Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Tham vấn cho phụ huynh của một học sinh lớp 1 nghiện phim hoạt hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.31 KB, 48 trang )

MỤC LỤC
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tivi là một trang thiết bị không thể thiếu của mỗi gia đình, thậm
chí có gia đình còn có tới 3 – 4 chiếc tivi được bố trí ở khắp các phòng: phòng
khách, phòng ăn, phòng ngủ. Những chiếc tivi này đa phần được nối truyền hình
cáp với nhiều kênh tin tức, giải trí khác nhau giành cho mọi mọi lứa tuổi, một số
kênh dành cho trẻ em như: Bibi, SaoTivi, CartoonNetwork,…. Trên các kênh
truyền hình này thường xuyên chiếu các bộ phim hoạt hình về các cuộc chiến
đấu của siêu nhân, những cảnh đua xe, …đa màu sắc, những hình ảnh đẹp mắt
và sống động đã thu hút sự chú ý trẻ em. Trên các kênh thông tin, giải trí khác
như VTV3, VTV1, VTC… cũng có giờ dành chiếu phim hoạt hình cho trẻ em
với nhiều nội dung phim khác nhau. Thực tế về nội dung của những bộ phim
hoạt hình hiện nay đang thu hút trẻ em bằng những cảnh bạo lực, những màn
đấm đá, giết hại nhau với tần suất khoảng 20 lần/giờ của các nhân vật siêu nhân,
rô bốt với nhiều màu sắc hấp dẫn, cùng những cảnh quay sống động… Chúng
đã khiến cho trẻ em mê mẩn và thích thú mỗi giây khi theo dõi, nhưng rất ít
người biết đây chính là một trong những nguyên nhân gây nguy hại cho sự phát
triển tâm lý của trẻ.
Hầu hết, các gia đình Việt Nam đều có thói quen mở tivi xem tin tức,
thời sự xem phim hay đơn thuần chỉ là để cho nhà có tiếng người với thời
gian không giới hạn. Với thói quen này, vô tình các bậc phụ huynh đã tự
hình thành cho con em mình thói quen và sở thích xem tivi và chủ yếu là
phim hoạt hình và các chương trình quảng cáo. Thói quen và sở thích này
tiềm ẩn sự nguy hại, vô tình gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển ngôn ngữ đối
với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Làm suy giảm khả năng sáng tạo, sự tập trung chú ý,
tính cách hung bạo… đối với trẻ em trong độ đi học. Một trong những
nguyên nhân chính khiến cho trẻ em trở nên hâm mộ và đam mê các bộ phim
hoạt hình xuất phát từ phía những người chăm sóc trẻ, những bậc phụ huynh,
1


sử dụng phim hoạt hình với mục đích dỗ trẻ khi ăn uống, hạn chế sự hiếu
động của trẻ, qua đó phụ huynh dành thời gian để thực hiện những công việc
khác. Xuất phát từ chính suy nghĩ và thói quen đó phụ huynh ngày càng lạm
dụng các bộ phim hoạt hình để thu hút trẻ, để làm phần thưởng với mục đích
khuyến khích trẻ học tập, ăn uống tốt hơn… Hơn nữa, khi trẻ tập trung xem
phim hoạt hình phụ huynh tự cảm nhận thấy con mình ngoan hơn, nghe lời
hơn va phim hoạt hình có thể làm phần thưởng để dỗ dành con.
Nhưng từ những bộ phim hoạt hình ấy, giờ đây phần lớn các bậc phụ
huynh đang phải đau đầu khi chứng kiến con mình luôn thực hiện những
hành động lạ, với những câu nói vượt xa với suy nghĩ ngây thơ của con trẻ.
Thậm chí với những trẻ do được tiếp xúc quá nhiều với phim hoạt hình và
các chương trình quảng cáo mỗi ngày, bắt đầu ngay từ lúc biết lẫy, biết
ngồi và đến khi gần 2 tuổi có rất nhiều trẻ mắc bệnh chậm nói. Theo thống
kê của Khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM). Riêng năm 2009 khoa đã
tiếp nhận gần 2.000 em từ 1 - 7 tuổi mắc chứng rối loạn ngôn ngữ (chậm
nói, chậm hiểu)” .
Thời gian gần đây trên mạng internet có đăng rất nhiều bài báo với
những thông tin do các chuyên gia tâm lý, các bác sĩ ở khoa tâm lý Bệnh viện
Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2 phản ánh những nội dung liên quan
đến tác hại của tivi nói chung và phim hoạt hình nói riêng tới sự hình thành
phát triển ngôn ngữ và những ảnh hưởng của phim hoạt hình có nội dung siêu
nhân, rô bốt… tới sự phát triển tâm lý ở trẻ em Một số bài báo điển hình
như:, “ Nguy cơ rối loạn ngôn ngữ khi trẻ nghiện tivi” [17], “ Nhiều trẻ chậm
nói do mê xem tivi”[22], “ Khi phim siêu nhân thành “bảo mẫu” của trẻ” [23],
“Bé 4 tuổi nắn mông phụ nữ chỉ vì…nghiện hoạt hình” [24]… Trên diễn đàn
[11] các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đi
học đã chia sẻ rất nhiều bài viết, nỗi lo của mình khi chứng kiến con chỉ mải mê
với các bộ phim hoạt hình và hung tính luôn đánh, đấm, đá thậm chí cắn người
2
khác. Trong học tập, chúng lười học, kém tập trung và giảm khả năng nhận thức,

ảnh hưởng lớn tới chữ viết và tập đọc. Đối với những bậc phụ huynh có con nhỏ,
dưới 3 tuổi đã chia sẻ những lo âu, sợ hãi rằng con mình 2 tuổi mà chưa biết nói,
đưa con đi khác bác sĩ kết luận con bị chậm nói và một trong những nguyên
nhân từ phim hoạt hình, từ các chương trình quảng cáo tất cả thời gian ở nhà con
chỉ chú ý tới tivi và những chương trình đó.
Thực tế, tôi đã được chứng kiến nỗi lo ấy của một phụ huynh có con học
lớp 1, do mải mê xem phim hoạt hình, cháu đã tôn sùng các chú rô bốt trong
phim “Rô bốt trái cây” và những chú siêu nhân trong phim “Anh hùng trái
đất” là thần tượng của mình. Sử dụng tất cả thời gian rảnh rỗi mỗi ngày để
xem những bộ phim hoạt hình được chiếu trên tivi. Ngôn ngữ trong phim hoạt
hình đã trờ thành ngôn ngữ chính của cháu, chuyển sở thích từ vẽ ô tô sang vẽ
vũ khí và rô bốt, siêu nhân, chuyển từ đi chơi sang chỉ cần ở nhà xem phim
hoạt hình Trong học tập, cháu lười học, chữ viết xấu dần và ngày càng sai
chính tả, kém tập trung. Ngày càng hiếu động và hung tính luôn la hét, cáu
gắt, sẵn sàng đánh, đấm thậm chí cắn người khác khi không thực hiện đúng
theo ý muốn của cháu…
Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa xuất hiện công trình khoa học
nào nghiên cứu về vấn đề này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa
chọn nghiên cứu đề tài:
“ Tham vấn cho phụ huynh của một học sinh lớp 1 nghiện phim hoạt hình”
2. Mục đích nghiên cứu
Từ nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nhằm định hướng cho phụ
huynh lựa chọn hoặc tự đề xuất và thực hiện các biện pháp phù hợp giúp con
khắc phục tình trạng nghiện phim hoạt hình.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 : Đối tượng nghiên cứu: tham vấn cho phụ huynh của học sinh
nghiện phim hoạt hình.
3
3.2: Khách thể nghiên cứu: gia đình, giáo viên, bạn bè và thân chủ
nghiện phim hoạt hình.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
4.2: Nghiên cứu thực trạng nghiện phim hoạt hình của trẻ
4.3: Định hướng cho phụ huynh lựa chọn và thực hiện biện pháp
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
5.1. Nội dung nghiên cứu: chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu thực trạng
nghiện phim hoạt hình của học sinh. Nhằm định hướng cho phụ huynh lựa
chọn hoặc tự đề xuất và thực hiện các biện pháp giúp con khắc phục tình
trạng nghiện phim hoạt hình.
5.2. Địa điểm nghiên cứu : tại nhà, Khu vực: Giải Phóng - Phường
Phương Liệt – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
5.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2012
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
6.2. Phương pháp quan sát
6.3. Phương pháp phỏng vấn
6.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
6.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
6.6. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
7. Cấu trúc của khóa luận
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 1
4
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Ở nước ngoài
Ở các nước phát triển như Mỹ, Australia Anh, … đã có một số nghiên về

