Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

TÀI LIỆU SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.99 KB, 81 trang )

TÀI LIỆU
SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VÀ TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT
1
Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA
1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại di sản văn hóa
a. Khái niệm về di sản văn hóa:
Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản
văn hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa nhân tạo và di sản thiên nhiên) là sản
phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác.
b. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam:
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa
của cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao
truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa
Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn
hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
nhân dân ta.
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao
lưu và kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó
là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền
văn hóa bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam.
Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức
sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua Luật di sản văn hóa năm 2001 (có
hiệu lực từ 01/01/2002), được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
c. Phân loại di sản:
Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể
và di sản văn hóa phi vật thể.


Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật
và bảo vật quốc gia.
Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
- Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học.
2
- Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên
nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình
kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn
hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý
hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc
cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức khác.
Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam;
Ngữ văn dân gian, bao gồm: Sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu
đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các
biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết;
Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm: Âm nhạc, múa, hát, sân khấu và
các hình thức trình diễn dân gian khác;
Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi
lễ và các phong tục khác;

Lễ hội truyền thống;
Nghề thủ công truyền thống;
Tri thức dân gian.
2. Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục phổ thông
Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều
có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạo
công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục.
Bàn về các điều kiện giáo dục, dạy học, nhìn chung
các tài liệu về lý luận dạy học, giáo dục chung, đại cương và tài liệu về lý luận
dạy học bộ môn hầu như chưa đề cập đến điều kiện, phương tiện dạy học là
các di sản văn hóa. Gần đây trong phong trào thi đua xây dựng nhà trường thân
thiện, học sinh tích cực, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho
HS tham gia chăm sóc các di sản, chủ yếu là các di tích mang tính lịch sử của
địa phương.
3
Việc khai thác các di sản văn hóa ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồn
tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có
thường mang tính tự phát. Vì vậy, vai trò và thế mạnh của những di sản văn
hóa phong phú, ở địa phương chưa được khai thác đúng mức để sử dụng trọng
dạy học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, di sản văn hóa giúp
cho quá trình học tập của HS trở nên hấp dẫn hơn, HS hứng thú học tập và hiểu bài
sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS.
Ý nghĩa, vai trò của các di sản văn hóa có thể được phân tích dưới các góc độ sau:
- Về vai trò: Di sản là một nguồn nhận thức, một
phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì
vậy, sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa toàn diện:
+ Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho HS:
Các di sản văn hóa sử dụng trong dạy học, giáo dục đều góp phần nâng
cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng,

hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản. Tiếp cận với di sản, HS
sử dụng hệ thống tín hiệu thứ nhất (sử dụng các giác quan như mắt - nhìn, tai
nghe, mũi – ngửi, tay - sờ,…) để nghe được, thấy được, cảm nhận được và qua
đó tiếp thu được những kiến thức cần thiết từ di sản. Những hình ảnh, vật dụng
trong bảo tàng sẽ không chỉ giúp các em có thêm hiểu biết mà còn tác động sâu
sắc đến tình cảm của các em. Ngoài ra, các giá trị có trong di sản còn được GV
khai thác bằng cách đặt các câu hỏi mang tính định hướng hoặc gợi ý cho HS
tìm hiểu chúng qua đó di sản được sử dụng như là phương tiện điều khiển quá
trình nhận thức của HS. Những gợi ý đó giúp cho hoạt động tham quan trở nên
có ý nghĩa hơn và làm cho bài học trở nên sống động hơn.
+ Giúp HS phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức:
Di sản văn hóa là phương tiện quan trọng giúp HS rèn một số kỹ năng học
tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến
thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với di sản; kỹ năng vận dụng
kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các di sản văn
hóa, của khu bảo tồn. HS có thể thu thập các mẫu vật như các loại lá cây, sâu,
bướm; chụp ảnh các loại cây con trong khu bảo tồn (có thể từ ảnh trong phòng
giới thiệu khu vực bảo tồn),… thông tin từ những nhân viên chăm sóc khu bảo
tồn hoặc từ các nguồn khác nhau để nhận biết hiện trạng, nguyên nhân và liên
hệ với kiến thức đã học để giải thích sự xuất hiện và tồn tại của khu bảo tồn
thiên nhiên, liên hệ với thực tiễn khai thác rừng ở nước ta để tìm hiểu vai trò
của khu bảo tồn với công tác bảo vệ đa dạng sinh học. GV nên yêu cầu HS suy
nghĩ về nhiệm vụ của mình đối với việc bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên
hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương mình.
4
+ Kích thích hứng thú nhận thức của HS:
Hứng thú nhận thức là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cường
độ và hiệu quả của quá trình học tập. Trong giai đoạn nhận thức cảm tính, sự
tri giác các đối tượng, hiện tượng là điều kiện để phát sinh cảm giác, tạo nên
biểu tượng về chúng và sau đó, nhờ nhận thức lí tính hình thành nên khái niệm

hoàn chỉnh về đối tượng, hiện tượng nghiên cứu. Trong quá trình tiếp cận với
di sản văn hóa theo sự hướng dẫn của GV, các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn
chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu. Những điều tưởng như quen thuộc
sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và HS sẽ có hứng thú với chúng, từ đó
các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp
nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản
văn hóa tốt hơn.
+ Phát triển trí tuệ của HS:
Trong quá trình học tập, trí tuệ của HS được phát triển nhờ sự tích cực
hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ việc tạo ra những điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lí: tri giác, biểu tượng,
trí nhớ,….cho HS tiếp cận di sản đúng mục đích, đúng lúc với những phương
pháp dạy học phù hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích
thích tư duy, GV sẽ giúp HS phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lý
thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của
các em.
+ Giáo dục nhân cách HS:
Di sản văn hóa là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống
động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác động
mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của HS. Khai thác
được những giá trị ẩn chứa trong các di sản, chuyển giao cho HS để các em
cũng nhận thức được những giá trí đó, GV giúp hình thành ở HS một hệ thống
các quan điểm, các khái niệm về nhận thức thế giới xung quanh, giúp các em
nhận thức được bản chất và có cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật,
hiện tượng liên quan đến di sản. Tiến hành nghiên cứu di sản một cách nghiêm
túc, kỹ lưỡng cũng chính là rèn cho các em tác phong làm việc nghiêm túc,
khoa học.
- Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở HS:
Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, HS rất cần kỹ

năng sống. Kỹ năng sống được hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi
người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả
năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Dạy học với di sản
văn hóa tạo điều kiện phát triển một số kỹ năng sống như:
5
+ Kỹ năng giao tiếp:
Trong quá trình học tập, tiếp cận với di sản văn hóa, HS được rèn
luyện cách trình bày, diễn đạt suy nghĩ, quan điểm, nhu cầu, mong muốn,
cảm xúc của bản thân dưới hình thức nói, viết một cách phù hợp với đối
tượng, hoàn cảnh và văn hóa giao tiếp; đồng thời biết lắng nghe và tôn
trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kỹ năng này giúp
HS có mối quan hệ tích cực với nguời khác, đồng thời biết cách xây dựng
mối quan hệ với bạn bè mới. Làm việc với di sản, HS có được môi trường
giao tiếp cởi mở với bạn bè không chỉ trong phạm vi lớp học, đôi khi với
nhiều đối tượng khác (cả người nước ngoài). GV lưu ý cách thức giao tiếp
phù hợp cũng chính là góp phần phát triển ở các em một loại kỹ năng sống
cần thiết.
+ Kỹ năng lắng nghe tích cực:
Người có kỹ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và
thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác
(bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi
mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp.
GV lưu ý HS chú ý lắng nghe người giới thiệu về di sản, đưa ra những câu hỏi
tìm hiểu sâu về di sản cũng chính là hướng dẫn các em thực hành kỹ năng lắng
nghe tích cực.
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng:
Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng là khả năng có thể diễn đạt ý kiến,
quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của bản thân, thông qua các hình thức
nói, viết và cả ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười, )
một cách phù hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh, văn hóa giao tiếp và

