Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phân tích chiến lược định vị và liên kết thương hiệu. Liên hệ Các chiến lược định vị thương hiệu của Uniliver với nhãn hàng Omo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.58 KB, 22 trang )

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ LIÊN KẾT
THƯƠNG HIỆU. LIÊN HỆ THỰC TIỄN.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
A. CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
I. Khái niệm
Định vị thương hiệu là chiếm giữ “hình ảnh” trong tâm trí của khách hàng.
Chiến lược định vị phù hợp sẽ tạo ra giá trị và sự khác biệt được khắc sâu trong
suy nghĩ của khách hàng. Định vị thương hiệu tạo ra chỗ đứng của thương hiệu so
với các đối thủ trong ngành,định hướng các hoạt động tiếp thị, truyền thông và
chiến lược thương hiệu.
II. CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ
1.Lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu, sản phẩm
Thông thường,các doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính để dẫn đầu
trong toàn bộ các lĩnh vực,vì vậy họ cần phải lựa chọn giữa các khả năng và tập
trung vào một khía cạnh để dẫn đầu trong các khía cạnh đó.Có 3 cách định vị rộng
mà thường người ta vẫn chú ý:
+ Định vị dựa trên nhiều giá trị:khi không thể trở thành người dẫn đầu về công
nghệ hay khai thác thị trường chuyên biệt thì cái đích hướng tới là dẫn đầu về giá
thành thấp. Tuy nhiên,trong thực tế vẫn tồn tại trường hợp một số doanh nghiệp có
thể dẫn đầu trên cả hai lĩnh vực là sản xuất sản phẩm độc đáo với chi phí thấp.ví
dụ như công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt-Ý không những là công ty dẫn
đầu về sản phẩm độc đáo mà còn thiên về cơ cấu chi phí sản xuất thấp .
+ Định vị theo đẳng cấp xếp hạng:trở thành nhà sản xuất sản phẩm chuyên biệt
với các sản phẩm khác.Đó là các nhà sản xuất đi đầu về việc tạo ra các sản phẩm
mới độc đáo khác biệt với đối thủ cạnh tranh đáp ứng những nhu cầu khác nhau
của khách hàng.
+ Định vị theo quy mô thị trường:khai thác thị trường chuyên biệt hay trở thành
người phục vụ các thị trường chuyên biệt.
Nếu công ty cố gắng tập trung vào cả 3 khía cạnh trên mà không dẫn đầu
một khía cạnh nào cả,họ có thể thất thế trước những doanh nghiệp chỉ xuất sắc
trong 1 khía cạnh. Các chiến lược khác nhau đòi hỏi văn hóa đặc thù của tổ chức


theo các quá trinh nhằm phục vụ cho quá trình đó.
2. Lựa chọn định vị đặc thù cho thương hiệu, sản phẩm
Cốt lõi của định vị đặc thù là nhấn mạnh đến một lý do duy nhất để khách
hàng chọn mua,rồidựa vào đó đưa ra chiến lược truyền thông hiệu quả tác động
vào nhận thức của khách hàng. Xuất phát từ thực tiễn sản phẩm kinh doanh và
chiến lược hoạt động của công ty để lựa chọn một trong những cách thức sau:
2.1. Định vị dựa trên lợi ích sản phẩm
Tiêu thức này nói về hiệu quả lợi ích và đặc tính mà sản phẩm đó mang lại
cho người tiêu dùng.Tiêu thức này thỏa mãn việc trả lời trực tiếp và câu hỏi của
người tiêu dùng là “sản phẩm (nhãn hiệu) này mang lại cho tôi lợi ích gì”.
Ví dụ: Volvo định vị cho mình là loại ô tô an toàn, Mercedes thì muốn
người tiêu dùng liên tưởng tới sự sang trọng, đẳng cấp.
2.2. Định vị theo công dụng, thuộc tính
Đây là cách thức định vị bằng những thuộc tính và công dụng cụ thể của
sản phẩm.Một số ví dụ về cách thức định vị này như: Raidmax - diệt mọi côn
trùng, triump - thời trang và hơn thế nữa
2.3. Định vị theo giá trị và sự nổi tiếng của doanh nghiệp
Nhiều công ty dựa vào ưu thế thương hiệu công ty để định vị nhãn hiệu sản
phẩm hay đồng hóa nhãn hiệu sản phẩm với thương hiệu công ty. Điển hình là
sony,ibm và nestlé. Uy tín, mức độ nhận biết và giá trị của thương hiệu mẹ là một
tài sản quý giá cho việc đính nhãn vào các nhãn hiệu con, hay bảo trợ cho các
nhãn hiệu con. Đối với người bán thì chiến thuật này chứng minh được lợi thế vô
song, ngay cả khi mà việc đầu tư cho các nhãn phụ chưa được thực hiện.
Một ví dụ về sự áp dụng tiêu thức này rất thành công tại Việt Nam là
Vinamilk. Trong những năm gần đây, bằng việc tái định vị hình ảnh thương hiệu
công ty “chất lượng quốc tế – chất lượng Vinamilk”, công ty đã đột phá trong việc
tái cấu trúc cả một hệ thống nhận diện thương hiệu bao trùm và thay đổi hệ thống
nhận diện mới bằng cả một kế họach tốn kém hàng trăm tỷ đồng, song song đó là
những giải pháp truyền thông hiệu quả mang tính sáng tạo (điển hình là lần đầu
tiên tài trợ chương trình dự báo thời tiết). Tất cả các giải pháp tái định vị và giá cố

