Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tại trường Tiểu học Tân Hương1-Huyện Tân Kỳ trong giai đoạn hiện nay,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.31 KB, 26 trang )

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
một số giải pháp
nâng cao chất lợng việc
thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học
tại trờng Tiểu học Tân Hơng I - Tân Kỳ
trong giai đoạn hiện nay
Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị
của mỗi nớc, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nớc. Vì vậy, ngay từ khi giành đ-
ợc chính quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Do đó
xác định Giáo dục và Đào tạo là nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Mặt
khác Giáo dục có một vai trò vô cùng to lớn đó là: Vai trò của giáo dục to lớn tới mức,
nó có thể ảnh hởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc. Vì sao vậy? Vì giáo dục
chính là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội.
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh,
kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lợng sản
xuất. Trong bối cảnh đó giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển
kinh tế xã hội. Các nớc trên thế giới kể cả những nớc đang phát triển đều coi giáo dục
là nhân tố quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Đảng
và Nhà nớc ta đặt Giáo dục ở vị trí cao. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng đã khẳng định: Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc
1(1)
. Vì vậy, đồng thời với việc chăm lo tăng trởng
kinh tế, phải chăm lo phát triển nguồn lực con ngời, chuẩn bị lớp ngời có đủ phẩm
chất và năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nớc trong thời kỳ đổi mới.
Muốn vậy, xã hội phải dựa vào giáo dục, chỉ có giáo dục mới đáp ứng đợc yêu cầu đó.


Đảng và Nhà nớc đã xác định: Giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, đầu t
cho giáo dục là đầu t cho sự phát triển. Đáp lại sự quan tâm của Đảng và Nhà nớc ,
ngành giáo dục cũng luôn hoàn thành sứ mệnh trồng ngời, đào tạo cho xã hội
nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển trong mỗi thời kỳ. Để tồn tại, phát triển phù hợp
với thực tiễn, không có con đờng nào khác Giáo dục cần phải đổi mới, Đổi mới là con
đờng tất yếu.Song đổi mới phải trên cơ sở kế thừa cái cũ, phát huy nét đẹp truyền
thống, nhanh chóng tiếp cận cái mới, cái văn minh của nhân loại.
Giáo dục trong những năm gần đây đã, và đang thực hiện cuộc vận động Hai
không là đang tự khẳng định lại mình lấy lại uy tín và lòng tin với nhân dân đó chính
là sự nhạy bén của Giáo dục nhằm đáp ứng với yêu cầu xã hội hiện đại.
Nghị quyết 40 của Quốc hội khoá X đã đa ra chủ trơng đổi mới chơng trình giáo
dục phổ thông trên phạm vi cả nớc. Nội dung đổi mới gồm: Đổi mới chơng trình và
nội dung sách giáo khoa, đổi mới phơng pháp dạy học, đổi mới điều kiện dạy học, đổi
mới công tác kiểm tra đánh giá, thì đổi mới phơng pháp dạy học là then chốt.
Đổi mới phơng pháp dạy học (PPDH) ở Tiểu học đã và đang đợc các cấp lãnh
đạo Giáo dục, cũng nh đông đảo đội ngũ giáo viên hết mực quan tâm. Đổi mới PPDH
là sự phối hợp giữa bồi dỡng giáo viên, biên soạn SGK, thiết bị dạy học, đánh giá học
sinh và quản lí chỉ đạo. Tất cả sự chuẩn bị, đầu t đó cuối cùng phải đọng lại ở những
bài dạy, tiết dạy mà vai trò chính là ngời giáo viên trong mỗi giờ lên lớp. Vậy làm thế
nào để giáo viên tiểu học dạy học phù hợp với từng đối tợng học sinh, để mọi học
sinh dù yếu hay giỏi đều không phải đứng ngoài lề tiết học?
Với ý nghĩa lớn lao đó, chúng tôi chọn việc tìm hiểu "Một số giải pháp
nhằm
nâng cao chất lợng việc thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học tại trờng
Tiểu học Tân Hơng1-Huyện Tân Kỳ trong giai đoạn hiện nay,
làm đề tài
nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lợng giáo dục của nhà trờng Tiểu học Tân
Hơng 1- Huyện Tân Kỳ .
1
.1. Đảng cọng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb CTQG, H, 2001, Tr. 112.

1
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
II. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu thực trạng việc đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông nói
chung và đổi mới PPDH nói riêng, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm thực hiện có
hiệu quả việc đổi mới PPDH của giáo viên tiểu học tại trờng Tiểu học Tân Hơng1-
huyện Tân Kỳ trong giai đoạn hiện nay.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc đổi mới phơng pháp giảng
dạy trong trờng Tiểu học Tân Hơng I Tân Kỳ .
- Điều tra, đối chiếu thực trạng chất lợng giảng dạy ở trờng Tiểu học Tân Hơng
I Tân Kỳ 4 năm học qua (2005 2006; 2006-2007; 2007-2008; 2008-2009).
- Từ đó đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm đổi mới phơng pháp , nâng cao
chất lợng giảng dạy của giáo viên trong trờng Tiểu học Tân Hơng I Huyện Tân Kỳ
IV. Phơng pháp nhiên cứu
1. Nghiên cứu lý luận: Tra cứu các văn bản pháp quy có liên quan đến nâng cao
chất lợng giáo dục, tài liệu bài giảng của Trờng Chính trị Nghệ An, các văn bản chính
trị, Nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục,
2. Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra cơ bản, thu thập thông tin và xử lý thông tin có
liên quan đến đề tài.
3. Phơng pháp hỗ trợ: Bảng biểu, thống kê, sơ đồ
V. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài: " Một số giải pháp
nhằm nâng cao
chất lợng việc thực hiện đổi mới phơng pháp giảng dạy tại trờng Tiểu
học Tân Hơng1-Huyện Tân Kỳ trong giai đoạn hiện nay
chỉ nghiên cứu
trong trờng Tiểu học Tân Hơng I trong khoảng thời gian từ năm học 2005-2006 đến
năm học 2008-2009 nên những kết luận của đề tài không mang tính khái quát cho

toàn tỉnh. Tuy nhiên có thể áp dụng đợc cho những trờng có điều kiện kinh tế xã
hội tơng tự nh ở địa phơng trờng tôi.
Phn th nht
Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện
đổi mới phơng pháp giảng dạy của giáo viên tiểu học
I. Cơ sở lý luận
1.Quan điểm của Đảng và những vấn đề chung về đổi mới nội dung chơng
trình và phơng pháp giáo dục.
Giáo dục và đào tạo là một lĩnh vực rất quan trọng của đời sống xã hội, nó liên quan
đến nhiều lĩnh vực khác, cho nên Đảng ta rất chú trọng phát triển Giáo dục và đào tạo.
Những năm qua quan điểm của Đảng ta về đờng lối phát triển giáo dục và đào tạo chủ
yếu tập trung ở Nghị quyết Trung ơng 2 khóa VIII ( Nghị quyết chuyên đề về Giáo
dục và đào tạo); Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ơng Đảng khóa
9; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ơng Đảng khóa IX; Văn kiện
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX thứ X.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nêu rõ: Ưu tiên hàng đầu cho
việc nâng cao chất lợng dạy và học. Đổi mới chơng trình, nội dung, phơng pháp dạy
và học, nâng cao chất lợng đội ngũ giáo viên
(1)
.
Luật Giáo dục ghi rõ về yêu cầu đổi mới là : Ph ơng pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học, bồi dỡng phơng pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
(2)
.
Tại Điều 27 Luật Giáo dục (2005 )chỉ rõ mục tiêu của Giáo dục Tiểu học: Mục
tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
2

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở
2(3)
.
Việc đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông đợc khẳng định trong Nghị quyết
40/2000 Quốc hội khoá X và trong Chiến lợc phát triển giáo dục 2001-2010 do Thủ t-
ớng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001.
Qua các văn kiện này thể hiện một số quan điểm chỉ đạo phát triển Giáo dục đào
tạo nh sau:
- Giáo dục đào tạo nhằm xây dựng con ngời có đầy đủ phẩm chất để xây dựng và
bảo vệ đất nớc.
- Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu cùng với khoa học và công nghệ là
yếu tố quyết định góp phần tăng trởng và phát triển xã hội.
- Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, mọi ngời, mọi cấp cần quan tâm
tới giáo dục và đào tạo.
- Chăm lo giáo dục đào tạo là chăm lo con ngời va xã hội phát triển với các yêu
cầu và tiêu chí đợc xác lập
- Phát triển giáo dục và đào tạo phải tuân theo nguyên lý: Học đi đôi với hành, giáo
dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trờng
kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
Thực hiện các chủ trơng của Đảng, Bộ Giáo dục&Đào tạo đã ban hành chơng
trình và sách giáo khoa (SGK) mới áp dụng từ năm học 2002 - 2003 trên phạm vi cả
nớc. Đổi mới chơng trình, SGK kéo theo sự thay đổi về phơng pháp giảng dạy của
giáo viên. Nhng đổi mới phơng pháp dạy phải nhằm giúp học sinh phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo, tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến
thức mới với sự hớng dẫn, tổ chức của giáo viên. Giáo viên đóng vai trò là ngời cố
vấn, định hớng, tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Để đạt đợc nh vậy ngời thầy nhất thiết phải biết chọn lựa nội dung dạy học sao
cho sát đúng đối tợng học sinh mình, chọn lựa nội dung dạy học phải cơ bản, ,cần
tinh giản những nội dung rờm làm rối, hay gây nhiễu hay quá khó, quá dễ đối với học
sinh. Mặt khác nội dung lại phải hiện đại, cập nhật và có tính thời sự, thiết thực, nhng
nhất thiết lại cần phù hợp nội dung từng chủ đề, chủ điểm của môn học. Nội dung chọ
lựa sao cho học sinh đợc thực hành nhiều nhất. Đặc biệt là phải xem trọng tính phù
hợp với điều kiện của lớp, của địa phơng và của đối tợng học sinh.
Bên cạnh đó ngời thầy cần đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, phối hợp nhiều
hình thức dạy học nh dạy học cả lớp, dạy học theo hiện trờng, dạy học cá nhân, dạy
học theo nhóm nhỏ, dạy học có sử dụng đồ chơi học tập, Đổi mới cả môi trờng giáo
dục, biết tận dụng môi trờng phòng học, mỗi phòng học là một môi trờng giáo dục, sử
dụng các bức tờng và không gian lớp học để tổ chức các hoạt động giáo dục.
2. Quan điểm về đổi mới phơng pháp dạy học
* Phơng pháp dạy học
Phơng pháp dạy học (PPDH) đợc hiểu là cách thức, là con đờng, là phơng tiện để
đạt đến mục đích dạy học, là những việc làm cụ thể đợc giáo viên thực hiện để tổ chức
và hớng dẫn cho học sinh học tập, quản lý và đánh giá việc học tập của học sinh nhằm
đạt đợc mục đích yêu cầu cụ thể của từng tiết học, từng bài học, thầy tổ chức - trò
hoạt động.
* Vấn đề đổi mới PPDH:
Đổi mới phơng pháp giảng dạy không phải là tạo tạo ra một phơng pháp khác với
phơng pháp cũ.Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục thực
chất là tạo đợc một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội
phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có. Nói
nh vậy không có nghĩa là chúng ta dung hòa để làm hơi khác hay tơng tự cái đã có.
2
1. Đảng cọng sản Việt Nam: văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầm thứ X, Nxb CTQG, 2006, Tr. 207.
2. Luật Giáo dục 2005, Nxb LĐ, 2005, Tr. 30
3. Luật Giáo dục 2005, Nxb LĐ, 2005, Tr. 28.
3

