Bộ giáo dục và đào tạo
Trường PT VCVB
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG VÒNG 2
CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 10
NĂM HỌC 2010- 2011
Thời gian làm bài 120 phút
Câu 1:(2,5 điểm)
- Trở ngại và thuận lợi lớn nhất trong chế tạo ATP bằng phương thức lên men là gì?
Trong các giai đoạn của hô hập nội bào giai đoạn nào được xem là cổ điển nhất? Vì
sao?
- Phân biệt quang hợp có thải O
2
và quang hợp không thải O
2
. Trong hai dạng quang
hợp trên dạng nào tiến hóa hơn? Vì sao?
Câu 2: :(1,5 điểm)
- Sự tương tác giữa enzim và cơ chất, giữa hoocmôn và thụ quan, kháng nguyên và
kháng thể, các phân tử phootpholipit trong màng sinh chất là liên kết gì? Nêu đặc điểm
và vai trò của các loại liên kết này?
- Cho một lượng tương đương cơ chất A và enzim B vào trong ống nghiệm ( Điều kiện
thích hợp cho enzim hoạt động ) Sau một thời gian người ta thấy sản phẩm không tạo
ra. Giải thích tại sao?
- Giải thích sơ đồ sau: A + E => A-E => B +E ( E : enzim)
Câu 3: :(1,0 điểm)
- Có 20 phân tử glucôzơ qua giia đoạn đường phân, 60% sản phẩm tiếp tục đi vào chu
trình Krebs. Xác định năng lượng ( Kcal) được sản xuất ra khi chấm dứt quá trình hô
hấp tế bào? ( Quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào nhân sơ , 1 ATP giải phóng 7,3kcal)
Câu 4: :(1,5 điểm)
- Vì sao mantozơ và saccarozơ cùng là đường đôi và cùng có công thức phân tử
C
12
H
22
O
11
nhưng mantozơ là đường khử còn saccarozơ không là đường khử.
- Về cấu tạo dầu với mỡ có gì giống và khác nhau?
- Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hóa nội bào ở tế bào nhân thực được
hình thành từ đâu? Có câu tạo như thế nào?
Câu 5: :(1,5 điểm)
Người ta làm 1 thí nghiệm như sau:
- Lấy ti thể ra khỏi tế bào, thoạt đầu cho ti thể vào dung dịch có pH cao ( VD pH = 8)
- Sau 1 khoảng thời gian người ta chuyển ti thể đó vào dung dịch có pH thấp( VD pH =
3-4)
a. Dự đoán quá trình nào có thể xảy ra trong ti thể? Giải thích?
b. Cho biết thí nghiệm trên dùng để chứng minh điều gì?
Câu 6: :(2,0 điểm)
- Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và cacbon hãy phân biệt các kiểu dinh dưỡng của
những sinh vật sau đây: Tảo, Vi khuẩn lam, Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía màu lục, Nấm
men, Vi khuẩn lactic, vi khuẩn nitrat hoá, Vi khuẩn lục và vi khuẩn tía không có lưu
huỳnh.
Số báo danh………………………………………………………
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
ĐỀ CHÍNH THỨC
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường PT VCVB
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG VÒNG 2
CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 10
NĂM HỌC 2010- 2011
Câu Nội dung Điểm
1
Trở ngại và thuận lợi lớn nhất trong chế tạo ATP bằng phương thức lên men là gì?
Trong các giai đoạn của hô hập nội bào giai đoạn nào được xem là cổ điển nhất? Vì sao?
- Trở ngại lớn nhất: Tạo ra ít năng lượng chỉ 1-2ATP/ 1 glucozo
- Thuận lợi lớn nhất: Không cần Oxi
- Giai đoạn được xem là cổ nhất: Đường phân
Vì: Diễn ra ở tất cả các tế bào sống, từ tế bào nhân sơ đến tế bào nhân thực,
- Các quá trình hô hấp hiếu khí, lên men và hô hấp kị khí đều trải qua đường phân.
1
Phân biệt quang hợp có thải O
2
và quang hợp không thải O
2
. Trong hai dạng quang hợp
trên dạng nào tiến hóa hơn? Vì sao?
