Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
1.1. Khái quát chung về phân tích hoạt động kinh doanh 7
1.1.1. Khái niệm Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh 7
1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh 8
1.1.3. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh 10
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 14
1.2. Các phương pháp phân tích 7
1.2.1. Phương pháp so sánh 7
1.2.2. Phương pháp liên hệ cân đối 8
1.2.3. Phương pháp phân tích chi tiết 10
1.2.4. Phương pháp thay thế liên hoàn 10
1.3. Tổ chức và phân loại phân tích 7
1.3.1. Tổ chức công tác phân tích 7
1.3.2. Các loại hình phân tích kinh doanh 8
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA 16
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang 1
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
2.1. Vài nét về công ty 16
2.1.1. Quá trình hình thành 7
2.1.2. Chức năng hoạt động 8
2.1.3. Bộ máy làm việc của công ty 10
2.1.4. Thị phần của Pomina 10
2.2. Thị trường và đối thủ cạnh tranh trong ngành thép của công ty 16
2.2.1. Tìm hiểu về thị trường 7
2.2.2. Đối thủ cạnh tranh 8
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP
POMINA 21
Bảng cân đối kế toán 21
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 21
Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ 21
3.1. Phân tích doanh thu 21
3.2. Phân tích chi phí 21
3.3. Phân tích lợi nhuận 21
3.4. Tìm hiểu nguyên nhân chung 31
3.4.1. Nguyên nhân chủ quan 40
3.4.2. Nguyên nhân khách quan 47
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang 2
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
3.5. Một số giải pháp 40
3.5.1. Giải pháp ở hiện tại (trước mắt) 47
3.5.2. Giải pháp trong tương lai (lâu dài) 47
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang 3
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
CHƯƠNG 1
Mở đầu
1. 1 . Lý do chọn đề tài.
Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng thật sự đóng góp một vai trò to
lớn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, là kênh cung ứng vốn hiệu quả cho nền
kinh tế nước ta. Trong đó, nhu cầu về vay vốn ngắn hạn để bổ sung cho những nhu cầu
thiếu hụt tạm thời cũng vô cùng quan trọng. Đặc biệt, nền kinh tế nước ta dần hội nhập
sâu rộng và đang trong giai đoạn phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ gặp
những khó khăn về vốn ngắn hạn để bổ sung kịp thời cho những nhu cầu bị thiếu hụt
mà không có khả năng giải quyết. Hơn nữa, việc tìm nguồn tài trợ ngắn hạn cho những
dự án có quy mô nhỏ trong nội bộ doanh nghiệp cũng là một việc làm cần thiết. Do đó,
nhu cầu vay vốn ngắn hạn từ các ngân hàng là rất cao.
Cùng với chủ trương của Đảng và nhà nước, là giúp các doanh nghiệp có quy mô
vừa và nhỏ mở rộng sản xuất, kích thích sự phát triển tối đa có thể. Để thực hiện được
mục tiêu đó, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã có những biện pháp mở
rộng hoạt động tín dụng nhằm giúp các doanh nghiệp này. Trong bối cảnh các doanh
nghiệp có quy mô trung bình trong tỉnh chiếm tỷ trọng lớn, nguồn vay vốn ngắn hạn là
giải pháp hàng đầu để các doanh nghiệp duy trì hoặc mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Thông qua những phân tích trên, nhóm 2 quyết định chọn đề tài: Phân tích tình hình
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền
Giang.
Thông qua 2 phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập số liệu và
phương pháp xử lý số liệu, nhóm xin trình bày những nội dung khái quát của bài phân
tích như sau:
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang, giai đoạn từ 2011-2013, để nhằm xác lập
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang 4
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Từ đó,
nhóm đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tín dụng ngắn hạn và giảm
thiểu rủi ro tín dụng ở mức an toàn.
Đối tượng nghiên cứu: chủ yếu tập trung đi sâu vào phân tích hoạt động cho vay
ngắn hạn như: tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ và đánh giá chất lượng cho vay ngắn
hạn thông qua một số chỉ tiêu cụ thể.
