1
MỤC LỤC
LỜI
LỜI GIỚI THIỆU 4
Trần Trung Dũng 4
Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy 4
Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh 4
LỜI NÓI ĐẦU 5
PHẦN I 7
QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TRƯỜNG PHAN ĐÌNH
PHÙNG CỦA NHÀ GIÁO ĐỖ XUÂN VƯỢNG (1958 - 1987) 7
I. Các hiệu trưởng trường Phan Đình Phùng từ ngày thành lập
(9/1945) đến nay 7
II/. 30 năm lãnh đạo nhà trường, những dấu mốc lịch sử và những
thành công của Hiệu trưởng Đỗ Xuan Vượng 14
1/. Không phải ngẫu nhiên Thầy Đỗ Xuân Vượng được phân công
về công tác và nhanh chóng được giao nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng
Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng từ năm 1958 14
2. Sự cống hiến và quá trình vượt qua những thách thức trong lãnh
đạo Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng của nhà giáo Đỗ Xuân
Vượng: 19
3. Khái quát 51
Phần II. Những bài viết của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Sở giáo dục Hà Tĩnh,
của các cán bộ quản lý từng có thời gian dài theo dõi và cộng tác với thầy
Đỗ Xuân Vượng, của một số giáo viên, và học sinh thời kỳ thầy Đỗ Xuân
Vượng làm Hiệu trưởng 60
2
Bài của Nhà giáo Lê Sỹ Nghĩa – Phó … giáo dục phổ thông Hà
Tĩnh (1956-1972), sau này là chuyên gia giáo dục của bộ giáo dục 60
Bài của tiến sỹ Đặng Duy Báu – nguyên Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch
HĐND tỉnh Hà Tĩnh, nguyên là học sinh Phan Đình Phùng cán bộ trong
giáo dục Hà Tĩnh 60
Bài của Nguyễn Huy Liệu – nguyên bí thư thi ủy Hà Tĩnh, ủy viên
ban thường vụ tỉnh ủy, nguyên học sinh Phan Đình Phùng, giáo viên cấp
III và là phụ huynh của nhà trường 60
Bài của Ngô Đức Huy - ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, Bí thư thành
ủy Hà Tĩnh, nguyên là học sinh Phan Đình Phùng 60
Bài của Đinh Lê Báu – nhà giáo ưu tú nguyên học sinh Phan Đình
Phùng, nguyên giám đốc sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh 60
Bài của Nguyễn Bá Thiếp – nguyên phó Hiệu trưởng và hiệu trưởng
trường Phan Đình Phùng 60
Bài của Lê Văn Minh – nguyên là học sinh, giáo viên, Bí thư Đảng
ủy, Hiệu trưởng Phan Đình Phùng 60
Bài của Phan Tiến Cung – Nguyên phó Hiệu trưởng Phan Đình
Phùng 60
Bài của Phan Thị Xuyến – nguyên học sinh Phan Đình Phùng và
Phó hiệu trưởng trường Phan Đình Phùng 61
Bài của Trần Kim Thư, nguyên tổ trưởng tổ văn Phan Đình Phùng,
phó phòng giáo dục phổ thông sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh, nhà giáo
ưu tú 61
Bài của Phạm Văn Tình, nguyên bí thư đoàn trường, Bí thư chi bộ
Phan Đình Phùng 61
3
Bài của … Thiện, Nguyên trưởng phòng ban tuyên giáo tỉnh ủy Hà
Tĩnh, nguyên bí thư đoàn trường cấp III Phan Đình Phùng thời kỳ chống
Mỹ cứu nước 61
Bài cảu Phạm Đức Châu, học sinh miền Nam tập kết, ủy viên Ban
thường vụ tỉnh ủy Quảng Trị, trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Quảng
trị 61
Bài của Hồ Trọng Ngũ, nguyên học sinh chuyên toán Phan Đình
Phùng, hiện là phó chủ nhiệm ủy ban An ninh quốc Mỹ của quốc hội, đại
biểu quốc hội khóa VIII 61
Bài của TS…… Cung, nguyên học sinh chuyên toán Phan Đình
Phùng, Viện phó viện quản lý kinh tế trung ương 61
Bài của Lê Đức Ánh, nguyên học sinh Phan Đình Phùng, hiện là
giám đốc trung tâm đào tạo… 61
Bài của……… Nghệ, nguyên trưởng phòng hành chính trường phổ
thông cấp III Phan Đình Phùng (1975-2010) 61
Bài của thầy Nguyễn Chiến Thắng, nguyên học sinh niềm Nam và
giáo viên văn trường Phan Đình Phùng 61
Bài của Phan Văn Nghệ, nguyên trưởng phòng hành chính trường
Phan Đình Phùng 62
Bài của thầy…… Hoàn, nguyên giáo viên cũ (toán) trường Phan
Đình Phùng 62
Ảnh của Trần Đình Quáng, nguyên học sinh Phan Đình Phùng, phó
cực trưởng cục thế Hà Tĩnh 62
4
LỜI GIỚI THIỆU
Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng là một trường công lập của
Tỉnh Hà Tĩnh, được chính quyền cách mạng sớm thành lập từ tháng 9 năm
1945, có truyền thống hết sức vẻ vang, nổi bật là truyền thống dạy giỏi, học
giỏi và giáo dục đạo đức tốt. Một số học sinh Trường Phan Đình Phùng đã trở
thành cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Khá đông đội ngũ cán
bộ khoa học đầu ngành trong cả nước đều trưởng thành từ mái trường Phan
Đình Phùng, Hà Tĩnh. Đại bộ phận học sinh cấp III Phan Đình Phùng đều trở
thành người lao động tốt, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng quê
hương, đất nước hoặc trở thành những chiến sỹ kiên cường đối mặt với quân
thù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng đã trở thành như một
thương hiệu của giáo dục Hà Tĩnh và cả nước.
Để tôn vinh, ghi nhớ công trạng của Nhà giáo Đỗ Xuân Vượng, và là
người có công lớn, trong một thời gian dài ( 30 năm) lãnh đạo nhà trường và
giúp thế hệ cán bộ quản lý hiện tại cũng như trong tương lai học tập kinh
nghiệm điều hành, quản lý Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng của
Thầy, nhằm giúp thế hệ cán bộ quản lý hiện tại cũng như trong tương lai,
Hiệu trưởng Bùi Thiện Hải đã chủ trì biên soạn cuốn sách “Nhà giáo Đỗ Xuân
Vượng - Người có công xây dựng “thương hiệu” Trường phổ thông cấp III
Phan Đình Phùng”; đây là việc làm rất có ý nghĩa.
Với tư cách Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh, tôi xin giới
thiệu cuốn sách để các nhà quản lý giáo dục , giáo viên, học sinh và những
người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Hà Tĩnh tham khảo.
Trần Trung Dũng
Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy
Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh.
5
LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, giáo
dục có vai trò nền tảng. Là Trường trung học công lập đầu tiên được thành lập
ở Hà Tĩnh (9/1945), lúc mới thành lập trường có cả các lớp cấp I và cấp II.
Đến năm học 1950 -1951 bắt đầu có thêm lớp học chương trình cấp III. Từ
năm học 1957 - 1958 trở đi trường chỉ có học sinh cấp III. Trong gần 70 năm
phấn đấu, từ mái trường này, hàng chục vạn thanh niên trưởng thành và đóng
góp to lớn cho nước nhà trên mọi lĩnh vực ở khắp mọi miền đất nước. Kết quả
đào tạo của Trường Phan Đình Phùng Hà Tĩnh đã thực sự có tiếng vang khắp
cả nước. Chất lượng đào tạo của Trường Phan Đình Phùng hết sức ổn định.