hình ảnh bằng hệ thống nhận diện mạnh mẽ đã làm vững chắc hơn uy tín của một
thương hiệu mạnh Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế
2.4.Định vị dựa trên các tiêu chí chất lượng
Đây là tiêu thức định vị kinh điển thường được sử dụng với nhiều chủng
loại sản phẩm khác nhau kể cả các nhãn hiệu hàng tiêu dùng danh tiếng, điển hình
là các nhãn hiệu unilever và của p&g. Các đặc tính sản phẩm hay thành tố hình
ảnh thương hiệu được sử dụng triệt để và nhất quán để nêu bật sự khác biệt, tốt
hơn hay cả hai điều đó.
2.5. Định vị theo đối thủ cạnh tranh
Một tiêu thức rất quan trọng nữa đó là xây dựng định vị dựa trên cạnh
tranh.Mặc dù trong tình thế có thể là bị động, định vị cạnh tranh lại là điều bắt
buộc phải làm trước khi có thể buột phải đi đến một quyết định định vị sai lầm
khác hay một quyết định bỏ cuộc.
Đa phần các định vị theo tiêu thức cạnh tranh thường hay sử dụng phép so
sánh. Chúng ta cần lưu ý phải sử dụng tiêu chí định vị so sánh một cách thật khéo
léo, và trong mọi trường hợp hầu như không được phép nêu đích danh tên của
nhãn hiệu cạnh tranh. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp chúng ta có thể sử
dụng tên của một đơn vị trung gian, một đơn vị hay một nhãn hiệu có uy tín đứng
ra bảo chứng cho ưu thế cạnh tranh định vị của mình.
Ví dụ: Kodak vàng, Konika xanh, Fuji vàng xanh
2.6.Định vị theo nhóm người sử dụng.
Đây là một chiêu thức kinh điển, xuất phát từ các phương pháp phân khúc
thị trường cơ bản . Càng đào sâu nghiên cứu và thấu hiểu người tiêu dùng (chúng
ta càng có nhiều cơ hội định vị nhãn hiệu một cách hiệu quả với những chiêu thức
hấp dẫn và sáng tạo.
Nike là một điển hình, nike tập trung nghiên cứu người tiêu dùng của mình
và đưa ra những chương trình huấn luyện chuyên đề cho từng nhóm sản phẩm đối
với từng bộ môn thể thao. Hay như 1 số nhãn hiệu khác: BMW: dành cho thương
nhân thành đạt, Tiger: bia của thể thao, Heineken: bia đẳng cấp, sang trọng, bột
giặt Vì Dân: thu nhập thấp, Lux: xà phòng giành cho các ngôi sao, Foci: thời trang

của các bạn trẻ năng động…
B. CHIẾN LƯỢC LIÊN KẾT THƯƠNG HIỆU
I. Khái niệm
Liên kết thương hiệu được hiểu là tất cả các biện pháp và phương tiện kết
nối bộ nhớ của khách hàng với hình ảnh thương hiệu.
Đặc điểm:
- Liên kết thương hiệu không tự nhiên mà có, mà nó là kết quả của quá trình nỗ
lực của doanh nghiệp thông qua các hoạt động và được ghi nhận bởi khách hàng.
- Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương tiện, công cụ khác nhau để tạo dựng
liên kết thương hiệu.
- Liên kết thương hiệu cùng với nhận thức thương hiệu, chất lượng thấy được,
tài sản khác, và lòng trung thành là những tài sản thương hiệu.
- Liên kết thương hiệu chỉ có thể có khi khách hàng biết đến thương hiệu.
II. Các dạng liên kết thương hiệu :
Phân loại theo kinh nghiệm thực tiễn: Aaker theo kinh nghiệm thực tiễn về
tầm quan trọng của liên kết thương hiệu, đã liệt kê ra 11 loại liên kết thương hiệu
như sau:
1.Thuộc tính của sản phẩm:đó là sử dụng các hình ảnh nổi trội độc đáo của thương
hiệu để liên kết với khách hàng
Nhiều khách hàng rất thích sử dụng sản phẩm dầu gội Dove. Vì chất lượng
tốt, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng đó là: mượt tóc, tóc khỏe không bị
chẻ ngọn,…Hay nhãn hiệu kem đánh răng colgate nổi trội với công dụng ngừa sâu
răng.
2.Thuộc tính vô hình : đó là khi chất lượng của sản phẩm mà khách hàng cảm
nhận được.
Khi nhắc tới thương hiệu mercedes mọi người đã nghĩ tới hình ảnh sang trọng, nổi
trội của nó
3.Lợi ích của khách hàng: hiệu quả sử dụng của sản phẩm khi khách hàng sử dụng
sản phẩm.
Điện thoại của nokia tạo cho khách hàng sự yên tâm về độ bền, chất lượng