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
Mà phải có cái mới thực sự đáp ứng đợc đòi hỏi của sự tiến bộ. Nếu dạy học theo ph-
ơng pháp cũ có u điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho học sinh làm theo một điều gì
đó, thì phơng pháp mới vẫn cần phát huy những u điểm đó. Song cái khác căn bản ở
đây là phơng pháp dạy học cũ đã phần nhiều bỏ quên học sinh, nên bình thờng học
sinh bị động trong tiếp nhận. Còn phơng pháp giảng dạy mới phải phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Đổi mới phơng pháp dạy học hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là yêu cầu
bắt buộc đối với mọi giáo viên. Thông thờng ở các giờ dạy thao giảng hay dự thi giáo
viên dạy giỏi tất cả giáo viên đều nỗ lực trong việc đổi mới phơng pháp dạy học, dù
còn có ngời cha thành công nh mong muốn. Trên thực tế, khảo sát va điều tra xã hội
học cho thấy tỷ lệ giáo viên thực hiện đợc yêu cầu này ở các trờng cha phải là nhiều.
Bàn về Đổi mới PPDH Bộ trởng Trần Hồng Quân đã chỉ rõ: trong những đổi mới
về giáo dục - đào tạo thì đổi mới PPDH có vị trí đặc biệt quan trọng vì hoạt động học
đang là hoạt động chủ yếu của nhà trờng và xét cho cùng thì khoa học giáo dục là
khoa học về phơng pháp, sáng tạo về khoa học giáo dục thực chất là sáng tạo về ph-
ơng pháp giáo dục trong đó có PPDH. Kinh nghiệm của nhiều nớc trên thế giới chỉ ra
rằng cuộc cách mạng về phơng pháp (phơng pháp lựa chọn nội dung, phơng pháp dạy
học, phơng pháp sử dụng các phơng tiện kỹ thuật hiện đại) sẽ đem lại bộ mặt mới, sức
sống mới cho giáo dục trong xã hội hiện đại. Hơn nữa, ở các bậc học càng thấp, vai
trò của phơng pháp càng quan trọng. Đặc biệt ở bậc tiểu học là bậc học nền tảng, lại
bao gồm số học sinh đông nhất.
*) Bản chất của dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh:
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác động của giáo
viên là bản chất của phơng pháp dạy học mới. Khi nói đến tính tích cực, chúng ta
quan niệm là lòng mong muốn hành động đợc nảy sinh từ phía học sinh, đợc biểu
hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự hoạt động. Nhờ phát huy đợc tính tích cực mà
học simnh không còn bị động, thụ động. Học sinh trở thành cá nhân trong một tập thể

mang khát vọng đợc khám phá, hiểu biết.
Muốn vậy, điều khó khăn nhất đối với giáo viên là: Trong một giờ lên lớp, phải
làm sao cho học sinh học tốt nhật cũng đợc thỏa mãn nhu cầu tri thức, thấy tri thức là
một chân trời mới. Còn những học sinh học yếu nhất cũng không thấy bị bỏ rơi, các
em cũng đợc tham gia vào quá trình khám phá cái mới. Điều này là đặc biệt cần thiết,
vì học sinh sẽ hào hứng đi tìm tri thức chứ không bị động, bị nhồi nhét nữa.
Trớc nay, một bộ phận không nhỏ giáo viên chúng ta đã quen với cách dạy đọc
chép, thuyết giảng, lệ thuộc sách giáo khoa. Căn bệnh cố hữu là chây ì, ngại đổi mới,
thậm chí lời biếng khiến nhiều giáo viên trong đó có cả những giáo viên lâu năm, đã
thuộc làu từng nội dung trong sáchgiáo khoa nên khi giảng thờng đọc luôn cho học
sinh chép, điều đó đã tạo nên thói quen thụ động của trò. Thầy nói sao, trò ghi vậy và
chỉ biết học thuộc lòng, không cần suy nghĩ.
Nói nh vậy, không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn các phơng pháp mà các thầy cô
trớc đây đã từng áp dụng, bởi nhẽ đã có không ít các thầy cô giáo vẫn có nhiều giờ dạy
tốt, học tốt. Nhiều giáo viên đa rất thành công trong việc áp dụng phơng pháp mới trong
dạy học mà nhờ đó số học sinh giỏi ngày một tăng lên. Chất lợng học tập của học sinh
cũng đợc nâng lên rõ rệt.
Dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh là vấn đề mà trong lý
luận cũng nh thực tiễn giáo dục đã đặt ra trong nhiều năm nay. Đó là cách dạy học
làm thế nào để phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh để đáp ứng mục
tiêu đào tạo. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác
động của giáo viên có thể khái quát thành những nội dung cơ bản sau:
4
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
- Một là : Việc dạy học phải xuất phát từ ngời học, từ đầu vào tức là phải xuất phát
từ nhu cầu, động cơ và đặc điểm của học sinh. Việc tiến hành việc dạy học phải dựa
trên những năng lực đã có của học sinh. tức là :
+) Phải lấp lỗ hổng về kiến thức cho học sinh (nếu có) do việc học tập trớc đó để

lại
+) Không dạy những kiến thức học sinh đã nắm vững mà dạy cái học sinh cần.
+ Phải đảm bảo cho việc học tập hiệu quả hơn, có tính liên tục để học lên lớp trên.
+ Phải chú ý đến trình độ tiếp thu của học sinh trong cùng một lứa tuổi.
- Hai là: Phải chú ý đến t duy của học sinh, không gò ép cách suy nghĩ của học sinh
theo một cách duy nhất của giáo viên mà phải cụ thể hoá việc dạy học cho từng đối t-
ợng học sinh một.
- Ba là: Phải làm sao cho học sinh chủ động hoạt động cả về thể chất lẫn tinh thần
chứ không để học sinh bị động tiếp thu mà đòi hỏi học sinh phải tích cực suy nghĩ,
tích cực hoạt động.
- Bốn là: Phải tạo điều kiện để học sinh thờng xuyên tự kiểm tra, tự đánh giá quả
trình học tập của mình để không ngừng cải tiến phơng pháp học tập, dần dần tiến lên
có đợc phơng pháp tự học, tự giải quyết các vấn đề trong lý luận và trong thực tiễn
một cách độc lập, sáng tạo. Từ đó mà có đợc ý chí năng lực tự học, sáng tạo suốt đời.
Dạy học luôn phải tuân theo quy luật của quá trình đó là: sự thống nhất biện
chứng giữa dạy và học. Quá trình dạy học cần coi trọng nguyên tắc bảo đảm sự thống
nhất giữa vai trò tự giác tích cực, độc lập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo
viên.
Với vai trò chủ đạo của mình giáo viên phải phát huy tính tích cực tự giác độc
lập của học sinh trong tất cả các khâu trong quá trình dạy học. Qúa trình nhận thức
của ngời học là quá trình trong đó ngời học với t cách là chủ thể phản ánh thế giới
khách quan vào ý thức của mình, nắm vững bản chất và quy luật của nó, vận dụng quy
luật này để biến đổi và cải tạo nó. Những điều trình bày trên đây khắng định: đổi mới
PPDH theo hớng phát huy tính tích cực tự lực của học sinh là một xu hớng đúng đắn,
tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của thời đại và sự phát triển của đất nớc ta trong giai
đoạn hiện nay.
* Các đặc trng của phơng pháp dạy học tích cực
- Học sinh phải tự mình tìm ra kiến thức cùng với cách tìm ra kiến thứẩiphỉ bằng
hành động của chính mình.
- Học sinh tự thể hiện mình và hợp tác với mọi ngời với các bạn .

- Giáo viên là ngời tổ chức và hớng dẫn quá trình học tập của ngời học.
- Ngời học tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh việc học tập của mình.
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh phơng
pháp, hình thức và nội dung học tập sao cho đạt hiệu quả cao hơn.
3. Phơng hớng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập
*) Thứ nhất : Ngời giáo viên cần phải kiên quyết vợt qua thói quen đã ăn sâu,
bám rễ về việc dạy học theo kiểu truyền thống.
- Sự cần thiết phải đổi mới phơng pháp dạy học để tích cực hóa hoạt động của
học sinh thì đã quá rõ, song để thực hiện đợc rộng khắp trong toàn ngành thật không
đơn giản. Nó đòi hỏi ngời thầy không chỉ có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng mà còn
phải tự mình vợt qua những thói quen đã ăn sâu, bám rễ. Nó đòi hỏi thay đổi nhận
thức về sự trao đổi chủ thể trong một tiết dạy và phục vụ cho điều ấy là biết bao công
sức.
- Giáo viên cần phải làm quen với khoa học công nghệ thông tin và những ph-
ơng tiện dạy học hiện đại .
5
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
- Sử dụng đợc đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá, tiếp cận với những đòi
hỏi mới về kiến thức cũng nh tâm lý của học trò .
*) Thứ hai : Dạy học sát đối tợng học sinh, phải gây đợc hứng thú học tập và
phân hóa học sinh theo nhóm đối tợng .
- Hứng thú là sự thúc đẩy nhằm làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi, giúp cho việc
nắm vững tri thức thoải mái dễ dàng hơn, có hiệu quả hơn.
- Đối với học sinh tiểu học, hứng thú của các em thể hiện ở thái độ, cảm xúc với
những sự kiện gây ấn tợng, những hiện tợng tự nhiên, dới sự tổ chức và hớng dẫn của
giáo viên.
- Ngời giáo viên cần khơi dậy đợc hứng thú cho tất cả học sinh trong từng tiết học
thì mới mong phát huy đợc tích cực tự giác trong hoạt động học tập. Nguồn gốc cơ

bản của sự hứng thú đối với hoạt động học tập trớc hết là nội dung của hoạt động đó
và những biện pháp đặc biệt nhằm nâng cao tác động kích thích của nội dung đó.
Ngoài ra có thể tổ chức những trò chơi nhận thức trong quá trình dạy học.
- Nếu kích thích đợc trí tò mò của trẻ chúng ta sẽ thấy đợc sự háo hức, niềm khao
khát hiểu biết vô bờ. Chúng đang mong đợi thầy, cô truyền cho cách tự phát hiện, tự
chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên nhất, giản đơn nhất và cũng khó quên nhất.
- Sự phân hoá là một trong những con đờng thực hiện sự cá biệt hóa nhằm làm cho
việc học tập phù hợp với năng lực, hứng thú, nguyện vọng từng cá nhân học sinh.
Chính vì vậy mà việc học tập của học sinh trở nên tích cực tự lực sáng tạo.
*) Thứ ba: Kết hợp giữa các hình thức dạy học
- Trong dạy học phải kết hợp giữa tập thể với cá nhân. Học tập theo nhóm là giảng
dạy kết hợp giữa tập thể và cá nhân. Học theo nhóm là một hình thức học tập trong đó
học sinh trong nhóm trao đổi những ý tởng, kiến thức với nhau giúp đỡ hợp tác với
nhau trong học tập để cùng nhau nắm vững tri thức.
- Trong quá trình dạy học ngời thầy phải nắm vững trình độ nhận thức, đặc điểm
của từng cá nhân học sinh để từ đó tìm ra những cách tác động phù hợp với nhận thức
của từng cá nhân học sinh. Có nh vậy mới thực hiện đợc ý tởng cá nhân hoá trong quá
trình giáo dục.
*) Thứ t: Đổi mới môi trờng và phơng tiện dạy học :
- Việc tận dụng môi trờng lớp học (bốn bức tờng), và không khí lớp học, trong quá
trình dạy học phần nào gây đợc hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính tích cực,
sáng tạo cho ngời học.
Đổi mới các phơng tiện dạy- học là một yêu cầu cấp thiết, trong quá trình dạy học
vì vậy cần khuyến khích giáo viên, phụ huynh, học sinh làm đồ dùng dạy học bằng
những vật liệu có sẵn ở địa phơng.
Trên đây là một số định hớng nhằm phát huy tính tích cực tự lực của học sinh
trong quá trình học tập. Trong dạy học GV cần linh hoạt vận dụng nhiều phơng pháp
dạy học khác nhau cho phù hợp nội dung, phù hợp với đặc điểm của từng học sinh,
phù hợp với năng lực sở trờng của bản thân .
II). Cơ sở thực tiễn