Từ những năm tháng thu hút học sinh cả vùng từ Thừa Thiên cho đến Nghệ
An, rồi học sinh cả tỉnh và ngày nay có thể xem như một trường huyện nhưng
chất lượng đào tạo của Trường cấp III Phan Đình Phùng Hà Tĩnh vẫn luôn là
tốp đầu của tỉnh Hà Tĩnh.
Trong gần 70 năm xây dựng và trưởng thành, có một nhà giáo đứng
mũi chịu sào chèo chống suốt 30 năm trời, đó là những năm tháng đầy gian
truân vất vả nhất, là thời kỳ phải giải quyết tư tưởng nặng nề trong đội ngũ trí
thức lớn nhất tỉnh sau cải cách ruộng đất và chính đốn tổ chức, thời kỳ chống
chiến tranh phá hoại vô cùng khốc liệt do đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán
nước gây nên, thời kỳ nước ta rơi vào khủng hoảng kinh tế- xã hội và tìm
cách thoát ra khỏi bao vây cấm vận của các thế lực thù địch. Chính trong
những thời kỳ lịch sử bi hùng đó với sự quản lý, điều hành của Nhà giáo Đỗ
Xuân Vượng, Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng đã liên tục giành
được những chiến công, tô thắm thêm truyền thống hiếu học của của quê
hương Hà Tĩnh, đã cung cấp cho xã hội hàng vạn thanh niên trí thức mới cống
hiến xuất sắc trên mọi lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, sản
xuất, chiến đấu cũng như trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
6
Với bề dày thành tích của mình, Trường phổ thông cấp III Phan Đình
Phùng đã thực sự trở thành “ thương hiệu”, tiếp tục phát huy cho đến ngày
nay và đầy hứa hẹn trong tương lai.
Để ôn lại quá trình lao động đam mê và đầy sáng tạo của Nhà giáo Đỗ
Xuân Vượng, Hiệu trưởng nhà trường và một số đồng chí từng là lãnh đạo
ngành giáo dục, là lãnh đạo tỉnh, là cán bộ, giáo viên từng cộng tác, học tập
và theo dõi hoạt động của Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng thới kỳ
Nhà giáo Đỗ Xuân Vượng được giao nhiệm vụ lãnh đạo quản lý nhà trường
thống nhất biên soạn cuốn sách: “Nhà giáo Đỗ Xuân Vượng người có công
xây dựng “thương hiệu” Trường cấp III Phan Đình Phùng”, mong rằng sẽ
cung cấp cho đồng nghiệp những thông tin cần thiết giúp ích thêm trong quá
trình công tác; và việc làm này thể hiện sự tôn kính, tôn vinh đối với Nhà giáo
Đỗ Xuân Vượng.
Quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót mong bạn đọc
góp ý./.
T/M Ban chỉ đạo biên tập
Hiệu trưởng: Bùi Thiện Hải
7
PHẦN I
QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TRƯỜNG PHAN ĐÌNH
PHÙNG CỦA NHÀ GIÁO ĐỖ XUÂN VƯỢNG (1958 - 1987)
I. Các hiệu trưởng trường Phan Đình Phùng từ ngày thành lập (9/1945)
đến nay.
Sau khi lãnh đạo giành được chính quyền về tay nhân dân, thực hiện
kết luận của Hồ Chủ tịch tại phiên họp Chính phủ ngày 03/9/1945, trong
tháng 9/1945 Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Hà Tĩnh
(1)
(Thời kỳ này
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chưa được khôi phục lại) đã quyết định thành
lập Trường Trung học Phan Đình Phùng đặt tại địa điểm Trường tiểu học
Pháp- Việt. Lúc mới thành lập, Trường Trung học quốc lập Phan Đình Phùng
có cả bậc tiểu học và bậc trung học, học theo chương trình Hoàng Xuân Hãn
(2)
(3 năm tiểu học phần I, 3 năm tiểu học phần II, 4 năm trung học phổ thông và
3 năm trung học chuyên khoa). Bậc tiểu học được chuyển từ Trường Tiều học
Pháp – Việt sang, học buổi sáng, bậc trung học học buổi chiều. Trước năm
1945, cả miền Trung chỉ có Trường Quốc học Huế đào tạo tú tài; các tỉnh Bắc
miền Trung chỉ có một Trường Trung học quốc lập ở Vinh ( Collège Vinh),
ngoài ra mỗi tỉnh có từ 1 đến 2 trường tư thục. Hà Tĩnh thời kỳ đó chỉ có 1
trường do Cố đạo người Pháp thành lập ở vùng công giáo Thọ Ninh ( Đức
Thọ) sau này đổi thành Trường Đậu Quang Lĩnh
(3)
do cha Vương Đình Ái làm
Hiệu trưởng. Về tiểu học, cả tỉnh chỉ có 2 trường học đủ cả 2 bán phần ( ở
Phủ Đức Thọ và Phủ Thạch Hà). Bán phần thứ nhất gồm 3 lớp đầu: lớp năm (
còn gọi là lớp đồng ấu), lớp tư ( còn gọi là lớp dự bị), lớp ba (còn gọi là sơ
đẳng). Bán phần thứ 2 gồm 3 lớp cuối: lớp nhì đệ nhất, lớp nhì đệ nhị và lớp
nhất. Các huyện và một số tổng của các huyện chỉ mở bán phần thứ nhất, còn
gọi là bậc sơ học. Ngày 10/10/1945 Chính phủ đã có sắc lệnh số 44/SL thống
8
nhất bậc tiểu học còn 4 lớp (rút 2 năm học so với trước), chương trình trung
học và trung học chuyên khoa vẫn giữ theo chương trình Hoàng Xuân Hãn.
1. Hiệu trưởng Trường Phan Đình Phùng đầu tiên ( năm học 1945 –
1946) là thầy Nguyễn Kim Mạc. Thầy Nguyễn Kim Mạc ( 1910 – 1973) quê
ở xã Yên Hòa, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, tốt nghiệp tú tài trường
Bưởi, học luật. Từ 9/1946, Thầy Nguyễn Kim Mạc đi nhận nhiêm vụ mới.
Khi nghỉ hưu (1964), Thầy là cán bộ giảng dạy Trường Đại học Kinh tế tài
chính Hà Nội .
2. Hiệu trưởng thứ hai ( năm học 1946 - 1947) là Thầy Trần Cảnh Hảo,
quê ở xã Vinh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, tốt nghiệp Cao đẳng
Sư phạm Đông Dương, ban văn – sử - địa. Do thực hiện chủ trương tiêu thổ
kháng chiến nên thời kỳ này Trường Phan Đình Phùng sơ tán vào Đại Thành (
Cẩm Thành, Cẩm Xuyên).
3. Hiệu trưởng thứ ba ( năm học 1947 -1948) là Thầy Nguyễn Mạnh
Trừng, quê ở thành phố Huế, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, Ban
Toán – Lý – Hóa, Phó Hiệu trưởng là Thầy Nguyễn Quát. Thời kỳ này,
trường đã dời địa điểm từ Đại Thành lên học ở thị trấn Đức Thọ.