của loại sản phẩm này
4.Giá cả tương quan: tạo liên tưởng tới chất lượng như là giá cả cao chất lượng
cũng cao, giá cả thấp chất lượng vẫn giữ nguyên,giá cả thấp chất lượng không cao.
Điện thoại Iphone của Apple giá cả cao làm cho người tiêu dùng liên tưởng tới
chất lượng của sản phẩm phải cao hơn các sản phẩm cùng loại.
Hàng WOW trong BIG C giá cả rẻ hơn các hàng chính hãng và chất lượng cũng
thấp hơn phù hợp với những người có thu nhập trung bình.
Nước mắm Nam Ngư Đệ Nhị giá rẻ hơn nước mắm Nam Ngư nhưng chất lượng
vẫn không có gì khác biệt.
5.Khả năng sử dụng,ứng dụng, thời điểm sử dụng sản phẩm.
Những chai dầu gội dạng chai to giúp người sử dụng có thể tiết kiệm được nhiều
hơn túi shacked.
6. Người sử dụng, loại khách hàng
Thương hiệu có thể phân loại khách hàng, mỗi khách hàng thuộc các đối
tượng khác nhau sẽ có những sản phẩm riêng, phù hợp với họ. Có rất nhiều cách
phân chia sản phẩm theo khách hàng, có thể chia theo lứa tuổi, giới tính,…
Sản phẩm dầu gội đầu, có thương hiệu dành riêng cho nam: Clear For Men, Hay
Xmen,…
Hay sản phẩm dầu gội trị gàu dành cho khách hàng da gầu, sản phẩm dầu gội đầu
ngăn rụng tóc dành cho khách hàng muốn có mái tóc dày…
7. Nhân vật nổi tiếng
Thương hiệu có thể được gắn với những nhân vật nổi tiếng để tạo ra sự thu
hút với khách hàng, hay tạo ra độ tin cậy. Ví dụ như hình ảnh của Minh Hằng gắn
với Head and Shoulder, Mỹ Tâm với Pepsi,
Nhân vật nổi tiếng có thể liên quan tới thương hiệu hoặc không.Nhưng cần
phải có sự chọn lựa kỹ càng trước khi chọn ai đó làm đại sứ thương hiệu.Nhũng
nhân vật này được gọi là các đại sứ thương hiệu, đại sứ thương hiệu có vai trò rất
quan trọng đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập.Đại sư
thương hiệu không đóng vai trò trong sự thành bại của doanh nghiệp nhưng có vai
trò kích thích sự phát triển của doanh nghiệp. Hình ảnh người nổi tiếng giúp tăng

sự nhận biết của khách hàng đối với quảng cáo, và giúp các quảng cáo dễ đi vào
tâm trí khách hàng.
8. Lối sống, cá tính
Thương hiệu có thể làm nổi bật lối sống, cá tính cho người tiêu dùng.Đây
chính là một dạng liên kết thương hiệu doanh nghiệp tạo ra cho người tiêu
dùng.Khi tiêu dùng bất cứ sản phẩm nào, khách hàng cũng có thể nhìn thấy tính
cách của mình trong đó, hoặc là cách thể hiện tính cách của mình với mọi người.
Việc liên kết thương hiệu với cá tín có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu. Những sản phẩm có chất lượng tương tự
nhưng tới từ các thương hiệu khác nhau sẽ có những mức giá khác nhau, những
người muốn khẳng định cá tính sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm thương
hiệu có thể nâng cao đẳng cấp của mình.
Phong cách ấy cũng có thể thay đổi theo sở thích của mỗi người. Ví dụ như
những người đi xeSh, hay Mercedes… Thể hiện họ là những người giàu có
thuộc giới thượng lưu.
9. Chủng loại sản phẩm
Việc phân chia này liên quan tới tính đa dạng của sản phẩm, nên ít được
dùng tới. Vì sản phẩm là rất đa dạng, phong phú, việc phân chia theo chủng loại
khó gây được hiệu ứng hiệu quả.
10. Đối thủ cạnh tranh
Liên kết thương hiệu theo đối thủ cạnh tranh có thể thấy ở một số thương
hiệu như Konica, Kodak,…việc liên kết thương hiệu đối thủ cạnh làm cho thương
hiệu ngày càng mạnh mẽ, trên cơ sở hợp tác cùng có lợi.
Tuy nhiên việc liên kết cũng phải hết sức cẩn thận, vì danh tiếng của
thương hiệu có thể vì thương hiệu kia mà cùng suy giảm hoặc cùng tăng lên. Khi
liên kết cần đảm bảo sự bền vững.
11. Khu vực địa lý.
Thương hiệu cũng bao hàm các chỉ dẫn địa lý, qua đó, khách hàng có thể
hiểu thêm về xuất sứ của sản phẩm.
Nhắc tới nước mắm Phú Quốc, khách hàng có thể liên tưởng tới ngay hòn

