Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

vluận văn đại học sư phạm hà nôi Thiết kế hệ thống trò chơi Toán học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.03 KB, 24 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
PHẦN MỞ ĐẦU
Đối với học sinh tiểu học, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được.
Vì vậy việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết
và có Ých.
Trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí
nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của học sinh. Trò
chơi học tập có tác dụng giúp học sinh: Thay đổi động hình, chống mệt mỏi;
Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học; Phát triển
hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy
luận.
Khi chơi, trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả
mà lại không nghĩ mình đang học. Sự “khô khan” của giờ học Toán do đó sẽ
được giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên, hấp dẫn hơn.
“Học mà chơi, chơi mà học” là một hình thức học tập ngày càng được
đông đảo các thầy cô giáo quan tâm. Việc tổ chức các tiết học sao cho nhẹ
nhàng, thoải mái mà vẫn đảm bảo được chất lượng dạy và học là rất quan trọng.
Đặc biệt là đối với các em nhá trong giờ học toán. Với các em, học ra học, chơi
ra chơi nhưng không có nghĩa là không thể chơi trong giờ học.
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ
động, tích cực, chống lại thói quen học tập thụ động.
Tính tích cực trong hoạt động học tập liên quan trước hết đến động cơ
học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú, hứng thú là tiền đề của tự giác, hứng
thứ và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh ra
nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm sống của sáng tạo. Ngược lại,
phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú,
bồi dưỡng động cơ học tập.
Chính vì vậy tôi xin được mạnh dạn chọn đề tài “ Thiết kế hệ thống trò
chơi Toán học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một”. Tôi
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn 1
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai


mong nhận được sự góp ý và chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của
các bạn đồng nghiệp.
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn 2
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
NỘI DUNG
PhÇn I. TÁC DỤNG CỦA TRÒ CHƠI HỌC TẬP
1. Thế nào là trò chơi học tập
- Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi, là chơi theo luật. Luật
của trò chơi chính là các qui tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành
động chơi. Trò chơi có tính thi đua và có tính thách thức đối với người tham
gia.
- Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với
những kiến thức, kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài
học của học sinh; giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để
chơi. Thông qua chơi, học sinh được vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học
vào các tình huống của trò chơi và do đó, học sinh được thực hành luyện tập,
củng cố mở rộng những kiến thức đã học. Nh vậy, trong trò chơi học tập các
kiến thức, kĩ năng môn Toán được đưa và nhiệm vụ chơi.
- Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và
các phẩm chất đạo đức.
- Trò chơi học tập phần lớn được xem nh là một thủ thuật, biện pháp củng
cố kiến thức mà học sinh vừa được học trong tiết học. Tuy nhiên, trò chơi học
tập có thể được tổ chức ở tất cả các khâu trong tiến trình của tiết học hoặc sau
một số bài học, khi học sinh đã có kiến thức tổng hợp hơn.
2. Tác dụng của trò chơi học tập
- Làm thay đổi các hình thức hoạt động của học sinh. Học sinh tiếp thu
kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng, hứng thú của
quá trình chơi.
- Giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức, đồng thời phát triển
vốn kinh nghiệm mà các em được tích lũy thông qua các hoạt động chơi.

Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn 3
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
- Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò
chơi học tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn
hơn, các cơ hội học tập đa dạng hơn.
- Có thể nói, trò chơi học tập là một phương tiện có ý nghĩa quan trọng
trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Toán nhằm phát
huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh.
3. Thiết kế trò chơi học tập môn toán
Với mỗi nội dung toán học, các trò chơi cũng có những hình thức, phương
pháp khác nhau để phù hợp với mục đích, nội dung của từng bài học.
Mỗi trò chơi học tập được trình bày theo cấu trúc:
- Tên trò chơi
- Mục đích
- Đồ dùng, đồ chơi
- Cách chơi (Luật chơi)
4. Cách tổ chức trò chơi
- Các trò chơi thường được tổ chức theo nhóm ở ngay trong lớp học với
thời gian không quá 5 phút. Việc chuẩn bị các trò chơi đơn giản, dễ kiếm, dễ
làm.
- Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cách chơi. Nếu cần, phải vừa hướng
dẫn, vừa thực hành. Các nhóm học sinh tự đánh giá, giám sát lẫn nhau. Ngoài
ra, giáo viên phải có nhận xét, khích lệ, cũng không nên để thời gian chơi quá
dài ảnh hưởng đến giờ học.
- Một trò chơi thường được tiến hành:
+ Giới thiệu trò chơi: Nêu tên trò chơi.
Hướng dẫn cách chơi.(Có thể vừa mô tả, thực
hành, nêu rõ luật chơi)
+ Chơi thử: Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở phần
chơi thử)

