sở giáo dục và đào tạo đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố
năm học 2005-2006
Môn thi: Hoá Học
Thời gian làm bài 120 phút
Câu I (4,5 điểm):
1. Có các lọ đựng riêng rẽ các dung dịch không dán nhãn sau: natri clorua, natri hiđroxit, axit sunfuric, axit
clohiđric, bari hiđroxit, magie sunfat. Không dùng thêm thuốc thử, hãy trình bày cách phân biệt và viết
phương trình hoá học minh hoạ.
2. Lấy cùng một lượng kim loại M (có hoá trị không đổi trong các hợp chất) có thể phản ứng hoàn toàn với
1,92 gam O
2
hoặc 8,52 gam X
2
. Biết X là 1 trong các nguyên tố flo, clo, brom, iot; chúng có tính chất hoá
học tương tự nhau. X
2
là chất nào?
Câu II (2,0 điểm):
Một học sinh được phân công tiến hành 3 thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian, cho nước vào bình,
lắc nhẹ rồi thêm vào một mẩu giấy quỳ tím.
Thí nghiệm 2: Dẫn axetilen qua dung dịch brom màu da cam.
Thí nghiệm 3: Cho 1-2 giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng ben zen, lắc nhẹ.
Cho biết các hiện tượng có thể xảy ra và mục đích của 3 thí nghiệm trên. Viết các phương trình hoá học (nếu có).
Câu III (4,0 điểm):
1. Ba chất khí X,Y, Z đều gồm 2 nguyên tố, phân tử chất Y và Z đều có 3 nguyên tử. Cả 3 chất đều có tỉ khối
so với hiđro bằng 22. Y tác dụng được với kiềm, X và Z không có phản ứng với kiềm. X tác dụng với oxi
khi đốt nóng sinh ra Y và một chất khác. Z không cháy trong oxi.
a) Lập luận để tìm công thức phân tử các chất X,Y,Z.
b) Trình bày cách phân biệt ba bình đựng riêng biệt ba khí trên bị mất nhãn.
2. Thổi một lượng khí CO nung nóng (vừa đủ) đi qua sắt oxit để khử hoàn toàn sắt oxit thành sắt. Thành phần
phần trăm về khối lượng của sắt trong các sản phẩm thu được là 48,84%. Cho biết công thức của sắt oxit.
Viết phương trình phản ứng hoá học của sắt oxit trên với axit HCl.
Câu IV (3,0 điểm):
Có hai dung dịch Na
2
CO
3
(dung dịch 1 và dung dịch 2). Trộn 100 gam dung dịch 1 với 150 gam dung dịch 2
được dung dịch A, cho dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch H
2
SO
4
thu được 3,92 lít khí (đktc).
Nếu trộn 150 gam dung dịch 1 với 100 gam dung dịch 2 được dung dịch B, đem dung dịch B tiến hành thí
nghiệm như trên thì thu được 3,08 lít khí (đktc).
1. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch 1, dung dịch 2, dung dịch A, dung dịch B.
2. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Na
2
SO
4
thu được khi cho dung dịch 2 tác dụng với dung dịch
H
2
SO
4
20% theo tỉ lệ số mol Na
2
CO
3
: H
2
SO
4
là 1:1.
Câu V (3,0 điểm):
Có 2 thanh kim loại M (có hoá trị II trong hợp chất). Mỗi thanh nặng 20 gam.
1. Thanh thứ nhất được nhúng vào 100 ml dung dịch AgNO
3
0,3M. Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim
loại ra, đem cân thấy thanh kim loại nặng 21, 52 gam. Nồng độ AgNO
3
trong dung dịch còn lại là 0,1M. Coi
thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Ag sinh ra bám hoàn toàn vào thanh kim loại. Xác định kim loại
M.
2. Thanh thứ hai được nhúng vào 460 gam dung dịch FeCl
3
20%. Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim
loại ra, thấy trong dung dịch thu được nồng độ phần trăm của MCl
2
bằng nồng độ phần trăm của FeCl
3
còn
lại. Biết rằng ở đây chỉ xảy ra phản ứng theo sơ đồ: M + FeCl
3
→ MCl
2
+ FeCl
2
Xác định khối lượng thanh kim loại sau khi được lấy ra khỏi dung dịch.
Câu VI (3,5 điểm):
Hỗn hợp M gồm một hiđrocacbon mạch hở A và một hiđrocacbon X có công thức C
x
H
2x - 2
(x ≥ 2), có tỉ lệ
số mol là 2:1.Tỉ khối của hỗn hợp so với hiđro bằng 25,33. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp M,
sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm đi vào 1000 gam dung dịch Ca(OH)
2
7,4% thấy có 55 gam kết tủa. Lọc kết tủa,
sau đó nếu đun sôi dung dịch thì không thấy có thêm kết tủa xuất hiện.
1. Tìm công thức phân tử của A và X biết chúng hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon.
2. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa.
Cho H= 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu =
64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137
Hết