Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.95 KB, 82 trang )


1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DNNVV......................................................1

1.1- KHÁI NIỆM DNNVV Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI :................ 1

1.2- KHÁI NIỆM VỀ DNNVV Ở VIỆT NAM :............................................... 4

1.3- KINH NGHIỆM HỖ TR PHÁT TRIỂN DNNVV Ở CÁC NƯỚC
TRONG KHU VỰC : ......................................................................................... 6

1.3.1- Tình hình phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới :............. 6

1.3.1.1- Nhật Bản : .....................................................................................6

1.3.1.2- Singapore :.....................................................................................7

1.3.1.3- Đài Loan:.......................................................................................8

1.3.1.4- Hàn Quốc: .....................................................................................9

1.3.1.5- Trung quốc: .................................................................................11

1.3.1.6- Ấn Độ:.........................................................................................12

1.3.2- Bài học kinh nghiệm từ phát triển các DNNVV :.............................. 14

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DNNVV VÀ
CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TR CHO CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TP.


HCM.......................................................................................................................15

2.1- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ15

2.1.1- Tình hình phát triển DNNVV trên đòa bàn thành phố :..................... 15

2.1.1.1- Doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp (số còn
đang hoạt động) :......................................................................................15

(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư)............................................................17

2.1.1.2- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và hợp tác xã (số còn đang hoạt
động) :.......................................................................................................17

2.1.2- Đóng góp của DNVVN đối với sự phát triển của kinh tế thành phố :17

2.1.3- Những khó khăn, tồn tại của các DNVNV :..................................... 20

2.1.3.1− Về vốn : ......................................................................................20

2.1.3.2- Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất : .....................................21

2.1.3.3-Về vấn đề đất đai và mặt bằng sản xuất (đối với các doanh
nghiệp sản xuất):......................................................................................22

2.1.3.4- Về khả năng cạnh tranh, trình độ của đội ngũ quản lý và lực
lượng lao động:.........................................................................................22

2.1.3.5- Nguồn thông tin :.........................................................................23


2.2- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TR CHO CÁC
DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ : ..................................................... 23

2.2.1- Các chính sách chung của Trung Ương :............................................ 23

2.2.1.1- Về ưu đãi đầu tư :........................................................................23

2.2.1.2- Về tín dụng ưu đãi đầu tư :..........................................................28

2.2.1.3- Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu :.........................................................29

2.2.1.4- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư : ..........................................................31



2
2.2.2- Các chính sách của thành phố :........................................................ 32

2.2.2.1- Công tác quản lý hành chính nhà nước :.....................................32

2.2.2.2- Chương trình kích cầu thông qua đầu tư của thành phố :............33

2.2.2.3- Chương trình hỗ trợ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thực hiện di
dời:............................................................................................................35

2.2.2.4- Các chương trình hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ :...........38

2.2.2.5- Chương trình hỗ trợ cung cấp thông tin cho các DNVNV : ........41

2.2.2.6- Chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực : ............................42


2.2.2.7- Chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư :.............................43

2.2.2.8- Chương trình thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN
trên đòa bàn :.............................................................................................44

2.3- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC CỦA CÁC CHÍNH
SÁCH HỖ TR DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ :.......................... 45

2.3.1- Những thành tựu :............................................................................... 45

2.3.2- Những vấn đề còn tồn tại :................................................................. 47

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HỖ TR PHÁT TRIỂN CÁC DNVVN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ......................................................................................50

3.1- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA
THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2006-2010 ........................................................... 50

3.1.1- Quan điểm phát triển trong thời kỳ 2006 – 2010 .............................. 50

3.1.2- Các mục tiêu, phương hướng phát triển 2006 – 2010 ........................ 51

3.2- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DNVNV CỦA THÀNH PHỐ
GIAI ĐOẠN 2006-2010 :................................................................................. 53

3.2.1- Quan điểm phát triển DNVNV :........................................................ 53

3.2.2- Mục tiêu phát triển DNVNV trên đòa bàn thành phố : ..................... 54


3.3- MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HỖ
TR PHÁT TRIỂN DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ : .................... 56

3.3.1- Nhóm các giải pháp và kiến nghò ngắn hạn : .................................... 56

3.3.1.1- Các giải pháp đối với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ : ....56

3.3.1.2- Các giải pháp về các chính sách hỗ trợ của thành phố : ............61

3.3.2- Nhóm giải pháp chiến lược (dài hạn) : .............................................. 65

3.3.2.1- Giải pháp về môi trường pháp lý :..............................................66

3.3.2.2- Giải pháp về tín dụng : ...............................................................68

3.3.2.3- Giải pháp về các chính sách hỗ trợ khác :..................................70


KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Chi tiết về tiêu thức xác đònh DNNVV của một số nước trên thế
giới .................................................................................................................... 2

Bảng 2.1 :Tình hình thành lập doanh nghiệp tại TP.HCM năm 1991-2004... 16


Bảng 2.2 : Phân loại DNNVV theo từng loại hình cụ the............................... 17

Bảng 2.3 : Đóng góp của khu vực kinh tế trong nước đối với sự phát triển của
thành phố......................................................................................................... 19

Bảng 2.4 : Tình hình thực hiện chương trình cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu
tư trên đòa bàn TP.HCM giai đoạn 2000-2005................................................ 25

Bảng 2.5 : Tình hình cho vay tín dụng ưu đãi qua các năm tại Quỹ Hỗ trợ
phát triển - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh............................................... 29

Bảng 2.6 : Tình hình thực hiện cho vay vốn tín dung đầu tư của Nhà nước... 30

Bảng 2.7 : Tình hình thực hiện chương trình Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư......... 31

Bảng 2.8 : Tình hình giao vốn ngân sách thành phố cho chương trình xúc tiến
thương mại ...................................................................................................... 43