- Phân biệt quang hợp có thải O
2
và quang hợp không thải O
2
Chỉ tiêu Quang hợp thải ôxi QH không thải ôxi
Chất cho electron H
2
O Hợp chất có dạng H
2
A
( A không phải là ôxi)
Sự thải ôxi Có Không
VK có hệ sắc tố Diệp lục và các sắc tố
khác
Khuẩn lục
Bẫy năng lượng Hiệu quả Ít hiệu quả
Đại diện Tảo, vi khuẩn lam,
thực vật
VK lưu huỳnh màu tía,
màu lục
- Hai đại diện trên, dạng quang hợp thải ôxi tiến hóa hơn:
+ Sử dụng chất cho e là nước phỏ biến hơn các hợp chất vô cơ
+ Thải ôxi thúc dẩy sự tiến hóa của các loài sinh vật khác
+ Hệ sắc tố thực hiện bẫy năng lượng hiệu quả hơn.
1,5
2 - Sự tương tác giữa enzim và cơ chất, giữa hoocmôn và thụ quan, kháng nguyên và
kháng thể, các phân tử phootpholipit trong màng sinh chất là liên kết gì? Nêu đặc
điểm và vai trò của các loại liên kết này?
- Phức hợp trên được hình thành nhờ các liên kết: LK ion, LK H
2
, LK vanđecvan, tương tác kị
nước.
- Đây là loại LK yếu, năng lượng hình thành các loại LK này rất nhỏ ( khoảng 1-5 kcal/mol)
và có thể thay đổi tùy theo trạng hoạt động của môi trường.
+ LK H
2
: Là loại LK yếu , năng lượng LK khoảng 5 kcal/mol, được hình thành giữa 1 nguyên tử
mang điện tích âm (Oxi, N…) với nguyên tử H dạng LK cộng hóa trị với 1 nguyên tử khác.
+ LK ion: Được tạo thành do tương tác tĩnh điện giữa 2 nhóm mang điện tích trái dấu. Trong
môi trường không có nước, các LK ion rất bền vững nhưng trong cơ thể và môi trường nước LK
ion là LK yếu bởi vì các cation và anion luôn được bao bọc bởi các phân tử nước tạo nên lớp vỏ
làm chúng không thể LK với anion và cation được.
+ LK vandevan: Lag tương tác không đặc hiệu xuất hiện khi 2 nguyên tử tiến đến gần nhau. LK
này là LK không phụ thuộc vào tính phân cực của các phân tử mà chỉ phụ thuộc vào khoảng
cách giữa chúng. Đây là lực liên kết yếu nhất (khoảng 1 kcal/mol)
+ LK kị nước: Được hình thành giữa các phân tử không tan trong nước khi chúng ở gần nhau
- Vai trò của các LK yếu: Do đặc tính dễ tạo thành và dễ phá vỡ không cần nhiều năng lượng
cho nên các liên kết yếu là cơ sở của tính mềm dẻo trong các cấu trúc cũng như phản ứng phù
hợp với sự sống.
1
- Cho một lượng tương đương cơ chất A và enzim B vào trong ống nghiệm ( Điều kiện
thích hợp cho enzim hoạt động ) Sau một thời gian người ta thấy sản phẩm không tạo
ra. Giải thích tại sao?Giải thích sơ đồ sau: A + E => A-E => B +E ( E : enzim)
Cấu hình không gian của enzim không tương thích với cấu hình không gian của cơ chất
- Giải thích sơ đồ: A là cơ chất LK với enzim đặc hiệu tạo thành phức hợp enzim cơ chất. Sau
phản ứng, sản phẩm tạo ra và giải phóng enzim nguyên vẹn, vì enzim chỉ xúc tác cho phản ứng
và không bị biến đổi sau phản ứng.
0,5
3
- Có 20 phân tử glucôzơ qua giai đoạn đường phân, 60% sản phẩm tiếp tục đi vào chu
trình Krebs. Xác định năng lượng ( Kcal) được sản xuất ra khi chấm dứt quá trình hô
hấp tế bào? ( Quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào nhân sơ , 1 ATP giải phóng 7,3kcal)
Năng lượng ( Kcal) được sản xuất ra khi chấm dứt quá trình hô hấp tế bào:
- Số phân tử ATP được sản xuất:
+ Giai đoạn đường phân: 2ATP x20 + 2NADPH x3 x20) = 160
+ Chu trình Krebs : 0,6 x20x ( 2ATP + 2FADH x2 +8NADPH x3) = 360
Tổng số phân tử ATP được sản xuất : 160 + 360 = 520.