trẻ nghiện tivi và phim hoạt hình:
Các nhà khoa học tại viện nghiên cứu các vấn đề về trẻ em thành phố
Seatle, bang Washington (Mỹ) đã chỉ ra rằng trẻ em từ 3-5 tuổi sẽ dễ gặp
chứng mất ngủ, mệt mỏi và thậm chí thường xuyên gặp phải những cơn ác
mộng khi theo dõi các phim hoạt hình hoặc các chương trình có nội dung bạo
lực hoặc khi thường xuyên xem tivi và sử dụng máy vi tính sau 19h. [13]
Michelle Garrison - Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cho biết: “Trong các
nhân vật hoạt hình nổi tiếng như thỏ Bunny, Batman hay thậm chí là
Pokemon vẫn ẩn chứa quá nhiều yếu tố gây hại cho trẻ em. Những siêu anh
hùng trong Batman hay những cảnh bạo lực gây cười trong phim thỏ Bunny
sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của trẻ chưa đi học”. Các nhà khoa
học đã cùng với 612 cặp phụ huynh của các bé từ 3 - 5 tuổi lập nên “Nhật ký
giấc ngủ” của các bé. Kết quả là những trường hợp thường xuyên xem phim
hoạt hình có nội dung bạo lực sẽ gặp phải một số triệu chứng như: khó ngủ,
thường xuyên gặp ác mộng, giấc ngủ không sâu, khó thức giấc và cảm thấy
mệt mỏi vào buổi sáng. “Ở hầu hết các gia đình trẻ em không được phép xem
các bộ phim bạo lực hoặc các bộ phim dành cho người lớn, không được phép
chơi các trò chơi có cảnh bắn giết. Mặc dù thời gian trẻ em được chứng kiến
các cảnh bạo lực trên truyền hình là không nhiều - chỉ khoảng 19 phút, nhưng
nó đang ảnh hưởng rất xấu đến chúng” - Bà Garrison nói thêm. [13]
Một chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ ở trẻ em - Tiến sĩ Jeannine
Gingras cho biết: “Chỉ một số lượng nhỏ các chương trình tivi không phù hợp
cũng có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, vì ở tuổi này chúng
không phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng”.[13]
5
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Washington (Mỹ) đã tiến hành
nghiên cứu trên gần 1.300 trẻ 4 tuổi cho thấy: những em có dấu hiệu trở
thành "kẻ bắt nạt" thường dán mắt vào TV tới 5 tiếng mỗi ngày - nhiều hơn
mức trung bình 2 giờ. Tuy nhiên, những biện pháp hỗ trợ tình cảm của cha mẹ
như cho bé đi dã ngoại, đọc sách truyện và cùng ăn cơm có thể làm giảm đáng

kể nguy cơ. [16]
Dựa vào một nghiên cứu nhi khoa dài hạn trên toàn lãnh thổ, người ta đã
thu được các số liệu đánh giá về 3 phương diện: mức độ ảnh hưởng của TV,
mức độ kích thích thần kinh và sự hỗ trợ tình cảm của cha mẹ khi trẻ được 4
tuổi. Những tiêu chí được dùng để đánh giá về sự hỗ trợ tình cảm là số lần trẻ
ăn cơm và trò chuyện với cha mẹ. Đi dã ngoại, đọc sách, vui chơi và sự dạy
dỗ nằm trong danh mục đánh giá sự kích thích thần kinh. Khi số trẻ tham gia
nghiên cứu lên đến 6-11 tuổi, khoảng 13% đã phát triển thói bắt nạt. Nghiên
cứu cho thấy, cả sự hỗ trợ về tình cảm lẫn kích thích thần kinh đều có liên
quan đến quá trình phát triển tật xấu này, song thời lượng xem TV có ảnh
hưởng đáng kể nhất. Những em thuần tính chỉ xem TV khoảng 3,2 giờ mỗi
ngày, trong khi những trẻ hung hăng lại ngồi lì trước màn hình trung bình là 5
tiếng. "Thói bắt nạt được hình thành từ sự thiếu hụt về nhận thức cũng như
tình cảm của bé. Nó cần được đưa vào danh sách những ảnh hưởng tiêu cực
của việc nghiền TV, bên cạnh béo phì, mất khả năng tập trung và những dạng
gây gổ khác", trưởng nhóm nghiên cứu Frederick Zimmerman kết luận. Để
ngăn ngừa tình trạng này, các bậc phụ huynh cần tăng cường hỗ trợ tình cảm
và kích thích nhận thức của các em, song song với biện pháp hạn chế thời
gian xem TV ngay từ những năm đầu phát triển của trẻ
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học Queensland
(Australia). Chuyên gia của trường đại học Queensland nhận định: “Xem TV
có những ảnh hưởng ngược đối với sức khỏe, cũng tương tự như thiếu vấn
động, béo phì và hút thuốc. Mỗi giờ xem TV có thể khiến chúng ta tổn thọ 22
6
phút”.[16]
Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Y khoa thể thao, tiến sĩ J Lennert
Veerman và cộng sự đã xem xét kết quả nghiên cứu 11.247 người Australia
trong năm 1999-2000. Họ được hỏi về thời gian xem TV và thu thập những số
liệu về những người đã tử vong. Các nhà khoa học xây dựng một mô hình so
sánh tuổi thọ của những người xem và không xem TV và phát hiện ra mỗi giờ