Bàn về đổi mới phơng pháp dạy học trong khoảng hơn 10 năm lại đây, chúng
ta tốn không ít thời gian và giấy mực. Song trong thực tế PPDH cha thực sự trở thành
chìa khóa, một công cụ để giúp thầy cô giáo trong giảng dạy, mà phơng pháp dạy học
vẫn nằm trong chữ nghĩa giấy tờ. Nhiều khi đọc để hiểu đợc cũng không phải là dễ,
dẫn đến một thực trạng khiến nhiều ngời quan tâm đến vấn đề này không khỏi băn
khoăn.
Khi bàn về hiện trạng phơng pháp dạy học những năm gần đây, chúng ta phải
tránh một nhận xét chung chung là : chúng ta đã sử dụng PPDH trì trệ, lạc hậu. Tuy
nhiên, cũng không thể nói trong thực tế ngày này phơng pháp truyền thống vẫn đợc
coi là u việt, bởi thực chất của PPDH trong những năm vừa qua chủ yếu vẫn xoay
quanh việc thầy truyền đạt trò tiếp nhận , ghi nhớ thậm chí ở một số bộ môn do
6
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
thúc bách về quỹ thời gian và dung lợng kiến thức trong một giờ học dẫn tới việc
thầy đọc trò chép hay thầy đọc chép và trò đọc chép
Chủ trơng trọng tâm của toàn ngành giáo dục hiện nay là đổi mới PPDH theo h-
ớng tích cực, nâng cao tính chủ động cho ngời học. Vấn đề có tính thời sự nóng bỏng
này đang đợc xúc tiến trong thực hiện trong tất cả các trờng học mọi bậc học trong cả
nớc.
Làm thế nào để nâng cao chất lợng dạy học, góp phần nâng cao chất lợng giáo
dục trong tình hình hiện nay là vấn đề đang đợc các nhà trờng quan tâm nhiều nhất.
Bộ GD&ĐT Chủ trơng đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiếp tục thực hiện đổi mới
PPDH. Nghị quyết trung ơng hai khoá XIII đã chỉ rõ: Đổi mới mạnh mẽ phơng pháp
giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nếp t
duy sáng tạo của ngời học. Từng bớc áp dụng các PPDH tiên tiến và phơng tiện hiện
đại vào quá trình dạy học
Thế nhng, chúng ta thấy rõ rằng mặc dầu mỗi phơng pháp mới đều rất hay, nh-
ng GV lại rất lúng túng khi đổi mới PPDH, phần đông giáo viên chúng ta chỉ áp dụng

phơng pháp mới trong những tiết học có ngời khác đánh giá dự giờ, nhiều ngời thì
nhại lại thiết kế của ngời khác một cách máy móc, thụ động. Có ngời thậm chí không
biết áp dụng PPDH mới là nh thế nào Có không ít giáo viên hầu nh không thay đổi
PPDH truyền thống, ngại đổi mới, bảo thủ và lạc hậu và hình nh họ đứng ngoài vad
thờ ơ với việc đổi mới PPDH.
Tuy nhiên, bên cạnh thực tế đó chúng ta đã đạt đợc những thành tựu đáng kể:
nền giáo dục nớc nhà đang ngày càng khởi sắc. Việc áp dụng khoa học công nghệ,
tiếp cận với trình độ khoa học tiên tiến của thế giới đối với Việt Nam chúng ta đợc
đánh giá là bớc nhảy vọt. Đội ngũ giáo viên ngày càng nâng cao trình độ chuyên
môn, cũng nh trình độ lý luận chính trị. Số lợng giáo viên giỏi các cấp ngày một nhân
lên đây là lực lợng nòng cốt đang vận dụng những PPDH tiên tiến, phù hợp với thực
tiễn, góp phần làm nên những kỳ tích của nên giáo dục Việt Nam.
Phơng pháp giảng dạy phù hợp sẽ phát huy hiệu quả, trực tiếp ảnh hởng đến
chất lợng giờ dạy. Nhiều khi cùng một nội dung dạy học nhng khi sử dụng các phơng
pháp khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau. Nếu không thay đổi nội dung dạy học
thì việc thay đổi phơng pháp cũng chẳng ích gì, ngợc lại, nếu nội dung dạy học có
khoa học, hiện đại mà không thay đổi phơng pháp cho phù hợp thì chất lợng cũng
chẳng thể hơn.
Trong bối cảnh mới tốc độ phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật, lợng tri
thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân. Khái niệm học vấn phổ
thông trong những năm đầu của thế kỷ 21đã khác rất xa so với 20 hay 30 năm về tr-
ớc. Con đờng đa học vấn phổ thông đến với thế hệ trẻcũng đợc mở rộng với rất nhiều
kênh thông tin khác nhau, mà kênh qua nhà trờng chỉ là một trong số đó, cho dù có là
kênh chính. Vì vậy những gì là hạn chế, lạc hậu của nội dung, chơng trình và không
loại trừ phơng pháp đều phải đợc laọi bỏ để thay thế vào đó những gì là mới mẻ, cập
nhật và phù hợp nhất làm sao mang lại hiệu quả cao nhất trong dạy học.
Vậy việc đổi mới về nội dung, hình thức và phơng pháp là đòi hỏi của thực tế
khách quan, mang tính quy luật phổ biến mà mọi quốc gia, mọi nền giáo dục đều phải
chấp thuận. Trong đó phải đổi mới phơng pháp dạy học là khâu then chốt nhất.
7

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
Phn th 2
Thực trạng chất lợng dạy học và chỉ đạo đổi mới Phơng
pháp dạy học ở trờng Tiểu học Tân hơng 1
I. Đặc điểm tình hình chung
1. Vài nét về tình hình địa phơng
Tân Hơng là một xã mới thành lập từ năm 2005, đợc chia tách từ 3 xã : xã Nghĩa
Hành, xã Kỳ Sơn và xã Hơng Sơn là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm tới hơn 41 %,
giao thông đi lại tơng đối thuận lợi, có tới 4 km đờng mòn Hồ Chí Minh chạy qua, nh-
ng giao thông liên thôn, liên xóm thì khá phức tạp, lắm khe, nhiều suối cha có đờng
bê tông mà chủ yếu là đờng đất, đá mà cha nắng thì đã khô bụi mù mịt, cha ma thì đã
trơn nh đổ mỡ, nhiều đoạn đờng còn ngập lụt nớc băng cả mấy ngày trời mới rút đợc,
đây là sự cản trở không nhỏ tới công tác duy trì sĩ số HS của các nhà trờng. Diện tích
tự nhiên của toàn xã là 3127,46 ha, dân số 7538 ngời trong đó tôn giáo (385 hộ) 2000
ngời. Toàn xã chỉ có 15 xóm nhng có tới 8 xóm vùng đặc biệt khó khăn đợc hởng ch-
ơng trình hỗ trợ 135 của Chính phủ. Tình hình dân trí của xã nhà còn thấp, không
đồng đều, nên sự nhận thức về các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nớc còn
hạn chế. Việc quan tâm đầu t cho giáo dục đang rất khiêm tốn, còn nặng về t tởng ỷ
lại, trông chờ vào các dự án. Kinh tế của xã nhà 100% dựa vào nghề nông, mức thu
nhập bình quân thấp. Do đó, cơ sở vật chất các trờng học còn thiếu thốn nhiều. xã có
3 trờng học trong đó có 2 trờng Tiểu học và 1 trờng Mầm non, cha có trờng Trung học
cơ sở. Các nhà trờng hầu nh cha đủ phòng học, đặc biệt là trờng Mầm non còn phải
học tạm nhà hội trờng của xóm. Thiếu trầm trọng vẫn là phòng chức năng. Trang bị
phòng học sơ sài, thiếu điện thắp sáng, thiếu các phơng tiện dạy học gây không ít khó
khăn cho giáo viên khi giảng dạy
2. Tình hình giáo dục của trờng Tiểu học Tân Hơng 1 hiện nay
Cùng với tình hình phát triển giáo dục chung của huyệnTân Kỳ, trong những năm
gần đây trờng Tiểu học Tân Hơng 1 có những bớc phát triển rõ rệt.Toàn trờng hiện nay

có 10 lớp, trong đó: Khối 5 - 2 lớp , Khối 4 - 2 lớp , Khối 3 - 2 lớp , Khối 2 - 2 lớp ,
Khối 1 - 2 lớp. Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Năm 2004 trờng đã đợc công nhận
đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Trờng có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân
viên là 26 đồng chí. Trong đó Đại học 11 đồng chí; Cao đẳng 6 đ/c: Hiện nay, nhà tr-
ờng đang tập trung giữ vững và nâng cao chất lợng giáo dục, đặc biệt là thực hiện tốt
việc đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông. Hiện tại nhà trờng đang thực hiện các đề
8
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
án về giáo dục, đặc biệt là đề án nâng cao chất lợng giáo dục, xây dựng trờng đạt
chuẩn quốc gia(theo quy định của Bộ GD&ĐT) vào tháng 5 năm 2010.