1
LỜI MỞ ĐẦU


1- Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê thì số lượng DNNVV chiếm đến 89,5% số lượng doanh
nghiệp trên đòa bàn thành phố (theo quy đònh về xếp loại DNNVV của Chính
phủ). Nếu xét riêng từng doanh nghiệp, các DNNVV không có được lợi thế về
mặt kinh tế so với các doanh nghiệp lớn; song về tổng thể, các DNNVV đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển
và có ý nghóa then chốt trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói
giảm nghèo, tạo việc làm, ... cho người lao động trong cả nước nói chung và tại
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản (nơi tập trung nhiều tập đoàn
kinh tế lớn, nổi tiếng của thế giới),... Chính phủ các nước này cũng xác đònh rõ
vai trò quan trọng, lâu dài của DNNVV trong nền kinh tế vì nó là bộ phận cấu
thành không thể thiếu được của nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ, không thể
tách rời nhau với các tập đoàn kinh tế, đặc biệt trong lónh vực công nghiệp hỗ trợ
và mạng lưới phân phối sản phẩm. Với tính năng động cao, các DNNVV là
trường học khởi nghiệp cho các doanh nhân và là môi trường tạo mối liên kết,
tích tụ vốn để từng bước hình thành và phát triển doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên,
đặc điểm chung của các DNNVV ở tất cả các nước, nhất là trong giai đoạn mới
hình thành và phát triển, là còn thiếu năng lực về vốn, công nghệ và kỹ năng
quản lý dẫn đến họ khó có khả năng cạnh tranh trong các thò trường mới phát
triển. Chính vì vậy các nước đều xác đònh việc hỗ trợ DNNVV từ phía Chính phủ
là chính sách lâu dài, chứ không phải là tạm thời.
Việt Nam là nước đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới
đòi hỏi phải biết tận dụng các lợi thế so sánh hiện có, trong đó việc phát triển
các DNNVV đúng hướng sẽ góp phần đẩy nhanh việc thực hiện quá trình này.
Riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh, một trong những thành phố năng động và
phát triển nhất của Việt Nam, thì quá trình hội nhập càng phải được thực hiện
nhanh chóng.
Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tôi chọn đề tài “Giải pháp hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên đòa bàn thành phố” nhằm góp phần hỗ trợ



2
DNNVV phát triển nhanh chóng theo đònh hướng phát triển của thành phố để
đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
2- Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
chòu ảnh hưởng của các chính sách hỗ trợ phát triển (DNNVV) trên đòa bàn
thành phố .
3- Phạm vi nghiên cứu của luận văn :
Luận văn chỉ đi sâu phân tích tình hình thực hiện những chính sách hỗ trợ
phát triển DNNVV trên đòa bàn thành phố; đánh giá những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện; đưa ra những vấn đề còn thiếu sót, chưa hoàn
thiện của các chính sách hỗ trợ hiện có. Từ đo,ù đưa ra các giải pháp, kiến nghò
để hoàn thiện các chính sách hỗ trợ DNNVV; đònh hướng thực hiện các chính
sách hỗ trợ DNNVV cho phù hợp với các quy đònh của quốc tế khi Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
4- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn :
- Nhận đònh những đóng góp của DNNVV đối với sự phát triển nền kinh
tế xã hội của thành phố.
- Phân tích và đánh giá các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trên đòa
bàn thành phố trong thời gian vừa qua.
- Đònh hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh và đònh
hướng phát triển DNNVV trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-
2010.
- Đề xuất các giải pháp chính sách đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ DNNVV
trên đòa bàn thành phố theo đònh hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố
Hồ Chí Minh.
5- Phương pháp nghiên cứu của luận văn :
Luận văn được thực hiện qua hai bước :

- Bước 1 : Sử dụng các phương pháp thống kế, tổng hợp, phân tích,
chuyên gia để phân tích các chính sách hỗ trợ của thành phố đối với các
DNNVV
- Bước 2 : Kiến nghò các giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ.


3

6- Kết cấu của luận văn :
Luận văn gồm 03 chương :
 Mở đầu
 Chương 1 : Cơ sở lý luận về DNNVV.
 Chương 2 : Phân tích hiện trạng phát triển các DNNVV và các
chính sách hỗ trợ hiện có cho các DNNVV trên đòa bàn
TP. HCM.
 Chương 3 : Giải pháp hỗ trợ phát triển các DNVVN trên đòa bàn
thành phố.
 Kết luận.







1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DNNVV

1.1- KHÁI NIỆM DNNVV Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI :
Do những đặc thù được quy đònh bởi quy mô doanh nghiệp trong một nền

kinh tế thò trường nên các doanh nghiệp có quy mô nhỏ là đối tượng của các
chính sách hỗ trợ đặc biệt từ phía Chính phủ. Để xác đònh rõ đối tượng của các
chính sách hỗ trợ này cần có những tiêu chí cụ thể. Người ta thường gọi các tiêu
chí đó về DNNVV là đònh nghóa DNNVV. Tiêu chí DNNVV thường dựa vào quy
mô sản xuất của doanh nghiệp.
Việc xác đònh quy mô DNNVV tại các nước trên thế giới chỉ mang tính
chất tương đối vì nó chòu tác động của một loạt các yếu tố như trình độ phát triển
của một nước, tính chất ngành nghề, điều kiện phát triển của một vùng lãnh thổ,
tương quan mặt bằng giá lao động và giá thiết bò hay mục đích phân loại doanh
nghiệp trong từng thời kỳ nhất đònh. Nhưng nhìn chung, các nước trên thế giới sử
dụng hai nhóm tiêu thức phổ biến là tiêu chí đònh tính và tiêu chí đònh lượng để
đònh nghóa DNNVV.
Tiêu chí đònh tính dựa trên đặc trưng cơ bản của các DNNVV như chuyên
môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp,... Các
tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó
xác đònh trên thực tế. Do đó, nhóm tiêu thức này thường chỉ được dùng làm cơ sở
tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng làm cơ sở để xác đònh quy mô doanh
nghiệp. Tiêu chí đònh lượng thường bao gồm các nhóm chỉ tiêu về : số lượng lao
động, tổng giá trò tài sản (hay tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận. Trong đó vốn
và số lao động được áp dụng nhiều nhất làm tiêu chí xác đònh DNNVV. Tại
những thời điểm khác nhau thì các tiêu thức này cũng khác nhau giữa các nước.
Ngay tại mỗi nước thì các tiêu thức để đònh nghóa DNNVV cũng không cố đònh
và được thay đổi tùy theo trình độ phát triển của từng thời kỳ, giữa các ngành
nghề tuy vẫn còn những nét chung nhất đònh. Các đònh nghóa này cũng rất đa
dạng giữa các nền kinh tế, có nước (vd Việt Nam) chỉ có đònh nghóa về DNNVV


2
nhưng có nước lại phân chia thành doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và
doanh nghiệp siêu nhỏ (hộ kinh doanh gia đình).