xem TV khiến tuổi thọ của con người ngắn lại 21,8 phút. Đối với 1% dân số
xem TV 6 giờ mỗi ngày, họ sẽ sống ít hơn 4,8 năm so với những người không
xem TV nhiều.
Hiện tại, các nước phát triển như Mỹ và Australia đã đưa ra khuyến cáo
rằng trẻ em không nên xem TV quá 2 tiếng mỗi ngày. Các nhà khoa học trong
nghiên cứu này cũng cho rằng hạn chế xem TV cũng cần đưa ra cho người
lớn.[16]
1.1.2. Ở trong nước
Ở Việt Nam tình trạng trẻ nghiện phim hoạt hình ngày càng nhiều, và
các bác sĩ tâm lý thuộc khoa tâm lý tại các Bệnh viên Nhi Đồng 1, Bệnh viện
Nhi Đồng 2, đã đưa ra rất nhiều bài bao nói về tình trạng nghiện phim hoạt
hình của trẻ em:
Trong bài báo: “Ảnh hưởng của truyền hình đối với sự phát triển của
trẻ” của Bs Phạm Ngọc Thanh, công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Theo lời
bác sĩ nói : “trong phim hoạt hình, trẻ chịu ảnh hưởng của bạo lực qua những
màn đấm đá, giết hại nhau với tần suất khoảng 20 lần /giờ. Trẻ xem những
hình ảnh bạo lực qua truyền hình nhiều giờ trong tuần sẽ có những hành vi
bạo lực như đánh, đấm, cắn cha mẹ, anh chị em, bạn bè.[10]
Trong bài báo: “ Nhiều trẻ chậm nói mê xem tivi”,đã đưa ra trích dẫn
theo lời của Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, số trẻ em chậm
nói đến điều trị tại khoa ngày càng tăng và tất cả các trường hợp đều được gia
đình cho xem truyền hình nhiều. [22]
7
Chuyên gia Ngô Xuân Điệp, khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã nói:
“ Thời gian gần đây, khoa cũng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ chậm nói do
xem truyền hình quá mức”. Ông phân tích, trẻ xem truyền hình nhiều sẽ chỉ
có thông tin một chiều. Có thể trẻ vẫn nghe hiểu tốt nhưng không có phản xạ
ngược lại và lâu dần sẽ làm chậm nói. Chậm phát triển ngôn ngữ sẽ kéo theo
chậm phát triển về trí tuệ do không có điều kiện phản ứng. Trẻ xem truyền
hình quá nhiều còn có nhiều nguy cơ mắc bệnh béo phì, cận thị, hiếu động,

[22]
Trong bài báo: “ Khi phim siêu nhân trở thành “ bảo mẫu” của trẻ”, tác
giả Trần Nga, có trích lời của Thạc sỹ Nguyễn Văn Lượt, giảng viên Khoa
Tâm lý học trường Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội, về việc xem
TV nhiều, xem phim siêu nhân, đặc biệt là các cảnh bạo lực có ảnh hưởng
như thế nào tới tâm lý, tính cách và sức khoẻ của trẻ. “Giai đoạn trẻ học mầm
non và tiểu học từ 3 đến 10 tuổi là giai đoạn trẻ bước đầu nhận thức được thế
giới, trẻ có thể quan sát và bắt chước bên ngoài rất dễ bị tác động. Đây là giai
đoạn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển trí tuệ cũng
như nhân cách của trẻ sau này.[23]
Trẻ em nếu xem các chương trình về khoa học giáo dục để học hỏi, tăng
cường sự hiểu biết thì có thể xem dưới 3 tiếng/ngày. Nhưng nếu trẻ xem TV
trên 3 tiếng/ngày sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tâm lý và tính
cách của trẻ. Trẻ mất tập trung, giảm sự chú ý trong học hành, bị cận loạn thị,
ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ. Do đó, khả năng nhận thức, giao tiếp
với thế giới bên ngoài cũng bị hạn chế. Trẻ xem TV cũng như phim siêu nhân
quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nghiện TV, trẻ có xu hướng thu hẹp chúng trong
thế giới của riêng mình. Trẻ có thể nghĩ rằng đó là những hình mẫu tốt, có giá trị
( vì thế nó được vào phim , truyện ….) và cố gắng học theo.”
Ngoài ra còn rất nhiều bài báo nói kể tâm trạng của các bậc phụ huynh
khi có con nghiện phim hoạt hình: “ Gọi em gái là….quái vật”, “ mê trận hoạt
8
hình”, con tôi làm siêu nhân”, ….được đăng tải trên trang web:
phunuonline.com.vn.[11]
Tuy đã có rất nhiều bài báo, nhiều chuyên gia tâm lý phản ánh về tình
trạng nghiện phim hoạt hình hiện nay của trẻ em Việt Nam và thực tế tại các
trung tâm tâm lý: Trung tâm nghiên cứu tâm lý và tâm bệnh lý trẻ em Nguyễn
Khắc Viện đã tiếp nhận rất nhiều ca điều trị trẻ chậm nói, tăng động, hiếu
động quá mức, do nghiện tivi, nghiện phim hoạt hình. Nhưng chưa có một
công trình nào nghiên cứu sâu về trường hợp trẻ nghiện phim hoạt hình.

1.2 . Trẻ nghiện phim hoạt hình
1.2.1. Khái niệm nghiện phim hoạt hình
Nghiện là sự phụ thuộc hoàn toàn vào một chất kích thích nào đó với
liều lượng ngày càng gia tăng hơn, không có nó thì không làm được việc
khác. Với trẻ em thì hình thức nghiện sơ khai đôi khi lại là xem quảng cáo,
xem phim hoạt hình…[12]
Nghiện phim hoạt hình khiến trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung phim
trẻ đang theo dõi, xem chăm chú, không dời mắt khỏi màn hình, thời gian trẻ
xem ngày càng nhiều, sẵn sàng bỏ dở mọi công việc, nói dối người lớn chỉ để
có thời gian ngồi xem phim.
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ nghiện phim hoạt hình.
Thời gian xem phim trung bình từ 3 – 5 tiếng/ngày được coi là nghiện
phim hoạt hình.“Thông thường trẻ em xem ti vi từ 4 tiếng trở lên có thể coi là
“nghiện ti vi”. Nghiên cứu trên gần 1.300 trẻ 4 tuổi của Đại học Washington (
Mỹ) cho thấy, những em có dấu hiệu trở thành “ kẻ bắt nạt” thường dán mắt
vào tivi tới 5 tiếng mỗi ngày – nhiều hơn mức trung bình 2 giờ. Khi số trẻ
tham gia nghiên cứu lên đến 6 – 11 tuổi, khoảng 13% đã phát triển thói bắt
nạt. [16]
Nghiên phim hoạt hình trẻ dễ “sai lệch nhân cách”, cản trở sự phát triển
tính cách và thái độ cư xử , làm gia tăng lối sống thụ động, trẻ mắc bệnh lười
9
học, thay đổi cá tính, hiếu chiến, tò mò muốn bắt chước những cảnh trong
phim.
Thường có các triệu chứng như thái độ bốc đồng, giảm sức tập trung,
hiếu động thái quá sẽ xuất hiện khi trẻ đến tuổi đi học. Xuất hiện các hiện
tượng như hiếu động quá mức, gây thiếu tập trung, thái độ bốc đồng và hành
vi bạo lực.
Những phim hoạt hình hành động sẽ khiến trẻ có những hành vi bạo lực
như đánh, đấm, cắn, cha mẹ, anh chị em, bạn bè. Đặc biệt các cảnh bắn
giết và lời thoại trong phim hoạt hình sẽ gây ảnh hưởng tới hành động và