đảo Phú Quốc.
Tuy nhiên cần lưu ý vấn đề đang ký bản quyền sản phẩm, vì ởViệt Namđã
xảy ra rất nhiều vụ việc liên quan tới tranh chấp quyền sở hữu thương hiệu.
C. QUAN HỆ GIỮA ĐỊNH VỊ VÀ LIÊN KẾT THƯƠNG HIỆU
Chiến lược định vị thương hiệu: là các cố gắng và nỗ lực của doanh nghiệp
nhằm cho khách hàng và công chúng thấy được vị thế xác định của thương hiệu,
bên cạnh đó cũng xác định xem là thương hiệu mình đang ở vi trí nào trên thị
trường, việc đó đòi hỏi phải có sự lựa chọn chiến lược định vị phù hợp: định vị
rộng hay định vị đặc thù riêng cho sản phẩm.
Chiến lược liên kết thương hiệu được hiểu là tất cả các biện pháp và
phương tiện kết nối bộ nhớ của khách hàng với hình ảnh thương hiệu, nó là cả quá
trình nỗ lực của doanh nghiệp thông qua các hoạt động, nhắc đến là người tiêu
dùng nhớ đến thương hiệu, khi đó chiến lược liên kết thương hiệu đã thành công.
Định vị thương hiệu và liên kết thương hiệu có mối quan hệ hai chiều.
ĐỊNH VỊ LIÊN KẾT
sản phẩm  tâm trí tâm trí  sản phẩm
a. Góc độ doanh nghiệp: từ định vị đến liên kết :
Ý tưởng đầu tiên của nhà sản xuất khi đưa sản phẩm ra thị trường :
+ Muốn nhằm vào đối tượng khách hàng nào
+ Chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường ,tận dụng thế mạnh và tỏa sáng ở vị trí
mà nó đã nhắm tới.
Viettel có được lợi thế từ việc thuê đất với giá rất ưu đãi để xây các cột
sóng ở các doanh trại quân đội,nó định vị bản thân là mạng di động giá rẻ phổ
biến cho tất cả mọi người với slogan “Viettel, hãy nói theo cách của bạn”.
Với mục tiêu đặt sản phẩm của mình vào một vị trí xứng đáng ,doanh
nghiệp sử dụng các liên kết độc đáo,đa dạng,hài hòa phong cách để dẫn dắt khách
hàng hiểu được ý đồ mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
Những chiếc Mercedes màu đen sang trọng dẫn dắt khách hàng tới cảm xúc hoàn
toàn khác biệt,uy quyền và đẳng cấp.
Bằng các nỗ lực và sự kết hợp rất khéo léo,linh hoạt các liên kết,doanh

nghiệp xác định vị trí mà sản phẩm sẽ được đúng trong tâm trí khách hàng.
b. Góc độ khách hàng : từ liên kết đến định vị
Khi tiếp nhận các thông điệp,liên kết mà doanh nghiệp cố gắng truyền
tải,khách hàng bày tỏ các cung bậc tình cảm đối vói sản phẩm. Nếu những liên kết
đó mạnh mẽ,phù hợp,chạm đúng điểm mong muốn của khách hàng,sản phẩm sẽ
được công nhận,được định vị ở vị trí xứng đáng,đúng như dự tính của doanh
nghiệp và đó là thành công.nếu liên kết lỏng lẻo,không đủ sức thuyết phục,sản
phẩm chỉ,là hình ảnh mờ nhạt và biến mất.
Như vậy, việc tạo dựng liên kết là sự chủ động của doanh nghiệp, còn sản
phẩm sẽ được định vị ở đâu trong tâm trí người tiêu dùng thì điều đó phụ thuộc
vào ý kiến khách quan của từng khách hàng. Trước khi có liên kết thương hiệu
phải có định vị thương hiệu trong trí nhớ khách hàng, thương hiệu đã tồn tại, đã có
những nét nhất định trong tâm trí họ thì họ mới có sự liên tưởng, nhớ nó khi đã
nhắc đến,sau đó liên kết lại chính là biện pháp để tạo ra định vị ấy, củng cố định vị
PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ
I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN UNILEVER VÀ BỘT GIẶT OMO.
Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà Lan nổi tiếng thế giới
trên lĩnh vực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm
chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà. Các nhãn
hiệu tiêu biểu của unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như
Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebouy, Dove, Close-Up, Sunsilk,
Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, … với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi
nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ unilever là một trong những công ty thành công
nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu
dùng( personel care). Cùng với Proctol &Gambel ( P&G), Unilever hiện đang
thống trị khắp thế giới về các sản phẩm này.
Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi
nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu
của unilever.Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi
trong chiến lược tổng thể của unilever. Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp

của ba công ty riêng biệt : liên doanh lever Việt Nam có trụ sở tại hà nội, Elida
P/S tại thành phố hồ chí minh và công ty Best Food cũng đặt tại thành phốHồ Chí
Minh.
Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của
unilever như Omo, Sunsilk, Clear, Dove, Pond’s, Close-Up, Cornetto, Paddle Pop,
Lipton, Knorr Cùng các nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso, và P/S đã
được giới thiệu rộng rãi và với ưu thế về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý phù
hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam cho nên các nhãn hàng này đã
nhanh chóng trở thành những hàng hoá được tiêu dùng nhiều nhất tại thị trường
Việt Nam.
Bột giặt Omo là một trong số những sản phẩm của unilever Việt Nam,
thuộc dòng sản phẩm chăm sóc gia đình. Xuất hiện trên thị trường từ những năm
1995, đến nay qua 16 năm xây dựng và phát triển, Omo đã trở thành 1 thương
hiệu bột giặt hàng đầu tại Việt Nam. Với chính sách sản phẩm đa dạng và phong
phú, tạo nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, giá cả hợp lí, các chiến dịch PR,
quảng cáo rầm rộ, các nghĩa cử cao đẹp với xã hội và đặc biệt là công tác chăm
sóc khách hàng trước và sau bán chu đáo,…Omo ngày càng chiếm được thị phần
lớn, tạo và giữ vững được lòng tin nơi người tiêu dùng.
II. Các chiến lược định vị thương hiệu của Uniliver với nhãn hàng Omo
Uniliver đã lựa chọn định vị hẹp cho thương hiệu Omo
Omo là một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường Việt Nam trong các mặt hàng
tiêu dùng thiết yếu là bột giặt.Thương hiệu Omo đã đi vào tâm trí người tiêu dùng
từ rất lâu và được rất nhiều khách hàng tin dùng.Omo luôn đảm bảo cho khách
hàng về chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm. Do vậy Omo đã chiếm được thị
phần lớn trên thị trường Việt Nam. Và giờ đây công ty unilever đã và đang đưa ra
các chiến lược định vị thương hiệu cho sản phẩm Omo của mình đúng vững trên
thị trường Việt Nam và thị trường nước ngoài.Với phương pháp lựa chọn định vị
hẹp cho thương hiệu sản phẩm, Omo đã lựa chọn tạo sự khác biệt về hình ảnh và
tạo điểm khác biệt cho sản phẩm vật chất. Trong các giai đoạn phát triển
1.Omo được định vị là loại bột giặt “trắng sạch”.

Đây là mục tiêu định vị xuyên suốt từ thời kì bước vào thị trường Việt Nam tới
năm 2005 của Uniliver đối với nhãn hiệu Omo.
Từ những ngày đầu tiên xâm nhập thị trường Việt Nam (năm 1995), Omo mở đầu
bằng những mẫu quảng cáo nêu bật tính năng giặt tẩy vượt trội của mình. Đặc
trưng nhất là phỏng vấn người tiêu dùng về những trải nghiệm của họ khi dùng bột
giặt Omo, và những clip quảng cáo với nội dung tương tự như vậy đã xuất hiện
trên truyền hình với một thời gian dài và cường độ lớn khiến hầu hết người tiêu
dùng đều nhớ đến nhãn hiệu Omo.
Đến năm 2002, Omo thực hiện chiến lược định vị của mình vớislogan :Omo -
chuyên gia giặt tẩy vết bẩn hay Omo - đánh bật ngay cả những vết bẩn đã khô,
Omo - đánh bật 99 vết bẩn khó giặt. Chiến lược định vị này rất thành công vì khi
nghĩ đến Omo người ta nghĩ ngay đến đặc tính “ trắng sạch”. Cũng năm này,
ngoài chiến lược quảng cáo trên truyền hình, báo chí, Omo còn kết hợp với hàng
loạt hoạt động marketing khác để quảng bá thương hiệu. Điều này đã đánh dấu sự
ra đời của một chương trình PR thành công của Omo, được các nhà marketing
đánh giá cao là chương trình “Omo áo trắng ngời sáng tương lai”. Chương trình
này vẫn được duy trì đến tận bây giờ nó vẫn tiếp tục đem lại hiệu quả marketing
lớn.
Không chỉ vì lợi nhuận unilever đã biết quan tâm khách hàng. Một mặt, sản phẩm
luôn được đổi mới và cải tiến để làm trắng sạch quần áo đến mức tối ưu mà vẫn an
toàn cho người sử dụng. Mặt khác, Omo matic đã kết hợp với các hãng sản xuất
máy giặt hàng đầu như Sam Sung, Toshiba, Sanyo, Lg, Electrolux, Daewoo trong
chiến dịchgiới thiệu sản phẩm và chăm sóc khách hàng lâu dài.
Các sản phẩm của Omo phục vụ mục tiêu định vị này:
Sau này, với sự xuất hiện của nước xả vải comfort trên thị trường Việt Nam, Omo
đã thêm một công dụng khác vào sản phẩm của mình là ngoài tính tẩy trắng còn
khả năng lưu giữ hương thơm, với sự xuất hiện của Omo comfort hương ngàn hoa,
một sự kết hợp độc đáo mà Uniliver dành cho Omo và comfort, cả 2 nhãn hiệu
mạnh của Uniliver
Hương ngàn hoa ướp hương ngàn hoa lên từng sợi vải, cho áo quần thơm mát