+ Chơi thật.
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn 4
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
+ Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người chơi.
- Người tổ chức trò chơi được gọi là “chủ trò” hoặc người “đầu trò”. Đối
với học sinh lớp Một, trò chơi học tập thường do giáo viên chủ trò, khi học sinh
đã chơi quen thì có thể giao cho HS làm chủ trò.
5. Yêu cầu khi thiết kế và tổ chức trò chơi
- Mỗi trò chơi học tập phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học.
- Phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh.
- Phải tổ chức sao cho tất cả mọi học sinh trong nhóm đều được tham gia.
- Không để thời gian chơi kéo dài, ảnh hưởng đến giờ học hoặc làm trẻ
mất đi hứng thú.
- Luôn quan tâm, khích lệ, tránh làm cho những học sinh không hoàn
thành nhiệm vụ lúng túng khi chơi.
- Người chủ trò cần : + Hăng hái, gây hứng thú cho người chơi.
+ Có khả năng lôi kéo và thu hót.
+ Kiên nhẫn, nói năng rõ ràng, lưu loát, vui vẻ.
- Thưởng phạt:
+ Thưởng phạt phải công minh, đúng luật sao cho người chơi chấp nhận
thoải mái và tự giác, làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập
của học sinh.
+ Thưởng cho những học sinh, nhóm học sinh chơi nhiệt tình, đúng luật
và thắng trong cuộc chơi (có thể bằng những tràng pháo tay…). Phạt những học
sinh phạm luật chơi bằng hình thức đơn giản, vui (hát, múa, nhảy lò cò, chào
các bạn thắng cuộc …)
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn 5
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
PHẦN II. MỘT SỐ TRÒ CHƠI TOÁN HỌC
Dùa vào nội dung môn toán lớp 1, ta chia các trò chơi toán học theo các

nội dung đó:
- Trò chơi trong các tiết học về số.
- Trò chơi trong các tiết học về phép tính.
- Trò chơi trong các tiết học về đại lượng và đo đại lượng.
- Trò chơi trong các tiết học về hình học.
A. TRÒ CHƠI TRONG CÁC TIẾT HỌC VỀ SỐ:
Trò chơi trong các tiết học về số giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản,
đơn giản, thiết thực về số đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100. Rèn
luyện kĩ năng thực hành, đọc viết, so sánh các số trong phạm vi 100. Dưới đây
là một số ví dụ:
1. Trò chơi Ai nhiều nhất
a. Mục đích:
- Củng cố khái niệm số trong phạm vi 10.
- Phát triển kĩ năng nhận biết số (đọc số) tương ứng với số lượng đồ vật
và ngược lại.
- Rèn luyện kĩ năng đếm trong phạm vi 10.
b. Đồ dùng, đồ chơi:
- 50 que tính
- Con xóc xắc có 6 mặt trên đó ghi các số 0, 1, 2, 3, 4, 5.
c. Cách chơi:
Có thể tổ chức chơi cá nhân, thi đua giữa từng cặp hoặc chơi 4 người ngồi
quây tròn. Đầu tiên, mỗi bạn gieo xóc xắc một lần. Khi nào xóc xắc có mặt 0
thì bạn đó mới bắt đầu chơi. Bạn chơi gieo xóc xắc, đọc to số ở mặt trên cùng,
rồi lấy đủ số que tính tương ứng. Sau mỗi vòng, các bạn đếm số que tính của
mình. Ai được nhiều que tính nhất là người thắng cuộc.
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn 6
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
2. Trò chơi Làm cho bằng 6
a. Mục đích:
- Củng cố khái niệm số 6. Nắm vững cấu tạo số 6, rèn luyện khả năng