ngôn ngữ của trẻ.
Trẻ thường xuyên xem hoạt hình có nội dung bạo lực sẽ gặp phải một số
triệu chứng: Khó ngủ, thường xuyên gặp ác mộng, giấc ngủ không sâu, khó
thức giấc và cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng.
Trẻ xem hoạt hình và tivi nhiều (nghiện) dưới 1 tuổi sẽ dễ mắc bệnh
chậm nói.
Theo bác sĩ chuyện khoa Nhi Lê Thị Hoa, Bệnh viện quận 2 Thành Phố
Hồ Chí Minh : “ hầu hết các em xem tivi nhiều sẽ bị trở nên thụ động trong
suy nghĩ, kém sáng tạo, thần kinh luôn bị tác động” [19]
1.2. Tham vấn cho gia đình có trẻ nghiện phim hoạt hình
1.3.1. Khái niệm tham vấn gia đình
Tham vấn gia đình là một hoạt động nhằm giúp các gia đình cơ cấu hài
hòa những mối quan hệ để các thành viên gia đình phát huy vai trò mới của
họ và tạo nên sức mạnh của cả gia đình. [1]
Là hình thức mà đối tượng làm việc của nhà tham vấn là các thành viên
trong gia đình. Cả gia đình ngồi lại cùng với nhà tham vấn để thảo luận những
vấn đề trong gia đình, vấn đề đó có thể liên quan đến toàn bộ gia đình hay
một bộ phận, xem xét mỗi thành viên nhìn nhận vấn đề như thế nào, nguyên
nhân từ đâu ra và cần phải làm gì để giải quyết. [9]
10
1.3.2. Mục tiêu của tham vấn cho gia đình có trẻ nghiện phim hoạt
hình.
Giúp các gia đình thay đổi các kiểu ứng xử để cải thiện cách thức họ
thường thực hiện.
Giúp các thành viên trong gia đình dễ dàng giao tiếp với nhau hơn.
Tạo cơ hội cho mỗi thành viên trong gia đình bày tỏ một cách trung thực
về cảm xúc của họ.
Hướng dẫn các thành viên trong gia đình có thể sử dụng các kỹ năng và
các nguồn lực để đối mặt với sự căng thằng và mâu thuẩn. [9]
Giúp cơ cấu lại hệ thống tương tác trong gia đình nhằm tăng cường khả

năng thích ứng của gia đình trước tác động của môi trường. Giúp các thành
viên trong gia đình thay đổi những cách ứng xử cố hữu của các thành viên để
cải thiện bầu không khí bế tắc trong gia đìnhGiúp các thành viên trong gia
đình sử dụng những tiềm năng mới và tăng cường khả năng đối mặt với cẳng
thẳng, xung đột. [1]
1.3.3. Nhiệm vụ của tham vấn cho gia đìnhcó trẻ nghiện phim hoạt
hình. [1]
Làm thư giãn cảm xúc của thân chủ
Giúp thân chủ nhận diện được vấn đề, cải thiện những suy nghĩ tiêu cực
không hợp lý.
Giúp thân chủ đưa ra các quyết định ưu tiên
Giúp thân chủ có kế hoạch thay đổi hành vi.
1.3.4. Quy trình tham vấn cho gia đình có trẻ nghiện phim hoạt hình. [1]
Giai đoạn 1: Xây dựng quan hệ và sự tin tưởng giữa nhà tham vấn và
thân chủ
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin và xác định vấn đề
Giai đoạn 3: Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện
Giai đoạn 4: Triển khai thực hiện giải quyết vấn đề
11
Giai đoạn 5: Lượng giá và kết thúc
Giai đoạn 6: Theo dõi sau khi kết thúc
1.3.5. Yêu cầu khi tham vấn cho gia đình có trẻ nghiện phim hoạt
hình. [9]
Trong cuộc gặp gỡ ban đầu với gia đình, hãy làm sáng tỏ các mục tiêu
tham vấn và vai trò của nhà tham vấn.
Gặp gỡ với từng thành viên trong gia đình và lắng nghe mà không phê
phán về sự thật trải qua của mỗi người.
Sử dụng các kỹ năng thông cảm và giao tiếp để khai thác những gì mà
mỗi thành viên trong gia đình đang trải qua (bao gồm suy nghĩ, cảm xúc, và
hành vi).

Nắm được những gì mà từng thành viên trong gia đình muốn thay đổi về
cách gia đình đó đang thực hiện và giúp họ những thay đổi để thỏa mãn các
nhu cầu của từng thành viên.
Làm việc với gia đình như một người đồng minh và người hòa giải trong
giao tiếp.
Cho phép các thành viên trong gia đình bày tỏ thái độ giận dữ trong các
cuộc tham vấn gia đình.
Năng động, khởi xướng các cuộc trao đổi, và đề ra các gợi ý.
Để mọi người nói xong và mời các thành viên ít nói đưa ra nhận xét.
Phản ánh những trao đổi của gia đình để bổ sung thêm vào nhận thức của
họ về mô hình và động cơ của gia đình có vấn đề.
Có khả năng tham gia vào nhiều “phía” ở bất cứ thời điểm nào.
Chương 2
12
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tiến trình nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về trường hợp nghiện phim hoạt hình của N.T.D qua
các buổi tham vấn cho phụ huynh và gia đình để tìm hiểu rõ thực trạng nghiện
phim hoạt hình. Từ đó định hướng cho phụ huynh lựa chọn và tự đề xuất biện
pháp phù hợp với thời gian, hoàn cảnh gia đình và sở thích của N.T.D nhằm
giúp N.T.D dần dần cai nghiện phim hoạt hình, điều chỉnh những lời nói,
hành động cho phù hợp với lứa tuổi…
Tham vấn cho phụ huynh N.T.D được tiến hành như sau:
Giai đoạn chuẩn bị:
Thời gian: 1 tháng ( từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 2 năm 2012)
Nhiệm vụ: sưu tầm, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài và xây
dựng hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu.
Giai đoạn tiếp xúc, tiến hành tham vấn cho phụ huynh S.H.L
Thời gian: 2 tháng ( từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 4 năm 2012). Thời
gian tham vấn và định hướng việc thực hiện các biện pháp cho phụ huynh và