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi
nhánh Tiền Giang (Sacombank Tiền Giang);
Về mặt thời gian: các số liệu phân tích được thu thập trong 3 năm lien tục và
gần đây nhất (từ năm 2011 đến năm 2013);
Cấu trúc nghiên cứu:
Khái quát về hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng TMCP
Tình hình cho vay ngắn hạn cho vay ngắn hạn tại ngân hàng Sacombank Tiền
Giang;
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác cho vay ngắn hạn tại ngân
hàng Sacombank Tiền Giang.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái quát về hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại (NHTM)
2.1.1. Khái niệm NHTM
Theo tín dụng Luật các tổ chức năm 2010, định nghĩa NHTM như sau: “Ngân hàng
thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang 5
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm
mục tiêu lợi nhuận”. Theo luật này còn định nghĩa: tổ chức tín dụng là loại hình
doanh nghiệp được thành lập để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng
với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch
vụ thanh toán.
Như vậy, ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ thông qua các
nghiệp vụ huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay, đầu
tư và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác.
2.1.2. Sơ lược về hoạt động cho vay của NHTM
2.1.2.1. Khái niệm cho vay
Cũng theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 định nghĩa: “Cho vay là hình thức
cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản
tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận
với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
2.1.2.2. Phân loại cho vay
Vấn đề phân loại cho vay của NHTM cần căn cứ vào nhiều tiêu chí cơ bản khác
nhau. Sau đây, nhóm xin nêu ra một số tiêu chí phân loại cho vay của NHTM như sau:
Phân loại cho vay của NHTM dựa vào thời hạn sử dụng vốn vay.
Căn cứ vào tiêu chí này, hoạt động cho vay của NHTM có thể phân thành các loại:
Cho vay ngắn hạn: đây là loại hình cho vay dưới 1 năm. Mục đích của loại hình
cho vay này thường là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động, đáp ứng nhu cầu
vốn lưu động nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động, đáp ứng nhu cầu vốn
lưu động của khách hàng trong hoạt động kinh doanh hoặc thoả mãn các nhu cầu về
tiêu dùng của khách hàng trong thời gian ngắn, cụ thể là dưới 12 tháng.
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang 6
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
Cho vay trung hạn:
Đây là loại hình cho vay trong đó các bên thoả thuận thời hạn sử dụng vốn vay là
từ 1 – 5 năm. Mục đích của loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản
cố định hay được sử dụng để mua sắm các loại tài sản của khách hàng trong kinh
doanh hoặc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng .
Cho vay dài hạn:
Thời hạn cho vay là từ 5 năm trở lên. Nhưng mục đích của khoản vay này thường
nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư lớn.
Hiện nay hầu hết các NHTM đều rất thận trọng khi quyết định cho vay trung và dài
hạn bởi gặp nhiều khó khăn trong thanh khoản cũng như cơ cấu tài sản của mình.
Phân loại cho vay của TCTD dựa vào tính chất có bảo đảm của khoản vay
(hay là mức độ tín nhiệm của khách hàng):
Với tiêu chí này thì ta có thể nhận thấy hoạt động cho vay của TCTD có thể bao
gồm các loại sau:
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: đây thực chất là hình thức cho vay mà trong đó
nghĩa vụ trả nợ tiền vay được đảm bảo bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba
(bảo lãnh khoản tiền vay)
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp: Đó là việc bên bên vay vốn thế chấp
tài sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng chi trả, hoàn trả vốn vay.
+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố: tài sản cầm cố là tài sản được hiều là việc
bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên cho vay
để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang 7
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được
tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của NHTM.
+ Cho vay bằng hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho
vay nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực
hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:
Đây là hình thức cho vay mà trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm
bằng các tài sản thuộc sở hữu của khách hàng vay hoặc của người thứ ba.
. Phân loại cho vay dựa vào mục đích sử dụng vốn vay:
Căn cứ vào tiêu chí này, hoạt động cho vay của NHTM đối với khách hàng được
chia thành hai loại: cho vay để kinh doanh và cho vay tiêu dùng.
Phân loại cho vay dựa vào phương thức vay, bao gồm: cho vay từng lần, cho vay
theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn
mức tín dụng dự phòng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng, cho vay
theo hạn mức thấu chi
2.1.3. Hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM
2.1.3.1. Đặc điểm của các loại hình cho vay ngắn hạn
• Đối tượng cho vay: các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
như: chi phí mua nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, tiền
điện/nước…
• Phương thức cho vay: theo món, hạn mức.
• Số tiền cho vay: theo thỏa thuận, phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang 8
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
• Thời hạn cho vay: tối đa 12 tháng.
• Tài sản đảm bảo: có/không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên
thứ ba.