quan sát, khéo léo, nhanh nhẹn.
b. Đồ dùng, đồ chơi:
Mỗi đội gồm 1 bé:
- 1 Tờ giấy khổ A3 ( Nh hình vẽ)
- 6 hình vuông, 6 lá cờ, 6 bông hoa, 6 đồng hồ, 6 phong bì, 6 ô tô, 6 con
chim
c. Cách chơi:
Mỗi đội cử một đại diện thi. Cả lớp cổ vũ. Mỗi bạn ở mỗi đội cần tập
trung dán nối tiếp các hình vào từng ô sao cho đủ 6 hình ở mỗi ô. Đội nào dán
xong trước, đúng, đẹp thì đội đó thắng cuộc.
3. Trò chơi Ghép bài
a. Mục đích: Củng cố về cấu tạo số 10
b. Đồ dùng, đồ chơi: 4 bộ, mỗi bộ gồm 1 tấm bìa ghi các số từ 0 đến 10
( dạng quân bài)
c. Cách chơi:
Chơi nhóm đôi.
Tráo các quân bài. Đặt ngửa 12 quân bài ở giữa bàn chơi. Những quân bài
còn lại xếp thành chồng úp xuống để giữa bàn.
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn 7
   

 

6
  
  

   
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
Các bạn tham gia chơi “ oản tù tì ” để tìm người chơi trước. Người chơi

lần lượt lấy một quân bài ở chồng úp sấp, lật ngửa ra. Nếu quân bài vừa lấy
ghép được với một trong số các quân bài đã đặt ngửa trên bàn thành 10 thì bạn
chơi được nhặt quân bài đó lên và giữ lại. Nếu quân bài lấy được không ghép
được quân bài nào trong số các quân bài đã đặt sẵn trên bàn để tạo thành 10, thì
người chơi phải đặt ngửa quân bài của mình trên bàn cùng với những quân bài
đã đặt sẵn và để cho bạn khác chơi tiếp.
Bạn chơi tiếp theo cũng làm tương tự nh trên.
Khi đã lấy hết quân bài ở chồng bài úp sấp, người chơi lần lượt lấy từng
cặp quân bài tạo thành 10 từ các quân bài đặt ngửa trên bàn.
Bạn nào là người thu được nhiều quân bài nhất khi trò chơi kết thúc là
người thắng cuộc.
4. Trò chơi Thi vượt dốc
a. Mục đích: Củng cố về so sánh và sắp thứ tự các số trong phạm vi 10
b. Đồ dùng, đồ chơi: Giáo viên chuẩn bị sẵn hai hình vẽ như sau:
12 miếng bìa nhỏ, trong đó 5 miếng viết dấu lớn hơn (>), 3 miếng viết
dấu bằng (=) và bốn miếng viết dấu nhỏ hơn (<)
c. Cách chơi:
Hai bạn đại diện cho 2 tổ cùng chơi. Các bạn còn lại cổ vũ và giám sát.
Mỗi người chơi phải chọn những miếng bìa có dấu thích hợp gắn vào các ô
trống trên mỗi bậc thang của hình vẽ để lên được đỉnh dốc.
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn 8
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
Bạn nào lên được đỉnh dốc trước thì người đó thắng cuộc.
5. Trò chơi Xếp đúng thứ tự
a. Mục đích: Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 10
b. Đồ dùng, đồ chơi: Mỗi học sinh chuẩn bị 5 tấm bìa, trên đó có ghi các
số bất kỳ.
Ví dô:
c. Cách chơi:
Chơi theo cá nhân. Mỗi bạn để sẵn các tấm bìa trên bàn. Giáo viên ra hiệu

lệnh: “Hãy xếp các số đó từ bé đến lớn (hoặc từ lớn đến bé)”. Mỗi bạn xếp lại
quân bài theo lệnh của giáo viên. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc.
6. Trò chơi Tránh sè 5
a. Mục đích: Củng cố về đếm trong phạm vi 100
b. Cách chơi:
Cả lớp cùng chơi.
Các bạn ngồi thành vòng tròn, lần lượt đếm theo 1 chiều đã xác định, bắt
đầu từ một bạn nào đó: “Một”, “Hai” ……. đến lượt bạn nào đếm đến “Năm”
hoặc đến các số có chữ số 5 (15, 25, 35, … ) thì phải tránh số theo quy định là
số “cấm kị” và nêu số liền sau số “cấm kị” đó, chẳng hạn sau số “Bốn” bạn
phải đếm “Sáu”, hoặc sau số “Mười bốn” bạn phải đếm số “Mười sáu” ….
Ai vi phạm điều phải “tránh”, trót nêu số “cấm kị” thì coi là phạm luật, bị
phạt nhảy lò cò (hát, múa …). Sau đó bạn bị phạt đếm từ đầu tiên “Một” và
cuộc chơi lại tiếp tục.
Lưu ý: Có thể thực hiện trò chơi này tương tự đối với các số khác.
7. Trò chơi Hãy nhận ra mình
a. Mục đích: Củng cố về quan hệ thứ tự giữa các số trong phạm vi 100,
“số liền trước”, “số liền sau”
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn 9
0 2
4 5
9
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
b. Chuẩn bị:
Giáo viên ôn tập “số liền trước”, “số liền sau” của các số đã biết, cho học
sinh nhắc lại một vài lần. Chuẩn bị những tấm thẻ nh những quân bài “Tú lơ
khơ” trên đó ghi các số thứ tự cho đủ theo số học sinh của lớp và phát cho mỗi
bạn một thẻ, yêu cầu nhớ kỹ số của mình.
c. Cách chơi:
Giáo viên sẽ gọi học sinh theo những lá số đã phát và không gọi trực tiếp:

Chẳng hạn giáo viên gọi “số liền sau của số 19”, hay “số lớn nhất của các số
trong lớp” “số bé nhất của các số trong lớp” “số liền trước của số 10” …. khi
nghe giáo viên gọi thì học sinh có số tương ứng phải giơ thẻ và nói “có tôi, có
tôi”. Cả lớp quan sát, nếu giơ thẻ sai với số giáo viên đọc thì thua và ghi điểm 0
vào thẻ. Nếu giơ đúng thì thắng và ghi điểm 1 vào thẻ. Sau khoảng 5 – 10 phút
chơi, kiểm lại ai ghi điểm 0 nhiều nhất là người thua cuộc và được gọi là:
“Người bị lạc và không nhận ra mình”
8. Trò chơi Tạo sè
a. Mục đích: Củng cố cấu tạo số có hai chữ số trong phạm vi 100, luyện
tập, củng cố quan hệ thứ tự giữa các số trong phạm vi 100.
b. Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị hai xóc xắc bằng gỗ hình lập phương, một dán giấy
xanh, một dán giấy đỏ. Trên mỗi súc sắc có ghi các chữ số đủ 6 mặt (như hình
vẽ).
c. Cách chơi:
Chơi cả lớp. Khi giáo viên tung đồng thời 2 xóc xắc, các cá nhân phải
quan sát và ghi nhanh hai chữ số trên mặt xóc xắc để viết thành các số có hai
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn
10
3 6
4
5
7
9
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
chữ số. Sau 3 hoặc 4 lần tung, các bạn sắp xếp các số đã viết theo thứ tự từ bé
đến lớn (hoặc ngược lại). Đội (cá nhân) nào xong sớm nhất thì thắng cuộc.
9. Trò chơi Đố biết số nào
a. Mục đích: Củng cố cấu tạo thập phân của các số có hai chữ số. Củng
cố về so sánh, thứ tự các số trong phạm vi 100.

b. Chuẩn bị:
Mỗi học sinh có một bảng gài số, các chữ số từ 0 đến 11 (trong bộ đồ
dùng học Toán 1)
c. Cách chơi:
Cả lớp cùng chơi.
GV ra hiệu lệnh, yêu cầu cả lớp nêu các số theo hiệu lệnh của giáo viên,
chẳng hạn nh:
- Số gồm 3 chục và 5 đơn vị. (35)
- Số liền trước số 40. (39)
- Số liền sau sè 98. (99)
- Số bé nhất có hai chữ số. (10)
- Số lớn nhất có hai chữ số. (99)
- Số lớn nhất có một chữ số. (9)
- Số lớn hơn 27 và bé hơn 25. (26)
Cả lớp lấy các số, gài vào bảng tạo thành số theo yêu cầu của giáo viên rồi
giơ lên.
Bạn nào làm sai sẽ bị phạt ( nhảy lò cò, hát, múa, …).
B. TRÒ CHƠI TRONG CÁC TIẾT HỌC VỀ PHÉP TÍNH
Trò chơi trong các tiết học về phép tính giúp học sinh củng cố một số kiến
thức cơ bản về phép cộng, phép trừ, bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10, mối
quan hệ giữa phép cộng, phép trừ. Hình thành và rèn luyện các kĩ năng cộng,
trừ không nhớ trong phạm vi 100. Dưới đây là một số ví dụ:
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn
11
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
1. Trò chơi Xì điện
a. Mục đích:
Rèn luyện kỹ năng cộng, trừ trong phạm vi đến số 10
b. Cách chơi:
Cả lớp cùng chơi. giáo viên hỏi, chẳng hạn “2 cộng 5 bằng mấy ?” hoặc