II. Quá trình thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học tại trờng Tiểu
học Tân Hơng 1- huyện Tân Kỳ trong 4 năm qua
Từ khi Bộ GD&ĐT triển khai chơng trình và SGK mới năm 2002, trờng Tiểu
học Tân Hơng 1 đã có kế hoạch chỉ đạo việc đổi mới PPDH nói chung và PPDH phát
huy tính tích cực học tập của học sinh nói riêng. Ban giám hiệu nhà trờng và GV đều
nhận thức đợc việc đổi mới PPDH và dạy học phát huy tính tích cực học tập của học
sinh là rất quan trọng. Qua từng năm thay sách, trờng đã chú trọng công tác bồi dỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên khá cụ thể.
+ Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chủ
trơng đổi mới phơng pháp dạy học.
+ Tổ chức cho giáo viên học tập tiếp thu chuyên đề đổi mới phơng pháp dạy học.
Tổ chức lớp học, mời chuyên viên phòng Giáo dục giảng dạy để nắm hệ thống kiến
thức lý thuyết về các phơng pháp dạy học, nhất là các phơng pháp dạy học mới.
+ Tổ chức cho giáo viên xem băng hình về những tiết dạy thể nghiệm để học tập
và rút kinh nghiệm.
+ Tiến hành cho giáo viên dạy thể nghiệm tất cả các môn học và tổ chức rút kinh
nghiệm. Bên cạnh đó nhà trờng còn lựa chọn những đồng chí giáo viên có trình độ, năng

lực chuyên môn giỏi dạy mẫu, dạy thể nghiệm để Giáo viên cùng nhau học tập, trao đổi
thảo luận rút kinh nghiệm trong đổi mới PPDH.
+ Tăng cuờng dự giờ thăm lớp, học tập chuyên môn dới nhiều hình thức.Yêu cầu
mỗi giáo viên dự giờ ở các lớp ít nhất 1 tiết/ tuần. Dự đủ số môn, có ghi chép đầy đủ,
nhận xét đánh giá và cuối tháng có tổng hợp báo cáo hiệu trởng. Làm nh vậy, giáo
viên sẽ luôn có ý thức chuẩn bị giảng dạy tốt.
+ Đi liền với đổi mới phơng pháp là sử dụng các phơng tiện dạy học. Vì vậy, trờng cử
GV giỏi Tỉnh tập huấn cho giáo viên về cách sử dụng các phơng tiện, đồ dùng dạy học
của từng lớp, từng môn học, từng bài học.
+ Tổ chức các đợt phát động làm đồ dùng dạy học. Một số giáo viên đã biết tận dụng
những vật liệu có sẵn, dễ kiếm, rẻ tiền ở địa phơng để xây dựng cho mình bộ đồ dùng dạy
học.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên đi học vi tính, sử dụng vi tính thành
thạo để soạn bài .
+ Công tác kiểm tra đánh giá đợc tiến hành khá kịp thời, khoa học, vì thế sớm phát
hiện ra những sai sót để uốn nắn, đồng thời động viên khuyến khích những giáo viên tích
cực trong việc đổi mới PPDH.
Trong quá trình triển khai thực hiện đổi mới PPDH, chúng tôi nhận thấy đã đạt đợc
những kết quả và những hạn chế nh sau:
1. Những kết quả đạt đợc và nguyên nhân
a) Những kết quả đạt đợc:
- Trong những năm qua đợc sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ tận tình của Phòng
GD&ĐT Tân Kỳ, sự quan tâm của UBND xã Tân Hơng, sự chỉ đạo sâu sát của Ban
giám hiệu nhà trờng, sự kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà
trờng, phong trào thi đua dạy tốt - học tốt trong nhà trờng đã dấy lên rầm rộ.
Việc đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa đã đợc Đảng uỷ,
chính quyền địa phơng, các tổ chức đoàn thể quan tâm tạo sức mạnh đồng bộ giúp nhà
trờng xây dựng cơ sở vật chất, phòng học, mua sắm thiết bị cho học sinh tạo điều
kiện cho giáo viên đổi mới PPDH.


Bảng 1: Số lợng phòng học của trờng tiểu học Tân Hơng 1
Năm học Số lớp
Phòng học
số
phòng
Trong đó
Kiên cố Cấp 4 xuống Phòng
9
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
cấp tranh
2005
2006
12 12
0 12 12
0
2006
2007
11 12
0 12 12
0
2007
2008
11 11
0 12 7
0
2008
2009
10 11

0 12 7
0
Qua những số liệu đã đợc thống kê chúng ta thấy tổng số phòng học xuống cấp
giảm dần; trong năm học 2009 - 2010 trờng đợc xây dựng 8 phòng học hai tầng, hiện
đang thi coong với dự án tài trợ của Hội đồng Phi chính phủ. Đây là điều kiện thuận
lợi giúp giáo viên sử dụng không gian lớp học làm phơng tiện dạy học, thực hiện đổi
mới phơng pháp thuận lợi hơn.
- Trình độ quản lý cũng nh trình độ của giáo viên đợc nâng lên nhiều. Giáo viên
ai nấy đều lo lắng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiêph vụ. Số giáo viên đạt
chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao. Năng lực giảng dạy của giáo viên ngày càng tiến
bộ. Học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, tự giác, trung thực và tin tởng hơn vào
thầy cô giáo. Chất lợng giáo dục nâng lên qua các năm. Nền nếp sinh hoạt của của tr-
ờng ngày càng đi vào quỹ đạo tốt, cảnh quan trờng học ngày càng đổi mới. Mạng lới
trờng học đã ở giai đoạn khá ổn định.
Bảng 2: Trình độ cán bộ giáo viên trờng Tiểu học Tân Hơng 1
Năm học
Tổng
số
CBG
VNV
Trình độ quản lý Trình độ giáo viên
Tổng
số
Trung
cấp
CĐ ĐH
Trên
ĐH
Tổng
số


cấp
Trung
cấp
CĐ ĐH
Trên
ĐH
2005 - 2006
24 2 1 0 1 0 22 0 10 3 9 0
2006 - 2007
25 2 1 0 1 0 21 0 6 5 10 0
2007 - 2008
26 2 1 1 1 0 20 0 3 6 11 0
2008 - 2009
26 2 0 0 2 0 20 0 3 6 11 0
Số liệu thống kê trên cho thấy trình độ giáo viên ngày càng nâng lên. Trình độ
của cán bộ quản lý đạt trên chuẩn 100%. Số cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ
trên chuẩn chiếm tới 86,4%. Phong trào học tập nâng cao trình độ đang đợc hởng ứng
sôi nổi. Tuy nhiên, số cán bộ quản lý và giáo viên trên đại học không có. Hiện tại có 2
đ/c (1 cán bộ quản lý và 1giáo viên) đang học trung cấp lý luận chính trị chuẩn bị tốt
nghiệp.
- Ban giám hiệu nhà trờng khá năng động, sáng tạo trong việc chỉ đạo thực hiện
thay sách giáo khoa cũng nh đổi mới PPDH.
- Đa số giáo viên đã xác định đợc tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH. Một bộ
phận giáo viên đã có sự sáng tạo trong việc lựa chọn và sử dụng các PPDH. Có nhiều giờ
dạy tạo gây đợc sự hứng thú học tập cho học sinh. Một số giáo viên đã đạt giáo viên dạy
giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Bảng 3: Thống kê giáo viên dạy giỏi các cấp
Năm học
Tổng số

GV
Đạt danh hiệu dạy giỏi các cấp
Tỉnh Huyện Trờng
SL SL SL SL SL TL%
2005 - 2006 22 2 4 10 10 4
18,0
2006 - 2007 21 2 4 10 10 4
19,0
2007 - 2008 20 3 0 10 10 0
0,0
2008 - 2009 20 2 0 3 3 0
0,0
10
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
Bảng thống kê cho thấy số giáo viên dạy giỏi các cấp có tăng lên qua các năm, chất l-
ợng chuyên môn của giáo viên ngày càng tiến bộ. Đặc biệt là phong trào phấn đấu trở
thành giáo viên dạy giỏi thực sự đến với mỗi giáo viên. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn
trong việc thực hiện chơng trình mới, song hầu hết giáo viên đều nhiệt tình, say sa với
nghề nghiệp, nỗ lực phấn đấu hết mình, vơn lên đạt nhiều thành tích cao. Có giáo viên là
giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện. nhiều năm liền nh đ/c : Hứa Thị Hoài 6 năm liên
tục là GV giỏi Tỉnh, đ/c Nguyễn Thị Hồng 3 năm liền là GV giỏi Tỉnh , Số giáo viên yếu
hàng năm không còn.
b) Nguyên nhân của những kết quả trên:
- Để nhà trờng Tiểu học Tân Hơng 1 có đợc kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo sâu sát
của Phòng GD&ĐT Tân Kỳ, sự năng động sáng tạo trong quá trình quản lý chỉ đạo của
Ban giám hiệu nhà trờng, sự quan tâm và phối kết hợp của Đảng uỷ, chính quyền địa ph-
ơng và nhân dân trong xã. Sự cố gắng không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ giáo viên nhân
viên trong nhà trờng. Sự đồng tình ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh

- Ban giám hiệu nhà trờng đã có kế hoạch chỉ đạo khá cụ thể trong từng năm học
và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
- Giáo viên trong toàn trờng có chuyển biến rõ rệt, nhận thức ngày càng sâu sắc
hơn vai trò, vị trí của mình trong coong tác giáo dục. Có tinh thần trách nhiệm cao, có ý
thức xây dựng tập thể đoàn kết. Giáo viên ngày càng tự tin hơn, phát huy tốt hơn tính dân
chủ trong công việc và trong kiểm tra đánh giá.
2. Những hạn chế , tồn tại và nguyên nhân
a) Những hạn chế còn tồn tại:
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều nhất là các phòng chức năng cha có. Phòng
học cha đạt chuẩn. Cảnh quan môi trờng s phạm cha đạt yêu cầu nh công trình vệ sinh
còn tạm bợ, hệ thống cây xanh, bồn hoa cây cảnh còn nghèo. đã gây không ít khó
khăn cho giáo viên trong việc sử dụng không gian lớp học, môi trờng cảnh quan, các
phòng chức năng để làm phơng tiện dạy học hoặc tổ chức cho học sinh học theo nhóm
khó tiến hành đợc.
Một số GV do tuổi cao, có những giáo viên là giáo viên hợp đồng 9 10 năm nay,
đồng lơng quá ít ỏi nên hạn chế lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Năng lực của một số
GV còn hạn chế, ý thức cha cao, nhận thức còn mờ nhạt trong vấn đề đổi mới PPDH. Việc
vận dụng các điều kiện cụ thể của đơn vị để thực hiện đổi mới PPDH còn nhiều hạn chế,
thiếu thực tế, bàng quang, thiếu chí tiến thủ. Có những giáo viên tỏ ra lúng túng khi dạy
học theo PPDH mới.
- Chất lợng dạy học ở một số lớp đang thấp, số học sinh yếu còn nhiều, nhất là các lớp ở
vùng lẻ, đối với lớp 4,5 Học sinh con hộ nghèo quá đông, một số gia đình cha quan tâm
chăm lo cho việc học hành của các cháu, còn khoán trắng cho nhà trờng.
- Nhà trờng duy trì tốt hoạt động dự giờ, thăm lớp kiểm tra khảo sát chất lợng dạy học,
qua đó nắm bắt tình hình việc vận dụng đổi mới PPDH nh thế nào để kịp thời điều chỉnh, giúp
GV dạy học tốt hơn . Kết quả khảo sát nh sau.
Bảng 4: Thống kê chất lợng dạy và học qua khảo sát
Năm học
Số
tiết

dự
Xếp loại
Số HS
khảo
sát
Chất lợng
Giỏi Khá TB Yếu
Đạt Y/C trở
lên
Yếu
2005 - 2006
50
1 = 2% 35 = 70 % 10 = 20% 4 = 8 %
110
89 = 80,9% 21 = 19,1%
2006 - 2007
45
3 = 6,6 % 35 = 78 % 6 = 13,2 % 1= 2,2 %
95
81 = 85,3% 14 =14,7%
11
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
200 7- 2008
60
5 = 8,3 % 50=83,3 % 5 = 8,4 % 0 = 0 %
126
114 = 90,5% 12 = 9,5%
2008 - 2009