2.1.3.2. Các phương thức cho vay ngắn hạn
Cho vay từng lần (theo món):
Đặc điểm của phương thức cho vay này là mỗi lần khách hàng vay món nào thì
phải làm hồ sơ món đó. Như vậy, nếu trong một quý khách hàng có bao nhiêu món
vay, thì khách hàng phải làm bấy nhiêu hồ sơ xin vay. Bộ phận tín dụng sẽ tiến hành
phân tích hồ sơ xin vay và xem xét cho vay đối với từng hồ sơ cụ thể.
Theo phương thức này, nợ gốc và lãi thu cùng một thời điểm. Lãi ngân hàng thu
theo công thức:
Lãi tiền vay = Số tiền vay * Lãi suất vay * Thời hạn vay.
Nhìn chung, cho vay từng lần theo món có ưu điểm là ngân hàng có thể chủ động
sử dụng vốn và thu lãi nhiều đối với từng khoản vay. Tuy nhiên, nó cũng có nhược
điểm là thủ tục vay phức tạp, tốn kém chi phí, thời gian, khách hàng không chủ động
được nguồn vốn… .
Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Là phương pháp cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận
một hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoản thời gian nhất định. Hạn mức tín
dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một khoản thời gian nhất định mà
ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với các khách hàng có
nhu cầu vay vốn – trả nợ thường xuyên, có uy tín với ngân hàng.
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang 9
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
Mỗi lần rút tiền vay, khách hàng ký vào khế ước nhận nợ, trong đó nêu rõ thời
gian trả nợ cho từng khoản rút vốn. Thời gian này được xác định căn cứ vào kỳ luân
chuyển của đối tượng vay vốn hoặc thời gian thu tiền bán hàng của khách hàng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng có thủ tục đơn giản, khách hàng chủ động được
nguồn vốn vay. Tuy nhiên, phương thức này không phổ biến ở Việt nam do các doanh
nghiệp không có nhu cầu vốn thường xuyên, hành lang pháp lí chưa chặt chẽ dẫn đến
việc ngân hàng khó xử lí trong việc phạt nợ quá hạn vì vậy ngân hàng ít cung cấp
dịch vụ này.
Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá:
Chiết khấu giấy tờ có giá là việc tổ chức tín dụng mua giấy tờ có giá của người thụ
hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
Trong nghiệp vụ này ngân hàng sẽ đứng ra trả tiền trước cho hối phiếu hoặc các
chứng từ có giá khác chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng
(người sở hữu chứng từ) bằng cách khấu trừ ngay một số tiền nhất định gọi là tiền
chiết khấu tính theo trị giá chứng từ, thời hạn chiết khấu, lãi suất và các tỷ lệ chiết
khấu khác, còn lại bao nhiêu mới thanh toán cho người thụ hưởng, người thụ hưởng
muốn nhận được số tiền này thì bắt buộc phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền
hưởng lợi các chứng từ xin chiết khấu cho ngân hàng chiết khấu.
Như vậy thực chất là ngân hàng bỏ tiền ra mua hối phiếu và các chứng từ có giá
khác theo một giá mà bao giờ cũng nhỏ hơn trị giá của của các chứng từ đó.
Trong nghiệp vụ chiết khấu, ngân hàng cung cấp tín dụng cho người xin chiết
khấu, nhưng khi chứng từ đến hạn, ngân hàng lại gửi chứng từ để đi đòi tiền người có
nghĩa vụ trả tiền, vì vậy đây gọi là nghiệp vụ cho vay gián tiếp.
Nghiệp vụ thấu chi:
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
10
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
Ðây là nghiệp vụ mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách
hàng chi vượt quá số dư Có trên tài khoản tiền gửi thanh toán với một hạn mức nhất
định và trong thời hạn qui định. Ðây là hình thức cho vay ứng trước đặc biệt (tiền vay
được rút trực tiếp từ tài khoản tiền gửi) nhằm tăng thêm ngân quỹ cho khách hàng (sử
dụng cho doanh nghiệp và cá nhân).
Nghiệp vụ này khác với cho vay theo hạn mức tín dụng, vì các khoản tiền khách hàng
rút trên tài khoản có tính chất như những khoản chi tiêu của họ, chỉ khi nào trên tài
khoản của khách hàng xuất hiện số dư Nợ thì khoản tiền đó mới là tiền vay.