4. Hiệu trưởng thứ tư ( năm học 1948 – 1949) là Thầy Nguyễn Quát,
quê xã Đức Lập ( Đức Thọ ), tốt nghiệp tú tài toàn phần trường Bưởi, đã từng
làm Tri huyện Yên Thành và Tri phủ Diễn Châu.
5. Hiệu trưởng thứ năm (1949- 1951) là Thầy Lê Khả Kế, quê Sơn
Bằng (Hương Sơn), là kỷ sư canh nông, từng giảng dạy ở Đại học Nông
nghiệp Hà Nội (1946) và Hiệu trưởng Trường kỹ thuật trung cấp canh nông,
sau đó làm Chủ nhiệm Khoa Hóa – Sinh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
rồi chuyên viên nghiên cứu của Viện ngôn ngữ. Phó Hiệu trưởng là Thầy
Hoàng Xuân Tâm. Từ năm học 1949- 1950, Trường Phan Đình Phùng bắt đầu
9
có lớp cấp III. Cũng từ năm học này (7/1950) bắt đầu thực hiện cải cách giáo
dục lần thứ nhất thành hệ thống 9 năm; đổi bậc tiểu học thành cấp I ( học 4
năm), trung học phổ thông thành cấp II ( học 3 năm), trung học chuyên khoa
thành cấp III ( học 2 năm). Từ năm học này, khối học sinh cấp III Trường
Phan Đình Phùng có cả học sinh một số huyện của Nghệ An, học sinh Thừa
Thiên, Quảng Trị và Quảng Bình theo học. Năm 1950 sau khi Trường Phan
Đình Phùng ở Thị trấn Đức Thọ bị cháy, Trường Phan Đình Phùng phải dời
về tiếp quản địa điểm cũ của Trường Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng (đã
dời lên Đô Lương, Nghệ An) tại Trường Tiểu học Châu Phong( cũ), do đó
trường có cả 3 cấp(cấp I, II và cấp III).
6. Hiệu trưởng thứ sáu ( 1951 – 1953) là Thầy Trần Đình Đàn, quê ở xã
Quế Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm
Đông Dương, ban Văn – Sử - Địa. Năm học 1951 -1952, ngoài cấp I và cấp II
trường đã có 3 lớp 8 và 1 lớp 9 . Năm học này, để giảm bớt mật độ học sinh ở
Châu Phong trường chuyển các lớp cấp III về nhập với Trường cấp I , II
Trung Lễ ( Đức Trung). Khi về Đức Trung, mấy tháng đầu nhà trường do
Thầy Vũ Ngọc Khánh điều hành, sau đó Thầy Hoàng Xuân Tâm được giao
Quyền Hiệu trưởng.
7. Hiệu trưởng thứ bảy ( từ 1953 – 1955) là Thầy Trần Văn Trị, quê ở
thành phố Huế, đỗ tú tài toàn phần. Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ
được ký kết, các lớp cấp III và một số lớp cấp II cuối cấp dời về Thị xã Hà
Tĩnh (lúc đầu trường đóng tại khu vực Văn miếu– Thạch Linh) với tên gọi
chính thức là Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng.
8. Hiệu trưởng thứ tám ( năm học 1955 -1956) là Thầy Hoàng Xuân
Tâm, quê Đức Phúc ( Đức Thọ), tốt nghiệp Trung học chuyên khoa Huỳnh
Thúc Kháng năm 1948 và học 2 năm toán đại cương. Phó Hiệu trưởng gồm
10
thầy Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Quát và Nguyễn Thanh Lam. Từ năm học này
học sinh Thừa Thiên và Quảng Trị vượt tuyến ra học ngày càng đông dần.
9. Hiệu trưởng thứ chín (1956 -1957) là thầy Hoàng Văn Nguyên, quê
ở Nghi Hưng (Nghi Lộc – Nghệ An ), tốt nghiệp Trung học chuyên khoa
Huỳnh Thúc Kháng, ban Văn – Sử - Địa .
10. Hiệu trưởng thứ mười (từ năm 1957 – 1958 đến 1962) là Thầy
Nguyễn Quát, Phó Hiệu trưởng là Thầy Nguyễn Thanh Lam và Thầy Đỗ
Xuân Vượng. Năm 1957 là năm bắt đầu thực hiện cải cách giáo dục lần thứ II
theo hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm. Từ năm học 1957 – 1958, Trường
Phan Đình Phùng chỉ có học sinh cấp III gồm các lớp 8, 9, 10.
11. Hiệu Trưởng thứ mười một (1962 – 1987) là Thầy Đỗ Xuân
Vượng, quê Cẩm Hưng ( Cẩm Xuyên), tốt nghiệp Khoa Vật lý ,Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, Phó Hiệu trưởng gồm quý Thầy Lê Dao, Trần Văn Đệ,
Nguyễn Bá Thiếp, Phan Thị Xuyến, Vương Văn Thất, Trần Huy Tiếp, Phan
Tiến Cung, Hồ Quang Khải.
12. Hiệu trưởng thứ mười hai (1987 – 1998) là Thầy Nguyễn Bá Thiếp,
quê ở Thạch Đỉnh ( Thạch Hà ), tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Vinh,
Khoa Toán.
13. Hiệu trưởng thứ mười ba (1999 – 2001) là Thầy Nguyễn Trí Hiệp,
quê Sơn Thịnh ( Hương Sơn), tốt nghiệp khoa Toán, Trường Đại học Sư
phạm Vinh.
14. Hiệu trưởng thứ mười bốn ( 4/2001 – 3/2004) là Thầy Lê Văn
Minh, quê Thạch Tân (Thạch Hà), tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học Sư
phạm Vinh.
11
15. Hiệu trưởng thứ mười lăm (3/2004 – 2007) là Thầy Đặng Đôn Túy,
quê Thạch Kim (Lộc Hà), tốt nghiệp khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội.
16. Hiệu trưởng thứ mười sáu( 2007 đến nay) là Thầy Bùi Thiện Hải,
quê ở Phù Việt ( Thạch Hà ), tốt nghiệp khoa Toán Trường Đại học Sư phạm
Vinh.