55
5 = 9 % 46= 83,9% 3 = 5,4% 1 = 1,8 %
116
10 = 92,2% 9 = 7,8 %

- Qua dự giờ thăm lớp chúng tôi nhận thấy giáo viên còn bị động thiếu bình tĩnh, tự
tin; cha xâu chuỗi đợc kiến thức theo hệ thống kiến thức lô gich của của mạch kiến thức bài
trớc bài sau, lớp trớc, lớp sau, còn vấp phải trờng hợp HS đã học nhng GV vẫn sa vào khai
thác tìm hiểu mổ xẻ quá kỹ. Cha nắm chắc trọng tâm để dạy có điểm nhán , Bài học còn dàn
trải, khô khan. Giáo viên phụ thuộc quá nhiều vào thiết kế, sa vào thuyết giảng, kỹ năng tổ
chức các trò chơi học tập còn niều hạnchế, Hình thức tổ chức lớp học còn nghèo nàn. Một số
GV còn dạy học theo kiểu trình diễn cho ngời dự xem chứ cha chú trọng vào đối tợng ngời
học. Phân bố thời gian cha hợp lý, thờng bị thiếu thời gian nhất là những tiết nh Tập làm
văn, Luyện từ và câu. Lịch sử, đạo đức. GV cha khai thác hết dụng ý của sách giáo khoa đặc
biệt là những tiết có nhiều kênh hình. Vì thế số tiết dạy giỏi còn ít, số tiết đạt khá cha nhiều,
số tiết dạy trung bình và yếu vẫn còn.
- Học sinh còn thụ động học tập, chuẩn bị bài đối phó để kiểm tra, nắm cha chắc kiến
thức, còn học thuộc vệt. Kỹ năng giải toán còn non. Học sinh thiếu phơng pháp tự học. Suy
luận còn kém. Khả năng t duy cha cao. Thiếu sáng tạo cha thực sự mày mò học tập
- Đánh giá chung : Các tiết dạy vẫn còn nặng nề, học sinh mệt mỏi dẫn đến chất
lợng cha cao. Việc đổi mới PPDH cha có hiệu quả thực sự.
b) Nguyên nhân của những hạn chế trên:
- Một bộ phận GV tuổi đã nhiều, ngại thay đổi, suy nghĩ thiếu trách nhiệm co rằng
không còn mấy thời gian công tác nên chỉ kéo dài thời gian chờ đến ngày nghỉ hu.
- Một số giáo viên là những đồng chí hợp đồng ngắn hạn đã chín, mời lơng mỗi
tháng chỉ từ 3000.000 đến 5000.000 với giá cả thị trờng khủng hoảng nh trong thời gian
qua thì sao mà an tâm công tác cho tốt đợc.
- Đa phần giáo viên của trờng là giáo viên từ khắp các miền trong huyện thậm chí
có cả giáo viên ngoại huyện về công tác, nhà xa, đi lại khó khăn nên phần nào quỹ thời
gian đầu t cho dạy học cũng bị hạn chế.

- Do đời sống của nhân dân Tân Kỳ còn nghèo, thu nhập thấp nên việc đầu t cho
xây dựng cơ sở vật chất còn hạn chế.
- Một bộ phận giáo viên trong dạy học quá lệ thuộc còn xem sách giáo khoa là pháp
lệnh , xem sách giáo viên nh là cây gậy dò đờng cho công tác giảng dạy của mình. Họ còn
lệ thuộc quá lớn vào tài liệu tham khảo mà thiếu tự tin vào chính mình. cha xác định đợc
nội dung cơ bản. trọng tâm của mỗi bài cần đạt khi dạy thờng sa vào trình bày hết toàn bài
trong sách giáo khoa, kể cả phần học sinh có thể tự học dẫn đến tiết dạy quá về mặt thời
gian mà không đạt yêu cầu.
- Một số giáo viên còn quan niệm đổi mới PPDH, phải hỏi thật nhiều, để học sinh
trả lời là học sinh sẽ nắm đợc bài, giáo viên đã biến giờ học thành hỏi - trả lời khiến tiết
học nặng nề hơn. Giáo viên cha tin tởng vào khả năng tiếp thu của học sinh, luôn gò học
sinh làm theo ý thầy. Trả lời cũng phải theo cách diễn đạt nh ý thầy, vì thế mà thui chột đi ý
tởng sáng tạo của trẻ. Trong giáo viên còn tồn tại sự dựa dẫm, chờ đợi chỉ đạo và cả sự làm
mẫu của cấp trên.
- BGH nhà trờng do áp lực công việc quá lớn nên cha thật sự có sự chỉ đạo thật cụ
thể cho GV trong định hớng đổi mới PPDH, Sự hớng dẫn đổi mới PPDH của lãnh đạo
phòng GD & ĐT cha thực sự cụ thể, mới chỉ mang tính chất chỉ đạo trên văn bản, chung
chung cho mọi nhà trờng và mọi GV, và có khi chỉ là lên kế hoạch rồi kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch đó ra sao thậm chí có lúc còn chỉ nhận kết qủa thực hiện cũng bằng văn bản
của các nhà trờng gửi lên mà không có sự kiểm tra xem trên thực tế GV đã chấp hành nh
thế nào. Việc phòng GD&ĐT không có sự hớng dẫn cụ thể cho các trờng phải tiến hành
nh thế nào.Nhận báo cáo lại bằng giấy tờ nên tình trạng báo cáo chạy theo thành tích vẫn
diễn ra đều đặn và vì thế mà việc học sinh ngồi nhầm lớp, học sinh yếu kém vẫn tồn tại
,không thuyên giảm theo đúng thực chất. Dẫn tới các nhà trờng còn gặp không ít lúng túng
trong khâu chỉ đạo giáo viên mình thực hiện đổi mới PPDH.
12
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
- Việc đổi mới PPDH có khi chỉ rộ lên trong từng giai đoạn (thi giáo viên dạy giỏi,

thao giảng, ) chứ cha thực sự đi vào từng tiết dạy hàng ngày của mỗi giáo viên.
- Cán bộ quản lý nhập cuộc chỉ với cơng vị là ngời chỉ huy mà không nh ngời
bạn đối với GV, Giáo viên ngại phải trao đổi những vớng mắc với cấp trên mình. Giáo
viên cha thật sự cởi mở để giải bày những khó khăn trong công tác giảng dạy với lãnh
đạo, vì một mặt cũng do năng lực của ngời quản lý cha đủ tầm cho giáo viên tin tởng,
mặt khác BGH còn tạo khoảng cách uy quyền quá lớn trong giáo viên. Mặt khác nữa
BGH cha đợc chú trọng lắm trong việc thực hiện đổi mới PPDH, nếu có thì cũng cha
đề ra đợc biện pháp quản lý hiệu quả giúp giáo viên vợt qua căn bệnh chây lời, ngại
thay đổi. Có cán bộ quản lý do bận quá nhiều việc nên ít có thời gian dự giờ đi sâu, đi
sát, tháo gỡ kịp thời những băn khoăn vớng mắc của giáo viên.
Giáo viên hiện nay ồ ạt giấy lên phong trào soạn bài vi tính đó là dấu hiệu tốt
nhng điều đáng tiếc là họ còn nhầm lẫn giữa việc sử dụng công nghệ thông tin, sử
dụng phơng tiện hiện đại là đổi mới phơng pháp giảng dạy. Có hiệu trởng cho rằng
soạn bài bằng máy vi tính, dạy học bằng giáo án điện tử là đổi mới PPDH mà không
hiểu rằng mục đích quan trọng nhất của đổi mới PPDH, (nên ép buộc 100% GV đi
học và sạon bài bằng vi tính không cho soạn tay) là biến ngời học thành chủ thể, phát
huy tính tích cực, chủ động của ngời học để chiếm lĩnh tri thức, sáng tạo, đạt hiệu quả
cao trong học tập. Còn giáo án điện tử hay thảo luận nhóm chỉ là biện pháp, phơng
tiện để đạt đợc mục đích nâng cao chất lợng, hiệu quả giáo dục. Không nên quá câu
nệ vào hình thức, đánh đồng giữa phơng tiện và mục đích.
- Do đời sống của nhân dân xã Tân Hơng còn quá nghèo, tỷ lệ xóm nghèo là 8 / 15
xóm chiếm tới 53,0 %, Hộ nghèo đợc hởng trợ cấp của nhà nớc lên tới > 41,0 % . Bản thân
những gia đình này, nói riêng và xã nhà nói chung còn phải nhận sự hỗ trợ của nhà nớc nên
nói gì đến việc đầu t cho giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất nhà trờng có
đợc là nhờ sự đầu t, hỗ trợ của nhà nớc. Nhân dân đóng góp chỉ là rất nhở, đây cũng chính
là mặt hạn chế lớn của công tác xã hội hóa trên địa bàn xã Tân Hơng.
- Công tác xã hội hóa của các tổ chức xã hội trên địa bàn xã cha tốt, cha kịp thời
động viên GV và HS có thành tích trong phong trào thi đua dạy tốt Học tốt. Các tổ chức
cha thật sự nhập cuộc vào công tác giáo dục.
Từ những nguyên nhân trên chúng tôi rút ra một số vần đề cần tập trung làm

tốt trong công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH nh sau :
III. Những vấn đề đặt ra trong công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy của giáo viên trờng Tân Hơng I
- Một là : Nhà trờng cần chăm lo tới công tác giáo dục chính trị, t tởng đạo đức cho
tất thảy cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh.nâng cao nhận thức.
- Hai là : Có biện pháp chỉ đạo việc học tập, nâng cao nhận thức đúng đắn về vấn đề
Đổi mới PPDH trong giai đoạn tiếp theo, giai đoạn Hội nhập kinh tế quốc tế, gai đoạn
Khoa học công nghệ đang phát triển nh vũ bão.
- Ba là: Nhà trờng cần phải có kế hoạch chỉ đạo thật cụ thể, chi tiết về việc thực hiện
đổi mới PPDH của trờng mình.
- Bốn là : Ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT, BGH nhà trờng phối hợp và có kế hoạch chỉ
đạo việc kiểm tra, giám sát, đánh giá đúng thực chất, chất lợng dạy học của các nhà trờng,
đặc biệt là việc thực hiện dạy học theo phơng pháp mới. Trong kiểm tra có nhận xét, tổng
kết, rút kinh nghiệm cụ thể và có hớng giải quyết những vấn đề của hậu kiểm tra.
- Năm là: Nhà trờng cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động các tổ chức tham
gia công tác xã hội hóa giáo dục. Tham mu, phối hợp với lãnh đạo địa phơng xây dựng cơ
sở vật chất để đảm bảo tiêu chuẩn trờng chuẩn quốc gia, tạo điều kiện cho giáo viên thực
hiện tốt đổi mới PPDH.
- Sáu là: Bản thân mỗi GV không ngừng tự học, tự bồi dỡng nâng cao nhận thức về
vai trò, vị trí của Đổi mới PPDH , nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu
cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
13
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
- Mỗi Giáo viên cần làm tốt công tác phối hợp giáo dục giữa Gia đình nhà tr-
ờng và xã hội.
-
Phn Th 3
Phơng hớng và một số giải pháp