Lãi tiền vay phải trả được tính theo số dư Nợ trên tài khoản khách hàng và khách
hàng có thể hoàn trả số tiền vay bất cứ lúc nào đơn giản là bằng gửi tiền vào tài khoản.
Những đặc điểm này làm cho việc giám sát và quản lý các khoản thấu chi có khó hơn
cho vay theo hạn mức, có nhiều rủi ro hơn so với các hoạt động cho vay thông thường.
2.1.4. Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn qua các chỉ tiêu:
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%):
Chỉ tiêu này để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng
cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của
ngân hàng.
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu
quả, ngược lại thì ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách
hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
Hệ số thu nợ:
Hệ số thu nợ = doanh số thu nợ/doanh số cho vay.
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
11
Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = *100
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh
trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định của ngân hàng thu về bao
nhiêu đồng vốn.
Vòng quay vốn tín dụng ( vòng):
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân
(Trong đó dư nợ bình quân trong kì = (dư nợ đầu kì + dư nợ cuối kì)/2
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD của NH, thời gian thu hồi nợ
của NH là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu
tư càng được an toàn.
Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại ngân
hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Tỷ lệ
này cho thấy khả năng thu thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoảng vay.
2.1.3.4. Một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn:
Nhóm nhân tố khách quan:
Gồm 3 nhóm nhân tố chủ yếu: kinh tế, xã hội và pháp lí.
Nhóm nhân tố kinh tế:
Hoạt động tín dụng nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng có hiệu quả cao
thì nền kinh tế phải ổn định, khi nền kinh tế phát triển ổn định thì các doanh nghiệp
mới hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, khi đó nhu cầu về vốn vay của doanh
nghiệp mới thật sự ổn định và an toàn. Mặt khác, khi đó ngân hàng cũng có thể huy
động được nhiều nguồn vốn mở rộng hoạt động cho vay, phục vụ cho việc phát triển
kinh tế.
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
12
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
Nhóm nhân tố xã hội, chính trị:
Khách hàng với tư cách là người cung ứng vốn, người gởi tiền có lòng tin đối
với ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng huy động khoản tiền gửi một cách ổn
định, qua đó đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của người vay. Vì vậy, chất lượng của
hoạt động cho vay ngắn hạn sẽ tăng lên .
Với tư cách là người đi vay, nếu nhu cầu vay ngắn hạn của khách hàng được
thực hiện đơn giản, nhanh chóng thì ngân hàng đã tạo được sự hấp dẫn đối với khách
hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay ngắn hạn.
Về phía ngân hàng, chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn phụ thuộc vào quy
mô, phạm vi hoạt động cho vay, phụ thuộc vào nguồn vốn tự có của các ngân hàng,
khả năng huy động nguồn tiền gửi cả về quy mô cũng như thời hạn tiền gửi .
Nhóm nhân tố pháp lí:
Sự thay đổi trong các chủ trương, chính sách của nhà nước cũng gây ảnh hưởng
không nhỏ đến các khoản tín dụng nhất là, về cơ cấu kinh tế, các chính sách xuất nhập
khẩu, chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá Vì nếu có sự thay đổi đột ngột ấy, thì sẽ
làm thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc
phương án kinh doanh cũng sẽ được các doanh nghiệp điều chỉnh thay đổi để phù hợp
với các chính sách ấy Nếu như, không kịp thời chuyển đổi, doanh nghiệp sẽ không
sản xuất kinh doanh được và không thể thanh toán nợ dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi
tăng lên.
Nhóm nhân tố chủ quan:
Chính sách cho vay ngắn hạn:
Không chỉ có ngành ngân hàng mà tất cả các ngành, các lĩnh vực khác nếu muốn
hoạt động có hiệu quả để tồn tại và phát triển đều cần phải có một chiến lược phù hợp
với tình hình thực tế. Chính sách tín dụng ngắn hạn là những biện pháp được ban lãnh
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
13
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
đạo ngân hàng phổ biến tới từng cấp, từng bộ phận của ngân hàng liên quan tới việc
mở rộng hoặc hạn chế những khoản cho vay ngắn hạn để đạt được mục tiêu đã hoạch
định.
Công tác tổ chức ngân hàng:
Đây là hoạt động mà mọi ngân hàng cần quan tâm, luôn tiến hành công tác đổi
mới, hiện đại hóa tổ chức ngân hàng. Công tác ngân hàng được thực hiện tốt thể hiện
là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng ngân hàng, trong toàn bộ hệ
thống ngân hàng cũng như giữa ngân hàng với các tổ chức khác, là sự thống nhất từ
trên xuống dưới, từ ban lãnh đạo đến từng phòng ban, từng cán bộ công nhân viên.
Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Kiểm soát nội bộ là một trong những nghiệp vụ giúp cho ngân hàng nâng cao
chất lượng cho vay. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng
nhanh chóng có được mọi thông tin về tình trạng kinh doanh. Như vậy, ngân hàng có
thể kịp thời phát hiện ra những sai phạm liên quan đến nghiệp vụ cho vay ngắn hạn để
kịp thời khắc phục, sửa chữa.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên:
Con người là yếu quan trọng quyết định tới sự thành bại trong hoạt động ngân
hàng. Trong mọi hoạt động có tính quyết định tới chất lượng cho vay ngắn hạn như:
thẩm định, phê duyệt các dự án tín dụng ngắn hạn…thì con người là nhân tố chủ chốt,
không thể thiếu.
CHƯƠNG 3
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
14
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
Tên Ngân hàng: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
(SACOMBANK) - CHI NHÁNH TIỀNGIANG
Địa chỉ: Số 6 Đinh Bộ Lĩnh, phường 2, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.
- Điện thoại: 073. 3973333 - 38
- Fax: 073. 3973342
- Email:
- Website:
Chính thức khai trương hoạt động vào ngày 29/01/2007, với địa chỉ hội sở: 266 –
268, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Tp. HCM, Sacombank chi nhánh Tiền
Giang đã trở thành một trong những NHTM có mặt sớm nhất trong tỉnh. Ban đầu, chi
nhánh chỉ kinh doanh ở một vài mảng nhỏ với đội ngũ nhân viên khiêm tốn.
Sau hơn 7 năm hoạt động ngân hàng đã gặt hái được nhiều thành công trong hoạt
động kinh doanh thông qua việc triển khai các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm
tiện ích khác, khả năng bán chéo sản phẩm… với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng
động, có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng. Đến thời điểm này, Sacombank
Tiền Giang về cơ bản đã hoàn thành vượt mức mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Lợi nhuận
trước thuế đạt 9.348.695.535 đồng. Tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 103 tỷ đồng.
Tổng dư nợ cho vay đạt hơn 48,246 tỷ đồng. Trong đó cho vay cá thể đạt 13,934 tỷ
đồng, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 8,363 tỷ đồng.
Hiện nay, Sacombank chi nhánh Tiền Giang đã khai trương thêm 04 phòng giao
dịch: Cái Bè – Huyện Cai Lậy; PGD Gò Công – TX Gò Công; PGD Cai Lậy – Huyện
Cai Lậy, PGD Vĩnh Kim – Huyện Châu Thành, tại những vị trí rất thuận lợi, giúp chi
nhánh tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của
chi nhánh.
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
15
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
3.2. Bộ máy tổ chứHình 3.1: Sơ đồ tổ chức Sacombank Chi nhánh Tiền Giang
3.3. Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
16
GIÁM ĐỐC
BP Tổng hợp
BP Quỹ chính
BP kiểm soát TD
BP quản lý Nợ
BP quan hệ khách hàng
BP KD vàng và ngoại
tệ
BP Dvụ & Tiền gởi
BP TTQT
BP TD CN
P. phục vụ KH
Phó Giám Đốc
P.Quản lý TD P.Ktoán và Quỹ P. hành chính
BP TD DN
PGD
Gò
Công
PGD
Cái
Bè
PGD
Cai
Lậy
PGD
Vĩnh
Kim
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
Ngân hàng hoạt động trên các lĩnh vực sau:
3.4. Phân tích những thuận lợi va khó khăn của ngân hàng trong giai đoạn 2011 -2013
Thuận lợi:
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
17
SẢN PHẨM TIỀN VAY:
Cho vay sản xuất kinh doanh, đầu tư TS
Cho vay mua nhà, sửa chữa nhà
Cho vay mua xe ôtô.
Cho vay cán bộ nhân viên, tiểu thương.
Cho vay tiêu dùng thẻ Family Card
SẢN PHẨM TIỀN GỬI:
Tiết kiệm truyền thống (có kỳ hạn)
Tiết kiệm kỳ hạn thả nổi.
Tiết kiệm linh hoạt.
Tiền gửi tương lai.
