Đề tài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh:
“ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”.
Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Bài làm.
Cách đây 100 năm, vào ngày 5/6/1911 tại bến Nhà Rồng, Sài Gòn, người
thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lên chiếc tàu mang tên Amiral La
Touche De Tréville, tạm thời xa Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân,
với một lòng yêu nước cháy bỏng và một mẫn cảm, một sự nhạy bén chính trị
tuyệt vời ẩn sau một thân phận rất đỗi bình thường, người phụ bếp Văn Ba. Đó
là sự mở đầu cho một cuộc hành trình vĩ đại suốt 30 năm đi tìm chân lý, tìm con
đường giải phóng cho cả dân tộc Việt Nam. Có thể nói rằng, hơn 70 năm hoạt
động cách mạng, Người luôn cố gắng, nỗ lực hết mình cho dân, cho nước, luôn
đấu tranh giành lại các quyền dân tộc cơ bản không chỉ cho nhân dân Việt Nam
mà còn cho cả các dân tộc khác trên toàn thế giới. Nhắc đến quyền dân tộc,
chúng ta không thể không nhấn mạnh một điều rằng quyền dân tộc đã trở thành
một điểm sáng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Và điều đó đã được thể hiện rất
rõ trong câu nói sau của Người trong bản “tuyên ngôn độc lập”:
“ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”.
Bản “tuyên ngôn độc lập” được Bác soạn thảo tại ngôi nhà số 48 Hàng
Ngang, Hà Nội, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng
trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm1945. Đây được coi là bản tuyên ngôn độc
lập thứ ba của lịch sử Việt Nam, sau bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của Lý
Thường Kiệt ở thế kỷ X và “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi viết năm 1428.
“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử, là một áng văn lập quốc vĩ đại, là
bản tổng kết những giá trị tinh thần của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân
dân ta; đồng thời cũng là tuyên ngôn mở đầu kỉ nguyên độc lập và chủ nghĩa xã
hội của Việt Nam. Nhưng hơn thế nữa, ở bản “Tuyên ngôn độc lập”, và đặc biệt
1
là qua câu nói trên, ta còn thấy rõ một tư tưởng lớn xuyên suốt của Chủ tịch Hồ
Chí Minh:tư tưởng về quyền dân tộc của tất cả các dân tộc trên thế giới. Trong
bản Tuyên ngôn, trước khi nói đến quyền dân tộc, Hồ Chí Minh đã trích lời trong
hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp về quyền con người. Đó là bản Tuyên ngôn
độc lập của nước Mỹ được viết năm 1776 và bản tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền của Cách mang Pháp năm 1791:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Và: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn
được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Người đã tìm hiểu và tiếp nhận nhưng
nhân tố về quyền con người được nêu trong hai bản tuyên ngôn: quyền bình
đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc rồi khẳng
định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Từ những quyền hiển nhiên
không ai có thể xâm phạm của tất cả mọi người, Người đã suy rộng ra để ghi
nhận các quyền dân tộc cơ bản, những quyền mà hai bản ấy chưa nói đến:“ Tất
cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”. Như vậy với câu suy rộng ấy, Hồ Chí
Minh không chỉ định vị được nền độc lập của dân tộc Việt Nam mà còn khẳng
định triển vọng cho các dân tộc bị áp bức thoát khỏi ách thuộc địa của các nước
đế quốc. Đó cũng chính là đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với
các dân tộc thuộc địa trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc,đồng thời
tạo nên giá trị thời đại là đã nêu lên một quan niệm hoàn toàn mới: “Quyền con
người không chỉ là quyền của cá nhân mà còn là quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
Hai loại quyền này thống nhất và làm tiền đề cho nhau”. Và ở đây, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã hoàn thiện nội dung của khái niệm “quyền dân tộc tự quyết”. “
Quyền dân tộc tự quyết” là quyền bình đẳng của tất cả các dân tộc, quyền sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi dân tộc. Như vậy, quan niệm
của Hồ Chí Minh về quyền dân tộc tự quyết có nội dung trùng khớp với quan
niệm đã được nêu lên muộn hơn trong Hiến chương và các văn kiện khác của
Liên Hợp Quốc. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyền dân tộc qua câu nói :“ Tất
2
cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do.” được thể hiện qua ba luận điểm sau:
Thứ nhất, bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm
của mỗi dân tộc. Đây là quyền thiêng liêng của mọi dân tộc, là mục tiêu phấn
đấu của các dân tộc trong sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
Như ở trên đã phân tích, Người sử dụng Tuyên ngôn tư sản để đấu tranh cho lợi
ích của dân tộc mình, biến quyền tự do, bình đẳng, hạnh phúc cá nhân theo kiểu
tư sản thành quyền bình đẳng của cả dân tộc Việt Nam, của các dân tộc trên thế
giới. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận những tư tưởng bất hủ trong Tuyên
ngôn độc lập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của
cách mạng Pháp, kế thừa “Cương lĩnh dân tộc” của V.I.Lênin: “Quyền bình đẳng
dân tộc là bảo đảm cho mọi dân tộc dù đông người hay ít người, dù có trình độ
phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau, không một dân
tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi trong quan hệ xã hội cũng như trong quan
hệ quốc tế”, để từ đó khát quát lên quyền bình đẳng của dân tộc. Không chỉ đề
cập đến trường hợp Việt Nam, mở rọng ra, quyền dân tộc theo quan điểm của
Người chính là các nước trên thế giới không phân biệt lớn nhỏ, mạnh yếu, giàu
nghèo, tôn giáo… đều bình đẳng với nhau về quyền lợi, không có hiện tượng
dân tộc lớn đi áp bức, xâm lược dân tộc nhỏ. Quan niệm về quyền bình đẳng của
con người suy rộng ra là quan niệm về quyền bình đẳng dân tộc trên không phải
là một sự suy luận logic thuần túy mà là kết quả khảo sát, kiểm nghiệm và
nghiên cứu lý luận, lịch sử đầy khó khăn, gian khổ kéo dài hơn 30 năm của
Người, kể từ khi ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1919 sau khi chiến tranh thế
giới thứ nhất kết thúc (1914-1918), khi còn ở tuổi thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị hòa bình Vécxây
(1914) đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Bản Yêu sách
chưa đề cập vấn đề độc lập hay tự trị, mà tập trung vào hai nội dung cơ bản:
Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông
Dương như đối với người châu Âu. Cụ thể là, phải xóa bỏ các tòa án đặc biệt
dùng làm công cụ khủng bố, đàn áp bộ phận trung thực nhất trong nhân dân (tức
những người yêu nước); phải xóa bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh và thay thế
bằng chế độ ra các đạo luật.