Trong một số trường hợp đặc biệt, tiêu thức chủ sở hữu cũng được coi là
một trong các tiêu thức để đònh nghóa DNNVV nhằm đảm bảo mức độ nào đó
“tính bình đẳng” trong cạnh tranh thò trường. Trong trường hợp này, DNNVV
thường được đồng nhất với các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân.
Bảng 1.1 : Chi tiết về tiêu thức xác đònh DNNVV của một số nước trên thế
giới
Nước Phân loại Số lao động Số vốn Doanh thu
A- Các nước phát triển
1. Mỹ


Ngành chế tạo 0-500 Không quan trọng Không quan trọng

Ngành khác Không quan trọng Ít hơn 5
tr.USD/năm
2. Nhật Bản


Chế tác 1-300 300 triệu Yên

Bán buôn 1-100 0-100 triệu Yên

Bán lẻ 1-50 0-50 triệu Yên

Dòch vụ 1-100 1-100 triệu Yên
3. EU


DN siêu nhỏ <10 Không quan trọng Không quan trọng


DN nhỏ <50 5 triệu Euro 7 triệu Euro

DN vừa <250 27 triệu Euro 40 triệu Euro
4. Australia


Chế tác nhỏ <100 Không quan trọng Không quan trọng

Chế tác vừa 100-199

Dòch vụ nhỏ <20

Dòch vụ vừa 20-199
5. Hàn Quốc



3

Chế tác 0-300 20-80 tỷ Won

Khai thác mỏ và
vận tải
0-300 Không quan trọng Không quan trọng

Xây dựng 0-200

Thương mại và
Dòch vụ
0-20

B. Các nước đang phát triển
1. Thái Lan


Công nghiệp nhỏ 0-50 Dưới 50 triệu
Bath


Công nghiệp vừa 51-200 50-200 tr.Bath
2. Indonesia


DN siêu nhỏ 1-4 Không quan trọng

DN nhỏ 5-19 0-20.000 USD 0-100.000 USD

DN vừa 20-99 20.000-100.000
USD
100.000-500.000
USD
3. Philipin


DN nhỏ 10-99 1,5-15 tr.Pexo Không quan trọng

DN vừa 100-199 15-60 tr.Pexo
4. Mexico


DN siêu nhỏ 0-30 Không quan trọng Không quan trọng


DN nhỏ 31-100

DN vừa 101-500
5. Peru


Các ngành Không quan
trọng
Không quan trọng <17 tr.USD/năm
C. Các nước có nền kinh tế chuyển đổi
1. Nga


DN nhỏ 1-249 Không quan trọng Không quan trọng

DN vừa 249-999
2. Trung



4
Quốc

DN nhỏ 50-100

DN vừa 101-500
3. Ba Lan



DN nhỏ <50

DN vừa 50-200
4. Hunggary


DN siêu nhỏ 1-10

DN nhỏ 10-50

DN vừa 51-250
5. Rumany


DN nhỏ 1-20
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.2- KHÁI NIỆM VỀ DNNVV Ở VIỆT NAM :
Theo quy đònh tại Điều 3, Nghò đònh số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001
về trợ giúp phát triển DNNVV của Chính phủ thì :
DNNVV là các cơ sở sản xuất-kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh
theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao
động trung bình hàng năm không quá 300 lao động
( )1
.
Khái niệm này được áp dụng với các loại hình doanh nghiệp gồm
( )2
:
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà
nước;

- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

(1)
Theo quy đònh tại Điều 3, Nghò đònh số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển
DNNVV của Chính phu.û

( )2
Theo quy đònh tại Điều 4, Nghò đònh số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001.


5
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghò đònh số 02/2000/NĐ-CP
ngày 03/02/2000 của Chính phủ” (Nghò đònh này đã được thay thế bởi Nghò đònh
109/2004/NĐ-CP của Chính phủ).
Như vậy :
- Đối tượng áp dụng của Nghò đònh này gồm hộ kinh doanh cá thể, các
doanh nghiệp trong nước, kể cả khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư
nhân và kinh tế tập thể đáp ứng các yêu cầu về số vốn đăng ký và số lao động .
- Đối tượng áp dụng này không bao gồm các DNNVV thành lập và hoạt
động theo Luật đầu tư nước ngoài.
Tiêu chí xác đònh DNNVV nói trên có ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng,
song cũng có một số hạn chế sau :
- Vốn đăng ký (vốn điều lệ) chỉ là căn cứ ban đầu để xác đònh trách
nhiệm pháp lý của doanh nghiệp, các nhà đầu tư với nhau và với bên thứ ba.
Còn quy mô của doanh nghiệp được xác đònh thông qua chỉ tiêu vốn đầu tư (bao
gồm vốn cố đònh, vốn lưu động). Hơn nữa, trong quá trình hoạt động, vốn của
doanh nghiệp thường xuyên thay đổi tùy theo yêu cầu của hoạt động sản xuất-
kinh doanh, nên tiêu chí dùng vốn đăng ký (vốn ban đầu) không phản ánh thực
chất quy mô của doanh nghiệp.
- Tiêu chí về vốn không phân biệt đối với các ngành nghề; trong khi yêu

cầu vốn đầu tư đối với các lónh vực, ngành nghề khác nhau thì cũng rất khác
nhau. Ví dụ : trong lónh vực thương mại không yêu cầu vốn cố đònh lớn, nhưng
các ngành sản xuất xuất thì lại yêu cầu vốn cố đònh lớn. Đây là một trong các lý
giải cho tình trạng số DNNVV thuộc lónh vực thương mại chiếm tỷ trọng cao
trong các DNNVV.
- Tiêu chí lao động để xác đònh DNNVV ở biên độ quá lớn. Nếu chỉ dùng
tiêu chí này để phục vụ công tác hoạch đònh chính sách thì tính khả thi của chính
sách đề ra sẽ không cao. Nếu có thể, phân loại cụ thể hơn theo quy mô thành
doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa thì có thể đưa ra
các biện pháp hỗ trợ phù hợp hơn đối với từng loại quy mô.