trình bày đúng với nội dung chủ đề đang được quan tâm; thông tin đưa ra đầy
đủ, chính xác, được sắp xếp một cách hợp lí, logic và phù hợp với nhu cầu,
trình độ của đối tượng giao tiếp; cách trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và
hấp dẫn đối tượng giao tiếp. Cho HS tiếp cận với di sản, GV cần lưu ý yêu cầu
HS tìm hiểu sự vật hiện tượng liên quan đến di sản một cách chi tiết, cụ thể và
tạo điều kiện để HS trình bày lại được những thông tin thu thập được đồng thời
bộc lộ cả suy nghĩ của cá nhân HS về những gì các em trình bày.
+ Kỹ năng hợp tác:
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một
công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Học tập với di sản, đòi hỏi
sự hợp tác chặt chẽ của nhóm HS. Trong quá trình làm việc, HS biết chia sẻ
trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên
khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ GV giao; biết lắng nghe, tôn trọng,
6
xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm; đồng thời biết hỗ
trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động; tôn trọng những
quyết định chung, những điều đã cam kết.
+ Kỹ năng tư duy phê phán:
Kỹ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và
toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng, xảy ra. Khi làm việc với di sản, HS
không chỉ thu thập thông tin rồi mô tả các hiện tượng sự vật được các em tìm
hiểu mà còn cần phải biết phân tích chúng một cách có phê phán. Khi sắp xếp
các thông tin thu thập được theo từng nội dung, các em phân tích, so sánh, đối
chiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc biệt là các thông tin trái chiều;
xác định bản chất vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng, đưa ra những nhận
định về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề, tình huống, sự vật, hiện
tượng, Những động tác đó giúp HS phát triển kỹ năng tư duy phê phán.
+ Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm:
Đó là khả năng con người tự tin, chủ động nhận nhiệm vụ phù hợp với
khả năng của bản thân, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ và ý thức cùng chia sẻ

công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi đảm nhận trách nhiệm, cần
dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm
sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Việc GV giao nhiệm vụ rõ ràng,
HS tiếp nhận nhiệm vụ và trao đổi nhóm, phân công nhau và thực thi nhiệm vụ
được giao một cách có ý thức, nhiệt tình và có kết quả. Quá trình đó giúp cho
kỹ năng đảm nhận trách nhiệm của HS được rèn luyện.
+ Kỹ năng đặt mục tiêu:
Kỹ năng đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho
bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu
đó. Trong cả quá trình tiếp cận di sản, GV đã cùng HS xác định mục tiêu
chung. Ở từng hoạt động cụ thể, HS cần biết mình phải đạt được cái gì sau
buổi tìm hiểu di sản và biết phải làm gì để đạt được mục tiêu đó. Kỹ năng đặt
mục tiêu giúp HS họat động có mục đích, có kế hoạch và có khả năng thực
hiện được mục tiêu do chính mình xác định.
+ Kỹ năng quản lí thời gian:
Đó là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên,
biết tập trung vào giải quyết công việc chính, trọng tâm trong một thời gian
nhất định. Các buổi dạy học với di sản bao giờ cũng bị giới hạn bởi thời gian,
dù có vận dụng phương pháp dạy học theo dự án, nghĩa là HS có vài ngày, đôi
khi vài tuần để chuẩn bị, song thời gian vật chất dành cho việc này thực ra rất
hạn chế. Điều đó đòi hỏi HS phải biết lên kế hoạch, sắp xếp thời gian và tuân
thủ đúng kế hoạch đã định mới có thể thực hiện đầy đủ các công việc và cuối
7
cùng có sản phẩm theo dự kiến. Nếu biết tuần tự thực hiện các bước trong cả quá
trình, HS sẽ tránh được căng thẳng do áp lực công việc gây nên. Quản lí thời gian
tốt góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân và của nhóm.
+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin:
Kỹ năng này giúp HS có thể thu được những thông tin cần thiết một cách
đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời. Trước khi làm việc với di sản, HS
đã cùng GV xác định rõ chủ đề mà mình cần tìm kiếm thông tin; HS được

thông báo về những loại thông tin cần phải tìm kiếm, nguồn / các địa chỉ tin
cậy có thể cung cấp những loại thông tin đó; HS biết cách chuẩn bị công cụ để
thu thập thông tin; cách tiến hành thu thập thông tin theo kế hoạch đã xây
dựng, cách sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung một cách hệ
thống sau đó phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được;
xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống các thông tin đó
và cuối cùng là viết báo cáo. Những công việc nêu trên được HS tuần tự thực
hiện. Cách tổ chức như vậy sẽ giúp các em rèn được kỹ năng tìm kiếm và xử lí
thông tin trong quá trình làm việc với di sản.
- Tạo điều kiện tổ chức quá trình họat động của GV và HS một cách hợp lý
Khi làm việc với/ tại nơi có di sản, GV và HS phải gia tăng cường độ làm
việc. GV không thuyết trình về các hiện tượng, sự vật cần tìm hiểu mà cần
hướng dẫn HS tự quan sát, thu thập thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lý các
thông tin, tìm hiểu về di sản, để tìm cách trình bày lại những hiểu biết của cá
nhân hoặc nhóm. Đôi khi HS có thể được yêu cầu tổ chức triển lãm những hiện
vật, bài viết giới thiệu về di sản do các em thu thập được. Môi trường làm việc
thay đổi đòi hỏi GV phải có phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học
phù hợp, sao cho tập thể HS được lôi cuốn vào công việc tìm hiểu, nghiên cứu
di sản; đòi hỏi từng HS phải làm việc thực sự và phải biết hợp tác với bạn để
cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Những di sản thường được sử dụng trong dạy học, giáo dục ở nhà
trường phổ thông
Di sản văn hóa ở Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú và có nhiều giá trị.
Tính đến năm 2012, Việt Nam có 07 di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới (Quần thể di tích Cố đô Huế; Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An; Khu di tích
Mĩ Sơn,Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoàng thành Thăng Long;
Thành nhà Hồ ); 07 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (Nhã nhạc cung
đình Huế; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Không gian văn hóa
Quan họ Bắc Ninh; Ca trù, Hội Gióng; Hát Xoan; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương); 03 di sản thông tin tư liệu thế giới (Mộc bản triều Nguyễn; 82 bia đá

ở Văn Miếu Quốc tử giám; Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm); 08 khu dự
trữ sinh quyển thế giới (rừng ngập mặn Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh; đảo Cát
8
Bà, Hải Phòng; khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang; khu
dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng; khu dự trữ sinh quyển miền
tây Nghệ An, khu dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau; khu dự trữ sinh quyển Cù
lao Chàm; khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai); 01 di sản thiên nhiên thuộc mạng
lưới công viên địa chất toàn cầu (Cao nguyên đá Đồng Văn); trên 3000 di tích
lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia; hàng triệu mẫu vật, di vật, cổ vật
và bảo vật quốc gia được lưu giữ trong hơn 120 bảo tàng và các sưu tập tư
nhân. Đặc biệt, các hiện vật văn hóa trong cuộc sống hàng ngày, các di sản văn
hóa phi vật thể đang sống trong cộng đồng rất giàu có nhưng ít được biết đến
và khai thác.
Tiềm năng di sản văn hoá Việt Nam
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã để lại cho chúng ta
ngày nay kho tàng di sản văn hoá (phi vật thể và vật thể) cực kỳ phong phú
và quý giá. Căn cứ nguồn tài liệu lưu trữ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch (VHTTDL), cả nước ta hiện có 40.000 di tích lịch sử – văn hoá. Trong
số đó, Bộ VHTTDL đã xếp hạng 3152 di tích có giá trị quốc gia, gồm: 1468
di tích lịch sử – văn hoá; 1478 di tích kiến trúc – nghệ thuật; 77 di tích khảo
cổ; 129 danh lam – thắng cảnh
(1)
.
Căn cứ Điểm 3, Điều 29, Chương IV – Bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hoá vật thể (Luật Di sản văn hóa). Mục 1: Di tích lịch sử – văn hoá,
danh lam thắng cảnh, theo đề nghị của Bộ VHTTDL và văn bản thẩm định
của Hội Di sản Văn hoá Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định xếp
hạng 23 di tích có giá trị quốc gia đặc biệt (xem phụ lục 1); đồng thời cũng
đã đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc
(UNESCO) xem xét, đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản

thiên nhiên, di sản văn hoá vật thể tiêu biểu của nhân loại. Vịnh Hạ Long thuộc
tỉnh Quảng Ninh được UNESCO ghi danh lần thứ nhất với giá trị cảnh quan
ngoại hạng (năm 1994), lần thứ hai với giá trị địa mạo – địa chất (năm 2000);
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình được
UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới năm 2003; 05
di sản văn hoá vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục
di sản văn hoá của nhân loại là: Quần thể các công trình kiến trúc cố đô Huế
thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế (năm 1993); Khu phố cổ Hội An thuộc tỉnh
Quảng Nam; Khu di tích tháp Chàm – Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam; Khu
trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội (năm 2010); Thành nhà Hồ
thuộc tỉnh Thanh Hoá (năm 2012)
(2)
.
Về văn hoá phi vật thể: Cả nước có 3355 làng nghề và làng có nghề;
trong số đó có trên 1000 làng được công nhận là làng nghề. Trên 400 làng
được công nhận là làng nghề truyền thống, 145 người được công nhận là
1
() Nguồn : Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL.
2
() Nguồn: Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL.
9
nghệ nhân. Theo đề nghị của Bộ VHTTDL,Thủ tướng đã quyết định công
nhận 55 làng nghề truyền thống tiêu biểu của quốc gia; công nhận đợt I: 1
nghệ nhân nhân dân, 20 nghệ nhân ưu tú
(3)
.
- Lễ hội: Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng – văn hoá cộng
đồng của nhân dân ở nông thôn, cũng như ở đô thị. Trong các lễ hội đó,
nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn
hoá cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh. Do vậy, lễ hội

bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân dân sâu sắc.
Cả nước có: 7966 lễ hội, trong số đó có 7039 lễ hội dân gian/truyền
thống (chiếm 88,36%); 332 lễ hội lịch sử – cách mạng (chiếm 4,17%); 544
lễ hội tôn giáo (chiếm 6,29%); 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm
0,13%); còn lại 41 lễ hội khác, có thể gọi là lễ hội văn hoá du lịch (chiếm
0,51%). Lễ hội dân gian / truyền thống, lễ hội lịch sử, tôn giáo có lịch sử lâu
đời và ẩn chứa các giá trị: giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng;
giá trị hướng về cội nguồn; giá trị cân bằng đời sống tâm linh; giá trị sáng
tạo và hưởng thụ văn hoá
(4)
.
- Những huyền thoại về các vị thánh, thần như Sơn Tinh, Thủy Tinh, Phù
Đổng Thiên Vương… về các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân
văn hoá như Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng, Lý Công Uẩn, Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung – Nguyễn Huệ…
Những truyện cổ tích, truyện dân gian, ca dao, tục ngữ… cũng đã được
nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Latinh (quốc ngữ)
chúng ta cũng đã được biết, nay còn biết cả chữ Chăm cổ, chữ Thái cổ…
Giá trị văn hoá phi vật thể của nhân dân ta cũng đã được UNESCO thừa
nhận. Những năm qua, UNESCO đã ghi danh các di sản văn hoá phi vật thể
sau đây của Việt Nam vào danh mục Di sản phi vật thể tiêu biểu của nhân
loại: Nhã nhạc Cung đình Việt Nam – Nhã nhạc (Triều Nguyễn) – Kiệt tác
di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, tỉnh Thừa Thiên Huế (công
nhận năm 2003); Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên – Kiệt tác
truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại (công nhận năm 2005); Hát
quan họ (dân ca quan họ Bắc Ninh) – Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của
nhân loại (công nhận năm 2009); Hát ca trù – Di sản văn hoá phi vật thể cần
được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại (2009); Lễ hội Thánh Gióng ở đền Phù
Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (Sóc Sơn) thành phố Hà Nội – Di sản đại diện
của nhân loại (năm 2010); Hát Xoan, tỉnh Phú Thọ – Di sản văn hoá phi vật

thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại (2011); Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2012). Văn
bia Quốc Tử Giám – Hà Nội, Châu bản Vương triều Nguyễn cũng đã được
3
() Nguồn: Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội làng nghề, tổ nghề.
4
() GS.TS. Ngô Đức Thịnh, Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền (Tham luận tại Hội thảo khoa
học : Lễ hội - nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý, do Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và Bộ
VHTTDL phối hợp tổ chức tháng 5/2012 tại Hà Nội),Tài liệu lưu tại HĐDSVHQG.
10
ghi nhận là di sản ký ức của khu vực và của nhân loại. Hiện tại, chúng ta
cũng đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh: Đờn ca tài tử Nam Bộ
vào danh mục Di sản văn hoá đại diện của nhân loại…
Khí hậu nước ta nhiệt đới gió mùa, lắm mưa, nhiều bão, nắng nóng, độ
ẩm cao, lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh, cộng thêm ý thức bảo tồn di sản
chưa thật tốt, nên có những di sản văn hóa vật thể nay chỉ còn là địa danh, là
phế tích; có những di sản văn hóa phi vật thể thật sự đã bị thất truyền. Đây
thực sự là điều đáng tiếc. Những di sản mà Nhà nước đã xếp hạng,
UNESCO đã ghi danh vào danh mục Di sản đại diện của nhân loại cả vật
thể, phi vật thể và những di sản đã biết đến, chưa được xếp hạng, cũng còn
khá nhiều. Đó chính là cơ sở, là nền tảng để chúng ta sử dụng trong giáo dục
nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa đối với hiện tại
và tương lai.
Bên cạnh khối lượng, chất lượng các di sản nói trên, nước ta còn có 217
bảo tàng và các bảo tàng đó đang bảo quản, trưng bày trên 3 triệu tài liệu
hiện vật. Gần đây, Bộ VHTTDL đã trình Thủ tướng Chính phủ công nhận
30 bảo vật quốc gia trong số các hiện vật nói trên. Ví dụ: Trống đồng Ngọc
Lũ, trống đồng Hoàng Hạ, thạp đồng Đào Thịnh, tượng hai người cõng nhau
thổi khèn thuộc văn hoá Đông Sơn, đài thờ Trà Kiệu, tượng Phật Đông
Dương, tượng Bồ tát Tara thuộc văn hoá Chăm, tượng Nữ thần Đêvi, tượng

Phật Lộc Mỹ, tượng thần Surya thuộc văn hoá Óc Eo, tượng Adiđà chùa
Phật Tích, tượng nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp và 04 di sản của Chủ
tịch Hồ Chí Minh như: Cuốn Đường Kách mệnh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến (thời kỳ chống thực dân Pháp), Lời kêu gọi “mỗi người làm việc bằng
hai” (thời chống Mỹ cứu nước), Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(5)
.
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong
khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc.
Trên địa bàn Phú Thọ có 34 dân tộc cùng sinh sống, từ thời đại các Vua Hùng
đến thời đại Hồ Chí Minh, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tạo ra những giá
trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
Hiện nay, Phú Thọ có 1372 di tích lịch sử văn hóa (Trong đó, Khu di
tích lịch sử Đền Hùng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, 73 di
tích được xếp hạng quốc gia, 219 di tích lịch sử và di tích kiến trúc nghệ thuật
được xếp hạng cấp tỉnh và 260 lễ hội đang được duy trì thường xuyên…).
Những di sản văn hóa của địa phương đang được lưu giữ trong nhân
dân, lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương (Có hai bảo tàng Hùng Vương: Bảo
tàng Hùng Vương tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và Bảo tàng Hùng Vương
cấp tỉnh ở phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì).
Đặc biệt, Phú Thọ có 02 di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đó là hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng
5
() Nguồn: Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL.
11
Hùng Vương. Những giá trị văn hóa, di sản văn hóa ở Phú Thọ đều có khả
năng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch, sử dụng trong dạy học và các
hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.
Phú Thọ có nhiều di sản nổi tiếng như: Khu di tích Đền Hùng (thành
phố Việt Trì); đầm Ao Châu, Ao Giời- Suối Tiên, đền Mẫu Âu Cơ (huyện Hạ

Hòa); khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (huyện Tân Sơn); vùng nước khoáng
nóng Thanh Thuỷ (huyện Thanh Thủy); các khu di chỉ khảo cổ: Phùng
Nguyên, Sơn Vi, Gò Mun; các di tích kháng chiến: Chiến khu Hiền Lương
(huyện Hạ Hoà), chiến khu Vạn Thắng (huyện Cẩm Khê), tượng đài chiến
thắng sông Lô (huyện Đoan Hùng), khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cổ
Tiết (huyện Tam Nông) và Chu Hoá (huyện Lâm Thao)…
Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc
của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn: Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, lễ hội Đền Hùng, hội Phết (Hiền Quan), hội
làng Đào Xá, Sơn Vi;
Các làng nghề truyền thống: may nón lá (xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê);
làng làm ủ ấm Sơn Vi (huyện Lâm Thao), làng làm bún Hùng Lô (xã Hùng Lô,
thành phố Việt Trì) đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống.
…;
Nhiều làn điệu dân ca, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết -
huyền thoại về dựng nước, nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàu
tính nhân văn, mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá Lạc
Hồng…Do đó, Phú Thọ có điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng di sản văn hóa
trong dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông.
Di sản văn hóa Việt Nam nói chung, di sản văn hóa Phú Thọ nói riêng là
những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng các dân tộc, trải
qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ
nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng
văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ
phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Đối với giáo dục, việc
sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa rất quan trọng giúp
cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập
và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục truyền thống,
lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học