gia đình: 1giờ/ buổi/tuần. Thời gian tiếp xúc riêng với N.T.D: 4 buổi/3
tháng
Địa điểm tham vấn: Tại nhà, Khu vực: Giải phóng – Phương Liệt –
Thanh Xuân – Hà Nội
Cụ thể: thực hiện 9 buổi tham vấn cho phụ huynh và gia đình:
Trong đó 3 buổi đầu trò chuyện, trao đổi thu thập thông tin về gia đình,
về N.T.D. Quan sát biểu hiện của N.T.D về thái độ, hành động, lời nói, môi
trường sống và mối quan hệ với các thành viên khác và mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình với nhau.
Thời gian các buổi còn lại tập trung chia sẻ, định hướng cho phụ huynh
13
tiến hành lựa chọn và thực hiện giải pháp, đồng thời tiếp tục quan sát N.T.D
Tiến hành tiếp xúc trực tiếp với N.T.D tìm hiểu, thu thập thêm thông tin
cần thiết và đối chứng thông tin đã thu được
Nhiệm vụ: tiến hành các buổi tham vấn cho phụ huynh, tiếp xúc với
N.T.D, ông bà, cô chủ nhiệm, một số bạn cùng lớp: áp dụng các phương pháp
và công cụ hỗ trợ để thu thập và tìm hiểu thông tin. Từ đó xử lý sơ bộ kết quả
thu được trên cơ sở đó đưa ra những định hướng về biện pháp hữu ích cho
phụ huynh lựa chọn hoặc để phụ huynh tự đề xuất biện pháp phù hợp. Quan
sát và kịp thời định hướng cho phụ huynh khắc phục khó khăn trong quá trình
thực hiện biện pháp đó.
Giai đoạn xử lý kết quả tham vấn ( nghiên cứu)
Thời gian: 1 tháng ( từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012)
Nhiệm vụ: thu nhận, xử lý, phân tích kết quả tham vấn ( nghiên cứu). Từ
đó đưa ra kết luận, kiến nghị.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Với phương pháp này chúng tôi tiến hành sưu tầm và tìm hiểu thông tin
liên quan đến đề tài từ qua những bài báo, chuyên đề, công trình của các tác
giả được đăng tải trên mạng internet và trong những giáo trình, … về khái

niệm, đặc điểm của trẻ nghiện phim hoạt hình, về khái niệm tham vấn tham
vấn gia đình, mục tiêu, nhiệm vụ, kỹ năng, quy trình và những yêu cầu…tham
vấn cho gia đình có trẻ nghiện phim hoạt hình. Đồng thời phân tích, tổng hợp
và đánh giá những tài liệu thu được để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
2.2.2. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp này người quan sát sẽ dùng tri giác để thu thập
thông tin về hành động, cử chỉ, lời nói của các thành viên trong gia đình và
của N.T.D.
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát để thu thập
14
thông tin về thái độ, hành động, lời nói, trò chơi, cách chơi….của N.T.D.
Để quan sát hiệu quả chúng tôi tiến hành quan sát trong điều kiện tự
nhiên thông qua một số buổi tiếp xúc trực tiếp và qua các buổi tham vấn cho
phụ huynh
Quan sát biểu hiện đặc thù được hình thành từ phim hoạt hình làm ảnh
hưởng tới kết quả học tập và sinh hoạt hàng ngày của N.T.D.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với N.T.D. Qua đó tìm hiểu nguyên nhân,
sở thích, thói quen trong sinh hoạt, mong muốn của N.T.D về gia đình, về
thầy cô.
Phỏng vấn ông, bà, để tìm hiểu thông tin về hoàn cảnh, thói quen trong
sinh hoạt của gia đình. Phỏng vấn giáo viên chủ nhiệm, bạn bè tìm hiểu tình
hình học tập, biểu hiện qua hành động, lời nói, thái độ ứng xử, kết quả học
tập….của N.T.D khi lên lớp. Qua đó có cái nhìn đúng đắn, khách quan và
toàn diện hơn về môi trường và sự ảnh hưởng của phim hoạt hình tới cuộc
sống, tới kết quả học tập của N.T.D, từ đó định hướng phụ huynh đề ra biện
pháp đúng đắn, phù hợp.
Với phương pháp này chúng tôi sử dụng hình thức ghi chép lại nội dung
các cuộc phỏng vấn.
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu những sở thích, thói
quen của N.T.D. Đồng thời tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của phim hoạt hình
tới kết quả học tập của trẻ
Nghiên cứu sản phẩm: đồ chơi, bức tranh trẻ tự vẽ, bộ phim hoạt hình
N.T.D thích và hay xem, bài kiểm tra trên lớp, vở viết… Qua đó thu thập
thêm thông tin cần thiết và đánh giá đúng thực trạng và đưa ra định hướng
đúng giúp phụ huynh hiểu rõ sự ảnh hưởng và tự đề ra cách giải quyết tốt nhất
để giúp đỡ con.
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
15
Đây là phương pháp chủ đạo, cơ bản nhất mà chúng tôi sử dụng để
nghiên cứu trong đề tài này.
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu một trường hợp, đó là
trường hợp của học sinh N.T.D, 7 tuổi. Chúng tôi thực hiện tham vấn nhằm
thu thập thông tin cần thiết, qua đó tiến hành thực hiện biện pháp thông qua
các buổi tham vấn cho phụ huynh của N. T.D.
Quy trình nghiên cứu trường hợp được tiến hành như sau:
Tiếp xúc, làm quen, tạo niềm tin với gia đình, đặc biệt là N.T.D
Tiến hành trao đổi, trò chuyện và phỏng vấn khách thể nhằm thu thập
thông tin cần thiết.
Quan sát biểu hiện qua hành động, ngôn ngữ nói , thái độ ứng xử, ….của
N.T.D trong sinh hoạt, vui chơi, học tập và đối đáp với người thân trong gia đình
Trao đổi với phụ huynh S.H.L (mẹ) để phụ huynh hiểu rõ trách nhiệm
của mình trong việc quản lý thời gian và thói quen của con trong sinh hoạt,
vui chơi…từ đó phụ huynh sẽ lựa chọn hoặc đề xuất những biện pháp hữu
ích, thiết thực để giúp con cai nghiện phim hoạt hình, từ bỏ những thói quen,
những hành động đặc thù do ảnh hưởng của phim hoạt hình.
2.2.6. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Chúng tôi sử dụng phương pháp này với mong muốn tiếp thu thêm cho
mình những ý kiến, những kinh nghiệm quý báu từ chuyên gia, để tháo gỡ

những vướng mắc, khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài về các
định hướng về biện pháp có thể giúp ích cho thân chủ trong quá trình thân chủ
lựa chọn hoặc đề xuất, về những khó khăn trong quá trình thu thập tài liệu,
thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Chúng tôi lựa chọn và xin ý kiến chuyên gia TS. Nguyễn Minh Đức, nhà
tâm lý lâm sàng trẻ em, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu tâm lý và tâm bệnh
lý trẻ em, có địa chỉ tại: Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.
Chương 3
16
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện nghiên cứu thành công đề tài này, chúng tôi đã kết hợp sử
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để thu thập và đối chiếu
những thông tin, nhằm đảm bảo độ chính xác và tin cậy. Trong đó phương
pháp nghiên cứu trường hợp và phương pháp quan sát là hai phương pháp
nghiên cứu chủ đạo, những thông tin thu được được so sánh, đối chiếu với
phương pháp phỏng vấn. Sau đây chúng tôi xin trình bày các kết quả nghiên
cứu cụ thể của đề tài:
3.1. Mô tả hoàn cảnh, thời gian, không gian sinh hoạt của gia đình
N.T.D
Em tên là N.T.D, giới tính nam, sinh ngày 07 tháng 07 năm 2005 (7
tuổi), hiện tại đang học lớp 1D trường tiểu học P. L, Thanh Xuân, Hà Nội.
T.D là con trai cả, dưới T.D còn có một em trai năm nay 2,5 tuổi tên là C.K.
Bố T.D tên là N.M.T, năm nay 41 tuổi, bố là tổng giám đốc của 3 công ty
chuyên kinh doanh các mặt hàng về trẻ em: bỉm, bình sữa, khăn ướt…… Mẹ
T.D tên là S.H.L, năm nay 31 tuổi, mẹ là giám đốc của công ty kinh doanh
buôn bán lắp đặt mạng, máy tính cho các dự án. Bà nội bà tên là Q, bà có ba
người con, hai trai và một gái, bố T.D là con cả của bà . Ông ngoại T.D tên là
S.T, ông mới về hưu từ tháng 2 năm 2012. Trước thời gian nghỉ hưu ông làm
ở Tổng Cục thể Thao. Bà ngoại T.D tên là N.M.H, bà đã về hưu được 5 năm.
Ông bà có hai người con, mẹ T.D là con út của ông bà.