Năng lượng được sản xuất ra khi chấm dứt quá trình hô hấp: 520 x7,3kcal = 3796 kcal
1
4
- Vì sao mantozơ và saccarozơ cùng là đường đôi và cùng có công thức phân tử
C
12
H
22
O
11
nhưng mantozơ là đường khử còn saccarozơ không là đường khử.
- Vì mantozơ được cấu tạo bởi hai gốc α – gluco bằng LK α -1,4- glicozit. Trong dung dịch,
gốc α - gluco của mantozo có thể mở vòng tạo ra nhóm CH=O có tính khử.
Saccarozơ được cấu tạo bởi 1 gốc α – glucozo và 1 gốc β – Fructozo bằng Lk 1,2 – Glicozit
khoonbg có khả năng mở vòng để tạo nhóm CH=O ( vì nhóm OH ở C1 không còn) nên không
có tính khử.
0,5
- Về cấu tạo dầu với mỡ có gì giống và khác nhau?
Giống nhau đều là este của glixerol với axit béo , glixerol LK với axit béo bằng LK este
Khác dầu có gốc axit béo không no, còn mỡ chứa gốc axit béo no
0,5
- Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hóa nội bào ở tế bào nhân thực được
hình thành từ đâu? Có câu tạo như thế nào?
- Bào quan đó là lizoxom được hình thành từ bộ máy Gongi như túi tiết nhưng không bài xuất ra
ngoài. Cấu tạo dạng tíu, có một lớp màng bao bọc chứa nhiều enzim thủy phân làm nhiệm vụ
tiêu hóa nội bào.
0,5
5
Người ta làm 1 thí nghiệm như sau:
- Lấy ti thể ra khỏi tế bào, thoạt đầu cho ti thể vào dung dịch có pH cao ( VD pH = 8)
- Sau 1 khoảng thời gian người ta chuyển ti thể đó vào dung dịch có pH thấp( VD pH
= 3-4)
a. Dự đoán quá trình nào có thể xảy ra trong ti thể? Giải thích?
- ATP được tổng hợp trong ti thể theo thuyết hóa thẩm thấu
- Giải thích: Lúc đầu đưa vào môi trường có pH cao để H
+
trong chất nền di chuyển ra ngoài,
sau đó cho vào môi trường pH thấp => tạo sự chênh lệch nồng độ H
+
giữa 2 phía của ngoài
màng trong ti thể => tạo ra khunh độ hóa điện làm H
+
di chuyển từ xoang gian màng cvaof
chất nền ti thể qua gai hình nấm => thúc đẩy tổng hợp ATP. Khi 1 đôi H
+
đi qua => 1 phân
tử ATP được tổng hợp
1,0
b. Cho biết thí nghiệm trên dùng để chứng minh điều gì?
Chứng minh: + Ti thể có thể tổng hợp ATP trong ống nghiệm
+ Quá trình tổng hợp ATP qua màng cần có sự chênh lệch nồng độ H
+
giữa 2 phía của màng
trong ti thể.
0,5
- Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và cacbon hãy phân biệt các kiểu dinh dưỡng của
những sinh vật sau đây: Tảo, Vi khuẩn lam, Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía màu lục, Nấm
men, Vi khuẩn lactic, vi khuẩn nitrat hoá, Vi khuẩn lục và vi khuẩn tía không có lưu
huỳnh.
2
Vi sinh vật Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon
- Tảo, khuẩn lam
- Vi khuẩn có lưu
huỳnh màu tía, màu
lục
Quang tự dưỡng Ánh sáng CO
2
- Vi khuẩn không có
lưu huỳnh màu tía,
màu lục
Quang dị dưỡng Ánh sáng chất hữu cơ
- Vi khuẩn nitrat hoá Hoá tự dưỡng chất hữu cơ CO
2
- Nấm men, vi khuẩn
lactic
Hoá dị dưỡng chất hữu cơ chất hữu cơ