sinh góp phần giáo dục toàn diện học sinh.
Di sản văn hoá Việt Nam là nguồn tài nguyên vô tận để dạy và học suốt
đời. Kho tàng tri thức chứa đựng trong hệ thống di tích, đền chùa, bảo tàng,
trong con người và trong môi trường sống xung quanh chúng ta vô cùng phong
phú. Mọi di sản văn hoá đều có tiềm năng và điều kiện để sử dụng trong dạy
học, giáo dục ở trường phổ thông. Từ di sản thế giới, di sản quốc gia đến di sản
12
của địa phương, của cộng đồng; từ di sản văn hoá đến di sản thiên nhiên; từ di
sản vật thể đến di sản phi vật thể, di sản thông tin tư liệu…mọi di sản đều có
khả năng sử dụng để dạy học, giáo dục trong trường phổ thông. Để khai thác
và phát huy giá trị di sản trong việc dạy học, giáo dục ở trường phổ thông cần
chú ý những vấn đề sau:
- Mọi di sản đều có giá trị. Nhiều giá trị khác nhau được tích hợp trong
một di sản. Tuỳ thuộc vào mục tiêu giáo dục mà chúng ta có thể nhận dạng ra
những giá trị của di sản. Đó là giá trị thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân
văn như: Lịch sử, nghệ thuật, văn hoá, văn học, kiến trúc, mĩ thuật, tôn giáo,
tín ngưỡng, tri thức dân gian… Đó là những giá trị thuộc lĩnh vực khoa học tự
nhiên như : Y học, địa chất, địa mạo, sinh thái, môi trường, thiên văn,… Đó là
những giá trị thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật như : Vật lý, hoá học, cơ học,
thông tin, điện tử…. Từ những di sản nổi tiếng thế giới đến di sản còn ít được
biết đến đang lưu giữ và thực hành trong đời sống cộng đồng đều có giá trị và
có những khả năng đa dạng để khai thác sử dụng dạy học.
Những di sản của địa phương bao gồm các di tích, di vật, những đồ vật
thể hiện văn hóa đời thường và các di sản phi vật thể gần gũi với nhà trường là
tiềm năng trực tiếp, dễ khai thác và phát huy thường xuyên, hiệu quả nhất. Nhà
trường cần ưu tiên sử dụng những di sản ở địa phương trong dạy và học.
Di sản văn hoá phi vật thể thường gắn bó một cách chặt chẽ với di sản vật
thể và di sản thiên nhiên. Di sản văn hoá phi vật thể cũng luôn gắn bó chặt chẽ
với con người, được biểu hiện thông qua con người cùng với không gian văn
hoá có liên quan. Những người nắm giữ di sản văn hoá phi vật thể thường là

những nghệ nhân, người lớn tuổi có tri thức và kinh nghiệm, người làm nghề
chuyên nghiệp, những dòng họ, gia đình thực hành nghề truyền thống… Họ là
những chủ thể của di sản phi vật thể và có thể trở thành những đối tác, cộng tác
viên đắc lực của nhà trường trong việc sử dụng di sản để dạy học. Di sản phi
vật thể có ở mọi nơi trong cuộc sống đương đại. Gắn kết di sản văn hoá phi vật
thể với giáo dục ở trường phổ thông giúp cho các bài học sinh động, cảm xúc
và có ý nghĩa giáo dục văn hoá một cách sâu sắc. Vì vậy, ở nhiều nước trên thế
giới di sản phi vật thể thường được sử dụng để dạy học.
Để xác định giá trị di sản và có cách thức sử dụng di sản để dạy học một
cách hiệu quả nhất, nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cán bộ
nghiên cứu, cơ quan quản lý di sản để tiếp cận di sản, nhận dạng giá trị di sản
và khai thác di sản một cách phù hợp và hiệu quả. Ở mỗi tỉnh và thành phố đều
có các cơ quan quản lý di sản. Đó là các bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên
ngành, bảo tàng tỉnh và thành phố. Đó là các ban quản lý di tích, di sản trực
thuộc các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố hoặc trực thuộc
tỉnh (Khu di tích lịch sử Đền Hùng không trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch mà trực thuộc trực tiếp UBND tỉnh Phú Thọ). Đó là các ban quản lý di
13
tích do cộng đồng quản lý trực thuộc chính quyền cấp huyện, xã. Một số viện
nghiên cứu về chuyên ngành trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch,
Viện Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia là những trung tâm lưu trữ dữ
liệu phong phú về di sản văn hoá Việt Nam.
4. Trách nhiệm của nhà trường phổ thông đối với di sản văn hóa Việt
Nam
Nhà trường phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức
cho HS về di sản văn hoá, góp phần bảo vệ di sản văn hoá vừa có trách nhiệm
sử dụng di sản văn hoá để dạy học. Việc sử dụng di sản văn hoá để dạy học
mang lại những kết quả tích cực vừa có giá trị ở phương pháp giáo dục kiến
thức phổ thông theo quy định của chương trình, vừa nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của HS đối với di sản văn hoá.

Để đảm bảo việc sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông phù
hợp, khả thi và bền vững thì nội dung lựa chọn sử dụng trong dạy học và các
hoạt động giáo dục cần có sự linh hoạt và phải phù hợp với văn hóa địa
phương và dân tộc, phù hợp với mọi điều kiện của nhà trường ở: Nông thôn,
đô thị, miền núi, ven biển, hải đảo và mọi đối tượng HS. Quan niệm chỉ đạo
là lấy HS và hoạt động học làm trung tâm; tận dụng khai thác nguồn học liệu
tại chỗ là những di sản văn hóa gần gũi, xung quanh môi trường sống, dễ hiểu
với HS và sử dụng những kinh nghiệm và tri thức của người địa phương.
Đồng thời, việc giáo dục di sản, sử dụng di sản để dạy học cần chú trọng
hướng đến các thiết chế văn hóa và loại hình đa dạng là những bảo tàng, di sản
vật thể (di tích văn hóa, thiên nhiên, lịch sử, cách mạng, kháng chiến, v.v.), di
sản thiên nhiên, di sản phi vật thể, nhất là những di sản sống, nhân chứng sống
ở xung quanh và gần gũi với nhà trường. Theo đó, hoạt động giáo dục di sản
và sử dụng di sản để dạy học là những hoạt động giáo dục có định hướng,
không theo phong trào và hình thức. Cần xác định sử dụng di sản như nguồn
học liệu để trau dồi hiểu biết về di sản và rèn luyện phương pháp học tập và kỹ
năng sống.
Nhà trường cần đổi mới phương pháp tiếp cận di sản thông qua các hoạt
động trong và ngoài giờ lên lớp nhằm giúp HS tự chủ, năng động, sáng tạo,
khám phá - không theo mô hình học thuộc lòng, hỏi đáp, thi chấm điểm. GV
đóng vai trò là người thiết kế hoạt động, điều phối viên, giúp tổ chức hoạt động
cho HS. Cần xác định và sử dụng kết hợp tối đa khung thời gian: Hoạt động
ngoại khóa, chương trình ngoài giờ, chương trình địa phương, các tiết chào cờ,
sinh hoạt tập thể, v.v. cho các hoạt động giáo dục di sản. Khuyến khích tư duy
phản biện của HS và GV. Tránh lặp lại các định kiến và cần làm mới nhận
thức, tiếp cận về di sản văn hóa và phương pháp giáo dục.
Để giáo dục qua các di sản đạt hiệu quả cao, cần lưu ý:
14
Một là: Về nhận thức thì giáo dục qua di sản là trách nhiệm của toàn xã
hội, của cả một hệ thống chính trị, trước hết là của các gia đình và nhà