“mấy cộng 0 bằng 3 ?” …. rồi chỉ một bạn bất kỳ trả lời. Bạn này trả lời xong,
lại hỏi (tương tự nh trên) rồi chỉ một bạn khác trả lời. Cứ tiếp tục nh vậy cho tới
khi giáo viên ra lệnh dừng lại.
Bạn nào được chỉ định phải trả lời thật nhanh. Bạn nào trả lời sai sẽ phải
nhảy lò cò.
2. Trò chơi Thỏ đi trú mưa
a. Mục đích:
Rèn luyện kỹ năng cộng, trừ trong phạm vi 100
b. Chuẩn bị:
Giáo viên treo lên bảng hai bức tranh nh sau:



Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn
12
79 - 40
24 + 33
20 + 19
97 - 40
20 + 50
5
7
7
0
3
9
98 - 41
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
c. Cách chơi:
Hai đội chơi, mỗi đội 3 bạn. Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì

bạn đầu tiên của mỗi đội lên nối hai chú thỏ với “nhà” có số phép tính trên hình
chú thỏ đó, rồi nhanh chóng trao lại bút viết cho bạn thứ hai. Cứ tiếp tục nh vậy
cho đến bạn cuối cùng.
Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
3. Trò chơi Thỏ tìm đường về chuồng
a. Mục đích:
Luyện tập làm các phép tính cộng và trừ trong phạm vi 4
b. Chuẩn bị:
Giáo viên treo lên bảng hai bức tranh nh sau:
c. Cách chơi: (chơi tiếp sức)
Hai nhóm cùng chơi, mỗi nhóm 5 bạn. Khi giáo viên ra lệnh bắt đầu bạn
đầu tiên của mỗi nhóm lên điền số thích hợp vào ô trống trong khung xuất phát
rồi nhanh chóng trao lại bút viết cho bạn thứ hai, bạn thứ hai điền tiếp số thích
hợp vào ô trống theo chiều mũi tên … cứ như thế, đến bạn thứ năm lên điền số
ô trống trong khung cuối cùng.
Nhóm nào làm đúng và về đích trước thì nhóm đó thắng cuộc và được
khen.
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn
13
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
Ghi chó: Có thể thực hiện trò chơi tương tự đối với các phép cộng trừ
trong phạm vi 5, 6, 7 …
4. Trò chơi Làm tính tiếp sức
a. Mục đích:
Rèn kĩ năng làm tính cộng và trừ trong phạm vi 5
b. Chuẩn bị:
Giáo viên vẽ sẵn trên bảng hình vẽ sau:
c. Cách chơi:
Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì
bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả vào phép tính đầu tiên vào hình tam

giác rồi nhanh chóng trao lại bút viết cho bạn thứ hai. Cứ tiếp tục nh vậy, bạn
thứ năm lên điền kết quả phép tính cuối cùng vào trái tim.
Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
5. Trò chơi Tìm bạn
a. Mục đích:
Luyện tập các phép tính cộng và trừ trong phạm vi 10
b. Chuẩn bị:
Giáo viên treo lên bảng bức tranh nh sau:
c. Cách chơi:
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn
14
3
+ 2 - 1 + 0 + 1 - 3
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
Một hoặc nhiều tổ học sinh cùng chơi. Mỗi bạn chọn một chiếc mũ đội lên
đầu rồi cầm tay nhau xếp thành vòng tròn, đồng thời quan sát các phép tính
cũng nh kết quả của chúng ghi trên các mũ. Giáo viên hoặc chủ trò chơi ra hiệu
lệnh: “Tìm bạn”. Các bạn phải lần lượt tự tìm đến nhau, chẳng hạn bạn đội mũ
ghi 8+1 tìm đến bạn đội mũ có ghi sè 9.
Trò chơi kết thúc khi mỗi người đều tìm thấy bạn của mình.
Sau đó trò chơi được tiếp tục tiến hành nh trên.
Chó ý: Có bao nhiêu chiếc mũ ghi phép tính thì phải có bấy nhiêu chiếc
mũ ghi kết quả tương ứng. Chẳng hạn có 5 chiếc mũ ghi phép tính thì phải có 5
chiếc mũ ghi kết quả tính, do đó phải chọn 10 bạn tham gia chơi.
6. Trò chơi Đố nhau tìm số chưa biết
a. Mục đích:
Luyện tập làm tính nhẩm (cộng và trừ) trong phạm vi 10
b. Chuẩn bị:
GV chuẩn bị các bộ số từ 1 đến 10. (Bao nhiêu người chơi thì có bấy nhiêu
bộ số)