thật lâu
Chiến lược định vị trên là chiến lược định vị dựa vào công dụng của sản phẩm
Bên cạnh đó, định vị là trắng sạch của Omo còn là chiến lược định vị thương hiệu
dựa vào đối thủ cạnh tranh. Trong cuộc đua với Tide – đối thủ cạnh tranh “ nặng
ký” nhất, Omo định vị sản phẩm là “trắng sạch” trong khi Tide định vị sản
phẩm là “không hại da tay” thì Omo đã được người tiêu dùng lựa chọn. Vì theo
như số đông người tiêu dùng thì bột giặt nào cũng có chất tẩy rửa nên không tránh
khỏi không hại da tay (đối với giặt tay) nên lấy không hại da tay ra làm tiêu
chí như của Tide là sự thất bại rất rõ ràng.
2. Định vị là thương hiệu hướng về cộng đồng xã hội
Đây là dạng định vị dựa vào lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng.
Cuối năm 2005, thị trường chứng kiến bước chuyển mình to lớn của thương hiệu
Omo, Omo không còn định vị là trắng sạch như trước nữa.Bà Nguyễn Thị Mai,
Brand Manager củaOmo cho biết: “Omo đựơc định vị dựa trên việc khai thác sự
trải nghiệm và phát triển của trẻ em. Tất cả mọi hoạt động của Omo đều hướng
đến mục tiêu định vị này”. Thật vậy, Omo đã qua thời quảng bá thương hiệu với
công dụng của sản phẩm, họ đã tạo được “brand awareness” tức sự nhận biết
thương hiệu đối với khách hàng. Và đây là lúc họ bước vào thời kỳ cùng cố
thương hiệu và xây dựng tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu. Hàng loạt
chương trình ra đời đều hướng đến mục tiêu nhất quán này , chẳng còn người tiêu
dùng nào lại không biết tới chương trình quen thuộc “học hỏi điều hay, ngại gì vết
bẩn”, Omo còn tổ chức các chương trình hướng về cộng đồng như “ ngày hội
những chiếc túi tài năng”, “Omo áo trắng ngời sáng tương lai, ngày hội “ triệu tấm
lòng vàng”, “tết làm điều phúc sung túc cả năm”, khuyến mãi “vạn tim vàng cho
triệu tấm lòng vàng”, chương trình sơn trường học tại sáu tỉnh vùng sâu vùng xa,
hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết…. Các chương trình đã thực sự mang lại lợi
ích thiết thực cho xã hội và Omo nhanh chóng “ghi điểm” trong mắt khách hàng.
Và từ những chương trình đó, Omo không ngại ngần gì đưa ra những sản phẩm
giặt tẩy tương ứng, cho các ông bố, bà mẹ biết rằng, con cái bạn sẽ luôn luôn sạch
sẽ và an toàn với Omo.

Đây là một số những sản phẩm mà Omotung ra thị trường trong thời gian thực
hiện mục tiêu định vị trên:
Omo đỏ - năng lượng xanh: Đánh bật vết bẩn 10/10 chỗ khó giặt. Trên áo quần
bao gồm: cổ áo cáu bẩn, cổ tay áo dính nhờn, nách áo đầy mồ hôi, vớ dính bùn,
đáy quần dính vết màu vẽ, túi áo quần, thắt lưng, tay áo, đùi và đầu gối dính vết
bẩn.Omo năng lượng xanh mới cực mạnh, thấm sâu hiệu quả vào các lớp vải
và đánh bật ngay cả các vết bẩn cứng đầu ẩn giấu trong 10 chỗ khó giặt nhất trên
áo quần.
OmoMatic – dành cho máy giặt cửa trên.
Omo matic cho máy giặt cửa trên với công thức ít bọt giúp đánh bật ngay cả vết
bẩn cứng đầuẩn dấu trong 10 chỗ khó giặt nhất trên quần áo, đồng thời bảo vệ tốt
nhất cho máy giặt cửa trên.
Omo matic - dành cho máy giặt cửa trên được kiểm nghiệm và khuyên dùng cho
máy giặt cửa trên bởi Sanyo, Toshiba, Lg, Panasonic, Samsung Và Daewoo.
Omo matic – dành cho máy giặt cửa trước.
Omo matic cho máy giặt cửa trước với công thức ít bọt giúp đánh bật ngay cả vết
bẩn cứng đầu ẩn dấu trong 10 chỗ khó giặt nhất trên quần áo, đồng thời bảo vệ tốt
nhất cho máy giặt cửa trước.
Omo matic – dành cho máy giặt cửa trước được kiểm nghiệm và khuyên dùng cho
máy giặt cửa trước bởi electrolux, lg và samsung.
Omo tẩy an toàn: Giặt nhanh hơn, ít tốn công sức hơn.Omo tẩy an toàn mới kết
hợp 3 sức mạnh:
• Sức mạnh vò
• Sức mạnh chà
• Sức mạnh tẩy an toàn
Giúp đánh bật ngay cả các vết bẩn cứng đầu ẩn dấu trong 10 chỗ khó giặt nhất trên
quần áo nhanh hơn, ít tốn công sức hơn.
3. định vị thương hiệu dựa theo đối thủ cạnh tranh
Trong cuộc đua với Tide – đối thủ cạnh tranh “ nặng ký” nhất, Omo định vị sản phẩm
là “trắng sạch” trong khi Tide định vị sản phẩm là “không hại da tay” thì Omo đã được