trường (xã hội hóa giáo dục). Đây hiển nhiên không phải là trách nhiệm chỉ
của riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo, của ngành giáo dục. Ngành giáo dục sử
dụng phương pháp dạy và học thông qua các di sản như là một phương pháp
bổ trợ tích cực nhằm củng cố và mở rộng kiến thức cho HS.
Hai là: Giáo dục thông qua di sản là phương thức giáo dục vừa có tính
phổ biến, vừa không phụ thuộc vào độ tuổi của người học và đạt hiệu quả
cao, góp phần tạo lập, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người và không
đòi hỏi quá nhiều chi phí, “chơi mà học, học mà chơi”: Khi trẻ mới sinh, sự
vuốt ve, cưng nựng, lời ru và tiếng hát của người mẹ từ ngày này qua ngày
khác thật sự đã xác lập được phản xạ có điều kiện đầu tiên ở não bộ trẻ. Để
rồi sau đó, lúc trẻ giận hờn, mẹ nựng, mẹ ru “cơn hờn” dịu lại. Lúc trẻ vẫn
đang mải chơi, nhưng đã đến giờ trẻ cần được ngủ, mẹ bế trẻ và chỉ vài động
thái cưng chiều, vài lời hát ru, trẻ đã “chìm sâu vào giấc ngủ ngon lành”. Khi
trẻ biết nói, biết nhận biết, não bộ trẻ bắt đầu hình thành được các khái niệm,
từ giản đơn đến phức tạp, mà những khái niệm đầu đời ấy chính là di sản văn
hoá: tiếng nói, đồ vật, cái nôi, cái giường, cái chăn, cái bát, cái thìa, đôi đũa,
cái nhà mà trẻ vẫn tiếp xúc hàng ngày, v.v Tới tuổi cắp sách tới trường, trẻ
lại một lần nữa được làm quen, được tiếp cận với di sản văn hoá Thế là các
khái niệm được định hình và trở thành hữu thức khi được tiếp nhận ở các lớp
học tiếp theo, v.v
Ba là: Dạy và học thông qua các di sản văn hoá là phương pháp trực
quan, sinh động và thực sự có hiệu quả. Do mục tiêu đào tạo, do khối lượng
kiến thức cần phải truyền thụ cho HS các cấp, chúng ta hiện chưa đưa việc
dạy, học các di sản văn hoá vào chương trình bắt buộc (có thời lượng), mà
mới chỉ dừng lại ở chương trình ngoại khoá, ở các giờ tự học, hoặc sinh hoạt
tập thể. Từ đầu năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thí điểm việc
sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và các hoạt động giáo dục ở trường
phổ thông (Trong đó ở Phú Thọ có thí điểm 02 trường THPT: Việt Trì, Long
Châu Sa; 02 trường THCS: Gia Cẩm, Nông Trang). Ở đây, mức độ là “sử
dụng” di sản văn hóa, coi di sản văn hóa như là phương tiện, tư liệu dạy

học, hỗ trợ cho bài học thêm sinh động, học sinh hứng thú, qua đó giáo dục
học sinh lòng yêu quê hương, đất nước; giáo dục truyền thống, đạo lý, hình
thành nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh; giữ gìn và phát huy những giá
trị văn hóa bản sắc dân tộc.
Bốn là: Để nhằm tăng cường tính hành dụng trong học tập, củng cố và
hoàn thiện các kiến thức đã học trên lớp, góp phần bổ sung, nâng cao kiến
thức và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, giúp cho mỗi cá nhân
và cộng đồng hiểu biết về di sản, biết bảo vệ, tuyên truyền cho cộng đồng,
bảo vệ di sản; có thái độ ứng xử đúng đắn với các di sản.
15
Dạy – học thông qua di sản chỉ đạt kết quả cao khi được tổ chức có kế
hoạch, có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với ban quản lý các di tích, ban
giám đốc các bảo tàng ; xác định rõ chủ đề dạy, học tại trường, tham quan và
đa dạng hoá các hình thức thể hiện trong giờ ngoại khoá tại trường, trong mỗi
lần tới di tích, tới bảo tàng. Di sản quanh chúng ta, rất gần gũi với chúng ta,
nên trước hết cần khai thác các di sản có sẵn tại địa phương; sau đó, nếu có
điều kiện mới tiến tới đưa HS tới các di sản ngoài địa phương. Tuy nhiên, cần
chú ý là mọi di sản đều được khai thác nhiều lần trong giảng dạy, cũng như
trong học tập và điều đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu kiến thức ở từng cấp
học của HS.
Dạy học thông qua các di sản, hay giáo dục thông qua các di sản là
phương pháp tối ưu không chỉ giúp cho HS củng cố, mở rộng các kiến thức
đã được truyền thụ trên lớp, mà còn bồi dưỡng trực tiếp cho các em năng lực
cảm nhận cái đẹp, cái hay qua các công trình kiến trúc, các mảng chạm khắc
lộng lẫy ở các đình, chùa qua các làn điệu dân ca, qua các cảnh quan thiên
nhiên vừa gần gũi, vừa say đắm lòng người. Đồng thời, giúp HS tích lũy vốn
sống, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng ứng xử, tôn trọng quá
khứ để vững bước tiến vào tương lai v.v
Phần II. SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VÀ
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT

1. Những yêu cầu về sử dụng di sản trong dạy học và các hoạt động
giáo dục ở trường phổ thông
Di sản văn hóa có ý nghĩa nhất định đối với quá trình dạy học, giáo dục.
Tuy nhiên muốn sử dụng chúng có hiệu quả, người GV phải chú ý tuân thủ
một số yêu cầu trong chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học với di sản và
triển khai hoạt động dạy học với di sản. Cụ thể là:
Thứ nhất: Đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông của
môn học và mục tiêu giáo dục di sản :
- Đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông môn học theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo (không thêm, bớt thời lượng làm thay đổi chương
trình).
- Đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông gắn với mục tiêu giáo dục di sản.
Mục tiêu từng cấp học nói chung, các môn học trong nhà trường phổ thông đều
có mục tiêu cụ thể cho từng cấp, lớp học. Trên cơ sở của những mục tiêu đó,
mục tiêu từng bài được xây dựng. Vì vậy, chuẩn bị lựa chọn di sản phục vụ
cho việc dạy học một bài học hoặc một nội dung/chuyên đề của môn hoặc
nhiều môn học, GV cần xác định mục tiêu bài học/ chuyên đề và lựa chọn di
sản phải hướng vào thực hiện mục tiêu đã được xác định và hỗ trợ, tạo điều
kiện cho việc thực hiện mục tiêu được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó GV cần xây
dựng thêm một số yêu cầu về di sản đối với HS. Ví dụ: HS có thêm hiểu biết
16
về sự ra đời của di sản, về cấu trúc hình thức và nguyên nhân của sự tạo thành
cấu trúc đó, về ý nghĩa của di sản đối với đời sống tinh thần, vật chất của
người dân ở địa phương có di sản,… Từ đó có thái độ tôn trọng di sản, có hành vi
giữ gìn và chăm sóc di sản. Tuy nhiên, tùy cách sử dụng di sản để thiết kế mục tiêu
giáo dục di sản cho phù hợp. Nếu đưa HS tới địa điểm có di sản, GV ngoài yêu cầu
HS tìm hiểu về hình thức, ý nghĩa di sản cần kết hợp cho các em tham gia một số
hoạt động góp phần gìn giữ di sản như quét rác, nhặt cỏ, làm sạch quanh khu vực có
di sản. Nếu sử dụng các hình ảnh về di sản trong dạy học trên lớp thì GV nên có biện
pháp để học sinh thể hiện sự hiểu biết và thái độ của mình đối với di sản.

Thứ hai: Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo
Dù tiến hành dạy học tại địa điểm có di sản hay dạy học trong lớp học có
sử dụng di sản, GV cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây
chúng ta tạm coi việc chuẩn bị nội dung chuyên môn đã được tiến hành chu
đáo theo quy định của chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn và theo gợi ý về
phương pháp dạy học môn học, chúng ta tập trung vào việc xác định nội dung
và các bước chuẩn bị liên quan đến khai thác di sản như một phương tiện dạy
học.
- Về nội dung liên quan đến di sản, GV cần cân nhắc những yêu cầu đã
được xác định, ví dụ yêu cầu HS tìm hiểu nguồn gốc của di sản, nguyên nhân
tạo thành cấu trúc của di sản, sự phát triển của di sản qua thời gian, ý nghĩa của
di sản, cảm nhận của HS với di sản, HS có thể làm gì để bảo vệ, tôn tạo di sản,
… Những yêu cầu này càng được nêu chi tiết, trình bày đơn giản càng giúp HS
nhận biết rõ nhiệm vụ cần thực hiện. GV cần lưu ý về thời gian HS có thể làm
việc tại địa điểm có di sản để đưa ra các yêu cầu về nội dung cho phù hợp. GV
có thể hướng dẫn HS tìm hiểu trước các thông tin liên quan tới di sản, khi làm
việc với di sản, HS sẽ trao đổi, quan sát, so sánh những gì thu thập được với
thực tế di sản, từ đó có sự hiểu biết sâu sắc, kỹ hơn về di sản. GV phải tìm hiểu
di sản trước khi đưa HS tiếp cận chúng để có thể hỗ trợ HS khi cần. Tuy nhiên
không nhất thiết GV phải biết đầy đủ, chi tiết về những gì HS sẽ thu thập, tìm
kiếm về di sản. Việc HS tìm hiểu được những thông tin bổ sung, thông tin “lạ”
về di sản sẽ đem lại niềm vui, sự phấn khởi cho HS, kích thích tình tò mò, ham
hiểu biết của các em, tạo thuận lợi cho những lần nghiên cứu tìm hiểu di sản
tiếp theo.
- Hoạt động làm việc với di sản cần tiến hành theo những bước đi cụ thể.
Sau khi xác định được địa điểm, loại di sản được lựa chọn phục vụ cho dạy
học, mục tiêu và các yêu cầu về nội dung dạy học với di sản, GV cần lập kế
hoạch chi tiết các công việc cụ thể, từ chuẩn bị tiến hành dạy học, tiến trình
dạy học với di sản và tổng kết, đánh giá hoạt động dạy học với di sản. GV nên
chú ý một số công việc như sau:

17
+ Công tác chuẩn bị:
GV nên hướng dẫn để HS cùng tham gia hoạt động chuẩn bị. Ở bước này,
GV có điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp qua thực hiện một số việc
làm cụ thể sau:
* Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động.
* Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động.
* Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phải
hoàn thành là bao lâu.
* Bản thân GV sẽ phải làm những việc gì để thể hiện sự tương tác tích
cực giữa thầy và trò.
Về phía HS, khi được giao nhiệm vụ các em cần chủ động bàn bạc cách
thực hiện trong tập thể lớp, chỉ ra được những việc phải làm, phân công rõ
ràng, đúng người, đúng việc.
Tuy vậy, GV vẫn phải có sự quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HS
hoàn thành công việc chuẩn bị.
+ Tiến hành hoạt động với di sản:
Có thể hình dung khi thiết kế bước tiến hành hoạt động như xây dựng một
kịch bản cho HS thể hiện. Do đó, cần sắp xếp một qui trình tiến hành hợp lí,
phù hợp với khả năng của HS. Kịch bản hoạt động cần được thiết kế chi tiết từ
lúc bắt đầu tiếp xúc với di sản, các công việc cụ thể khi HS tìm thông tin về
các đối tượng, sự vật chứa đựng trong di sản liên quan đến nội dung bài học
(ghi chép, lấy mẫu vật, chụp ảnh, vẽ lại,…), trao đổi để phân tích các hiện
tượng sự vật, giải thích, liên hệ,…. nêu nhận xét của cá nhân, nhóm,… đến lựa
chọn cách trình bày thông tin, mẫu vật, viết báo cáo.
Trong bước tiến hành hoạt động, HS hoàn toàn chủ động, tích cực, sáng
tạo, GV chỉ là người điều khiển, hướng dẫn, quan sát các hoạt động của học
sinh theo kịch bản và nhiệm vụ đặt ra.
+ Kết thúc hoạt động:
Bước này cũng do HS hoàn toàn làm chủ. Có nhiều cách kết thúc, tùy

theo kiểu bài: Học sinh phát biểu suy nghĩ/ GV chốt lại ý nghĩa, giá trị đạt
được qua việc sử dụng di sản trong bài học (kiểu bài trên lớp); có thể tập hợp
HS, yêu cầu đại diện nhóm nêu cảm nghĩ về buổi làm việc với di sản, ghi nhật
ký hoặc tổ chức cho HS tham gia làm vệ sinh, chăm sóc di sản (kiểu bài tại nơi
có di sản). Khi thiết kế bước này, GV có thể gợi ý các dự kiến để HS lựa chọn
cách kết thúc sao cho hợp lí, tránh nhàm chán và tẻ nhạt.
+ Đánh giá kết quả hoạt động:
18
Đánh giá là dịp để HS tự nhìn lại quá trình tổ chức hoạt động của mình từ
chuẩn bị, tiến hành hoạt động đến đánh giá kết quả hoạt động. Có nhiều hình
thức đánh giá như:
* Nhận xét chung về ý thức tham gia mọi thành viên trong tập thể.
* Viết thu hoạch sau hoạt động nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức vấn đề
của HS.
* Bằng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá thái độ của HS về một vấn đề nào
đó của hoạt động.
* Thông qua sản phẩm thu hoạch của hoạt động.
Nói chung, nếu GV thực hiện và vận dụng theo quy trình hợp lí thì hoạt
động sẽ đạt được những kết quả cụ thể, sẽ tạo được hứng thú cho HS, giúp các
em có thêm hiểu biết và trải nghiệm với di sản.
Thứ ba: Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS trải
nghiệm
Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của HS,
tránh tác động một chiều (Dạy học tích cực). GV luôn tạo điều kiện tối đa để
HS được tham gia vào các hoạt động với di sản, từ các hoạt động trong khâu
chuẩn bị như lập kế hoạch, phân công người thực hiện việc cụ thể,… tới hoạt
động với di sản như quan sát, làm việc trực tiếp với các hiện tượng sự vật chứa
đựng trong di sản để các em tìm tòi, khám phá, liên hệ kiến thức đã có để giải
thích các hiện tượng sự vật đó. GV giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể
chi tiết để HS biết cách làm việc với di sản. Được tự chủ trong công việc, tự

hoàn thành báo cáo tìm hiểu di sản, có sản phẩm do cá nhân hoặc nhóm tạo ra
các em sẽ phấn khởi càng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Điều đó càng khuyến
khích HS làm việc tích cực, nhiệt tình hơn, các em có cơ hội được thể hiện
mình. Trong quá trình làm việc với di sản, các em được áp dụng những kiến
thức, sự hiểu biết của cá nhân để nhận biết các sự vật, hiện tượng gắn bó với di
sản, các em được trải nghiệm với những tình huống đã từng xảy ra tại nơi có di
sản, có thể chỉ là tình huống được dựng lại, được mô tả lại nhưng nó tác động
mạnh tới tâm tư, tình cảm của các em. Khi các em được tự tìm hiểu về di sản,
được quan sát, nhận xét, tri giác trực tiếp mà không chỉ nghe nói về di sản sẽ
giúp các em được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Điều đó thường giúp
HS có được thái độ tình cảm chân thực, đúng đắn với di sản. Mặt khác được
trải nghiệm qua các tình huống thực tế khi tiếp xúc với di sản sẽ giúp các em
phát triển tốt hơn một số kỹ năng sống như đã nêu trên.
Thứ tư: Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện
19
Trong môi trường sống xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều loại di sản,
bao gồm cả di sản vật thể lẫn di sản phi vật thể. Tùy theo giá trị chứa đựng
trong mỗi di sản chúng được phân loại thành di sản văn hóa, khoa học, di sản
tự nhiên, di sản lịch sử,…. Mỗi loại di sản lại có những đặc điểm riêng về hình
thức, giá trị,…. Vì vậy, khi sử dụng di sản như phương tiện dạy học, có thể tổ
chức nhiều hình thức tiếp cận: Cho HS trực tiếp quan sát di sản, đôi khi có thể
dùng các giác quan để tìm hiểu, dùng máy ảnh, máy quay phim ghi lại hình
ảnh di sản. Cũng có thể cho các em tiếp xúc qua phim, ảnh nếu không có điều
kiện đưa HS tới nơi có di sản. Cách tiếp cận này thường được dùng đối với di
sản vật thể. Di sản phi vật thể cũng có thể chuyển giao được. Ví dụ: Nhã nhạc
cung đình Huế, Ca Trù, Dân ca Nam Bộ, Chèo, hát quan họ; hát Xoan… là
một trong những loại di sản phi vật thể quý báu của các vùng miền Việt Nam.
Bên cạnh việc dạy học các môn học với các di sản, nhà trường phổ thông
cần tổ chức nhiều loại hình hoạt động tạo điều kiện để HS tìm hiểu di sản ngay
trong khuôn viên nhà trường; phòng truyền thống của nhà trường; các buổi

ngoại khóa; tổ chức sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu di sản; tổ chức câu lạc bộ
những người yêu thích văn nghệ dân gian; tổ chức triển lãm về di sản ở địa
phương,…và tổ chức thăm quan những địa điểm có di sản ngay tại địa phương
trường đóng hoặc di sản nổi tiếng trong nước, quốc tế khi có điều kiện.
Lưu ý: Để sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và các hoạt động
giáo dục của nhà trường có hiệu quả cần phải:
- Giải quyết khâu nhận thức của các cấp quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, đội
ngũ GV về ý nghĩa của việc sử dụng di sản văn hoá trong dạy học và các hoạt động
giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần bảo vệ và
phát huy những giá trị lịch sử, văn hoá của địa phương, đất nước.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, GV, học sinh, phụ huynh học
sinh, ngành văn hóa và toàn xã hội ủng hộ, đồng thuận tạo động lực cho việc triển
khai sử dụng di sản văn hoá trong dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà
trường phổ thông đạt hiệu quả và có sức lan toả, bền vững.
- Việc sử dụng di sản văn hoá trong dạy học và các hoạt động giáo dục gắn liền
mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh về đức, trí, thể, mỹ; đồng thời gắn liền với
việc đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức dạy học (không nhất
thiết phải đưa học sinh đến tham quan, học tập tại di sản nếu không có điều kiện),
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc sưu tầm, tìm
hiểu, sử dụng di sản văn hóa trong giờ học và các hoạt động giáo dục (học sinh
phải là chủ thể, chủ động, tích cực tham gia vào quá trình sử dụng di sản trong giờ
học và các hoạt động giáo dục); đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học, đưa nội
dung di sản văn hóa vào bài kiểm tra sao cho phù hợp với thời lượng bài kiểm tra
và khả năng nhận thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
học sinh.
20
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong nhà trường gắn với việc sử dụng di sản văn hóa trong nhà trường
qua các sự kiện lịch sử, di tích lịch sử, sự kiện văn hoá, danh lam thắng cảnh của
địa phương, tích cực đổi mới nội dung và hình thức sử dụng di sản văn hóa sao cho