 
c. Cách chơi:
Có thể từ 3 đến 10 bạn cùng chơi. Một bạn làm chủ trò điều khiển cuộc
chơi. Chủ trò nêu lần lượt từng câu hỏi để tất cả các bạn suy nghĩ và trả lời. Các
câu hỏi có thể là:
1. Tìm sè sao cho khi cộng số đó với 3 thì được 7?
2. Tìm sè sao cho khi lấy 9 trừ đi số đó thì được 4?
3. Tìm hai số để khi cộng chúng với nhau thì kết quả được 6? …
Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì ghi được 1 điểm. Bạn nào được nhiều
điểm hơn sẽ được khen thưởng.
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn
15
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
C. TRÒ CHƠI TRONG CÁC TIẾT HỌC VỀ ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO
ĐẠI LƯỢNG
1. Trò chơi Đúng hay sai
a. Mục đích:
Củng cố cách xem giờ đúng, rèn kỹ năng quan sát nhanh.
b. Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị vào bảng phụ hoặc giấy khổ lớn các hình vẽ sau (nếu
định tổ chức chơi đồng đội), hoặc có thể chuẩn bị vào phiếu Photocopy cho cả
lớp (nếu chơi cá nhân)
    
1 giê 6 giê 5 giê 7 giê 3 giê
c. Cách chơi:
Nếu chơi theo nhóm thì chọn 2 đội, mỗi đội 5 bạn chơi theo kiểu tiếp sức;
còn chơi cá nhân thì giáo viên phát phiếu cho cả lớp (chú ý úp phiếu), sau đó
hô “bắt đầu” thì tất cả lật phiếu để quan sát hình vẽ và đọc chữ bên dưới, nếu
đúng thì ghi Đ, nếu sai thì ghi S vào ô trống ( ).
Đội (hoặc cá nhân) nào xong sớm nhất và đúng thì là người thắng cuộc.

2. Trò chơi Thợ chỉnh đồng hồ
a. Mục đích:
Củng cố về xem đồng hồ
b. Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị một mô hình đồng hồ (trong bộ đồ
dùng học Toán 1)
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn
16
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai

c. Cách chơi:
Cả lớp cùng chơi.
Giáo viên hô, chẳng hạn: “6 giê”, thì học sinh xoay kim ngắn và kim dài
sao cho đồng hồ của mình chỉ đúng 6 giờ, rồi giơ lên.
Bạn nào làm sai sẽ bị “phạt”.
3. Trò chơi Giờ nào việc nấy
a. Mục đích:
Luyện tập về đọc giờ đúng và việc thực hiện theo thời gian biểu các hoạt
động trong sinh hoạt hàng ngày.
b. Chuẩn bị:
Mỗi bạn chuẩn bị một tấm bảng có màu xanh, đỏ
c. Cách chơi:
Giáo viên hoặc 1 bạn hô: “6 giờ sáng … thức dậy”
“9 giờ sáng … ăn cơm tối”
“7 giờ sáng … đi học”
Cả lớp lắng nghe và giơ bảng mặt đỏ nếu thấy đúng, giơ mặt xanh nếu
thấy sai. Bạn nào giơ nhầm sẽ bị nhắc nhở, cả lớp được dịp cười vui. Chẳng
hạn, với câu “9 giờ sáng … ăn cơm tối” nếu bạn nào giơ mặt đỏ là bị nhắc nhở.
Trò chơi cứ tiếp tục nh vậy nhiều lần và nhiều câu hỏi khác nhau.
4. Trò chơi Xem đồng hồ và kể chuyện theo tranh
a. Mục đích:

- Luyện tập về xem đồng hồ, đọc giờ đúng và nhận biết về một số thời
điểm diễn ra các sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn
17
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
- Rèn luyện khả năng xem tranh, quan sát, phân tích và so sánh
b. Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị sẵn trên giấy khổ lớn hai hình vẽ sau