6
1.3- KINH NGHIỆM HỖ TR PHÁT TRIỂN DNNVV Ở CÁC NƯỚC
TRONG KHU VỰC :
1.3.1- Tình hình phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới :
Trên thế giới, hầu hết các nước đều coi trọng và khuyến khích phát triển
DNNVV. Từ lâu (khoảng từ giữa thế kỷ XX), các nước có nền kinh tế phát triển
luôn coi trọng các DNNVV, đã xây dựng hệ thống luật lệ đầy đủ, mang tính
khuyến khích rất cao đối với DNNVV. Ở các nước đang phát triển, khu vực
DNNVV ngày càng được coi trọng xuất phát từ nhu cầu phát huy mọi tiềm lực
sẵn có để phát triển. Thực tế phát triển của các nước công nghiệp mới (NICs) ở
Châu Á cho thấy các nước này đã sớm coi trọng và biết coi trọng khu vực
DNNVV trong mối quan hệ gắn kết với việc tập trung phát triển một số doanh
nghiệp lớn và cực lớn để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và đã trở thành
những “Con Rồng châu Á” (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo). Chúng ta có thể
tham khảo kinh nghiệm thành công của một số nước trên thế giới như sau:
1.3.1.1- Nhật Bản :
Sau chiến tranh Thế giới lần thứ II, đặc biệt vào đầu những năm 1950, các
DNNVV đã đóng góp quan trọng trong việc khôi phục nền kinh tế Nhật Bản.

Cuối những năm 1950, chính sách phát triển công nghiệp hóa chất và công
nghiệp nặng đã khuyến khích phát triển các doanh nghiệp lớn; cho đến đầu
những năm 1960, nhu cầu liên kết giữa doanh nghiệp lớn với các DNNVV đã
thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng số lượng DNNVV. Năm 1963, Luật Cơ bản
về DNNVV của Nhật Bản được ban hành, số lượng DNNVV liên tục tăng lên
trong những năm 1970-1990. Sự sụt giảm số lượng DNNVV trong những năm
1990 đã dẫn đến sự ra đời của Luật Cơ bản về DNNVV (Basic law of small
enterprises) năm 1999 quy đònh các vấn đề cơ bản về quản lý và hỗ trợ các dự
án nâng cấp kỹ thuật, trợ giúp về thông tin, tư vấn về quan hệ xuất-nhập khẩu
và hợp tác với nước ngoài. Tính đến năm 1998, số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng
99,7% tổng số doanh nghiệp ở Nhật Bản, thu hút 72,7% tổng số lao động cả
nước (Nguồn số liệu của Cục Quản lý và Hợp tác, theo kết quả điều tra về
Thành lập và Doanh nghiệp Nhật Bản).
DNNVV có vai trò quan trọng trong việc phát triển lực lượng sản xuất ở


7
Nhật Bản khi tham gia ngày càng nhiều vào các lónh vực chế biến và tạo ra các
tư liệu sản xuất phục vụ trang bò và trang bò lại nền kinh tế quốc dân và xuất
khẩu; có vai trò lớn trong việc thiết lập hệ thống phân công lao động xã hội khá
hoàn chỉnh và hoạt động có hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài Luật Cơ bản về DNNVV, Nhật Bản đã xây dựng hệ thống luật
khuyến khích phát triển DNNVV, tập trung vào các mục tiêu chủ yếu: Thúc đẩy
sự tăng trưởng và phát triển của các DNNVV, tăng cường lợi ích kinh tế và xã
hội của các nhà doanh nghiệp và người lao động tại DNNVV, hỗ trợ tính tự lực
và khắc phục các bất lợi của DNNVV. Hệ thống các luật bao gồm: Các luật tạo
thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới; các luật trợ giúp DNNVV đổi mới
trong kinh doanh, hỗ trợ vốn, trợ giúp công nghệ; luật xúc tiến các hệ thống
phân phối trợ giúp cho DNNVV tăng sức cạnh tranh trong lónh vực bán lẻ thông
qua công nghệ thông tin và xúc tiến các khu vực bán hàng.

Ngoài việc chú trọng tăng cường khung pháp luật cho việc trợ giúp
DNNVV, về mặt tổ chức, năm 1980, Hiệp hội các DNNVV Nhật Bản (JSBC)
được thành lập với các hoạt động chính như sau:
- Hướng dẫn, chỉ đạo và đề ra các chính sách tài trợ cho các dự án phát
triển;
- Hỗ trợ đào tạo cán bộ công nhân viên cho các DNNVV thông qua các
Viện, Trường đào tạo của JSBC;
- Hỗ trợ các thông tin quốc tế và cải tiến công nghệ kỹ thuật đối với các
DNNVV;
- Xây dựng hệ thống tương trợ sản xuất – kinh doanh và tương trợ ngăn
ngừa phá sản đối với DNNVV.
1.3.1.2- Singapore :
Đảo quốc Singapo có số lượng DNNVV chiếm 90% số doanh nghiệp được
thành lập. Trong ngành thương mại và dòch vụ, số DNNVV chiếm tỷ trọng rất
cao (85% - 94%), ngành công nghiệp có 80% doanh nghiệp là DNNVV.
Những năm đầu của thập kỷ 60, Chính phủ Singapo đã nhận ra tầm quan
trọng của DNNVV đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do


8
đó, Chính phủ đã thành lập các tổ chức trợ giúp và chỉ đạo các cơ quan chức
năng hỗ trợ các DNNVV nâng cao hiệu quả hoạt động. Hàng năm, Chính phủ
cũng dành một khoản kinh phí để tài trợ cho các DNNVV phát triển một cách có
hiệu quả; trong đó, các doanh nhân được đào tạo một cách căn bản để tiếp thu
công nghệ mới và hệ thống quản lý tiên tiến (phát triển nguồn nhân lực).
Các doanh nghiệp cũng được khuyến cáo là cần phải hợp tác với các xí
nghiệp lớn. Chương trình nâng cấp những ngành công nghiệp đòa phương (LIUP)
là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của DNNVV.
Sau 30 năm triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ, năm 1990 Chính phủ đã
thành lập “Hội đồng phát triển doanh nghiệp” (bao gồm các Nghò só quốc hội,