*
* *
Trong gần 70 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ Hiệu trưởng
Trường Phan Đình Phùng luôn chăm lo tô thắm thêm truyền thống vẻ vang
của nhà trường. Các Thầy Hiệu trưởng giai đoạn năm 1957 trở về trước, đại
bộ phận đã phấn đấu trở thành các cán bộ khoa học có uy tín ở các Trường
Đại học.Thầy Nguyễn Kim Mạc trở thành cán bộ giảng dạy ở Trường Đại học
Kinh tế Tài chính( nay là Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội). Thầy Hoàng
Xuân Tâm trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng phòng giáo vụ
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Thầy Nguyễn Mạnh Trừng từng là cộng
tác viên của Giáo sư Phạm Đình Ái– Giám đốc Sở Giáo dục Liên khu IV
trong việc điều chế axít Suynphuaríc phục vụ sản xuất vũ khí trong kháng
chiến chống thực dân Pháp, Thầy đã bị bom thực dân Pháp sát hại ở Châu
Phong khi Trường Phan Đình Phùng sơ tán ở Đức Thọ. Thầy Lê Khả Kế trở
thành Giáo sư, đã từng tham gia biên soạn sách giáo khoa thời kỳ Bộ Giáo
dục sơ tán ở Việt Bắc, đã chủ biên và đồng tác giả 30 tác phẩm khoa học kỹ
thuật. Thầy Trần Văn Trị trở thành Phó Giáo sư, làm chuyên gia giáo dục ở
nhiều nước, được tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. Thầy Bùi Văn Nguyên trở
thành Giáo sư, được tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. Thầy Trần Đình Đàn
trước khi làm Hiệu trưởng Phan Đình Phùng đã là Giám đôc Bình dân học vụ
tỉnh Hà Tĩnh (1946 – 1949),Thầy đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo
12
nhân dân.Thầy Nguyễn Trí Hiệp đã được đề bạt giữ chức vụ Phó Giám đốc
Sở Giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh (2001), Thầy đã được phong danh hiệu Nhà
giáo nhân dân. Thầy Nguyễn Quát hai lần giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường
Phan Đình Phùng. Sau khi làm Hiệu trưởng lần thứ nhất Thầy được đề bạt giữ
chức vụ Phó Giám đốc Ty Giáo dục Hà Tĩnh, phụ trách phổ thông (1950 –
1954) rồi Thanh tra Giáo dục Liên Khu IV (1954 – 1956). Thầy Nguyễn Quát
từng làm tham tá ở Triều đình Nhà Nguyễn ( Huế), Tri huyện Yên Thành, Tri
phủ Diễn Châu (Nghệ An) nhưng do không đàn áp cách mạng nên vẫn được
trọng dụng. Thầy là người cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, có nhiều ảnh
hưởng đối với Thầy Đỗ Xuân Vượng về nghiệp vụ lãnh đạo và quản lý.
Trong quí Thầy làm cán bộ quản lý Trường phổ thông cấp III Phan
Đình Phùng từ 1958 đến nay, Thầy Lê Văn Minh là người công tác ở trường
lâu nhất (34 năm), trong đó có trên 20 năm làm tổ trưởng tổ chuyên môn, 12
năm Bí thư chi bộ và Bí thư Đảng bộ. 6 năm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng và
3 năm Hiệu trưởng. Thầy Nguyễn Bá Thiếp có 16 năm công tác tại trường
trong hai đợt, trong đó có 1 năm làm giáo viên, 4 năm giữ chức vụ Phó Hiệu
trưởng (1969 – 1973) và 11 năm Hiệu trưởng (1987 – 1998), từ 1974 đến
1987 Thầy có 14 năm Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp III Cẩm Xuyên.
Hiệu trưởng hiện tại là Thầy Bùi Thiện Hải (2007 đến nay), trước đó Thầy đã
làm Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp III Cẩm Bình 11 năm (1996 – 2007).
Trong số 16 Hiệu trưởng Trường Phan Đình Phùng từ ngày thành lập
tới nay, có một người ghi đậm nhiều dấu ấn trong lòng phụ huynh, học sinh,
thầy cô giáo và đội ngũ cán bộ quản lý ngành Giáo dục nhà giáo Hà Tĩnh là
Thầy Đỗ Xuân Vượng. Thầy có 30 năm công tác tại trường, trong đó 4 năm
giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng và 26 năm là Hiệu trưởng. Thầy về công tác tại
trường Phan Đình Phùng vào dịp miền Bắc hoàn thành giai đoạn khôi phục
kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh thời kỳ kháng chiến chống Pháp và
13
bắt tay vào giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958), là giai đoạn sau khi thực
hiện cuộc vận động cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Năm 1962, sau
hai năm thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất, nhằm đưa miền Bắc
tiến lên Chủ nghĩa xã hội và tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, dân
chủ nhân dân ở miền Nam thì thầy được đề bạt giữ chức vụ Hiệu trưởng.
Thầy là người đứng mũi chịu sào lãnh đạo nhà trường suốt thời kỳ chống
chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước, thời
kỳ cả nước dồn sức cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, đấu tranh thống nhất
Tổ quốc. Ra khỏi chiến tranh, Thầy tiếp tục lãnh đạo nhà trường trong bối
cảnh cả nước ra sức vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội trong cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp và tìm cách thoát ra khỏi sự bao vây, cấm vận của đế
quốc Mỹ và các thế lực thù địch. Bước vào giai đoạn nước ta thực hiện đường
lối đổi mới, sau khi vượt qua vài năm khó khăn ban đầu, đất nước chuẩn bị có
những khởi sắc thì Thầy Đỗ Xuân Vượng đến tuổi nghỉ hưu.
Thời kỳ Thầy Đỗ Xuân Vượng lãnh đạo Trường phổ thông cấp III
Phan Đình Phùng có nhiều bước ngoặt lớn, cũng là một thời kỳ hoàng kim để
lại tiếng tăm trong khối các trường cấp III của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và
cũng là thời kỳ khó khăn, gian khổ nhất mà đội ngũ thầy cô giáo, học sinh và
phụ huynh phải chịu đựng. Cùng với sự phát triển của nền giáo dục cả nước,
Trường Phan Đình Phùng từ là một trường có tính chất khu vực, trường tỉnh,
trường liên huyện rồi trường huyện ( nay là một trong ba trường của thành
phố Hà Tĩnh). Thầy Đỗ Xuân Vượng là người có công lớn xây dựng trường
cấp III Phan Đình Phùng trở thành một thương hiệu, “Thương hiệu Trường
phổ thông cấp III Phan Đình Phùng Hà Tĩnh” trong cả nước. Trong suốt mấy
chục năm nay, các Hiệu trưởng kế tiếp ra sức chăm sóc cho vườn hoa cấp III
Phan Đình Phùng luôn tươi thắm, đưa “ thương hiệu Trường phổ thông cấp
III Phan Đình Phùng Hà Tĩnh” tiến lên những cấp độ mới.
14
II/. 30 năm lãnh đạo nhà trường, những dấu mốc lịch sử và những thành
công của Hiệu trưởng Đỗ Xuan Vượng.
1/. Không phải ngẫu nhiên Thầy Đỗ Xuân Vượng được phân công về
công tác và nhanh chóng được giao nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng Trường
phổ thông cấp III Phan Đình Phùng từ năm 1958.