Trước kia: T.D được nuôi hoàn toàn bằng sữa ngoài ngay từ khi mới
sinh, vì mẹ không có sữa cho em bú. Ngay từ khi mới sinh ra tất cả mọi việc
chăm sóc T.D từ việc ăn, uống, ngủ, tắm, giặt quần áo đều do cô giúp việc và
bà ngoại đảm nhận. Khi T.D được 2 tháng tuổi, mẹ bắt đầu đi làm trở lại do
công việc bận rộn. Công việc của bố, mẹ luôn bận rộn và hay phải đi công tác
xa nên hầu như không có nhiều thời gian ở nhà chơi và trò chuyện với T.D.
Khi T.D được 4 tháng tuổi cô giúp việc và bà ngoại đã dùng chương trình
17
quảng cáo và bộ phim hoạt hình trên tivi để dỗ cho T.D ăn cũng như dỗ dành
khi em khóc. Khi T.D bắt đầu học nói, cô giúp việc và bà ngoại thường xuyên
mở các đĩa nhạc Xuân Mai cho em theo dõi và nghe hát, khi dỗ T.D ăn cô
cũng hay hát cho em nghe. Thời gian từ 1- 2 T.D tuổi đã nói được khá nhiều
và thuộc một số bài hát của Xuân Mai. Ngay từ khi còn nhỏ ( 2 – 5 tuổi) T.D
đã rất thích leo trèo, chạy nhảy vì vậy bố mẹ, bà ngoại và cô giúp việc luôn
dùng các bộ phim hoạt hình, những mô hình xe ô tô… để thu hút T.D ngồi
yên một chỗ vì sợ T.D chạy nhảy, leo trèo dễ gây ra thương tích.
Hiện tại: T.D sống cùng với bà nội và bố mẹ tại nhà riêng ở khu vực
Giải Phóng - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội. Em trai T.D sống với ông
bà ngoại cũng gần Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội vì cô giúp việc xin về
quê và không muốn ra nữa. Thỉnh thoảng bố mẹ lại phân công nhau, mẹ
xuống ở với em tại nhà bà ngoại, còn bố ở nhà với T.D. Anh em họ của T.D
rất ít chỉ có hai em họ là con của cô ruột, thỉnh thoảng cô đưa hai em về chơi
với T.D, hàng xóm cũng không có bạn nào cùng tuổi với T.D thế nên hàng
ngày đi học về T.D thường xem phim hoạt hình và chơi đồ chơi một mình.
Vì công việc bận rộn nên bố T.D thường xuyên phải đi công tác tại các
tỉnh có khi là cả nước ngoài, mỗi lần đi kéo dài ít nhất là 3 – 4 ngày, có thời
gian lâu nhất là 2 tuần. Khi ở nhà hầu như bố không có nhiều thời gian để
quan tâm, chăm sóc và chơi với hai anh em T.D. Thời gian của bố không cố
định, bố vẫn giành thời gian đưa đón T.D đi học, nhưng sau khi đón T.D và
đưa em về, bố để T.D ở nhà một mình và đi chơi bóng hoặc đi ăn uống với

bạn bè. Sau mỗi đợt đi công tác về, bố hay mua tặng T.D rất nhiều siêu nhân,
rô bốt hoặc đồ chơi theo yêu cầu của T.D.
Mẹ cũng thường xuyên phải đi công tác các tỉnh, tùy thuộc vào tiến độ
thực hiện dự án và đối tác nên mẹ cũng luôn về muộn và đôi khi cũng có đi
công tác vài ngày. Chính vì vậy nên mẹ cũng có rất ít thời gian để chơi với
hai anh em T.D. Mẹ cũng cũng giành thời gian đưa T.D đi học và đón T.D về,
18
nhưng sau đấy mẹ phải đi chợ, nấu cơm nên mẹ thường để T.D ở nhà với bà
nội và xem phim hoạt hình. Mẹ hay mua đồ ăn theo sở thích của T.D, bim
bim, sữa mà T.D chọn luôn có kèm theo quà tặng là hình ảnh hoặc mô hình rô
bốt, siêu nhân. Mẹ không có nhiều thời gian cho T.D ăn nên mẹ thường để
T.D tự ăn và ngồi ở phòng khách xem phim hoạt hình, còn bố mẹ và bà ăn
trong phòng bếp.
T.D và bố mẹ sống với bà nội, nhưng bà không yêu quý T.D và T.D
cũng không thích bà. Bà không can thiệp vào việc chơi và học của cháu, bà
thường để cháu tự chơi một mình việc ăn uống, hay tắm đều do bố mẹ thúc
giục hoặc làm thay cho cháu. Bà cũng hay quát, mắng và cáu gắt khi T.D làm
sai hoặc không nghe lời bà.
Ngược lại với bà nội, ông bà ngoại rất yêu và chiều T.D, tất cả những
yêu cầu, những sở thích của T.D đều được được ông bà đáp ứng, ông bà mua
rất nhiều đồ chơi siêu nhân, rô bốt, ô tô…cho T.D. Thứ 7 và chủ nhật hàng
tuần T.D được bố mẹ đưa xuống ở với ông bà ngoại và em trai.
Về thời gian sinh hoạt của gia đình :Buổi sáng T.D vào học lúc 7h45’,
bố mẹ đánh thức, giúp T.D làm vệ sinh cá nhân, cho T.D ăn sáng và đưa T.D
đến trường, buổi chiều tan học lúc 16h30’, đa số là bố mẹ dành thời gian đưa
đón những hôm bố mẹ đi công tác hoặc bận việc bố mẹ chủ động nhờ bà nội,
ông ngoại hoặc cô chú, người quen đón giúp. Thời gian từ 17h – 22h là thời
gian thực hiện các công việc sinh hoạt chung của cả gia đình, trong khi đó
bố luôn dành khoảng thời gian từ này để đi uống bia với bạn bè, đi gặp gỡ đối
tác…Mẹ dành thời gian này để thực hiện công việc nội trợ, quét dọn nhà cửa,