- 4 tấm bìa, có thể đÝnh được trên bảng, trên đó có các dòng phụ đề của các
bức tranh “Buổi sáng: học ở trường”; “Buổi trưa: ăn cơm”; “Buổi chiều: học ở
trường”; “Buổi tối: nghỉ ở nhà”
c. Cách chơi:
Hai nhóm, mỗi nhóm 4 bạn cùng chơi. Một bạn lên chọn một bức tranh
nào đấy và trả lời bằng cách đính phụ đề tương ứng cho bức tranh đó; chẳng
hạn, đối với bức tranh thứ nhất thì đính phụ đề “Buổi sáng: học ở trường”. Sau
đó về chỗ. Giáo viên ghi điểm cho câu trả lời này. Bạn khác trong nhóm nhanh
chóng chỉ vào bức tranh thứ hai và trả lời tiếp tục.
Bạn nào trả lời đúng thì được ghi 1 điểm. Nhóm nào ghi được nhiều điểm
hơn sẽ được khen thưởng.
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn
18
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
5. Trò chơi Xem lịch
a. Mục đích:
- Luyện tập về gọi tên các ngày trong tuần (Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ
Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ Nhật).

- Đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch tháng.
b. Chuẩn bị:
- Treo lên bảng một tờ lịch tháng nào đó.
- Một “Cỗ bài” có ghi các số từ 1 đến 31.
Chủ Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy
1 2 3
4
5
6 7 8 9 10
11
12
13 14 15 16 17
18
19
20 21 22 23 24
25
26
27 28 29 30
c. Cách chơi:
Hai hoặc nhiều bạn cùng chơi. Mỗi bạn “bắt” một quân bài có ghi số. Đối
chiếu với ngày ghi cùng số đó trên tờ lịch tháng. Đọc thứ, ngày, tháng của ngày
vừa được chọn ra.
Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì ghi được 1 điểm. Bạn nào ghi được
nhiều điểm hơn sẽ được khen thưởng.
D. TRÒ CHƠI TRONG CÁC TIẾT HỌC VỀ HÌNH HỌC
1. Trò chơi Ai đo chính xác
a. Mục đích:
Rèn kỹ năng thực hành đo độ dài đoạn thẳng
b. Chuẩn bị:
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn

19
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
Giáo viên chuẩn bị vào giấy khổ A4 hai hình giống nhau, mỗi hình có 6
đoạn thẳng có độ dài khác nhau và sắp xếp theo các vị trí khác nhau; chẳng hạn
có 6 đoạn thẳng như sau (khi chuẩn bị vào giấy A4, phải vẽ đúng kích thước đã
cho).
AB = 8 cm CD = 7 cm EX = 9 cm
GH = 10 cm MN = 3 cm KP = 5 cm
Mỗi học sinh khi chơi được chuẩn bị một thước có vạch xăngtimét và một
bút chì (đương nhiên học sinh không được biết số đo của các đoạn thẳng đã
chuẩn bị)
c. Cách chơi:
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội chọn 4 bạn tham gia chơi trực tiếp, còn lại
cổ vũ đội mình. Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì các bạn ở mỗi đội lập tức cầm
thước lên để đo và ghi độ dài các đoạn thẳng. Đội nào hô “xong” thì đội kia
ngay lập tức phải dừng. Khi đó giáo viên có thể chọn 2 bạn trong lớp thuộc 2
đội kiểm tra chéo. Đội xong trước, đúng toàn bộ thì thắng cuộc; nếu xong trước
nhưng kết quả chỉ đúng nh đội kia thì hai đội hòa, kết quả Ýt hơn thì thua.
2. Trò chơi Đồ vật và hình dạng của chúng
a. Mục đích:
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn
20
A
B
C
D
N
M
K
P

E
X
G
H
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
Củng cố khả năng nhận dạng hình, rèn óc quan sát, trí tưởng tượng hình
học và sự khéo léo nhanh nhẹn.
b. Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị sẵn lên giấy khổ lớn 2 nhóm hình như sau:
    