Từ nhỏ, Thầy Đỗ Xuân Vượng vốn là một đứa trẻ thông tuệ, mạnh khỏe
và phát triển cân đối, lại là con trai của Ông Đỗ Bá Minh
(4)
là một công chức
ngành y phụ trách Nhà thương Hà Tĩnh ( như Bẹnh viện trưởng ngày nay) nên
gia đình có điều kiện. Khoảng năm, sáu tuổi, trong lúc cha còn đi công tác
vào Huế, ở nhà anh em nghịch chơi trên một đống cát, rồi mưa rào trút xuống
bị trúng gió và câm khẩu. Hoảng hốt, gia đình đã mời một thầy lang cũng là
bạn thân của Ông Đỗ Bá Minh tới châm cứu. Đen đủi thế nào mà huyệt châm
nào đó đã trúng vào chỗ hiểm nên toàn thân bị co rút lại, cột sống bị cong, cơ
vai bên phải nhô lên thành như cái u, thế là thành người có tật. Thương Thầy,
gia đình đã hết sức chạy chữa nhưng vẫn không lành; đổi lại, do được bồi
dưỡng nhiều thuốc thang nên thầy có sức khỏe tốt, da dẻ đẹp.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học tại Trường Tiểu học Pháp – Việt ở Thị xã
Hà Tĩnh, Thầy thi đậu vào Trường Trung học Khải Định ở Huế ( Trường
Quốc học Huế từ khi Vua Khải Định lên ngôi được mang tên Trường Trung
học Khải Định nhưng thường vẫn quen gọi là Trường Quốc học Huế). Sau
ngày Nhật đảo chính Pháp ( 9/3/1945), thực hiện chiêu bài “trao trả độc lập
cho nhân dân Việt Nam”, Chính phủ Trần Trọng Kim đã ban hành chương
trình giáo dục mới : Tiểu học từ 6 năm rút xuống còn 4 năm, bậc Cao đẳng
tiểu học gọi là bậc Trung học phổ thông 4 năm và 3 năm Trung học chuyên
khoa. Đây là chương trình hoàn toàn Việt Nam do Giáo sư Hoàng Xuân Hãn,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và mỹ thuật chủ trì xây dựng, đã được Vua Bảo Đại
15
ký Đạo dụ ban hành tháng 6/1945.Đây là chương trình hoàn toàn bằng tiếng
Việt thay thế tiếng Pháp trước đây. Sau khi giành được chính quyền về tay
nhân dân (8/1945) chưa được bao lâu, thực dân Pháp đã trở lại cướp nước ta
một lần nữa. Thực hiện chủ trương tiêu thổ khán chiến, tháng 9/1947, Sở Giáo
dục Khu IV
(5)
quyết định sơ tán Trường Quốc học Huế ra Châu Phong Hà
Tĩnh, do Giáo sư Phạm Đình Ái – Giám đốc Sở Giáo dục Khu IV kiêm Hiệu
trưởng và đổi tên thành Trường Trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng.
Dưới chế độ mới, phong trào học tập của nhân dân lên cao, Mặt trận Liên
Việt của các huyện liên tục đề nghị cho mở các trường trung học tư thục. Để
đáp ứng nhu cầu về giáo viên trung học phổ thông, Sở Giáo dục Khu IV cho
mở tại Trường Trung học Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng các lớp Cao đẳng
Sư phạm.
Tốt nghiệp Trung học Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng và tốt nghiệp
Cao đẳng Sư phạm, tháng 9/1950, Thầy Đỗ Xuân Vượng bước vào nghề dạy
học. Năm 1950 cũng là năm Đảng và Nhà nước ta chủ trương cải cách giáo
dục lần thứ nhất. Cuộc cải cách lần này nhằm giải quyết nhiều vấn đề khó
khăn về lý luận giáo dục trên cơ sở Chủ nghĩa Mác – Lênin như về bản chất
và mục đích giáo dục, không có giáo dục trung lập, giáo dục là công cụ của
một giai cấp nhất định. Tính chất giáo dục là của dân, do dân và vì dân, được
xây dựng trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng, Mục tiêu đào tạo là
bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ thành những người công dân lao động tương lai
trung thành với chế độ dân chủ nhân dân. Phương châm giáo dục là học đi đôi
với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Về cơ cấu tổ chức, trường phổ thông
rút lại còn 9 năm ở cả 3 cấp học ( cấp 1 có 4 năm đặt tên lớp 1, 2, 3, 4; cấp 2
có 3 năm đặt tên các lớp 5, 6, 7; cấp 3 có 2 năm đặt tên lớp 8, 9 ). Để cuộc cải
cách giáo dục được sự chuyển biến sâu sắc trong cán bộ, giáo viên, Bộ Giáo
dục đã phát động cuộc vận động lớn về tư tưởng với chủ đề “ rèn cán, chỉnh
16
cơ”. Từ đây Ty Thanh tra giáo dục và Ty Bình dân học vụ thống nhất lại
thành Ty Giáo dục phổ thông.
Năm đầu tiên, Thầy Đỗ Xuân Vượng được phân công về dạy Trường cấp
II Đại Thành (Cẩm Thành, Cẩm Xuyên) vốn là một phần Trường Phan Đình
Phùng để lại khi dời địa điểm lên Đức Thọ để sát nhập với trường trung học
bán công Trần Phú
(6)
do huyện Đức Thọ thành lập sau khi giành được chính
quyền 8/1945. Thầy Nguyễn Bá Thiếp– người kế vị Hiệu trưởng Trường cấp
III Phan Đình Phùng từ hè 1987 vốn là học sinh của Thầy Đỗ Xuân Vượng ở
Đại Thành năm học 1950 – 1951.
Từ năm học 1951 – 1952, Thầy Đỗ Xuân Vượng được Ty Giáo dục phổ
thông Hà Tĩnh điều ra giảng dạy ở Trường phổ thông cấp II Lam Kiều ( Can
Lộc), bước vào năm học 1952 – 1953 thầy được đề bạt giữ chức vụ Hiệu
trưởng. Do những thành tích hoạt động tốt và sớm phát lộ năng khiếu hoạt
động xã hội, Đại hội Đại biểu công đoàn ngành Giáo dục Hà Tĩnh đã bầu
Thầy Đỗ Xuân Vượng vào Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn và được Ban
Chấp hành bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn và được phân công
công tác tại cơ sở. Thư ký công đoàn ngành lúc đó là Thầy Nguyễn Thắng và
sau đó là Thầy Lê Văn Tùy. Trong hoàn cảnh tuổi đời còn trẻ (lúc đề bạt Hiệu
trưởng, thầy mới 26 tuổi), Thầy Đỗ Xuân Vượng đã cùng tập thể giáo viên
xây dựng Trường cấp II Lam Kiều trở thành một trường có phong trào khá sôi
nổi, nhất là việc quán triệt và vận dụng quan điểm cải cách giáo dục lần thứ
nhất của Đảng và Nhà nước vào thực tế giảng dạy và học tập cũng như tuyên
truyền sâu rộng chủ trương đó trong phụ huynh và trong nhân dân.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) và Hiệp định Giơne vơ được
ký kết ( 7/1954), Trường Phan Đình Phùng tách các lớp cấp III dời về Thị xã
Hà Tĩnh, Trường cấp I, II Trung Lễ( Đức Trung, Đức Thọ) gặp khó khăn
17
trong công tác quản lý
(7)
nên từ năm học 1955 – 1956, Thầy Đỗ Xuân Vượng
được Ty Giáo dục phổ thông Hà Tĩnh điều động ra làm Hiệu trưởng cấp I, II
Trung Lễ. Cuối năm 1956, Thầy được cấp trên cử đi học tại Khoa Vật lý
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Là một Đảng viên trẻ, có uy tín nên Thầy
được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ Khoa Vật lý. Có lần Thầy kể lại rằng,
là một Hiệu trưởng Trường cấp II đồng thời là Ủy viên Ban Thường vụ Công
đoàn Ngành Giáo dục của tỉnh Hà Tĩnh và vốn ham học từ nhỏ nên mình luôn
gương mẫu trong học tập và học tập một cách nghiêm túc. Với vốn tiếng Pháp
tương đối tốt, ngoài nghiên cứu bài giảng, giáo trình, Thầy luôn giành thời
gian đến thư viện tìm thêm sách để tham khảo và trở thành một học viên rất
hăng hái tham gia báo cáo khoa học trong các cuộc xêmina. Thầy đã trở thành
một trong những sinh viên học tốt nhất nhì Khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà
Nội trong khóa đó. Cuối khóa học, Bộ Giáo dục và lãnh đạo trường Đại học
Sư phạm Hà Nội đã tập trung bồi dưỡng cho sinh viên về quan điểm, phương
châm, mục tiêu, nội dung cải cách giáo dục lần thứ hai đã ban hành năm
1957.