các chủ kinh doanh nổi tiếng, Ban lãnh đạo các công ty xuyên quốc gia, các viện
só) nhằm mục đích đề ra những sáng kiến phát triển DNNVV.
1.3.1.3- Đài Loan:
Các nhà nghiên cứu kinh tế xem Đài Loan như một vương quốc của
DNNVV vì những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp này đã đưa nền kinh tế
Đài Loan tăng trưởng siêu tốc trong gần 50 năm qua. Theo Cục Quản lý
DNNVV Đài Loan, năm 1999 Đài Loan có 1.060.738 DNNVV, chiếm 97,7% số
doanh nghiệp; thu hút 7.344.000 lao động, chiếm 78,2% tổng số lao động; tạo ra
47,8% tổng giá trò gia tăng của Đài Loan và đóng góp 43 – 44% tổng số thuế giá
trò gia tăng trong những năm gần đây.
DNNVV ở Đài Loan đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
hiện đại hóa. Năm 1990, tỷ trọng nông nghiệp và công nghiệp trong cơ cấu kinh
tế là 4,22% và 42,29% trong khi năm 1952, cơ cấu tương ứng là 32,22% và
19,68%. DNNVV tạo ra nhiều chỗ làm việc, thu hút một lực lượng lao động xã
hội lớn, giảm tỷ lệ giàu nghèo một cách đáng kể từ tỷ lệ 1/15 năm 1952 giảm
còn 1/5 vào năm 1990.
Đài Loan đã thành lập “Tổ chức chỉ đạo DNNVV” (năm 1965), đổi thành
“Sở chỉ đạo DNNVV” (1968) và “Cục Công nghiệp” thuộc Bộ Kinh tế (1969).
Đầu thập niên 70, một số DNNVV phát triển dần thành những công ty lớn đã
xuất hiện tình trạng thiếu vốn nên Bộ Tài chính đã tổ chức Ngân hàng Đầu tư


9
DNNVV và năm 1975 đã thành lập Ngân hàng DNNVV cung cấp tín dụng, hỗ
trợ các DNNVV cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý, đổi mới công nghệ… Về mặt
kỹ thuật các DNNVV được trợ giúp đổi mới kỹ thuật và thực hiện tự động hóa
sản xuất của Viện nghiên cứu kỹ thuật công nghệ.
Năm 1980 Đài Loan thành lập Ban Kinh tế DNNVV chuyên trách chỉ đạo
sự phát triển DNNVV. Năm 1983, Bộ Kinh tế Đài Loan áp dụng “Kế hoạch đặc
biệt” để giúp DNNVV nâng cấp kỹ thuật. Từ “Kế hoạch đặc biệt” này, các

DNNVV đã phát triển một bậc, góp phần đưa Đài Loan trở thành một trong bốn
Con Rồng Châu Á.
Các chính sách và biện pháp hỗ trợ DNNVV gồm 3 nhóm như sau:
- Nhóm chính sách về xây dựng môi trường kinh doanh tối ưu: gồm chính
sách duy trì sự cạnh tranh công bằng và hợp lý; trợ giúp đào tạo nhân lực, công
nghệ, thông tin; giúp đỡ cải thiện hệ thống tài chính, điều kiện lao động và môi
trường.
- Nhóm chính sách thúc đẩy sự hợp tác giữa các DNNVV với nhau và
giữa DNNVV với các doanh nghiệp lớn: gồm các chính sách trợ giúp phát triển
các hình thức hợp tác hình thành các liên minh chiến lược, các thỏa thuận đồng
sản xuất, liên kết sản xuất theo dây chuyền; khuyến khích giao dòch nội ngành
và liên ngành; thúc đẩy các hình thức hợp tác hình thành các doanh nghiệp
“Trung tâm – Vệ tinh”, hình thành mạng lưới marketing chung …
- Nhóm chính sách thúc đẩy sự tăng trưởng độc lập của DNNVV: gồm
chính sách trợ giúp thành lập mới DNNVV; thúc đẩy DNNVV mở rộng hoạt
động ra nước ngoài; trợ giúp DNNVV phát triển nguồn nhân lực và tối ưu hóa
sản xuất.
1.3.1.4- Hàn Quốc:
Hàn Quốc đã tập trung khá nhiều công sức để từng bước hình thành một
cách đồng bộ và toàn diện môi trường pháp lý đảm bảo cho các DNNVV hoạt
động. Hiến pháp của Hàn Quốc quy đònh: Nhà nước không chỉ khuyến khích và
bảo vệ các DNNVV mà còn phải bảo đảm cho các tổ chức và hoạt động trợ giúp
của mình đối với các doanh nghiệp đó. Như vậy, việc khuyến khích và bảo vệ


10
cho các DNNVV là chính sách quốc gia, do đó, hàng loạt Luật đã lần lượt được
ban hành trong hơn 40 năm qua nhằm hỗ trợ đặc biệt và bảo vệ các DNNVV. Cụ
thể:
- Luật về ngân hàng DNNVV (7/1961);

- Về hợp tác giữa các DNNVV (12/1961) nhằm ủng hộ thành lập các hợp
tác xã và thành lập quỹ tương trợ của DNNVV;
- Phối hợp giữa các thành phần của các DNNVV (12/1961) nhằm giảm
cạnh tranh đối với những sản phẩm qui đònh dành riêng cho khu vực DNNVV
sản xuất;
- Luật cơ bản về DNNVV (12/1966);
- Luật về quỹ bảo lãnh tín dụng (12/1974).
- Luật khuyến khích hệ thống thầu phụ của các DNNVV (12/1975)
nhằm tạo cơ sở pháp lý bảo đảm quan hệ giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn.
Hình thành tổ chức khuyến khích thầu phụ.
- Luật khuyến khích các DNNVV (4/1978) nhằm hỗ trợ hành chánh và
kỹ thuật cho hiện đại hóa thiết bò hỗ trợ DNNVV xây dựng cơ sở công nghệ
mới.
- Luật theo dõi đặc biệt nhằm hỗ trợ cho sự ổn đònh công tác quản lý
và điều chỉnh cơ cấu của các DNNVV (3/1989).
- Luật về tài trợ các DNNVV sử dụng công nghệ mới (4/1989).
Ngoài ra, ở Hàn quốc còn hình thành các tổ chức tài chính, các ngân
hàng, các viện nghiên cứu và các tổ chức tư vấn để tham gia hỗ trợ các DNNVV
phát triển.
Năm 1982 Hàn Quốc thực thi các chính sách khuyến khích các DNNVV
trong khuôn khổ của Kế hoạch dài hạn về phát triển công nghiệp vừa và nhỏ
nhằm nâng cao giá trò gia tăng và sử dụng lao động của khu vực này. Cụ thể:
- Chính sách hỗ trợ cho các DNNVV thích nghi với môi trường trong nước
và quốc tế đang thay đổi nhanh chóng thông qua việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
- Chính sách ổn đònh và tăng cường công tác quản lý các DNNVV.


