
để lập ngân sách mua sắm nguyên vật liệu.
Khối lượng mua = Lượng NVLTT sử dụng trong kỳ + Hàng tồn kho NVLTT
cần thiết cuối kỳ - Hàng tồn kho NVLTT đầu kỳ
Lượng nguyên vật liệu trực tiếp mua sắm được xác định dựa trên chính sách tồn kho
của công ty. Trên thực tế, với m
ỗi loại vật liệu thô, phải có một kế hoạch riêng.
Bảng A.6: Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu

GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 24 Lớp : 31K02.3
I.5.2.3.3. Các ngân sách hoạt động khác
Ngoài bộ phận sản xuất, tất cả các bộ phận khác trong công ty cũng lập ngân sách
cho bộ phận của mình. Các ngân sách này bao gồm ngân sách marketing, ngân sách
quản lí, ngân sách nghiên cứu và phát triển...
Ngân sách Marketing
Với doanh thu dự đoán, bộ phận Marketing sẽ lập ngân sách marketing dựa vào

chương trình Marketing của năm đến. Ngân sách này bao gồm toàn bộ các chi phí
cho hoạt động Marketing như chi phí tiền lương cho bộ phận Marketing, chi phí
quảng cáo, tiếp thị. Các nhân tố cần quan tâm khi xây dự
ng ngân sách này:
 Doanh thu của năm trước,
 Tập hợp của doanh thu và sản lượng kỳ vọng,
 Quan hệ giữa chi phí trên tổng doanh thu của năm trước,
 Phân tích kết quả truyền thông từ kết quả dự đoán của năm trước.
Ngân sách nghiên cứu và phát triển
Các dự án nghiên cứu và phát triển tạo ra sự tăng trưởng và thu nhập cho tổ chức.
Thông qua đó mà các kỹ thuật mới, sản phẩm mới và các ý t
ưởng mới lại tiếp tục
tạo nên tương lai cho công ty. Để dự đoán ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu
và phát triển, cần phải dựa trên nhiều thông tin, chẳng hạn như:
 Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu dự đoán của năm đến,
 Tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí R&D
 Tỷ lệ phần trăm của lợi nhu
ận sau thuế TNDN
 Chi phí đã điều chỉnh của năm trước,
 Chi phí cố định trên mỗi đơn vị bán.....
Chi phí dự toán cho R&D có thể chia thành ba nhóm bao gồm lương, vật liệu và
công cụ, các chi phí trực tiếp khác.
Ngân sách quản lí
Cũng như ngân sách R&D và ngân sách marketing, ngân sách chi phí quản lý bao
gồm chi phí dự đoán cho toàn bộ việc tổ chức và vận hành doanh nghiệp. Có ba
nhân tố tác động đến nội dung của ngân sách quản lý là nội dung của ngành, giai
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
SVTH: Thái Thị Hồng Linh Trang 25 Lớp : 31K02.3
đoạn phát triển của công ty và cấu trúc tổ chức. Hầu hết các chi phí quản lý đều cố
định theo doanh thu. Ngân sách này bao gồm lương, chi phí luật pháp và chi phí

kiểm toán...
Ngân sách chi phí quản lý của Công ty cổ phần Tiên Sa được trình bày trong bảng
A.7.
Bảng A.7: Ngân sách quản lý


I.5.2.4. Xây dựng các ngân sách tài chính
Các ngân sách còn lại trong bộ kế hoạch tài chính là các ngân sách tài chính. Các
ngân sách tài chính chủ yếu thường bao gồm ngân sách ngân quỹ, dự toán báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo luân
chuyển tiền tệ và ngân sách vốn.
I.5.2.4.1. Ngân sách ngân quỹ
Định nghĩa
Ngân sách ngân sách ngân quỹ là một kế hoạch chi tiết biểu diễn tất cả các dòng
tiền vào và dòng tiền ra dự đoán của công ty trong một thời kỳ trên cơ sở ti
ền mặt.
Việc theo dõi dòng ngân quỹ vô cùng quan trọng trong quản lý một doanh nghiệp.
Thực tế, có nhiều công ty thành công trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nhưng lại dễ thất bại vì những vấn đề liên quan đến dòng tiền vào và dòng tiền ra.
Khi biết thời gian có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt hay dư thừa tiền mặt, nhà quản
trị có thể lập kế hoạch vay tiền khi cần và tr
ả nợ trong thời kỳ dư thừa tiền mặt.
Ngoài ra, trong điều kiện cần thiết và nếu được sự chấp thuận của công ty, các nhân
viên ngân hàng sử dụng ngân sách ngân quỹ để kiểm soát nhu cầu tiền mặt cũng
như khả năng trả nợ của công ty. Vì dòng ngân quỹ như là huyết mạch của tổ chức
nên ngân sách ngân quỹ là một trong những ngân sách quan trọng nhất trong bộ kế
ho
ạch tài chính.
Ngân sách ngân quỹ trả lời các câu hỏi: Kế hoạch hoạt động có khả thi về mặt tài
chính hay không? Có đủ vốn vào thời điểm cần vốn hay không? Nếu không, cần

×