Tiền gởi phù đổng,…
DỊCH VỤ:
Chuyển tiền nhanh tận nhà nội địa.
Chuyển tiền nhanh quốc tế.
Dịch vụ hỗ trợ du học.
Nghiệp vụ bảo lãnh, bao thanh toán
Nghiệp vụ TTQT, chi lương qua thẻ
Dịch vụ Internet banking SMS banking
SẢN PHẨM THẺ:
Thẻ Thanh toán quốc tế, nội địa
Thẻ Tín dụng quốc tế
Thẻ Trả trước.
Và nhiều sản phẩm dịch vụ khác.
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
- Nhân viên ngân hàng có mối quan hệ rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho họ
trong việc thu hút đầu tư của khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, cởi mở và môi trường làm việc thân thiện,
được tuyển chọn và đào tạo kỹ càng.
- Sự am hiểu về khách hàng của các nhân viên do họ là người địa phương ở đây.
- Vị trí toạ lạc của ngân hàng là tại phường 2, đường Đinh Bộ Lĩnh, nơi đây tập
trung nhiều công ty nhỏ, cửa hàng bán lẻ. Vị trí gần chợ, gần siêu thị, trường học, cơ
quan nhà nước,… Trình độ dân trí cao, số lượng dân cư khá giả nhiều, đông đúc dân
cư qua lại, cảnh quan đô thị đẹp. Chính vị trí kinh doanh đó giúp ngân hàng có nhiều
tiềm năng huy động vốn, thuận lợi trong việc giao dịch với khách hàng
- Uy tín của ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao thông qua việc
doanh số huy động ngày càng gia tăng, các dịch vụ ngày càng được mở rộng. Ngân
hàng ngày càng có nhiều khách hàng đến vay vốn, giao dịch
Khó khăn:
- Dịch vụ ở ngân hàng ít nên nguồn thu từ nguồn này cũng chưa nhiều;
- Cùng hoạt động với ngân hàng có các ngân hàng như: ngân hàng Công Thương,
Ngoại Thương, Kỹ Thương, Á Châu, Đông Á, An Bình, Phương Đông, Phương Tây,
…dẫn đến việc cạnh tranh khá gay gắt về lãi suất, thủ tục, sản phẩm và dịch vụ…
- Ngoài ra còn có sự có mặt của các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện, quỹ tín
dụng nhân dân và các hình thức tích luỹ khác đã gây khó khăn trong việc huy động
vốn.
- Tình hình tăng trưởng kinh tế trong nước nói chung và trong tỉnh Tiền Giang
nói riêng chưa thực sự vững chắc. Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp trong tỉnh ít, nhu
cầu về vốn chưa nhiều làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngân hàng.
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
18
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
- Hoạt động của ngân hàng phải đối mặt với việc lãi suất cho vay liên tục giảm,
điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Một số ngân hàng nước ngoài có uy tín, trình độ quản lý tốt, lại có lợi thế lớn về
vốn và công nghệ, cách thức tiếp thị rất bài bản vì thế ngay khi xâm nhập thị trường
Việt Nam họ có thể thu hút khách hàng. Đặc biệt, việc xuất hiện các ngân hàng 100%
vốn nước ngoài tại Việt Nam sẽ làm thay đổi mạnh cơ cấu thị phần.
CHƯƠNG 4
TÌNH HÌNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH TIỀN GIANG
4.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn:
4.1.1 Phân tích tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số
cho vay của ngân hàng
Bảng 4.1: Doanh số cho vay của ngân hàng Sacombank Tiền Giang
năm 2011 – 2013
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng quản lý tín dụng - Sacombank Tiền Giang )
Từ bảng số liệu trên cho thấy, doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng tăng qua các
năm từ 2011 - 2013 và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay. Cụ thể, ở năm 2011
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
19
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số
Tiền
Tỷ trọng
(%)
Số Tiền
Tỷ trọng
(%)
Số Tiền
Tỷ trọng
(%)
Ngắn hạn 20.342 37,63 60.321 54,46 78.209 61,29
Trung và
dài hạn
33.721 62,37 50.432 45,54 49.396 38,71
Tổng 54.063 100 110.753 100 127.605 100
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
cho vay ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng 37,6% (tương đương 20.342 triệu đồng), nhưng
đến năm 2013 thì tăng đến 61,2% (tương đương 78.209 triệu đồng).