11
- Chính sách thúc đẩy và hỗ trợ DNNVV đòa phương mới ra đời.
Để thực hiện các chính sách này, Hàn Quốc đã triển khai thực hiện đồng

bộ các biện pháp như:
- Thông qua các hình thức bảo lãnh tài chính và bảo lãnh tín dụng để hỗ
trợ các DNNVV tăng cường các nguồn vốn đầu tư.
- Giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Xác đònh danh mục các sản phẩm chỉ có các DNNVV mới được phép
sản xuất.
- Lựa chọn các DNNVV có triển vọng để hỗ trợ đặc biệt và phát triển
công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu.
- Hỗ trợ các DNNVV tham gia các chương trình hợp tác để có thể đẩy
mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng các khu công nghiệp dành cho các DNNVV.
Hiện nay, Bộ Công thương (MTT) chòu trách nhiệm trực tiếp trong việc
thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV; trong đó, Văn phòng về các DNNVV
(BSMF) là cơ quan trực thuộc Bộ, chòu tránh nhiệm chính trong hoạch đònh chính
sách và hướng dẫn thực hiện các chính sách phát triển DNNVV.
Để bảo đảm tính đúng đắn của các chính sách đối với các DNNVV, ở Hàn
Quốc còn hình thành hai tổ chức là Ủy ban rà soát chính sách DNNVV (thành
lập theo Luật cơ bản về DNNVV năm 1966) và Liên hiệp các DNNVV Hàn
quốc (KFSB), cơ quan trung ương cao nhất của DNNVV.
1.3.1.5- Trung quốc:
Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc khác với các nước
là sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp Hương Trấn, tập trung nhất là trong
lónh vực công nghiệp. Trong năm 1978 doanh nghiệp nhà nước chiếm 77,6% tỷ
trọng giá trò tổng sản lượng công nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm
22,4%, trong đó doanh nghiệp Hương Trấn chỉ chiếm 9%; đến năm 1997 doanh
nghiệp Nhà nước chiếm 26,5% và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 73,6%
giá trò tổng sản lượng công nghiệp, trong đó doanh nghiệp tập thể chiếm 40,5%


12

(chủ yếu là doanh nghiệp Hương Trấn). Tốc độ tăng bình quân hàng năm (từ
1978 đến 1997) của doanh nghiệp Hương Trấn là 25%, còn của doanh nghiệp
nhà nước tăng cùng kỳ là 8%. Hiện nay số lao động làm việc trong khu vực
doanh nghiệp Hương Trấn khoảng 13 triệu người lớn gấp đôi so với số lao động
trong doanh nghiệp nhà nước.
Ngay từ thập kỷ 80, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số chính
sách làm khơi dậy sức sống của DNNVV. Tuy nhiên, do đặc điểm của DNNVV
đang chiếm vò trí và vai trò quan trọng trong kinh tế – xã hội Trung Quốc là loại
hình doanh nghiệp tập thể mà chủ yếu là doanh nghiệp Hương Trấn với hình
thức chiếm hữu tư liệu sản xuất là sở hữu tập thể, nên Trung Quốc tập trung
chuyển đổi cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Đặc biệt là từ sau
Đại Hội XIV, Hội nghò Trung ương lần thứ 3, lần thứ 5 những chủ trương chính
sách cải cách mở cửa mang đậm “màu sắc Trung Quốc”.
1.3.1.6- Ấn Độ:
Ấn Độ đã dành sự quan tâm đặc biệt cho khu vực công nghiệp vừa và nhỏ
thông qua Chương trình phát triển công nghiệp nhỏ và nông thôn. Hơn 40 năm
qua, khu vực DNNVV đã có bước phát triển mạnh mẽ. Theo tổ chức phát triển
công nghiệp qui mô vừa và nhỏ, năm 1982, Ấn Độ có 2.080.000 DNNVV (tăng
5,4 lần so với năm 1973), tạo ra 1.787 tỷ Rupi giá trò sản lượng (tăng 2,5 lần so
với năm 1973). Giai đoạn 1981 – 1992 khu vực DNNVV có tốc độ tăng trưởng
hàng năm khá cao: Giá trò tổng sản lượng tăng 18,5%; lao động tăng 5,5% và giá
trò xuất khẩu tăng 20,4%. Các DNNVV tạo ra trên 35% tổng sản phẩm công
nghiệp chế biến vào khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ.
Ấn Độ là một trong số các nước Châu Á đã thành công trong việc ban
hành chính sách khuyến khích phát triển DNNVV, tạo điều kiện cho các
DNNVV có tốc độ phát triển cao, có tỷ trọng đóng góp khá lớn trong nền kinh tế
đất nước. Trong số các chính sách khuyến khích, phải kể đến các chính sách hỗ
trợ thành công như sau:
- Chính sách phân phối vật tư – kỹ thuật và thiết bò nhập khẩu có ưu tiên:
Đây là chính sách nhằm loại bớt sự cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn đối với

DNNVV và trợ giúp DNNVV hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ.


13
- Chính sách ưu đãi tín dụng và vốn thông qua hệ thống ngân hàng (ngân
hàng thương mại, ngân hàng dự trữ…): Chính sách này nhằm ưu đãi lãi suất hỗ
trợ DNNVV hiện đại hóa hoặc ứng vốn để doanh nghiệp đầu tư, tạo vốn cố đònh.
- Các chính sách trợ giúp kỹ thuật cho các DNNVV: Các chính sách này
được triển khai với 2 hình thức, một là hỗ trợ thông tin (cung cấp miễn phí hoặc
tài trợ cước phí thấp đối với dòch vụ thông tin, tư vấn công nghệ, kỹ thuật), hai là
tổ chức các hội thảo chuyên đề (như chuyên đề về giá, thiết bò, marketing … ).
- Chính sách marketing thuận lợi thông qua biện pháp ưu tiên “bảo hộ độc
quyền” một số mặt hàng do các DNNVV sản xuất. Năm 1992 gần 1.000 mặt
hàng (trong tổng số 7.000 mặt hàng) do các DNNVV sản xuất ra được bảo hộ.
Nhằm tạo sự tác động mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn vào các hoạt động sản
xuất – kinh doanh của khu vực DNNVV và tạo sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa,
ngày 6/8/1991, Ấn Độ đã ban hành chính sách phát triển DNNVV với trọng tâm
được đặt vào việc hỗ trợ về tài chính với các nội dung chính như sau:
- Hỗ trợ DNNVV vay vốn qua ngân hàng thương mại: Ngân hàng quốc gia
Ấn Độ (SBI) đã đệ trình lên Chính phủ một kế hoạch về vay vốn tín dụng của
các DNNVV và đã được triển khai ở các chi nhánh SBI.
- Kế hoạch bảo đảm tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ: Lúc đầu kế
hoạch này giao cho Ngân hàng dự trữ Ấn Độ, sau đó chuyển cho Tổng công ty
bảo đảm tín dụng và bảo hiểm tiền gửi (DICGC). Đến nay, gần 400 tổ chức tín
dụng tham gia vào Kế hoạch này.
- Ngân hàng phát triển công nghiệp nhỏ Ấn Độ (SIDBI) được thành lập
theo quyết đònh của Nghò viện Ấn Độ (tháng 4/1990), là tổ chức tài chính chủ
yếu hỗ trợ về tài chính cho sự phát triển của các DNNVV trên cả nước, thực
hiện chức năng phối hợp các tổ chức khác để hỗ trợ tài chính và tín dụng cho
DNNVV.