Tốt nghiệp đại học với thứ hạng á khoa, Thầy Đỗ Xuân Vượng được Ty
Giáo dục phổ thông phân công về giảng dạy tại Trường cấp III Phan Đình
Phùng. Gần hết học kỳ I năm học 1958 – 1959, Thầy được bổ nhiệm giữ chức
vụ Phó Hiệu Trưởng.
Tôi vốn cũng là một sinh viên học tốt tại Khoa Vật Lý Trường Đại học
Sư phạm Vinh, lại là một Đảng viên được kết nạp trong quân đội chuyên
ngành, được Thầy Thái Kim Trọng lúc đó là Quyền Trưởng phòng Tổ chức
cán bộ Ty Giáo dục thuyết phục về làm giáo viên cấp III Phan Đình Phùng (vì
lúc đó tôi chỉ nài xin được về giảng dạy tại Trường cấp III Lý Tự Trọng gần
nhà và có nhiều bạn bè ở đó). Lần đầu tiên trong đời chính thức vào nghề dạy
học, được tiếp xúc với Thầy Hiệu trưởng nghiêm túc, nguyên tắc, bản lĩnh, có
18
lý luận sắc bén và rất hùng biện, vì vậy tôi rất để ý cung cách quản lý của
Thầy. Sau đợt sinh hoạt chính trị thực hiện Chỉ thị số 192 –CT/TW của Ban
Bí thư Trung ương Đảng (khóa III), tôi được Đại hội Chi bộ tín nhiệm bầu
vào Cấp ủy, làm Bí thư Chi đoàn giáo viên rồi sau làm Bí thư Đoàn trường
(khi Anh Võ Hồng Khánh được cử tăng cường cho miền Nam thời kỳ đầu
mới giải phóng) nên tôi có điều kiện gần gũi và tiếp xúc thường xuyên hơn
với Thầy Đỗ Xuân Vượng. Thầy kể rằng, mình về Trường Phan Đình Phùng
một thời gian rất gắn thì được đề bạt Phó Hiệu trưởng. May mắn cho mình là
được làm việc dưới quyền của một vị Hiệu trưởng mẫu mực, có phong cách
của một trí thức cũ, có kinh nghiệm quản lý nhà trường chặt chẽ và nhiều kinh
nghiệm quản lý xã hội, luôn luôn vì học sinh, đó là Thầy Nguyễn Quát.
Thầy Nguyễn Quát quê ở xã Đức Lập, huyện Đức Thọ.Thầy tốt nghiệp tú
tài toàn phần trường Bưởi ( Hà Nội) là Trường Chu Văn An Hà Nội ngày nay.
Thầy học luật rồi vào làm Tham tá ở Triều đình Huế, từ năm 1938 được bổ
nhiệm làm Tri huyện Yên Thành rồi Tri phủ Diễn Châu ( Nghệ An). Là Tri
huyện và Tri phủ nhưng do không đàn áp cách mạng nên sau cách mạng
tháng 8/1945, Thầy được chính quyền trọng dụng. Thầy từng làm Phó Trưởng
ty Giáo dục phổ thông 4 năm và 2 năm làmThanh tra giáo dục Liên khu IV
(8)
.
8
Trước cách mạng tháng 8/1945, trên địa bàn Hà Tĩnh chỉ có duy nhất Trường Cao đẳng Tiểu học tư thục do Cố
đạo người Pháp tổ chức ở Thọ Ninh (Đức Thọ) đó là Trường Xanhgiô dép (Saint Jodeph). Sau cách mạng tháng 8/1945
được đổi tên thành Trường Đậu Quang Lĩnh ( tên một Linh mục có uy tín) do Linh mục Vương Đình Ái làm Hiệu trưởng.
Tháng 10/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng huyện Đức Thọ quyết định thành lập Trương trung học Trần Phú (cơ chế
hoạt động như trường bán công hiện nay) do thầy giáo Nguyễn Tùy là Ủy viên Thư ký của Ủy ban phụ trách . Sau đó do
thiếu giáo viên nên ông Phùng Văn Mai (Bí thư Việt Minh Đức Thọ) đã đồng ý mời thầy Nguyễn Quát ra giảng dạy (lúc
đó ông Nguyễn Quát đang bị tước quyền công dân) vì khi làm Tri huyện, Tri phủ không đàn áp cách mạng. Sở Giáo dục
khu IV cho rằng việc thành lập Trường Trần Phú là không đúng thành quyền nên khi trường Phan Đình Phùng dời lên thị
trấn Đức Thọ, Trường Trần Phú phải sát nhập vào Trường Phan Đình Phùng, từ đó Thầy Nguyễn Quát trở thành giáo
viên Trường Phan Đình Phùng. cuối năm 1948, khi thầy Hiệu trưởng Nguyễn Mạnh Trừng bị bom thực dân Pháp sát hại
tại Châu Phong, thầy Nguyễn Quát được đề bạt Hiệu trưởng (năm học 1948- 1949). Năm 1950 đến 1954 Thầy giữ chức
vụ phó trưởng Ty giáo dục phổ thông, năm 1954 đến 1956 Thầy làm Thanh tra Giáo dục Liên Khu IV.
19
Được công tác với vị Hiệu trưởng có kinh nghiệm lãnh đạo đầy mình như
Thầy Nguyễn Quát, mình ( Thầy Đỗ Xuân Vượng) trưởng thành lên một cách
vững vàng. Thời kỳ này Chi bộ Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng
trực thuộc Tỉnh ủy nên được Tỉnh ủy quan tâm bồi dưỡng thêm về nhận thức,
mình (Đỗ Xuân Vương) có điều kiện nắm chắc chủ trương đường lối của
Đảng và Nhà nước, nhất là đường lối về giáo dục và phương pháp xử lý các
vấn đề cụ thể về công tác tư tưởng trong đội ngũ giáo viên và học sinh sau cải
cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức.
Khi mình (Đỗ Xuân Vượng) được đề bạt giữ chức vụ Hiệu trưởng lại
được công tác với hai đồng chí Phó Hiệu trưởng rất mẫu mực, đó là Thầy Lê
Dao và Thầy Trần Văn Đệ. Thầy Trần Văn Đệ đã tham gia hai khóa Đại biểu
Quốc hội, sau này là Phó Giám đốc Ty giáo dục; khi sát nhập hai tỉnh Nghệ
An và Hà Tĩnh thành Nghệ Tĩnh, Thầy được điều ra giữ chức vụ Chánh
Thanh tra Bộ giáo dục.
Trên nền tảng đó mình ( Đỗ Xuân Vượng) tiếp tục phát huy mãi về sau
này cho đến ngày được cấp trên cho nghỉ hưu theo chế độ.
2. Sự cống hiến và quá trình vượt qua những thách thức trong lãnh đạo
Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng của nhà giáo Đỗ Xuân
Vượng:
Làm rõ những cống hiến của Thầy Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp
III Phan Đình Phùng Đỗ Xuân Vượng là dịp để phụ huynh, học sinh, giáo
viên nhất là thế hệ cán bộ quản lý hiện nay và tương lai có thể tìm hiểu và học
hỏi những kinh nghiệm, sẵn sàng vượt qua những khó khăn, thách thức để
tiến lên phía trước, hướng tới mục đích đào tạo thế hệ người lao động mới cho
xã hội. Quá trình suốt 30 năm lãnh đạo Trường phổ thông cấp III Phan Đình
20
Phừng Hà Tĩnh của Thầy Đỗ Xuân Vượng có thể nhìn nhận qua thành tích và
những khó khăn qua bốn giai đoạn gắn với lịch sử đất nước.