Hình 4.1 : Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay của
ngân hàng Sacombank Tiền Giang năm 2011 – 2013
ĐVT: %
Nguyên nhân làm gia tăng tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn là do nhu
cầu thực tế về gửi tiền ngắn hạn nhiều hơn so với dài hạn. Tại ngân hàng các khoản
vốn huy động phần lớn là các khoản vốn ngắn hạn nên đã tác động làm giảm các
khoản cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. Khi ngân hàng huy động một lượng
lớn vốn ngắn hạn nên buộc lòng các ngân hàng phải cho vay ngắn hạn nhiều hơn trong
thời gian qua.
Mặt khác, doanh số cho vay trung và dài hạn hai năm 2012 và 2013 giảm nhanh
và cơ cấu vốn thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn là do ngân hàng
đang thận trọng hơn với hợp đồng tín dụng trung và dài hạn bởi lo ngại vấn đề thanh
khoản. Vấn đề nữa là cho vay ngắn hạn có ưu điểm nổi bật là thủ tục đơn giản, dễ thực
hiện, ít tốn kém chi phí vay, vừa an toàn lại có hệ số rủi ro thấp. Tất cả cho thấy, tỷ
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
20
Ngắn hạn
nN
Trung và dài hạn
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
trọng cho vay ngắn hạn tăng nhanh chóng là một điều tất yếu khi nhu cầu vốn của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh phù hợp với phương thức vay này.
Bảng 4.2: Bảng so sánh chênh lệch về doanh số cho vay của ngân hàng Sacombank
Tiền Giang năm 2011 – 2013
(Nguồn: Phòng quản lý tín dụng - Sacombank Tiền Giang)
Hình 4.2 : Doanh số cho vay của ngân hàng Sacombank Tiền Giang
năm 2011 – 2013
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
21
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền
Tốc độ
(%)
Số tiền
Tốc độ
(%)
Ngắn hạn 20.342 60.321 78.209 39.979 196,53 17.888 29,65
Trung và
dài hạn
33.721 50.432 49.396 16.711 49,56 -1.036 -2,05
Tổng 54.063 110.753 127.605 56.690 104,86 16.852 15,22
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
Bảng số liệu và biểu đồ trên thể hiện rõ hơn mức tăng trưởng của hoạt động cho
vay tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Chi tiết: năm 2012 so với năm 2011
tăng trưởng với tốc độ 196,53% (tương đương tăng thêm 39.979 triệu đồng),
cao hơn tăng trưởng cho vay chung là 104,86%. Còn năm 2013 so với năm
2012, tuy tốc độ tăng trưởng có ít hơn (tăng 29,65%, tương đương tăng
17.888 triệu đồng) nhưng vẫn tăng cao hơn so với tăng trưởng cho vay chung
là 15,22% (tương đương tăng 16.852 triệu đồng). Sở dĩ tốc độ tăng trưởng
cho vay chung lại giảm là vì tốc độ tăng trưởng cho vay trung và dài hạn
giảm, cụ thể giảm đi 1036 triệu đồng (tương đương giảm 2,05%).
Qua phân tích trên đã một lần nữa chứng minh vai trò của cho vay ngắn hạn đối
với hoạt động tín dụng chung. Trong tình hình doanh số cho vay trung và dài hạn
ngày càng giảm, thì doanh số cho vay ngắn hạn tăng đã giúp ngân hàng giải quyết tốt
vấn đề đầu ra của mình.
4.1.2. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng
Bảng 4.3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng của ngân hàng
Sacombank Tiền Giang năm 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
22
Năm 2011 2012 2013
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Cá nhân 1.594 8 27.444 45 36.998 47
Doanh
nghiệp
4.340 21 9.732 16 13.768 18
Khác 7.063 35 11.422 19 16.119 21
Tổng 20.342 100 60.321 100 78.209 80
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
(Nguồn: Phòng quản lý tín dụng - Sacombank Tiền Giang)
Hình 4.3. Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng của ngân hàng
Sacombank Tiền Giang năm 2011 – 2013
ĐVT: %
Qua biểu đồ và bảng số liệu trên, cho thấy tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn
của khách hàng cá nhân tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn
hạn. Điều này chứng tỏ, đối tượng khách hàng này giữ một vai trò nhất định. Vì vậy,
ngân hàng thường tập trung khai thác đối tượng khách hàng cá nhân. Cụ thể như sau:
Đối tượng khách hàng cá nhân năm 2011 đến năm 2013, tăng từ 8% (tương đương
1.594 triệu đồng) lên đến 47% (tương đương 36.998 triệu đồng).