- Về đào tạo, Ấn Độ duy trì các học viện, trung tâm đào tạo và thường
xuyên cập nhật chương trình đào tạo để hỗ trợ nguồn nhân lực mới hoặc đào tạo
cán bộ quản lý cho khu vực DNNVV.


14
1.3.2- Bài học kinh nghiệm từ phát triển các DNNVV :
Từ thực tế phát triển DNNVV của các nước nêu trên, có thể khái quát bài
học kinh nghiệm phát triển các DNNVV như sau:
- Đánh giá đúng mức vai trò quan trọng của DNNVV trong phát triển kinh
tế. Thiết lập được hệ thống chính sách theo hướng khuyến khích DNNVV phát
triển.
- Thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu để giúp đỡ các DNNVV vượt qua các
khó khăn về tài chính, công nghệ, thò trường, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Thành lập các tổ chức chuyên giúp đỡ DNNVV ở Trung ương và đòa
phương.
- Hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến hệ thống tổ chức hỗ trợ DNNVV
thực hiện các chính sách ưu đãi đối với hệ thống tổ chức hỗ trợ đó.
- Sử dụng có hiệu quả các chính sách ưu đãi về tài chính, thuế và các biện
pháp hỗ trợ khác để khuyến khích DNNVV phát triển cân bằng ở các ngành.
- Sử dụng có hiệu quả hệ thống pháp luật, chính sách và các biện pháp kinh
tế vó mô để khuyến khích sự hợp tác giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn, thông
qua các hợp đồng thầu phụ.


15
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
CÁC DNNVV VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TR CHO CÁC
DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM


2.1- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
2.1.1- Tình hình phát triển DNNVV trên đòa bàn thành phố :
Như đã trình bày ở chương 1, tiêu chí để xác đònh DNNVV là doanh
nghiệp có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình
hàng năm không quá 300 lao động. Đồng thời, ở Việt Nam hiện nay chưa có hệ
thống thông tin về doanh nghiệp được kết nối giữa các cơ quan quản lý như cơ
quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thuế, cơ quan thống kê,... nên việc
xác đònh DNNVV chủ yếu dựa vào số liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh và
dựa trên số vốn đăng ký của các doanh nghiệp. Vì vậy, số liệu thống kê về
DNNVV được thực hiện theo cách mà các Bộ, ngành, thành phố vẫn sử dụng để
thống kê về DNNVV.
Để tiện lợi cho việc thống kê, báo cáo, có thể chia DNNVV thành 02 loại
hình gồm : doanh nghiệp (Công ty TNHH, Công ty TNHH một thành viên,
DNTN, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp nhà nước, đoàn thể, Công ty hợp danh);
hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và hợp tác xã.
2.1.1.1
-

Doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp (số còn đang
hoạt động) :
Trước khi có Luật doanh nghiệp (năm 2000), tổng số doanh nghiệp trên
đòa bàn thành phố là 11.726 doanh nghiệp, trong đó số lượng DNNVV là 8.564
doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ là 73,9%. Trong giai đoạn này, số lượng doanh nghiệp
còn ít do các quy đònh về thành lập doanh nghiệp còn khó khăn, phức tạp, chưa
có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân nên phần lớn các
thành phần kinh tế tư nhân hoạt động dưới hình thức các cơ sở sản xuất, hợp tác
xã,...theo quy đònh của Nghò đònh 66/HĐBT ngày 2/3/1992 của Hội đồng Bộ


16

trưởng (nay là Chính phủ), Nghò đònh số 02 và Nghò đònh số 109 (thay thế Nghò
đònh 02 và 66).

Bảng 2.1 :Tình hình thành lập doanh nghiệp tại TP.HCM năm 1991-2004
ĐVT : doanh nghiệp
Thời gian 1991-1999 2000-2004 Tổng cộng
Tổng số DN trên đòa bàn Thành phố 11.726 39.189 50.915
Số DNNVV 8.564 37.020 45.584
Tỷ lệ % DNNVV/ Tổng số DN trên
đòa bàn Thành phố
73,9% 94,5% 89,5%
(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM)
Sau khi Luật doanh nghiệp được ban hành, số lượng doanh nghiệp đã có
sự tăng vọt lên 50.915 doanh nghiệp vào cuối năm 2004, trong đó doanh nghiệp
vừa và nhỏ là 45.584 doanh nghiệp (chiếm 89,5%). Như vậy, chỉ trong giai đoạn
2000-2004, đã có 39.189 doanh nghiệp được thành lập mới (bằng 334,2% so với
giai đoạn 1991-1999), trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ là 37.020 doanh nghiệp
(bằng 432,2% so với giai đoạn 1991-1999). Số liệu về doanh nghiệp được trình
bày trong bảng 2.1.
Từ bảng 2.2 ta có nhận xét :
Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp thì Công ty TNHH vẫn chiếm đa số
với 30.574 doanh nghiệp (chiếm 67,07%), kế đến là doanh nghiệp tư nhân với
11.834 doanh nghiệp (chiếm 25,96%), công ty cổ phần (5,34%),... Số lượng
doanh nghiệp nhà nước chỉ là 647 doanh nghiệp (chiếm 1,42%).
Nếu căn cứ theo thời điểm thành lập thì chúng ta thấy số lượng Công ty
TNHH được thành lập mới tăng rất nhanh, trong khi số lượng doanh nghiệp nhà
nước được thành lập mới chỉ có 46 doanh nghiệp trong giai đoạn 2000-2004 (so
với 601 doanh nghiệp được thành lập trong giai đoạn 1991-1999). Điều này là
phù hợp với chủ trương của nhà nước về thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư
nhân, giảm bớt thành lập mới các doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà

nước chỉ hoạt động trong các lónh vực lớn, chủ đạo của nền kinh tế).
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý đến một xu hướng phát triển mới,
đó chính là xu hướng phát triển của các doanh nghiệp thuộc loại hình Công ty cổ