an toàn, hiệu quả, hấp dẫn và mang tính giáo dục cao.
- Khi tiến hành dạy học và các hoạt động giáo dục có sử dụng di sản văn hóa, GV
cần phải có nhận thức đúng về khái niệm “sử dụng di sản” chứ không phải là đưa
di sản vào dạy học. Như vậy, thì không dẫn tới tình trạng nặng nề, quá tải, không
tăng thời lượng chương trình vì ta dùng di sản như một phương tiện, tư liệu, nguồn
kiến thức để hỗ trợ bài học, làm cho bài học sinh động, gây hứng thú hơn cho học
sinh.
- Phải hiểu đúng khái niệm di sản văn hóa (theo nghĩa rộng) không phải chỉ những
di sản được thế giới, quốc gia và các cấp địa phương công nhận mới sử dụng trong
nhà trường, mà di sản ở quanh ta, gần gũi với ta (có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, nghệ thuật) nên sẽ không khó khi sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng di sản trong
nhà trường không nên gượng ép, lựa chọn những nội dung phù hợp để sử dụng di
sản (không phải bài nào, nội dung nào, hoạt động giáo dục nào cũng sử dụng di sản
văn hóa), chọn những di sản văn hóa tiêu biểu, không nên đưa tràn lan (nếu những
bài, nội dung có nhiều di sản văn hóa).
- Nhà trường, tổ chuyên môn và GV phải xây dựng kế hoạch triển khai, sử dụng di
sản văn hóa trong dạy học và các hoạt động giáo dục một cách cụ thể, chi tiết. Tăng
cường công tác quản lí, thanh tra về kế hoạch giảng dạy, quá trình tổ chức thực
hiện của GV về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học.
- Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài
nhà trường đặc biệt là ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch để hỗ trợ, đồng hành
trong việc giáo dục di sản văn hoá cho học sinh trung học một cách thống nhất,
đồng bộ và đi vào chiều sâu.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện cho các cơ sở giáo dục
gắn với việc triển khai nhiệm vụ Giáo dục Trung học, tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho cán bộ, GV và học sinh được khai thác, sử dụng di sản văn hóa trong giảng
dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục giáo dục di sản văn hoá
trong trường phổ thông. Nên tính toán, dành riêng một khoản kinh phí nhất định
phục vụ cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục có sử dụng di sản văn hóa.
- Làm tốt công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và GV về nội dung sử dụng di sản văn

hóa trong nhà trường. Chú trọng cách tiếp cận, lựa chọn nội dung và hình thực thực
hiện sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trường và từng địa phương. Đa dạng
hóa các hình thức tổ chức dạy học có sử dụng di sản, các hoạt động giáo dục có nội
dung di sản và thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương trong đó có giáo dục di
sản.
- Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm trong các khâu: Lập kế hoạch, tổ chức chỉ
đạo, triển khai thực hiện, kết quả thực hiện. Qua đó, nhằm khắc phục những tồn tại,
21
hạn chế, phát huy và nhân rộng những điển hình tiến tiến trong việc sử dụng di sản
văn hóa trong các hoạt động giáo dục của nhà trường để tiếp tục triển khai rộng rãi,
hiệu quả ở những năm học tiếp theo.
2. Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục với di sản
2.1. Sử dụng di sản văn hóa để tiến hành bài học trên lớp.
Bài học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học các bộ
môn ở trường phổ thông. Nó là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình
thống nhất giữa giảng dạy và học tập của GV và HS. Bài học là thành phần
chính, chiếm đa số thời gian của quá trình dạy học ở trường phổ thông. Do đó,
tiến hành bài học là điều tất yếu và bắt buộc trong việc dạy học ở trường phổ
thông. Song bài học có để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn HS hay
không, có làm cho HS yêu thích những vấn đề đã học và biết vận dụng chúng
một cách năng động, sáng tạo để giải quyết các vấn đề bức xúc của cuộc sống
hay không là tuỳ thuộc ở phương pháp của người thầy. Bởi vậy tiến hành bài
học bằng cách sử dụng sáng tạo, đa dạng, nhuần nhuyễn các phương pháp dạy
học của GV sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng, khắc sâu kiến thức,
giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm và rèn luyện các năng lực nhận thức,
năng lực thực hành bộ môn cho HS. Một trong những biện pháp quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn là sử dụng tài liệu về di sản khi
tiến hành bài học trên lớp.
Bài học trên lớp trong chương trình sách giáo khoa hay bài học địa
phương thì cách thức tiến hành sử dụng di sản trong dạy học căn bản giống

nhau (phần thực hành sẽ có hướng dẫn soạn giáo án đính kèm) và vẫn phải
đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình:
- Lập kế hoạch về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo từng
môn học (được lựa chọn để sử dụng di sản văn hóa) cả năm học (có thể theo
từng học kỳ).
- Xác định nội dung để sử dụng di sản vào mục, phần nào trong bài;
- Tiến hành sưu tầm, lựa chọn di sản văn hóa để sử dụng trong bài;
- Tổ chức soạn bài, giảng dạy theo kế hoạch (Khi soạn bài chú ý làm rõ
việc sử dụng di sản văn hóa trong bài qua từng bước: Từ mục đích, yêu cầu;
chuẩn bị của GV, học sinh; thể hiện nội dung và phương pháp sử dụng di sản
trong bài; củng cố, giao bài tập về nhà…).
Tài liệu về di sản đóng vai trò là một nguồn kiến thức góp phần bổ sung,
cụ thể hoá, làm phong phú hơn nội dung bài học do quy định số trang có hạn,
sách giáo khoa không đề cập tới. Nó làm cho những kiến thức trong bài học
không chỉ đơn thuần là con số, các sự kiện khô khan mà sinh động hơn, có hồn
hơn, giúp cho HS tái hiện được kiến thức và hiểu bài nhanh, nhớ lâu hơn.
22
Tuy nhiên, để khai thác các tài liệu về di sản phục vụ cho bài nội khoá thì
GV phải tuân thủ những yêu cầu sau:
- GV phải tiến hành chọn lọc kỹ và xác minh tính chân thực của các tài
liệu về di sản.
- Tài liệu di sản có nhiều nhưng do thời gian của một tiết trên lớp có hạn
(45 phút) nên đòi hỏi GV phải biết chọn lọc những tài liệu điển hình nhất, sắp
xếp các tài liệu đó thành hệ thống phù hợp với tiến trình bài học kết hợp với
các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật hiện đại làm cho bài học sinh
động hơn. Đồng thời, tuỳ theo mục đích, nội dung bài học mà GV khai thác
những tài liệu khác nhau (có bài dùng tranh ảnh, có bài dùng hiện vật kết hợp
các đoạn miêu tả, tường thuật về di sản, nhân vật lịch sử) phù hợp với trình độ
và khả năng nhận thức của HS.
Sử dụng tài liệu về di sản trong tiến hành bài học trên lớp là phương pháp