nhằm nâng cao
chất lợng việc thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học
tại trờng Tiểu học Tân Hơng I - Huyện Tân Kỳ
trong giai đoạn hiện nay
I. Phơng hớng:
Để việc đổi mới PPDH không chỉ là phong trào, để nó không chỉ đợc nhìn thấy
trên bề nổi mà còn đợc nhân rộng trong nhà trờng, trong từng lớp và trở thành thói
quen của mỗi ngời thầy, cô giáo nhằm nâng cao thực sự chất lợng dạy học của trờng
Tiểu học Tân Hơng1-Tân Kỳ, chúng tôi đề ra phơng hớng, chỉ tiêu phấn đấu nh sau:
1. Về công tác chỉ đạo của nhà trờng :
- Nhà trờng tham mu, phối hợp với các cấp lãnh đạo Phòng, Sở
GD&ĐT, tổ chức cho cán bộ, giáo viên của trờng đợc học tập nâng cao trình độ lý
luận chính trị, chuyên môn nghề nghiệp. Có cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán bộ,
giáo viên học nâng chuẩn đào tạo. Phấn đấu có 1 đồng chí quản lý và 1 giáo viên có
trình độ trên chuẩn. Thờng xuyên mở các đợt tập huấn, chuyên đề, hội thảo bồi dỡng
PPDH cho giáo viên ít nhất là hai tuần (Tuần nghỉ học giữa kỳ ), và những lần sơ tổng
kết thực hiện chuyên đề,
- Có cơ chế bồi dỡng giáo viên từ đầu mỗi năm học và tạo mọi điều
kiện cho giáo viên thực hiện tốt đổi mới PPDH, tham gia các kỳ thi Giáo viên dạy giỏi
cấp Huyện, cấp Tỉnh. Chỉ tiêu : có 3 đ/c đến 5 đ/c Giáo viên giỏi Tỉnh, 5 đ/c GV giỏi
Huyện .
2. Về phía giáo viên :
- Nâng cao chất lợng đội ngũ, phấn đấu có nhiều giáo viên giỏi các cấp. Tổ chức
viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH và nhân rộng đại trà áp dụng vào dạy
học thực tế của trờng.
- Phấn đấu 100% giáo viên sử dụng thành thạo vi tính để áp dụng Đổi mới
PPDH hiệu quả hơn.
3. Về phía Học sinh :
- Nâng cao chất lợng học sinh đảm bảo đạt chuẩn theo yêu cầu, lên lớp thực
chất, học thực chất để nâng chất lợng đại trà lên tới 97 99 % , phát triển chát lợng

mũi nhọn. Hằng năm có tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đông hơn. Tổ chức cho học sinh
tham gia giải toán Vi - ô - lim pic qua mạng Intenet.
II. một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lợng việc
thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học

Giải pháp thứ nhất: Chăm lo bồi dỡng, giáo dục chính trị, t tởng, chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên.
1. Tổ chức cho giáo viên học tập, quán triệt các văn bản chỉ thị, nghị quyết, về
chủ trơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc nói chung về các văn bản hớng
dẫn thực hiện Đổi mới phơng pháp dạy học nói riêng. Học tập tất cả các văn bản có
liên quan đến công tác giáo dục và đào tạo; hớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của
14
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nghệ An, của phòng GD&ĐT Tân Kỳ , của trờng Tân Hơng
1.
2. Nâng cao nhận thức đổi mới phơng pháp dạy học theo hớng tích cực hóa hoạt
động của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của học sinh.
- Từ lối quen thuyết giảng, không ít GV chỉ chạy theo khối lợng kiến thức có
trong sách giáo khoa, không quan tâm đến việc tìm ra những biện pháp tác động đến
quá trình nhận thức của học sinh. Đây là rào cản thứ hai của GV khi đổi mới PPDH.
Bản chất của việc dạy học là làm cho học sinh chủ động tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ kiến
thức. Học sinh tiếp thu kiến thức không phải chỉ qua kênh nghe, kênh nhìn mà còn
phải đợc tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc đợc vận dụng, trao đổi thể hiệnsuy
nghĩ, chính kiến của mình Từ xa xa ngời phơng Đông đã có câu: Tôi nghe thì tôi
quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu. Những kết quả nghiên cứu khoa học
hiện đại cũng cho thấy: HS chỉ có thể nhớ đợc 5% nội dung kiến thức thông qua đọc
tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ đợc 15% nội dung kiến thức. Nếu

quan sát có thể nhớ đợc 20%. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ đợc 25 % . Thông qua
thảo luận học sinh có thể nhớ đợc 55%. Nhng nếu HS đợc trực tiếp tham gia vào các
hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75 %. Còn nếu giảng
lại cho ngời khác nghe thì có thể nhớ tới đợc 90 % . Điều này cho thấy tác dụng tích
cực của việc dạy học theo hớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh.
3.Từng bớc khắc phục t tởng bảo thủ, ngại đổi mới, có biện pháp thôi thúc tạo
động lực cho giáo viên phát huy tính sáng tạo của bản thân trong việc tìm ra những
PPDH. Sự nỗ lực, năng động của chính bản thân thầy, cô mới là yếu tố quyết định
nhất để đổi mới cách dạy và thành công trong đổi mới cách dạy.
4. Tăng cờng công tác bồi dỡng giáo viên theo định kỳ, bồi dỡng thờng xuyên, tổ
chức hội thảo chuyên đề " Đổi mới cách dạy, cách học". Phát động phong trào viết
sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học. Tiêu chí là mỗi giáo viên trong 1 năm
có 1 sáng kiến kinh - nghiệm để nâng cao chất lợng giáo dục học sinh. Tổ chức dự giờ
thăm lớp, thao giảng để giáo viên rèn luyện và học tập lẫn nhau.
+ Giáo viên có trình độ cao đẳng s phạm, nếu tuổi còn trẻ sẽ cử đi học các lớp đại
học tại chức, đại học từ xa.
+ Những giáo viên có trình độ đạt trên chuẩn trở lên, xếp loại đạt yêu cầu thì tiếp
tục bố trí giảng dạy vàẻyeu cầu tự bồi dỡng nâng cao nghiệp vụ giảng dạy.
+ Đối với giáo viên tuổi đời cao, năng lực có hạn chế, lãnh đạo nhà trờng phối hợp
với công đoàn, động viên họ nghỉ hu trớc tuổi hoặc bố trí sang việc khác.
+ Đối với giáo viên trẻ, cha có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, cần bồi
dỡng cho họ phơng pháp, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động giáo dục, bằng cách
cho học học tập chuyên môn, dự giờ thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm của những đồng
nghiệp đi trớc có chuyên môn vững.
+ Đối với giáo viên giỏi, tổ chức cho họ đi tham quan thực tế, tiếp cận với phơng
pháp dạy học mới ở các trờng điểm để họ nâng cao trình độ, từ đó xây dựng nòng cốt
trong chuyên môn của nhà trờng.

Hình thức bồi dỡng đa dạng, thông qua các buổi sinh hoạt hội đồng s phạm, học

tập nghị quyết của Đảng, các hoạt động xã hội khác và tốt nhất là bố trí đi học các lớp
đào tạo chính trị theo hệ chính quy.

Giải pháp thứ hai: Nâng cao năng lực quản lý của giám hiệu
Để nâng cao chất lợng thực hiện đổi mới PPDH của đội ngũ giáo viên, phải
nâng cao năng lực quản lý của BGH. Đây là giải pháp có tác động mạnh mẽ để giáo
viên luôn vơn lên đổi mới PPDH có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình giảng
dạy và giáo dục của mình
15
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
1. Hàng năm đội ngũ quản lý đợc đánh giá xếp loại theo các tiêu chí đã xây
dựng từ đầu năm học (trên cơ sở các quy định của cấp trên). Những cán bộ quản lý
liên tục ba năm không chỉ đạo đợc trờng mình chuyển biến hoặc chuyển biến chậm
thì miễn nhiệm.
2. Các nhà trờng quản lý dạy học bằng việc quản lý theo kế hoạch, quy chế đã
quy định, nhà trờng xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động cụ thể của đơn vị và tổ
chức quản lý thực hiện theo kế hoạch trong suốt cả năm học. Trong đó cần quan tâm
tới việc quản lý các hoạt động của GV để thực hiện có hiệu quả đổi mới PPDH đó là :
- Quản lý việc thực hiện chơng trình dạy học.
Thực hiện nghiêm túc phân phối chơng trình của bộ đề ra. Ban giám hiệu cùng tổ
chuyên môn theo dõi việc thực hiện chơng trình của giáo viên hàng ngày có kế hoạch
bù những tiết còn chậm, cha dạy. Để quản lý tốt việc thực hiện chơng trình cần quản
lý việc lên lịch báo giảng, sổ đầu bài, giáo án. Có nh vậy mới thực hiện tốt phân phối
chơng trình.
- Quản lý việc soạn giáo án.
Soạn giáo án có vai trò hết sức quan trọng, là công việc cần thiết trớc lúc lên
lớp. Nó quyết định đến chất lợng bài giảng trên lớp, bài soạn trình bày rõ các hoạt
động của thầy và hoạt động của trò. Nội dung bài soạn phải đợc cải tiến phơng pháp

soạn, phơng pháp dạy và cần đạt mục tiêu bài học. Bài soạn phải là bản thiết kế khoa
học tạo đợc cảm xúc để bồi dỡng tinh thần, thái độ, động cơ hứng thú học tập của học
sinh.
- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên.
Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể đã phân công đối với giáo viên, kiểm tra đôn đốc
giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. Thực hiện đổi giờ đúng quy
định, khẩn trơng tiết kiệm thời gian. Trong tiết dạy cần phân phối giờ hợp lý theo
đúng yêu cầu bố cục bài dạy. Vận dụng linh hoạt các phơng pháp dạy học, sử dụng
thiết bị thí nghiệm vào các bài dạy. Cần dành thời gian chuẩn bị thí nghiệm trớc để đạt
hiệu quả cao trong giờ dạy. Việc kiểm tra đánh giá quản lý giờ dạy cần chú ý kiểm tra
toàn diện các hoạt động lên lớp của thầy và hoạt động học của trò, kể cả ở lớp và hớng
dẫn học ở nhà.
- Quản lý việc đánh giá xếp loại học sinh của giáo viên.
Việc đánh giá cho điểm học sinh phải đúng quy định của bộ giáo dục và đào
tạo, số lợng bộ môn, số con điểm từng môn, từng khối lớp, từng tháng, học kỳ một
cách kịp thời đúng quy chế. Chấm bài của học sinh, trả bài, chữa bài chính xác, khách
quan công bằng, không dùng điểm để đe doạ học sinh, khống chế học sinh.
Ban giám hiệu thờng xuyên kiểm tra sổ điểm lớp, bổ sung kịp thời những sai
sót cần thiết ký vào phần xác nhận của hiệu trởng.
- Quản lý việc dự giờ thăm lớp, tổ chức thực tập, thao giảng và dạy thể hiện các
chuyên đề.
Nhà trờng quy định thực tập theo vòng, mỗi học kỳ 2 lần đánh giá xếp loại, góp
ý kiến bổ sung giờ dạy cho nhau. Chế độ dự giờ giảng theo quy định, giáo viên mới ra
trờng 2 tiết/tuần, giáo viên trên 5 năm công tác trở lên 1 tiết/ tuần.
Thực hiện dạy thể nghiệm các chuyên đề tổ chứ theo cụm trờng theo kế hoạch
của ngành ngành giáo dục. Ngoài các giờ đợc tổ chuyên môn bố trí, giáo viên còn
tham gia thi giáo viên dạy giỏi để nâng cao trình độ.
- Quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học.
Đầu năm học sau khi xây dựng xong kế hoạch nhà trờng tổ chức cho giáo viên đăng
ký về đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học. Đăng ký thời gian