2.1. Lãnh đạo thực hiện chủ trương cải cách giáo dục lần thứ II, tập
trung giải quyết công tác tư tưởng sau cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ
chức giai đoạn 1958-1962 (thời kỳ Thầy Đỗ Xuân Vượng giữ chức vụ Phó
Hiệu trưởng).
Trường Phan Đình Phùng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu
nước có thể xem như trường khu vực, trường tỉnh.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vùng tự do Thanh – Nghệ - Tĩnh có vị
trí chiến lược rất quan trọng. Trung ương đã đồng ý cho Khu IV dời các cơ sở
hậu cần quan trọng về khu vực Hương Khê, thượng Đức Thọ và xây dựng
thành khu vực an toàn ( gọi là an toàn khu – ATK). Sở Giáo dục Khu IV sơ
tán về đóng ở Xã Châu Phong (Đức Thọ). Nhân dân Thừa Thiên, Quảng Trị,
Quảng Bình đều cho con em sơ tán ra vùng tự do. Trường Trung học Bình –
Trị - Thiên sơ tan về đóng tại xã Gia Phố huyện Hương Khê. Đến tháng
7/1947, trương Quốc Học Huế được sở giáo dục khu IV quyết định so tán ra
Châu Phong (Đức Thọ) do Giáo sư Phạm Đình Aí – Giám đốc Sở kiêm Hiệu
trưởng.
Từ khi Trường Phan Đình Phùng sơ tán từ Đại Thành (Cẩm Xuyên) ra
thị trấn Đức Thọ, nhiều học sinh là con em từ Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng
Bình và một số huyện của Nghệ An đã theo học về cuối, những năm 1950 học
sinh vượt giới tuyến ra học ngày càng đông. Như năm học 1955 – 1956, học
sinh miền Nam tập kết và vượt tuyến đã thành lập riêng một lớp 8. Số đông
con em học sinh Quảng Trị, Thừa Thiên tiếp tục được gửi ra học ở Trường
phổ thông cấp III Phan Đình Phùng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Từ
cuối năm 1950, khí Trường Trung học Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng dời
21
địa điểm ra huyện Đô Lương (Nghệ An), năm 1954 Trường cấp 3 tư thục Lê
Ninh giải tán, Trường Phan Đình Phùng dời địa điểm từ Trung Lễ (Đức Thọ)
về khu vực thị xã Hà Tĩnh, từ thời kỳ này Trường phổ thông cấp III Phan
Đình Phùng là Trường cấp III duy nhất của tỉnh Hà Tĩnh thu hút con em trong
toàn tỉnh về học và học sinh Quảng Trị, Thừa Thiên. Năm 1960, Trương phổ
thông cấp III Đức Thọ được thành lập (sau này đổi tên thành Trường phổ
thông cấp III Trần Phú), Năm 1961 thành lập Trường phổ thông cấp III
Hương Sơn, năm 1962 thành lập trương phổ thông cấp III Cẩm Xuyên và Can
Lộc, năm 1964 thành lập trường phổ thông cấp III Hương Khê; năm 1965
thành lập trương phổ thông cấp III Nghi Xuân, Kỳ Anh, Lý Tự Trọng và sau
đó thêm cấp III Đức Thọ. Thời kỳ này tuy các huyện đều có trường cấp III
nhưng con em những gia đình có điều kiện về kinh tế và những em tuy gặp
khó khăn nhưng có ý chí học tập tốt vẫn theo trường phổ thông cấp III Phan
Đình Phùng. Học sinh những huyện gần có thể một đến hai tuần về nhà lấy
thêm lương thực, thực phẩm; các em ở huyện xa có khi tới 1 tháng mới về nhà
xin nguồn cung cấp của bố mẹ. Riêng học sinh Bình – Trị - Thiên tuy chưa có
điều kiện tổ chức sống nội trú như các cơ sở nội trú ngày nay nhưng việc quản
lý học tập, sinh hoạt và chăm sóc giáo dục về mọi mặt cho các em trong độ
tuổi đang lớn thể hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa đặt ra
cho lãnh đạo nhà trường nhiệm vụ hết sức nặng nề (năm học 1957 – 1958,
Trương phổ thông cấp III Phan Đình Phùng đã có 12 lớp gồm 5 lớp 8, 5 lớp 9
và 2 lớp 10 với trên 500 học sinh).
Trong điều kiện Thầy Hiệu trưởng là quần chúng ngoài đảng, số đảng
viên trong giáo viên rất ít, mọi hoạt động và phong trào thi đua của nhà
trường phải dựa vào các tổ chức quần chúng như Công đoàn và Hiệu Đoàn
thanh niên. Tuổi còn trẻ, lại năng nổ, là đảng viên trong ban giám hiệu nhà
nhà trường nên Thầy Đỗ Xuân Vượng được Tỉnh ủy thường xuyên phân công
22
cán bộ giúp đỡ và giao trọng trách đứng mũi chịu sào phần lớn trong các
phong trào của nhà trường.
Một khó khăn lớn lúc bấy giờ là công tác tư tưởng. Trường phổ thông
cấp III Phan Đình Phùng là một trường lớn, tập trung đông tri thức nhất tỉnh.
Phần lớn cán bộ, giáo viên đều con em tầng lớp trên và gia đình tiểu tư sản,
đều bị chi phối bởi các chủ trương giảm tô ( theo tinh thần của Trung ương và
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh 4/1949 và giảm tức (từ 5/1950). Trong
cuộc vận động chỉnh đảng 1952 – 1953, Đảng bộ Hà Tĩnh đã phạm khuyết
điểm là đặt nội dung tư tưởng cần khắc phục không đúng, quá ảnh hưởng của
tư tưởng phong kiến, không dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, chưa kết
hợp tốt nhiệm vụ chống phong kiến với nhiệm vụ chống đế quốc; tự phê bình
và phê bình gò ép, áp đặt, chụp mũ, thiếu khách quan, toàn diện, cụ thể. Nhiều
nơi thiên về truy lại lý lịch quá khứ, về tác phong sinh hoạt, làm che lấp
những sai lầm thuộc về nguyên tắc. Do những khuyết điểm trên nên dẫn đến
đánh giá tình hình, điều động, sắp xếp cán bộ, đảng viên thiếu chính xác, gây
mất đoàn kết, căng thẳng trong chỉnh đốn tổ chức nội bộ Đảng và các đoàn
thể quần chúng trước mắt cũng như về sau
(9)
. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (1/1953) về tiến hành
cải cách ruộng đất, Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng Lao động Việt
Nam về cương lĩnh ruộng đất của Đảng và Luật cải cách ruộng đất của Quốc
hội khóa I tại kỳ họp thứ 3 ngày 4/12/1953, cuộc vận động cải cách ruộng đất
ở Hà Tĩnh bắt đầu thực hiện từ 6/1955, là cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt ở
nông thôn đã giành được kết quả to lớn, làm cho hàng chục vạn nông dân
trong tỉnh được giải phóng vĩnh viễn khỏi ách áp bức bóc lột của địa chủ
phong kiến nhưng cũng phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. “Hoạt động
9
(9) Lịch sử đảng bộ Hà Tĩnh, tập 1 (1930 – 1954), NXBCTQG 1993, trang 272,273.