người tiêu dùng lựa chọn. Vì theo như số đông người tiêu dùng thì bột giặt nào cũng có
chất tẩy rửa nên không tránh khỏi không hại da tay (đối với giặt tay) nên lấy không hại
da tay ra làm tiêu chí như của Tide là sự thất bại rất rõ ràng
B. CHIẾN LƯỢC LIÊN KẾT THƯƠNG HIỆU CỦA OMO
I. Loại hình liên kết thương hiệu của Omo đã sử dụng
- Tính năng vượt trội của sản phẩm
- Lợi ích của khách hàng
- Đối thủ cạnh tranh
II. Phân tích chiến lược định vị và liên kết thương hiệu của Omo
 Tính năng vượt trội của sản phẩm:
Đây là dạng liên kết thương hiệu mà khi mới bước vào thị trường Việt NamOmo đã sử
dụng, phục vụ cho mục tiêu định vị cùng thời kỳ củaOmo đã mở đầu bằng những mẫu
quảng cáo nêu bật tính năng giặt tẩy vượt trội của mình, Omo tập trung vào khai thác
tính năng của sản phẩm, khả năng đánh bật vết bẩn dù là vết bẩn khó nhất. Để có thể
khiến cho người tiêu dùng liên tưởng được tới Omo khi nghĩ tới việc giặt tẩy những vết
bẩn khó khăn nhất, Omo đã đưa ra hàng loạt các quảng cáo, như là những quảng cáo
phỏng vấn người tiêu dùng về những trải nghiệm của họ khi dùng bột giặt Omo, hay
quảng cáo đánh bật vết bẩn khô cứng. Với tần số cao và đa dạng các quảng cáo trên
truyền hình, những quảng cáo mà Omo giới thiệu với người tiêu dùng xuất hiện hình
ảnh những vết bẩn khô cứng, những vết bẩn như vết cà phê, vết bút mực… bởi thế, mà
khi người tiêu dùng gặp những vết bẩn ấy, ngay lập tức sẽ liên tưởng tới Omo.
Đến năm 2002, với sự xuất hiện của Tide(P&G) – sau này là đối thủ cạnh tranh trực
tiếp của Omo – Uniliver đã thay đổi chiến lược đối với Omo, với slogan quen thuộc
“Omo – chuyên gia giặt tẩy vết bẩn”.Sử dụng hàng loạt các quảng cáo trên truyền hình
cũng như các phương tiện truyền thông khác Omo còn kết hợp với các hoạt động
marketing khác như chương trình “Omo áo trắng ngời sang tương lai”. Bằng những
hoạt động trên, Omo đã thực hiện thành công việc liên kết thương hiệu Omo, kết nối bộ
nhớ của khách hàng tới thương hiệu Omo: nhắc đến Omo là nghĩ ngay đến trắng sạch,
đến tà áo trắng đến trường của các em học sinh Việt Nam.
Sau này, Omo còn cho ra mắt thị trường sản phẩm nước giặt Omo tẩy an toàn – sức