17
phần. Số lượng Công ty cổ phần trong những năm qua đã có sự gia tăng đáng kể.
Với những ưu điểm của Công ty cổ phần trong việc thực hiện huy động vốn,
chuyển đổi chủ sở hữu,... thì hình thức Công ty cổ phần được đánh giá là sẽ gia
tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới và xu hướng này phù hợp với xu hướng
phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Bảng 2.2 : Phân loại DNNVV theo từng loại hình cụ thể
Đơn vò tính : doanh nghiệp
Loại DN
1991-
1999
2000 2001 2002 2003 2004
Tổng
cộng
Tỷ lệ
(%)
Công ty cổ phần 100 154 396 477 504 803 2.434 5,34
Công ty hợp doanh 0 1 0 0 1 1 3 0
Công ty TNHH 4.652 2.809 4.476 5.130 6.032 7.475 30.574 67,07
Công ty TNHH 1 TV 0 8 17 12 27 19 83 0,18
DN tư nhân 3.211 1.535 1.768 1.739 1.868 1.722 11.834 25,96
DN nhà nước 601 4 9 4 6 23 647 1,42
Tổng cộng
8.564 4.511 6.666 7.362 8.438 10.043 45.584
(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư)


2.1.1.2
-

Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và hợp tác xã (số còn đang hoạt
động) :
Giai đoạn (2000 – 2004), tổng số hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và hợp
tác xã được thành lập trên đòa bàn Thành phố là 168.633 đơn vò. Trong đó, khu
vực kinh doanh tập thể Thành phố bao gồm 2.216 Tổ hợp tác, 408 Hợp tác xã
(không kể 06 Liên Hiệp HTX).
2.1.2- Đóng góp của DNVVN đối với sự phát triển của kinh tế thành
phố :
Như đã phân tích ở trên, DNNVV trên đòa bàn Thành phố đa số thuộc khu
vực dân doanh và chiếm tỷ trọng 89,5% trên tổng số doanh nghiệp nội đòa trên
đòa bàn (chưa tính các hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và các hợp tác xã được
thành lập theo Nghò đònh 66 của Chính phủ, nếu tính thâm thành phần này thì tỷ


18
lệ DNNVV còn lớn hơn nhiều). Do đó, khi phân tích về đóng góp của DNNVV
đối với sự phát triển của kinh tế thành phố, chúng ta phân tích trên cơ sở số liệu
của khu vực kinh tế trong nước.
Qua bảng 2.3 cho thấy, hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế trong
nước (trong đó, DNNVV chiếm đa số) trên đòa bàn Thành phố có mức tăng
trưởng cao và đóng vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội
Thành phố, cụ thể:
- Tỷ trọng đóng góp GDP của khu vực kinh tế trong nước vào GDP của
Thành phố cũng rất lớn và tương đối ổn đònh qua các năm: năm 2001 GDP của
khu vực này chiếm 81,5% trong tổng GDP của thành phố; năm 2002 chiếm
81,3%; năm 2003 chiếm 81,2%; năm 2004 chiếm 81,1%.

- Giá trò sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế trong nước năm 2004 là
101.962 tỷ đồng chiếm 72,5% tổng giá trò sản xuất công nghiệp toàn thànhphố
và đạt tốc độ tăng trưởng là 16,3%.
- Tốc độ tăng trưởng đóng góp ngân sách của khu vực kinh tế trong nước
vào ngân sách thành phố tương đối cao (thấp nhất là 9,5%/năm vào năm 2002 và
đạt mức tăng trưởng 22,7% vào năm 2001) .
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động gia tăng hàng năm trên
đòa bàn Thành phố, cụ thể: năm 2001 khu vực kinh tế trong nước giải quyết được
việc làm cho 553.899 lao động; năm 2002 là 602.499 lao động; và năm 2003 giải
quyết được 642.194 lao động và năm 2004 là 656.472 lao động.
Nhìn chung, DNNVV trên đòa bàn Thành phố năng động và thích ứng
nhanh với những thay đổi của thò trường, góp phần gìn giữ và phát huy các ngành
nghề truyền thống, phát triển các sản phẩm hàng hóa, dòch vụ mà các doanh
nghiệp lớn ít quan tâm, tham gia tích cực vào khâu phân phối các sản phẩm đến
tay người tiêu dùng tại các vùng xa xôi, hẻo lánh. Sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp không ngừng được nâng cao. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao
động góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố.




19
Bảng 2.3 : Đóng góp của khu vực kinh tế trong nước đối với sự phát triển
của thành phố
Chỉ tiêu Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003

Năm
2004
1- Về GDP
GDP của toàn thành phố
GDP của khu vực kinh tế trong nước (tỷ
đồng)
47.092 51.773 57.606 64.224
Tỷ trọng đóng góp (%) 81,5 81,3 81,2 81,1
Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế
trong nước (%)
111,3 109,9 111,3 111,5
2- Về giá trò sản xuất công nghiệp

Giá trò SXCN toàn thành phố (tỷ đồng) 66.930 77.021 88.602 101.962
Giá trò SXCN của khu vực kinh tế trong
nước (tỷ đồng)
49.393 55.914 63.546 73.902
Tỷ trọng (%) 73,8 72,6 71,7 72,5
Tốc độ phát triển Giá trò sản xuất công
nghiệp (%)
116,5 113,2 113,6 116,3
3- Mức độ đóng góp vào ngân sách nhà
nước

Thu ngân sách trên đòa bàn (các khoản
thu nội đòa, tỷ đồng)
17.432 20.265 24.839 27.701
Khu vực kinh tế trong nước (tỷ đồng) 9.219 10.096 12.094 13.284
Tỷ trọng (%) 52,9 49,8 48,7 47,9
Tốc độ tăng trưởng (%) 122,7 109,5 119,8 109,8

4- Giải quyết công ăn việc làm hàng
năm cho lao động

Tổng số lao động có việc làm 717.297 809.219 897.848 930.987
Khu vực kinh tế trong nước 553.899 602.499 642.194 656.472
Tỷ trọng (%) 77,2 74,4 71,5 70,5
(Nguồn : Cục Thống kê TP.HCM-Niên giám thống kê TP.HCM năm 2004)

×