23
của đoàn, đội cải cách ở nhiều nơi biệt lập, không dựa vào tổ chức đảng, nhất
là việc quy kết địa chủ cho” đạt chỉ tiêu
(10)
dẫn đến oan sai, nhất là khi mở
rộng đối tượng sang ở con em địa chủ, phú nông nên tỷ lệ xử lý sai lớn.
“Trong đợt 5, đợt 6, trong 98 Chi bộ bị xử lý thì số sai đã 81%. Đặc biệt từ
các đợt đó trở đi bắt đầu có kết án tù tội, quản chế, kể cả tử hình một số
trường hợp mà sau này xác minh là bị oan uổng
(11)
. Đội ngũ cán bộ chính
quyền, đoàn thể cũng bị xử lý. Toàn tỉnh có gần 70% số cán bộ chính quyền
các cấp bị cách chức, bãi chức. Có người bị tù tội, tử hình
(12)
. Thời kỳ đó
trong số đội ngũ giáo viên Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng có
người bị quy cho rằng có liên quan tới Quốc dân đảng, có người qui cho có
liên quan đến nhóm Nhân văn giai phẩm, một số giáo viên “được” đưa đi thực
tế sản xuất (đi cải tạo), thậm chí có đồng chí bị giam cầm, gia đình bị lấy hết
tài sản, có đồng chí phải đi từ 1 đến 2 năm. Không những gia đình nhiều giáo
viên bị quy oan mà số đông học sinh là con em những gia đình ở nông thôn có
kinh tế khá dả, ruộng đất nhiều, cũng bị quy oan, từ đó điều kiện học tập của
học sinh rất khó khăn. Nhiều em phải bỏ học ra thành phố làm thuê để lấy
tiền tiếp tục theo học. Về sau nhiều em trong số đó trở thành cán bộ khoa học
đầu ngành trong cả nước và cán bộ quản lý cao cấp.
Sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát
hiện được tình hình bất thường diễn ra trong tổ chức, đoàn thể, địa phương ở
Hà Tĩnh và đã được ngăn chặn kịp thời. Ngày 19/08/1956, tỉnh đã tổ chức Hội
nghị cán bộ quán triệt chủ trương sửa sai đối với công tác chỉnh đốn tổ chức
và cải cách ruộng đất ở Hà Tĩnh.
10
(10),(11),(12) Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, tập 2 (1954 – 1975), NXBCTQG 1997 trang
13,14,15.
24
Tại hội nghị đã “công bố kết luận của Trung ương xóa bỏ tất cả những
kết luận, quyết nghị sai trái, trả lại đảng tịch, danh dự cho những người bị xử
trí oan trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức” “Đề ra những biện
pháp cấp bách để ổn định tình hình ở địa phương trong tỉnh
(11)
”.
Những sai lầm khuyết điểm của ta đã gây nên sự xáo động lớn trong tư
tưởng của giáo viên và học sinh. Mặt khác với dã tâm phá hoại Hiệp định
Giơnevơ, đế quốc Mỹ và thực dân Pháp đã có nhiều âm mưu, thủ đoạn nhằm
phá hoại công cuộc khôi phục kinh tế đất nước ta như tung gián điệp móc nối
cơ sở, xây dựng mật khu, dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào theo đạo công giáo di cư
vào miền Nam; lợi dụng sai lầm của ta trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn
tổ chức để xuyên tạc. Đặc biệt là từ sau ngày 26/4/1957, khi Ngô Đình Diệm
tuyên bố sé bỏ Hiệp định Giơnevơ, chia cắt lâu dài đất nước ta, đòi hỏi rất lớn
về công tác tư tưởng trong đội ngũ giáo viên và học sinh, là đơn vị trí thức lớn
nhất tỉnh lúc đó.
Công tác tư tưởng ngoài việc tuyên truyền trong giáo viên và học sinh về
chủ trương sửa sai trong trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, kết
quả thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa (1954-
1957), đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền kế hoạch 3 năm cải tạo Xã hội chủ
nghĩa và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 -1960). Những kết quả vượt bậc có
tác dụng thiết thực trong phong trào xây dựng tổ đổi công xây dựng hợp tác
xã trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cải tạo người buôn bán nhỏ, cải
tạo tư bản tư doanh. Phong trào phục hóa, khai hoang khá sôi nổi. Nhiều công
trình thủy lợi vừa và nhỏ ra đời. Đổi mới cơ cấu
(12)
cây trồng được quan tâm
chỉ đạo. Kinh tế chăn nuôi, kinh tế thủy hải sản,
(13)
nghề muối, khai thác lâm
11()
lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh tập II (1954- 1975), NXBCTQG 1997, trang 17
12
13
25
sản đều khởi sắc. Ngành thủ công nghiệp và công nghiệp đã bắt đầu có sự
phát triển mới; trong 3 năm 1958 – 1960 toàn tỉnh đã xây dựng mới 8 xí
nghiệp công nghiệp. Do sản xuất phát triển nên ngành thương nghiệp chuyển
biến rõ rệt, thương nghiệp quốc doanh được mở rộng, thu hẹp dần thị trường
tự do. Giao thông, vận tải được nâng cấp mở thêm một số tuyến đường, vận
tải đường sông phát triển. Phong trào văn hóa, văn nghệ những năm 1958 –
1960 đã thực hiện nhiệm vụ giác ngộ tư tưởng XHCN cho nhân dân, cổ vũ
mỗi người ra sức thi đua xây dựng CNXH, xây dựng đời sống vui tươi, lành
mạnh, nâng cao dần trình độ văn hóa và kỹ thuật cho nhân dân.
Những thành quả lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo quốc
phòng an ninh trong những năm đầu bước vào thời kỳ xây dựng chế độ mới,
chế độ XHCN đã thực sự trở thành động lực tinh thần to lớn giúp lãnh đạo
nhà trường khắc phục có hiệu quả, tạo sự ổn định về tư tưởng trong học sinh
và nhất là trong đội ngũ trí thức Trường phổ thông cấp III Phan Đình Tùng,
làm tăng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền, đoàn thể các cấp.
Đối với dự nghiệp giáo dục, Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa II) tháng 3 năm 1955 đã nêu nhiệm vụ của giáo dục
là “chấn chỉnh và củng cố giáo dục phổ thông, thống nhất lại hệ thống giáo
dục của vùng tự do cũ của vùng mới giải phóng” và nhấn mạnh tính cấp thiết
của công tác bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho cán bộ giáo dục, bổ túc văn hóa
cho cán bộ công nhân viên. Theo tinh thần đó tháng 3/1956, Bộ Giáo dục đã
thông qua đề án lập hệ thống giáo dục 10 năm. Tại hội nghị, Hồ chủ tịch đã
căn dặn “kinh tế có kế hoạch thì giáo dục phải có kế hoạch. Kế hoạch giáo
dục phải ăn liền với kế hoạch kinh tế - giáo dục cung cấp cán bộ cho kinh tế.
Kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ”. Tháng 8 năm 1956, Chính Phủ Thủ
tướng ban hành Nghị định số 1027/TTg về “Chính sách giáo dục phổ thông
của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Hệ thống giáo dục mới lấy chủ nghĩa