c. Cách chơi:
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 6 bạn đại diện lên chơi. Các bạn còn lại
cổ vũ và giám sát. Yêu cầu quan sát kỹ các hình vẽ. Khi giáo viên ra lệnh “bắt
đầu” thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên nối một đồ vật với hình vẽ thích hợp (nối
các đồ vật với hình dạng tương tự của nó). Sau khi bạn nối xong về chỗ thì bạn
tiếp theo mới được lên.
Đội nào nối đúng và xong trước thì đội đó thắng cuộc và được khen.
3. Trò chơi Đố biết hình gì
a. Mục đích:
- Củng cố nhận dạng hình tam giác, hình vuông, hình tròn.
- Rèn khả năng quan sát, nhận xét quy luật dãy hình.
b. Chuẩn bị:
- Mỗi học sinh lấy sẵn 1 hình tròn, 1 hình vuông, 1 hình tam giác (trong bộ
đồ dùng học Toán 1) đặt trên bàn.
- Giáo viên chuẩn bị dãy hình sau (có thể vẽ hoặc đính sẵn trên bảng phụ)
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn
21
?
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai

c. Cách chơi:
Cả líp chơi.
- Giáo viên đưa dãy hình đã chuẩn bị lên bảng rồi nêu nhiệm vụ cho học
sinh: Hãy quan sát hình trên và trật tự của nó, đoán xem hình ở ô “?” sẽ là hình
gì?
- Sau một thời gian ngắn cho học sinh quan sát, giáo viên ra hiệu lệnh, học
sinh sẽ chọn một trong ba hình của mình đã chuẩn bị sẵn và giơ lên.
- Những học sinh nào chọn đúng (hình vuông) sẽ được thưởng.
4. Trò chơi Ai ở trong ai
a. Mục đích:
Củng cố về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
b. Chuẩn bị:
- 3 bộ, mỗi bộ gồm 5 tấm biển ghi chữ A, B, C, D, E (cho 5 HS)
- Vẽ sẵn 3 hình tam giác to trên sân trường.
c. Cách chơi:
Ba nhóm chơi, mỗi nhóm gồm 5 bạn.
- Mỗi nhóm được phát một bộ biển chữ. Mỗi bạn trong nhóm sẽ đeo một
biển và được coi là một điểm.
- Từng nhóm đứng trước hình tam giác của nhóm mình để chờ hiệu lệnh
của giáo viên.
- Giáo viên hô, chẳng hạn: “Điểm A, D ở trong hình tam giác; điểm B, C,
E ở ngoài hình tam giác”. Các “điểm” ở từng nhóm sẽ thực hiện theo yêu cầu
của giáo viên. Nếu nhóm nào làm đúng, sẽ được 1 điểm; nhóm nào làm sai,
được 0 điểm. Học sinh vẫn giữ nguyên vị trí đó, chờ giáo viên hô tiếp đợt thứ
hai.
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn
22
B C D EA
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
- Sau 5 lượt nh vậy, từng nhóm sẽ được cộng điểm của nhóm mình lại.

Nhóm nào có điểm cao nhất sẽ thắng cuộc.
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn
23
Sáng kiến kinh nghiệm – Vũ Thị Ngọc Mai
KẾT LUẬN
Trên đây chỉ là một số ý kiến rất nhỏ về việc tổ chức các trò chơi Toán
học trong các tiết dạy Toán lớp 1. Qua một thời gian áp dụng các trò chơi tại
lớp tôi thấy kết quả học tập của các em có những chuyển biến rõ rệt. Cô và trò
không cảm thấy khó khăn trước những giờ học toán. Các em đã đón nhận giờ
Toán một cách hào hứng sôi nổi. Em nào cũng cố gắng rèn cho mình cách tính
toán suy luận nhanh nhất. Qua đó tôi cũng thấy trình độ tính toán của các em
rất tiến bộ. Sự linh hoạt sáng tạo trong học toán giúp các em học tốt hơn ở cả
các môn học khác. Bản thân tôi thấy việc tổ chức trò chơi toán học cho các em
cũng không phức tạp. Bất kì bài nào, nội dung nào của giờ Toán cũng đều có
thể tổ chức thành một trò chơi nho nhỏ giúp các em học toán một cách nhẹ
nhàng mà đầy sáng tạo.
Bài viết của tôi không nhằm áp đặt các trò chơi đã đề ra vào tất cả các
bài học. Đó chỉ là những kinh nghiệm nhỏ qua thời gian đổi mới phương pháp
giảng dạy theo yêu cầu đề ra. Còng nh tạo điều kiện để các em nhỏ lớp 1 được
học tập một cách chủ động sáng tạo theo tinh thần “chơi mà học, học mà chơi”
của lứa tuổi các em. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn
đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường đẻ bản thân tôi học hỏi các kinh nghiệm
dạy và học nhằm nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ của bản thân.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2009
Người viết

Vũ Thị Ngọc Mai
Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn
24

×