làm vệ sinh cá nhân,……Chính vì vậy nên T.D được tự do để xem phim hoạt
hình và chơi những trò chơi em yêu thích, ngay cả khi ăn cơm T.D cũng được
mẹ cho phép vừa ngồi xem phim vừa tự ăn cơm, nhưng do được chiều và
chăm sóc từ bé nên T.D hay ỉ lại chờ mẹ xúc cơm cho ăn và hỗ trợ việc tắm,
thay quần áo…Cuối tuần nào bố mẹ cũng đưa T.D xuống gửi ông bà ngoại để
19
bố mẹ có thời gian dành cho riêng mình: bố đi chơi tennis, mẹ đi mua sắm,
gặp gỡ bạn bè hoặc đi công tác và giải quyết công việc cá nhân.
Về không gian sinh hoạt của gia đình: Nhà T.D có 4 phòng, mỗi
phòng có riêng một chiếc tivi, T.D có phòng riêng dùng để học bài, có kê một
chiếc bàn học hơi cao so với chiều cao của T.D, mẹ phải dùng chiếc ghế bàn
ăn thay cho ghế của bàn học để em ngồi viết bài. Ngoài ra còn có một tivi,
một giá để đồ chơi và sách vở, một tủ đựng quần áo và một chiếc giường, tất
cả đều được kê gần nhau do phòng không rộng lắm, đồ chơi và quần áo T.D
không cất gọn mà để rải rác khắp phòng. Phòng khách nối liền với phòng bếp
và chỉ được ngăn cách bởi một tủ ly, có kê một chiếc tivi to và có thể xoay
trong tiện cho việc di chuyển tivi theo nhiều hướng khác nhau. Trong phòng
khách có kê một bàn đặt máy vi tính có nối mạng, hàng ngày T.D vẫn được
bố mẹ cho phép vào mạng xem lại những bộ phim hoạt hình mình yêu thích.
3.2 Thực trạng nghiện phim hoạt hình của N.T.D
3.2.1. Thời gian xem phim hoạt hình.
Trước kia: Từ khi T.D được 4 tháng tuổi bà ngoại và cô giúp việc
thường xuyên cho xem quảng cáo, xem Xuân Mai hát qua đó bà ngoại và
cô giúp việc hát theo để dỗ T.D ăn hoặc mỗi khi em khóc. Khi T.D được 1
tuổi bà ngoại, cô giúp việc và khi ở nhà, bố mẹ cũng hay cho T.D xem
phim hoạt hình : Mr Bean, Tom và jerry, …tải mô hình xe ô tô trên mạng
cho T.D quan sát. T.D rất thích chạy nhảy và khi ăn không chịu ngồi yên
một chỗ vì vậy bà, mẹ và cô giúp việc đã dùng phim hoạt hình để dỗ T.D
ăn để tập cho em thói quen ngồi yên khi ăn uống. Kể từ thời gian này trở
đi T.D chỉ thích xem phim hoạt hình, hầu như lơ đãng mọi công việc khác.

Đến khi học mẫu giáo, phải mất một thời gian dài T.D mới quen với việc
thay đổi môi trường, nhưng mỗi sáng đón T.D cô giáo vẫn phải sử dụng tivi
và phim hoạt hình để tách em ra khỏi bà và mẹ. Mỗi chiều đi học về, T.D
cũng chỉ thích ngồi xem phim hoạt hình.
20
Hiện tại: T.D đang học lớp, tất cả thời gian từ khi đi học về cho đến khi
mẹ làm xong việc nhà, T.D dành xem những bộ phim hoạt hình em yêu thích.
Từ ngày thứ 2 – thứ 6 T.D xem phim hoạt hình 4 - 5 tiếng/ngày, khoảng từ
17h – 22h mỗi ngày . Những ngày nghỉ T.D được xem nhiều hơn khi ở nhà
với ông bà ngoại, tính trung bình mỗi ngày thứ 7, chủ nhật em được xem
khoảng 8 – 10 tiếng.
Bởi như theo lời mẹ nói: “ Trong một ngày cháu chỉ có thời gian ngồi
xem từ 17 h – 21h thôi, vì giờ ấy chị bận làm việc nhà, mà anh thì không có ở
nhà nên tốt nhất là cho cháu ngồi xem phim hoạt hình để mình có thời gian
tập trung làm việc…”
“ Cuối tuần cháu xuống ở với ông bà ngoại, Cháu thích xuống ông bà
lắm, luôn đòi xuống ở với ông bà vì nhà ông bà có tivi to nên xem hoạt hình
thích hơn. Xuống đấy, ông bà chiều nên hầu như cả ngày cháu được tự do
phim hoạt hình và ngồi xem thôi.”
Theo như lời bà ngoại: “ Thời gian cháu xem phim thì chắc khoảng 8 –
10 tiếng gì đó có lẽ là hơn, cuối tuần cho cháu tự do thoải mái một chút, cả
tuần bận học rồi còn gì.”
Thời gian xem phim hoạt hình của T.D vượt quá giới hạn thời gian cho
phép “ không quá 2 tiếng/ ngày” đối với lứa tuổi của em. Và nằm trong khung
thời gian được khẳng định là đã nghiện phim hoạt hình. Nguyên nhân chính
dẫn tới tình trạng nghiện phim họat hình của T.D hiện nay chính là do thói
quen cho con, cháu tự do sử dụng tivi. Đặc biệt, từ nhỏ bố, mẹ, ông bà và cô
giúp việc đã dùng phim hoạt hình để làm công cụ dỗ cháu ăn, dỗ cháu nín khi
cháu khóc ngay từ khi cháu còn bé. Và bây giờ bố mẹ, ông bà vẫn sử dụng
phim hoạt hình để giảm sự hiếu động của T.D, và coi việc cho T.D xem phim

hoạt hình mà em yêu thích như là một phần thưởng mỗi khi em ăn hết cơm,
hoặc nghe lời mẹ. Đồng thời phụ huynh lấy thời gian em ngồi xem hoạt hình
để thực hiện công việc của mình.
21
3.2.1. Thái độ, cách cư xử với mọi người xung quanh
Trước kia: Theo mẹ và bà ngoại cho biết: T.D rất vâng lời, lễ phép, hay
bày tỏ những cử chỉ thân mật thể hiện tình yêu thương với ông bà, bố mẹ ví
dụ: ôm, thơm má… lễ phép với mọi người xung quanh, khi mẹ dặn T.D làm
một việc gì đó, em ngoan ngoãn “dạ, vâng “ và thực hiện ngay tuy rằng vẫn
rất thích xem hoạt hình.
Thời gian gần đây: T.D chỉ mải mê xem phim hoạt hình, tất cả các bộ
phim được trình chiếu trên truyền hình cáp và phim nào cũng ngồi xem rất
chăm chú, không rời mắt.
Thái độ và cách cư xử với bố mẹ: Không còn chào hỏi, lễ phép và chạy lại
ôm cổ mẹ hay yêu cầu mẹ ôm nữa. Thường chống đối, thách thức bố mẹ hay nói
dối. Khi bố mẹ tắt tivi không cho T.D xem nữa mà yêu cầu em đi học bài, ngay
lập tức T.D cáu gắt, la hét, nằm lăn xuống sàn nhà khóc, mẹ đánh T.D dùng chân
đạp mẹ. Khi mẹ bảo đi tắm, T.D “vâng, dạ” nhưng sau đó vẫn không rời mắt
khỏi màn hình tivi. Mẹ bảo em T.D ăn cơm, em từ chối bằng mọi cách : “ con
no rồi”, “ con không thể ăn được nữa đâu”. Hay chống đối và không vâng lời
bố mẹ, khi bị bố/ mẹ đánh, T.D khóc, nằm ôm ngực, kêu khó thở, ngạt thở, con
sắp chết rồi: “ con sắp chết rồi”, “bố/mẹ muốn con chết chứ gì” và “ bố/mẹ lấy
kiếm đâm một phát cho con chết luôn đi”….hoặc tự làm mình tổn thương khi
lấy tay đập ngực, đập đầu vào tường… Mỗi khi bị điểm kém, bố mẹ mắng T.D
thường đổ lỗi cho cô giáo chấm điểm keo kiệt, hoặc ở lớp các bạn cũng thế. T.D
viết chữ xấu, bố mẹ nhắc, cô giáo phê bình em hay chống đối và đổ lỗi, “ tại cô
cho thời gian ít quá” hoặc “ tại bạn bên cạnh cứ rung bàn” hoặc “tại cái bàn
học này cao quá, bố mẹ mua bàn khác đi…
Thái độ và cách cư xử với bà nội: đi học về không chào bà nội, bố mẹ
nhắc T.D không trả lời. Không bao giờ lại gần bà nội cho dù chỉ có hai bà