thực hiện trên cơ sở đó nhà trờng thành lập hội đồng khoa học của trờng xét xếp bậc
các sáng kiến kinh nghiệm. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa tạo điều kiện để
giáo viên học tập thêm về chuyên môn và các đồng nghiệp học tập lẫn nhau. Để làm
16
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
tốt công tác này hàng năm nhà trờng thờng phổ biến cách viết một sáng kiến kinh
nghiệm, cách đánh giá, cách vận dụng vào thực tiễn.
Cùng với phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm thì phong trào làm đồ dùng dạy
học cũng đợc chú ý. Trờng sẽ tổ chức thi chọn những đồ dùng có chất lợng tốt và th-
ởng xứng đáng
3. Sử dụng, quản lý, bảo quản hồ sơ sổ sách tốt. Các loại văn bản, hồ sơ của nhà
trờng đợc thực hiện theo đúng quy định tại Điều lệ trờng tiểu học. hồ sơ phổ cập, hồ
sơ chuyên môn, hệ thống các loại văn bản của các cấp , luôn cập nhật thông tin. Hồ
sơ cá nhân của GV, đợc hớng dẫn chỉ đạo thực hiện tốt, có chất lợng, thờng xuyên đợc
kiểm tra làm căn cứ xếp loại và đa vào tiêu chí thi đua để đánh giá giáo viên, Nhà tr-
ờng, lấy kết quả đánh giá nhà trờng là tiêu chí cơ bản để đánh giá xếp loại hiệu trởng.
Nhà trờng không đạt trờng tiên tiến thì hiệu trởng không đạt Chiến sỹ thi đua.
4. Việc đánh giá giáo viên đợc căn cứ vào hiệu quả công tác (lấy chất lợng học sinh
làm thớc đo), căn cứ vào hớng dẫn của các văn bản nh QĐ 14 chuẩn nghề nghiệp GV tiểu
học, QĐ xếp loại gv theo năng lực, vì thế mỗi một giáo viên ngày càng phải phấn đấu
trau dồi nghề nghiệp để đáp ứng với việc dạy học hiện nay.
5. Để giáo viên chuyên tâm tập trung đầu t vào đổi mới PPDH theo hớng phát
huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh, trớc hết ban giám hiệu các nhà trờng
cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên chuyên tâm lo công tác chuyên môn
Các cấp chuyên môn từ tổ ở nhà trờng đến Phòng GD, Sở GD&ĐT phải thực sự là
những bà đỡ nhằm tháo gỡ, giải quyết tốt các khó khăn, thắc mắc về chuyên môn
của giáo viên, đồng thời kích thích, thổi lên ngọn lửa nhiệt tình không biết mệt mỏi
đang tiềm ẩn trong mỗi thầy cô giáo. Tổ trởng, hiệu phó phụ trách chuyên môn nên

quan tâm sâu sát, nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên để có biện pháp
hỗ trợ, bổ sung, khắc phục kịp thời những phần còn thiếu hụt.
6. Phân công giáo viên hợp lý để mỗi ngời phát huy đợc năng lực của mình.
- Phân công phù hợp với trình độ năng lực sở trởng và hoàn cảnh của từng giáo
viên để phát huy tính tích cực của đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục.
- Có chơng trình kế hoạch trớc mắt và một vài năm tới đối với bố trí giáo viên,
trong đó quan tâm việc phân công giảng dạy theo hớng lựa chọn giáo viên đợc đào tạo
cơ bản, có trình độ cao, có năng lực chuyên môn và có uy tín với đồng nghiệp và học
sinh. Thông qua bố trí giáo viên hợp với năng lực, sở trờng cũng nhằm tạo điều kiện
cho giáo viên phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Những giáo viên
năng lực hạn chế cũng qua đó nhận ra sự yếu kém của mình và tự giác học tập để khắc
phục những yếu kếm đó.
- Có cơ chế giữ lại những giáo viên giỏi làm nòng cốt cho trờng không điều chuyển
công tác nghĩa vụ sang trờng khác. Đây chính là động lực để mọi giáo viên phấn đấu
dạy tốt hơn để đợc hởng quyền lợi u tiên chính đáng này.
Giải pháp thứ ba: Chỉ đạo cụ thể về đổi mới PPDH
- Dự giờ, nhận xét, trao đổi, giúp GV tháo gỡ những vớng mắc trong quá trình dạy
học.
- Phân công GV giỏi, tổ trởng, tổ phó chuyên môn dạy thể nghiệm những bài khó,
phân môn khó thuộc môn đợc phân công phụ trách.
- Tập hợp thông tin, thắc mắc phản ánh về chuyên môn trờng để thống nhất giải
quyết.
- Bồi dỡng đội ngũ giáo viên nòng cốt cho các khối lớp.
- Thanh tra, kiểm tra thờng xuyên cũng nh đột xuất về thực hiện chơng trình, trong
các cuộc thao giảng, hội thảo về đổi mới PPDH.
17
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.

- Duy trì nề nếp hội ý (vào chiều thứ 6) để báo cáo kết quả hoạt động trong tuần và
trình kế hoạch tuần sau.
- Xây dựng một số giáo án mẫu và tổ chức dạy thể nghiệm tại một số lớp .
- Triển khai áp dụng dạy học Phơng pháp mới đại trà
Sau khi đã tiến hành dạy thể nghiệm và thảo luận tại các lớp, chúng tôi tổ chức triển
khai đại trà trên tất cả các lớp trong toàn trờng theo trình tự sau:
+ Giáo viên tự thiết kế giáo án theo sự phân công của tổ chuyên môn, cốt cán trờng
góp ý bổ sung.
+ Tổ chức cho giáo viên dự giờ theo các khối lớp mình phụ trách.
+ Họp rút kinh nghiệm chỉ rõ cái đợc, cái cha đợc trong từng tuần, từng tháng, từng
học kỳ. Kịp thời trao đổi giải đáp những vớng mắc của giáo viên trong từng tiết dạy và
cập nhật báo cáo kết quả với chuyên môn phòng để cùng phối hợp thực hiện.
- Chỉ đạo việc đổi mới nội dung các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn
Mỗi tổ có một giáo viên nòng cốt làm tổ trởng. Hai tuần sinh hoạt tổ một lần
(theo Điều lệ). Hàng tuần có hội ý của nhóm theo lịch của trờng, để thảo luận những
bài dạy tuần tới và rút kinh nghiệm những bài dạy tuần qua trên đối tợng học sinh cụ
thể tại trờng, lớp mình. Đồng thời tập hợp những vớng mắc và các phơng án giải quyết
để cốt cán trờng xử lí. Nếu không xử lý đợc thì tập hợp gửi về phòng xin ý kiến cjhỉ đạo
giải quyết.
Qua việc trao đổi, bàn bạc cùng các thành viên trong nhóm tổ, giáo viên dần
dần mạnh dạn, tự tin chủ động trong việc chuẩn bị bài dạy về cách thức tổ chức cũng
nh về đồ dùng dạy học, không phụ thuộc vào tài liệu hớng dẫn. Càng ngày sinh hoạt tổ
càng đi vào thực chất, có hiệu quả thiết thực.
Giải pháp thứ t: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lợng dạy học
- Thờng xuyên cải tiến đa dạng các hình thức, phơng pháp kiểm tra, đánh giá:
định kỳ, đột xuất, toàn diện hay từng mặt, trực tiếp hay gián tiếp, kiểm tra chéo, ;
qua quan sát, dự giờ, thăm lớp
- Khi tiến hành kiểm tra phải so sánh với mục tiêu đề ra để có biện pháp khắc
phục, điều chính và sửa đổi trong kiểm tra.
- Kiểm tra phải công khai, công bằng và có kết luận rõ ràng.

- Kiểm tra, đánh giá là một việc làm thờng xuyên của ngời quản lý, không có
kiểm tra, đánh giá xem nh không có hoạt động quản lý. Để công tác kiểm tra đánh giá
có hiệu quả theo chúng tôi cần chú ý các yêu cầu sau:
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trờng để nắm bắt thông
tin, nhằm đánh giá đúng thực chất giáo viên và học sinh. Kiểm tra kết hợp với tham
khảo d luận của quần chúng.
- Khi kiểm tra đánh giá cần phân tích tỷ mỷ tìm ra nguyên nhân thành công hay
cha thành công. Kết hợp với thông tin về nội dung giờ giảng và chất lợng học tập của
học sinh, Trên cơ sở đó có biện pháp điều chỉnh uốn nắn kịp thời.
- Kết hợp giữa kiểm tra và đánh giá: Lấy kết quả chất lợng học sinh để đánh giá
chất lợng dạy của giáo viên. Từ đó thôi thúc giáo viên nỗ lực hết mình để đa chất lợng
lớp đạt ở mức cao nhất. Vì thế mà hiệu trởng quản lý đến từng giáo viên, giáo viên
quản lý đến từng học sinh. Không khí thi đua dạy học ở các trờng thật sự đi vào chất
lợng.
- Xây dựng quy chế tiêu chuẩn đánh giá chất lợng giáo viên và cán bộ quản lý,
đảm bảo công bằng, chính xác.
- Lấy việc đổi mới phơng pháp giảng dạy làm một tiêu chí trọng tâm trong việc
đánh giá xếp loại cán bộ quản lý và xếp loại trờng hàng năm.
Mỗi ngời sẽ nhiệt tình phấn đấu vơn tới khi họ có niềm tin vào việc họ đựơc tập
thể đánh giá đúng thực chất năng lực, sức cống hiến của họ và đảm bảo công bằng,
không thiên lệch. Vì vậy, Trờng tiểu học Tân Hơng 1 muốn làm tốt nhiệm vụ nâng cao
chất lợng thực hiện đổi mới PPDH của giáo viên cũng phải làm tốt công tác đánh giá,
18
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
đảm bảo công bằng. Trờng thờng xuyên rà soát lại hệ thống quy chế hiện có, bổ sung
thêm các quy định mới trên cơ sở các quy định của pháp luật nhà nớc, các quy định
của ngành giáo dục.
Giải pháp thứ năm: Làm tốt công tác phối hợp