khá phổ biến được nhiều GV sử dụng. Do những điều kiện chủ quan và khách
quan của từng địa phương, của từng trường, đặc biệt là những địa phương ở xa
nên GV nhiều khi không thể tiến hành bài nội khoá ngay tại nơi có di sản. Để
bài giảng sinh động, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập cho HS, GV phải sử
dụng các phương tiện trực quan trong bài giảng. Ngoài các kênh hình có sẵn
trong SGK thì việc sưu tầm tài liệu về các di sản vào dạy học là điều cần thiết.
Song vấn đề đặt ra là làm thế nào sưu tầm được các tài liệu về di sản một cách
tốt nhất, hiệu quả nhất? Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, GV và việc tổ
chức cho HS sưu tầm (Hiện nay Dự án Phát triển giáo dục THCS II và Viện
KHGD Việt Nam đã công bố phần mềm tra cứu thông tin di tích lịch sử văn
hóa cấp Quốc gia vào tháng 5-2012. GV có thể khai thác tài liệu tranh ảnh về
các di sản Quốc gia vào dạy học, còn các di sản văn hóa địa phương chưa có
phần mềm cần tổ chức sưu tầm).
Có thể tiến hành khai thác tài liệu về di sản bằng cách: Nhà trường tạo
mọi điều kiện tốt nhất, đặc biệt là hỗ trợ về vật chất cho GV bộ môn đến các
nơi có di sản sưu tầm tài liệu phục vụ cho việc dạy học. Trước khi đến tìm
hiểu, sưu tầm tài liệu ở nơi có di sản GV phải nghiên cứu kỹ SGK và lập một
bản danh sách các di sản cần thiết phải sử dụng trong việc dạy học bộ môn của
mình. Còn khi trực tiếp đến nơi có di sản thì điều đầu tiên là GV phải tìm hiểu
bao quát quá trình hình thành và xây dựng của khu có di sản. Sau đó đi tham
quan toàn bộ để xác định những tài liệu nào (tranh ảnh, hiện vật, những mẩu
chuyện) phù hợp với nội dung giảng dạy. Hoặc GV có thể liên hệ, trao đổi với
cán bộ quản lý di sản để nhờ họ giúp đỡ tìm hiểu sâu hơn, có hiệu quả hơn về
sự hình thành, tồn tại và nội dung của di sản. Mỗi GV những bộ môn có ưu thế
trong việc sử dụng di sản vào dạy học phải luôn có ý thức sưu tầm tư liệu để
phục vụ bài giảng.
23
Nhà trường và GV nên phát động HS tham gia sưu tầm tài liệu, tranh ảnh
hoặc hiện vật về di sản phục vụ cho hoạt động dạy học. Công việc này có thể
phát động thường xuyên hoặc trong các đợt thi đua chào mừng những ngày lễ

lớn, thông qua đây mà tạo hứng thú học tập và bước đầu tập dượt nghiên cứu
khoa học cho HS.
Sau khi đã sưu tầm được tài liệu về di sản, GV phải tiến hành phân loại
cho phù hợp với nội dung từng bài học cụ thể và sắp xếp thành hồ sơ dạy học.
Khi tiến hành soạn giáo án, GV phải chọn những tài liệu điển hình nhất,
cần thiết nhất để đưa vào bài giảng. Tránh tình trạng đưa quá nhiều tài liệu,
không phân biệt đâu là tài liệu cần thiết, điển hình, sử dụng không đúng lúc,
đúng chỗ, làm loãng nội dung cơ bản của bài học. Những tài liệu về di sản
được sử dụng trong hình thức này như là các phương tiện trực quan, nguồn
kiến thức, do đó cần kết hợp chặt chẽ với trình bày miệng và các phương pháp
khác. Song phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng HS. Ví dụ: GV có thể sử
dụng ảnh chụp về di sản kết hợp với việc miêu tả khái quát có phân tích những
kiến thức liên quan, hoặc GV có thể sử dụng tranh ảnh về di sản kết hợp với
những mẩu chuyện để cụ thể hoá kiến thức hay kết hợp sử dụng tranh ảnh về di
sản với trao đổi đàm thoại nhằm giúp HS hiểu sâu sắc những kiến thức cơ bản
của bài học.
2.2. Tiến hành bài học tại nơi có di sản - Bài học tại thực địa
Bài học là hình thức tổ chức cơ bản của việc dạy học ở trường phổ thông.
Bài học không chỉ tiến hành ở trên lớp mà còn có thể tiến hành ở nơi có di sản
(thực địa).
Nó được thực hiện theo nội dung quy định của chương trình và hoàn toàn
khác với các hoạt động ngoại khoá tại di sản. Tuy hình thức học tập có thay đổi
song bài học tại thực địa là bài học nội khoá, một mắt xích trong toàn bộ khoá
trình có liên quan đến các bài học khác. Việc học tập loại bài này là bắt buộc
đối với tất cả HS.
Bài học thực địa đối với những bài trong chương trình sách giáo khoa
hay bài học địa phương về căn bản cũng giống nhau về hình thức thực hiện và
đảm bảo nội dung theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình. Tuy
nhiên, bài học địa phương chỉ được tiến hành học thực địa tại nơi có di sản ở
địa phương mà thôi, còn bài học trong chương trình sách giáo khoa có thể tiến

hành ở bất kỳ địa danh nào có di sản.
Bài học tại thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với HS về cả ba mặt: Kiến thức,
kỹ năng và thái độ. Bởi vì thực địa – nơi có di sản là những dấu vết, mảnh vụn
của quá khứ còn sót lại nên khi tiến hành bài học nội khoá tại đây tức là HS đã
được quan sát các dấu vết, mảnh vụn của quá khứ để bổ sung, cụ thể hoá
những kiến thức các em đang nghiên cứu. Nó giúp các em phát triển trí tưởng
24
tượng, đa dạng hoá hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập bộ môn. Tiến
hành học tại thực địa là phương thức thực hiện dạy học gắn với đời sống có tác
dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học, về văn hoá – giáo dục, lòng yêu
quê hương, đất nước, óc thẩm mĩ cho các em. Bài học tại di sản cũng phải tuân
thủ đầy đủ các yêu cầu của một bài học nội khóa đồng thời cũng phải thực hiện
đầy đủ các yêu cầu của bài học tại di sản (thực địa) như sau:
2.2.1. Để tiến hành bài học tại di sản cần bảo đảm một số yêu cầu sau:
Thứ nhất: Công tác chuẩn bị cho việc tiến hành bài học tại nơi có di sản
phải được thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng. Công tác chuẩn bị là yếu tố quyết định
cho mọi sự thành hay bại, kể cả trong hoạt động dạy học. Tiến hành bài học tại
thực địa là một hình thức tổ chức dạy học bên ngoài lớp học, quá trình dạy học
liên quan đến nhiều yếu tố, điều kiện khác nhau nên phải được chuẩn bị chu
đáo, kỹ lưỡng cả đối với GV và HS.
Bước 1: Chọn địa điểm có di sản văn hóa phù hợp với mục tiêu, nội dung
bài học, số tiết học và điều kiện tiến hành (kể cả bài học trong chương trình
sách giáo khoa cũng như bài học địa phương).
Bước 2: Phải lập kế hoạch cụ thể về công tác chuẩn bị và tiến hành bài
học: Đi khảo sát thực địa, liên hệ với các cơ quan quản lý di sản. Sau khi đã
lựa chọn được vấn đề dạy học và di sản phù hợp, GV phải xây dựng được kế
hoạch chuẩn bị và tiến hành bài học tại nơi có di sản một cách chi tiết cho từng
nội dung công việc, thời gian thực hiện, lực lượng phối hợp, phương tiện thiết
bị hỗ trợ. Kế hoạch tiến hành bài học tại di sản phải báo cáo với tổ chuyên
môn, lãnh đạo nhà trường để được duyệt thực hiện và có kế hoạch hỗ trợ.

Tiếp đó, GV tiến hành tìm hiểu kỹ lưỡng các đặc điểm về vị trí địa lí, địa
hình địa vật tự nhiên, các hiện vật, chứng tích… có liên quan đến nội dung bài
học. Đây là cơ sở quan trọng để GV chuẩn bị nội dung bài giảng và tổ chức
hoạt động nhận thức của HS một cách cụ thể nhất. Sau khi đã khảo sát thực
địa, GV liên hệ với cơ quan, đơn vị quản lý di sản (thường là các Bảo tàng địa
phương hoặc ngành Văn hoá, thể thao và du lịch các cấp) để đăng kí sử dụng
di sản, nhờ giúp đỡ (phương tiện kĩ thuật, hướng dẫn viên, bảo vệ), thống nhất
kế hoạch, thời gian tiến hành bài học để phối hợp thực hiện. Đặc biệt, nếu dự
định bài học (hoặc một vấn đề nào đó của bài học) do người phụ trách di sản,
hướng dẫn viên hay nhân chứng lịch sử thực hiện thì GV cần đặt ra mục tiêu,
yêu cầu và nội dung cơ bản để họ chuẩn bị trước. Ngoài ra, khi làm việc với
các cơ quan quản lý di sản, GV cần chú ý khai thác, tìm hiểu các nguồn tài liệu
về di sản và các nội dung bài học có liên quan đến di sản bao gồm tài liệu hiện
vật gốc, sa bàn, mô hình phục chế, phim ảnh, các công trình nghiên cứu, bài
viết chuyên đề. Đây sẽ là nguồn tài liệu về địa phương phong phú, có giá trị để
GV bổ sung vào bài giảng hoặc thiết kế bài giảng về địa phương.
25

×