cháu ở nhà. Khi bà lấy bánh hoặc pha nước cam cho T.D uống, em không
uống lảng tránh bằng cách “ cháu phải đi học bây giờ, sắp muộn rồi”….
22
Thái độ và cách cư xử với ông bà ngoại: T.D càng không nghe lời, tuy
có chào hỏi ông bà mỗi khi đến nhà. Nhưng không làm theo những yêu cầu
của ông bà, khi ông chuyển kênh khác T.D dùng ngay đồ chơi, đồ đạc xung
quanh ném vào người ông, ném vương vãi khắp nhà và mắng ông. Khi bị ông
mắng, T.D la hét, cầm cây, cầm chổi …tất cả những đồ vật xung quanh hoặc
trong có trong nhà để đe dọa ông bà, dùng miệng cắn ông, dùng tay, chân đạp
vào người ông.
Thái độ và cách cư xử với em trai: T.D rất ghét em trai, hay mắng, đánh
em. Khi T.D xem tivi hoặc chạy nhảy, và thực hiện lại các động tác giống
nhân vật trong bộ phim vừa được xem thì cậu em trai cũng bắt chước làm
theo anh, chạy lăng xăng xung quanh anh. Những lúc đó T.D thường quát em,
đuổi em ra ngoài: “mày cút đi”, “ mày tránh xa tao ra”, “cút ngay, thằng
chó”…Luôn đánh em, dùng chân và tay để đánh em mỗi khi em lại gần đòi
đồ chơi của mình. Không bao giờ bày tỏ hay nói lời yêu thương với em, mặc
dù ở hai nhà khác nhau nhưng T.D không bao giờ nói chuyện điện thoại để
hỏi thăm em, hoặc đơn thuần là nói chuyện với em. Ngược lại em trai rất
thích chơi với T.D, cũng biết nhường anh, lại gần anh mỗi khi anh khóc vì bị
bố mẹ đánh, thích cầm tay anh, nằm cạnh và ôm cổ anh trai.
Đối với thầy cô, bạn bè và người lạ ( khách đến nhà, cô, chú…): T.D
cũng lễ phép, chào hỏi, nhưng rất khách sáo, và thường không đến gần. Đối
với cô chủ nhiệm T.D đặt cho cô biệt danh là “ Yêu tinh tái thế”, bạn bè cùng
chơi trên lớp T.D đều đặt biệt danh theo sở thích hoặc tên giống nhân vật hoạt
hình mình được xem: “ Dũng sư phụ”, “ Nam lùn quỵt nợ” ….đây là những
nhân vật trong bộ phim hoạt hình “rô bốt trái cây”, sư phụ, thơm lùn với sở
trường là luôn quỵt nợ. Ở lớp T.D rất sợ cô, và khi về nhà mẹ hay nói rằng cô
bảo hoặc khi T.D làm sai mẹ dọa, mẹ gọi điện mách cô H, chính điều này
càng làm T.D ghét cô giáo và không thích học giờ cô chủ nhiệm dạy… T.D

hay nói xấu cô giáo, và ghét cô giáo với lý do tại cô hay mắng con, cô không
23
bao giờ cho con điểm cao.
Mẹ, bà ngoại và cô giáo cho biết thời gian trước và đầu năm học T.D rất
ngoan, lễ phép và vâng lời, không bao giờ chống đối, sẵn sàng xin lỗi mỗi khi
làm sai. Khi bố mẹ yêu cầu T.D phụ giúp hoặc tự làm việc phục vụ cá nhân :
tắm, đánh răng rửa mặt… em đều tự làm, không để bố mẹ phải nhắc quá lâu
như bây giờ. Sau thời gian được nghỉ tết T.D rất khác, làm việc gì cũng để bố
mẹ phải nói rất nhiều lần, làm việc cẩu thả, không tập trung, “ đánh răng
cũng khua tay, múa chân mãi mới xong”…
Nguyên nhân khiến cho T.D thay đổi thái độ và cách cư xử với mọi
người xung quanh xuất phát từ phía gia đình cụ thể là bố mẹ và cô giáo. Và
sâu xa hơn là phim hoạt hình, với những thái độ chống đối: cắn, đánh, đấm,
dùng cây, cán chổi hay tự đập đầu mình vào tường….là xuất phát từ nội dung
những bộ phim hoạt hình bạo lực. Ở độ tuổi các em, khi theo dõi những bộ
phim hoạt hình có cảnh bạo lực, các em dễ nảy sinh những hành động bắt
chước lại cảnh, những hành động của nhân vật trong phim chứ chưa thể tự
xâu chuỗi và biết rõ ý nghĩa mà bộ phim hoạt hình chuyển tải nếu không có
sự định hướng, giải thích của người lớn. Hơn nữa, do phụ huynh không dành
nhiều thời gian quan sát thái độ của con, không chơi với con thường xuyên
nên không nắm bắt được tâm lý của con thay đổi như thế nào. Khi con biểu
hiện thái độ chống đối, …phu huynh lại dùng phương pháp đe nẹt, đòn roi và
quát mắng để lán át thái độ của con. Với phương pháp này vô tình phụ huynh
làm cảm xúc và tính cách con ngày càng “chai lỳ” trước đòn roi, khó bảo và
thu mình. Mẹ sai lầm khi lấy cô giáo để đe nẹt con, vô tình làm tăng thêm
hiềm khích, ghét bỏ của T.D đối với cô giáo. Bà nội do hay quát mắng và
không quan tâm đến T.D nên T.D cũng không yêu thích bà và tỏ thái độ
chống đối. Ông bà ngoại quá yêu chiều T.D, đáp ứng hết tất cả mọi mong
muốn và yêu cầu của cháu, nên giờ đây cháu cảm thấy dễ lấn át được ông bà
và không tôn trọng ông bà. Giáo viên chủ nhiệm quá cứng nhắc trong xử lý

tình huống, kém mềm mỏng, khiến học sinh có cảm giác mình bị cô giáo ghét,
24

×