3
Hai là, đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, đó là các
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do hội họp, tự do cư trú...
Văn kiện này chỉ đưa ra những yêu sách quyền dân tộc khiêm tốn, trong khuôn
khổ chế độ thuộc địa, nhưng rút cuộc nhưng yêu sách đó bị từ chối. Tuy nhiên,
trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, một người Việt Nam chưa có tên tuổi, giữa
sào huyệt của kẻ thù, dám đưa yêu sách về quyền tự do dân tộc là một hành
động yêu nước dũng cảm; biết đưa ra những đòi hỏi trong phạm vi cải cách dân
chủ là một hành động tái trí, khôn ngoan. Sau sự kiện này, Người nhận thấy rằng
những hứa hẹn về tự do, bình đẳng, bác ái của chủ nghĩa đế quóc đối với các dân
tộc bị áp bức chỉ là một thứ bánh vẽ, không hơn không kém. Vì vậy, Người cho
rằng, bình đẳng dân tộc không chỉ cụ thể hóa về mặt pháp lý, mà quan trọng hơn
là phải được thực hiện trên thực tế. Người rút ra bài học: Muốn giải phóng dân
tộc, không thể bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài, mà trước hết phải
dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình. Bên cạnh đó, thực hiện bình đẳng
dân tộc là nhân tố quyết định để củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân
tộc. Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là
động lực và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thắng lợi của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xét trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn
đều cho thấy nếu không xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc thì không có
sự bình đẳng giữa các dân tộc. Khi một dân tộc này chà đạp, ép buộc các dân tộc
khác thì sớm hay muộn cũng tạo nên sự chia rẽ, ly khai dân tộc. Hồ Chí Minh đã
sớm nhận thấy điều đó khi cho rằng để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thì
phải thực hiện bình đẳng dân tộc, đại đoàn kết dân tộc không những phải dựa
trên nền tảng của khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và tầng lớp trí thức, mà còn phải thực hiện đoàn kết các dân tộc. Tại Hội nghị
đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, ngày 3-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nói: “Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt
Nam ngày nay được độc lập... trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn
kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa”. Cơ sở của khối
đại đoàn kết dân tộc là bình đẳng dân tộc, vì lợi ích của tất cả các dân tộc trong
một quốc gia. Khi các dân tộc được đối xử bình đẳng, cả về nghĩa vụ và quyền
lợi, sẽ tạo ra tiếng nói chung và tạo nên sự đồng thuận giữa các dân tộc và ngược
lại. Vì thế nếu không đảm bảo và không có những chính sách và hành động cụ
4
thể để thực hiện bình đẳng dân tộc, làm cho bình đẳng dân tộc ngày càng trở
thành hiện thực thì khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị lung lay, làm ảnh hưởng đến
sự tập hợp lực lượng của cách mạng.
Thứ hai, quyền dân tộc luôn gắn liền với độc lập dân tộc. Độc lập, tự do
là quyền tự nhiên, quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân
tộc, là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh đã từng
nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều
tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Cũng ngay tại nước Pháp, giữa năm
1922, sau khi làm việc với Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Anbe Xarô, Hồ Chí
Minh đã nói thẳng với ông ta mong muốn của mình và của nhân dân Việt Nam
rằng: “Cái mà tôi cần nhất trên đời này là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi
được độc lập…”. Lý tưởng, khát vọng độc lập tự do đó của Người đã được thể
hiện rõ nét, nhất quán xuyên suốt trong cả quãng đường tìm đường cứu nước
giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. “Không có gì quý hơn độc lập,
tự do”, câu nói của Người đã đươc nhân dân ta và hàng triệu người ở khắp các
châu lục nhắc đi nhắc lại nhiếu lần. Chân lý “độc lập tự do” có giá trị vĩnh hằng
cho mọi dân tộc, mọi quốc gia trong mọi thời kì lịch sử. Độc lập cho dân tộc
mình đồng thời cũng là độc lập cho tất cả các dân tộc. Là một chiến sĩ quốc
tế chân chính, xuất phát từ quan điểm độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả
xâm phạm của tất cả các dân tộc, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập
của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức.
Ngay từ năm 1941, trên đất Anh, Người nói: “Chúng ta phải tranh đấu cho tự
do, độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy”
1
.
1. Cao Đức Thái: “Tư tưởng quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Chủ
tịch Hồ Chì Minh”, Tạp chí cộng sản, số 17(9-2005), tr 24
5