- BGH nhà trờng làm tốt công tác tham mu với Đảng uỷ, Chính quyền địa ph-
ơng, các đoàn thể trong và ngoài nhà trờng để huy động tối đa mọi nguồn lực tập
trung xây dựng nhà trờng. Mua sắm trang thiết bị dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho
giáo viên thực hiện đổi mới PPDH. Ngoài ra, cần tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan,
xí nghiệp đóng trên địa bàn để xây dựng cơ sở vật chất. Huy động nhân dân, đặc biệt
là phối hợp với hội cha mẹ học sinh để tạo điều kiện thuận lợi trong việc mua sắm đồ
dùng, thiết bị cho con em học tập. Có phần thởng động viên những thầy cô giáo và
học sinh đạt thành tích cao.
- Tham mu tốt với Phòng GD&ĐT chỉ đạo sâu sát Đổi mới PPDH, tăng cờng
đội ngũ GV giỏi về trờng. Thờng xuyên quan tâm hơn nữa tới đội ngũ GV hợp đồng
ngắn hạn. Có cơ chế ổn định công tác cho GV, tránh tình trạng điều chuyển quá nhiều
làm GV không an tâm công tác tốt. ảnh hởng không nhỏ tới việc thực hiện đổi mới
PPDH.
- Giáo viên cần thờng xuyên giữ mối liên lạc với phụ huynh học sinh để kịp
thời phản ánh và phối hợp tốt trong việc giáo dục con em. Tuyên truyền vận động phụ
huynh tham gia làm đồ dùng dạy học cùng thực hiện đổi mới PPDH, quan tâm con em
học tập ở nhà. Ngoài ra, tranh thủ sự giúp đỡ của các đoàn thể chính quyền địa phơng
để hạn chế tối đa số học sinh bỏ học. Kết hợp tốt để góp phần nâng cao chất lợng đổi
mới PPDH.
Giải pháp thứ sáu: Chỉ đạo việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
- Duy trì thờng xuyên công tác sơ tổng kết tổng kết, rút kinh nghiệm vào những
đợt phát động phong trào thi đua Đổi mới phơng pháp dạy học. Cuối học kỳ, cuối năm
có đánh giá, tổng kết những mặt đã làm đợc, cha làm đợc, nêu rõ nguyên nhân và đề
xuất hớng khắc phục. Từ đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cho năm học tới;
- Có cơ chế khen thởng thành tích cho cá nhân, tổ thực hiện tốt việc đổi mới PPDH,
những GV và học sinh có thành tích trong học tập và giảng dạy, đạt kết quả cao trong
các kỳ thi GV giỏi, HS giỏi,
- Biểu dơng kịp thời những tấm gơng say mê tìm tòi thực hiện đổi mới PPDH và
nhắc nhở những cá nhân thực hiện cha tốt. Trình lên ban lãnh đạo phòng và đề xuất
khen thởng cấp cao hơn. Giới thiệu nguồn nhân lực có năng lực thự chất cho Phòng

Giải pháp thứ bảy: Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CB-GV, xây dựng
khối đoàn kết
- Phải phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình đời sống của cán bộ giáo viên trong tr-
ờng với cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phơng và Phòng giáo dục để có kế hoạch giúp
đỡ họ khi cần thiết. Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách đảm bảo quyền lợi
vật chất và tinh thần cho giáo viên, nh nâng lơng, phụ cấp u đãi, tiền thởng và các chế
độ bảo hiểm xã hội.
- Phối hợp với công đoàn tổ chức tốt đời sống tinh thần, nh vui chơi giải trí,
tham quan du lịch, quan tâm thăm hỏi, chăm sóc lẫn nhau khi ốm đau, hoạn nạn.
Bàng những việc làm cụ thể, thiết thực đó, ngời giáo viên sẽ cảm thấy tập thể luôn
quan tâm tới mình và sẽ gắn bố với tập thể cùng và hang hái vơn lên trong học tập,
trong công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ Đổi mới PPDH trớc hết trong tập thể phải xây dựng
đợc sự đoàn kết nhất trí cao, mọi ngời hiểu biết hoàn cảnh lẫn nhau, thông cảm cho
nhau, từ đó mới có ý thức giúp đỡ nhau cùng thực hiện tốt đổi mới PPDH
19
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
- Cơ sở của đoàn kết là phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của nhà trờng - nhiệm
vụ nâng cao chất lợng giáo dục. Trong mọi hoạt động của nhà trờng phải trên cơ sở
quy chế dân chủ, mọi việc đều công khai, giáo viên đều đợc biết, đợc bàn, đợc làm, đ-
ợc kiểm tra. Trong quan hệ giữa cá nhân phải luôn thể hiện sự bao dung, độ lợng,
chân tình và đấu tranh thẳng thắn.
Kết luận và kiến nghị
Giáo dục& Đào tạo dù trong thời đại nào cũng luôn giữ vai trò vô cùng to lớn,
nó quyết định sự phồn vinh hay thịnh vợng của một quốc gia .
Đảng và Nhà nớc ta luôn đề cao vai trò của giáo dục, điều đó thể hiện rõ ở
những chủ trơng lớn của Đảng . Đảng và Nhà nớc luôn coi Giáo dục là quốc sách
hàng đầu

Với chủ trơng sớm đa đất nớc ra khỏi tình trạng kém phát triển và phấn đấu
đến năm 2020 cơ bản trở thành một nớc công nghiệp theo hhớng hiện đại, Đảng và
nhà nớc ta đã khẳng định: Đầu t cho Giáo dục là đầu t cơ bản, quan trọng nhất cho sự
phát triển toàn diện của đất nớc. Việc gắn chiến lợc phát triển giáo dục với chiến lợc
phát triển khoa học công nghệ và kinh tế xã hội đã đặt cho nền Giáo dục Việt Nam
những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, có ảnh hởng quyết định đến tơng lai phát triển
đất nớc. Trớc đòi hỏi cấp thiết này, Giáo viên phải thực sự tạo ra nguồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu lao động của xã hội (những con ngời tự chủ, năng động, sáng tạo trong
chiến lợc phát triển giáo dục). Đổi mới trở thành vấn đề nóng bỏng, sôi nổi và đợc
quan tâm nhiều nhất.
Xu hớng dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập là việc làm khoa học, nó
phát huy tính tích cực sáng tạo, tự lực của học sinh. Đồng thời khắc phục đợc lối dạy
học theo kiểu: thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép.
20
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
Việc thực hiện tốt đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là tìm kiếm
những biện pháp thực hiện đổi mới PPDH cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục
là mối quan tâm thờng xuyên của ngời làm công tác giáo dục nói chung nhất là ngời
cán bộ quản lý giáo dục nói riêng. Nó mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng
cao chất lợng giảng dạy của GV và chất lợng học tập của HS .
Kết quả việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trờng Tiểu học Tân Hơng 1-
Huyện Tân Kỳ cho thấy đổi mới phơng pháp theo hớng phát huy tính tích cực học tập
của học sinh là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn cả nớc đang thực hiện
việc đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông. Việc đổi mới PPDH mang lại hiệu quả
thiết thực trong việc nâng cao chất lợng giảng dạy của GV và chất lợng học tập của
HS.
Chỉ đạo tốt đổi mới PPDH là điều kiện quan trọng hàng đầu để nâng cao chất l-
ợng giáo dục, đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục, thực hiện tốt việc đổi mới chơng trình

giáo dục phổ thông, tạo niềm tin trong nhân dân và đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân
lực con ngời.
Việc chỉ đạo đổi mới PPDH theo hớng phát huy tính tích cực học tập của học
sinh trong điều kiện cụ thể ở trờng Tân Hơng 1 đã mang lại tính khả quan.
Tuy nhiên trong giai đoạn khoa học công nghệ phát triển nh hiện nay thì yêu
cầu đòi hỏi của giáo dục cũng cao, phát triển giáo dục cần có cách thực hiện mới
khoa học nhng hết sức sát thực. Để đảm bảo việc chỉ đạo giáo viên trờng tiểu học Tân
Hơng 1 dạy học theo hớng phát huy tính tích cực học tập của học sinh chúng tôi xin
đề ra một số kiến nghị sau:
*> Huyện ủy, UBND Huyện Tân Kỳ cần có cơ chế đầu t, chăm lo hơn nữatới đời
sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên hiện công tác tại những đơn vị khó khăn
nh Tân Hơng1.
*> Phòng GD&ĐT Huyện Tân Kỳ cần quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn nữa, phải
chăm lo, đôn đốc các nhà trờng thực hiện tốt công tác đổi mới PPDH
*> Đảng uỷ, các cấp chính quyền địa phơng cần đầu t, chăm lo hơn nữa cho sự
nghiệp giáo dục, tạo mọi điều kiện để xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện
tốt nhất cho giáo viên và học sinh thực hiện đổi mới PPDH
*> BGH nhà trờng cần tham mu với các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể nâng
cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục trong mọi điều kiện để thúc đẩy sự nghiệp
phát triển giáo dục, có năng lực tổ chức quản lý thực thụ, vững vàng về chuyên môn
*> Phải quan tâm đến sự trợ giúp của thiết bị, đồ dùng dạy học, nhất là trong giai
đoạn ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay. Có cơ chế hỗ trợ cho CB,GV mua sắm
máy vi tính, học tập và sử dụng trong dạy học thực hiện có hiệu quả Đổi mới PPDH.
Vì bản thân có nhiều hạn chế về mặt lý luận cũng nh năng lực, sự hiểu biết, nên
các biện pháp nêu ra để thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học chắc chắn sẽ có nhiều
thiếu sót, lý luận thiếu chặt chẽ. Tôi rất mong nhận đợc sự góp ý của các thầy cô giáo
và các đồng nghiệp để có thêm những giải pháp tốt, thực hiện thắng lợi việc đổi mới
PPDH.
Xin chân thành cảm ơn.
Tân Kỳ, ngày 2 tháng 10 năm 2009

Ngời viết
Hứa Thị Hoài
21
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Luật Giáo dục 2005, Nxb Lao động 2005
2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb CTQG 2001
3. Văn kiện hội nghị lần thứ hai BCH TW khoá XIII, Nxb CTQG 1997;
4. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG 2006;
5. Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 8 về việc đổi mới
chơng trình GDPT;
6. Chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT của Bộ trởng Bộ GD&ĐT về bồi dỡng giáo
viên và CBQL;
7. Chỉ thị số 25/2004/CT-BGD&ĐT của Bộ trởng bộ GD&ĐT về việc thực hiện
nhiệm vụ năm học;
8. Điều lệ trờng tiểu học;
9. Chiến lợc phát triển giáo dục 2001-2010;
10. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2008 của UBND xã Tân Hơng;
11.Hồ sơ quản lý chất lợng dạy học trờng tiểu học Tân Hơng 1 4 năm qua.
22
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
Mục lục
Mở đầu 1
Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi dỡng phơng pháp
giảng dạy cho giáo viên tiểu học
3

I. Cơ sở lý luận 5
II. Cơ sở thực tiễn 8
Phần thứ hai: Thực trạng dạy học và chỉ đạo đổi mới PPDH ở huyện Tân
Kỳ
10
I.Đặc điểm tình hình chung 10
II.Quá trình thực hiện việc chỉ đạo đổi mới PPDH trên địa bàn huyện Tân
Kỳ trong thời gian qua 10
III. Một số vấn đề đặt ra cho công tác chỉ đạo cần giải quyết 16
Phần thứ ba: phơng hớng và một số giải pháp chỉ đạo nhằm bồi dỡng ph-
ơng pháp giảng dạy cho giáo viên tiểu học tại huyện Tân Kỳ trong giai đoạn
hiện nay
16
I. Phơng hớng 17
II. Một số giải pháp 18
Kết luận và kiến nghị 25
Tài liệu tham khảo 27
Mục lục 28
Xác nhận của lãnh đạo nơi công tác 29
Xác nhận của lãnh đạo nơi nghiên cứu:
23
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
Xác nhận của giảng viên hớng dẫn:
24
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ợng việc thực hiện đổi mới
phơng pháp giảng dạy tại tr ờng Tiểu học Tân Hơng 1 trong giai
đoạn hiện nay.
Trờng chính trị tỉnh Nghệ an


Tiểu luận tốt nghiệp
Đề tài:
một số giải pháp
nâng cao chất lợng việc
thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học
tại trờng Tiểu học Tân Hơng I - Tân Kỳ
trong giai đoạn hiện nay

Họ và tên học viên: Hứa Thị Hoài
Đơn vị: Trờng Tiểu học Tân Hơng 1 - Tân Kì
Lớp: Trung cấp LLCT Tân Kỳ IV
Ngời hớng dẫn: Nguyễn Thị Kim Oanh

Tân Kỳ tháng 10/2009
25

×