mạnh lốc xoáy – loại nước giặt với công nghệ tẩy an toàn, tẩy sạch hiệu quả nhiều vết
bẩn khó giặt như vết mực, vết dầu nhớt Event của dòng “Omo tẩy an toàn” này là
việc giặt sạch chiếc áo ngắn tay khổng lồ trên sân vận động quân khu 7. Tuy rằng sự
kiện chưa được đánh giá cao vì đặc điểm văn hóa của người Việt Nam, nhưng Uniliver
đã kịp chữa cháy cho Omo, bằng cách cắt chiếc áo khổng lồ thành những mảnh nhỏ để
may áo tặng học sinh nghèo. Hay như sự ra đời và kết hợp với các các hãng sản xuất
máy giặt hàng đầu như Sam Sung, Toshiba, Sanyo, Lg, Electrolux, Daewoo trong chiến
dịch giới thiệu sản phẩm và chăm sóc khách hàng lâu dài.Ví dụ sự kết hợp giữa máy
giặt electrolux và bột giặt Omo đã để lại ấn tượng mạnh trong tâm trí người tiêu
dùng.Khi nghĩ đến Electrolux người tiêu dùng sẽ liên tưởng đến Omo và ngược lại. Từ
đây, Omo tẩy an toàn và Omo matic đã được người tiêu dùng nhất là những bà vợ đảm
đang biết đến là một nước giặt an toàn, hiệu quả.
 Lợi ích của khách hàng:
Năm 2005, khi Omo thay đổi chiến lược định vị của mình, là lúc Omo bước vào thời kì
mà không còn chỉ đơn giản là tạo sự nhận biết thương hiệu với khách hàng, giới thiệu
tính năng của sản phẩm nữa. Omo đã thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng, thay đổi
suy nghĩ của các bà mẹ trong việc nuôi dạy con cái của họ với hàng loạt các chương
trình như “trẻ học điều hay, ngại gì vết bẩn”, “trẻ học cảm ơn, cành vươn lộc tết”, event
“ngày hội những chiếc túi tài năng”… với thông điệp “bạn không còn sợ con cái nghịch
bẩn vì đã có Omo tẩy bay mọi vết bẩn”. Kết hợp với các chương trình này là các
chương trình quảng cáo trên truyền hình với những quảng cáo ấn tượng và xúc động về
tình cảm gia đình, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa các cháu với ông bà. Không
chỉ thế, người tiêu dùng Việt Nam còn bị ấn tượng mạnh bởi các loạt quảng cáo Omo
với tết dân tộc, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, chứa đựng những tình cảm gia
đình sâu sắc và được người tiêu dùng yêu thích.
Đặc biệt nổi bật trong chiến lược phục vụ mục tiêu định vị này là chương trình “học hỏi
điều hay, ngại gì vết bẩn”. Với ý tưởng là mọi người ngày nay do sợ bẩn nên sẽ không
để cho con cái họ cho những trò năng động để học hỏi và phát triển, Omo gửi đi thông
điệp: “học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”, khơi dậy ý thức trong các ông bố bà mẹ về
việc để cho con cái mình tự do nghịch bẩn để học hỏi và trải nghiệm cuộc sống, giúp

trẻ phát triển một cách tự nhiên và năng động hơn.
Khi những ông bố, bà mẹ có suy nghĩ về việc sẽ cho con cái làm gì trong mùa hè sắp
tới - vui chơi hay học, thì Omo tung ra event “ngày hội những chiếc túi tài năng” tại
công viên lê văn tám. Chương trình dù đã có 1 số phản hồi không tốt do đã không quan
tâm tới yếu tố văn hóa của người việt, tuy nhiên, vì kịp thời có phương án thay đổi 1
cách thông minh, nên nhìn chung, sự kiện cũng đã thành công tốt đẹp và Omo đã biết
cách tạo xu hướng bình luận của người dân để truyền đi thông điệp “bạn không còn sợ
con cái nghịch dơ vì đã có Omo tẩy bay mọi vết bẩn rồi”.
Tiếp đó là những chương trình phỏng vấn trực tuyến với các chuyên gia, các bài viết về
để tài nuôi dưỡng lòng nhân ái, cảm thông chia sẻ ở trẻ nhỏ…. Mục tiêu của việc tạo dư
luận này là để hỗ trợ cho chương trình “Omo áo trắng- ngời sáng tương lai” đang được
phát động rầm rộ cùng thời điểm. Hiệu quả của các chương trình marketing này đối với
thương hiệu Omo thấy rõ, Omo trở thành 1 hình ảnh tin cậy của các bà mẹ, là lựa chọn
đầu tiên để chăm sóc gia đình, chăm sóc con cái. Mỗi khi các bậc phụ huynh dự tính
cho ngày hè, ngày nghỉ của con mình, họ lại liên tưởng tới Omo và ngược lại.
PHẦN 3:ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN
Trong xã hội hiện đại ngày nay, đối với mỗi gia đình, bột giặt là một trong những
sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Điều kiện sống càng phát triển thì nhu cầu của con
người về những sản phẩm hoàn thiện cũng tăng lên. Và Omo đã đáp ứng tốt được
phần nào mong muốn của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Một sản phẩm
muốn đứng vững trên thị trường, muốn tạo được niềm tin về chất lượng nơi người
tiêu dùng không phải dễ.Song Omo đã làm được điều này. Đó là nhờOmo có
chiến lược định vị và liên kết đầy sáng tạo. Omo đã tận dụng tối đa những điểm
mạnh vốn có của mình cũng như phát huy được những cơ hội của thị trường để
mang lại nguồn doanh thu đáng kể hàng năm.Omo chọn cho mình chiến lược định
vị đặc thù.Omo không chỉ định vị sản phẩm một cách đơn giản là định vị
theothuộc tính, mà còn định vị dựa trên những lợi ích tiềm ẩn mang đến cho khách
hàng. Những đứa trẻ không còn lo sợ khi chơi đùa làm bẩn quần áo. Những bà mẹ
không còn thấy tức giận hay mệt mỏi khi nhìn thấy những vết bẩn trên áo con.
Hãy để cho trẻ tự do…

Nắm bắt những điều đó,sau bao cố gắng,Omo đã có vị trí xứng đáng trên thị
trường và trong tâm trí khách hàng .

×