Mặt khác, đối tượng khách hàng doanh nghiệp chỉ tăng từ 8% (tương đương 4.340
triệu đồng) ở năm 2011, lên 18% ( tương đương 13.768 triệu đồng) ở năm 2013.
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
23
Cá nhân
Hộ gia đình
Doanh nghiệp
Khác
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
Từ đó làm tổng cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng từ 20.342 năm 2011 triệu
đồng lên 78.209 triệu đồng ở năm 2013. Do đó việc tập trung vào khách hàng cá nhân
sẽ tạo nên nguồn thu nhập ổn định, ít rủi ro hơn so với các đối tượng khác.
Bảng 4.4: Bảng so sánh chênh lệch doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng của
ngân hàng Sacombank Tiền Giang năm 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng quản lý tín dụng - Sacombank Tiền Giang)
Hình 4.4. Bảng so sánh chênh lệch doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng của
ngân hàng Sacombank Tiền Giang năm 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
24
Năm 2011 2012 2013 Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền Tốc độ
(%)
Số tiền Tốc độ
(%)
Cá nhân 1.594 27.444 36.998 25.850 1.621,7 9.554 34,8
Doanh
nghiệp
4.340 9.732 13.768 5.392 124,2 4.036 41,5
Khác 7.063 11.422 16.119 4.359 61,7 4.697 41,1
Tổng 20.342 60.321 78.209 39.979 196,5 17.888 29,7
Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thép Pomina, giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
Với bảng so sánh chênh lẹch này cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay
ngắn hạn của đối tượng khách hàng cá nhân tăng cao nhất, cụ thể tăng năm
2012 so với 2011 tăng 1621,7% (tương đương tăng 25.850 triệu đồng). Năm
2013 so với năm 2012 tăng 34,8% (tương đương tăng 9554 triệu đồng).
Với tỷ trọng cao trong doanh số cho vay ngắn hạn và tốc độ tăng trưởng nhanh như
vậy, cho thấy ngày càng nhiều cá nhân có nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích
tiêu dùng, mua sắm hay thực hiện các khoản đầu tư ngắn hạn khác. Đây chính là
nguyên nhân mà ngân hàng đưa ra ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ tiên ích và mức
lãi suất ưu đãi để đáp ứng nhu cầu vay vốn nhanh chóng, đơn giản đối với đối tượng
đông đảo này. Thông qua các nghiệp vụ này, ngân hàng vừa giải quyết vấn đề nguồn
vốn ngắn hạn huy động được nhiều vừa tạo ra nguồn thu nhờ với việc hưởng mức
chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay
4.1.3. Phân tích cho vay ngắn hạn theo ngành nghề
Nhìn chung cơ cấu của các ngành nghề tương đối phù hợp và có sự điều chỉnh tăng
giảm từng ngành hợp lý qua các năm. Trong đó, tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp là nhiều nhất: trong năm 2012 chiếm 53,55% (tương đương chiếm 32.301 triệu
đồng trên tổng số 60.321 triệu đồng), năm 2013 chiếm 58,42% (tương đương chiếm
45.690 triệu đồng trên tổng số 78.209 triệu đồng). Ngược lại, đầu tư kinh doanh bất
động sản và bổ sung nguồn vốn lại chiếm tỷ trọng nhỏ. Đặc biệt, đầu tư kinh doanh bất
động sản năm 2013 chỉ chiếm 7,34% (tương đương chiếm 5.743 trên tổng số 78.209
triệu đồng).
Bảng 4.5: Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành của ngân hàng
Sacombank Tiền Giang năm 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nhóm 1 – Lớp PT HĐKD 06
GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung
Trang
25
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Sản xuất kinh doanh
kinh doanh
13.475 66,24 46.946 77,83 65.123 83,27
Sản xuất nông nghiệp 5.853 28,77 32.301 53,55 45.690 58,42
Bổ sung nguồn vốn 7.622 37,47 14.645 24,28 19.433 24,85
Phi sản xuất 6.867 33,76 13.375 22,17 13.086 16,73
Phục vụ đời sống 4.244 20,86 5.999 9,95 7.343 9,39
Đầu tư kinh doanh bất
động sản
2.623 12,89 7.376 12,23 5.743 7,34
Tổng 20.342 100 60.321 100 78.209 100